Vợ Nhặt - Kim Lân
Đề bài 14: Cảm nhận vẻ đẹp phẩm hạnh của nhân vật Thị

Vợ Nhặt - Kim Lân

Đề bài 14: Cảm nhận vẻ đẹp phẩm hạnh của nhân vật Thị



* Tham khảo những gợi ý dưới đây: I. MỞ BÀI 

1. Giới thiệu đôi nét về nhà văn Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt và vẻ đẹp phẩm hạnh của nhân vật “thị". 

 2. Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cảm nhận vẻ đẹp phẩm hạnh của nhân vật “thị" trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12, tập hai) và liên hệ mở rộng với nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ văn 11, tập một) để từ đó tìm ra điểm gặp gỡ trong quan niệm về vẻ đẹp con người của hai nhà văn này. 

II. THÂN BÀI 

1. Cảm nhận vẻ đẹp phẩm hạnh của nhân vật “thị" trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân 

- Thị là nạn nhân của nạn đói, cái đói không chỉ để lại hậu quả ở ngoại hình, xuất thân (không tên tuổi, quê quán, xấu xí, gầy đói) mà còn ở cả tính cách của cô: “chao chát" “chỏng lỏn", “sưng sỉa", “cong cớn", “sà xuống ăn một chập bốn bát bánh đúc không nói năng gì",... là những từ ngữ gợi tả một con người vô duyên và thiếu lòng tự trọng. 

- Tuy nhiên, sâu thẳm trong tâm hồn người phụ nữ ấy là niềm khát khao hạnh phúc gia đình. 

+ Thị là người phụ nữ đúng mực, có lòng tự trọng khi sống trong sự bảo bọc của gia đình. Trên đường theo Tràng về nhà, thị “chân nọ bước díu cả vào chân kia" đầy vẻ ngượng ngịu, duyên dáng và ý tứ. Trong lúc chờ đợi mẹ chồng về, thị chọn ngồi ở mép giường, dáng ngồi và cách vận về tà áo đã rách bợt gợi bao nhiêu nỗi niềm tủi hổ. Biểu hiện sự thay đổi của thị rõ nhất là vào buổi sáng hôm sau. Hành động dọn dẹp nhà cửa cùng mẹ Tràng cho thấy cô cũng có lòng tự trọng chứ chẳng hề ăn bám, nhác lười. Và qua con mắt của Tràng thì thị “hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chat, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh". 

+ Thị biết san sẻ, vun đắp mái ấm gia đình: Thị đã cùng mẹ chồng dọn dẹp nhà cửa, xây dựng tổ ấm cùng mẹ con Tràng. Trong bữa ăn ngày đói, khi nhận từ tay mẹ chồng bát cháo cám đắng chát, thị vẫn vui vẻ bằng lòng. Thị cũng đã có ý thức chia sẻ khó khăn cùng gia đình mà không hề ca thán. Thị thay đổi để làm gì? Vì thị ý thức được hạnh phúc nơi đây và thị cần chăm chút, nuôi lớn nó, nhất là trong cảnh đói khủng khiếp này. Tràng, thị cũng như bà cụ Tứ, họ cần có nhau, bám vào nhau để cùng vượt qua bao gian khó của cuộc sống.

- So với vẻ ngoài thì thị quả là một người phụ nữ có phẩm hạnh: hiền hậu đúng mực, có lòng tự trọng, đảm đang, hiền thục, biết san sẻ, vun đắp mái ấm gia đình.

2. Liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao để thấy điểm gặp gỡ trong quan niệm về vẻ đẹp con người của nhà văn Kim Lân và Nam Cao

- Về hai nhân vật “thị" và thị Nở của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao có nhiều điểm gặp gỡ, tương đồng, như là một mô típ nhân vật: đều mang vẻ ngoài xấu xí với hoàn cảnh, tính cách cũng chẳng mấy tốt đẹp gì, nhưng khi được sống trong tình yêu thương, họ lại toát lên vẻ đẹp phẩm chất có thể đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người nói chung và người phụ nữ nói riêng.

- Thị Nở là một người phụ nữ với vẻ ngoài xấu ma chê quỷ hờn, tính tình vô duyên, ba mươi tuổi vẫn trong tình trạng ế chồng nhưng từ khi gặp gỡ và sống chung với Chí Phèo, những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật bắt đầu ngời sáng. Khác với những con người ở làng Vũ Đại, thị Nở đến với Chí Phèo tự nhiên mà không một chút định kiến. Bằng tình thương vô tư của mình, thị Nở đã chăm sóc Chí Phèo, thức tỉnh Chí Phèo, mang Chí trở về con đường lương thiện...

III. KẾT BÀI

Thông qua hai nhân vật trên để có cái nhìn nhận đa chiều hơn, để trân trọng hơn những vẻ đẹp con người.


Tác giả : Kim Lân
4/5 của 3 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 1 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại