Yêu Thầm Chị Họ
Chương 105
Nhìn kĩ thì con mèo này ốm hơn con hồi nãy, hình như hai con khác nhau dù màu lông rất giống.
Đúng rồi, con này là con mèo của Băng Cơ hồi trưa mình bắt giùm đây mà, khác với con của Tố Ny. Chả hiểu hôm nay ngày gì mà hết con này tới con kia thi nhau leo trèo qua đây. Không lẽ đúng như Thanh sida nói, là vì sức hút của nó sao, tới mèo cũng mê?!
- Misa!
Giọng con gái vô cùng êm tai.
Băng Cơ từ trong nhà bước ra, ngó quanh tìm kiếm.
Mình gọi:
- Nó ở bên đây!
Nghe tiếng mình, Băng Cơ nhìn qua có ý cười. Cô nàng đi tới gần hàng rào, đứng dưới tán mận chờ đợi.
Thanh sida sáng rỡ hai mắt, nhanh nhảu chụp lấy con mèo trên bụng mình, chạy tới đưa cho cô nàng, tranh thủ bông đùa một câu:
- Nó khoái tôi hay sao mà cứ chạy qua đây hoài!
Băng Cơ không đáp, bình thản ôm con mèo vào lòng, khẽ gật đầu chào rồi tha thướt đi vào trong.
Thanh sida ngẩn ngơ ngó theo, sau đó vừa đi về chỗ mình vừa lẩm bẩm khó hiểu:
- Kì vậy ta! Sao con nhỏ này thay đồ nhanh vậy? Mới nãy rõ ràng mặc quần ngắn cũn cỡn, giờ lại mặc váy. Không lẽ thấy tao nên nó ngại, chạy đi thay đồ?
Mịa, thằng điên này, suốt ngày ảo tưởng sức mạnh. Mình cười lớn:
- Hai người khác nhau, mắt mày lé rồi hay sao mà không phân biệt được?
Nó giật mình:
- Thiệt hả? Hèn gì, tao cứ thấy kì kì, con mèo này cũng ốm hơn con hồi nãy.
- Ừ. Con này cái, con hồi nãy là mèo đực.
Công nhận ông Mạnh kia giàu ác, mua cho hai cô mỗi cô một con mèo, tránh phân bì. Trong khi mình muốn mua cho chị một con thôi cũng chẳng có tiền, nghèo khổ ghê.
Ngó qua phát hiện Thanh sida đang dòm mình bằng cặp mắt hình viên đạn, mình gãi cằm:
- Gì nhìn ghê vậy mày?
Chỉ chờ có vậy, nó gầm gừ như muốn ăn tươi nuốt sống:
- Mẹ, ở kế bên hai em đẹp như tiên vậy mà chớ hề hé môi lấy một câu, sợ tao giành hả?
- Điên quá! Tao có vợ rồi ku! - Mình nhếch môi khinh bỉ - Huống chi hai nàng đều có người yêu hết rồi, không tới lượt mày đâu.
- Kệ chứ, hoa đẹp nào mà lại chẳng có chủ! Tao cưa đổ cho mày coi! - Thanh sida tự tin, vẻ mặt mơ màng ngó qua vườn bên kia, chắc đang tưởng tượng viễn cảnh tươi đẹp.
Mình buồn cười:
- Tính cua em nào? Em lai Thái hay em thuần Việt?
- Cả hai, em nào nhanh chân thì tao chọn. Nếu hai em dâng hiến cùng lúc thì hơi khó xử à, thôi tao hạ cố vớt cả hai cũng được.
Thằng này, hồi trước bị Uyên cho một vố chưa chừa, giờ lại giở thói. Mình cười thầm, gật gù:
- Chúc mày may mắn, chứ tao thấy đi xe máy khó cưa cẩm rồi đó!
Thanh sida vỗ mạnh vào ngực mấy cái:
- Tháng sau bà già tao mua xe hơi, để tao mượn chạy qua đây lấy le vài vòng, nhân tiện cho mày đi ké luôn.
Mình ngạc nhiên hỏi:
- Có bằng lái chưa mà đòi chạy?
- Mới thi tháng trước. - Nó cười hè hè.
- Ờ, thôi quay trở lại vấn đề chính đi, chuyện tao nhờ mày sao rồi?
Nghe hỏi, Thanh sida không còn vẻ cà rỡn nữa, thần sắc nghiêm túc trở lại:
- Phen này căng rồi đó. Theo mấy ông anh xã hội tao quen hóng hớt được thì không phải ngẫu nhiên mà cả xóm đồn ầm ĩ lên chuyện mày với chị Diễm đâu, là do thằng Quang cho tiền vài cái mỏ nhiều chuyện trong xóm mày rồi nhờ tụi nó thêu dệt thêm. Vốn dĩ trước đó người ta hay thấy tụi mày đèo nhau tới lui đã có chút dị nghị rồi, lại nghe mấy câu thêm mắm dặm muối của tụi kia nữa mới um sùm vậy, rốt cuộc tới tai bà già mày.
Mình lặng người, không ngờ thằng Quang thâm độc vậy, xem ra lần này trở về nó đã lên kế hoạch hẳn hoi hòng mượn tay gia đình chia cắt tụi mình, sau đó nó sẽ thừa cơ tìm cách chen vào, cướp lấy chị Diễm từ trong tay mình. Mình than thở:
- Thà nó chơi kiểu giang hồ như lúc trước còn dễ đối phó, chứ ném đá giấu tay kiểu này khó đề phòng thật!
Thanh sida gật đầu:
- Khó lắm! Ngoài ra còn nghe thằng Quang tuyên bố là nó quyết tâm cưới cho được chị Diễm, vậy nên sắp tới mày cẩn thận, có trời mới biết tiếp theo nó sẽ giở trò gì nữa!
Mình càng nghe càng thấy lo. Chuyện gia đình còn chưa dàn xếp đâu vào đâu, chuyện kinh tế cũng vậy, giờ lại thêm thằng Quang tự dưng về nước rình rập chực chờ. Trước mắt, mình chả biết phải giải quyết thế nào.
- Tới đâu tính tới đó vậy, chứ giờ tao cũng chưa biết sao.
- Ừ, ráng cẩn thận là được! - Thanh sida vỗ vai động viên mình - Cần gì cứ báo tao một tiếng! Dạo này ít liên lạc với nhóm bạn nhưng tụi nó luôn sẵn sàng hỗ trợ mày.
- Hy vọng là không phải phiền tới tụi nó nữa! Nhờ vả hoài tao ngại lắm! - Mình lắc đầu.
- Ngại mẹ gì, bạn bè quý nhau ở chỗ có mặt lúc cần thiết, miễn là có gái xinh mày phải biết chia sẻ, đừng ôm hết là được. Cứ như hôm nay, tao rất không hài lòng! - Thanh sida tếu táo.
Đang rầu mà nghe vậy mình cũng phải bật cười:
- Tao nhường cả hai em cho mày đó, thoải mái, nhưng cẩn thận bị bạn trai mấy ẻm tẩn vêu mồm!
- Ha ha!
Thanh sida nán lại điều tra thêm chút ít thông tin về Băng Cơ và Tố Ny mới chịu về, hình như nó nổi lên hứng thú thật rồi, có điều mình không tin nó sẽ làm nên chuyện. Hoa đã có chủ đâu phải muốn tán là tán, còn phải xem nhân cách cô gái đó như thế nào, và cả bạn trai của cô ta ra sao nữa.
Về chuyện thằng Quang, mình quyết định không kể chị Diễm nghe, mất công chị lo. Mình sẽ tự tìm cách giải quyết, tạm thời cứ án binh bất động, lo việc làm trước đã.
...
Chờ mãi rốt cuộc cũng đến thứ hai, từ tối hôm trước chị đã chuẩn bị sẵn quần áo giúp mình. Sáng ra, chị tranh thủ gọi mình dậy sớm chuẩn bị, sau đó nấu đồ ăn sáng ép mình ăn thật no bụng rồi mới vui vẻ tiễn mình lên đường.
Lần đầu tiên đi làm, coi như đây cũng là ngưỡng cửa mới trong cuộc đời mình, vậy nên mình rất hồi hộp và lo lắng, thậm chí còn lo hơn cả hôm đi phỏng vấn xin việc.
Đến khi tới nhà máy mới biết hóa ra mình chỉ lo hão, mọi chuyện hết sức suôn sẻ, không có gì trở ngại. Theo hướng dẫn, mình cất xe vào bãi rồi đi tới hội trường, bên trong rất rộng, lúc này đã đông nghịt người, tìm được một chỗ trống ngồi xuống không dễ chút nào. Ngó nghiêng xung quanh, toàn bộ đều là những gương mặt xa lạ, có phần khắc khổ, cũng phải thôi, làm công nhân mà, có ai giàu chứ.
Nghĩ tới hai chữ "công nhân", lòng mình chùng xuống. Với gia cảnh và học vấn tàm tạm của mình, chưa bao giờ mình nghĩ sẽ có ngày mình phải đi đến bước đường này. Chẳng biết khi ba mẹ hay tin mình đi làm công nhân, lại còn khiêng vác mía như vầy, ông bà sẽ nghĩ gì? Liệu sẽ chạnh lòng tha thứ, dang rộng tay đón mình về, hay càng thêm tức giận và quyết liệt từ bỏ mình?
Suốt buổi học an toàn lao động đầu tiên, mình ngồi ngẩn ngơ như người mất hồn, lời của người hướng dẫn không lọt được vào tai chữ nào. Mình cảm thấy vô cùng lạc lõng giữa những con người ở nơi này, dù thỉnh thoảng cũng có người bắt chuyện hỏi thăm qua lại vài câu, mình vẫn vui vẻ giao lưu, nhưng sao cứ thấy thật khó hòa đồng. Có lẽ do phông văn hóa khác nhau nên dẫn đến khó giao tiếp hòa hợp, hình như mình đang bị cái gọi là "sốc văn hóa".
Dùng từ "sốc văn hóa" nghe hơi buồn cười, thường chỉ những ai di cư từ nước này sang nước khác, lạ lẫm bỡ ngỡ mới nói như vậy. Nhưng đúng là mình đang rơi vào trường hợp này, vì những người ở đây phần lớn đều ít học, nhà nghèo, làm ruộng làm mướn... nhờ chút quen biết hoặc là gần nhà nên được nhận vào, thế nên nhận thức và cách nói chuyện, giao tiếp của họ rất khác biệt so với mình.
Nói như thế không phải mình có ý xem thường họ, mình hoàn toàn không xem thường ai, và cũng tự thấy mình không có tư cách đó, chỉ là vừa trò chuyện mấy câu mình liền thấy không hợp, chẳng biết phải nói gì nữa. Ví dụ như sau vài câu chào hỏi, họ rủ mình chút về ghé quán làm vài xị "gụ" đế, nhậu với cóc xoài ổi, mía ghim gì đó, nói xong thì vỗ đùi cười hô hố lên, dẫn tới người hướng dẫn nghe được phải lên tiếng nhắc nhở, vô tình vạ lây luôn mình.
Còn rất nhiều chuyện khác nữa, mình không tiện kể ra, chỉ biết là vừa vào đây được nửa buổi, mình đã sớm nhận ra nơi này không dành cho mình, nó hoàn toàn không phù hợp. Thế nhưng biết sao được, vẫn là câu nói cũ, mặc kệ tất cả, cố mà chịu vậy, miễn là kiếm ra tiền.
Sau bữa học đầu, về nhà dù mình cố che giấu cảm xúc nhưng vẫn không qua được mắt chị Diễm. Chị cứ theo hỏi mình buồn chuyện gì, tâm sự chị biết. Mình đành lấp liếm là trong công ty mới có vài người trò chuyện không hợp thôi, không có gì quan trọng. Chị nghe vậy chỉ biết động viên mình cố gắng, nếu như cảm thấy không phù hợp cứ nghỉ, tạm thời không có việc thì mình cứ ở nhà, chị đi làm tóc chỗ chị Ánh có thể lo cho mình. Nghe vậy mình chỉ cười xòa, sao mình có thể làm thế được.
Rốt cuộc mấy buổi học an toàn lao động chán ngắt cũng qua, công ty bắt đầu tiến hành giải quyết hồ sơ cá nhân cho từng người, phân tổ, phát đồng phục, phát thẻ nhân viên. Lúc này mình mới biết, thì ra mình không phải làm bên khâu vác mía như anh Bảo nói, mà thuộc về bộ phận đóng túi, nghe nói công việc bên này nhàn hạ hơn, còn nhàn hơn thế nào thì tạm thời mình cũng chưa biết.
Lúc đầu nghe tin này, tưởng bên quản lý nhân sự đánh máy nhầm, mình gọi anh Bảo thì ổng cười ha ha, bảo là hù mình thôi, thực tế đúng là mình được phân vào kíp đóng túi. Hóa ra, ổng sợ mình công tử bột không chịu cực chịu khổ được, vào làm vài ngày xin nghỉ sẽ ảnh hưởng tới uy tín của ổng, vậy nên mới đón đầu hù dọa mình trước xem thế nào. Nếu mình nghe vậy mà sợ, không làm thì thôi, đỡ gánh nặng về sau. Nghĩ cung may, may mà mình lì đòn và quyết tâm, bằng không có khi chỉ vừa nghe ổng hù đã té khỏi nhà máy ngay từ đầu rồi.
Tính ra chưa gì mà anh Bảo đã hù mình hai lần, một lần nói mình bị loại, một lần kêu vác mía nặng nhọc. Mình nghĩ mãi vẫn không hiểu con người ông này thuộc về dạng gì, bảo là lưu manh thì không đúng, mà nói trí thức cũng không phải, cứ có cảm giác trong con người ổng có cả hai nhân cách hay sao ấy, khá là khó đoán.
Sau khi hoàn tất thủ tục phân tổ, mình được chỉ qua chỗ nhà kho nhận đồng phục, mỗi người được hai bộ đồ và một đôi giày. Đồng phục nhà máy phát màu xanh, cả áo lẫn quần, thoạt nhìn khá giống đồng phục của nhân viên vệ sinh hay tới tận nhà mình thu gom rác, giày thì màu đen.
Ở trong nhà máy phân chia thành hai tầng lớp vô cùng rõ ràng, công nhân mặc đồ này, còn các nhân viên văn phòng thì mặc đồ tây, áo sơ mi kẻ sọc khá trang nhã. Thỉnh thoảng khi nhân viên văn phòng có việc đi xuống, mình bắt gặp vô số ánh mắt của những người công nhân nhìn các nhân viên này đầy ghen tỵ và hâm mộ, có lẽ ai cũng ao ước tới cái ngày được đổi màu đồng phục, không phải khoác lên người bộ quần áo màu xanh có vẻ cũ kĩ bần hàn này nữa.
Cầm trên tay mấy bộ đồng phục, mình mới phát hiện ra một nan đề khó giải quyết. Mình đã lỡ nói với chị Diễm mình đi làm văn phòng, bây giờ đâu thể mang đồng phục này về nhà, rồi sáng sáng mặc lên người đi làm, chị sẽ biết mình làm công nhân ngay. Như thế không ổn.
Suy đi tính lại, mình quyết định lúc ở nhà sẽ mặc đồ tây bình thường, lên tới nhà máy mới chui vào toilet thay đồng phục. Nào ngờ kế hoạch này chưa gì đã đổ bể, vì trên đây quy định phải mặc đồng phục mới cho qua cổng.
May mắn là trong mấy buổi học, mình hay nói chuyện với một thằng là dân bản địa, nó tên Mừng, nhỏ hơn mình một tuổi. Thằng này nhỏ con, cao chừng mét sáu, nên ở nhà gọi là nhóc, bởi vậy mình hay nghe mấy người quen của nó trong nhà máy gọi nó là Mừng nhóc. Mừng nhóc làm ở đây hơn một năm rồi, coi như thâm niên có kinh nghiệm hơn mình, tính tình cũng ổn, kiểu hơi bổ bã đúng chất dân rẫy.
Đang không biết giải quyết chuyện thay đồ thế nào, chợt nhớ ra nhà Mừng nhóc trên này, mình hỏi thăm:
- Ê Mừng nhóc, nhà mày gần đây không?
- Cũng gần, có gì không?
Mừng nhóc học tới lớp sáu là nghỉ, đi chăn trâu chăn bò, làm thuê làm mướn phụ giúp gia đình, thành ra da nó đen cháy, tóc cũng vàng vàng. Ít học nên nó thường nói chuyện trổng không, lúc thì ông với tui kiểu bạn bè ngang lứa. Mình cũng không bận tâm mấy chuyện này, một tiếng xưng hô chả ăn thua gì cả.
Mình nói:
- Cho anh ghé nhà mày thay đồ mỗi ngày được không? Tại anh giấu gia đình chuyện làm ở đây, mất công lắm!
Nó dòm mình thom lom dò xét:
- Mắc gì giấu vậy cha? Chỗ này không phải ai xin cũng vô được đâu, tui khoe còn không hết.
Đó, khác phông văn hóa nó khổ vậy. Trên này nhà nào có con em làm trong nhà máy đường là thuộc thành phần "khá giả", đáng tự hào, còn như dưới mình sao dám khoe.
Mình cũng lười giải thích, nhăn nhó:
- Nhà anh khó lắm, cứ bắt đi học, không cho đi làm nên phải giấu.
Mừng nhóc bĩu cặp môi đen sì vì khói thuốc lá lâu ngày:
- Thời buổi giờ còn học hành chi cho mệt không biết, đi làm mỗi tháng lương cả chục triệu không sướng hơn à?
- Ờ thì mỗi nhà có suy nghĩ khác nhau. Mà sao, mày cho tao ghé mượn chỗ thay đồ được không? - Bị nó nói mỉa hoài, mình bực quá đổi giọng.
- Không. - Ai dè thằng quỷ này lắc đầu.
Mình chưng hửng vì không nghĩ nó từ chối chuyện đơn giản như vậy:
- Sao không được? Tao thay đồ một phút là đi ngay, có gì lớn đâu, sẵn tiện tao chở mày đi làm luôn, đỡ tốn xăng không muốn à?
- Nhà tui có em gái, ông đừng xạo, nghe tụi thằng Tiên khen em gái tui đẹp tính tới nhà rù quến hả?
Mẹ nó, mình nghe mém tí bổ ngửa. Thằng này bình thường thấy chất phác thật thà, giờ lòi ra cũng không phải dạng vừa, đúng là ra đời lăn lộn từ sớm có khác.
Mình ráng thuyết phục:
- Tao chưa nghe chuyện gì về em gái mày hết, mà tao có bạn gái rồi, không hứng thú mấy vụ đó, hiểu chưa?
- Thôi, còn lâu tui mới tin. Em gái tui sang năm lấy Đài Loan rồi, lỡ ông vô phá sao?
Hết cách, mình đành nhân danh Bác:
- Giờ vầy, tao không ghé thay đồ miễn phí, ngoài chở mày đi làm hàng ngày, mỗi tháng tao đưa thêm cho mày 150k tiền café, được chưa?
Nghe tới bác Hồ, nó có vẻ khoái, ậm ừ:
- Để tui tính lại đã.
Thực ra mới đầu mình định ghé thay đồ nhờ ở mấy quán nước, nhưng nghĩ lại thấy kì quá, hơn nữa thay đồ cũng phải uống ly nước còn tốn kém hơn. Đành vậy, coi như thí cô hồn 150k cho thằng quỷ láu cá này cho xong.
Quả nhiên, vờ vịt ngẫm nghĩ một hồi, Mừng nhóc đồng ý, với điều kiện mình phải trả tiền trước, sợ mình quỵt.
Mình thở dài, móc túi đưa nó 150k như đã hứa. Tính ra mỗi ngày thuê căn phòng của nó vài phút giá 5k, lại còn đưa đi rước về, cũng khá là chát, nhưng vậy còn hơn bị chị phát hiện.
Cuối buổi học, mình theo Mừng nhóc về nhà nó cho biết chỗ. Nhà nó khá gần nhà máy, cách chừng 2 km về phía Tây, là một căn nhà cấp bốn nằm sâu trong hẻm nhỏ, lọt thỏm giữa mảnh đất trống, xung quanh đồng ruộng mênh mông, được cái trồng nhiều dừa và các loại cây ăn trái nên mát mẻ.
Còn cách nhà xa xa, nó đã phẩy phẩy tay đuổi mình về, giống như sợ mình cướp nhỏ em gái báu vật của nó. Mình không có ý gì, nhưng thấy thái độ nó như thế cũng tò mò, thầm nghĩ ngày mai ghé thay đồ nhân tiện chiêm ngưỡng nhan sắc chim sa cá lặn của em gái nó coi sao, mà có ông Đài Loan đòi rước. Sẽ không phải là lùn một mẩu giống nó, làn da rám nắng, cặp môi loa kèn thâm nho đó chứ?
Ai ngờ người tính không bằng trời tính, ngay ngày đầu tiên đi làm, mình đã gặp chuyện dở khóc dở cười.
Đúng rồi, con này là con mèo của Băng Cơ hồi trưa mình bắt giùm đây mà, khác với con của Tố Ny. Chả hiểu hôm nay ngày gì mà hết con này tới con kia thi nhau leo trèo qua đây. Không lẽ đúng như Thanh sida nói, là vì sức hút của nó sao, tới mèo cũng mê?!
- Misa!
Giọng con gái vô cùng êm tai.
Băng Cơ từ trong nhà bước ra, ngó quanh tìm kiếm.
Mình gọi:
- Nó ở bên đây!
Nghe tiếng mình, Băng Cơ nhìn qua có ý cười. Cô nàng đi tới gần hàng rào, đứng dưới tán mận chờ đợi.
Thanh sida sáng rỡ hai mắt, nhanh nhảu chụp lấy con mèo trên bụng mình, chạy tới đưa cho cô nàng, tranh thủ bông đùa một câu:
- Nó khoái tôi hay sao mà cứ chạy qua đây hoài!
Băng Cơ không đáp, bình thản ôm con mèo vào lòng, khẽ gật đầu chào rồi tha thướt đi vào trong.
Thanh sida ngẩn ngơ ngó theo, sau đó vừa đi về chỗ mình vừa lẩm bẩm khó hiểu:
- Kì vậy ta! Sao con nhỏ này thay đồ nhanh vậy? Mới nãy rõ ràng mặc quần ngắn cũn cỡn, giờ lại mặc váy. Không lẽ thấy tao nên nó ngại, chạy đi thay đồ?
Mịa, thằng điên này, suốt ngày ảo tưởng sức mạnh. Mình cười lớn:
- Hai người khác nhau, mắt mày lé rồi hay sao mà không phân biệt được?
Nó giật mình:
- Thiệt hả? Hèn gì, tao cứ thấy kì kì, con mèo này cũng ốm hơn con hồi nãy.
- Ừ. Con này cái, con hồi nãy là mèo đực.
Công nhận ông Mạnh kia giàu ác, mua cho hai cô mỗi cô một con mèo, tránh phân bì. Trong khi mình muốn mua cho chị một con thôi cũng chẳng có tiền, nghèo khổ ghê.
Ngó qua phát hiện Thanh sida đang dòm mình bằng cặp mắt hình viên đạn, mình gãi cằm:
- Gì nhìn ghê vậy mày?
Chỉ chờ có vậy, nó gầm gừ như muốn ăn tươi nuốt sống:
- Mẹ, ở kế bên hai em đẹp như tiên vậy mà chớ hề hé môi lấy một câu, sợ tao giành hả?
- Điên quá! Tao có vợ rồi ku! - Mình nhếch môi khinh bỉ - Huống chi hai nàng đều có người yêu hết rồi, không tới lượt mày đâu.
- Kệ chứ, hoa đẹp nào mà lại chẳng có chủ! Tao cưa đổ cho mày coi! - Thanh sida tự tin, vẻ mặt mơ màng ngó qua vườn bên kia, chắc đang tưởng tượng viễn cảnh tươi đẹp.
Mình buồn cười:
- Tính cua em nào? Em lai Thái hay em thuần Việt?
- Cả hai, em nào nhanh chân thì tao chọn. Nếu hai em dâng hiến cùng lúc thì hơi khó xử à, thôi tao hạ cố vớt cả hai cũng được.
Thằng này, hồi trước bị Uyên cho một vố chưa chừa, giờ lại giở thói. Mình cười thầm, gật gù:
- Chúc mày may mắn, chứ tao thấy đi xe máy khó cưa cẩm rồi đó!
Thanh sida vỗ mạnh vào ngực mấy cái:
- Tháng sau bà già tao mua xe hơi, để tao mượn chạy qua đây lấy le vài vòng, nhân tiện cho mày đi ké luôn.
Mình ngạc nhiên hỏi:
- Có bằng lái chưa mà đòi chạy?
- Mới thi tháng trước. - Nó cười hè hè.
- Ờ, thôi quay trở lại vấn đề chính đi, chuyện tao nhờ mày sao rồi?
Nghe hỏi, Thanh sida không còn vẻ cà rỡn nữa, thần sắc nghiêm túc trở lại:
- Phen này căng rồi đó. Theo mấy ông anh xã hội tao quen hóng hớt được thì không phải ngẫu nhiên mà cả xóm đồn ầm ĩ lên chuyện mày với chị Diễm đâu, là do thằng Quang cho tiền vài cái mỏ nhiều chuyện trong xóm mày rồi nhờ tụi nó thêu dệt thêm. Vốn dĩ trước đó người ta hay thấy tụi mày đèo nhau tới lui đã có chút dị nghị rồi, lại nghe mấy câu thêm mắm dặm muối của tụi kia nữa mới um sùm vậy, rốt cuộc tới tai bà già mày.
Mình lặng người, không ngờ thằng Quang thâm độc vậy, xem ra lần này trở về nó đã lên kế hoạch hẳn hoi hòng mượn tay gia đình chia cắt tụi mình, sau đó nó sẽ thừa cơ tìm cách chen vào, cướp lấy chị Diễm từ trong tay mình. Mình than thở:
- Thà nó chơi kiểu giang hồ như lúc trước còn dễ đối phó, chứ ném đá giấu tay kiểu này khó đề phòng thật!
Thanh sida gật đầu:
- Khó lắm! Ngoài ra còn nghe thằng Quang tuyên bố là nó quyết tâm cưới cho được chị Diễm, vậy nên sắp tới mày cẩn thận, có trời mới biết tiếp theo nó sẽ giở trò gì nữa!
Mình càng nghe càng thấy lo. Chuyện gia đình còn chưa dàn xếp đâu vào đâu, chuyện kinh tế cũng vậy, giờ lại thêm thằng Quang tự dưng về nước rình rập chực chờ. Trước mắt, mình chả biết phải giải quyết thế nào.
- Tới đâu tính tới đó vậy, chứ giờ tao cũng chưa biết sao.
- Ừ, ráng cẩn thận là được! - Thanh sida vỗ vai động viên mình - Cần gì cứ báo tao một tiếng! Dạo này ít liên lạc với nhóm bạn nhưng tụi nó luôn sẵn sàng hỗ trợ mày.
- Hy vọng là không phải phiền tới tụi nó nữa! Nhờ vả hoài tao ngại lắm! - Mình lắc đầu.
- Ngại mẹ gì, bạn bè quý nhau ở chỗ có mặt lúc cần thiết, miễn là có gái xinh mày phải biết chia sẻ, đừng ôm hết là được. Cứ như hôm nay, tao rất không hài lòng! - Thanh sida tếu táo.
Đang rầu mà nghe vậy mình cũng phải bật cười:
- Tao nhường cả hai em cho mày đó, thoải mái, nhưng cẩn thận bị bạn trai mấy ẻm tẩn vêu mồm!
- Ha ha!
Thanh sida nán lại điều tra thêm chút ít thông tin về Băng Cơ và Tố Ny mới chịu về, hình như nó nổi lên hứng thú thật rồi, có điều mình không tin nó sẽ làm nên chuyện. Hoa đã có chủ đâu phải muốn tán là tán, còn phải xem nhân cách cô gái đó như thế nào, và cả bạn trai của cô ta ra sao nữa.
Về chuyện thằng Quang, mình quyết định không kể chị Diễm nghe, mất công chị lo. Mình sẽ tự tìm cách giải quyết, tạm thời cứ án binh bất động, lo việc làm trước đã.
...
Chờ mãi rốt cuộc cũng đến thứ hai, từ tối hôm trước chị đã chuẩn bị sẵn quần áo giúp mình. Sáng ra, chị tranh thủ gọi mình dậy sớm chuẩn bị, sau đó nấu đồ ăn sáng ép mình ăn thật no bụng rồi mới vui vẻ tiễn mình lên đường.
Lần đầu tiên đi làm, coi như đây cũng là ngưỡng cửa mới trong cuộc đời mình, vậy nên mình rất hồi hộp và lo lắng, thậm chí còn lo hơn cả hôm đi phỏng vấn xin việc.
Đến khi tới nhà máy mới biết hóa ra mình chỉ lo hão, mọi chuyện hết sức suôn sẻ, không có gì trở ngại. Theo hướng dẫn, mình cất xe vào bãi rồi đi tới hội trường, bên trong rất rộng, lúc này đã đông nghịt người, tìm được một chỗ trống ngồi xuống không dễ chút nào. Ngó nghiêng xung quanh, toàn bộ đều là những gương mặt xa lạ, có phần khắc khổ, cũng phải thôi, làm công nhân mà, có ai giàu chứ.
Nghĩ tới hai chữ "công nhân", lòng mình chùng xuống. Với gia cảnh và học vấn tàm tạm của mình, chưa bao giờ mình nghĩ sẽ có ngày mình phải đi đến bước đường này. Chẳng biết khi ba mẹ hay tin mình đi làm công nhân, lại còn khiêng vác mía như vầy, ông bà sẽ nghĩ gì? Liệu sẽ chạnh lòng tha thứ, dang rộng tay đón mình về, hay càng thêm tức giận và quyết liệt từ bỏ mình?
Suốt buổi học an toàn lao động đầu tiên, mình ngồi ngẩn ngơ như người mất hồn, lời của người hướng dẫn không lọt được vào tai chữ nào. Mình cảm thấy vô cùng lạc lõng giữa những con người ở nơi này, dù thỉnh thoảng cũng có người bắt chuyện hỏi thăm qua lại vài câu, mình vẫn vui vẻ giao lưu, nhưng sao cứ thấy thật khó hòa đồng. Có lẽ do phông văn hóa khác nhau nên dẫn đến khó giao tiếp hòa hợp, hình như mình đang bị cái gọi là "sốc văn hóa".
Dùng từ "sốc văn hóa" nghe hơi buồn cười, thường chỉ những ai di cư từ nước này sang nước khác, lạ lẫm bỡ ngỡ mới nói như vậy. Nhưng đúng là mình đang rơi vào trường hợp này, vì những người ở đây phần lớn đều ít học, nhà nghèo, làm ruộng làm mướn... nhờ chút quen biết hoặc là gần nhà nên được nhận vào, thế nên nhận thức và cách nói chuyện, giao tiếp của họ rất khác biệt so với mình.
Nói như thế không phải mình có ý xem thường họ, mình hoàn toàn không xem thường ai, và cũng tự thấy mình không có tư cách đó, chỉ là vừa trò chuyện mấy câu mình liền thấy không hợp, chẳng biết phải nói gì nữa. Ví dụ như sau vài câu chào hỏi, họ rủ mình chút về ghé quán làm vài xị "gụ" đế, nhậu với cóc xoài ổi, mía ghim gì đó, nói xong thì vỗ đùi cười hô hố lên, dẫn tới người hướng dẫn nghe được phải lên tiếng nhắc nhở, vô tình vạ lây luôn mình.
Còn rất nhiều chuyện khác nữa, mình không tiện kể ra, chỉ biết là vừa vào đây được nửa buổi, mình đã sớm nhận ra nơi này không dành cho mình, nó hoàn toàn không phù hợp. Thế nhưng biết sao được, vẫn là câu nói cũ, mặc kệ tất cả, cố mà chịu vậy, miễn là kiếm ra tiền.
Sau bữa học đầu, về nhà dù mình cố che giấu cảm xúc nhưng vẫn không qua được mắt chị Diễm. Chị cứ theo hỏi mình buồn chuyện gì, tâm sự chị biết. Mình đành lấp liếm là trong công ty mới có vài người trò chuyện không hợp thôi, không có gì quan trọng. Chị nghe vậy chỉ biết động viên mình cố gắng, nếu như cảm thấy không phù hợp cứ nghỉ, tạm thời không có việc thì mình cứ ở nhà, chị đi làm tóc chỗ chị Ánh có thể lo cho mình. Nghe vậy mình chỉ cười xòa, sao mình có thể làm thế được.
Rốt cuộc mấy buổi học an toàn lao động chán ngắt cũng qua, công ty bắt đầu tiến hành giải quyết hồ sơ cá nhân cho từng người, phân tổ, phát đồng phục, phát thẻ nhân viên. Lúc này mình mới biết, thì ra mình không phải làm bên khâu vác mía như anh Bảo nói, mà thuộc về bộ phận đóng túi, nghe nói công việc bên này nhàn hạ hơn, còn nhàn hơn thế nào thì tạm thời mình cũng chưa biết.
Lúc đầu nghe tin này, tưởng bên quản lý nhân sự đánh máy nhầm, mình gọi anh Bảo thì ổng cười ha ha, bảo là hù mình thôi, thực tế đúng là mình được phân vào kíp đóng túi. Hóa ra, ổng sợ mình công tử bột không chịu cực chịu khổ được, vào làm vài ngày xin nghỉ sẽ ảnh hưởng tới uy tín của ổng, vậy nên mới đón đầu hù dọa mình trước xem thế nào. Nếu mình nghe vậy mà sợ, không làm thì thôi, đỡ gánh nặng về sau. Nghĩ cung may, may mà mình lì đòn và quyết tâm, bằng không có khi chỉ vừa nghe ổng hù đã té khỏi nhà máy ngay từ đầu rồi.
Tính ra chưa gì mà anh Bảo đã hù mình hai lần, một lần nói mình bị loại, một lần kêu vác mía nặng nhọc. Mình nghĩ mãi vẫn không hiểu con người ông này thuộc về dạng gì, bảo là lưu manh thì không đúng, mà nói trí thức cũng không phải, cứ có cảm giác trong con người ổng có cả hai nhân cách hay sao ấy, khá là khó đoán.
Sau khi hoàn tất thủ tục phân tổ, mình được chỉ qua chỗ nhà kho nhận đồng phục, mỗi người được hai bộ đồ và một đôi giày. Đồng phục nhà máy phát màu xanh, cả áo lẫn quần, thoạt nhìn khá giống đồng phục của nhân viên vệ sinh hay tới tận nhà mình thu gom rác, giày thì màu đen.
Ở trong nhà máy phân chia thành hai tầng lớp vô cùng rõ ràng, công nhân mặc đồ này, còn các nhân viên văn phòng thì mặc đồ tây, áo sơ mi kẻ sọc khá trang nhã. Thỉnh thoảng khi nhân viên văn phòng có việc đi xuống, mình bắt gặp vô số ánh mắt của những người công nhân nhìn các nhân viên này đầy ghen tỵ và hâm mộ, có lẽ ai cũng ao ước tới cái ngày được đổi màu đồng phục, không phải khoác lên người bộ quần áo màu xanh có vẻ cũ kĩ bần hàn này nữa.
Cầm trên tay mấy bộ đồng phục, mình mới phát hiện ra một nan đề khó giải quyết. Mình đã lỡ nói với chị Diễm mình đi làm văn phòng, bây giờ đâu thể mang đồng phục này về nhà, rồi sáng sáng mặc lên người đi làm, chị sẽ biết mình làm công nhân ngay. Như thế không ổn.
Suy đi tính lại, mình quyết định lúc ở nhà sẽ mặc đồ tây bình thường, lên tới nhà máy mới chui vào toilet thay đồng phục. Nào ngờ kế hoạch này chưa gì đã đổ bể, vì trên đây quy định phải mặc đồng phục mới cho qua cổng.
May mắn là trong mấy buổi học, mình hay nói chuyện với một thằng là dân bản địa, nó tên Mừng, nhỏ hơn mình một tuổi. Thằng này nhỏ con, cao chừng mét sáu, nên ở nhà gọi là nhóc, bởi vậy mình hay nghe mấy người quen của nó trong nhà máy gọi nó là Mừng nhóc. Mừng nhóc làm ở đây hơn một năm rồi, coi như thâm niên có kinh nghiệm hơn mình, tính tình cũng ổn, kiểu hơi bổ bã đúng chất dân rẫy.
Đang không biết giải quyết chuyện thay đồ thế nào, chợt nhớ ra nhà Mừng nhóc trên này, mình hỏi thăm:
- Ê Mừng nhóc, nhà mày gần đây không?
- Cũng gần, có gì không?
Mừng nhóc học tới lớp sáu là nghỉ, đi chăn trâu chăn bò, làm thuê làm mướn phụ giúp gia đình, thành ra da nó đen cháy, tóc cũng vàng vàng. Ít học nên nó thường nói chuyện trổng không, lúc thì ông với tui kiểu bạn bè ngang lứa. Mình cũng không bận tâm mấy chuyện này, một tiếng xưng hô chả ăn thua gì cả.
Mình nói:
- Cho anh ghé nhà mày thay đồ mỗi ngày được không? Tại anh giấu gia đình chuyện làm ở đây, mất công lắm!
Nó dòm mình thom lom dò xét:
- Mắc gì giấu vậy cha? Chỗ này không phải ai xin cũng vô được đâu, tui khoe còn không hết.
Đó, khác phông văn hóa nó khổ vậy. Trên này nhà nào có con em làm trong nhà máy đường là thuộc thành phần "khá giả", đáng tự hào, còn như dưới mình sao dám khoe.
Mình cũng lười giải thích, nhăn nhó:
- Nhà anh khó lắm, cứ bắt đi học, không cho đi làm nên phải giấu.
Mừng nhóc bĩu cặp môi đen sì vì khói thuốc lá lâu ngày:
- Thời buổi giờ còn học hành chi cho mệt không biết, đi làm mỗi tháng lương cả chục triệu không sướng hơn à?
- Ờ thì mỗi nhà có suy nghĩ khác nhau. Mà sao, mày cho tao ghé mượn chỗ thay đồ được không? - Bị nó nói mỉa hoài, mình bực quá đổi giọng.
- Không. - Ai dè thằng quỷ này lắc đầu.
Mình chưng hửng vì không nghĩ nó từ chối chuyện đơn giản như vậy:
- Sao không được? Tao thay đồ một phút là đi ngay, có gì lớn đâu, sẵn tiện tao chở mày đi làm luôn, đỡ tốn xăng không muốn à?
- Nhà tui có em gái, ông đừng xạo, nghe tụi thằng Tiên khen em gái tui đẹp tính tới nhà rù quến hả?
Mẹ nó, mình nghe mém tí bổ ngửa. Thằng này bình thường thấy chất phác thật thà, giờ lòi ra cũng không phải dạng vừa, đúng là ra đời lăn lộn từ sớm có khác.
Mình ráng thuyết phục:
- Tao chưa nghe chuyện gì về em gái mày hết, mà tao có bạn gái rồi, không hứng thú mấy vụ đó, hiểu chưa?
- Thôi, còn lâu tui mới tin. Em gái tui sang năm lấy Đài Loan rồi, lỡ ông vô phá sao?
Hết cách, mình đành nhân danh Bác:
- Giờ vầy, tao không ghé thay đồ miễn phí, ngoài chở mày đi làm hàng ngày, mỗi tháng tao đưa thêm cho mày 150k tiền café, được chưa?
Nghe tới bác Hồ, nó có vẻ khoái, ậm ừ:
- Để tui tính lại đã.
Thực ra mới đầu mình định ghé thay đồ nhờ ở mấy quán nước, nhưng nghĩ lại thấy kì quá, hơn nữa thay đồ cũng phải uống ly nước còn tốn kém hơn. Đành vậy, coi như thí cô hồn 150k cho thằng quỷ láu cá này cho xong.
Quả nhiên, vờ vịt ngẫm nghĩ một hồi, Mừng nhóc đồng ý, với điều kiện mình phải trả tiền trước, sợ mình quỵt.
Mình thở dài, móc túi đưa nó 150k như đã hứa. Tính ra mỗi ngày thuê căn phòng của nó vài phút giá 5k, lại còn đưa đi rước về, cũng khá là chát, nhưng vậy còn hơn bị chị phát hiện.
Cuối buổi học, mình theo Mừng nhóc về nhà nó cho biết chỗ. Nhà nó khá gần nhà máy, cách chừng 2 km về phía Tây, là một căn nhà cấp bốn nằm sâu trong hẻm nhỏ, lọt thỏm giữa mảnh đất trống, xung quanh đồng ruộng mênh mông, được cái trồng nhiều dừa và các loại cây ăn trái nên mát mẻ.
Còn cách nhà xa xa, nó đã phẩy phẩy tay đuổi mình về, giống như sợ mình cướp nhỏ em gái báu vật của nó. Mình không có ý gì, nhưng thấy thái độ nó như thế cũng tò mò, thầm nghĩ ngày mai ghé thay đồ nhân tiện chiêm ngưỡng nhan sắc chim sa cá lặn của em gái nó coi sao, mà có ông Đài Loan đòi rước. Sẽ không phải là lùn một mẩu giống nó, làn da rám nắng, cặp môi loa kèn thâm nho đó chứ?
Ai ngờ người tính không bằng trời tính, ngay ngày đầu tiên đi làm, mình đã gặp chuyện dở khóc dở cười.
Tác giả :
khovigaitheo