Xác Chết Dưới Gốc Sồi
Chương 29
Gần hai giờ sau, Marc và Lucien lượn lờ trong đường Grands-Ifs. Gió ở Dourdan thổi mạnh và Marc hít thở luồng gió Tây-Bắc này. Họ dừng lại trước nhà số mười hai được bảo vệ bởi những bức tường ở cả hai bên cổng vào bằng gỗ dày kín.
- Hãy làm cho mình một cái thang ngắn – Marc nói – Mình rất muốn xem cái đó giống cái gì ở nhà Sophia.
- Quan trọng gì chứ? – Lucien nói.
- Mình muốn thế, thế thôi.
Lucicn đặt nhẹ chiếc túi của mình, kiểm tra xem phố có vắng vẻ không rồi bắt chéo chắc chắn hai bàn tay mình.
- Cậu cởi giày ra – Anh nói với Marc – Mình không muốn cậu làm bẩn tay mình.
Marc thở dài, tháo giày trong lúc, đứng tì vào Lucien rồi trèo lên.
- Cậu nhìn thấy gì? – Lucien hỏi.
- Người ta luôn nhìn thấy cái gì đó.
- Cái gì?
- Khu nhà rất lớn. Đúng là bà ấy giàu, Sophia ấy. Đất dốc thoai thoải phía sau nhà.
- Ngôi nhà thế nào? Xấu ư?
- Không xấu chút nào – Marc nói – Hơi có vẻ Hy Lạp, mặc dầu mái lợp đá đen. Ngôi nhà dài sơn trắng, không có gác. Hẳn là bà ấy cho xây dựng ngôi nhà này. Thật kỳ lạ là những cánh cửa sổ không được đóng kín. Khoan đã. Không, đó là vì có những cái chốt ở các cửa sổ. Mình nói với cậu là kiểu Hy Lạp. Có một nhà để xe nhỏ và một cái giếng. Chỉ có cái giếng là cổ ở trong đó. Hẳn cái giếng đó không khó chịu về mùa hè.
- Ta có thể thôi chứ? – Lucien hỏi.
- Cậu mệt à?
- Không, nhưng một người nào đó có thể đến.
- Cậu có lý, mình xuống đây.
Marc lại xỏ giày và họ bước từng bước dài trong phố, nhìn những cái tên trên các cổng hoặc trên hòm thư nếu có. Họ thích làm như thế trước khi hỏi một người nào đó để việc họ đến được giữ hết sức kín đáo.
- Kia – Lucien nói sau khi đi một trăm mét. Căn nhà nhỏ tồi tàn ấy được gìn giữ với những cây hoa.
Marc đọc trong chiếc biển đồng đã mờ xỉn: K. và J. Siméonidis.
- Tốt – Anh nói – Cậu có nhớ rõ những gì tốt đẹp đã thoả thuận không?
- Đừng coi mình là một đứa ngu ngốc – Lucien nói.
- Tất nhiên – Marc nói.
Một ông già khá đẹp lão đến mở cửa cho họ. Ông ta lặng lẽ nhòm ngó họ, chờ đợi những lời giải thích. Từ khi con gái ông chết, ông gặp nhiều người đến: những Cảnh sát, những nhà báo và Dompierre.
Lucien và Marc lần lượt trình bày mục đích chuyến thăm của họ với những lời lẽ hết sức nhã nhặn. Họ thoả thuận với nhau về sự nhã nhặn theo tình thế ấy mà nỗi buồn trên nét mặt ông già Siméonidis làm cho nó tự nhiên hơn. Hầu như tin vào lời nói dối của mình, họ kết thúc bằng cách giải thích rằng Sophia, người láng giềng của họ trao cho họ một nhiệm vụ có tính cách cá nhân. Marc kể về việc cái cây. Không có gì bằng việc nương tựa vào sự xác thực để hoãn việc nói dối. Rằng sau sự việc cái cây, dẫu sao Sophia vẫn lo lắng. Một tối, trong lúc bàn bạc trong cái phố nhỏ trước khi đi ngủ, bà ấy đã làm cho họ hứa rằng, nếu có sự bất hạnh ngẫu nhiên xảy đến với bà ấy thì họ sẽ tìm hiểu. Bà ấy không tin tưởng ở Cảnh sát vì theo lời bà ấy Cảnh sát sẽ quên bà cùng với những người được nghi là mất tích. Với họ, bà ấy tin tưởng họ sẽ đi đến đích. Chính vì thế, họ đến đây, do tôn trọng và tình bạn đối với Sophia, họ mong rằng họ làm tròn bổn phận của mình.
Siméonidis chăm chú lắng nghe những lời nói của Marc càng tuôn ra thì càng thấy ngớ ngẩn và nặng nề đối với tai của mình, ông già mời họ vào nhà. Một Cảnh sát mặc cảnh phục đang ở đây, trong phòng khách và đang hỏi một người đàn bà hẳn là bà Siméonidis. Marc không dám nhìn thẳng vào ông ta vì lẽ cuộc nói chuyện bị ngắt khi họ bước vào. Qua góc nhìn của mình, anh chỉ có thể nhặn thấy đó là một người đàn bà trạc sáu mươi tuổi béo tròn, mái tóc lật ngược ra sau gáy và bà ta khẽ ra hiệu chào đón họ. Bà quan tâm tới những câu hỏi của người Cảnh sát và bà biểu lộ vẻ năng động của những người muốn được miêu tả là những người năng động. Siméonidis, bước nhanh qua gian phòng, kéo theo Marc và Lucien, tỏ vẻ thờ ơ đối với viên Cảnh sát chiếm phòng khách của ông. Nhưng viên Cảnh sát đứng phắt dậy ngăn cả ba người lại. Đây là một người trẻ tuổi có vẻ bướng bỉnh, thiển cận, phù hợp với ý nghĩ bi thảm nhất mà người ta có thể cho là một kẻ ngu đần mà với y quân lệnh thay thế cho tư tưởng. Không may mắn rồi. Lucien bật ra tiếng thở dài quá mức.
- Rất tiếc, thưa ông Siméonidis - Viên Cảnh sát nói - Nhưng tôi không thể cho phép ông để vào nhà ông bất kể ai mà không được thông tin về căn cước lý lịch của những người ấy và lý do chuyến thăm của họ. Đó là mệnh lệnh và ông đã được báo rồi.
Siméonidis hé nụ cười ngắn và xấu xa.
- Đây không phải nơi ở của tôi, đây là nhà tôi – Ông ta nói giọng rất to – Và đây không phải là những người mà là những người bạn. Và ông nên biết rằng một người Hy Lạp ở Delphes sinh ra cách Oracle năm trăm mét, không tiếp nhận bất cứ loại luật nào. Ông hãy ghi điều đó trong đầu óc ông.
- Luật pháp áp dụng cho mọi người, thưa ông – Viên Cảnh sát trả lời.
- Luật của ông, ông có thể quẳng nó đi được rồi đấy – Siméonidis nói cũng với giọng ấy.
Lucien hớn hở. Đúng là loại người già bực mình mà với người ấy ta có thể nói đùa thoải mái ít ra là trong những hoàn cảnh không làm cho người ấy buồn rầu như vậy.
Những khó khăn còn kéo dài một lúc lâu với viên Cảnh sát, y ghi tên họ và nhận dạng họ không khó khăn gì bằng cách tra sổ tay của họ là những láng giềng của Sophia Siméonidis. Nhưng không có gì cấm đi xem xét những hồ sơ của một người với sự đồng ý của người đó, y phải để họ đi bằng cách cảnh báo họ rằng, dù sao chăng nữa, họ sẽ phải chịu sự kiểm tra trước khi họ đi. Trong lúc này không một tư liệu nào được đưa ra khỏi nhà. Lucien nhún vai và đi theo Siméonidis. Đột nhiên nổi giận, ông già Hy Lạp bước trở lại túm lấy ve áo viên Cảnh sát. Marc nghĩ rằng ông già sẽ nện vào mặt viên Cảnh sát và điều đó sẽ thật thú vị. Nhưng ông già do dự.
- Vả lại không... – Siméonidis nói sau một lúc im lặng – Không cần.
Ông buông viên Cảnh sát ra như một thứ không sạch sẽ và đi ra khỏi phòng để gặp lại Marc và Lucien. Họ trèo lên gác, đi theo một hành lang và ông già mở cửa cho họ nhờ chiếc chìa khoá đeo ở thắt lưng ông ta, cửa gian phòng chiếu sáng ít, gian phòng có những cái giá chứa đầy hồ sơ.
- Đây là phòng của Sophia – Ông khẽ nói – Tôi cho rằng các ông quan tâm tới chỗ này.
Marc và Lucien gật đầu.
- Các ông nghĩ tìm được cái gì chứ? – Siméonidis hỏi – Phải chăng các ông nghĩ tới điều đó?
Ông nhìn cắm vào họ một cái nhìn khô khan, môi mím chặt, vẻ đau đớn.
- Nếu chúng ta không tìm thấy gì hết thì sao? – Lucien nói.
Siméonidis đấm tay lên bàn.
- Các ông phải tìm ra – Ông già ra lệnh – Tôi đã tám mươi mốt tuổi, tôi không thể nhúc nhích được nữa và tôi không thể hiểu nổi nữa những điều tôi muốn. Còn các ông thì có thể. Tôi muốn kẻ sát nhân ấy. Chúng tôi, những người Hy Lạp, chúng tôi không bao giờ buông tha, đó là điều bà già Andromaque của tôi đã nói. Tôi cần những người khác, tôi cần những người tự do. Tôi không cần biết Sophia có trao một “nhiệm vụ” cho các ông hay không. Điều đó đúng hay sai. Tôi nghĩ rằng đó là sai.
- Quả thật điều đó khá sai – Lucien công nhận.
- Tốt – Siméonidis nói – Chúng ta lại gần đây. Tại sao các ông tìm kiếm.
- Nghề nghiệp thôi – Lucien nói.
- Thám tử ư? – Siméonidis hói.
- Những sử gia – Lucien trả lời.
- Đâu là quan hệ với Sophia?
Lucien lấy ngón tay chỉ Marc.
- Anh ấy – Anh nói – Anh ấy không muốn người ta buộc tội Alexandra Haufman. Anh ấy sẵn sàng quẳng bất cứ kẻ nào khác ở địa vị của anh ấy – dù là một kẻ vô tội.
- Tuyệt – Siméonidis nói – Nếu việc đó có thể giúp ích cho các ông, các ông nên biết rằng Dompierre đã không ở lại đây lâu. Tôi nghĩ rằng y chỉ xem xét một hồ sơ thôi, không chút ngần ngại. Các ông thấy đấy, những cặp hồ sơ được xếp theo từng năm.
- Ông có biết ông ta đã xem xét hồ sơ nào không? – Marc hỏi – Ông có ở lại với ông ta không?
- Không. Y rất muốn có mình y thôi. Tôi chỉ vào có một lần để mang cà phê cho y. Tôi nghĩ y xem xét tập hồ sơ năm một nghìn chín trăm tám mươi hai, không chắc lắm. Tôi để các ông làm, các ông không có thời gian để phí đâu.
- Một câu hỏi nữa – Marc hỏi – Vợ ông hiểu vụ này thế nào?
Siméonidis bĩu môi vẻ nhập nhằng.
- Jacqueline không khóc. Bà ấy không xấu nhưng là người theo thuyết ý chí, luôn muốn “đương đầu”. Đối với vợ tôi “đương đầu” là một cái nhãn chất lượng tuyệt đỉnh. Cái đó đã trở thành một thói quen ở bà ấy mà ta không thể làm gì chống lại. Và trước hết, bà ấy bảo vệ con trai mình.
- Có thể nói gì về ông ta?
- Juien ư? Không có khả năng đáng kể. Việc giết người vượt quá khả năng của hắn. Nhất là Sophia đã giúp hắn khi hắn không biết làm gì với địa vị của hắn. Sophia đã tìm cho hắn những vai phụ ở chỗ này, chỗ kia. Hắn không biết tận dụng điều đó. Hắn khóc Sophia một chút. Một thời hắn rất yêu Sophia. Hắn ghim những bức ảnh của Sophia trong căn phòng của người trai trẻ là hắn. Hắn cũng nghe những đĩa hát của Sophia. Nay không như thế nữa.
Siméonidis vẻ mệt mỏi.
- Tôi để các ông ở lại – Ông già nhắc lại – Đối với tôi, ngủ một giấc trước bữa ăn tối không phải mất danh dự. Nhược điểm này làm vợ tôi thích. Các ông hãy bắt tay làm việc đi, các ông không có nhiều thời gian đâu. Có thể cảnh sát tìm được cách hợp pháp ngăn cấm việc tra cứu những hồ sơ của tôi.
Siméonidis đi ra và ta nghe tiếng ông ta mở một cửa ở cuối hành lang.
- Cậu nghĩ gì về ông già này? – Marc hỏi.
- Tệ hại, ông ta đùn việc này cho con gái ông ta. Người thích tranh cãi, độc đoán, thông minh, để tiêu khiển và nguy hiểm.
- Còn vợ ông ta?
- Một mụ ngu ngốc – Lucien nói. – Cậu loại trừ bà ta nhanh quá.
- Những kẻ ngu ngốc có thể giết người, việc này không có gì mâu thuẫn cả. Nhất là những kẻ như bà ta, phô bày sự kiên cường ngớ ngẩn. Mình đã nghe bà ta nói chuyện với viên Cảnh sát. Bà ta không có sắc thái và thoả mãn với những thành tích của mình. Những kẻ ngu ngốc thoả mãn có thể giết người.
Marc gật đầu trong lúc đi quanh trong phòng. Anh dừng lại trước cặp hồ sơ năm một nghìn chín trăm tám mươi hai, nhìn mà không đụng tới nó và tiếp tục đi vòng quanh trong lúc quan sát những giá sách. Lucien bận rộn với túi xách của mình.
- Hãy lấy ra cặp hồ sơ năm tám mươi hai – Anh nói – Ông già có lý: chúng ta có thể không có nhiều thời gian trước khi đạo luật hạ rào chắn trước bước chân của chúng ta.
- Dompierre không tra cứu hồ sơ năm một nghìn chín trăm tám mươi hai. Hoặc là ông già lầm lẫn, hoặc là ông ta nói dối. Đó là năm một nghìn chín trăm bảy mươi tám.
- Không còn bụi nữa trước cặp tài liệu này phải không? – Lucien nói.
- Đúng thế – Marc nói – Không có một cặp tài liệu nào khác được chuyển chỗ từ lâu. Cảnh sát chưa có thời gian nhúng mũi vào đó.
Anh lấy ra cặp tài liệu năm một nghìn chín trăm bảy mươi tám và dốc hết tài liệu ở trong cặp lên bàn. Lucien nhanh chóng lật giở các trang.
- Tài liệu này chỉ liên quan tới một vở nhạc kịch duy nhất – Anh nói – Elektran, ở Toulouse. Đối với chúng ta, vở này không có ý nghĩa gì hết. Nhưng Dompierre hẳn tìm cái gì đó ở đây.
- Chúng ta tiến hành thôi - Marc nói, hơi nản lòng bởi cái khối lớn những bài báo cũ đươc cắt rời, những bản thảo, bình chú đôi khi thêm thắt bởi Siméonidis, rất nhiều bức ảnh, những bài phỏng vấn. Những bài báo cắt rời được kẹp cẩn thận bằng những cái kẹp giấy.
- Hãy đánh dấu những cái kẹp giấy bị chuyển chỗ – Lucien nói – Gian phòng này hơi ẩm, những cái kẹp hẳn để lại dấu hoen gỉ hoặc dấu vết nhỏ. Cái đó cho phép chúng ta biết Dompierre quan tâm tới những bài báo nào trong cái mớ lộn xộn này.
- Đó là việc mình làm – Marc nói – Những bài phê bình đều ca ngợi. Sophia hẳn hài lòng. Bà ấy tự nhận ở mức trung bình nhưng bà ấy xứng đáng hơn thế. Mathias có lý. Nhưng cậu làm gì đấy? Hãy lại đây giúp mình.
Lucien lúc này đang bỏ vào túi của anh vài gói nhó.
- Đây là – Marc cất cao giọng nói – năm tập mà chiếc kẹp giấy mới được cài lại.
Marc cầm lấy ba tập và Lucien hai tập. Họ đọc lặng lẽ và nhanh trong một lúc lâu. Những bài báo viết dài.
- Cậu nói rằng những bài phê bình đều ca ngợi phải không? – Lucien nói – Dẫu sao, kẻ đó khó tính với Sophia.
- Kẻ đó cũng không – Marc nói – Y nện ra trò. Bài đó hẳn không làm bà ấy vui lòng. Cũng không với ông già Siméonidis. Y ghi ở lề: “ngu ngốc khốn khổ”. Nhưng cái gã khốn khổ này là ai?
Marc tìm chữ ký.
- Lucien – Anh nói – lời chỉ trích “ngu ngốc khốn khổ này” là Daniel Dompierre. Điều đó có làm cậu suy nghĩ gì không?
Lucien cầm lấy bài báo trong tay Marc.
- Vậy là con người của chúng ta – Anh nói – kẻ chết, ở gia đình bà ấy phải không? Một người cháu, một anh em họ, một con trai ư? Chính như vậy mà y biết điều gì đó về vở nhạc kịch ấy phải không?
- Tất nhiên là một mánh khoé trong loại ấy. Cái đó bắt đầu có kết quả. Bài báo phê bình của cậu làm mất uy tín của Sophia tên là gì?
- René de Frémonville. Không biết – Dù sao mình không biết gì về âm nhạc cả. Khoan đã, một mánh khoé kỳ cục.
Lucien lại đọc, vẻ thay đổi. Marc hy vọng.
- Thế nào rồi? – Marc nói.
- Đừng hốt hoảng thế, cái này không có liên quan gì tới Sophia cả. Chính là mặt sau của mảnh báo cắt rời. Phần đầu của bài báo khác, vẫn là của Frémonville, nhưng nói về một vở sân khấu: một sáng tác tầm thường và cuồng loạn về cuộc sống nội tâm của một gã trong một đường hào năm một nghìn chín trăm mười bảy. Một độc tấu gần hai giờ, hầu như đẫm mồ hôi. Khốn thay, thiếu phần cuối của bài báo.
- Đồ cứt ỉa, cậu sẽ không bắt đầu với cái đó chứ. Ta không cần, Lucien, ta không cần! Chúng ta không đến tận Dourdan vì cái đó, lạy Trời!
- Cậu im đi. Frémonville nói quanh co về một câu mà gã giữ của bố gã những sổ tay thời chiến tranh, mà tác giả của vở diễn đã được gợi ý từ sự tra cứu loại tư liệu này trước khi đưa ra trong sân khấu hư quân sự. Cậu có biết không? Những sổ tay thời chiến tranh! Được viết tại chỗ, từ tháng tám năm một nghìn chín trăm mười bốn đến tháng mười năm một nghìn chín trăm mười tám! Bảy cuốn sổ tay! khổng, nhưng cậu biết không? Một loạt liên tiếp! Miễn là người bố ấy là nông dân, miễn là! Đó sẽ là một vẻ mặt, Marc ạ, hiếm đấy! Trời ơi, cứ cho rằng ông bố của Frémonville là nông dân đi! Mẹ kiếp, mình đã hành động đúng là đi cùng cậu!
Hạnh phúc và hy vọng, Lucien đứng lên, bước từng bước dài trong gian phòng nhỏ tối tăm, đọc đi đọc lại cái mẩu bị cắt xén của tờ báo cũ này. Phẫn nộ, Marc lại lật giở những tư liệu mà Dompierre đã tra cứu. Ngoài những bài báo bất lợi cho Sophia ấy, còn ba tập khác gồm những bài có tính giai thoại hơn, thuật lại một tình huống nghiêm trọng đã làm nhiễu loạn những buổi biểu diễn vở Elektra trong nhiều ngày.
- Hãy nghe đây – Marc nói.
Nhưng hỏng rồi. Đầu óc Lucien để ở đâu, khó gần, vẻ mặt thõng xuống qua việc phát hiện tư liệu hợp ý mình và trở nên không thể quan tâm tới việc khác. Tuy nhiên, ban đầu anh tỏ rõ một ý chí vững vàng. Thế là không may mắn vì những cuốn sổ tay thời chiến tranh này. Bất bình, Marc lặng lẽ đọc cho riêng mình. Sophia Siméonidis đã chịu một cuộc tấn công thô bạo tiếp theo là những toan tính hành hạ tình dục trong lô của mình tới ngày mười bảy tháng sáu năm một nghìn chín trăm bảy mươi tám, trước buổi biểu diễn một giờ rưỡi. Theo bà, kẻ tấn công đã đột ngột chạy trốn khi nghe thấy tiếng động. Bà ấy không thế cung cấp tin tức về y. Gã mặc chiếc blu-dông màu sẫm, đội mũ chụp chỉ hở mắt bằng len và đấm bà nhiều cái để đặt bà xuống đất. Gã đã bỏ mũ chụp, nhưng bà đã bị đánh ngất xỉu nên không thể nhận dạng được gã và gã đã tắt đèn. Đầy những vết bầm tím nhưng may thay không nghiêm trọng, Sophia Siméonidis trong tình trạng bị choáng, được đưa đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ. Dẫu thế, Sophia Siméonidis từ chối khiếu kiện nên không một cuộc điều tra nào được mở ra. Rút lại chỉ là những phỏng đoán, những nhà báo cho rằng cuộc tấn công là do một người đóng vai phụ gây nên vì vào giờ ấy nhà hát đã đóng cửa đối với mọi khán giả và công chúng. Việc phạm tội của năm nam ca sĩ trong nhóm được tách ra ngay: đối với hai người trong số họ, có hai ca sĩ nổi tiếng và tất cả đều khai đến nhà hát sau đó, điều này được những người gác là những người có tuổi cũng trong tình trạng ngoại phạm xác nhận. Ta có thể hiểu giữa những tuyến mà những sự lựa chọn tình dục của năm ca sĩ nam đặt họ trong tình trạng ngoại phạm còn chắc chắn hơn sự nổi tiếng của họ hoặc những giờ họ đến nhà hát. Về số đông diễn viên đóng vai phụ, không có gì trong sự miêu tả sơ lược của nữ ca sĩ cho phép hướng sự nghi ngờ vào người này hoặc người kia trong số họ. Thế nhưng một nhà báo nói rõ rằng hai diễn viên đóng vai phụ không có mặt vào buổi diễn tiếp ngày hôm sau. Tuy nhiên, nhà báo này thừa nhận đó là việc thường xảy ra trong thế giới những diễn viên đóng vai phụ, những chàng trai, cô gái bí ẩn thường được trả tiền ban ngày luôn luôn tích cực hoạt động, sẵn sàng bỏ dở một buổi biểu diễn để đóng phim quảng cáo đầy hứa hẹn hơn. Cũng vì vậy không một nhân viên kỹ thuật nam nào được tách ra. Mối đe dọa là lớn. Marc cau mày, trở lại với những bài phê bình của Daniel Dompierre và của René de Frémonville. Trước hết là phê bình âm nhạc, họ không đồng tình với nhau về những hoàn cảnh cuộc tấn công mà chỉ nêu bật rằng Sophia Siméonidis, nạn nhân của một tai nạn, hẳn được thay thế trong ba ngày bởi diễn viên đóng thay, Nathalie Domesco, mà việc bắt chước tồi tệ cuối cùng đã hoàn thành vở Elektra, một vở không thể cứu nổi sự trở lại của Sophia Siméonidis: nữ ca sĩ sau khi ra viện, lại chứng minh sự bất lực của mình đóng vai này với giọng nữ cao xúc động. Họ kết luận rằng cơn sốc mà nữ ca sĩ phải gánh chịu không thể biện giải cho sự kém cỏi về cữ âm của mình và bà đã mắc một sai lầm đáng tiếc khi khẳng định đề cập tới vở Elektra một bản dàn bè ngoài tầm những cách hát của mình.
Điều đó làm Marc phẫn nộ. Quả thật, chính bản thân Sophia nói với họ rằng bà không phải là Siméonidis. Quả thật, Sophia có lẽ đã hẳn không dấn mình vào trong vở Elektra. Có thể. Dẫu sao anh không hiểu gì hết, không hơn gì Lucien. Nhưng thái độ huỷ diệt chết người ấy của hai nhà phê bình làm anh giận điên lên. Không, Sophia không đáng phải thế.
Marc vơ lấy vài chiếc cặp khác, những vở nhạc kịch khác. Vẫn là những bài phê bình ca ngợi, hoặc chỉ tâng bốc hoặc làm thoả mãn, nhưng vẫn là những lời chê trách như roi quất vào người dưới những ngòi bút của Dompierre và Frémonville, ngay cả khi Sophia không đi quá xa khoảng âm nghiêm ngặt về giọng nữ cao trữ tình của bà. Rõ ràng hai con người này không thích Sophia và ngay từ đầu. Marc xếp lại những cặp hồ sơ rồi suy nghĩ, đầu đặt lên hai nắm tay của mình. Lúc này trời hầu như đã tối và Lucien thắp sáng hai ngọn đèn nhỏ.
Sophia bị tấn công... Sophia không khiếu kiện về những cú đánh và những vết thương. Anh trở lại với vở Elektra, đọc rất nhanh mọi bài báo khác có liên quan tới vở nhạc kịch mà tất cả đều kể gần như cùng một việc: chất lượng tồi của đạo diễn, trang trí kém cỏi, cuộc tấn công chống Sophia Siméonidis, việc chờ đợi trở lại của nữ ca sĩ, về sự khác nhau này mà những nhà phê bình đánh giá sự toan tính của Sophia thay cho làm mất ảnh hưởng như Dompierre và Frémonville đã làm. Anh không biết làm sao giữ lại được tất cả cặp tài liệu năm một nghìn chín trăm bảy mươi tám này. Cần phải có thể đọc đi đọc lại tất cả những chi tiết. Đối chiếu, khoanh lại những tính đặc thù của những mảnh báo cắt rời được Christophe Dompierre giữ lại. Cần sao chép, ít ra là những bài báo mà người chết đã đọc. Đó là công việc, những giờ làm việc.
Đúng lúc ấy, Siméonidis bước vào phòng và nói:
- Các ông cần phải nhanh lên. Cảnh sát đang tìm cách để ngăn lại việc tra cứu những hồ sơ của tôi. Giờ đây họ không còn thời gian để quan tâm tới chuyện này và họ hẳn sợ bị đích thân kẻ sát nhân vượt qua. Tôi đã nghe thấy kẻ ngu ngốc ở dưới nhà gọi điện sau giấc ngủ của tôi. Họ muốn niêm phong tư liệu. Việc đó có vẻ tiến nhanh đấy.
- Xin ông đừng lo ngại – Lucien nói – Chúng tôi sẽ kết thúc việc này trong nửa giờ nữa.
- Tuyệt – Siméonidis nói – Các ông hãy làm nhanh lên.
- À này – Marc nói – Con rể ông cũng đóng vai phụ trong vở Elektra chứ?
- Ở Toulouse hả? Tất nhiên – Siméonidis nói – Hắn đã đóng vai phụ trong tất cả những buổi biểu diễn của hắn vào năm một nghìn chín trăm bảy mươi ba đến năm bảy mươi tám. Sau đó hắn bỏ hẳn. Đừng giẫm chân tại chỗ về phía hắn, các ông mất thì giờ thôi.
- Cuộc tấn công ấy trong lúc diễn ở Elektra. Sophia có kể lại cho ông không?
- Sophia không thích người ta nói tới việc đó – Siméonidis nói sau một lúc im lặng.
Sau khi ông già đi khỏi, Marc nhìn Lucien, ủ rũ trong chiếc ghế bành đã sụt, dạng hai chân trong lúc mân mê mảnh báo cắt rời của anh ta.
- Trong nửa giờ ư? – Marc kêu lên – Cậu không làm gì hết, cậu cứ mơ màng với những cuốn sổ tay thời chiến của cậu, có hàng đống cái để sao chép nhưng cậu, có quyết định chuồn đi trong nửa giờ nữa không?
Không nhúc nhích, Lucien trỏ tay vào chiếc túi của mình.
- Ở trong này – Anh nói – Mình đã đặt hai kilô rưỡi máy tính xách tay, chín kilô máy quét hình, nước hoa, một chiếc quần cộc, một cuộn, dây to, một chiếc chăn bông tơ, một bàn chải đánh răng và một lát bánh mì. Cậu hiểu vì sao mình muốn đi xe tắc xi ra ga chứ. Hãy chuẩn bị cho mình những tài liệu của cậu, mình ghi lại tất cả những gì làm cậu vui lòng và chúng ta đem nó theo chúng ta đến căn nhà tồi tàn mục nát. Thế đó.
- Thế nào mà cậu nghĩ tới việc này?
- Sau việc xảy đến với Dompierre ta có thể dự kiến Cảnh sát tính cấm việc sao chép những hồ sơ. Dự kiến những thử đoạn của địch thủ, anh bạn ạ, đó là tất cả sự bí mật của chiến tranh. Lệnh chính thức sẽ đến nhanh, nhưng sau chúng ta. Giờ đây cậu hãy làm gấp đi.
- Xin lỗi – Marc nói – Trong lúc này mình bực bội suốt. Vả lại cậu cũng thế.
- Không, mình nổi khùng, theo hướng này hoặc hướng khác. Khá khác nhau đấy.
- Những thứ này của cậu đấy à? – Marc hỏi – Thứ đó phải có tiền chứ.
Lucien nhún vai.
- Tiền của khoa nhà trường cho mình vay, mình phải trả trong bốn tháng. Chỉ có những dây điện là của mình.
Anh cười và mắc nối máy móc của mình. Tới chừng những tư liệu đã được sao chép thì Marc mới thở dễ chịu hơn. Có thể không rút ra được gì trong đó những ý nghĩ mình có thể tra cứu mà không vội vàng, trong nơi kín đáo ở tầng gác hai thời Trung Đại của mình làm anh khuây khoả. Điều cốt yếu của cặp tài liệu qua đó.
- Còn những tấm ảnh – Lucien huơ tay nói.
- Cậu tin ư?
- Chắc chắn. Hãy đưa những bức ảnh đây. – Chỉ có những bức ảnh của Sophia thôi.
- Không có toàn cảnh, của nhóm ra chào, của bữa ăn tối sau khi tập hợp ư?
- Chỉ có Sophia, mình nói với cậu rồi.
- Vậy thì bỏ qua.
Lucien cuộn máy móc của mình vào trong chiếc chăn bông tơ cũ, buộc hết lại và thắt vào đó một dây thừng dài. Rồi anh nhẹ nhàng mở cửa sổ và thận trọng thả cái gói mỏng manh xuống.
- Không có vở nào không mở màn cả – Anh nói – Và dưới sự mở màn, dẫu sao chăng nữa, luôn có cái nền. Đó là cái sân nhỏ để các thùng rác, mình thích cái sân ở ngoài phố. Mình xong rồi.
- Ta lên đi – Marc nói.
Lucien thả dây thừng và khép cửa sổ lại thật êm. Anh quay lại ngồi vào chiếc ghế bành cũ và lấy lại tư thế uể oải của mình.
Viên Cảnh sát vào, với vẻ thoả thích của một kẻ vừa bắn hạ con gà gô non đang bay.
- Cấm sao chép bất cứ thứ gì và cấm tra cứu bất kể thứ gì – Gã ngu ngốc nói – Đây là những lệnh mới. Hãy lấy đồ đạc của các ông và ra khỏi đây.
Marc và Lucien nghe lời trong lúc càu nhàu và đi theo viên Cảnh sát. Khi họ trở lại phòng khách, bà Siméonidis đã dọn bàn cho năm người ăn. Vậy là họ được tính vào số người ăn bữa tối. Marc nghĩ, năm người, như vậy là tất nhiên cả người con trai. Cần phải gặp người con trai. Họ cảm ơn. Viên Cảnh sát trẻ lục soát họ trước khi họ ngồi và dốc hết đồ đạc trong túi của họ, lật ngược và gấp lại mọi phía.
- Được rồi – Anh ta nói – Các ông có thể cho hết lại vào túi.
Anh ta rời phòng khách và đến đứng ở lối vào.
- Nếu tôi là ông – Lucien nói với anh ta – tôi sẽ sớm áp mình vào trước cửa phòng đựng hồ sơ cho tới khi chúng tôi đi. Chúng tôi có thể lại trèo lên. Ông chịu rủi ro đấy, ông hiến binh ạ.
Bất bình, viên Cảnh sát trèo lên gác ở ngay trong phòng ấy. Lucien hỏi Siméonidis chỉ cho anh lối ra sân con để các thùng rác và ra lấy lại cái gói của mình rồi nhét vào đáy túi xách của anh. Anh thấy rằng từ ít lâu nay, những thùng rác thường qua cuộc sống của anh luôn.
- Đừng lo – Lucien nói với ông – Tất cả những bản gốc của ông vẫn còn lại trên đó. Tôi thề với ông như vậy.
Người con trai về muộn một chút và ngồi vào chỗ của mình ở bàn ăn. Trạc bốn mươi tuổi, dáng ì ạch, chân bước chậm rãi, Julien đã không thừa hưởng được ở bà mẹ ước vọng tỏ ra cần thiết và có hiệu lực. Gã nhã nhặn mỉm cười với hai khách mời, vẻ hơi thảm hại, mờ nhạt và Marc nghĩ là gã có những nỗi niềm luyến tiếc. Gã này mà người ta nói không sinh lợi gì và thái độ ngập ngừng, bị chèn ép giữa bà mẹ cốt cán và ông bố vợ gia trưởng, gây cho gã nỗi khổ cực. Marc nhanh chóng bị ảnh hưởng khi người ta mỉm cười nhã nhặn với anh. Rồi Julien khóc vì Sophia. Gã không xấu trai, nhưng có bộ mặt căng phổng. Marc thích cảm thấy sự ghê tởm, sự thù nghịch, cuối cùng điều gì đó có sức thuyết phục hơn để tạo cho gã là một kẻ giết người. Nhưng vì anh chưa bao giờ trông thấy kẻ giết người, anh tự nhủ rằng một kẻ dễ bị bà mẹ uốn nắn làm ngợp và cười nhã nhặn rất có thể làm việc ấy. Khóc lóc một chút không nói lên được điều gì hết.
Mẹ gã cũng có thể làm việc này. Hối hả, bận rộn quá mức yêu cầu phục vụ bàn ăn, ba hoa quá mức đòi hỏi của cuộc nói chuyện, Jacqueline Siméonidis có vẻ mệt mỏi. Marc quan sát búi tóc thấp, buộc chính xác trên gáy, hai bàn tay mạnh mẽ, giọng nói và sự nhiệt tình giả tạo, sự quyết định ngớ ngẩn khi bà ta chia phần rau diếp xoăn cho mỗi người ăn với món dăm-bông, và nghĩ rằng người đàn bà này có thể thử mọi cách để tăng thêm quyền lực, vốn liếng và giải quyết những sự tan vỡ tài chính của người con trai biếng nhác của bà ta. Bà ta đã cưới Siméonidis. Vì tình yêu ư? Bởi vì ông ta là bố của một nữ ca sĩ đã nổi tiếng chăng? Đúng, người này hoặc kẻ kia có những lý do để giết người và có thể trong tâm trạng vui vẻ. Tất nhiên không phải là ông già. Marc nhìn ông cắt rau diếp xoăn bằng cử chỉ nhanh nhẹn, tính khí độc đoán của ông sẽ tạo cho ông thành kẻ bạo ngược hoàn toàn nếu Jacqueline tiêu hao nghị lực để chứng minh sự quan tâm mạnh mẽ của mình về mọi chuyện.
*
Marc và Lucien bắt kịp chuyến tàu vào hai mươi hai giờ hai mươi bảy phút. Chính ông già Siméonidis đưa họ đi bằng xe ôtô đến ga với tay lái vững vàng và chạy nhanh.
- Hãy cho tôi biết tin – Ông nói trong lúc bắt tay họ – Có gì trong cái gói của ông đấy, chàng trai? – Ông hỏi Lucien.
- Máy tính và tất cả các thứ cần ở trong đó – Lucien cười, nói.
- Tốt – Ông già nói.
- Về việc ấy – Marc nói – Đó là hồ sơ năm một nghìn chín trăm bảy mươi tám được Dompierre xem xét kỹ, chứ không phải năm tám mươi hai. Tới chừng mà ông biết hồ sơ đó, có thể ông sẽ tìm được trong đó những sự việc mà chúng tôi bỏ sót.
Marc giám sát sự phản ứng của ông già. Đó là sự xúc phạm, một người bố không giết con gái mình, từ Agamemnon. Siméonidis không trả lời.
- Hãy cho tôi biết tin nhé – Ông già nhắc lại.
Trong suốt cuộc hành trình, Lucien và Marc không nói với nhau một lời. Bởi vì Marc thích những chuyến tàu đêm. Bởi vì Lucien nghĩ tới những cuốn sổ tay thời chiến của Frémonville bố và cái cách có được chúng.
- Hãy làm cho mình một cái thang ngắn – Marc nói – Mình rất muốn xem cái đó giống cái gì ở nhà Sophia.
- Quan trọng gì chứ? – Lucien nói.
- Mình muốn thế, thế thôi.
Lucicn đặt nhẹ chiếc túi của mình, kiểm tra xem phố có vắng vẻ không rồi bắt chéo chắc chắn hai bàn tay mình.
- Cậu cởi giày ra – Anh nói với Marc – Mình không muốn cậu làm bẩn tay mình.
Marc thở dài, tháo giày trong lúc, đứng tì vào Lucien rồi trèo lên.
- Cậu nhìn thấy gì? – Lucien hỏi.
- Người ta luôn nhìn thấy cái gì đó.
- Cái gì?
- Khu nhà rất lớn. Đúng là bà ấy giàu, Sophia ấy. Đất dốc thoai thoải phía sau nhà.
- Ngôi nhà thế nào? Xấu ư?
- Không xấu chút nào – Marc nói – Hơi có vẻ Hy Lạp, mặc dầu mái lợp đá đen. Ngôi nhà dài sơn trắng, không có gác. Hẳn là bà ấy cho xây dựng ngôi nhà này. Thật kỳ lạ là những cánh cửa sổ không được đóng kín. Khoan đã. Không, đó là vì có những cái chốt ở các cửa sổ. Mình nói với cậu là kiểu Hy Lạp. Có một nhà để xe nhỏ và một cái giếng. Chỉ có cái giếng là cổ ở trong đó. Hẳn cái giếng đó không khó chịu về mùa hè.
- Ta có thể thôi chứ? – Lucien hỏi.
- Cậu mệt à?
- Không, nhưng một người nào đó có thể đến.
- Cậu có lý, mình xuống đây.
Marc lại xỏ giày và họ bước từng bước dài trong phố, nhìn những cái tên trên các cổng hoặc trên hòm thư nếu có. Họ thích làm như thế trước khi hỏi một người nào đó để việc họ đến được giữ hết sức kín đáo.
- Kia – Lucien nói sau khi đi một trăm mét. Căn nhà nhỏ tồi tàn ấy được gìn giữ với những cây hoa.
Marc đọc trong chiếc biển đồng đã mờ xỉn: K. và J. Siméonidis.
- Tốt – Anh nói – Cậu có nhớ rõ những gì tốt đẹp đã thoả thuận không?
- Đừng coi mình là một đứa ngu ngốc – Lucien nói.
- Tất nhiên – Marc nói.
Một ông già khá đẹp lão đến mở cửa cho họ. Ông ta lặng lẽ nhòm ngó họ, chờ đợi những lời giải thích. Từ khi con gái ông chết, ông gặp nhiều người đến: những Cảnh sát, những nhà báo và Dompierre.
Lucien và Marc lần lượt trình bày mục đích chuyến thăm của họ với những lời lẽ hết sức nhã nhặn. Họ thoả thuận với nhau về sự nhã nhặn theo tình thế ấy mà nỗi buồn trên nét mặt ông già Siméonidis làm cho nó tự nhiên hơn. Hầu như tin vào lời nói dối của mình, họ kết thúc bằng cách giải thích rằng Sophia, người láng giềng của họ trao cho họ một nhiệm vụ có tính cách cá nhân. Marc kể về việc cái cây. Không có gì bằng việc nương tựa vào sự xác thực để hoãn việc nói dối. Rằng sau sự việc cái cây, dẫu sao Sophia vẫn lo lắng. Một tối, trong lúc bàn bạc trong cái phố nhỏ trước khi đi ngủ, bà ấy đã làm cho họ hứa rằng, nếu có sự bất hạnh ngẫu nhiên xảy đến với bà ấy thì họ sẽ tìm hiểu. Bà ấy không tin tưởng ở Cảnh sát vì theo lời bà ấy Cảnh sát sẽ quên bà cùng với những người được nghi là mất tích. Với họ, bà ấy tin tưởng họ sẽ đi đến đích. Chính vì thế, họ đến đây, do tôn trọng và tình bạn đối với Sophia, họ mong rằng họ làm tròn bổn phận của mình.
Siméonidis chăm chú lắng nghe những lời nói của Marc càng tuôn ra thì càng thấy ngớ ngẩn và nặng nề đối với tai của mình, ông già mời họ vào nhà. Một Cảnh sát mặc cảnh phục đang ở đây, trong phòng khách và đang hỏi một người đàn bà hẳn là bà Siméonidis. Marc không dám nhìn thẳng vào ông ta vì lẽ cuộc nói chuyện bị ngắt khi họ bước vào. Qua góc nhìn của mình, anh chỉ có thể nhặn thấy đó là một người đàn bà trạc sáu mươi tuổi béo tròn, mái tóc lật ngược ra sau gáy và bà ta khẽ ra hiệu chào đón họ. Bà quan tâm tới những câu hỏi của người Cảnh sát và bà biểu lộ vẻ năng động của những người muốn được miêu tả là những người năng động. Siméonidis, bước nhanh qua gian phòng, kéo theo Marc và Lucien, tỏ vẻ thờ ơ đối với viên Cảnh sát chiếm phòng khách của ông. Nhưng viên Cảnh sát đứng phắt dậy ngăn cả ba người lại. Đây là một người trẻ tuổi có vẻ bướng bỉnh, thiển cận, phù hợp với ý nghĩ bi thảm nhất mà người ta có thể cho là một kẻ ngu đần mà với y quân lệnh thay thế cho tư tưởng. Không may mắn rồi. Lucien bật ra tiếng thở dài quá mức.
- Rất tiếc, thưa ông Siméonidis - Viên Cảnh sát nói - Nhưng tôi không thể cho phép ông để vào nhà ông bất kể ai mà không được thông tin về căn cước lý lịch của những người ấy và lý do chuyến thăm của họ. Đó là mệnh lệnh và ông đã được báo rồi.
Siméonidis hé nụ cười ngắn và xấu xa.
- Đây không phải nơi ở của tôi, đây là nhà tôi – Ông ta nói giọng rất to – Và đây không phải là những người mà là những người bạn. Và ông nên biết rằng một người Hy Lạp ở Delphes sinh ra cách Oracle năm trăm mét, không tiếp nhận bất cứ loại luật nào. Ông hãy ghi điều đó trong đầu óc ông.
- Luật pháp áp dụng cho mọi người, thưa ông – Viên Cảnh sát trả lời.
- Luật của ông, ông có thể quẳng nó đi được rồi đấy – Siméonidis nói cũng với giọng ấy.
Lucien hớn hở. Đúng là loại người già bực mình mà với người ấy ta có thể nói đùa thoải mái ít ra là trong những hoàn cảnh không làm cho người ấy buồn rầu như vậy.
Những khó khăn còn kéo dài một lúc lâu với viên Cảnh sát, y ghi tên họ và nhận dạng họ không khó khăn gì bằng cách tra sổ tay của họ là những láng giềng của Sophia Siméonidis. Nhưng không có gì cấm đi xem xét những hồ sơ của một người với sự đồng ý của người đó, y phải để họ đi bằng cách cảnh báo họ rằng, dù sao chăng nữa, họ sẽ phải chịu sự kiểm tra trước khi họ đi. Trong lúc này không một tư liệu nào được đưa ra khỏi nhà. Lucien nhún vai và đi theo Siméonidis. Đột nhiên nổi giận, ông già Hy Lạp bước trở lại túm lấy ve áo viên Cảnh sát. Marc nghĩ rằng ông già sẽ nện vào mặt viên Cảnh sát và điều đó sẽ thật thú vị. Nhưng ông già do dự.
- Vả lại không... – Siméonidis nói sau một lúc im lặng – Không cần.
Ông buông viên Cảnh sát ra như một thứ không sạch sẽ và đi ra khỏi phòng để gặp lại Marc và Lucien. Họ trèo lên gác, đi theo một hành lang và ông già mở cửa cho họ nhờ chiếc chìa khoá đeo ở thắt lưng ông ta, cửa gian phòng chiếu sáng ít, gian phòng có những cái giá chứa đầy hồ sơ.
- Đây là phòng của Sophia – Ông khẽ nói – Tôi cho rằng các ông quan tâm tới chỗ này.
Marc và Lucien gật đầu.
- Các ông nghĩ tìm được cái gì chứ? – Siméonidis hỏi – Phải chăng các ông nghĩ tới điều đó?
Ông nhìn cắm vào họ một cái nhìn khô khan, môi mím chặt, vẻ đau đớn.
- Nếu chúng ta không tìm thấy gì hết thì sao? – Lucien nói.
Siméonidis đấm tay lên bàn.
- Các ông phải tìm ra – Ông già ra lệnh – Tôi đã tám mươi mốt tuổi, tôi không thể nhúc nhích được nữa và tôi không thể hiểu nổi nữa những điều tôi muốn. Còn các ông thì có thể. Tôi muốn kẻ sát nhân ấy. Chúng tôi, những người Hy Lạp, chúng tôi không bao giờ buông tha, đó là điều bà già Andromaque của tôi đã nói. Tôi cần những người khác, tôi cần những người tự do. Tôi không cần biết Sophia có trao một “nhiệm vụ” cho các ông hay không. Điều đó đúng hay sai. Tôi nghĩ rằng đó là sai.
- Quả thật điều đó khá sai – Lucien công nhận.
- Tốt – Siméonidis nói – Chúng ta lại gần đây. Tại sao các ông tìm kiếm.
- Nghề nghiệp thôi – Lucien nói.
- Thám tử ư? – Siméonidis hói.
- Những sử gia – Lucien trả lời.
- Đâu là quan hệ với Sophia?
Lucien lấy ngón tay chỉ Marc.
- Anh ấy – Anh nói – Anh ấy không muốn người ta buộc tội Alexandra Haufman. Anh ấy sẵn sàng quẳng bất cứ kẻ nào khác ở địa vị của anh ấy – dù là một kẻ vô tội.
- Tuyệt – Siméonidis nói – Nếu việc đó có thể giúp ích cho các ông, các ông nên biết rằng Dompierre đã không ở lại đây lâu. Tôi nghĩ rằng y chỉ xem xét một hồ sơ thôi, không chút ngần ngại. Các ông thấy đấy, những cặp hồ sơ được xếp theo từng năm.
- Ông có biết ông ta đã xem xét hồ sơ nào không? – Marc hỏi – Ông có ở lại với ông ta không?
- Không. Y rất muốn có mình y thôi. Tôi chỉ vào có một lần để mang cà phê cho y. Tôi nghĩ y xem xét tập hồ sơ năm một nghìn chín trăm tám mươi hai, không chắc lắm. Tôi để các ông làm, các ông không có thời gian để phí đâu.
- Một câu hỏi nữa – Marc hỏi – Vợ ông hiểu vụ này thế nào?
Siméonidis bĩu môi vẻ nhập nhằng.
- Jacqueline không khóc. Bà ấy không xấu nhưng là người theo thuyết ý chí, luôn muốn “đương đầu”. Đối với vợ tôi “đương đầu” là một cái nhãn chất lượng tuyệt đỉnh. Cái đó đã trở thành một thói quen ở bà ấy mà ta không thể làm gì chống lại. Và trước hết, bà ấy bảo vệ con trai mình.
- Có thể nói gì về ông ta?
- Juien ư? Không có khả năng đáng kể. Việc giết người vượt quá khả năng của hắn. Nhất là Sophia đã giúp hắn khi hắn không biết làm gì với địa vị của hắn. Sophia đã tìm cho hắn những vai phụ ở chỗ này, chỗ kia. Hắn không biết tận dụng điều đó. Hắn khóc Sophia một chút. Một thời hắn rất yêu Sophia. Hắn ghim những bức ảnh của Sophia trong căn phòng của người trai trẻ là hắn. Hắn cũng nghe những đĩa hát của Sophia. Nay không như thế nữa.
Siméonidis vẻ mệt mỏi.
- Tôi để các ông ở lại – Ông già nhắc lại – Đối với tôi, ngủ một giấc trước bữa ăn tối không phải mất danh dự. Nhược điểm này làm vợ tôi thích. Các ông hãy bắt tay làm việc đi, các ông không có nhiều thời gian đâu. Có thể cảnh sát tìm được cách hợp pháp ngăn cấm việc tra cứu những hồ sơ của tôi.
Siméonidis đi ra và ta nghe tiếng ông ta mở một cửa ở cuối hành lang.
- Cậu nghĩ gì về ông già này? – Marc hỏi.
- Tệ hại, ông ta đùn việc này cho con gái ông ta. Người thích tranh cãi, độc đoán, thông minh, để tiêu khiển và nguy hiểm.
- Còn vợ ông ta?
- Một mụ ngu ngốc – Lucien nói. – Cậu loại trừ bà ta nhanh quá.
- Những kẻ ngu ngốc có thể giết người, việc này không có gì mâu thuẫn cả. Nhất là những kẻ như bà ta, phô bày sự kiên cường ngớ ngẩn. Mình đã nghe bà ta nói chuyện với viên Cảnh sát. Bà ta không có sắc thái và thoả mãn với những thành tích của mình. Những kẻ ngu ngốc thoả mãn có thể giết người.
Marc gật đầu trong lúc đi quanh trong phòng. Anh dừng lại trước cặp hồ sơ năm một nghìn chín trăm tám mươi hai, nhìn mà không đụng tới nó và tiếp tục đi vòng quanh trong lúc quan sát những giá sách. Lucien bận rộn với túi xách của mình.
- Hãy lấy ra cặp hồ sơ năm tám mươi hai – Anh nói – Ông già có lý: chúng ta có thể không có nhiều thời gian trước khi đạo luật hạ rào chắn trước bước chân của chúng ta.
- Dompierre không tra cứu hồ sơ năm một nghìn chín trăm tám mươi hai. Hoặc là ông già lầm lẫn, hoặc là ông ta nói dối. Đó là năm một nghìn chín trăm bảy mươi tám.
- Không còn bụi nữa trước cặp tài liệu này phải không? – Lucien nói.
- Đúng thế – Marc nói – Không có một cặp tài liệu nào khác được chuyển chỗ từ lâu. Cảnh sát chưa có thời gian nhúng mũi vào đó.
Anh lấy ra cặp tài liệu năm một nghìn chín trăm bảy mươi tám và dốc hết tài liệu ở trong cặp lên bàn. Lucien nhanh chóng lật giở các trang.
- Tài liệu này chỉ liên quan tới một vở nhạc kịch duy nhất – Anh nói – Elektran, ở Toulouse. Đối với chúng ta, vở này không có ý nghĩa gì hết. Nhưng Dompierre hẳn tìm cái gì đó ở đây.
- Chúng ta tiến hành thôi - Marc nói, hơi nản lòng bởi cái khối lớn những bài báo cũ đươc cắt rời, những bản thảo, bình chú đôi khi thêm thắt bởi Siméonidis, rất nhiều bức ảnh, những bài phỏng vấn. Những bài báo cắt rời được kẹp cẩn thận bằng những cái kẹp giấy.
- Hãy đánh dấu những cái kẹp giấy bị chuyển chỗ – Lucien nói – Gian phòng này hơi ẩm, những cái kẹp hẳn để lại dấu hoen gỉ hoặc dấu vết nhỏ. Cái đó cho phép chúng ta biết Dompierre quan tâm tới những bài báo nào trong cái mớ lộn xộn này.
- Đó là việc mình làm – Marc nói – Những bài phê bình đều ca ngợi. Sophia hẳn hài lòng. Bà ấy tự nhận ở mức trung bình nhưng bà ấy xứng đáng hơn thế. Mathias có lý. Nhưng cậu làm gì đấy? Hãy lại đây giúp mình.
Lucien lúc này đang bỏ vào túi của anh vài gói nhó.
- Đây là – Marc cất cao giọng nói – năm tập mà chiếc kẹp giấy mới được cài lại.
Marc cầm lấy ba tập và Lucien hai tập. Họ đọc lặng lẽ và nhanh trong một lúc lâu. Những bài báo viết dài.
- Cậu nói rằng những bài phê bình đều ca ngợi phải không? – Lucien nói – Dẫu sao, kẻ đó khó tính với Sophia.
- Kẻ đó cũng không – Marc nói – Y nện ra trò. Bài đó hẳn không làm bà ấy vui lòng. Cũng không với ông già Siméonidis. Y ghi ở lề: “ngu ngốc khốn khổ”. Nhưng cái gã khốn khổ này là ai?
Marc tìm chữ ký.
- Lucien – Anh nói – lời chỉ trích “ngu ngốc khốn khổ này” là Daniel Dompierre. Điều đó có làm cậu suy nghĩ gì không?
Lucien cầm lấy bài báo trong tay Marc.
- Vậy là con người của chúng ta – Anh nói – kẻ chết, ở gia đình bà ấy phải không? Một người cháu, một anh em họ, một con trai ư? Chính như vậy mà y biết điều gì đó về vở nhạc kịch ấy phải không?
- Tất nhiên là một mánh khoé trong loại ấy. Cái đó bắt đầu có kết quả. Bài báo phê bình của cậu làm mất uy tín của Sophia tên là gì?
- René de Frémonville. Không biết – Dù sao mình không biết gì về âm nhạc cả. Khoan đã, một mánh khoé kỳ cục.
Lucien lại đọc, vẻ thay đổi. Marc hy vọng.
- Thế nào rồi? – Marc nói.
- Đừng hốt hoảng thế, cái này không có liên quan gì tới Sophia cả. Chính là mặt sau của mảnh báo cắt rời. Phần đầu của bài báo khác, vẫn là của Frémonville, nhưng nói về một vở sân khấu: một sáng tác tầm thường và cuồng loạn về cuộc sống nội tâm của một gã trong một đường hào năm một nghìn chín trăm mười bảy. Một độc tấu gần hai giờ, hầu như đẫm mồ hôi. Khốn thay, thiếu phần cuối của bài báo.
- Đồ cứt ỉa, cậu sẽ không bắt đầu với cái đó chứ. Ta không cần, Lucien, ta không cần! Chúng ta không đến tận Dourdan vì cái đó, lạy Trời!
- Cậu im đi. Frémonville nói quanh co về một câu mà gã giữ của bố gã những sổ tay thời chiến tranh, mà tác giả của vở diễn đã được gợi ý từ sự tra cứu loại tư liệu này trước khi đưa ra trong sân khấu hư quân sự. Cậu có biết không? Những sổ tay thời chiến tranh! Được viết tại chỗ, từ tháng tám năm một nghìn chín trăm mười bốn đến tháng mười năm một nghìn chín trăm mười tám! Bảy cuốn sổ tay! khổng, nhưng cậu biết không? Một loạt liên tiếp! Miễn là người bố ấy là nông dân, miễn là! Đó sẽ là một vẻ mặt, Marc ạ, hiếm đấy! Trời ơi, cứ cho rằng ông bố của Frémonville là nông dân đi! Mẹ kiếp, mình đã hành động đúng là đi cùng cậu!
Hạnh phúc và hy vọng, Lucien đứng lên, bước từng bước dài trong gian phòng nhỏ tối tăm, đọc đi đọc lại cái mẩu bị cắt xén của tờ báo cũ này. Phẫn nộ, Marc lại lật giở những tư liệu mà Dompierre đã tra cứu. Ngoài những bài báo bất lợi cho Sophia ấy, còn ba tập khác gồm những bài có tính giai thoại hơn, thuật lại một tình huống nghiêm trọng đã làm nhiễu loạn những buổi biểu diễn vở Elektra trong nhiều ngày.
- Hãy nghe đây – Marc nói.
Nhưng hỏng rồi. Đầu óc Lucien để ở đâu, khó gần, vẻ mặt thõng xuống qua việc phát hiện tư liệu hợp ý mình và trở nên không thể quan tâm tới việc khác. Tuy nhiên, ban đầu anh tỏ rõ một ý chí vững vàng. Thế là không may mắn vì những cuốn sổ tay thời chiến tranh này. Bất bình, Marc lặng lẽ đọc cho riêng mình. Sophia Siméonidis đã chịu một cuộc tấn công thô bạo tiếp theo là những toan tính hành hạ tình dục trong lô của mình tới ngày mười bảy tháng sáu năm một nghìn chín trăm bảy mươi tám, trước buổi biểu diễn một giờ rưỡi. Theo bà, kẻ tấn công đã đột ngột chạy trốn khi nghe thấy tiếng động. Bà ấy không thế cung cấp tin tức về y. Gã mặc chiếc blu-dông màu sẫm, đội mũ chụp chỉ hở mắt bằng len và đấm bà nhiều cái để đặt bà xuống đất. Gã đã bỏ mũ chụp, nhưng bà đã bị đánh ngất xỉu nên không thể nhận dạng được gã và gã đã tắt đèn. Đầy những vết bầm tím nhưng may thay không nghiêm trọng, Sophia Siméonidis trong tình trạng bị choáng, được đưa đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ. Dẫu thế, Sophia Siméonidis từ chối khiếu kiện nên không một cuộc điều tra nào được mở ra. Rút lại chỉ là những phỏng đoán, những nhà báo cho rằng cuộc tấn công là do một người đóng vai phụ gây nên vì vào giờ ấy nhà hát đã đóng cửa đối với mọi khán giả và công chúng. Việc phạm tội của năm nam ca sĩ trong nhóm được tách ra ngay: đối với hai người trong số họ, có hai ca sĩ nổi tiếng và tất cả đều khai đến nhà hát sau đó, điều này được những người gác là những người có tuổi cũng trong tình trạng ngoại phạm xác nhận. Ta có thể hiểu giữa những tuyến mà những sự lựa chọn tình dục của năm ca sĩ nam đặt họ trong tình trạng ngoại phạm còn chắc chắn hơn sự nổi tiếng của họ hoặc những giờ họ đến nhà hát. Về số đông diễn viên đóng vai phụ, không có gì trong sự miêu tả sơ lược của nữ ca sĩ cho phép hướng sự nghi ngờ vào người này hoặc người kia trong số họ. Thế nhưng một nhà báo nói rõ rằng hai diễn viên đóng vai phụ không có mặt vào buổi diễn tiếp ngày hôm sau. Tuy nhiên, nhà báo này thừa nhận đó là việc thường xảy ra trong thế giới những diễn viên đóng vai phụ, những chàng trai, cô gái bí ẩn thường được trả tiền ban ngày luôn luôn tích cực hoạt động, sẵn sàng bỏ dở một buổi biểu diễn để đóng phim quảng cáo đầy hứa hẹn hơn. Cũng vì vậy không một nhân viên kỹ thuật nam nào được tách ra. Mối đe dọa là lớn. Marc cau mày, trở lại với những bài phê bình của Daniel Dompierre và của René de Frémonville. Trước hết là phê bình âm nhạc, họ không đồng tình với nhau về những hoàn cảnh cuộc tấn công mà chỉ nêu bật rằng Sophia Siméonidis, nạn nhân của một tai nạn, hẳn được thay thế trong ba ngày bởi diễn viên đóng thay, Nathalie Domesco, mà việc bắt chước tồi tệ cuối cùng đã hoàn thành vở Elektra, một vở không thể cứu nổi sự trở lại của Sophia Siméonidis: nữ ca sĩ sau khi ra viện, lại chứng minh sự bất lực của mình đóng vai này với giọng nữ cao xúc động. Họ kết luận rằng cơn sốc mà nữ ca sĩ phải gánh chịu không thể biện giải cho sự kém cỏi về cữ âm của mình và bà đã mắc một sai lầm đáng tiếc khi khẳng định đề cập tới vở Elektra một bản dàn bè ngoài tầm những cách hát của mình.
Điều đó làm Marc phẫn nộ. Quả thật, chính bản thân Sophia nói với họ rằng bà không phải là Siméonidis. Quả thật, Sophia có lẽ đã hẳn không dấn mình vào trong vở Elektra. Có thể. Dẫu sao anh không hiểu gì hết, không hơn gì Lucien. Nhưng thái độ huỷ diệt chết người ấy của hai nhà phê bình làm anh giận điên lên. Không, Sophia không đáng phải thế.
Marc vơ lấy vài chiếc cặp khác, những vở nhạc kịch khác. Vẫn là những bài phê bình ca ngợi, hoặc chỉ tâng bốc hoặc làm thoả mãn, nhưng vẫn là những lời chê trách như roi quất vào người dưới những ngòi bút của Dompierre và Frémonville, ngay cả khi Sophia không đi quá xa khoảng âm nghiêm ngặt về giọng nữ cao trữ tình của bà. Rõ ràng hai con người này không thích Sophia và ngay từ đầu. Marc xếp lại những cặp hồ sơ rồi suy nghĩ, đầu đặt lên hai nắm tay của mình. Lúc này trời hầu như đã tối và Lucien thắp sáng hai ngọn đèn nhỏ.
Sophia bị tấn công... Sophia không khiếu kiện về những cú đánh và những vết thương. Anh trở lại với vở Elektra, đọc rất nhanh mọi bài báo khác có liên quan tới vở nhạc kịch mà tất cả đều kể gần như cùng một việc: chất lượng tồi của đạo diễn, trang trí kém cỏi, cuộc tấn công chống Sophia Siméonidis, việc chờ đợi trở lại của nữ ca sĩ, về sự khác nhau này mà những nhà phê bình đánh giá sự toan tính của Sophia thay cho làm mất ảnh hưởng như Dompierre và Frémonville đã làm. Anh không biết làm sao giữ lại được tất cả cặp tài liệu năm một nghìn chín trăm bảy mươi tám này. Cần phải có thể đọc đi đọc lại tất cả những chi tiết. Đối chiếu, khoanh lại những tính đặc thù của những mảnh báo cắt rời được Christophe Dompierre giữ lại. Cần sao chép, ít ra là những bài báo mà người chết đã đọc. Đó là công việc, những giờ làm việc.
Đúng lúc ấy, Siméonidis bước vào phòng và nói:
- Các ông cần phải nhanh lên. Cảnh sát đang tìm cách để ngăn lại việc tra cứu những hồ sơ của tôi. Giờ đây họ không còn thời gian để quan tâm tới chuyện này và họ hẳn sợ bị đích thân kẻ sát nhân vượt qua. Tôi đã nghe thấy kẻ ngu ngốc ở dưới nhà gọi điện sau giấc ngủ của tôi. Họ muốn niêm phong tư liệu. Việc đó có vẻ tiến nhanh đấy.
- Xin ông đừng lo ngại – Lucien nói – Chúng tôi sẽ kết thúc việc này trong nửa giờ nữa.
- Tuyệt – Siméonidis nói – Các ông hãy làm nhanh lên.
- À này – Marc nói – Con rể ông cũng đóng vai phụ trong vở Elektra chứ?
- Ở Toulouse hả? Tất nhiên – Siméonidis nói – Hắn đã đóng vai phụ trong tất cả những buổi biểu diễn của hắn vào năm một nghìn chín trăm bảy mươi ba đến năm bảy mươi tám. Sau đó hắn bỏ hẳn. Đừng giẫm chân tại chỗ về phía hắn, các ông mất thì giờ thôi.
- Cuộc tấn công ấy trong lúc diễn ở Elektra. Sophia có kể lại cho ông không?
- Sophia không thích người ta nói tới việc đó – Siméonidis nói sau một lúc im lặng.
Sau khi ông già đi khỏi, Marc nhìn Lucien, ủ rũ trong chiếc ghế bành đã sụt, dạng hai chân trong lúc mân mê mảnh báo cắt rời của anh ta.
- Trong nửa giờ ư? – Marc kêu lên – Cậu không làm gì hết, cậu cứ mơ màng với những cuốn sổ tay thời chiến của cậu, có hàng đống cái để sao chép nhưng cậu, có quyết định chuồn đi trong nửa giờ nữa không?
Không nhúc nhích, Lucien trỏ tay vào chiếc túi của mình.
- Ở trong này – Anh nói – Mình đã đặt hai kilô rưỡi máy tính xách tay, chín kilô máy quét hình, nước hoa, một chiếc quần cộc, một cuộn, dây to, một chiếc chăn bông tơ, một bàn chải đánh răng và một lát bánh mì. Cậu hiểu vì sao mình muốn đi xe tắc xi ra ga chứ. Hãy chuẩn bị cho mình những tài liệu của cậu, mình ghi lại tất cả những gì làm cậu vui lòng và chúng ta đem nó theo chúng ta đến căn nhà tồi tàn mục nát. Thế đó.
- Thế nào mà cậu nghĩ tới việc này?
- Sau việc xảy đến với Dompierre ta có thể dự kiến Cảnh sát tính cấm việc sao chép những hồ sơ. Dự kiến những thử đoạn của địch thủ, anh bạn ạ, đó là tất cả sự bí mật của chiến tranh. Lệnh chính thức sẽ đến nhanh, nhưng sau chúng ta. Giờ đây cậu hãy làm gấp đi.
- Xin lỗi – Marc nói – Trong lúc này mình bực bội suốt. Vả lại cậu cũng thế.
- Không, mình nổi khùng, theo hướng này hoặc hướng khác. Khá khác nhau đấy.
- Những thứ này của cậu đấy à? – Marc hỏi – Thứ đó phải có tiền chứ.
Lucien nhún vai.
- Tiền của khoa nhà trường cho mình vay, mình phải trả trong bốn tháng. Chỉ có những dây điện là của mình.
Anh cười và mắc nối máy móc của mình. Tới chừng những tư liệu đã được sao chép thì Marc mới thở dễ chịu hơn. Có thể không rút ra được gì trong đó những ý nghĩ mình có thể tra cứu mà không vội vàng, trong nơi kín đáo ở tầng gác hai thời Trung Đại của mình làm anh khuây khoả. Điều cốt yếu của cặp tài liệu qua đó.
- Còn những tấm ảnh – Lucien huơ tay nói.
- Cậu tin ư?
- Chắc chắn. Hãy đưa những bức ảnh đây. – Chỉ có những bức ảnh của Sophia thôi.
- Không có toàn cảnh, của nhóm ra chào, của bữa ăn tối sau khi tập hợp ư?
- Chỉ có Sophia, mình nói với cậu rồi.
- Vậy thì bỏ qua.
Lucien cuộn máy móc của mình vào trong chiếc chăn bông tơ cũ, buộc hết lại và thắt vào đó một dây thừng dài. Rồi anh nhẹ nhàng mở cửa sổ và thận trọng thả cái gói mỏng manh xuống.
- Không có vở nào không mở màn cả – Anh nói – Và dưới sự mở màn, dẫu sao chăng nữa, luôn có cái nền. Đó là cái sân nhỏ để các thùng rác, mình thích cái sân ở ngoài phố. Mình xong rồi.
- Ta lên đi – Marc nói.
Lucien thả dây thừng và khép cửa sổ lại thật êm. Anh quay lại ngồi vào chiếc ghế bành cũ và lấy lại tư thế uể oải của mình.
Viên Cảnh sát vào, với vẻ thoả thích của một kẻ vừa bắn hạ con gà gô non đang bay.
- Cấm sao chép bất cứ thứ gì và cấm tra cứu bất kể thứ gì – Gã ngu ngốc nói – Đây là những lệnh mới. Hãy lấy đồ đạc của các ông và ra khỏi đây.
Marc và Lucien nghe lời trong lúc càu nhàu và đi theo viên Cảnh sát. Khi họ trở lại phòng khách, bà Siméonidis đã dọn bàn cho năm người ăn. Vậy là họ được tính vào số người ăn bữa tối. Marc nghĩ, năm người, như vậy là tất nhiên cả người con trai. Cần phải gặp người con trai. Họ cảm ơn. Viên Cảnh sát trẻ lục soát họ trước khi họ ngồi và dốc hết đồ đạc trong túi của họ, lật ngược và gấp lại mọi phía.
- Được rồi – Anh ta nói – Các ông có thể cho hết lại vào túi.
Anh ta rời phòng khách và đến đứng ở lối vào.
- Nếu tôi là ông – Lucien nói với anh ta – tôi sẽ sớm áp mình vào trước cửa phòng đựng hồ sơ cho tới khi chúng tôi đi. Chúng tôi có thể lại trèo lên. Ông chịu rủi ro đấy, ông hiến binh ạ.
Bất bình, viên Cảnh sát trèo lên gác ở ngay trong phòng ấy. Lucien hỏi Siméonidis chỉ cho anh lối ra sân con để các thùng rác và ra lấy lại cái gói của mình rồi nhét vào đáy túi xách của anh. Anh thấy rằng từ ít lâu nay, những thùng rác thường qua cuộc sống của anh luôn.
- Đừng lo – Lucien nói với ông – Tất cả những bản gốc của ông vẫn còn lại trên đó. Tôi thề với ông như vậy.
Người con trai về muộn một chút và ngồi vào chỗ của mình ở bàn ăn. Trạc bốn mươi tuổi, dáng ì ạch, chân bước chậm rãi, Julien đã không thừa hưởng được ở bà mẹ ước vọng tỏ ra cần thiết và có hiệu lực. Gã nhã nhặn mỉm cười với hai khách mời, vẻ hơi thảm hại, mờ nhạt và Marc nghĩ là gã có những nỗi niềm luyến tiếc. Gã này mà người ta nói không sinh lợi gì và thái độ ngập ngừng, bị chèn ép giữa bà mẹ cốt cán và ông bố vợ gia trưởng, gây cho gã nỗi khổ cực. Marc nhanh chóng bị ảnh hưởng khi người ta mỉm cười nhã nhặn với anh. Rồi Julien khóc vì Sophia. Gã không xấu trai, nhưng có bộ mặt căng phổng. Marc thích cảm thấy sự ghê tởm, sự thù nghịch, cuối cùng điều gì đó có sức thuyết phục hơn để tạo cho gã là một kẻ giết người. Nhưng vì anh chưa bao giờ trông thấy kẻ giết người, anh tự nhủ rằng một kẻ dễ bị bà mẹ uốn nắn làm ngợp và cười nhã nhặn rất có thể làm việc ấy. Khóc lóc một chút không nói lên được điều gì hết.
Mẹ gã cũng có thể làm việc này. Hối hả, bận rộn quá mức yêu cầu phục vụ bàn ăn, ba hoa quá mức đòi hỏi của cuộc nói chuyện, Jacqueline Siméonidis có vẻ mệt mỏi. Marc quan sát búi tóc thấp, buộc chính xác trên gáy, hai bàn tay mạnh mẽ, giọng nói và sự nhiệt tình giả tạo, sự quyết định ngớ ngẩn khi bà ta chia phần rau diếp xoăn cho mỗi người ăn với món dăm-bông, và nghĩ rằng người đàn bà này có thể thử mọi cách để tăng thêm quyền lực, vốn liếng và giải quyết những sự tan vỡ tài chính của người con trai biếng nhác của bà ta. Bà ta đã cưới Siméonidis. Vì tình yêu ư? Bởi vì ông ta là bố của một nữ ca sĩ đã nổi tiếng chăng? Đúng, người này hoặc kẻ kia có những lý do để giết người và có thể trong tâm trạng vui vẻ. Tất nhiên không phải là ông già. Marc nhìn ông cắt rau diếp xoăn bằng cử chỉ nhanh nhẹn, tính khí độc đoán của ông sẽ tạo cho ông thành kẻ bạo ngược hoàn toàn nếu Jacqueline tiêu hao nghị lực để chứng minh sự quan tâm mạnh mẽ của mình về mọi chuyện.
*
Marc và Lucien bắt kịp chuyến tàu vào hai mươi hai giờ hai mươi bảy phút. Chính ông già Siméonidis đưa họ đi bằng xe ôtô đến ga với tay lái vững vàng và chạy nhanh.
- Hãy cho tôi biết tin – Ông nói trong lúc bắt tay họ – Có gì trong cái gói của ông đấy, chàng trai? – Ông hỏi Lucien.
- Máy tính và tất cả các thứ cần ở trong đó – Lucien cười, nói.
- Tốt – Ông già nói.
- Về việc ấy – Marc nói – Đó là hồ sơ năm một nghìn chín trăm bảy mươi tám được Dompierre xem xét kỹ, chứ không phải năm tám mươi hai. Tới chừng mà ông biết hồ sơ đó, có thể ông sẽ tìm được trong đó những sự việc mà chúng tôi bỏ sót.
Marc giám sát sự phản ứng của ông già. Đó là sự xúc phạm, một người bố không giết con gái mình, từ Agamemnon. Siméonidis không trả lời.
- Hãy cho tôi biết tin nhé – Ông già nhắc lại.
Trong suốt cuộc hành trình, Lucien và Marc không nói với nhau một lời. Bởi vì Marc thích những chuyến tàu đêm. Bởi vì Lucien nghĩ tới những cuốn sổ tay thời chiến của Frémonville bố và cái cách có được chúng.
Tác giả :
Fred Vargas