Vợ Nhặt - Kim Lân
Đề bài 18: Phân tích số phận người nông dân trong Vợ nhặt và Chí Phèo
I. Mở bài
- Đau đớn, quằn quại, nhân vật Chí Phèo của Nam Cao chết ngay trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời lương thiện.
- Mòn mỏi, lay lắt, những kiếp người trong Vợ nhặt của Kim Lân sống trong nghèo khổ, tủi nhục và âm thầm tiến đến bên bờ vực của cái chết, ngay khi đang sống.
- Dẫu hai tác phẩm đã có những hướng đi khác nhau nhưng cả hai nhà văn đã gặp nhau ở cảm hứng nhân đạo thiết tha.
II. Thân bài
1) Nam Cao (1915 – 1951) là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc nhất của văn học Việt Nam giai đoạn 1939 - 1945. Năm 1941, tác phẩm “Chí Phèo” ra đời đã gây một tiếng vang lớn, đưa tên tuổi của Nam Cao lên đến đỉnh vinh quang của thành công nghệ thuật về đề tài người nông dân.
+ Trước đó, văn học Việt Nam cũng đã xây dựng được những hình tượng người nông
dân khá hấp dẫn trong xã hội cũ như chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, anh Pha trong bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan...
+ Nhưng phải đến khi Chí Phèo “ngất ngưỡng” bước ra từ những trang sách của Nam Cao, thì người ta mới thực sự thấy được hình tượng điển hình sắc sảo nhất cho nỗi thống khổ của người nông dân trước Cách mạng.
2) Cùng viết đề tài người nông dân trước 1945, trong nền văn học Cách mạng (1945 – 1975), Kim Lân đã viết truyện ngắn “Vợ nhặt” dựa trên một chương truyện dài “Xóm ngụ cư” cho ta thấy được tình cảnh khốn cùng của người nông dân trong nạn đói 1945 khủng khiếp.
“Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh nào, người nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết thảm đạm để mà vui, mà hi vọng” là nội dung toát lên từ Vợ nhặt.
3) Từ đề tài chung đó, mỗi tác phẩm đã có những khám phá riêng về số phận và cảnh ngộ của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám – 1945.
a. Khám phá mới mẻ của Nam Cao là khám phá về cuộc sống của người nông dân trong tột cùng nỗi khổ, trong bi kịch bị tha hoá, bị đày đọa lăng nhục, bị cự tuyệt quyền làm người.
+ Họ khao khát, ước mơ một cuộc sống lương thiện nhưng lại bị chà đạp tàn bạo về nhân phẩm khiến không những không được làm người mà còn bị biến thành quỷ
dữ, bị xã hội xa lánh.
+ Chí Phèo vốn có một thân phận khốn khổ từ khi sinh ra: hắn là đứa trẻ bị bỏ rơi, không nhà cửa, không họ hàng thân thích. Tuy nhiên, đã có một thời Chí cũng là
một người nông dân lương thiện khoẻ mạnh về thể xác, lành mạnh về tâm hồn. Cả đời hắn chỉ có một ước mơ bình dị: có một gia đình, chồng cày thuê, cuốc mướn, vợ dệt vải. Nhưng rồi cái mơ ước bé nhỏ và chính đáng ấy cũng không bao giờ thực hiện được.
+ Bi kịch cuộc đời Chi bắt đầu từ khi hắn làm canh điện cho nhà Bá Kiến, bị bắt đi ở tù mà không hiểu vì sao. Từ một thanh niên hiền lành, nhà tù thực dân đã biến Chí thành một tên lưu manh, mang diện mạo của một con quỷ dữ, mất cả nhân tính lẫn nhân hình, khi trở về làng.
+ Chí Phèo đã phải chịu nỗi khổ đầu tiên là bị con người xa lánh, bị cả xã hội ruồng bỏ.
+ Biểu tượng cho nỗi cô đơn tột đỉnh của Chí là hình ảnh “cái đầu thì trọc lốc, cái
răng cạo trắng hơn, cái mặt thì đen mà rất câng câng, hai mắt gờm gờm trông gớm chết” khật khưỡng vừa đi vừa chửi bới, nguyền rủa lảm nhảm... mà không có một
lời đáp lại.
+ Niềm khát khao hòa nhập với cuộc sống của Chí đã bị cái ngoảnh mặt lạnh lùng
của xã hội dập tắt. Người ta không thèm ném cho hắn dù chỉ là một tiếng chửi.
+ Đỉnh cao của những nỗi khổ trên là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Chí Phèo được gặp Thị Nở, được sự săn sóc giản dị với bát cháo hành hiện thân của nhân tình, ý thức nhân tính trong con người Chí Phèo đã thức dậy. Chí Phèo khao khát trở về cuộc sống bằng phẳng của những con người lương thiện: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”.
+ Chí Phèo hồi hộp hi vọng. Nhưng bà cô của Thị Nở – hiện thân của những thành
kiến, định kiến bất công, tồi tệ, vô nhân đạo của xã hội cũ – đã không cho Thị Nở “đâm đầu đi lấy một thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”. Chí Phèo thực sự lâm vào một tấn bi kịch tâm hồn đau đớn: bi kịch bị xã hội dứt khoát cự tuyệt | làm người.
+ Kết cục, Chí Phèo phải tìm đến một cái chết đầy bi phẫn, thảm thương của một con vật.
• Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội phổ biến ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận người nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh hoá.
b. Trong “Vợ nhặt” của Kim Lân, thân phận nghèo hèn của mẹ con Tràng, dân ngụ cư thật tội nghiệp: nghèo tới mức một đời khao khát lấy được một người vợ để có được một mái ấm gia đình mà cũng khó.
+ Nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã khiến thân phận người nông dân thật thảm
thương (dẫn chứng).
+ Cảnh rước dâu diễn ra cũng thật thương tâm. Và bữa cỗ ngày cưới cũng thật tội nghiệp (dẫn chứng).
> Tất cả đã phơi bày được sự nghèo đói và tình trạng thê thảm của con người trong bối cảnh lúc bấy giờ.
4) Kết thúc của hai thiết truyện
a. Khác nhau
- Chí Phèo kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh cái lò gạch cũ đã xuất hiện ở phần đầu tác phẩm.
- Vợ nhặt kết thúc bằng hình ảnh hiện lên trong óc Trăng: đoàn người đi phá kho thóc của Nhật cùng với hình ảnh lá cờ đỏ của Việt Minh bay phấp phới. Hình ảnh này đối lập với hình ảnh về cuộc sống thê thảm của người nông dân được miêu tả trong những phần trước của thiên truyện.
b. Giải thích vì sao có sự khác nhau
Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử:
+ Chí Phèo viết trước cách mạng (viết năm 1940, in năm 1941) trong hoàn cảnh đen tối của xã hội Việt Nam đương thời.
• Kết thúc truyện đầy ám ảnh, kết cấu theo kiểu vòng tròn, thể hiện sự luẩn quẩn bế tắc của số phận người nông dân; “hiện tượng Chí Phèo” vẫn tiếp tục tồn tại trong xã hội cũ.
+ Vợ nhặt là tác phẩm của nền văn học cách mạng từ sau 1945 có khả năng và cần thiết phải chỉ ra chiều hướng tích cực của đời sống xã hội.