Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt
Chương 39: Tuồng diễn
Lại nói về Tự Đức đang hứng trí bừng bừng mà quay qua tên nội quan đang đứng hầu bên cạnh.
- Ngươi cho người triệu kiến Phan Phú Thứ Tham tri vào cung cho trẫm.
- Nô tài tuân chỉ.
Nội quan, hay cách khác là thái giám, là những người đàn ông bị hoạn bỏ chức năng sinh dục đực. Những người này có không có thể duy trì nòi giống chức năng, không có con cái nên dục vọng về trính trị chỉ nằm ở hai chữ lơi và tiền chứ không có tư tưởng xưng hùng xưng bá, chính vì lý do đó họ được các đời hoàng đế Đông á tin tưởng mà giao việc. Thường thì các thái giám được coi là ánh mắt, cái tai của hoàng đế, nhưng con mẹ nó cái tai và ánh mắt này thực tế rất không đáng tin cậy. Thái giám không còn chức năng sinh dục nên đam mê của họ ngoại trừ tiền bạc ra chỉ có thể là tiền bạc. Mua chuộc thái giám rất không quá khó khăn, thành thử ra cái tai nghe mắt thấy của hoàng đế toàn lại là những lời xàm ngôn dựa theo tiền tài mà quyết định.
Nhưng nói một cách vơ đũa cả nắm thì cũng không thể nào đúng cho được, lấy ví dụ như Lý Thường Kiệt cũng là một vị thái giám nhưng ông còn anh hùng hơn chán vạn những người đàn ông lành lặn thân thể. Nhưng những chuyện ấy về thái giám đó chỉ là lịch sử mà thôi, thời Nguyễn triều thì mọi việc trong nội cung được bố trí khá rõ ràng. Rút kinh nghiệm từ những bậc tiền bối bị thái giám nổi loạn chuyên quyền, đến thời vua Minh Mạng (1820 – 1841) đã ban hẳn một chiếu chỉ riêng dành cho thái giám:
“Cho họ người nào việc ấy để sai khiến hầu hạ nhưng mãi mãi không cho dự vào giai và phẩm hàm quan chức. Vì chức vụ của họ là để nội đình sai khiến và truyền lệnh mà thôi.
Tất cả triều chính và việc ngoài đều không được tham dự, kẻ nào vi phạm phải trừng trị nặng, không khoan tha. Trẫm đã dặn dò, hết sức mưu tính sâu xa cho đời sau…”.
Lý do Tự Đức hoàng đế gọi Phan Phú Thứ vào cung lúc chiều muộn đã tan triều cũng không có gì ngoài việc chia vui cùng vi hoàng đế này. Phải biết Trần Quang Cán là do Phan Phú Thứ tiến cử lại có thân phận môn đệ cùng lão sư, vậy nên chia vui cùng Phan Phú Thứ thì không có gì là ngạc nhiên cho được.
Phan Phú Thứ cũng không quá bất ngờ vì lần triệu kiến riêng này, nói đúng ra là vị quan lọc lõi này đang chờ đến khi được triệu kiến như vậy. Chính vì lý do đó hôm nay vừa về đến phủ đã bị nội quan truyền gọi nhưng Phan lão đại không nề hà mà xuất phát ngay lập tức đi vào tử cấm thành.
- Thánh thượng, thần xin thỉnh tội cho tên học sinh ngu dốt của hạ thần.
Trong thượng thư phòng của Tự Đức, Phan Phú Thứ không đầu không đuôi mà quỳ xuống thỉnh tội.
- Ái khanh nói gì vậy, tên học sinh nào của khanh có tội, mà thôi để từ từ hãy nói. Khanh có biết không một trong những tên học sinh của khanh đã lập công lớn đấy. Cái tên Trần Quang Cán này đúng thật là không phụ sự kì vọng của trẫm và triều đình. Nhìn đi, hắn lập công lớn đấy, đã đánh tan phản quân của tên Lê Duy Phụng đáng chém trăm đao kia rồi. Tiếc là không giết được tên phản nghịch này…
Ở cái thời này thánh thượng cùng quần thần rất e ngại chuyện kết bè kết cánh trong hàng ngũ quan viên. Nhưng danh phận sư đồ lại hết sức phổ biến và công khai trong quan trường, vì đó còn thể hiện lòng trung hiếu của học sinh và lão sư. Vậy nên sự mâu thuẫn của việc cấm kết bè kết phái với mối liên hệ sư đồ rất là vi diệu. Thật ra có nói đến cùng thì có rất nhiều mối quan hệ xã hội trong thời kì này tỏ ra mâu thuẫn mà rất khó nói một cách rõ ràng.
- Thần chính là đang xin tội cho tên nghịch đồ này của thần.
Không hiểu sao lúc này Phan Phú Thứ có thể dặn ra được mấy giọt nước mắt mà hồng hồng đôi mâu hết sức trân thành nhìn Tự Đức xưng tội. Vẻ mặt cũng như biểu hiện của Phan Phú Thứ hết sức trân thành, quả thật làm quan cùng diễn viên tuồng chắc có lẽ chỉ là một ranh giới mong manh.
- Ái khanh mau đứng lên, Khanh nói rõ ràng cho trẫm nghe, làm sao mà Trần Quang Cán lại thành có tội rồi, công lao của hắn là rõ như ban ngày… liệu có uẩn khúc gì chăng.
Tự Đức dù có ngạc nhiên, nhưng hắn là một vị hoàng đế rất hợp cách, do đó hắn cũng nhìn ra được có điều bất thường ở đây nên gặng hỏi.
- Khởi bẩm thánh thượng, tên học trò của hạ thần mới được làm quan đã phải đóng quân xa, không có được sự chỉ dạy của thánh thượng cũng như sự bất lực dạy dỗ của hạ thần nên đã làm sằng bậy. Hắn mạo nhận quân công mà thượng tấu triều đình, nhưng đêm tối sợ hãi vì đã mắc tội khi quân mà lập tức phái người nhà cầu xin hạ thần phân rõ mọi chuyện cùng thánh thượng, những mong thánh thượng rộng lượng mà tha thứ cho hắn đã phạm tội lần đầu mà giơ cao đánh khẽ. Thần cũng mới nhận được tin tức cách đây vài chung… những tưởng lập tức vào cung xin cùng thánh thượng nhưng mà không ngờ thánh thượng triệu kiến nên hạ quan lập tức đến xin tội cho nghịc đồ…
Nghe đến hai chữ mạo nhận quân công thì hai mắt Tự Đức tối sầm lại, tin thắng trận hắn chờ lâu đến vậy mới có một thứ đáng tin tưởng hóa ra cũng là mạo nhận. Mà lần mạo nhận này ghê tởm đến mức độ có được ba phe cùng thông đồng mạo nhận, ngoài ra còn có hơn hai ngàn đầu người làm bằng chứng. Vậy hai ngàn đầu người này từ đâu mà ra, chẳng nhẽ lũ khốn kiếp này dám chặt đầu dân thường lĩnh quân công.
- Đáng chết… đáng chết… chúng dám chặt đầu thường dân mạo nhận quân công. Cái này Phan Phú Thứ ngươi xin tội cũng không xong. Ngươi cũng bị tội liên đới… bay đâu…
- Thánh thượng, hãy khoan đã… làm gì có chuyện chặt đầu thường dân mạo nhận quân công. Oan cho hạ thần, oan ức hạ thần…
- Không chặt đầu thường dân vậy thì quân công là thật, sao ngươi lại nói mạo nhận quân công… rốt cuộc sự thật ra sao… Phan Phú Thứ ngươi nói Trẫm nghe.
Tự Đức có chiều hướng nổi bão nên Phan Phú Thứ cũng không chơi bào nước đục thả câu mà lấy nguyên văn trận chiến một cách chính xác nhất báo cáo cho Tự Đức. Quân số hai bên là bao nhiêu, thời gian tác chiến ra sao, tao ngộ chiến như thế nào thì Phan Phú Thứ một năm một mười đúng theo “sự thật” mà kể.
“Sự thật” ở đây lại không phải sự thật, quân số phỉ quân mà tuần phủ Hải Dương, Án chánh sứ Ngô Văn Biện cùng Trần Quang Cán báo lên theo tâu chương là hai vạn. Nhưng quân số phỉ quân do Phan Phú Thứ báo lên chỉ có 6 ngàn. Con số này vẫn là gấp đôi quân số thực tế của phỉ quân, thế nhưng trong buôn bán có câu hét giá mười trả giá bảy vẫn còn lãi năm. Đó chính là Phan Phú Thứ đang lấy tuần Phủ Hải Dương và Án chánh sứ Ngô Văn Biên ra làm bàn đạp để nâng lên bản thân cùng cậu học sinh Quang Cán.
Quả thật Tự Đức ngay khi nghe rõ ràng thì cũng hiểu ra vấn đề, đây là tâng bốc quân công chứ không phải mạo nhận quân công. Càng như thế Tự Đức càng thưởng thức sự “thật thà” cùng lòng trung thành của thày trò nhà Phan Phú Thứ:
- Trẫm hiểu cả rồi, nước quá trong cũng không thể có cá cho được. Quang Cán ái tướng hẳn là bị ép viết tấu chương thành ra như thế này. Không viết như vậy thì lấy đâu ra quân công cho đám Hải Dương quân. Không chia ít công lao cho lũ vô dụng kia thì lần sau Cán ái tướng có muốn đánh trận tại Hải Dương cũng khó trăm bề. Trẫm thật muốn chém lũ vô dụng kia làm ngàn mảnh, nhưng Nam Kỳ tình hĩnh đã như vậy thì Kinh quân không thể động được. Thôi đành để chúng nhởn nhơ thêm một thời gian. Tấm lòng của khanh trẫm hiểu hết, nào nào… đứng dậy đi. Lấy một ngàn chọi sáu ngàn, học sinh của ái khanh cũng rất thần dũng đấy… Công lao là rõ ràng, tội thì có thể vì tình mà bỏ qua… không sao cả.
- Hu hu… hạ thần thay mặt tên học trò ngu dốt mà cảm tạ long ân của thánh thượng.
Phan Phú Thứ khóc rống lên mà cảm ơn Tự Đức, nhưng thật ra trong lòng lão đã vui vẻ đến nở hoa rồi. Lần này qua bao phên khổ nhục vì nhóm bảo thủ đè nén nên lão quyết diễn trò để trả đũa một phen. Hành động của lão ngày hôm nay không chỉ đơn thuần mua chuộc sự tín nhiệm của Tự Đức mà còn ẩn dấu một thanh đao sắc bén trong đó. Thanh đao này nhằm thẳng vào những tên đã chèn ém lão bấy lâu nay. Nhưng vấn đề cốt yếu là Tự Đức phải hiểu được những ẩn ý trong câu chuyện chiến tranh mà Phan Phú Thứ vừa kể ra. Tất nhiên Tự Đức là một vị hoàng đế rất không tồi, trừ tính cách hơi do dự ra thì ông là một người khá thông minh. Vậy nên Tự Đức vui mừng không bao lâu đã nhìn ra được vấn đề trong câu chuyện mà Phan Phú Thứ kể lể.
- Khoan đã, theo Phan ái khanh tường thuật thì Quang Cán chỉ mới đánh tan 6 ngàn quân phỉ tặc. Vậy số quân của chúng tại Cát Bà còn khoảng bao nhiêu?
- Khởi bẩm thánh thượng, thần không dám dấu diếm, theo tên học sinh ngu ngốc của hạ thần thám thính thì tại Cát Bà còn khoảng hai vạn phỉ quân. Tiếc là lần này tên học sinh ngu ngốc kia chỉ có thể xuất động một ngàn quân Vạn Ninh, nếu mà nhiều quân hơn cùng xuất động thì có lẽ hắn sẽ đánh được lên đảo Cát Bà không biết chừng.
Tự Đức nghe nói vậy thì hai mắt sáng chưng. Phải rồi một ngàn quân Vạn Ninh có thể dễ dàng trong vài ngày đánh tan 6 ngàn phỉ quân, chém giêt đến ba ngàn. Vậy thì ba ngàn quân Vạn Ninh không phải có thể đánh sâu vào Cát Bà đảo sao.
- Khanh nhắc ta mới nhớ, cớ gì mà Trần Quang Cán không xuất động hết quân tiến đánh Cát Bà? Chả nhẽ doanh trại tại Vạn Ninh cũng có nguy cơ sao?
- Cái này không phải thưa thánh thượng. Tên học trò ngu ngốc kia muốn xuất toàn lực đi đánh phỉ cũng không được. Lần này chính thức tham chiến chỉ có gần 700 người mà thôi. Lý do là quân Vạn Ninh chẳng có thuyền chiến mà đánh đấm. Cả một doanh trại ba ngàn lính tinh nhuệ mà chỉ có mười tiểu hạm, hai trung hạm, đã thế đại pháo của các chiến hạm này còn bị cắt một nửa. Tên học trò kia của hạ thần có thể đánh tốt trên bộ, nhưng với số thuyền nhỏ và ít ỏi như vậy mà hải chiến cùng 300 chiến hạm ở Cát Bà thì….
Tự Đức mặc dù không hề dẫn binh đánh trận như cụ tổ của hắn là Gia Long nhưng đàm binh trên giấy thì vị hoàng đế này cũng là nhất tuyệt.
- Cái gì, cả một doanh trại to lớn đến ba ngàn binh mà chỉ có mười tiểu hạm, hai trung hạm. Số thuyền này chở được bốn trăm người là tốt rồi, lấy gì ra mà đánh nhau cho được.
- Đúng thưa thánh thượng, theo tên học trò kia nói, để vận chuyển được bảy trăm lính đi tiếp viện Hải Dương thì đúng là binh sĩ đứng chật sàn thuyền, cả đêm tối cũng không thể nằm, chỉ có thể đứng mà ngủ gà ngủ gật mà thôi.
Điều Phan Phú Thứ nói không sai là bao. Quả thật lần này mười hai chiến hạm nhỏ vận chuyển một ngàn hai trăm quân rất vất vả. Không đến nỗi đứng ngủ, nhưng nằm đè lên nhau trên sang thuyền mà ngủ là có.
Nghe đến đây Tự Đức cũng cảm động mà hai mắt đỏ hoe, hắn cảm động không phải vì thương chiến sĩ khổ cực. Tự Đức đang cảm động vì “lòng trung thành” của các chiến sĩ, cố gắng vượt gian khổ để bảo vệ gian sơn “của ông”. Điều này không đáng để xúc động sao? Mặc dù tâm lý có hơi vặn vẹo một chút, hơi tự kỉ một chút nhưng nói cho cùng Tự Đức vẫn có được tấm lòng nhân hậu. Điều này đáng quý với một vị quân chủ chuyên chế trong thời kỳ chế độ Trung ương tập quyền. ( Thật ra phương đông chế độ hầu như là trung ương tập quyền, quân chủ chuyên chế mà không phải chế độ phong kiến, tác giả sẽ có một bài nói về chuyện này sau).
- Ngươi cho người triệu kiến Phan Phú Thứ Tham tri vào cung cho trẫm.
- Nô tài tuân chỉ.
Nội quan, hay cách khác là thái giám, là những người đàn ông bị hoạn bỏ chức năng sinh dục đực. Những người này có không có thể duy trì nòi giống chức năng, không có con cái nên dục vọng về trính trị chỉ nằm ở hai chữ lơi và tiền chứ không có tư tưởng xưng hùng xưng bá, chính vì lý do đó họ được các đời hoàng đế Đông á tin tưởng mà giao việc. Thường thì các thái giám được coi là ánh mắt, cái tai của hoàng đế, nhưng con mẹ nó cái tai và ánh mắt này thực tế rất không đáng tin cậy. Thái giám không còn chức năng sinh dục nên đam mê của họ ngoại trừ tiền bạc ra chỉ có thể là tiền bạc. Mua chuộc thái giám rất không quá khó khăn, thành thử ra cái tai nghe mắt thấy của hoàng đế toàn lại là những lời xàm ngôn dựa theo tiền tài mà quyết định.
Nhưng nói một cách vơ đũa cả nắm thì cũng không thể nào đúng cho được, lấy ví dụ như Lý Thường Kiệt cũng là một vị thái giám nhưng ông còn anh hùng hơn chán vạn những người đàn ông lành lặn thân thể. Nhưng những chuyện ấy về thái giám đó chỉ là lịch sử mà thôi, thời Nguyễn triều thì mọi việc trong nội cung được bố trí khá rõ ràng. Rút kinh nghiệm từ những bậc tiền bối bị thái giám nổi loạn chuyên quyền, đến thời vua Minh Mạng (1820 – 1841) đã ban hẳn một chiếu chỉ riêng dành cho thái giám:
“Cho họ người nào việc ấy để sai khiến hầu hạ nhưng mãi mãi không cho dự vào giai và phẩm hàm quan chức. Vì chức vụ của họ là để nội đình sai khiến và truyền lệnh mà thôi.
Tất cả triều chính và việc ngoài đều không được tham dự, kẻ nào vi phạm phải trừng trị nặng, không khoan tha. Trẫm đã dặn dò, hết sức mưu tính sâu xa cho đời sau…”.
Lý do Tự Đức hoàng đế gọi Phan Phú Thứ vào cung lúc chiều muộn đã tan triều cũng không có gì ngoài việc chia vui cùng vi hoàng đế này. Phải biết Trần Quang Cán là do Phan Phú Thứ tiến cử lại có thân phận môn đệ cùng lão sư, vậy nên chia vui cùng Phan Phú Thứ thì không có gì là ngạc nhiên cho được.
Phan Phú Thứ cũng không quá bất ngờ vì lần triệu kiến riêng này, nói đúng ra là vị quan lọc lõi này đang chờ đến khi được triệu kiến như vậy. Chính vì lý do đó hôm nay vừa về đến phủ đã bị nội quan truyền gọi nhưng Phan lão đại không nề hà mà xuất phát ngay lập tức đi vào tử cấm thành.
- Thánh thượng, thần xin thỉnh tội cho tên học sinh ngu dốt của hạ thần.
Trong thượng thư phòng của Tự Đức, Phan Phú Thứ không đầu không đuôi mà quỳ xuống thỉnh tội.
- Ái khanh nói gì vậy, tên học sinh nào của khanh có tội, mà thôi để từ từ hãy nói. Khanh có biết không một trong những tên học sinh của khanh đã lập công lớn đấy. Cái tên Trần Quang Cán này đúng thật là không phụ sự kì vọng của trẫm và triều đình. Nhìn đi, hắn lập công lớn đấy, đã đánh tan phản quân của tên Lê Duy Phụng đáng chém trăm đao kia rồi. Tiếc là không giết được tên phản nghịch này…
Ở cái thời này thánh thượng cùng quần thần rất e ngại chuyện kết bè kết cánh trong hàng ngũ quan viên. Nhưng danh phận sư đồ lại hết sức phổ biến và công khai trong quan trường, vì đó còn thể hiện lòng trung hiếu của học sinh và lão sư. Vậy nên sự mâu thuẫn của việc cấm kết bè kết phái với mối liên hệ sư đồ rất là vi diệu. Thật ra có nói đến cùng thì có rất nhiều mối quan hệ xã hội trong thời kì này tỏ ra mâu thuẫn mà rất khó nói một cách rõ ràng.
- Thần chính là đang xin tội cho tên nghịch đồ này của thần.
Không hiểu sao lúc này Phan Phú Thứ có thể dặn ra được mấy giọt nước mắt mà hồng hồng đôi mâu hết sức trân thành nhìn Tự Đức xưng tội. Vẻ mặt cũng như biểu hiện của Phan Phú Thứ hết sức trân thành, quả thật làm quan cùng diễn viên tuồng chắc có lẽ chỉ là một ranh giới mong manh.
- Ái khanh mau đứng lên, Khanh nói rõ ràng cho trẫm nghe, làm sao mà Trần Quang Cán lại thành có tội rồi, công lao của hắn là rõ như ban ngày… liệu có uẩn khúc gì chăng.
Tự Đức dù có ngạc nhiên, nhưng hắn là một vị hoàng đế rất hợp cách, do đó hắn cũng nhìn ra được có điều bất thường ở đây nên gặng hỏi.
- Khởi bẩm thánh thượng, tên học trò của hạ thần mới được làm quan đã phải đóng quân xa, không có được sự chỉ dạy của thánh thượng cũng như sự bất lực dạy dỗ của hạ thần nên đã làm sằng bậy. Hắn mạo nhận quân công mà thượng tấu triều đình, nhưng đêm tối sợ hãi vì đã mắc tội khi quân mà lập tức phái người nhà cầu xin hạ thần phân rõ mọi chuyện cùng thánh thượng, những mong thánh thượng rộng lượng mà tha thứ cho hắn đã phạm tội lần đầu mà giơ cao đánh khẽ. Thần cũng mới nhận được tin tức cách đây vài chung… những tưởng lập tức vào cung xin cùng thánh thượng nhưng mà không ngờ thánh thượng triệu kiến nên hạ quan lập tức đến xin tội cho nghịc đồ…
Nghe đến hai chữ mạo nhận quân công thì hai mắt Tự Đức tối sầm lại, tin thắng trận hắn chờ lâu đến vậy mới có một thứ đáng tin tưởng hóa ra cũng là mạo nhận. Mà lần mạo nhận này ghê tởm đến mức độ có được ba phe cùng thông đồng mạo nhận, ngoài ra còn có hơn hai ngàn đầu người làm bằng chứng. Vậy hai ngàn đầu người này từ đâu mà ra, chẳng nhẽ lũ khốn kiếp này dám chặt đầu dân thường lĩnh quân công.
- Đáng chết… đáng chết… chúng dám chặt đầu thường dân mạo nhận quân công. Cái này Phan Phú Thứ ngươi xin tội cũng không xong. Ngươi cũng bị tội liên đới… bay đâu…
- Thánh thượng, hãy khoan đã… làm gì có chuyện chặt đầu thường dân mạo nhận quân công. Oan cho hạ thần, oan ức hạ thần…
- Không chặt đầu thường dân vậy thì quân công là thật, sao ngươi lại nói mạo nhận quân công… rốt cuộc sự thật ra sao… Phan Phú Thứ ngươi nói Trẫm nghe.
Tự Đức có chiều hướng nổi bão nên Phan Phú Thứ cũng không chơi bào nước đục thả câu mà lấy nguyên văn trận chiến một cách chính xác nhất báo cáo cho Tự Đức. Quân số hai bên là bao nhiêu, thời gian tác chiến ra sao, tao ngộ chiến như thế nào thì Phan Phú Thứ một năm một mười đúng theo “sự thật” mà kể.
“Sự thật” ở đây lại không phải sự thật, quân số phỉ quân mà tuần phủ Hải Dương, Án chánh sứ Ngô Văn Biện cùng Trần Quang Cán báo lên theo tâu chương là hai vạn. Nhưng quân số phỉ quân do Phan Phú Thứ báo lên chỉ có 6 ngàn. Con số này vẫn là gấp đôi quân số thực tế của phỉ quân, thế nhưng trong buôn bán có câu hét giá mười trả giá bảy vẫn còn lãi năm. Đó chính là Phan Phú Thứ đang lấy tuần Phủ Hải Dương và Án chánh sứ Ngô Văn Biên ra làm bàn đạp để nâng lên bản thân cùng cậu học sinh Quang Cán.
Quả thật Tự Đức ngay khi nghe rõ ràng thì cũng hiểu ra vấn đề, đây là tâng bốc quân công chứ không phải mạo nhận quân công. Càng như thế Tự Đức càng thưởng thức sự “thật thà” cùng lòng trung thành của thày trò nhà Phan Phú Thứ:
- Trẫm hiểu cả rồi, nước quá trong cũng không thể có cá cho được. Quang Cán ái tướng hẳn là bị ép viết tấu chương thành ra như thế này. Không viết như vậy thì lấy đâu ra quân công cho đám Hải Dương quân. Không chia ít công lao cho lũ vô dụng kia thì lần sau Cán ái tướng có muốn đánh trận tại Hải Dương cũng khó trăm bề. Trẫm thật muốn chém lũ vô dụng kia làm ngàn mảnh, nhưng Nam Kỳ tình hĩnh đã như vậy thì Kinh quân không thể động được. Thôi đành để chúng nhởn nhơ thêm một thời gian. Tấm lòng của khanh trẫm hiểu hết, nào nào… đứng dậy đi. Lấy một ngàn chọi sáu ngàn, học sinh của ái khanh cũng rất thần dũng đấy… Công lao là rõ ràng, tội thì có thể vì tình mà bỏ qua… không sao cả.
- Hu hu… hạ thần thay mặt tên học trò ngu dốt mà cảm tạ long ân của thánh thượng.
Phan Phú Thứ khóc rống lên mà cảm ơn Tự Đức, nhưng thật ra trong lòng lão đã vui vẻ đến nở hoa rồi. Lần này qua bao phên khổ nhục vì nhóm bảo thủ đè nén nên lão quyết diễn trò để trả đũa một phen. Hành động của lão ngày hôm nay không chỉ đơn thuần mua chuộc sự tín nhiệm của Tự Đức mà còn ẩn dấu một thanh đao sắc bén trong đó. Thanh đao này nhằm thẳng vào những tên đã chèn ém lão bấy lâu nay. Nhưng vấn đề cốt yếu là Tự Đức phải hiểu được những ẩn ý trong câu chuyện chiến tranh mà Phan Phú Thứ vừa kể ra. Tất nhiên Tự Đức là một vị hoàng đế rất không tồi, trừ tính cách hơi do dự ra thì ông là một người khá thông minh. Vậy nên Tự Đức vui mừng không bao lâu đã nhìn ra được vấn đề trong câu chuyện mà Phan Phú Thứ kể lể.
- Khoan đã, theo Phan ái khanh tường thuật thì Quang Cán chỉ mới đánh tan 6 ngàn quân phỉ tặc. Vậy số quân của chúng tại Cát Bà còn khoảng bao nhiêu?
- Khởi bẩm thánh thượng, thần không dám dấu diếm, theo tên học sinh ngu ngốc của hạ thần thám thính thì tại Cát Bà còn khoảng hai vạn phỉ quân. Tiếc là lần này tên học sinh ngu ngốc kia chỉ có thể xuất động một ngàn quân Vạn Ninh, nếu mà nhiều quân hơn cùng xuất động thì có lẽ hắn sẽ đánh được lên đảo Cát Bà không biết chừng.
Tự Đức nghe nói vậy thì hai mắt sáng chưng. Phải rồi một ngàn quân Vạn Ninh có thể dễ dàng trong vài ngày đánh tan 6 ngàn phỉ quân, chém giêt đến ba ngàn. Vậy thì ba ngàn quân Vạn Ninh không phải có thể đánh sâu vào Cát Bà đảo sao.
- Khanh nhắc ta mới nhớ, cớ gì mà Trần Quang Cán không xuất động hết quân tiến đánh Cát Bà? Chả nhẽ doanh trại tại Vạn Ninh cũng có nguy cơ sao?
- Cái này không phải thưa thánh thượng. Tên học trò ngu ngốc kia muốn xuất toàn lực đi đánh phỉ cũng không được. Lần này chính thức tham chiến chỉ có gần 700 người mà thôi. Lý do là quân Vạn Ninh chẳng có thuyền chiến mà đánh đấm. Cả một doanh trại ba ngàn lính tinh nhuệ mà chỉ có mười tiểu hạm, hai trung hạm, đã thế đại pháo của các chiến hạm này còn bị cắt một nửa. Tên học trò kia của hạ thần có thể đánh tốt trên bộ, nhưng với số thuyền nhỏ và ít ỏi như vậy mà hải chiến cùng 300 chiến hạm ở Cát Bà thì….
Tự Đức mặc dù không hề dẫn binh đánh trận như cụ tổ của hắn là Gia Long nhưng đàm binh trên giấy thì vị hoàng đế này cũng là nhất tuyệt.
- Cái gì, cả một doanh trại to lớn đến ba ngàn binh mà chỉ có mười tiểu hạm, hai trung hạm. Số thuyền này chở được bốn trăm người là tốt rồi, lấy gì ra mà đánh nhau cho được.
- Đúng thưa thánh thượng, theo tên học trò kia nói, để vận chuyển được bảy trăm lính đi tiếp viện Hải Dương thì đúng là binh sĩ đứng chật sàn thuyền, cả đêm tối cũng không thể nằm, chỉ có thể đứng mà ngủ gà ngủ gật mà thôi.
Điều Phan Phú Thứ nói không sai là bao. Quả thật lần này mười hai chiến hạm nhỏ vận chuyển một ngàn hai trăm quân rất vất vả. Không đến nỗi đứng ngủ, nhưng nằm đè lên nhau trên sang thuyền mà ngủ là có.
Nghe đến đây Tự Đức cũng cảm động mà hai mắt đỏ hoe, hắn cảm động không phải vì thương chiến sĩ khổ cực. Tự Đức đang cảm động vì “lòng trung thành” của các chiến sĩ, cố gắng vượt gian khổ để bảo vệ gian sơn “của ông”. Điều này không đáng để xúc động sao? Mặc dù tâm lý có hơi vặn vẹo một chút, hơi tự kỉ một chút nhưng nói cho cùng Tự Đức vẫn có được tấm lòng nhân hậu. Điều này đáng quý với một vị quân chủ chuyên chế trong thời kỳ chế độ Trung ương tập quyền. ( Thật ra phương đông chế độ hầu như là trung ương tập quyền, quân chủ chuyên chế mà không phải chế độ phong kiến, tác giả sẽ có một bài nói về chuyện này sau).
Tác giả :
KennyNguyen