Hoa Trong Gió Mây
Chương 8
Tôi bắt đầu đem bán một số bức tranh cũ, đều mà trước đây tôi chưa từng làm. Mấy bức tranh cũ là những lần tôi liều mạng để vẽ, nên tôi khá trân trọng chúng. Thế nên tôi chỉ bán một vài những bức đã từ lâu rồi. Tôi có khá nhiều những bức tranh như thế. Bức ảnh “Bão" là lúc tôi xuống miền Tây để vẽ những cuộc sống của những người vùng quê phải chống chọi với thiên tai. Tôi đã mang những bức ảnh ấy để tuyên truyền. Riêng bức này tôi giữ lại, bởi vì những cảnh tượng đó khiến tôi cảm thấy ám ảnh. Tôi nhớ rõ ràng ấy là những giọt nước mắt đau khổ của những người nông dân. Mất nhà, mất cửa, mất cả những vụ mùa mà họ chắc chắn sẽ bội thu. Nhưng tôi không thể làm gì khác hơn để giúp họ bởi đó là cuộc đời. Còn có “Ngọn núi" mà tôi đã đứng trên triền đồi đầy gió để chọn khung ảnh. Đợt đó tôi suýt chết một lần. Hay là “Chợ tình" ở vùng Tây Bắc rực rỡ và nguyên sơ. Và còn bức “Rừng biên" mà tôi vẽ lúc chạy vào khu rừng biên giới với Trung Hoa. Tôi đã từng có ý định gửi bức tranh ấy cho tòa báo. Nhưng rồi tôi đã chẳng gửi đi vì tôi xót. Tôi đã xót cho một cô gái Việt Nam nửa chết, nửa sống chạy trốn trong khu rừng biên giới. Tôi đã vẽ nàng trong tình cảnh như thế. Và tôi thương nàng. Đó là những bức tranh tôi sẽ không bao giờ bán đi.
Còn một chuyện mà tôi suýt quên mất trong những ngày bận rộn này. Tôi đã hứa với Vũ về chuyện bức tranh “Ngọn Hải Đăng". Còn bốn ngày nữa tôi sẽ lên đường sang Thổ, mấy hôm nay bé con vẫn đến phiền tôi như mọingày. Dường như bé con đã dần kết nối với cuộc sống của tôi bằng một cách kỳ dịu nào đó. Có lẽ thế nên tôi đã không hề mở miệng nói với bé con rằng tôi sẽ phải đi Thổ, và tôi sẽ mãi mãi ở bên trời Tây ấy.
- Tôi phải đi Thổ Nhĩ Kỳ, nếu có cơ hội tôi sẽ không về nữa. Nhưng Lãm này, tôi không biết nói thế nào với bé con nữa.
Mấy dạo gần đây, tôi và anh đã không còn như những người xa lạ. Ít ra thì có thể gọi là những người bạn thân thiết. Đó là những khi tôi vẽ tranh ở thành phố, Lãm và bé con sẽ cùng tôi đi tìm bối cảnh. Anh nói chuyện khá hài hước, và cách nói của Lãm khiến cho tôi cảm giác như mình được nuông chiều, tựa như những ngày ba yêu dấu của tôi còn sống vậy. Như một cách hiển nhiên, họ đã bức vào cuộc sống của tôi theo cách đấy. Ừ nhỉ, tôi tự nhủ với bản thân rằng mình đáng có một mối quan hệ bình thường như bao người khác.
- Vậy thì đừng nói nữa. Dành khoảng thời gian này ở bên chúng tôi như bù đắp đi.
- Tại sao lại là chúng tôi? Anh chán sống à.
- Để bé con ở cùng tôi mấy ngày được không?
- Dĩ nhiên.
Bé con sẽ ở cùng tôi hai ngày, đó là điều mà tôi đã yêu cầu với Lãm. Con bé không cảm nhận được chia ly nên vẫn hoạt bát như thường ngày. Mỗi sớm, tôi dạy cho nó vẽ tranh. Buổi trưa sẽ dắt nó đi dạo trong vườn. Cuộc sống thật sự rất giản dị. Nếu như năm đó tôi không phá thai, có lẽ đứa trẻ của tôi bây giờ cũng đáng yêu như thế. Chiều hôm ấy, tôi nhận được thiệp cưới của Vũ và Lệ. Ngày tổ chức hôn lễ của họ cũng là hôm tôi phải đi Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 23-4-2018, tôi phải lên máy bay. Như Văn vẫn chưa biết nó phải rời xa tôi. Bé con còn ngủ trên cái tràng kỷ. Tiếng quạt máy quay vù vù thổi khô mấy giọt mồ hôi trên chóp mũi của bé con. Tôi đưa mấy cái va li ra ngoài sân rồi gọi điện thoại cho Lãm. Tôi nói lát nữa tôi phải đi rồi, tôi dặn anh đón bé con và đừng nói cho nó biết về chuyện của tôi.
Tôi đem bức tranh vẽ Như Văn hôm nọ dựng bên cạnh tràng kỷ. Tôi hôn con bé lần cuối rồi khóa cửa lại, chìa khóa vẫn để trong chậu hoa lan – nơi mà Lãm đã quen thuộc. Sau đó, tôi bắt xe đến nơi cử hành hôn lễ của Vũ.
Tôi đến có lẽ còn sớm, người ta vẫn còn đang chuẩn bị cho hôn lễ. Tôi xem lại tấm thiệp mừng, thời gian họ đề là 7 giờ tối. Lúc này chỉ hơn ba giờ, có lẽ họ đang ở bên trong.
- Này cô, tôi có thể nhờ cô một chuyện không? – Tôi kéo một người ăn mặc sang trọng lại hỏi, nhưng vẻ mặt nàng có vẻ khó chịu.
- Chuyện gì?
- À, tôi là người giao tranh. Chú rể đặt tranh để tặng cho vợ mình. Cô chuyển giúp tôi được không?
- Được rồi, bao nhiêu tiền?
- Anh ấy thanh toán rồi.
Nàng hất váy toan bước đi, nhưng tôi chợt nhớ ra một điều cho nên giữ nàng lại. Tôi lấy cái bút chì còn mới nguyên trong túi đề vào bức tranh mấy câu, coi như là những lời cuối cùng của tôi với Vũ. Bởi nếu im lặng mà bỏ đi, tôi thấy không công bằng với anh.
Chỉ cần lên máy bay, tôi sẽ rủ bỏ hiện thực đau khổ, mãi mãi không lưu luyến gì nữa. Nhưng bạn biết không, cuộc sống này mãi mãi không bao giờ tốt với tôi cho dù là một chút ít. Ừ nhỉ, có lẽ số phận của tôi là như thế. Tôi nhận cuộc điện thoại của Lãm lúc bước chân xuống phi trường. Anh nói với tôi, mọi thứ đã cháy hết rồi. Đúng vậy, là căn nhà mà ba để lại cho tôi cùng những bức tranh mà tôi quý báu như mạng sống của mình. Còn có một thứ mà không ai biết đến. Đó là bức ảnh cuối cùng mà ba chụp trước khi vụ tai nạn xảy ra… Là bức “Đỗ Quyên rừng". Là cái tên mà ba đã đặt cho tôi. Vốn dĩ, tôi muốn để tất cả lại ở bên cạnh ba.
Còn một chuyện mà tôi suýt quên mất trong những ngày bận rộn này. Tôi đã hứa với Vũ về chuyện bức tranh “Ngọn Hải Đăng". Còn bốn ngày nữa tôi sẽ lên đường sang Thổ, mấy hôm nay bé con vẫn đến phiền tôi như mọingày. Dường như bé con đã dần kết nối với cuộc sống của tôi bằng một cách kỳ dịu nào đó. Có lẽ thế nên tôi đã không hề mở miệng nói với bé con rằng tôi sẽ phải đi Thổ, và tôi sẽ mãi mãi ở bên trời Tây ấy.
- Tôi phải đi Thổ Nhĩ Kỳ, nếu có cơ hội tôi sẽ không về nữa. Nhưng Lãm này, tôi không biết nói thế nào với bé con nữa.
Mấy dạo gần đây, tôi và anh đã không còn như những người xa lạ. Ít ra thì có thể gọi là những người bạn thân thiết. Đó là những khi tôi vẽ tranh ở thành phố, Lãm và bé con sẽ cùng tôi đi tìm bối cảnh. Anh nói chuyện khá hài hước, và cách nói của Lãm khiến cho tôi cảm giác như mình được nuông chiều, tựa như những ngày ba yêu dấu của tôi còn sống vậy. Như một cách hiển nhiên, họ đã bức vào cuộc sống của tôi theo cách đấy. Ừ nhỉ, tôi tự nhủ với bản thân rằng mình đáng có một mối quan hệ bình thường như bao người khác.
- Vậy thì đừng nói nữa. Dành khoảng thời gian này ở bên chúng tôi như bù đắp đi.
- Tại sao lại là chúng tôi? Anh chán sống à.
- Để bé con ở cùng tôi mấy ngày được không?
- Dĩ nhiên.
Bé con sẽ ở cùng tôi hai ngày, đó là điều mà tôi đã yêu cầu với Lãm. Con bé không cảm nhận được chia ly nên vẫn hoạt bát như thường ngày. Mỗi sớm, tôi dạy cho nó vẽ tranh. Buổi trưa sẽ dắt nó đi dạo trong vườn. Cuộc sống thật sự rất giản dị. Nếu như năm đó tôi không phá thai, có lẽ đứa trẻ của tôi bây giờ cũng đáng yêu như thế. Chiều hôm ấy, tôi nhận được thiệp cưới của Vũ và Lệ. Ngày tổ chức hôn lễ của họ cũng là hôm tôi phải đi Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 23-4-2018, tôi phải lên máy bay. Như Văn vẫn chưa biết nó phải rời xa tôi. Bé con còn ngủ trên cái tràng kỷ. Tiếng quạt máy quay vù vù thổi khô mấy giọt mồ hôi trên chóp mũi của bé con. Tôi đưa mấy cái va li ra ngoài sân rồi gọi điện thoại cho Lãm. Tôi nói lát nữa tôi phải đi rồi, tôi dặn anh đón bé con và đừng nói cho nó biết về chuyện của tôi.
Tôi đem bức tranh vẽ Như Văn hôm nọ dựng bên cạnh tràng kỷ. Tôi hôn con bé lần cuối rồi khóa cửa lại, chìa khóa vẫn để trong chậu hoa lan – nơi mà Lãm đã quen thuộc. Sau đó, tôi bắt xe đến nơi cử hành hôn lễ của Vũ.
Tôi đến có lẽ còn sớm, người ta vẫn còn đang chuẩn bị cho hôn lễ. Tôi xem lại tấm thiệp mừng, thời gian họ đề là 7 giờ tối. Lúc này chỉ hơn ba giờ, có lẽ họ đang ở bên trong.
- Này cô, tôi có thể nhờ cô một chuyện không? – Tôi kéo một người ăn mặc sang trọng lại hỏi, nhưng vẻ mặt nàng có vẻ khó chịu.
- Chuyện gì?
- À, tôi là người giao tranh. Chú rể đặt tranh để tặng cho vợ mình. Cô chuyển giúp tôi được không?
- Được rồi, bao nhiêu tiền?
- Anh ấy thanh toán rồi.
Nàng hất váy toan bước đi, nhưng tôi chợt nhớ ra một điều cho nên giữ nàng lại. Tôi lấy cái bút chì còn mới nguyên trong túi đề vào bức tranh mấy câu, coi như là những lời cuối cùng của tôi với Vũ. Bởi nếu im lặng mà bỏ đi, tôi thấy không công bằng với anh.
Chỉ cần lên máy bay, tôi sẽ rủ bỏ hiện thực đau khổ, mãi mãi không lưu luyến gì nữa. Nhưng bạn biết không, cuộc sống này mãi mãi không bao giờ tốt với tôi cho dù là một chút ít. Ừ nhỉ, có lẽ số phận của tôi là như thế. Tôi nhận cuộc điện thoại của Lãm lúc bước chân xuống phi trường. Anh nói với tôi, mọi thứ đã cháy hết rồi. Đúng vậy, là căn nhà mà ba để lại cho tôi cùng những bức tranh mà tôi quý báu như mạng sống của mình. Còn có một thứ mà không ai biết đến. Đó là bức ảnh cuối cùng mà ba chụp trước khi vụ tai nạn xảy ra… Là bức “Đỗ Quyên rừng". Là cái tên mà ba đã đặt cho tôi. Vốn dĩ, tôi muốn để tất cả lại ở bên cạnh ba.
Tác giả :
Anh Thu