Vương Mệnh
Chương 117 Huyền Sử 10 Thần Nông Giáo Dân Nghệ Ngũ Cốc
Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc
Sau khi chuyển sang nền văn minh nông nghiệp, lấy trồng kê (thử mễ) làm chính, Thần Nông thị phát triển vượt bậc, thực lực tăng cường nhanh chóng.
Và theo thông lệ, tộc nhân lại lên đường mở mang các vùng đất mới.
Sau hàng nghìn năm không ngừng mở mang bờ cõi, Thần Nông thị đã có mặt ở khắp mọi nơi.
Bắc đến Hoàng Hà, nam đến Việt Giang, thành lập vô số bộ lạc mới, nhưng tất cả đều gọi chung là Thần Nông thị, và đều phụng tôn tộc làm chủ.
Một hình thức liên minh bộ lạc sơ khai hình thành.
"Trung Quốc Thống Sử" của Chu Cốc Thành (người Tàu) viết : Viêm tộc đã bước vào nước ta trước theo theo ngọn sông Dương Tử, thoạt kỳ thủy chiếm 7 tỉnh Trường Giang, rồi tỏa lên mạn bắc chiếm 6 tỉnh Hoàng Hà, cũng như tỏa xuống mạn nam chiếm 5 tỉnh Việt Giang, ...
Trong quá trình mở mang bờ cõi, Thần Nông thị tộc nhân đã lần lượt tìm ra những loại lương thực mới thích hợp cho từng vùng.
Ở phương bắc, họ trồng túc rồi mạch.
Ở phương nam, có lúa nước (đạo mễ) và đậu nành (thục).
Năm loại lương thực đó gọi chung là ngũ cốc (thử, túc, mạch, đạo, thục), là năm loại lương thực chính của Thần Nông thị.
Thử : kê (tên khoa học : Proso Panicum miliaceum)
Túc : còn có tên kê đuôi chồn (Setaria Italica)
Mạch : đại mạch, tiểu mạch, hắc mạch, yến mạch; trong đó tiểu mạch là lúa mì (Triticum spp).
Đạo : lúa nước (Oryza spp.)
Thục : đậu nành (Glycine max)
Chú : Việt Giang (ngày nay gọi là Châu Giang) ngày xưa là đất đai của người Việt nên có tên đó.
Cho đến cuối thời Tam quốc, vùng đất từ nam Chiết Giang cho đến bắc Hợp Phố (gồm phần đất 5 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Tây) vẫn là vùng đất của người Việt.
Ngô đế Tôn Quyền đánh chiếm mãi mà không được, hễ đánh là thua.
Thời đó, để đi từ Giao Châu lục quận (Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam) về Trung Nguyên chỉ có con đường duy nhất là đi men theo con kênh đào từ Trường Sa đến Hợp Phố (Tần Thủy Hoàng cho đào để đánh Âu Lạc).
Mãi đến đầu đời Tống, nước Mân Việt vẫn còn tồn tại ở đây.
Đến khi bị Tống diệt, người Mân Việt cho rằng đều cùng là người Việt nên đã chạy sang nước ta theo nhà Lý.
Còn có thuyết cho rằng Lý Thái Tổ là hậu duệ của một vị quan nước Mân Việt (dù rằng sử cũ đã thần thánh hóa lai lịch Lý Thái Tổ).
Phần tiếp : Hoàng tộc