Vợ Nhặt - Kim Lân
Đề bài 13: Phân tích truyện ngắn Vợ Nhặt

Vợ Nhặt - Kim Lân

Đề bài 13: Phân tích truyện ngắn Vợ Nhặt

 Nhà văn Kim Lân từng nói về tác phẩm Vợ nhặt: “Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm, để mà vui, để mà hi vọng Anh/Chị hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt để làm rõ nhận định của Kim Lân. 

* Có thể tham khảo các gợi ý sau để làm bài:

 - Theo lí thuyết hiện đại về truyện ngắn, mỗi truyện là một “việc vặt" đăng trên báo 

hằng ngày (một tai nạn xe hỏa, một vụ giết cha, bắt được của...) cộng với những tình cảm, những xúc động, xót thương, từ một sự việc bất chợt hằng ngày ấy, người viết truyện ngắn xây dựng một tượng trưng, một dấu ấn đột biến trong cuộc đời nhân vật. Vợ nhặt của Kim Lân cũng vậy, là chuyện một người đàn ông nghèo lấy vợ.

- Từ chất liệu bình thường đó, nhà văn tưởng tượng những hoàn cảnh, những con người, xây dựng tình duyên trong sáng, đầy xót thương, giữa một khung cảnh đói khát, chết chóc. Truyện ngắn Vợ nhặt có sức rung động bên trong của nó: sự đối lập giữa hoàn cảnh u ám bên ngoài và những tâm hồn nhân hậu, những thỏi vàng ròng, của thế giới bên trong của ba nhân vật. Và, từ những con người lầm lũi, cô đơn, họ quây quần thành một gia đình đầm ấm, chan chứa tình thương.

 - Kim Lân đã đưa người đọc vào một xóm ngụ cư; khiến người đọc như lạc vào một 

không gian lạ lẫm (một phương diện của thi pháp truyện, đặc biệt là truyện phiêu lưu); ở đó, những con người tốt bụng, trẻ con đùa nghịch với Tràng, mỗi khi anh đi

qua xóm; ở đó, bóng tối chế ngự, chiều chạng vạng, những ngày đói thì cảnh tối sẫm  lại. Tràng “nhặt" được vợ, đưa qua xóm, vào một buổi chiều, gió thổi ngăn ngắt, với những gương mặt hốc hác, u tối, hai người đi vào con đường sâu thẳm; tiếng chó sủa. Đến nhà, một túp lều rúm ró, tối om, lát sau, ánh sáng từ ngọn đèn dầu toả ra ấm áp. Rồi sáng hôm sau, nắng hè chói chang, rực rỡ chiếu rọi, nhà cửa, sân vườn như thay một diện mạo mới. Tình thương yêu tỏa sáng.

- Các nhân vật dưới ngòi bút của Kim Lân thật đáng yêu. Tràng yêu trẻ hàng xóm và lũ trẻ cũng yêu quý anh: anh chàng cục mịch, vạm vỡ, hay đùa, tủm tỉm cười một mình, khi dẫn cô “vợ nhặt" qua xóm – buổi “rước dâu" nghiêm trang, bọn trẻ tinh nghịch hò reo... 

- Cô “vợ nhặt" là một cô gái cong cớn, Tràng chỉ nói bâng quơ: có về thì về, thị liền đi theo ngay. Nhưng khi đã trở thành người vợ, thị bỗng hiền hậu, đảm đang, là nàng dâu hiền. Có vợ, Tràng trở thành một con người khác, lòng ngập tràn niềm vui sướng và thấy yêu gia đình nhỏ của mình. Tiếng chổi của nàng dâu mới quét sân kêu sàn sạt trên mặt đất, là một tín hiệu mới.

 - Bà cụ Tứ cũng vậy, trước kia lọng khọng, hay lẩm bẩm một mình, nay nhanh nhẹn, rạng rỡ hẳn lên: bà nói với con trai, con dâu những lời vô cùng nhân hậu. Từ khi bà hiểu (hiểu người đàn bà đúng kia, giữa nhà bà, là vợ con trai bà, là con dâu bà, do cái duyên số chúng đến với nhau), biết bao kỉ niệm và xót thương, một đời cơ cực ùa về, bà khóc mấy lần. Sáng hôm sau, bà lanh lẹ, xăm xắm, đùa cợt trong dòng nước mắt (bát cháo cám đắng chát, bà bảo hai con là chè ngon đáo để). 

- Khi nói về ước vọng tương lai, niềm tin vào hạnh phúc, vào cuộc đời, Kim Lân đã khám phá ra một nét hết sức độc đáo khi tình cảm, ước vọng ở cuộc đời lại được  tập trung miêu tả khá kĩ ở nhân vật bà cụ Tứ. Với ngòi bút miêu tả tâm lí vững vàng, Kim Lân đã cho người đọc thấy được ánh sáng của tình người trong nạn đói. Bà ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của một người đàn bà trong nhà mình mà có lẽ bấy lâu nay bà chưa hề nghĩ đến. Hết ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bà “cúi đầu nín lặng". Trong tâm thức người mẹ nghèo đó ẩn chứa biết bao tâm trạng. Sự hòa quyện đan xen giữa cái tủi cực, nỗi lo và niềm vui nỗi buồn khiến bà trở nên căng thẳng. Nhìn cô con dâu đang vấn về tà áo đã rách bợt, lòng bà đầy thương xót, bà nghĩ: “Người ta có gặp bước khó khăn này, người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có được vợ".

 - Đói khổ đang vây lấy gia đình, cuộc sống của mẹ con bà, và giờ đây sẽ ra sao khi lại có thêm một người nữa. Bên những nỗi lo, tủi cực về gia cảnh, bà vẫn dang tay đón nhận đứa con dâu, lòng đầy thương xót nhưng vẫn ngầm chứa một sức sống thật mãnh liệt. Bà đã đón nhận hạnh phúc của các con để tự sưởi ấm lòng mình. “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ", nụ cười hòa tan cùng nước mắt khiến chúng ta không khỏi chạnh lòng. 

- Tình yêu đã làm thay đổi ba con người khốn khổ ấy. Trơ trọi trở thành đầm ấm, giá lạnh bơ vơ trở thành vui tươi, bóng tối trở thành nắng sớm chan hòa.

  • Vợ nhặt của Kim Lân là một loại truyện ngắn cổ điển, với cốt truyện là một “việc vặt" hằng ngày; nhà văn hư cấu những tình huống đặc biệt rất hấp dẫn: xóm ngụ cư, năm chết đói, một người đàn ông “nhặt vợ" ở chợ dẫn về nhà; sự việc chớp nhoáng, song đầy ý nghĩa với ba con người, ba cuộc đời. Nhà văn đưa hành động truyện vào bên trong, vào thế giới tâm hồn của ba nhân vật. 

  • Viết truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã bày tỏ niềm thương cảm sâu sắc tới những cảnh đời cơ cực. Ông khẳng định sự đói khát không thể tiêu diệt được bản tính nhân văn của con người, hiện thực tăm tối không thể giết chết niềm tin vào cuộc sống. Dù trong hoàn cảnh nào, họ vẫn nhen nhóm niềm tin, vẫn hi vọng sự đổi đời và một tương lai tốt đẹp.


Tác giả : Kim Lân
4/5 của 3 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại