Vợ Nhặt - Kim Lân
Đề bài 15: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo Vợ nhặt

Vợ Nhặt - Kim Lân

Đề bài 15: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo Vợ nhặt

Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân). So sánh cách kết thúc truyện Vợ nhặt với cách kết thúc truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao)

 1) Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề cần nghị luận 

2) Phân tích giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của truyện “Vợ nhặt"

  a. Giải thích khái niệm 

- Giá trị hiện thực chính là bức tranh hiện thực đời sống được miêu tả trong tác phẩm...

- Giá trị nhân đạo là thái độ, tình cảm của nhà văn thể hiện trong tác phẩm. Giá trị nhân đạo được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau khổ của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người, lòng tin vào khả năng vươn dậy của con người...

b. Giá trị hiện thực của truyện ngắn “Vợ nhặt"

Phản ánh chân thực bối cảnh nông thôn Việt Nam trong nạn đói và thân phận người dân nghèo trong cảnh đói. (Thí sinh lựa chọn các chi tiết phân tích làm rõ: những xác người nằm cong queo bên đường, những khuôn mặt u ám, tiếng quạ thét, tiếng hờ khóc...)

C. Giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ nhặt"

- Niềm xót xa thương cảm đối với tình cảnh sống của người dân nghèo trong nạn đói. Qua đó lên án tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít (Nội dung này thí sinh có thể khái quát sau khi phân tích giá trị hiện thực).

- Phát hiện và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo trong nạn đói: Niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc; tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau; niềm hi vọng vào tương lai (Thí sinh phân tích vẻ đẹp tâm hồn các nhân vật: Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt).

 3. So sánh với cách kết thúc truyện ngắn “Chí Phèo"

* Cùng viết về hiện thực đời sống của người dân lao động trước Cách mạng tháng Tám nhưng cách kết thúc ở hai tác phẩm khác nhau:

- Cách kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt: Kết thúc mở với hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ phấp phới trên đê Sộp" – gợi xu hướng phát triển theo chiều hướng tích cực: những con người nghèo khổ bị dồn vào bước đường cùng sẽ vùng lên đi theo ngọn cờ cách mạng và họ sẽ có một tương lai tươi sáng, tốt đẹp... (Nhà văn đã chỉ ra được con đường để thay đổi cuộc đời những người dân nghèo.)

- Cách kết thúc truyện Chí Phèo: Chí Phèo chết. Nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn, thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và trong đầu thị hiện ra hình ảnh “cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại".

» Cách kết thúc tạo nên một kết cấu vòng tròn cho tác phẩm, gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ: sẽ lại có một Chí Phèo con ra đời – tình trạng lưu manh hoá, tha hoá vẫn còn tiếp diễn nếu không thay đổi thực tại.

+ Chí Phèo chết. Đó là kết cục tất yếu khi con người (đã thức tỉnh) bị dồn đẩy đến bước đường cùng buộc phải lựa chọn giữa cái chết và cuộc sống lưu manh, tha hoá.

» Cách kết thúc thể hiện cái nhìn bi quan, bế tắc trước hiện thực. Nhà văn chưa tìm ra được lối thoát cho số phận những người dân nghèo.

 4. Lí giải nguyên nhân tạo nên sự khác nhau trong cách kết thúc

Do yếu tố thời đại nên cách nhìn hiện thực và cách giải quyết hiện thực của hai tác giả khác nhau (hai tác phẩm thuộc hai thời kì văn học khác nhau: trước và sau Cách mạng tháng Tám, được viết theo hai nguồn cảm hứng khác nhau). 

5. Đánh giá chung:

Tác phẩm Vợ nhặt mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc; giá trị nhân đạo có nét mới mẻ so với các tác phẩm văn học hiện thực trước Cách mạng.

Tác giả : Kim Lân
4/5 của 3 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại