Xuyên Thời Không, Là Bạn Hay Đối Thủ
Chương 70: Nam quốc sơn hà nam đế cư
Duyệt binh đã xong, mọi thứ sẵn sàng đâu vào đấy. Phương Chí Viễn với vai trò chủ tướng dẫn mười vạn đại quân khởi hành lên đường. Theo phân tích trên bản đồ thì có hai con đường đi đến Đại Nam, bao gồm đường bộ và đường thủy. Với thế mạnh thủy chiến nhiều năm trời, tất nhiên Yên Trường Quốc sẽ chọn phương án này làm thế trận chủ lực để giành thắng lợi. Song, linh tính mách bảo Chí Viễn không nên chỉ chọn duy nhất một lộ trình là con sông Hoàng Giang. Lỡ như không may phát sinh biến cố bất ngờ, đồng minh ẩn mặt hiện thân và cùng bọn người Đại Nam kia kẹp chặt quân ta ở giữa vòng vây thì sẽ trở tay không kịp và thất bại thảm hại là không thể nào tránh khỏi. Vì vậy, sau khi đã bàn bạc cẩn thận, Chí Viễn quyết định giao một nửa binh sĩ cho Thẩm tướng quân, men theo đường sông tiến vào thủy phận nước Đại Nam trước. Và bản thân sẽ dẫn theo nửa đội quân còn lại tiếp tục theo đường bộ thẳng tiến, đáp trả hành động ngang ngược khiêu chiến của bọn người Đại Nam kia.
Đội quân đi miệt mài hết cả ngày, đêm đến sẽ dựng lều trại nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe. Lúc này, Vân Ngọc cũng đã cải trang thành một nam nhân luống tuổi, trên mặt có một hàm râu hơi dài, làm quân y theo sát chủ tướng. Ngay cả chỗ ngủ cũng được sắp xếp chung lều bạt với chủ tướng. Ban đầu mọi người còn suy đoán vì sao lão quân y này lại nhận được đãi ngộ to lớn như thế. Về sau họ chỉ có thể kết luận có lẽ do người nọ y thuật cao minh, lại tuổi cao sức không còn bền bỉ mà vẫn vì nước quên thân, quyết lòng cống hiến cho đất nước nên mới được ưu ái như thế. Chỉ có một mình Chí Viễn biết thân phận thực sự của nàng, sao có thể để nàng ngủ ở nơi khác, lỡ chẳng may bị một nam nhân nào đó phát hiện rồi sàm sỡ nàng, thì hắn làm sao mà chịu được chứ.
Còn đối với Vân Ngọc, trước đây cô không quen ngủ trong phòng mà có người khác phái. Chỉ là trải qua mấy phen, có khi là đào tẩu bị nam nhân này bắt về quản thúc, có khi là dùng lý do bảo vệ cô khỏi nguy hiểm mà hai người đã từng ngủ chung một phòng, nhưng nằm cách xa nhau. Hiện tại là chung một lều bạt, cô gái nhỏ cũng đã có thể tạm chấp nhận, không cảm thấy quá gay gắt, khó chịu như buổi đầu nữa. Mà lần này lên đường xuất chinh, nơi đây tất cả đều là nam nhân, cũng không an toàn cho lắm, vì vậy có hắn bên cạnh bảo vệ thì đúng là quá tốt rồi.
Đêm trong lều nhỏ, Chí Viễn nằm một góc, một góc khác là Vân Ngọc trong dáng vẻ già nua vẫn còn nguyên lớp cải trang. Mỗi khi trở giấc, hắn lại đánh ánh mắt về phía nàng để xem nàng ngủ có an ổn hay không? Bởi dẫu sao nàng cũng vẫn là nữ nhi yếu đuối, việc đi cùng hắn ra chiến trường chính là chịu đựng nhiều thiệt thòi. Hắn xót xa thay cho nàng vậy mà bản thân nàng chưa một lần than thở, vẫn cứ mạnh mẽ không nề hà gian khổ, chỉ muốn dùng y thuật cống hiến một phần sức lực cho trận chiến lần này. Hắn nhìn nàng thầm nghĩ, phải chăng chính vì điểm đặc biệt này của nàng mà trước kia hắn bắt đầu bị cuốn hút, sau thì không thể dứt ra được, cam tâm tình nguyện mang cả trái tim và linh hồn trao hết cho nàng, chỉ một mình nàng mà thôi.
******************************
Cũng trong lúc này, hoàng đế Hàn Thừa Vĩ đã dốc toàn lực, hạ lệnh cho cấp dưới làm đêm làm ngày, dựng nên một bãi địa cọc cũng tương đối ổn thỏa. Còn Trà Ngân thì gọi riêng hai nam tử có thể nín thở lâu dưới nước, được tuyển lựa trong số những người giỏi tài bơi lặn lần trước, phân công nhiệm vụ cụ thể cho họ. Vấn đề còn lại, ai sẽ là chủ tướng lãnh binh ra trận lần này?
Vốn dĩ người đưa ra chủ ý của thế trận ảo diệu kia là Trà Ngân, nàng lại thông minh ưu tú nên Thừa Vĩ rất coi trọng mỗi một ý kiến dù là nhỏ nhất của nàng. Từng vấn đề nàng nhắc đến đều đúng ngay trọng điểm, luôn khiến hắn phải trầm trồ thán phục. Hiện tại, nàng đang phân tích cho hắn thấy, nếu như nhân tuyển được chọn lựa làm chủ tướng không nắm rõ về thế cục đã được bày binh bố trận để ứng chiến cho thích hợp, thì mọi công sức chuẩn bị đều sẽ đổ sông đổ biển. Vì vậy, cô gái nhỏ mạnh dạn đề nghị được trở thành quân sư, theo sau chủ tướng để quan sát tỉ mỉ, và bảo đảm trận chiến sẽ không mảy may xảy ra sai sót nào.
Thừa Vĩ cẩn thận suy ngẫm lại những điều Trà Ngân vừa nói, quả thực không sai chút nào. Cục diện sắp bày lần này chính là cơ hội cân bằng lực lượng sau trận thua tan tác của hoàng thúc và Trịnh Tử Kiên. Có thể nói, nếu lần này lại thất bại thì chắc chắn cái tên nước Đại Nam sẽ bị xóa sổ khỏi bản đồ, trở thành những kẻ lưu vong hèn mọn, muôn người chịu cảnh lầm than. Thế cho nên, trong cuộc chiến sắp tới chỉ có thể giành thắng lợi, hắn thực sự không yên tâm giao phó sứ mệnh cao cả này cho một người nào đó không đáng tin cậy. Bản thân hắn cũng không muốn Trà Ngân một thân nữ nhi xông pha trong cảnh "dầu sôi lửa bỏng" mà không có hắn bảo vệ. Bất giác một ý niệm xuất hiện trong đầu, thôi thúc hắn tự mình xuất chinh, dùng thắng lợi bình định những kẻ chưa thực tâm quy thuận hoàng quyền trong tay hắn. Đã có quyết định, lòng Thừa Vĩ sục sôi chí lớn, hạ bút chiếu cáo thiên hạ. Hắn thề với trời, quyết không tha cho đám người Yên Trường Quốc cuồng ngạo, đầy dã tâm kia, nợ máu ắt phải trả bằng máu.
Khi tin tức hoàng đế tự mình xuất chinh truyền xuống toàn dân, bách tính trăm họ ngỡ ngàng, phần nhiều là kính phục. Đường đường là bậc đế vương cao cao tại thượng, lại có thể không ngại khó ngại khổ, không màng nguy hiểm chỉ mong đổi lấy cuộc sống quốc thái dân an cho mọi người. Hình tượng vị bạo quân trước đó được lưu truyền trong dân gian, vì lần này mà hoàn toàn thay đổi, trở thành tấm gương kiên cường nghĩa đảm, là vị anh hùng tài ba xuất chúng trong lòng người dân Đại Nam.
Và tin này truyền tới tai Trấn Nam vương gia, hắn cảm thấy vô cùng hài lòng. Mục đích ép tên Thừa Vĩ ra trận đã hoàn thành. Giờ chỉ còn chờ đến khi tiểu tử kia tử trận, hắn là vương gia cùng họ, mà đế vương lại chưa có con nối dõi, vương vị rơi vào tay hắn là chuyện chắc chắn, không cần bàn cãi nữa rồi. Đến khi đó, hắn sẽ đưa người mình yêu thương quay về bên cạnh và tặng cho nàng vị trí mẫu nghi thiên hạ, cùng nhau cai trị giang sơn hùng mạnh này.
Ngồi tưởng tượng đến thắng lợi đã gần trong tầm tay, Ngạo Thiên cười to sảng khoái, sai người mang một bình rượu thượng phẩm Ô Trình tửu ra thưởng thức, xem như uống mừng một chặng đường hao tâm tổn trí bày mưu tính kế, cuối cùng cũng sắp thu được thành quả ngọt ngào. Ngạo Thiên hắn dự tính, sau khi hoàng đế xuất chinh, sẽ lập tức đưa Trà Ngân ra khỏi hoàng cung, chờ khi hắn chính thức đăng cơ, sẽ trực tiếp sắc lập nàng làm hoàng hậu. Nào có ngờ, sự đời không như hắn nghĩ. Khi đế vương xuất trận, Trà Ngân cũng đi theo, mà còn là một nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại của trận thủy chiến này.
Sau mấy ngày lênh đênh trên dòng sông Hoàng Giang, đội quân của Thẩm tướng quân cũng đã tiến vào thủy phận của nước Đại Nam. Suốt thời gian dựng địa cọc, Trà Ngân kiến nghị đế vương cho một đội quân tuần tra trên sông, nếu có bất cứ động tĩnh nào sẽ lập tức thực thi kế hoạch đã bàn trước đó. Thật may đội quân Yên Trường Quốc không đến quá nhanh như Trà Ngân và Thừa Vĩ đã nghĩ. Bọn họ vẫn kịp dựng được một bãi cọc kha khá cho mục đích phục kích quân giặc hung tàn.
Trận địa bố trí ổn thỏa bảy tám phần, quy mô không sánh bằng với trận Bạch Đằng trong lịch sử Việt Nam vì thời gian chuẩn bị là hạn hẹp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, do Trà Ngân còn dự phòng thêm một phương án cho người đục thủng thuyền giặc, nên cũng cảm thấy khá tự tin khi bước vào cuộc chiến cùng bọn người Yên Trường Quốc. Áng chừng thời gian thích hợp, Hàn Thừa Vĩ cùng Trà Ngân xuất phát lên thuyền, chờ đợi mục tiêu đến. Đội tuần tra trên sông Hoàng Giang được Trà Ngân yêu cầu thường xuyên theo dõi để nắm rõ thời điểm xuất hiện của giặc ngoại xâm, vậy nên vừa nhác thấy chiếc thuyền chiến thấp thoáng xa xa, đội quân đã lập tức đưa tin về cho đế vương:
- Cấp báo! Cấp báo! Thưa hoàng thượng! Đội quân của Yên Trường Quốc đã xuất hiện!
- Đến rất tốt! Trẫm còn lo bọn chúng đến bằng đường bộ thì uổng phí kế hoạch tuyệt vời lần này. Bây giờ thì chỉ cần cố gắng trấn định, nắm chắc thế cục để giành được thắng lợi nữa thôi. Các ngươi lui về chuẩn bị nghênh chiến đi!
- Xin tuân lệnh!
Ngay lúc này, bất giác trong đầu Trà Ngân bắt đầu hiện lên khung cảnh hào hùng của trận Bạch Đằng lịch sử một cách vô cùng chân thật. Cô cũng nhớ đến một bài thơ cổ vũ sĩ khí cho toàn quân rất nổi tiếng, của danh tướng Lý Thường Kiệt, được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền của người Việt trên lãnh thổ của mình, liền đọc ra cho đế vương, cũng muốn hắn lấy đó khích lệ tinh thần cho các tướng sĩ:
- Hoàng thượng! Ta bất chợt nghĩ đến một bài thơ đã từng đọc qua trong sách, cổ vũ tinh thần khi ra trận rất hay. Ta đọc một lần, huynh cố gắng ghi nhớ. Một lát khi chuẩn bị giao chiến, hãy khẳng khái đọc to lên cho bọn Yên Trường Quốc biết tinh thần quả cảm bất khuất của chúng ta lớn thế nào. Huynh nghe nhé:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
Thừa Vĩ nghe Trà Ngân đọc xong, nhẩm lại một lần nữa ý tứ bên trong, cảm thấy lời thơ vừa hào hùng, vừa ngạo nghễ tuyên bố chủ quyền dân tộc. Chỉ bốn câu mà hàm súc, cô đọng tỏ rõ chí khí ngút trời, đúng là rất thích hợp để cổ vũ lực lượng quân ta khi chính thức chiến đấu với lũ người như sài lang hổ báo, manh nha phá hoại cuộc sống bình an của trăm họ muôn dân. Hắn nhẩm nhẩm thêm chút nữa, cảm thấy đã thuộc nằm lòng, chỉ cần chờ đến lúc giao tranh sẽ hùng hồn tuyên đọc lên.
Đội quân Yên Trường Quốc rất nhanh đã kéo đến. Quân Đại Nam đợi lúc nước triều cường, đem đội khinh thuyền ra cửa sông khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy. Thẩm tướng quân xem tình hình Đại Nam đúng là rất yếu về thủy chiến, liền đẩy mạnh hơn nữa thế tiến công, thúc quân chèo thuyền, lũ lượt tiến qua bãi cọc đi sâu vào dòng sông. Cầm cự thế truy đuổi như vậy đến lúc triều xuống, rừng cọc gỗ lim nhô đầu nhọn lên mặt nước. Thuyền Yên Trường Quốc bị trúng cọc bọc sắt, đua nhau chìm lật. Chiếc thuyền chiến có Thẩm tướng quân may mắn không trúng ngay vị trí có địa cọc, Trà Ngân đứng trên thuyền quan sát, cảm thấy người kia hẳn là một nhân vật lợi hại, dù không nhìn rõ tướng mạo nhưng vẫn có thể đoán ra hắn rất anh dũng thiện chiến, từ vóc dáng khỏe mạnh lực lưỡng của hắn. Người như vậy, làm chủ soái chắc là không sai. Mà dân gian có câu “Đánh rắn phải đánh dập đầu”, cho nên tấn công vào tên chỉ huy của đội quân là chủ ý rất chính xác. Nghĩ vậy, cô huýt sáo ra hiệu cho hai nam tử có tài bơi lặn, phóng thẳng xuống nước ở một góc kín đáo để quân giặc không phát hiện, nhanh chóng bơi về phía thuyền giặc, đục thủng thuyền của kẻ đầu lĩnh.
Thẩm tướng quân nghe động tĩnh trên thuyền còn tưởng rằng do thuyền bơi vào chỗ nước có đá gồ ghề, nào ngờ đâu không lâu sau nó, nước tràn vào làm thuyền bị đắm. Lực lượng đông đảo của Yên Trường Quốc rơi vào dòng nước, chật vật vô cùng. Ngay thời điểm này, thuyền của Đại Nam mới hùng dũng tiến đến, hoàng đế đọc to bốn câu thơ được Trà Ngân nêu ra từ trước, sau đó làm hiệu toàn lực đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi. Quân Yên Trường Quốc hỗn loạn, một phần bị chết chìm, một phần bị đội quân Đại Nam đuổi giết. Thống lĩnh là Thẩm tướng quân bị đâm trọng thương, mười phần hung hiểm.
Chỉ trong chưa đầy một ngày, trận chiến đã kết thúc bằng thắng lợi vinh quang dành cho Đại Nam. Ba quân tướng sĩ nhuệ khí tăng cao, càng khâm phục kế sách tài tình, đã đập tan dã tâm cướp nước của bọn Yên Trường Quốc. Sông Hoàng Giang nhuộm đỏ màu máu tươi. Binh sĩ Đại Nam hết người này đến người khác lại đọc to bốn câu thơ trong bài “Nam Quốc sơn hà”, thanh âm vang vọng mang đầy sĩ khí vẫn còn chưa dứt. Trà Ngân nhìn cảnh tượng ghê rợn như vậy quả thật là không nỡ, chỉ trách bọn họ không an phận, đi cướp đoạt thứ không thuộc về mình, cho nên quả báo liền nhận lãnh vậy thôi.
Quân Đại Nam toàn thắng trở về, chưa kịp ăn mừng chiến công đã nhận được tin báo từ thám tử, rằng có một đội quân của Yên Trường Quốc theo đường bộ, đang tiến sâu vào địa phận nước Đại Nam. Bọn họ vừa xuất thủ đã chiếm lấy ba tòa thành và đang tiếp tục đánh chiếm các nơi khác. Thừa Vĩ hay tin, vui mừng trong mắt đã vơi đi một nửa. Hắn không ngờ bọn người Yên Trường Quốc này lại xảo quyệt đến như vậy, chia ra hai đường tấn công, là muốn dồn Đại Nam vào giữa, một phát tiêu diệt gọn, mau chóng đoạt lấy giang sơn của hắn đây mà. Hắn tin chắc bọn chúng không thể nào ngờ, Đại Nam đã giành lấy thắng lợi, phá hoại kế hoạch hoàn mỹ kia ngay từ trong trứng nước. Thế nhưng hiện tại, tin tức bọn xâm lăng cướp mất ba tòa thành của Đại Nam cũng vẫn khiến Thừa Vĩ bực bội vô cùng.
Lửa giận của đế vương đang ngùn ngụt dâng cao thì Trà Ngân cũng đã tìm ra trọng điểm. Cô dịu dàng trấn an tên nam nhân dễ vui dễ bực trước mặt:
- Bọn họ là muốn tạo thế gọng kìm khép chặt vòng vây để tiêu diệt chúng ta. Nhưng lúc này, thế gọng kìm đã gãy mất một bên, tính uy hiếp không lớn lắm. Trận thủy chiến vừa kết thúc không bao lâu, tin này chắc là chưa kịp đến tai đội quân Yên Trường Quốc đi bằng đường bộ. Sao chúng ta không thử dùng tin này kinh động bọn họ, khiến họ mất vía mà từ bỏ ý định xâm lược xấu xa kia.
- Nếu bọn chúng vẫn nuôi mộng tranh cướp, nhất định không lui quân thì sao?
- Chúng ta không đánh vội là để tập trung binh lực. Một đòn tung tin đội quân của bọn chúng đại bại, chính là chiêu lung lạc lòng tin, làm giảm sĩ khí của bọn chúng. Chúng ta có thêm một ngày bày bố thế tiến công cho thật kỹ càng, rồi đưa quân giao chiến giải quyết triệt để mưu đồ tham lam của bọn họ.
- Vậy được, ta nghe theo nàng. Thường Phúc! Mau truyền ra tin tức quân Yên Trường Quốc thua thảm hại trên sông Hoàng Giang, chủ tướng của bọn họ bị thương nặng khó lòng qua khỏi. Chuyện này càng nháo lớn càng tốt. Làm nhanh đi!
- Tuân lệnh hoàng thượng.
Thường Phúc tổng quản lui ra ngoài chỉ thị cấp dưới đi làm nhiệm vụ đế vương giao phó, trong phòng chỉ còn lại Trà Ngân và Thừa Vĩ. Ngay lúc này, nhờ sự bình tĩnh cơ trí của nàng, bao nhiêu cơn giận sục sôi vừa bùng lên đã tan đi sạch sẽ. Hắn đi đến nắm nhẹ tay nàng, đôi mắt sâu trìu mến chiếu thẳng lên gương mặt xinh đẹp của nữ tử này. Có niềm vui sướng dâng trào, có cảm giác ấm nồng rót đầy vào tim khiến hắn vô cùng thỏa mãn.
Hắn thầm cảm ơn số phận vì đã mang nàng đến đây, cho hắn biết thì ra tình yêu lại thơm ngọt đến nhường này. Rồi khi Trà Ngân vẫn còn đang thẹn thùng trước ánh mắt dịu dàng quá đỗi mà hắn dành cho cô, vừa quay mặt đi che giấu rặng hồng đang từ từ hiện lên đôi gò má, cô lại bị người nào đó ôm chặt vào lòng, đặt một chiếc hôn lên vầng trán. Cảm giác tê dại truyền vào đại não cô, rồi không dấu vết len lỏi vào tận đáy tim. Sau đó, bên tai cô là thanh âm thật khẽ mà từ tính và động lòng người: “Cảm ơn nàng đã xuất hiện trong đời ta. Cả đời này nguyện yêu duy nhất một mình nàng, đến chết vẫn không thay đổi”.
Đội quân đi miệt mài hết cả ngày, đêm đến sẽ dựng lều trại nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe. Lúc này, Vân Ngọc cũng đã cải trang thành một nam nhân luống tuổi, trên mặt có một hàm râu hơi dài, làm quân y theo sát chủ tướng. Ngay cả chỗ ngủ cũng được sắp xếp chung lều bạt với chủ tướng. Ban đầu mọi người còn suy đoán vì sao lão quân y này lại nhận được đãi ngộ to lớn như thế. Về sau họ chỉ có thể kết luận có lẽ do người nọ y thuật cao minh, lại tuổi cao sức không còn bền bỉ mà vẫn vì nước quên thân, quyết lòng cống hiến cho đất nước nên mới được ưu ái như thế. Chỉ có một mình Chí Viễn biết thân phận thực sự của nàng, sao có thể để nàng ngủ ở nơi khác, lỡ chẳng may bị một nam nhân nào đó phát hiện rồi sàm sỡ nàng, thì hắn làm sao mà chịu được chứ.
Còn đối với Vân Ngọc, trước đây cô không quen ngủ trong phòng mà có người khác phái. Chỉ là trải qua mấy phen, có khi là đào tẩu bị nam nhân này bắt về quản thúc, có khi là dùng lý do bảo vệ cô khỏi nguy hiểm mà hai người đã từng ngủ chung một phòng, nhưng nằm cách xa nhau. Hiện tại là chung một lều bạt, cô gái nhỏ cũng đã có thể tạm chấp nhận, không cảm thấy quá gay gắt, khó chịu như buổi đầu nữa. Mà lần này lên đường xuất chinh, nơi đây tất cả đều là nam nhân, cũng không an toàn cho lắm, vì vậy có hắn bên cạnh bảo vệ thì đúng là quá tốt rồi.
Đêm trong lều nhỏ, Chí Viễn nằm một góc, một góc khác là Vân Ngọc trong dáng vẻ già nua vẫn còn nguyên lớp cải trang. Mỗi khi trở giấc, hắn lại đánh ánh mắt về phía nàng để xem nàng ngủ có an ổn hay không? Bởi dẫu sao nàng cũng vẫn là nữ nhi yếu đuối, việc đi cùng hắn ra chiến trường chính là chịu đựng nhiều thiệt thòi. Hắn xót xa thay cho nàng vậy mà bản thân nàng chưa một lần than thở, vẫn cứ mạnh mẽ không nề hà gian khổ, chỉ muốn dùng y thuật cống hiến một phần sức lực cho trận chiến lần này. Hắn nhìn nàng thầm nghĩ, phải chăng chính vì điểm đặc biệt này của nàng mà trước kia hắn bắt đầu bị cuốn hút, sau thì không thể dứt ra được, cam tâm tình nguyện mang cả trái tim và linh hồn trao hết cho nàng, chỉ một mình nàng mà thôi.
******************************
Cũng trong lúc này, hoàng đế Hàn Thừa Vĩ đã dốc toàn lực, hạ lệnh cho cấp dưới làm đêm làm ngày, dựng nên một bãi địa cọc cũng tương đối ổn thỏa. Còn Trà Ngân thì gọi riêng hai nam tử có thể nín thở lâu dưới nước, được tuyển lựa trong số những người giỏi tài bơi lặn lần trước, phân công nhiệm vụ cụ thể cho họ. Vấn đề còn lại, ai sẽ là chủ tướng lãnh binh ra trận lần này?
Vốn dĩ người đưa ra chủ ý của thế trận ảo diệu kia là Trà Ngân, nàng lại thông minh ưu tú nên Thừa Vĩ rất coi trọng mỗi một ý kiến dù là nhỏ nhất của nàng. Từng vấn đề nàng nhắc đến đều đúng ngay trọng điểm, luôn khiến hắn phải trầm trồ thán phục. Hiện tại, nàng đang phân tích cho hắn thấy, nếu như nhân tuyển được chọn lựa làm chủ tướng không nắm rõ về thế cục đã được bày binh bố trận để ứng chiến cho thích hợp, thì mọi công sức chuẩn bị đều sẽ đổ sông đổ biển. Vì vậy, cô gái nhỏ mạnh dạn đề nghị được trở thành quân sư, theo sau chủ tướng để quan sát tỉ mỉ, và bảo đảm trận chiến sẽ không mảy may xảy ra sai sót nào.
Thừa Vĩ cẩn thận suy ngẫm lại những điều Trà Ngân vừa nói, quả thực không sai chút nào. Cục diện sắp bày lần này chính là cơ hội cân bằng lực lượng sau trận thua tan tác của hoàng thúc và Trịnh Tử Kiên. Có thể nói, nếu lần này lại thất bại thì chắc chắn cái tên nước Đại Nam sẽ bị xóa sổ khỏi bản đồ, trở thành những kẻ lưu vong hèn mọn, muôn người chịu cảnh lầm than. Thế cho nên, trong cuộc chiến sắp tới chỉ có thể giành thắng lợi, hắn thực sự không yên tâm giao phó sứ mệnh cao cả này cho một người nào đó không đáng tin cậy. Bản thân hắn cũng không muốn Trà Ngân một thân nữ nhi xông pha trong cảnh "dầu sôi lửa bỏng" mà không có hắn bảo vệ. Bất giác một ý niệm xuất hiện trong đầu, thôi thúc hắn tự mình xuất chinh, dùng thắng lợi bình định những kẻ chưa thực tâm quy thuận hoàng quyền trong tay hắn. Đã có quyết định, lòng Thừa Vĩ sục sôi chí lớn, hạ bút chiếu cáo thiên hạ. Hắn thề với trời, quyết không tha cho đám người Yên Trường Quốc cuồng ngạo, đầy dã tâm kia, nợ máu ắt phải trả bằng máu.
Khi tin tức hoàng đế tự mình xuất chinh truyền xuống toàn dân, bách tính trăm họ ngỡ ngàng, phần nhiều là kính phục. Đường đường là bậc đế vương cao cao tại thượng, lại có thể không ngại khó ngại khổ, không màng nguy hiểm chỉ mong đổi lấy cuộc sống quốc thái dân an cho mọi người. Hình tượng vị bạo quân trước đó được lưu truyền trong dân gian, vì lần này mà hoàn toàn thay đổi, trở thành tấm gương kiên cường nghĩa đảm, là vị anh hùng tài ba xuất chúng trong lòng người dân Đại Nam.
Và tin này truyền tới tai Trấn Nam vương gia, hắn cảm thấy vô cùng hài lòng. Mục đích ép tên Thừa Vĩ ra trận đã hoàn thành. Giờ chỉ còn chờ đến khi tiểu tử kia tử trận, hắn là vương gia cùng họ, mà đế vương lại chưa có con nối dõi, vương vị rơi vào tay hắn là chuyện chắc chắn, không cần bàn cãi nữa rồi. Đến khi đó, hắn sẽ đưa người mình yêu thương quay về bên cạnh và tặng cho nàng vị trí mẫu nghi thiên hạ, cùng nhau cai trị giang sơn hùng mạnh này.
Ngồi tưởng tượng đến thắng lợi đã gần trong tầm tay, Ngạo Thiên cười to sảng khoái, sai người mang một bình rượu thượng phẩm Ô Trình tửu ra thưởng thức, xem như uống mừng một chặng đường hao tâm tổn trí bày mưu tính kế, cuối cùng cũng sắp thu được thành quả ngọt ngào. Ngạo Thiên hắn dự tính, sau khi hoàng đế xuất chinh, sẽ lập tức đưa Trà Ngân ra khỏi hoàng cung, chờ khi hắn chính thức đăng cơ, sẽ trực tiếp sắc lập nàng làm hoàng hậu. Nào có ngờ, sự đời không như hắn nghĩ. Khi đế vương xuất trận, Trà Ngân cũng đi theo, mà còn là một nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại của trận thủy chiến này.
Sau mấy ngày lênh đênh trên dòng sông Hoàng Giang, đội quân của Thẩm tướng quân cũng đã tiến vào thủy phận của nước Đại Nam. Suốt thời gian dựng địa cọc, Trà Ngân kiến nghị đế vương cho một đội quân tuần tra trên sông, nếu có bất cứ động tĩnh nào sẽ lập tức thực thi kế hoạch đã bàn trước đó. Thật may đội quân Yên Trường Quốc không đến quá nhanh như Trà Ngân và Thừa Vĩ đã nghĩ. Bọn họ vẫn kịp dựng được một bãi cọc kha khá cho mục đích phục kích quân giặc hung tàn.
Trận địa bố trí ổn thỏa bảy tám phần, quy mô không sánh bằng với trận Bạch Đằng trong lịch sử Việt Nam vì thời gian chuẩn bị là hạn hẹp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, do Trà Ngân còn dự phòng thêm một phương án cho người đục thủng thuyền giặc, nên cũng cảm thấy khá tự tin khi bước vào cuộc chiến cùng bọn người Yên Trường Quốc. Áng chừng thời gian thích hợp, Hàn Thừa Vĩ cùng Trà Ngân xuất phát lên thuyền, chờ đợi mục tiêu đến. Đội tuần tra trên sông Hoàng Giang được Trà Ngân yêu cầu thường xuyên theo dõi để nắm rõ thời điểm xuất hiện của giặc ngoại xâm, vậy nên vừa nhác thấy chiếc thuyền chiến thấp thoáng xa xa, đội quân đã lập tức đưa tin về cho đế vương:
- Cấp báo! Cấp báo! Thưa hoàng thượng! Đội quân của Yên Trường Quốc đã xuất hiện!
- Đến rất tốt! Trẫm còn lo bọn chúng đến bằng đường bộ thì uổng phí kế hoạch tuyệt vời lần này. Bây giờ thì chỉ cần cố gắng trấn định, nắm chắc thế cục để giành được thắng lợi nữa thôi. Các ngươi lui về chuẩn bị nghênh chiến đi!
- Xin tuân lệnh!
Ngay lúc này, bất giác trong đầu Trà Ngân bắt đầu hiện lên khung cảnh hào hùng của trận Bạch Đằng lịch sử một cách vô cùng chân thật. Cô cũng nhớ đến một bài thơ cổ vũ sĩ khí cho toàn quân rất nổi tiếng, của danh tướng Lý Thường Kiệt, được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền của người Việt trên lãnh thổ của mình, liền đọc ra cho đế vương, cũng muốn hắn lấy đó khích lệ tinh thần cho các tướng sĩ:
- Hoàng thượng! Ta bất chợt nghĩ đến một bài thơ đã từng đọc qua trong sách, cổ vũ tinh thần khi ra trận rất hay. Ta đọc một lần, huynh cố gắng ghi nhớ. Một lát khi chuẩn bị giao chiến, hãy khẳng khái đọc to lên cho bọn Yên Trường Quốc biết tinh thần quả cảm bất khuất của chúng ta lớn thế nào. Huynh nghe nhé:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
Thừa Vĩ nghe Trà Ngân đọc xong, nhẩm lại một lần nữa ý tứ bên trong, cảm thấy lời thơ vừa hào hùng, vừa ngạo nghễ tuyên bố chủ quyền dân tộc. Chỉ bốn câu mà hàm súc, cô đọng tỏ rõ chí khí ngút trời, đúng là rất thích hợp để cổ vũ lực lượng quân ta khi chính thức chiến đấu với lũ người như sài lang hổ báo, manh nha phá hoại cuộc sống bình an của trăm họ muôn dân. Hắn nhẩm nhẩm thêm chút nữa, cảm thấy đã thuộc nằm lòng, chỉ cần chờ đến lúc giao tranh sẽ hùng hồn tuyên đọc lên.
Đội quân Yên Trường Quốc rất nhanh đã kéo đến. Quân Đại Nam đợi lúc nước triều cường, đem đội khinh thuyền ra cửa sông khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy. Thẩm tướng quân xem tình hình Đại Nam đúng là rất yếu về thủy chiến, liền đẩy mạnh hơn nữa thế tiến công, thúc quân chèo thuyền, lũ lượt tiến qua bãi cọc đi sâu vào dòng sông. Cầm cự thế truy đuổi như vậy đến lúc triều xuống, rừng cọc gỗ lim nhô đầu nhọn lên mặt nước. Thuyền Yên Trường Quốc bị trúng cọc bọc sắt, đua nhau chìm lật. Chiếc thuyền chiến có Thẩm tướng quân may mắn không trúng ngay vị trí có địa cọc, Trà Ngân đứng trên thuyền quan sát, cảm thấy người kia hẳn là một nhân vật lợi hại, dù không nhìn rõ tướng mạo nhưng vẫn có thể đoán ra hắn rất anh dũng thiện chiến, từ vóc dáng khỏe mạnh lực lưỡng của hắn. Người như vậy, làm chủ soái chắc là không sai. Mà dân gian có câu “Đánh rắn phải đánh dập đầu”, cho nên tấn công vào tên chỉ huy của đội quân là chủ ý rất chính xác. Nghĩ vậy, cô huýt sáo ra hiệu cho hai nam tử có tài bơi lặn, phóng thẳng xuống nước ở một góc kín đáo để quân giặc không phát hiện, nhanh chóng bơi về phía thuyền giặc, đục thủng thuyền của kẻ đầu lĩnh.
Thẩm tướng quân nghe động tĩnh trên thuyền còn tưởng rằng do thuyền bơi vào chỗ nước có đá gồ ghề, nào ngờ đâu không lâu sau nó, nước tràn vào làm thuyền bị đắm. Lực lượng đông đảo của Yên Trường Quốc rơi vào dòng nước, chật vật vô cùng. Ngay thời điểm này, thuyền của Đại Nam mới hùng dũng tiến đến, hoàng đế đọc to bốn câu thơ được Trà Ngân nêu ra từ trước, sau đó làm hiệu toàn lực đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi. Quân Yên Trường Quốc hỗn loạn, một phần bị chết chìm, một phần bị đội quân Đại Nam đuổi giết. Thống lĩnh là Thẩm tướng quân bị đâm trọng thương, mười phần hung hiểm.
Chỉ trong chưa đầy một ngày, trận chiến đã kết thúc bằng thắng lợi vinh quang dành cho Đại Nam. Ba quân tướng sĩ nhuệ khí tăng cao, càng khâm phục kế sách tài tình, đã đập tan dã tâm cướp nước của bọn Yên Trường Quốc. Sông Hoàng Giang nhuộm đỏ màu máu tươi. Binh sĩ Đại Nam hết người này đến người khác lại đọc to bốn câu thơ trong bài “Nam Quốc sơn hà”, thanh âm vang vọng mang đầy sĩ khí vẫn còn chưa dứt. Trà Ngân nhìn cảnh tượng ghê rợn như vậy quả thật là không nỡ, chỉ trách bọn họ không an phận, đi cướp đoạt thứ không thuộc về mình, cho nên quả báo liền nhận lãnh vậy thôi.
Quân Đại Nam toàn thắng trở về, chưa kịp ăn mừng chiến công đã nhận được tin báo từ thám tử, rằng có một đội quân của Yên Trường Quốc theo đường bộ, đang tiến sâu vào địa phận nước Đại Nam. Bọn họ vừa xuất thủ đã chiếm lấy ba tòa thành và đang tiếp tục đánh chiếm các nơi khác. Thừa Vĩ hay tin, vui mừng trong mắt đã vơi đi một nửa. Hắn không ngờ bọn người Yên Trường Quốc này lại xảo quyệt đến như vậy, chia ra hai đường tấn công, là muốn dồn Đại Nam vào giữa, một phát tiêu diệt gọn, mau chóng đoạt lấy giang sơn của hắn đây mà. Hắn tin chắc bọn chúng không thể nào ngờ, Đại Nam đã giành lấy thắng lợi, phá hoại kế hoạch hoàn mỹ kia ngay từ trong trứng nước. Thế nhưng hiện tại, tin tức bọn xâm lăng cướp mất ba tòa thành của Đại Nam cũng vẫn khiến Thừa Vĩ bực bội vô cùng.
Lửa giận của đế vương đang ngùn ngụt dâng cao thì Trà Ngân cũng đã tìm ra trọng điểm. Cô dịu dàng trấn an tên nam nhân dễ vui dễ bực trước mặt:
- Bọn họ là muốn tạo thế gọng kìm khép chặt vòng vây để tiêu diệt chúng ta. Nhưng lúc này, thế gọng kìm đã gãy mất một bên, tính uy hiếp không lớn lắm. Trận thủy chiến vừa kết thúc không bao lâu, tin này chắc là chưa kịp đến tai đội quân Yên Trường Quốc đi bằng đường bộ. Sao chúng ta không thử dùng tin này kinh động bọn họ, khiến họ mất vía mà từ bỏ ý định xâm lược xấu xa kia.
- Nếu bọn chúng vẫn nuôi mộng tranh cướp, nhất định không lui quân thì sao?
- Chúng ta không đánh vội là để tập trung binh lực. Một đòn tung tin đội quân của bọn chúng đại bại, chính là chiêu lung lạc lòng tin, làm giảm sĩ khí của bọn chúng. Chúng ta có thêm một ngày bày bố thế tiến công cho thật kỹ càng, rồi đưa quân giao chiến giải quyết triệt để mưu đồ tham lam của bọn họ.
- Vậy được, ta nghe theo nàng. Thường Phúc! Mau truyền ra tin tức quân Yên Trường Quốc thua thảm hại trên sông Hoàng Giang, chủ tướng của bọn họ bị thương nặng khó lòng qua khỏi. Chuyện này càng nháo lớn càng tốt. Làm nhanh đi!
- Tuân lệnh hoàng thượng.
Thường Phúc tổng quản lui ra ngoài chỉ thị cấp dưới đi làm nhiệm vụ đế vương giao phó, trong phòng chỉ còn lại Trà Ngân và Thừa Vĩ. Ngay lúc này, nhờ sự bình tĩnh cơ trí của nàng, bao nhiêu cơn giận sục sôi vừa bùng lên đã tan đi sạch sẽ. Hắn đi đến nắm nhẹ tay nàng, đôi mắt sâu trìu mến chiếu thẳng lên gương mặt xinh đẹp của nữ tử này. Có niềm vui sướng dâng trào, có cảm giác ấm nồng rót đầy vào tim khiến hắn vô cùng thỏa mãn.
Hắn thầm cảm ơn số phận vì đã mang nàng đến đây, cho hắn biết thì ra tình yêu lại thơm ngọt đến nhường này. Rồi khi Trà Ngân vẫn còn đang thẹn thùng trước ánh mắt dịu dàng quá đỗi mà hắn dành cho cô, vừa quay mặt đi che giấu rặng hồng đang từ từ hiện lên đôi gò má, cô lại bị người nào đó ôm chặt vào lòng, đặt một chiếc hôn lên vầng trán. Cảm giác tê dại truyền vào đại não cô, rồi không dấu vết len lỏi vào tận đáy tim. Sau đó, bên tai cô là thanh âm thật khẽ mà từ tính và động lòng người: “Cảm ơn nàng đã xuất hiện trong đời ta. Cả đời này nguyện yêu duy nhất một mình nàng, đến chết vẫn không thay đổi”.
Tác giả :
Vân Bích (Lê Ngọc Bích Vân)