Vợ Quan
Chương 48: Đứng trước cám dỗ (9)
Từ khi được Hồ Tiểu Dương tư vấn, Trần Tư Tư đã hiểu ra rất nhiều đạo lý nhưng còn rất nhiều vấn đề không thể nào hiểu được.
Có những vấn đề cứ nghĩ là rõ ngay nhưng lại có những vấn đề càng nghĩ càng rối, chẳng hạn như vấn đề có nên giữ lại đứa trẻ không cũng khiến cho cô đau đầu rồi. Theo lời Hồ Tiểu Dương thì điều quan trọng nhất là do bản thân mình quyết định, do trái tim mình quyết định.
Cô để tay lên ngực tự hỏi một lần nữa, rốt cuộc mình có muốn không? Nếu bắt mình phải lựa chọn thì nên chọn ai đây, Hứa Thiếu Phong hay là con? Mục đích có con của cô chính là để có được Hứa Thiếu Phong, đó là một bước đệm, nhưng khi bước đệm này không tạo được tác dụng, liệu cô có đạt được những gì mình muốn hay không, hay lại phải ngậm đắng nuốt cay nuôi con một mình, đợi đến khi nó lớn mới được nhận bố.
Thật là mâu thuẫn.
Cô nhận thấy người thực sự giải quyết được vấn đề không ai khác ngoài Hứa Thiếu Phong.
Cô quyết định nói với Hứa Thiếu Phong chuyện có thai, quyết định lật tấm bài lên cho anh ấy xem, để xem anh ấy tỏ thái độ như thế nào.
Lại là ngày nghỉ kép, Hứa Thiếu Phong hẹn cô đi chơi ở chùa Hoa Nam, cũng đúng lúc cô muốn ra ngoài đi dạo cho khuây khỏa, bèn vui vẻ đồng ý. Chùa Hoa Nam ở Thiều Quan, từ Hải Tân đến Thiều Quan phải ngồi ô tô ba giờ đồng hồ mới tới, để tiết kiệm, hai người họ quyết định chỉ đi một xe.
Tối hôm qua, cô đã mua một túi lớn những thứ để ăn dọc đường, sáng nay tỉnh dậy, khi cô vừa ăn sáng xong, Hứa Thiếu Phong đã gọi điện thoại bảo cô xuống dưới nhà. Cô xách một túi nặng đi xuống dưới, Hứa Thiếu Phong mở cửa xe, cô để đồ ở ghế sau, rồi ngồi xuống bên cạnh ghế lái, vừa cười vừa nói: “Được đi chung một xe thật là ấm áp”.
Hứa Thiếu Phong cũng cười nói: “Hôm nay em là lãnh đạo, anh sẽ làm tài xế riêng cho em”.
Trần Tư Tư vui vẻ nói: “Được, một năm 365 ngày anh làm lãnh đạo, cũng nên nhường cho em một ngày chứ”.
Hứa Thiếu Phong nói: “Chuyện nhỏ, nhường cho em mấy ngày cũng được”.
Xe đã rời khỏi thành phố Hải Tân lên đường cao tốc, cảnh đẹp hai bên đường đúng là hút vào tầm mắt, tâm trạng của Trần Tư Tư cũng theo đó mà vui lên, bèn nói: “Thiếu Phong, sau này cứ có thời gian chúng ta lại ra ngoài đi chơi nhé”.
Hứa Thiếu Phong cũng thấy rất vui, nói: “Được, sau này sẽ dành ra chút thời gian đi ra ngoài chơi, như thế có lợi cho việc điều tiết tâm lý”.
Cô mở một chai nước suối ra, đưa cho Hứa Thiếu Phong đang lái xe, đợi Hứa Thiếu Phong uống xong, cô lại cầm lại, đậy chặt lại rồi mới nói: “Sao hôm nay anh lại muốn đi tới chùa Hoa Nam?”
Hứa Thiếu Phong nói: “Chùa Hoa Nam là vùng đất Phật nổi tiếng của nước ta, trước đây anh đã từng đi, hôm nay muốn đến bái Phật Tổ. Hơn nữa, phong cảnh nơi này vô cùng đẹp, vừa là quê hương của suối nước nóng, cho em chơi mệt thì đi tắm nước nóng”.
Trần Tư Tư nói: “Vâng vâng, em thích nhất là tắm suối nước nóng”.
Hứa Thiếu Phong hỏi: “Em chưa từng đến chùa Hoa Nam sao?”
Trần Tư Tư nói: “Em mới chỉ nghe người ta nói, chưa đến đó bao giờ, anh nói xem chùa Hoa Nam có gì đặc biệt không?”
Hứa Thiếu Phong nói: “Chùa Hoa Nam nằm bên bờ một con suối, cách thành phố Thiều Quan 22km về phía Đông Nam, sở dĩ nó nổi tiếng khắp thiên hạ như thế, là vì Thiền tông Lục Tổ Huệ Năng đại sư đã ở đây truyền đạo hơn 30 năm, đồng thời đây còn là nơi đặt nhục thân của Lục Tổ.
Đệ tử của Huệ Năng đã sưu tập lại những lời truyền đạo của ngài rồi biên tập thành cuốn Lục Tổ Đàn Kinh, đây là cuốn Kinh Phật duy nhất trong giới Phật giáo đánh dấu nền văn hóa Phật giáo đã phát triển rực rỡ từ rất sớm ở Trung Quốc. Huệ Năng thật sự là ông tổ của Phật giáo Trung Quốc”.
Trần Tư Tư nói: “Hóa ra nhục thể thực sự của Huệ Năng đại sư được niệm ở chùa Hoa Nam à? Bồ đề bẩn phi thụ, minh kính dã phi đài, bẩn lai vô nhất vật, hà xứ nhiễm trần ai? Là câu nói nổi tiếng của ông ấy ư?”
Hứa Thiếu Phong nói: “Đúng là những lời của Lục Tổ Huệ Năng đại sư. Nói đến bài thơ này, còn có một truyền thuyết rất thú vị. Truyền rằng Huệ Năng vốn là người Tân Hưng - Quảng Đông, cha mất từ nhỏ, kiếm sống bằng nghề bán củi. Sau đó, ông ấy xuất gia làm hòa thượng tại chùa Đông Sơn ở Hoàng Mai, Hồ Bắc. Huệ Năng không có học vấn nhưng lại rất thông minh. Trong chùa, ông vốn chỉ là một vị tăng nóng tính. Lúc bấy giờ, Ngũ Tổ niên thời tuổi đã cao, muốn tìm một người kế thừa y bát của ngài, bèn gọi đệ tử tới, lên tọa thần tu nói: “Thân là cây bồ đề, tâm như một tấm gương, thời thời cần Phật thích, mạc sử hữu trần ai”, lúc này Huệ Năng đang bổ củi trong bếp, nghe được lời kinh này, bèn chạy tới nói: “Mĩ tắc mĩ hĩ, liễu tắc vị liễu”. Nói rồi tiếp tục niệm kinh: “Bồ đề bẩn phi thụ, minh kính diệc phi đài, bẩn lai vô nhất vật, hà xứ nhiễm trần ai?”. Sau khi Ngũ Tổ nghe xong câu kinh của Huệ Năng vô cùng vui sướng, bèn truyền áo y bát cho ông. Một vị tăng làm việc trong nhà bếp như Huệ Năng lại được truyền vị một cách dễ dàng, nhất định sẽ gây ra sự đố kỵ của rất nhiều đại sư huynh thần tu, từ đố kỵ sinh ra ghét hận, rồi dẫn đến ý đồ sát hại, sau khi Huệ Năng biết thì bỏ đi, thần tu còn phái người đuổi theo giết hại”.
Trần Tư Tư cười ha ha nói: “Xưa nay ai chẳng nói cửa Phật là chốn thanh tịnh, sự thực thì không hẳn. Vì một chút quyền lực mà tranh giành lẫn nhau, điều này đâu có khác gì chốn quan trường tranh quyền đoạt lợi”.
Hứa Thiếu Phong nói: “Điều này không có gì lạ cả, ở đâu có quyền lực, tất phải có tranh giành, cửa Phật cũng như thế mà. Chỉ có những người đắc đạo thực sự, mới có thể coi tất cả những chuyện trong trần gian nhẹ như nước”.
Trần Tư Tư nói: “Thôi, anh kể tiếp đi, sau đó thần tu có đuổi được không?”
Hứa Thiếu Phong nói: “Vẫn là có trời phù hộ, bọn họ không đuổi được ông. Huệ Năng mai danh ẩn tính về Quảng Đông, sau thời gian khoảng 30 năm, sau đó an nghỉ tại Bảo Lâm Tự ở Tào Khê, Thiều Quan, cũng chính là tiền thân Hoa Nam Tự, truyền lại Phật pháp, khiến cho Bảo Lâm Tự trở nên hưng thịnh, trở thành môn phái số một trong Phật giáo phía Nam. Hòa thượng trong Tự cũng nhiều lên, ở đó giờ còn tồn tại cái nồi nghìn người, nghe nói có thể nấu cháo đủ cho 1000 hòa thượng ăn. Huệ Năng truyền Nam Tông Thiền pháp ở phía Nam, lập ra phái Thiền Nam, trở thành Lục Tổ. Sau khi Huệ Năng mất, người ta không hỏa táng ông theo kiểu nhà Phật, mà quét sơn lên khắp người ông, rồi dùng mặt sắt chụp đầu, bảo quản toàn bộ nhục thân của Lục Tổ, đến bây giờ nhục thân của ngài vẫn được bảo tồn nguyên vẹn ở đây”.
Trần Tư Tư ngạc nhiên nói: “Nhục thân của ông ấy đã gần được một nghìn năm ấy nhỉ? Đúng là quá thần kỳ”.
Hứa Thiếu Phong nói: “Cách bảo vệ nhục thân như thế này, ngoài nghe thấy ở Budalagong, Tây Tạng ra, ở Quảng Đông chỉ có trường hợp này, có thể đây là do tu đắc đạo mà thành”.
Trần Tư Tư ờ một tiếng nói: “Sao thần kỳ thế?”
Hứa Thiếu Phong nói: “Vì thế, chúng ta nên đến chùa Hoa Nam bái Phật”.
Trần Tư Tư đã nghe nói bái Phật ở chùa Hoa Nam rất linh nghiệm, cô rất muốn biết mục đích đến bái Phật của Hứa Thiếu Phong lần này là gì, liệu có phải là vì mình? Nghĩ như thế, cô bèn vui mừng nói: “Nghe nói cầu Phật ở đây rất linh nghiệm, lần này anh đến bái Phật, là muốn cầu mong gì?”
Hứa Thiếu Phong cười, nói: “Cũng chẳng cầu xin gì, chỉ là lâu lắm rồi anh không bái Phật, chỉ muốn đến bái Phật một chút thôi”.
Trần Tư Tư nghĩ liệu có phải anh ấy ngại không muốn nói ra điều bí mật, liền hối: “Nói đi anh, nếu anh nói ra, em cũng nói với anh điều em em sẽ cầu xin, xem liệu chúng ta có suy nghĩ giống nhau không”.
Hứa Thiếu Phong nói: “Thật sự là anh không muốn cầu gì”.
Hứa Thiếu Phong nói thế khiến cô càng hy vọng Hứa Thiếu Phong muốn cầu xin chuyện ly hôn, bèn hào hứng nói: “Nếu anh còn coi em là tri kỷ thì anh hãy nói ra, còn nếu như anh cảm thấy không cần nói, thì em sẽ không hỏi thêm gì nữa đâu”.
Có những vấn đề cứ nghĩ là rõ ngay nhưng lại có những vấn đề càng nghĩ càng rối, chẳng hạn như vấn đề có nên giữ lại đứa trẻ không cũng khiến cho cô đau đầu rồi. Theo lời Hồ Tiểu Dương thì điều quan trọng nhất là do bản thân mình quyết định, do trái tim mình quyết định.
Cô để tay lên ngực tự hỏi một lần nữa, rốt cuộc mình có muốn không? Nếu bắt mình phải lựa chọn thì nên chọn ai đây, Hứa Thiếu Phong hay là con? Mục đích có con của cô chính là để có được Hứa Thiếu Phong, đó là một bước đệm, nhưng khi bước đệm này không tạo được tác dụng, liệu cô có đạt được những gì mình muốn hay không, hay lại phải ngậm đắng nuốt cay nuôi con một mình, đợi đến khi nó lớn mới được nhận bố.
Thật là mâu thuẫn.
Cô nhận thấy người thực sự giải quyết được vấn đề không ai khác ngoài Hứa Thiếu Phong.
Cô quyết định nói với Hứa Thiếu Phong chuyện có thai, quyết định lật tấm bài lên cho anh ấy xem, để xem anh ấy tỏ thái độ như thế nào.
Lại là ngày nghỉ kép, Hứa Thiếu Phong hẹn cô đi chơi ở chùa Hoa Nam, cũng đúng lúc cô muốn ra ngoài đi dạo cho khuây khỏa, bèn vui vẻ đồng ý. Chùa Hoa Nam ở Thiều Quan, từ Hải Tân đến Thiều Quan phải ngồi ô tô ba giờ đồng hồ mới tới, để tiết kiệm, hai người họ quyết định chỉ đi một xe.
Tối hôm qua, cô đã mua một túi lớn những thứ để ăn dọc đường, sáng nay tỉnh dậy, khi cô vừa ăn sáng xong, Hứa Thiếu Phong đã gọi điện thoại bảo cô xuống dưới nhà. Cô xách một túi nặng đi xuống dưới, Hứa Thiếu Phong mở cửa xe, cô để đồ ở ghế sau, rồi ngồi xuống bên cạnh ghế lái, vừa cười vừa nói: “Được đi chung một xe thật là ấm áp”.
Hứa Thiếu Phong cũng cười nói: “Hôm nay em là lãnh đạo, anh sẽ làm tài xế riêng cho em”.
Trần Tư Tư vui vẻ nói: “Được, một năm 365 ngày anh làm lãnh đạo, cũng nên nhường cho em một ngày chứ”.
Hứa Thiếu Phong nói: “Chuyện nhỏ, nhường cho em mấy ngày cũng được”.
Xe đã rời khỏi thành phố Hải Tân lên đường cao tốc, cảnh đẹp hai bên đường đúng là hút vào tầm mắt, tâm trạng của Trần Tư Tư cũng theo đó mà vui lên, bèn nói: “Thiếu Phong, sau này cứ có thời gian chúng ta lại ra ngoài đi chơi nhé”.
Hứa Thiếu Phong cũng thấy rất vui, nói: “Được, sau này sẽ dành ra chút thời gian đi ra ngoài chơi, như thế có lợi cho việc điều tiết tâm lý”.
Cô mở một chai nước suối ra, đưa cho Hứa Thiếu Phong đang lái xe, đợi Hứa Thiếu Phong uống xong, cô lại cầm lại, đậy chặt lại rồi mới nói: “Sao hôm nay anh lại muốn đi tới chùa Hoa Nam?”
Hứa Thiếu Phong nói: “Chùa Hoa Nam là vùng đất Phật nổi tiếng của nước ta, trước đây anh đã từng đi, hôm nay muốn đến bái Phật Tổ. Hơn nữa, phong cảnh nơi này vô cùng đẹp, vừa là quê hương của suối nước nóng, cho em chơi mệt thì đi tắm nước nóng”.
Trần Tư Tư nói: “Vâng vâng, em thích nhất là tắm suối nước nóng”.
Hứa Thiếu Phong hỏi: “Em chưa từng đến chùa Hoa Nam sao?”
Trần Tư Tư nói: “Em mới chỉ nghe người ta nói, chưa đến đó bao giờ, anh nói xem chùa Hoa Nam có gì đặc biệt không?”
Hứa Thiếu Phong nói: “Chùa Hoa Nam nằm bên bờ một con suối, cách thành phố Thiều Quan 22km về phía Đông Nam, sở dĩ nó nổi tiếng khắp thiên hạ như thế, là vì Thiền tông Lục Tổ Huệ Năng đại sư đã ở đây truyền đạo hơn 30 năm, đồng thời đây còn là nơi đặt nhục thân của Lục Tổ.
Đệ tử của Huệ Năng đã sưu tập lại những lời truyền đạo của ngài rồi biên tập thành cuốn Lục Tổ Đàn Kinh, đây là cuốn Kinh Phật duy nhất trong giới Phật giáo đánh dấu nền văn hóa Phật giáo đã phát triển rực rỡ từ rất sớm ở Trung Quốc. Huệ Năng thật sự là ông tổ của Phật giáo Trung Quốc”.
Trần Tư Tư nói: “Hóa ra nhục thể thực sự của Huệ Năng đại sư được niệm ở chùa Hoa Nam à? Bồ đề bẩn phi thụ, minh kính dã phi đài, bẩn lai vô nhất vật, hà xứ nhiễm trần ai? Là câu nói nổi tiếng của ông ấy ư?”
Hứa Thiếu Phong nói: “Đúng là những lời của Lục Tổ Huệ Năng đại sư. Nói đến bài thơ này, còn có một truyền thuyết rất thú vị. Truyền rằng Huệ Năng vốn là người Tân Hưng - Quảng Đông, cha mất từ nhỏ, kiếm sống bằng nghề bán củi. Sau đó, ông ấy xuất gia làm hòa thượng tại chùa Đông Sơn ở Hoàng Mai, Hồ Bắc. Huệ Năng không có học vấn nhưng lại rất thông minh. Trong chùa, ông vốn chỉ là một vị tăng nóng tính. Lúc bấy giờ, Ngũ Tổ niên thời tuổi đã cao, muốn tìm một người kế thừa y bát của ngài, bèn gọi đệ tử tới, lên tọa thần tu nói: “Thân là cây bồ đề, tâm như một tấm gương, thời thời cần Phật thích, mạc sử hữu trần ai”, lúc này Huệ Năng đang bổ củi trong bếp, nghe được lời kinh này, bèn chạy tới nói: “Mĩ tắc mĩ hĩ, liễu tắc vị liễu”. Nói rồi tiếp tục niệm kinh: “Bồ đề bẩn phi thụ, minh kính diệc phi đài, bẩn lai vô nhất vật, hà xứ nhiễm trần ai?”. Sau khi Ngũ Tổ nghe xong câu kinh của Huệ Năng vô cùng vui sướng, bèn truyền áo y bát cho ông. Một vị tăng làm việc trong nhà bếp như Huệ Năng lại được truyền vị một cách dễ dàng, nhất định sẽ gây ra sự đố kỵ của rất nhiều đại sư huynh thần tu, từ đố kỵ sinh ra ghét hận, rồi dẫn đến ý đồ sát hại, sau khi Huệ Năng biết thì bỏ đi, thần tu còn phái người đuổi theo giết hại”.
Trần Tư Tư cười ha ha nói: “Xưa nay ai chẳng nói cửa Phật là chốn thanh tịnh, sự thực thì không hẳn. Vì một chút quyền lực mà tranh giành lẫn nhau, điều này đâu có khác gì chốn quan trường tranh quyền đoạt lợi”.
Hứa Thiếu Phong nói: “Điều này không có gì lạ cả, ở đâu có quyền lực, tất phải có tranh giành, cửa Phật cũng như thế mà. Chỉ có những người đắc đạo thực sự, mới có thể coi tất cả những chuyện trong trần gian nhẹ như nước”.
Trần Tư Tư nói: “Thôi, anh kể tiếp đi, sau đó thần tu có đuổi được không?”
Hứa Thiếu Phong nói: “Vẫn là có trời phù hộ, bọn họ không đuổi được ông. Huệ Năng mai danh ẩn tính về Quảng Đông, sau thời gian khoảng 30 năm, sau đó an nghỉ tại Bảo Lâm Tự ở Tào Khê, Thiều Quan, cũng chính là tiền thân Hoa Nam Tự, truyền lại Phật pháp, khiến cho Bảo Lâm Tự trở nên hưng thịnh, trở thành môn phái số một trong Phật giáo phía Nam. Hòa thượng trong Tự cũng nhiều lên, ở đó giờ còn tồn tại cái nồi nghìn người, nghe nói có thể nấu cháo đủ cho 1000 hòa thượng ăn. Huệ Năng truyền Nam Tông Thiền pháp ở phía Nam, lập ra phái Thiền Nam, trở thành Lục Tổ. Sau khi Huệ Năng mất, người ta không hỏa táng ông theo kiểu nhà Phật, mà quét sơn lên khắp người ông, rồi dùng mặt sắt chụp đầu, bảo quản toàn bộ nhục thân của Lục Tổ, đến bây giờ nhục thân của ngài vẫn được bảo tồn nguyên vẹn ở đây”.
Trần Tư Tư ngạc nhiên nói: “Nhục thân của ông ấy đã gần được một nghìn năm ấy nhỉ? Đúng là quá thần kỳ”.
Hứa Thiếu Phong nói: “Cách bảo vệ nhục thân như thế này, ngoài nghe thấy ở Budalagong, Tây Tạng ra, ở Quảng Đông chỉ có trường hợp này, có thể đây là do tu đắc đạo mà thành”.
Trần Tư Tư ờ một tiếng nói: “Sao thần kỳ thế?”
Hứa Thiếu Phong nói: “Vì thế, chúng ta nên đến chùa Hoa Nam bái Phật”.
Trần Tư Tư đã nghe nói bái Phật ở chùa Hoa Nam rất linh nghiệm, cô rất muốn biết mục đích đến bái Phật của Hứa Thiếu Phong lần này là gì, liệu có phải là vì mình? Nghĩ như thế, cô bèn vui mừng nói: “Nghe nói cầu Phật ở đây rất linh nghiệm, lần này anh đến bái Phật, là muốn cầu mong gì?”
Hứa Thiếu Phong cười, nói: “Cũng chẳng cầu xin gì, chỉ là lâu lắm rồi anh không bái Phật, chỉ muốn đến bái Phật một chút thôi”.
Trần Tư Tư nghĩ liệu có phải anh ấy ngại không muốn nói ra điều bí mật, liền hối: “Nói đi anh, nếu anh nói ra, em cũng nói với anh điều em em sẽ cầu xin, xem liệu chúng ta có suy nghĩ giống nhau không”.
Hứa Thiếu Phong nói: “Thật sự là anh không muốn cầu gì”.
Hứa Thiếu Phong nói thế khiến cô càng hy vọng Hứa Thiếu Phong muốn cầu xin chuyện ly hôn, bèn hào hứng nói: “Nếu anh còn coi em là tri kỷ thì anh hãy nói ra, còn nếu như anh cảm thấy không cần nói, thì em sẽ không hỏi thêm gì nữa đâu”.
Tác giả :
Đường Đạt Thiên