Xác Ấm
Chương 1: Khát khao
TÔI ĐÃ CHẾT, NHƯNG CŨNG CHẲNG SAO. Tôi đã học được cách chung sống với nó. Rất xin lỗi vì tôi không thể tự giới thiệu đàng hoàng, nhưng tôi không còn tên nữa. Ít có ai trong số chúng tôi còn tên. Chúng tôi đánh mất tên mình như đánh mất chìa khóa ô tô, quên mất chúng như quên mất những ngày sinh nhật. Hình như tên tôi bắt đầu bằng chữ “R”, nhưng tôi chỉ nhớ được có thế. Kể cũng buồn cười, vì hồi còn sống tôi cực kỳ hay quên tên người khác. Anh bạn “M” của tôi bảo rằng thật mỉa mai thay vì khi đã biến thành Xác Sống thì cái gì cũng buồn cười, nhưng ta lại không cười nổi, vì môi đã rữa mất.
Chúng tôi trông cũng chẳng lấy gì làm hấp dẫn, nhưng cái chết đã nhẹ tay với tôi hơn so với nhiều người khác. Tôi mới bước vào giai đoạn thối rữa ban đầu; chỉ có nước da xám ngoét, cái mùi khó chịu, quầng đen dưới mắt. Trông tôi gần như một Người Sống đang cần được đi nghỉ thôi. Trước khi biến thành Xác Sống chắc tôi làm việc trong ngành thương mại, nhân viên ngân hàng hoặc kinh doanh chứng khoán hoặc một gã học việc trẻ nào đó, vì quần áo tôi mặc trông khá bảnh. Quần đen, áo xám, cà vạt đỏ. Thỉnh thoảng âm lại lấy chúng ra để chọc tôi. Anh chỉ vào cái cà vạt của tôi rồi cố cất tiếng cười, phát ra một âm thanh khùng khục, nghèn nghẹt đâu đó từ sâu trong bụng. Anh mặc một cái quần bò thủng lỗ chỗ và áo phông trắng. Giờ cái áo nhìn gớm lắm rồi. Lẽ ra anh ấy nên chọn áo màu sẫm hơn.
Chúng tôi thích đùa cợt và đoán già đoán non về quần áo của nhau, vì những lựa chọn thời trang cuối cùng này là dấu hiệu duy nhất về con người cũ của chúng tôi, trước khi chúng tôi mất hết nhân dạng. Có những người quần áo còn chẳng rõ bằng tôi: quần soóc áo nỉ, váy áo điệu đà. Vậy là chúng tôi cứ đoán bừa.
Cô từng là bồi bàn. Cô từng là sinh viên. Nghe có quen không?
Chẳng bao giờ nghe quen cả.
Không có ai trong số những người tôi biết có một ký ức cụ thể. Chỉ vài ý niệm mờ ảo về một thế giới đã không còn nữa. Những ấn tượng nhạt nhòa về cuộc sống trong quá khứ, vương vấn trong óc như cơn đau ảo từ những tay chân đã bị chặt. Chúng tôi nhận ra các dấu hiệu của nền văn minh – nhà cửa, xe cộ, cảnh quan chung chung – nhưng trong đó chúng tôi không có vai trò riêng nào. Không có lịch sử. Chúng tôi chỉ có mặt ở đây thôi. Chúng tôi làm những việc mình làm, thời gian trôi qua, và không ai đặt câu hỏi. Nhưng như tôi đã nói đấy, cũng chẳng sao. Trông chúng tôi có vẻ như không có đầu óc gì, nhưng không phải vậy. Các bánh răng nhận thức gỉ sét vẫn quay, chỉ chậm dần, chậm dần cho tới khi gần như chẳng thể nhìn ra được bất kỳ vận động bên ngoài nào. Chúng tôi gầm ghè và ậm ừ, chúng tôi nhún vai và gật đầu, và thỉnh thoảng một vài từ bật ra. Cũng chẳng khác trước là bao.
Nhưng việc quên mất tên khiến tôi thấy buồn. Trong tất cả, tôi thấy đó là điều bi thảm nhất. Tôi nhớ tên mình, và tôi khóc thương cho tên của những người khác, bởi vì tôi mong được yêu mến họ, nhưng tôi không biết họ là ai.
* * *
Có hàng trăm người chúng tôi sống trong một sân bay bỏ hoang ở bên ngoài một thành phố lớn nào đó. Tất nhiên chúng tôi không cần nơi trú ẩn hay hơi ấm, nhưng chúng tôi thích có các bức tường bao quanh và một mái nhà trên đầu. Nếu không thì chúng tôi sẽ chỉ lang thang ở giữa chốn đồng không mông quạnh, và điều đó có vẻ kinh khủng đến kỳ lạ. Không có gì xung quanh chúng tôi, không có gì để chạm vào hay nhìn ngắm, không có một đường nét rõ rệt nào, chỉ có chúng tôi và cái miệng há hốc của bầu trời. Theo trí tưởng tượng của tôi thì khi chết hẳn ta sẽ có cảm giác như thế. Một cõi hư vô mênh mông tuyệt đối.
Tôi nghĩ chúng tôi đã sống ở đó lâu lắm rồi. Da thịt tôi vẫn còn nguyên, nhưng có nhiều người lớn tuổi hơn trông chỉ khá hơn một bộ xương khô với chút cơ còn sót lại, quắt đi như thịt bò khô. Bằng cách nào đó những bó cơ ấy vẫn co duỗi, và họ tiếp tục cử động. Tôi chưa hề thấy ai trong số chúng tôi “chết” vì tuổi già. Có lẽ chúng tôi bất tử, tôi cũng không biết nữa. Tương lai đối với tôi cũng mờ mịt như quá khứ. Tôi thậm chí còn không thể tự bắt mình quan tâm đến bất kỳ điều gì ở bên phải hay bên trái hiện tại nữa, mà hiện tại thì cũng chẳng lấy gì làm khẩn cấp. Bạn có thể nói là cái chết đã làm tôi bớt căng thẳng.
* * *
Tôi đang đi trên thang cuốn thì âm tìm thấy tôi. Mỗi ngày tôi lại đi thang cuốn vài lần, bất kỳ khi nào chúng chạy. Nó đã trở thành một nghi thức. Khu sân bay đã thành hoang phế, nhưng thỉnh thoảng vẫn có điện, có lẽ là truyền từ một máy phát khẩn cấp nào đó từ sâu tít dưới hầm. Đèn lập lòe sáng và các màn hình bật lên, các thứ máy móc rủng rỉnh hoạt động. Tôi ôm ấp từng giây phút ấy. Cái cảm giác rằng mọi thứ như đang sống dậy. Tôi đứng trên các bậc thang và lên cao dần như một linh hồn đang đi lên Thiên đàng, cái giấc mơ ngọt ngào của tuổi thơ chúng tôi, giờ chỉ còn là một trò đùa vô duyên.
Sau khi đi đi lại lại khoảng ba mươi lần, tôi đang đi lên tiếp thì thấy âm đứng đợi trên đỉnh thang. Anh là hàng trăm cân cơ và mỡ phủ lên một khung xương cao hơn một mét chín. Râu ria xồm xoàm, đầu hói, người bầm dập và thối rữa, bộ mặt gớm guốc của anh hiện ra trong tầm mắt khi tôi đến đỉnh thang. Anh có phải là thiên thần đứng đón tôi ở cổng Thiên đàng không? Dãi đen ngòm đang nhỏ ra từ cái miệng tả tơi của anh.
Anh chỉ vơ vẩn về một hướng nào đó và lầm bầm, “Thành phố.”
Tôi gật đầu, đi theo anh.
Chúng tôi đi tìm thức ăn. Một đoàn đi săn hình thành quanh chúng tôi khi chúng tôi lê chân về phía thành phố. Không khó tìm người đi cùng trong những chuyến viễn chinh như thế này, cho dù không có ai đang đói. Ở đây rất ít khi có một ý nghĩ tập trung, và khi nó xuất hiện thì chúng tôi đều làm theo. Nếu không chúng tôi sẽ cứ đứng một chỗ và rên rỉ suốt ngay. Chúng tôi đứng một chỗ và rên rỉ rất nhiều. Hàng bao nhiêu năm trôi qua như thế. Da thịt khô héo đi trên xương và chúng tôi vẫn đứng đó, đợi cho thịt rữa hết. Đôi khi tôi tự hỏi mình bao nhiêu tuổi.
* * *
Thành phố nơi chúng tôi đi săn nằm khá gần. Đến khoảng trưa ngày hôm sau là chúng tôi đã đến nơi và bắt đầu đi tìm thịt tươi. Cơn đói mới mẻ này quả là một cảm giác kỳ lạ. Chúng tôi không cảm thấy nó trong dạ dày mình – nhiều người trong số chúng tôi cũng chẳng còn dạ dày nữa. Chúng tôi cảm thấy nó khắp mọi nơi trên cơ thể, một cảm giác trống rỗng, chùng xuống, như thể các tế bào trong người đang xẹp dần. Mùa đông năm trước, khi rất nhiều Người Sống nhập bọn với Người Chết và mồi ăn hiếm dần, tôi đã phải chứng kiến nhiều người bạn của tôi chết hẳn. Một biến đổi cũng chẳng lấy gì làm kịch tính. Họ chỉ đi chậm dần, rồi dừng lại, và một thời gian sau tôi nhận ra họ đã biến thành xác chết. Mới đầu tôi thấy sợ, nhưng theo đúng phép xã giao thì không nên để ý đến việc một người trong số chúng tôi chết. Tôi bèn rên rỉ vài tiếng để tự nguôi ngoai.
Tôi nghĩ phần lớn thế giới đã tận diệt, vì những thành phố chúng tôi đi qua cũng rữa nát như chính chúng tôi vậy. Nhà cửa đổ sậy. Xe cộ hoen rỉ nằm chật đường. Kính vỡ ở khắp nơi, và gió luồn lách qua những tòa nhà cao tầng trống trải, rền rĩ như một con vật bị bỏ mặc cho đến chết. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra. Bệnh tật ư? Hay chiến tranh? Xã hội sụp đổ? Hay chỉ vì chúng tôi? Người Chết đã thế chỗ Người Sống? Tôi đoán là cũng chẳng quan trọng gì. Một khi ta đã đến tận cùng thế giới thì có đi theo đường nào cũng chẳng thành vấn đề.
Chúng tôi bắt đầu ngửi thấy mùi Người Sống khi đến gần một khu nhà tập thể hoang phế. Đó không phải mùi hăng hắc của da và mồ hôi, mà lá cái mùi nồng đượm của năng lượng sống, giống mùi khét của tia chớp và hoa oải hương. Chúng tôi không ngửi thấy nó bằng mũi. Chúng tôi cảm nhận được nó ở sâu thẳm bên trong, gần não, giống như mù tạt. Chúng tôi vây quanh khu nhà rồi tìm đường vào trong.
Chúng tôi tìm thấy họ co rúm lại với nhau trong căn hộ một buồng bị chặn kín cửa sổ. Họ ăn mặc còn tệ hơn cả chúng tôi, người quấn sơ sài những mảnh giẻ bẩn thỉu và ai cũng đang trong tình trạng rất cần được cạo râu. Âm sẽ phải đeo cái bộ râu vàng bờm xờm kia trong suốt quãng đời Da Thịt còn lại của mình, nhưng mặt mũi tất cả những người khác trong số chúng tôi đều nhẵn nhụi. Đó là một trong những lợi thế khi đã chết, một việc khác mà chúng tôi không phải bận tâm nữa. Râu, tóc, móng chân… không còn phải chống lại bản năng sinh học nữa. Cơ thể hoang dại của chúng tôi cuối cùng thì cũng được thuần hóa.
Một cách chậm chạp, vụng về nhưng cực kỳ quyết tâm, chúng tôi lao vào đám Người Sống. Những phát súng nổ khiến bấu không khí bụi bặm ngập tràn thuốc súng và máu. Máu đen sì bắn tung tóe trên tường. Khi bị mất tay, mất chân, hay mất mồn phần cơ thể, chúng tôi đều cho qua. Chỉ là vấn đề thẩm mỹ vặt vãnh. Nhưng bị bắn vào đầu thì chũng tôi sẽ gục ngay. Hẳn là trong cái cục xốp màu xám teo tóp ấy vẫn còn chút gì giá trị, vì nếu mất nó chúng tôi sẽ trở thành xác chết. Hai Xác Sống bên phải và bên trái tôi ngã xuống đất kèm theo tiếng loét nhoét. Nhưng chúng tôi rất đông. Chúng tôi có thể áp đảo họ. Chúng tôi xông vào đám Người Sống, và chúng tôi ăn.
Việc ăn uống không lấy gì làm thú vị. Tôi nhá nát cánh tay của một người đàn ông, trong lòng trỗi dậy cảm giác ghét bỏ. Tôi ghét tiếng hét của ông ta, bởi vì tôi không thích đau đớn, tôi không thích làm hại ai, nhưng đây đã là thế giới của chúng tôi rồi. Đây là việc chúng tôi phải làm. Tất nhiên, nếu tôi không ăn hết cả người ông ta, nếu tôi để lại bộ não, ông ta sẽ sống dậy theo tôi quay về sân bay, và điều đó có thể làm tôi thấy dễ chịu hơn. Tôi sẽ giới thiệu ông ta với những người khác, và có thể chúng tôi sẽ đứng quanh quẩn và rên rỉ cùng nhau. Giờ thì khó có thể nói được “bạn bè” có nghĩa là gì, nhưng cõ lẽ như thế cũng na ná. Nếu tôi ghìm mình lại, nếu tôi để lại đủ…
Nhưng tôi không làm vậy. Tôi không thể. Cũng như mọi khi tôi ăn phần ngon nhất, cái phần khiến đầu tôi sáng bừng lên như một cái ti vi. Tôi ăn bộ não, và trong khoảng ba mươi giây, tôi lại có ký ức. Những hình ảnh thoáng qua của các cuộc diễu hành, nước hoa, âm nhạc… cuộc sống. Rồi tất cả lại nhạt đi, và tôi đứng dậy, rồi tất cả chúng tôi lại lê bước ra khỏi thành phố, người vẫn lạnh ngắt và xám ngoét như trước, nhưng cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Không hẳn là “dễ chịu”, không phải là “vui vẻ”, chắc chắn không phải “đầy sức sống”, nhưng… bớt giống người chết hơn một chút. Với chúng tôi như thế đã là tốt lắm rồi.
Tôi tụt lại phía cuối trong khi thành phố lùi dần và biến mất sau lưng chúng tôi. Bước chân của tôi nặng nề hơn những người khác một chút. Khi tôi dừng lại ở một vũng nước mưa để rửa máu trên mặt và quần áo, âm quay lại vỗ vai tôi. Anh biết tôi không thích một số lề thói của chúng tôi. Anh biết tôi nhạy cảm hơn nhiều so với những người khác. Thỉnh thoảng anh lại trêu tôi, quấn mớ tóc đen bù xù của tôi thành đuôi sam và nói, “Con gái. Đúng là… con gái.” Nhưng anh biết khi nào thì nên tôn trọng nỗi sầu muộn của tôi. Anh vỗ vai tôi rồi cứ đứng đó nhìn tôi. Khuôn mặt anh không còn biểu cảm được nữa, nhưng tôi biết anh muốn nói gì. Tôi gật đầu, và chúng tôi đi tiếp.
Tôi không biết vì sao chúng tôi phải giết người. Tôi không biết nhai cổ một người thì có lợi ích gì. Tôi ăn cắp những gì ông ta có để bù vào những gì tôi thiếu. Ông ta biến mất, còn tôi ở lại. Đó là những điều luật áp đặt đơn giản nhưng vô nghĩa được đưa ra bởi một nhà lập pháp điên rồ nào đó ở trên trời. Nhưng việc tuân thủ những điều luật đó khiến tôi vẫn còn đi lại được, nên tôi nhất nhất tuân theo chúng. Tôi ăn cho tới khi không ăn nổi nữa, rồi tôi lại ăn.
Chuyện này đã bắt đầu như thế nào? Tại sao chúng tôi lại biến thành như thế này? Có phải vì một virus bí ẩn nào đó không? Tia gamma ư? Một lời nguyền cổ xưa ư? Hay một cái gì đó còn phi lý hơn? Không ai nói về chuyện đó. Chúng tôi ở đây và mọi chuyện là như thế. Chúng tôi không than phiền. Chúng tôi không hỏi. Chúng tôi cứ làm việc của mình thôi.
Có một vực thẳm giữa tôi và thế giới bên ngoài con người tôi. Một vực thẳm rộng tới mức cảm giác của tôi không vượt qua nổi. Đến khi những tiếng hét của tôi vang vọng sang được bờ bên kia thì chũng đã biến thành tiếng rên rỉ.
* * *
Chúng tôi trông cũng chẳng lấy gì làm hấp dẫn, nhưng cái chết đã nhẹ tay với tôi hơn so với nhiều người khác. Tôi mới bước vào giai đoạn thối rữa ban đầu; chỉ có nước da xám ngoét, cái mùi khó chịu, quầng đen dưới mắt. Trông tôi gần như một Người Sống đang cần được đi nghỉ thôi. Trước khi biến thành Xác Sống chắc tôi làm việc trong ngành thương mại, nhân viên ngân hàng hoặc kinh doanh chứng khoán hoặc một gã học việc trẻ nào đó, vì quần áo tôi mặc trông khá bảnh. Quần đen, áo xám, cà vạt đỏ. Thỉnh thoảng âm lại lấy chúng ra để chọc tôi. Anh chỉ vào cái cà vạt của tôi rồi cố cất tiếng cười, phát ra một âm thanh khùng khục, nghèn nghẹt đâu đó từ sâu trong bụng. Anh mặc một cái quần bò thủng lỗ chỗ và áo phông trắng. Giờ cái áo nhìn gớm lắm rồi. Lẽ ra anh ấy nên chọn áo màu sẫm hơn.
Chúng tôi thích đùa cợt và đoán già đoán non về quần áo của nhau, vì những lựa chọn thời trang cuối cùng này là dấu hiệu duy nhất về con người cũ của chúng tôi, trước khi chúng tôi mất hết nhân dạng. Có những người quần áo còn chẳng rõ bằng tôi: quần soóc áo nỉ, váy áo điệu đà. Vậy là chúng tôi cứ đoán bừa.
Cô từng là bồi bàn. Cô từng là sinh viên. Nghe có quen không?
Chẳng bao giờ nghe quen cả.
Không có ai trong số những người tôi biết có một ký ức cụ thể. Chỉ vài ý niệm mờ ảo về một thế giới đã không còn nữa. Những ấn tượng nhạt nhòa về cuộc sống trong quá khứ, vương vấn trong óc như cơn đau ảo từ những tay chân đã bị chặt. Chúng tôi nhận ra các dấu hiệu của nền văn minh – nhà cửa, xe cộ, cảnh quan chung chung – nhưng trong đó chúng tôi không có vai trò riêng nào. Không có lịch sử. Chúng tôi chỉ có mặt ở đây thôi. Chúng tôi làm những việc mình làm, thời gian trôi qua, và không ai đặt câu hỏi. Nhưng như tôi đã nói đấy, cũng chẳng sao. Trông chúng tôi có vẻ như không có đầu óc gì, nhưng không phải vậy. Các bánh răng nhận thức gỉ sét vẫn quay, chỉ chậm dần, chậm dần cho tới khi gần như chẳng thể nhìn ra được bất kỳ vận động bên ngoài nào. Chúng tôi gầm ghè và ậm ừ, chúng tôi nhún vai và gật đầu, và thỉnh thoảng một vài từ bật ra. Cũng chẳng khác trước là bao.
Nhưng việc quên mất tên khiến tôi thấy buồn. Trong tất cả, tôi thấy đó là điều bi thảm nhất. Tôi nhớ tên mình, và tôi khóc thương cho tên của những người khác, bởi vì tôi mong được yêu mến họ, nhưng tôi không biết họ là ai.
* * *
Có hàng trăm người chúng tôi sống trong một sân bay bỏ hoang ở bên ngoài một thành phố lớn nào đó. Tất nhiên chúng tôi không cần nơi trú ẩn hay hơi ấm, nhưng chúng tôi thích có các bức tường bao quanh và một mái nhà trên đầu. Nếu không thì chúng tôi sẽ chỉ lang thang ở giữa chốn đồng không mông quạnh, và điều đó có vẻ kinh khủng đến kỳ lạ. Không có gì xung quanh chúng tôi, không có gì để chạm vào hay nhìn ngắm, không có một đường nét rõ rệt nào, chỉ có chúng tôi và cái miệng há hốc của bầu trời. Theo trí tưởng tượng của tôi thì khi chết hẳn ta sẽ có cảm giác như thế. Một cõi hư vô mênh mông tuyệt đối.
Tôi nghĩ chúng tôi đã sống ở đó lâu lắm rồi. Da thịt tôi vẫn còn nguyên, nhưng có nhiều người lớn tuổi hơn trông chỉ khá hơn một bộ xương khô với chút cơ còn sót lại, quắt đi như thịt bò khô. Bằng cách nào đó những bó cơ ấy vẫn co duỗi, và họ tiếp tục cử động. Tôi chưa hề thấy ai trong số chúng tôi “chết” vì tuổi già. Có lẽ chúng tôi bất tử, tôi cũng không biết nữa. Tương lai đối với tôi cũng mờ mịt như quá khứ. Tôi thậm chí còn không thể tự bắt mình quan tâm đến bất kỳ điều gì ở bên phải hay bên trái hiện tại nữa, mà hiện tại thì cũng chẳng lấy gì làm khẩn cấp. Bạn có thể nói là cái chết đã làm tôi bớt căng thẳng.
* * *
Tôi đang đi trên thang cuốn thì âm tìm thấy tôi. Mỗi ngày tôi lại đi thang cuốn vài lần, bất kỳ khi nào chúng chạy. Nó đã trở thành một nghi thức. Khu sân bay đã thành hoang phế, nhưng thỉnh thoảng vẫn có điện, có lẽ là truyền từ một máy phát khẩn cấp nào đó từ sâu tít dưới hầm. Đèn lập lòe sáng và các màn hình bật lên, các thứ máy móc rủng rỉnh hoạt động. Tôi ôm ấp từng giây phút ấy. Cái cảm giác rằng mọi thứ như đang sống dậy. Tôi đứng trên các bậc thang và lên cao dần như một linh hồn đang đi lên Thiên đàng, cái giấc mơ ngọt ngào của tuổi thơ chúng tôi, giờ chỉ còn là một trò đùa vô duyên.
Sau khi đi đi lại lại khoảng ba mươi lần, tôi đang đi lên tiếp thì thấy âm đứng đợi trên đỉnh thang. Anh là hàng trăm cân cơ và mỡ phủ lên một khung xương cao hơn một mét chín. Râu ria xồm xoàm, đầu hói, người bầm dập và thối rữa, bộ mặt gớm guốc của anh hiện ra trong tầm mắt khi tôi đến đỉnh thang. Anh có phải là thiên thần đứng đón tôi ở cổng Thiên đàng không? Dãi đen ngòm đang nhỏ ra từ cái miệng tả tơi của anh.
Anh chỉ vơ vẩn về một hướng nào đó và lầm bầm, “Thành phố.”
Tôi gật đầu, đi theo anh.
Chúng tôi đi tìm thức ăn. Một đoàn đi săn hình thành quanh chúng tôi khi chúng tôi lê chân về phía thành phố. Không khó tìm người đi cùng trong những chuyến viễn chinh như thế này, cho dù không có ai đang đói. Ở đây rất ít khi có một ý nghĩ tập trung, và khi nó xuất hiện thì chúng tôi đều làm theo. Nếu không chúng tôi sẽ cứ đứng một chỗ và rên rỉ suốt ngay. Chúng tôi đứng một chỗ và rên rỉ rất nhiều. Hàng bao nhiêu năm trôi qua như thế. Da thịt khô héo đi trên xương và chúng tôi vẫn đứng đó, đợi cho thịt rữa hết. Đôi khi tôi tự hỏi mình bao nhiêu tuổi.
* * *
Thành phố nơi chúng tôi đi săn nằm khá gần. Đến khoảng trưa ngày hôm sau là chúng tôi đã đến nơi và bắt đầu đi tìm thịt tươi. Cơn đói mới mẻ này quả là một cảm giác kỳ lạ. Chúng tôi không cảm thấy nó trong dạ dày mình – nhiều người trong số chúng tôi cũng chẳng còn dạ dày nữa. Chúng tôi cảm thấy nó khắp mọi nơi trên cơ thể, một cảm giác trống rỗng, chùng xuống, như thể các tế bào trong người đang xẹp dần. Mùa đông năm trước, khi rất nhiều Người Sống nhập bọn với Người Chết và mồi ăn hiếm dần, tôi đã phải chứng kiến nhiều người bạn của tôi chết hẳn. Một biến đổi cũng chẳng lấy gì làm kịch tính. Họ chỉ đi chậm dần, rồi dừng lại, và một thời gian sau tôi nhận ra họ đã biến thành xác chết. Mới đầu tôi thấy sợ, nhưng theo đúng phép xã giao thì không nên để ý đến việc một người trong số chúng tôi chết. Tôi bèn rên rỉ vài tiếng để tự nguôi ngoai.
Tôi nghĩ phần lớn thế giới đã tận diệt, vì những thành phố chúng tôi đi qua cũng rữa nát như chính chúng tôi vậy. Nhà cửa đổ sậy. Xe cộ hoen rỉ nằm chật đường. Kính vỡ ở khắp nơi, và gió luồn lách qua những tòa nhà cao tầng trống trải, rền rĩ như một con vật bị bỏ mặc cho đến chết. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra. Bệnh tật ư? Hay chiến tranh? Xã hội sụp đổ? Hay chỉ vì chúng tôi? Người Chết đã thế chỗ Người Sống? Tôi đoán là cũng chẳng quan trọng gì. Một khi ta đã đến tận cùng thế giới thì có đi theo đường nào cũng chẳng thành vấn đề.
Chúng tôi bắt đầu ngửi thấy mùi Người Sống khi đến gần một khu nhà tập thể hoang phế. Đó không phải mùi hăng hắc của da và mồ hôi, mà lá cái mùi nồng đượm của năng lượng sống, giống mùi khét của tia chớp và hoa oải hương. Chúng tôi không ngửi thấy nó bằng mũi. Chúng tôi cảm nhận được nó ở sâu thẳm bên trong, gần não, giống như mù tạt. Chúng tôi vây quanh khu nhà rồi tìm đường vào trong.
Chúng tôi tìm thấy họ co rúm lại với nhau trong căn hộ một buồng bị chặn kín cửa sổ. Họ ăn mặc còn tệ hơn cả chúng tôi, người quấn sơ sài những mảnh giẻ bẩn thỉu và ai cũng đang trong tình trạng rất cần được cạo râu. Âm sẽ phải đeo cái bộ râu vàng bờm xờm kia trong suốt quãng đời Da Thịt còn lại của mình, nhưng mặt mũi tất cả những người khác trong số chúng tôi đều nhẵn nhụi. Đó là một trong những lợi thế khi đã chết, một việc khác mà chúng tôi không phải bận tâm nữa. Râu, tóc, móng chân… không còn phải chống lại bản năng sinh học nữa. Cơ thể hoang dại của chúng tôi cuối cùng thì cũng được thuần hóa.
Một cách chậm chạp, vụng về nhưng cực kỳ quyết tâm, chúng tôi lao vào đám Người Sống. Những phát súng nổ khiến bấu không khí bụi bặm ngập tràn thuốc súng và máu. Máu đen sì bắn tung tóe trên tường. Khi bị mất tay, mất chân, hay mất mồn phần cơ thể, chúng tôi đều cho qua. Chỉ là vấn đề thẩm mỹ vặt vãnh. Nhưng bị bắn vào đầu thì chũng tôi sẽ gục ngay. Hẳn là trong cái cục xốp màu xám teo tóp ấy vẫn còn chút gì giá trị, vì nếu mất nó chúng tôi sẽ trở thành xác chết. Hai Xác Sống bên phải và bên trái tôi ngã xuống đất kèm theo tiếng loét nhoét. Nhưng chúng tôi rất đông. Chúng tôi có thể áp đảo họ. Chúng tôi xông vào đám Người Sống, và chúng tôi ăn.
Việc ăn uống không lấy gì làm thú vị. Tôi nhá nát cánh tay của một người đàn ông, trong lòng trỗi dậy cảm giác ghét bỏ. Tôi ghét tiếng hét của ông ta, bởi vì tôi không thích đau đớn, tôi không thích làm hại ai, nhưng đây đã là thế giới của chúng tôi rồi. Đây là việc chúng tôi phải làm. Tất nhiên, nếu tôi không ăn hết cả người ông ta, nếu tôi để lại bộ não, ông ta sẽ sống dậy theo tôi quay về sân bay, và điều đó có thể làm tôi thấy dễ chịu hơn. Tôi sẽ giới thiệu ông ta với những người khác, và có thể chúng tôi sẽ đứng quanh quẩn và rên rỉ cùng nhau. Giờ thì khó có thể nói được “bạn bè” có nghĩa là gì, nhưng cõ lẽ như thế cũng na ná. Nếu tôi ghìm mình lại, nếu tôi để lại đủ…
Nhưng tôi không làm vậy. Tôi không thể. Cũng như mọi khi tôi ăn phần ngon nhất, cái phần khiến đầu tôi sáng bừng lên như một cái ti vi. Tôi ăn bộ não, và trong khoảng ba mươi giây, tôi lại có ký ức. Những hình ảnh thoáng qua của các cuộc diễu hành, nước hoa, âm nhạc… cuộc sống. Rồi tất cả lại nhạt đi, và tôi đứng dậy, rồi tất cả chúng tôi lại lê bước ra khỏi thành phố, người vẫn lạnh ngắt và xám ngoét như trước, nhưng cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Không hẳn là “dễ chịu”, không phải là “vui vẻ”, chắc chắn không phải “đầy sức sống”, nhưng… bớt giống người chết hơn một chút. Với chúng tôi như thế đã là tốt lắm rồi.
Tôi tụt lại phía cuối trong khi thành phố lùi dần và biến mất sau lưng chúng tôi. Bước chân của tôi nặng nề hơn những người khác một chút. Khi tôi dừng lại ở một vũng nước mưa để rửa máu trên mặt và quần áo, âm quay lại vỗ vai tôi. Anh biết tôi không thích một số lề thói của chúng tôi. Anh biết tôi nhạy cảm hơn nhiều so với những người khác. Thỉnh thoảng anh lại trêu tôi, quấn mớ tóc đen bù xù của tôi thành đuôi sam và nói, “Con gái. Đúng là… con gái.” Nhưng anh biết khi nào thì nên tôn trọng nỗi sầu muộn của tôi. Anh vỗ vai tôi rồi cứ đứng đó nhìn tôi. Khuôn mặt anh không còn biểu cảm được nữa, nhưng tôi biết anh muốn nói gì. Tôi gật đầu, và chúng tôi đi tiếp.
Tôi không biết vì sao chúng tôi phải giết người. Tôi không biết nhai cổ một người thì có lợi ích gì. Tôi ăn cắp những gì ông ta có để bù vào những gì tôi thiếu. Ông ta biến mất, còn tôi ở lại. Đó là những điều luật áp đặt đơn giản nhưng vô nghĩa được đưa ra bởi một nhà lập pháp điên rồ nào đó ở trên trời. Nhưng việc tuân thủ những điều luật đó khiến tôi vẫn còn đi lại được, nên tôi nhất nhất tuân theo chúng. Tôi ăn cho tới khi không ăn nổi nữa, rồi tôi lại ăn.
Chuyện này đã bắt đầu như thế nào? Tại sao chúng tôi lại biến thành như thế này? Có phải vì một virus bí ẩn nào đó không? Tia gamma ư? Một lời nguyền cổ xưa ư? Hay một cái gì đó còn phi lý hơn? Không ai nói về chuyện đó. Chúng tôi ở đây và mọi chuyện là như thế. Chúng tôi không than phiền. Chúng tôi không hỏi. Chúng tôi cứ làm việc của mình thôi.
Có một vực thẳm giữa tôi và thế giới bên ngoài con người tôi. Một vực thẳm rộng tới mức cảm giác của tôi không vượt qua nổi. Đến khi những tiếng hét của tôi vang vọng sang được bờ bên kia thì chũng đã biến thành tiếng rên rỉ.
* * *
Tác giả :
Isaac Marion