Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt
Chương 122: Ngoài dự liệu
Đặc trưng nhất của kiến trúc các thành trì thời nhà Nguyễn đó là họ xây dựng theo lối kiến trúc phòng ngự kiểu Vauban. Kiến trúc Vauban được thiết kế bởi Sébastien Le Prestre, Lãnh chúa xứ Vauban nước Pháp ( 1663-1707). Kiến trúc đặc trưng của Vauban đó là thành trì thay vì xây hình vuông, hình chữ nhật hay hình tròn thì sẽ được xây bởi hình ngôi sao nhiều cánh với nhiều lớp chồng lên nhau. Tất nhiên khi Vauban lai nhập vào Đại Nam thì đã được biến tấu đi để phù hợp với lý niệm của người Việt. Nhưng về cơ bản thì tất cả các thành trì thời Nguyễn đều được cho xây dựa trên lối kiến trúc trên.
Kến trúc Vauban còn có một điểm khá đặc biệt đó là hệ thống hào bảo vệ mặt ngoài của thành trì với hào chính đồng tâm được nối bởi các đường giao thông hào zic zac để tránh làn đạn trực tiếp. Mỗi hào có thể đưa bộ binh đến hết chiều ngang của mặt pháo đài và được bảo vệ bằng các đồn nằm ở hai bên đầu hào. Hào ngoài cùng nằm ngoài tầm bắn của quân trong thành và chịu được một cuộc tấn công bọc hậu; hào trong cùng nằm ngay dưới dốc chân thành.
Vauban kiến trúc có thể tưởng tượng như một tờ giấy bị vò nhầu nhĩ. Tuy nhìn thì diện tích có vẻ thu nhỏ lại nhưng khi trải ra thì thực tế diện tích không thay đổi. Chính cấu trúc này sẽ khiến việc hấp thu sức tấn công của kẻ công thành bị hấp thu một cách triệt để. Và nó đã thực sự thành công vào thời kì mà pháo đại bác chưa phát triển. Một tòa thành trì dù có kiên cố đến đâu cũng sẽ bị công phá nếu như chỉ phòng thủ mà thôi. Nhưng học thuyết của Vauban đó là hi sinh một hay một vài tòa thành trì để bào mòn đến giọt cuối cùng của sinh lực địch nhân. Và nó đã thực sự chứng minh được sự thành công của mình vào thế kỉ 17, đầu 18 tại Châu Âu. Minh chứng rõ nhất là đến hơn 20 tòa thành Vauban được xây dựng khắp nước Pháp.
Kinh thành Huế gồm 3 vòng thành (Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành). Vòng thành ngoài được xây theo kiểu Vauban, là phần kiến trúc quân sự quan trọng nhất. Phía ngoài Kinh thành là hệ thống hào bao quanh bốn mặt. Cách hào khoảng 200m phía ngoài là hệ thống sông Hộ thành. Đây là con sông đào bao bọc Kinh thành ở ba mặt trái, phải và sau, rồi tất cả đổ ra sông Hương phía trước Kinh thành.
Hoàng thành là nơi tập trung các cơ quan đầu não của triều Nguyễn, có dạng hình chữ nhật với kích thước 606x622m3, tường cao 4m. Hoàng thành có bốn cửa ra vào, có hồ Kim Thủy bao quanh. Tử cấm thành nằm bên trong Hoàng thành, phía sau điện Thái Hòa. Đây là nơi dành cho vua và gia đình. Tử cấm thành có kích thước 324x290m, tường cao 3,72m.
Tất nhiên kiến trúc VauBan sẽ được xây dựng cho tất cả các Tỉnh Thành thuộc triều Nguyễn với quy mô, kết cấu đồng nhất. Về tường thành thì tất cả đều là tường đất ốp gạch hay ốp đá hoa cương tùy theo kinh tế của địa phương. Về đến Phủ thành hay huyện thành thì lại quay về với kiến trúc phương Đông. Thành trơn tru hình vuông hoặc chữ nhật với tường đắp đất hoặc chỉ là hàng rào tre, gỗ.
Nói sơ lược một chút về kiến trúc để hình dung ra một cách rõ ràng cuộc chính biến của quân Trương Đăng Trụ, Nguyễn Hùng, Lê Binh, và Lê Sĩ đang chỉ huy.
Ngay trong đêm thì Trương Đăng Trụ đã cho quân bao vây doanh Nam Kinh quân với thế sấm vang chớp giật mà bắt lấy Nguyễn Văn Vũ rồi chém đầu tế cờ. Nguyễn Văn Vũ chính là một trong những người thuộc Sơn Đông học xã hội thơ của Đoàn Hữu Trưng. Cũng chính là một trong những người tham gia binh biến vào gần ba tháng trước.
Nguyễn Hùng, Lê Binh, và Lê Sĩ ngay lập tức không khó khăn gì mà “khống chế” được Nam doanh.
Lúc này nhóm phản quân binh chia hai lộ mà tấn công Hoàng thành Huế. Tất nhiên họ là những người thủ vòng ngoài cùng được Xây theo kiểu Vuban, chính vì vậy coi như họ bỏ qua được cái vị trí khó nhằn này mà chỉ cần công phá hai lớp thành còn lại là Hoàng Thành và Tử Cấm Thành mà thôi.
Đêm tối lờ mờ, bỗng nhiên cửa Đông và cửa nam của Hoàng Thành bỗng nhiên đèn đuốc sáng chưng, tiếng người hô ngựa hí vang vọng. Dưới đầu thành thì phản quân đã “đông” nghèn nghẹt rồi.
Thật ra chỉ có thể khen đội quân dưới trướng của Trương Đăng Trụ cũng như Nguyễn Hùng, Lê Binh, và Lê Sĩ một chữ đông mà thôi. Nhưng nếu đếm kĩ thì doanh của Trương Đăng Trụ cũng chẳng đủ 20 ngàn người mà chỉ có tầm 15 ngàn mà thôi. Tương tự Nguyễn Hùng, Lê Binh, và Lê Sĩ cũng chỉ có 10 ngàn quân. Trong đó chỉ có một số ít quân nhìn có vẻ thực sụ tinh nhuệ thiện chiến ví như Trương Đăng Trụ có tầm 5 ngàn quân thiện chiến thực sự, còn con số này ở phe bên cạnh thì cũng đến 3-4 ngàn là cùng.
Số còn lại thì sao? Nhìn qua động tác lóng ngóng cầm binh khí cũng như đội ngũ nhốn nháo của họ thì có thể thấy được rằng những người này chỉ là được phát binh khí cấp thời mà ra trận thôi.
Tại sao nhân danh 10 vạn Kinh quân tinh nhệ của Đại Nam mà như một đám ô hợp như vậy. Thật ra đây là sự thật đáng buồn, đáng đau lòng, và cũng thật xấu hổ. Quân đội Đại Nam đã xuống dốc thảm hại từ lâu rồi. Có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến sự xuống dốc này mà nói đi nói lại cũng thấy nhàm chán.
Việc binh biến ngày hôm nay nhưng lại khiến chúng ta lật lại toàn bộ các dữ kiện để có một cách nhìn thực tế, khách quan và cũng là cái nhìn chân thực nhất về đội quân bảo vệ cho Đại Nam đế quốc. Và tại cả một đất nước mười mấy triệu người lại bị vài ngàn ngoại xâm từ xa đến cả vạn dặm đánh cho tơi tả.
Năm 1857, Ngay sau khi nhận được tin cấp báo về việc Pháp nổ súng đánh vào Đà Nẵng, vua Tự Đức đã cấp tốc xuống chiếu sai Lê Đình Lý lĩnh chức Thống soái và Phan Khắc Thuận lãnh chức Tham tán quân vụ, cùng với Vệ uý là Lê Xuân, Nguyễn Nhàn, Trương Linh, Tôn Thất Ân, Tôn Thất Chung, Hiệp quản là Bùi Ân, Nguyễn Huy, Hồ Ba đem 2.000 quân Cấm binh đi tăng cường cho lực lượng đang trấn giữ ở Đà Nẵng.
Mặc dù chiến sự diễn ra cách kinh thành Huế không xa nhưng triều đình nhà Nguyễn chỉ có thể điều động được khoảng 2.000 quân tăng cường cho mặt trận ðà Nẵng. điều đó cho thấy sự thiếu hụt nghiêm trọng về mặt lực lượng của quân đội nhà Nguyễn.
Dưới thời Thiệu Trị một cuộc khởi nghĩa be bé trong Hậu Giang mà triều đình có thể phái đến gần vạn quân đi đàn áp. Nhưng đến thời Tự Đức giặc đánh đến ngay trước mặt mà cũng chỉ điều động được 2 ngàn quân. Điều này đã nói lên tất cả, phải nói là Tự Đức ông cũng có những mặt rất đáng trách, nhất là về mặt quân sự.
Tất nhiên Tự Đức là một người chăm chỉ cần cù và cũng chịu học hỏi nên trong lịch sử sau lần nguy cơ tại Đà Nẵng thì Tự Đức đã cho thay đổi sách lược. Đương cử theo người Pháp thì đến năm 1881 nhà Nguyễn có đến 70 ngàn quân chính quy, đấy là một sự tiến bộ đáng kể vì đây là chưa tính quân địa phương.
Chính vì sự thay đổi của Tự Đức trong lịch sử thật mà nhờ đó, quân đội nhà Nguyễn ở một số thời điểm nhất định đã chiến đấu rất kiên cường, anh dũng, cản được bước tiến của kẻ thù, khiến chúng phải mất tới 26 năm mới hoàn thành được việc đô hộ hoàn toàn nước ta.
Nói đi để nói lại về nhánh quân đang làm đảo chính lúc này tại sao có được binh lực tệ bạc như vậy. Họ chính là “Kinh quân” được chiêu nạp thêm một cách nhanh chóng để bổ xung sao cho đầy đủ con số 10 vạn kinh quân trong “truyền thuyết” kia. Sau trận chiến Đà Nẵng thì vua Tự Đức đã cho tăng cường quân bị và không tiếc tiền chiêu mộ thanh niên trai tráng vùng “Trực Đãi” để tăng binh. Kết quả là từ năm 1859- 1861 thực tế số lượng Kinh quân đã tăng lên gần bằng với số lượng yêu cầu 10 vạn. Nhưng chất lượng thì phải bàn lại. Trong khi đó anh Diệu lại chọn mẹ nó ra 15 ngàn tên mạnh nhất để vào Nam đánh Pháp. Chính vì lý do đó Kinh quân ở Huế chỉ là cái vỏ mà thôi.
Chuyện này cũng lý giải tại sao con mẹ nó phản quân của Đoàn Hữu Trực là 300 binh súng “Tây” cộng thêm 3000 nông dân cầm vũ khí có thể dễ dàng chiếm Tử Cấm Thành và Hoàng Thành. Tất cả đều có lý do của nó cả mà không phải tự nhiên sinh ra.
Khoan hãy nói đến chuyện quân Đại Nam đang gà nhà đá nhau mà đánh ầm ầm bên cửa Hoàng Thành. Lúc này hạm đội Vạn Ninh đã đi đến Thanh Hóa rồi. Hạm đội này không ngờ thuần một màu thuyền hơi nước của Phương tây. Bao gồm 5 trung hạm là 32 tiểu Hạm. Trên hạm đội này lại thuần một màu quân chính quy Vạn Ninh. Tức là quân chủ lực thiện chiến nhất của Vạn Ninh mà không phải địa chủ binh gì cả. Không ngờ Diêu thiếu ngày đêm dẫn địa chủ binh về Vạn Ninh cuối cùng lại phải để họ lại đây phối hợp cùng 3000 tân binh Vạn Ninh để thủ nơi này. Còn bản thân hắn lại thay đổi kế hoạch mà mang đi tinh nhuệ nhất của Vạn Ninh.
Đội chiến hạm này phần đa là của quân Phổ bởi lẽ theo hợp đồng họ đã bán đứt cái hạm đội này cộng thêm một nửa hạm đội đang trên dường đến Phương Đông cho Vạn Ninh. Tất nhiên cả tháng qua là hải quân Phổ đang luyện tậ cho hải quân Vạn Ninh cách thao tác các chiến Hạm mới. Nhưng thật ra họ chưa mấy thuần thục cho lắm. Nhưng Diêu thiếu không còn cách nào khác, hắn đành không trâu bắt chó đi cày mà xuất động đủ ba ngàn hải quân Vạn Ninh tinh nhuệ nhất này đi vào Huế. Mọi kế hoạch luôn có khe hở, và luôn luôn không thể lường trước được biến hóa.
Tình thế có vẻ không còn nằm trong sự khống chế của Diêu thiếu nữa rồi, hắn đang thầm mong mình sẽ tới nơi kịp lúc, nếu không thì Đại Nam chấm dứt từ đây và người dân Việt sẽ chìm trong loạn lạc vô bờ bến.
Bốn trung hạm của người Phổ bao gồm SMS Glaube, SMS Gewinnen, SMS Macht, SMS Schlacht. Tất cả chúng đều được đóng vào những năm thập niên 1840-1850 với cùng một quy cách. Dài 53,21 m, rộng, 11,90 m, cao 6,60m, trọng tải cửa chúng thấp hơn chiếm hạm của quân Anh, Pháp cùng phân khúc, chỉ rơi vào tầm 1000 tấn mà thôi. Động cơ hơi nước bốn lò hơi công suất 600 mã lưc, vận tốc 10,2 km/ giờ. So sánh ra thì chiến hạm của Phổ kém hơn không ít so vơi Pháp, về vận tốc cũng như trọng tải. Nhưng không phải tàu Phổ không có ưu điểm, lớp thiết giáp của chúng dày đến 77mm. Và dường như với một loạt đại bác Krupp kiểu mới hai bên thân tàu cũng khiến cho sức mạnh tấn công của chúng rất đáng nể.
28 tiểu chiến hạm của Đức thì có những cái tên cực kì thực dụng đặc chưng của họ. Tên của chúng chỉ là Prussia XX. XX chính là số thứ tự mà thôi. Những tiểu hạm Prussia XX quả thật kém quá nhiều tiểu hạm đồng nhiệm của người Pháp. Đương cử lúc này có bốn tiểu chiến Hạm pháp đang đồng hành cùng chúng. Trong khi vận tốc của các tiểu chiến hạm Pháp là 25km/ giờ ( tập trước tác nói 35 là sai vi lỗi quy đổi từ hải lý qua km/giờ, thành thật xin lỗi quý vị). nhưng tốc độ của các tiểu hạm Prussia chỉ rơi vào tầm 19,3 km/ giờ. Tất nhiên Prussia tiểu hạ vẫn có lớp bọc thép dày hơn của Pháp, đây là tâm lý của người Đức rồi, thiết giáp là phải dày, chạy chậm chút không sao, quan trọng nhất là khả năng sinh tồn. Tất nhiên vì tư tưởng này mà chiến hạm của họ trở thành bia tập bắn của liên quân trong WWI.
Kến trúc Vauban còn có một điểm khá đặc biệt đó là hệ thống hào bảo vệ mặt ngoài của thành trì với hào chính đồng tâm được nối bởi các đường giao thông hào zic zac để tránh làn đạn trực tiếp. Mỗi hào có thể đưa bộ binh đến hết chiều ngang của mặt pháo đài và được bảo vệ bằng các đồn nằm ở hai bên đầu hào. Hào ngoài cùng nằm ngoài tầm bắn của quân trong thành và chịu được một cuộc tấn công bọc hậu; hào trong cùng nằm ngay dưới dốc chân thành.
Vauban kiến trúc có thể tưởng tượng như một tờ giấy bị vò nhầu nhĩ. Tuy nhìn thì diện tích có vẻ thu nhỏ lại nhưng khi trải ra thì thực tế diện tích không thay đổi. Chính cấu trúc này sẽ khiến việc hấp thu sức tấn công của kẻ công thành bị hấp thu một cách triệt để. Và nó đã thực sự thành công vào thời kì mà pháo đại bác chưa phát triển. Một tòa thành trì dù có kiên cố đến đâu cũng sẽ bị công phá nếu như chỉ phòng thủ mà thôi. Nhưng học thuyết của Vauban đó là hi sinh một hay một vài tòa thành trì để bào mòn đến giọt cuối cùng của sinh lực địch nhân. Và nó đã thực sự chứng minh được sự thành công của mình vào thế kỉ 17, đầu 18 tại Châu Âu. Minh chứng rõ nhất là đến hơn 20 tòa thành Vauban được xây dựng khắp nước Pháp.
Kinh thành Huế gồm 3 vòng thành (Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành). Vòng thành ngoài được xây theo kiểu Vauban, là phần kiến trúc quân sự quan trọng nhất. Phía ngoài Kinh thành là hệ thống hào bao quanh bốn mặt. Cách hào khoảng 200m phía ngoài là hệ thống sông Hộ thành. Đây là con sông đào bao bọc Kinh thành ở ba mặt trái, phải và sau, rồi tất cả đổ ra sông Hương phía trước Kinh thành.
Hoàng thành là nơi tập trung các cơ quan đầu não của triều Nguyễn, có dạng hình chữ nhật với kích thước 606x622m3, tường cao 4m. Hoàng thành có bốn cửa ra vào, có hồ Kim Thủy bao quanh. Tử cấm thành nằm bên trong Hoàng thành, phía sau điện Thái Hòa. Đây là nơi dành cho vua và gia đình. Tử cấm thành có kích thước 324x290m, tường cao 3,72m.
Tất nhiên kiến trúc VauBan sẽ được xây dựng cho tất cả các Tỉnh Thành thuộc triều Nguyễn với quy mô, kết cấu đồng nhất. Về tường thành thì tất cả đều là tường đất ốp gạch hay ốp đá hoa cương tùy theo kinh tế của địa phương. Về đến Phủ thành hay huyện thành thì lại quay về với kiến trúc phương Đông. Thành trơn tru hình vuông hoặc chữ nhật với tường đắp đất hoặc chỉ là hàng rào tre, gỗ.
Nói sơ lược một chút về kiến trúc để hình dung ra một cách rõ ràng cuộc chính biến của quân Trương Đăng Trụ, Nguyễn Hùng, Lê Binh, và Lê Sĩ đang chỉ huy.
Ngay trong đêm thì Trương Đăng Trụ đã cho quân bao vây doanh Nam Kinh quân với thế sấm vang chớp giật mà bắt lấy Nguyễn Văn Vũ rồi chém đầu tế cờ. Nguyễn Văn Vũ chính là một trong những người thuộc Sơn Đông học xã hội thơ của Đoàn Hữu Trưng. Cũng chính là một trong những người tham gia binh biến vào gần ba tháng trước.
Nguyễn Hùng, Lê Binh, và Lê Sĩ ngay lập tức không khó khăn gì mà “khống chế” được Nam doanh.
Lúc này nhóm phản quân binh chia hai lộ mà tấn công Hoàng thành Huế. Tất nhiên họ là những người thủ vòng ngoài cùng được Xây theo kiểu Vuban, chính vì vậy coi như họ bỏ qua được cái vị trí khó nhằn này mà chỉ cần công phá hai lớp thành còn lại là Hoàng Thành và Tử Cấm Thành mà thôi.
Đêm tối lờ mờ, bỗng nhiên cửa Đông và cửa nam của Hoàng Thành bỗng nhiên đèn đuốc sáng chưng, tiếng người hô ngựa hí vang vọng. Dưới đầu thành thì phản quân đã “đông” nghèn nghẹt rồi.
Thật ra chỉ có thể khen đội quân dưới trướng của Trương Đăng Trụ cũng như Nguyễn Hùng, Lê Binh, và Lê Sĩ một chữ đông mà thôi. Nhưng nếu đếm kĩ thì doanh của Trương Đăng Trụ cũng chẳng đủ 20 ngàn người mà chỉ có tầm 15 ngàn mà thôi. Tương tự Nguyễn Hùng, Lê Binh, và Lê Sĩ cũng chỉ có 10 ngàn quân. Trong đó chỉ có một số ít quân nhìn có vẻ thực sụ tinh nhuệ thiện chiến ví như Trương Đăng Trụ có tầm 5 ngàn quân thiện chiến thực sự, còn con số này ở phe bên cạnh thì cũng đến 3-4 ngàn là cùng.
Số còn lại thì sao? Nhìn qua động tác lóng ngóng cầm binh khí cũng như đội ngũ nhốn nháo của họ thì có thể thấy được rằng những người này chỉ là được phát binh khí cấp thời mà ra trận thôi.
Tại sao nhân danh 10 vạn Kinh quân tinh nhệ của Đại Nam mà như một đám ô hợp như vậy. Thật ra đây là sự thật đáng buồn, đáng đau lòng, và cũng thật xấu hổ. Quân đội Đại Nam đã xuống dốc thảm hại từ lâu rồi. Có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến sự xuống dốc này mà nói đi nói lại cũng thấy nhàm chán.
Việc binh biến ngày hôm nay nhưng lại khiến chúng ta lật lại toàn bộ các dữ kiện để có một cách nhìn thực tế, khách quan và cũng là cái nhìn chân thực nhất về đội quân bảo vệ cho Đại Nam đế quốc. Và tại cả một đất nước mười mấy triệu người lại bị vài ngàn ngoại xâm từ xa đến cả vạn dặm đánh cho tơi tả.
Năm 1857, Ngay sau khi nhận được tin cấp báo về việc Pháp nổ súng đánh vào Đà Nẵng, vua Tự Đức đã cấp tốc xuống chiếu sai Lê Đình Lý lĩnh chức Thống soái và Phan Khắc Thuận lãnh chức Tham tán quân vụ, cùng với Vệ uý là Lê Xuân, Nguyễn Nhàn, Trương Linh, Tôn Thất Ân, Tôn Thất Chung, Hiệp quản là Bùi Ân, Nguyễn Huy, Hồ Ba đem 2.000 quân Cấm binh đi tăng cường cho lực lượng đang trấn giữ ở Đà Nẵng.
Mặc dù chiến sự diễn ra cách kinh thành Huế không xa nhưng triều đình nhà Nguyễn chỉ có thể điều động được khoảng 2.000 quân tăng cường cho mặt trận ðà Nẵng. điều đó cho thấy sự thiếu hụt nghiêm trọng về mặt lực lượng của quân đội nhà Nguyễn.
Dưới thời Thiệu Trị một cuộc khởi nghĩa be bé trong Hậu Giang mà triều đình có thể phái đến gần vạn quân đi đàn áp. Nhưng đến thời Tự Đức giặc đánh đến ngay trước mặt mà cũng chỉ điều động được 2 ngàn quân. Điều này đã nói lên tất cả, phải nói là Tự Đức ông cũng có những mặt rất đáng trách, nhất là về mặt quân sự.
Tất nhiên Tự Đức là một người chăm chỉ cần cù và cũng chịu học hỏi nên trong lịch sử sau lần nguy cơ tại Đà Nẵng thì Tự Đức đã cho thay đổi sách lược. Đương cử theo người Pháp thì đến năm 1881 nhà Nguyễn có đến 70 ngàn quân chính quy, đấy là một sự tiến bộ đáng kể vì đây là chưa tính quân địa phương.
Chính vì sự thay đổi của Tự Đức trong lịch sử thật mà nhờ đó, quân đội nhà Nguyễn ở một số thời điểm nhất định đã chiến đấu rất kiên cường, anh dũng, cản được bước tiến của kẻ thù, khiến chúng phải mất tới 26 năm mới hoàn thành được việc đô hộ hoàn toàn nước ta.
Nói đi để nói lại về nhánh quân đang làm đảo chính lúc này tại sao có được binh lực tệ bạc như vậy. Họ chính là “Kinh quân” được chiêu nạp thêm một cách nhanh chóng để bổ xung sao cho đầy đủ con số 10 vạn kinh quân trong “truyền thuyết” kia. Sau trận chiến Đà Nẵng thì vua Tự Đức đã cho tăng cường quân bị và không tiếc tiền chiêu mộ thanh niên trai tráng vùng “Trực Đãi” để tăng binh. Kết quả là từ năm 1859- 1861 thực tế số lượng Kinh quân đã tăng lên gần bằng với số lượng yêu cầu 10 vạn. Nhưng chất lượng thì phải bàn lại. Trong khi đó anh Diệu lại chọn mẹ nó ra 15 ngàn tên mạnh nhất để vào Nam đánh Pháp. Chính vì lý do đó Kinh quân ở Huế chỉ là cái vỏ mà thôi.
Chuyện này cũng lý giải tại sao con mẹ nó phản quân của Đoàn Hữu Trực là 300 binh súng “Tây” cộng thêm 3000 nông dân cầm vũ khí có thể dễ dàng chiếm Tử Cấm Thành và Hoàng Thành. Tất cả đều có lý do của nó cả mà không phải tự nhiên sinh ra.
Khoan hãy nói đến chuyện quân Đại Nam đang gà nhà đá nhau mà đánh ầm ầm bên cửa Hoàng Thành. Lúc này hạm đội Vạn Ninh đã đi đến Thanh Hóa rồi. Hạm đội này không ngờ thuần một màu thuyền hơi nước của Phương tây. Bao gồm 5 trung hạm là 32 tiểu Hạm. Trên hạm đội này lại thuần một màu quân chính quy Vạn Ninh. Tức là quân chủ lực thiện chiến nhất của Vạn Ninh mà không phải địa chủ binh gì cả. Không ngờ Diêu thiếu ngày đêm dẫn địa chủ binh về Vạn Ninh cuối cùng lại phải để họ lại đây phối hợp cùng 3000 tân binh Vạn Ninh để thủ nơi này. Còn bản thân hắn lại thay đổi kế hoạch mà mang đi tinh nhuệ nhất của Vạn Ninh.
Đội chiến hạm này phần đa là của quân Phổ bởi lẽ theo hợp đồng họ đã bán đứt cái hạm đội này cộng thêm một nửa hạm đội đang trên dường đến Phương Đông cho Vạn Ninh. Tất nhiên cả tháng qua là hải quân Phổ đang luyện tậ cho hải quân Vạn Ninh cách thao tác các chiến Hạm mới. Nhưng thật ra họ chưa mấy thuần thục cho lắm. Nhưng Diêu thiếu không còn cách nào khác, hắn đành không trâu bắt chó đi cày mà xuất động đủ ba ngàn hải quân Vạn Ninh tinh nhuệ nhất này đi vào Huế. Mọi kế hoạch luôn có khe hở, và luôn luôn không thể lường trước được biến hóa.
Tình thế có vẻ không còn nằm trong sự khống chế của Diêu thiếu nữa rồi, hắn đang thầm mong mình sẽ tới nơi kịp lúc, nếu không thì Đại Nam chấm dứt từ đây và người dân Việt sẽ chìm trong loạn lạc vô bờ bến.
Bốn trung hạm của người Phổ bao gồm SMS Glaube, SMS Gewinnen, SMS Macht, SMS Schlacht. Tất cả chúng đều được đóng vào những năm thập niên 1840-1850 với cùng một quy cách. Dài 53,21 m, rộng, 11,90 m, cao 6,60m, trọng tải cửa chúng thấp hơn chiếm hạm của quân Anh, Pháp cùng phân khúc, chỉ rơi vào tầm 1000 tấn mà thôi. Động cơ hơi nước bốn lò hơi công suất 600 mã lưc, vận tốc 10,2 km/ giờ. So sánh ra thì chiến hạm của Phổ kém hơn không ít so vơi Pháp, về vận tốc cũng như trọng tải. Nhưng không phải tàu Phổ không có ưu điểm, lớp thiết giáp của chúng dày đến 77mm. Và dường như với một loạt đại bác Krupp kiểu mới hai bên thân tàu cũng khiến cho sức mạnh tấn công của chúng rất đáng nể.
28 tiểu chiến hạm của Đức thì có những cái tên cực kì thực dụng đặc chưng của họ. Tên của chúng chỉ là Prussia XX. XX chính là số thứ tự mà thôi. Những tiểu hạm Prussia XX quả thật kém quá nhiều tiểu hạm đồng nhiệm của người Pháp. Đương cử lúc này có bốn tiểu chiến Hạm pháp đang đồng hành cùng chúng. Trong khi vận tốc của các tiểu chiến hạm Pháp là 25km/ giờ ( tập trước tác nói 35 là sai vi lỗi quy đổi từ hải lý qua km/giờ, thành thật xin lỗi quý vị). nhưng tốc độ của các tiểu hạm Prussia chỉ rơi vào tầm 19,3 km/ giờ. Tất nhiên Prussia tiểu hạ vẫn có lớp bọc thép dày hơn của Pháp, đây là tâm lý của người Đức rồi, thiết giáp là phải dày, chạy chậm chút không sao, quan trọng nhất là khả năng sinh tồn. Tất nhiên vì tư tưởng này mà chiến hạm của họ trở thành bia tập bắn của liên quân trong WWI.
Tác giả :
KennyNguyen