Vợ Người Du Hành Thời Gian
Chương 23: Chuyện xảy ra ở bãi đỗ xe đường Monroe
Thứ Hai, 7/1/2006 (Clare 34, Henry 42)
CLARE: Chúng tôi đang say sưa ngủ trong bình minh của một ngày mùa đông khi điện thoại đổ chuông. Tôi bị dựng dậy và nhận ra Henry vẫn đang nằm bên cạnh. Anh ấy với tay qua người tôi và nhấc điện thoại lên. Tôi nhìn đồng hồ, đang là 4 giờ 32 phút sáng. “Xin chào”, Henry nói. Anh ấy lắng nghe trong khoảng một phút. Giờ thì tôi đã hoàn toàn tỉnh giấc. Mặt Henry chẳng để lộ cảm xúc. “Được rồi. Ở nguyên đấy. Chúng tôi sẽ tới ngay.” Anh ấy nhoài người, cúp máy.
“Ai vậy?”
“Là anh. Anh đang ở bãi đỗ xe đường Monroe, không quần áo, trong nhiệt độ âm mười lăm độ. Chúa ơi, hi vọng xe vẫn có thể khởi động.”
Chúng tôi nhảy xuống giường, mặc vội quần áo của ngày hôm qua. Henry đã đi giày ống và khoác áo choàng trước cả khi tôi kịp xỏ quần jeans vào. Anh ấy chạy ra ngoài khởi động xe. Tôi nhét áo sơ mi của Henry, quần lót, quần jeans, tất, ủng, áo khoác và găng tay, kèm một chiếc chăn vào trong túi, đánh thức Alba dậy, mặc quần áo cho nó rồi chạy ra ngoài cửa. Tôi lái xe ra khỏi gara trước khi nó kịp nóng lên, và nó chết máy. Tôi khởi động lại, chúng tôi ngồi đợi chừng một phút rồi tôi thử lần nữa. Hôm qua tuyết rơi dày hơn mười phân, đường Ainslie lụt trong băng tuyết. Alba đang khóc nhè, Henry phải quay sang dỗ con bé. Khi đến Lawrence, tôi tăng tốc và mười phút sau tôi đã đến Drive, không có ai ra ngoài vào lúc này, lò sưởi của chiếc Honda kêu rù rì. Bên kia mặt hồ, trời đang dần hửng sáng. Mọi thứ độc màu xanh và cam, giòn tan trong cái lạnh tê tái. Trong lúc rong ruổi trên Lake Shore Drive, một kí ức mãnh liệt hiện lên trong tôi: cái lạnh, mặt nước tĩnh lặng mơ hồ, những ngọn đèn đường rực sáng: tôi đã từng trải qua khoảnh khắc này trước đó. Tôi vướng sâu vào khoảnh khắc này và nó lan toả, mặc dù chúng tôi đang phóng vút đi trong đô thị mùa đông, nhưng thời gian như đang dừng lại. Chúng tôi đi qua Irving, Belmont, Fullerton, LaSalle: tôi rẽ ở Michiga. Chúng tôi lướt qua con lộ của những cửa hiệu sang trọng vắng vẻ, đường Oak, Chicago, Randolph, Monroe, và giờ đang đi xuống thế giới ngầm bằng bê tông của các bãi đỗ xe. “Hãy lái tới cuối hướng Tây Bắc”, Henry nói. “Ở box điện thoại cạnh trạm bảo vệ.” Tôi đi theo chỉ dẫn của anh ấy. Kí ức đã biến mất. Tôi cảm thấy như vừa bị thiên thần hộ mệnh bỏ rơi. Bãi đỗ xe hầu như trống trơn. Tôi phóng xe qua những đường kẻ màu vàng để tới chiếc điện thoại thẻ: ống nghe đang đung đưa lơ lửng. Không thấy bóng dáng Henry đâu cả.
“Có thể anh đã quay trở về.”
“Cũng có thể không...” Henry bối rối, tôi cũng vậy. Chúng tôi bước ra khỏi xe. Dưới này rất lạnh. Hơi thở của tôi ngưng tụ lại rồi biến mất. Tôi không nghĩ mình nên về, nhưng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra. Tôi đi lại trạm bảo vệ và nhìn vào bên trong. Không có ai cả. Những chiếc màn hình theo dõi hiện ra các dải bê tông trống trải. “Chết tiệt. Anh đã đi đâu rồi? Hãy đi vòng quanh thử xem.” Chúng tôi quay trở vào xe và chậm rãi lái qua những gian hầm trống rỗng, đi qua các tấm biển chỉ dẫn: Lái Chậm, Các Bãi Đỗ Khác, Hãy Nhớ Vị Trí Xe Của Bạn. Không thấy bóng dáng Henry ở đâu cả. Chúng tôi nhìn nhau bất lực.
“Anh từ đâu đến?”
“Cậu ấy không nói.”
Chúng tôi lái xe về nhà trong im lặng. Alba đang ngủ. Henry nhìn đăm đăm ra ngoài cửa sổ. Bầu trời không một gợn mây và ửng hồng ở phía đông. Đã có nhiều xe hơn trên đường, những người đi làm sớm. Trong lúc đợi đèn đỏ ở đường Ohio, tôi nghe có tiếng những con hải âu đang kêu quang quác. Mặt đường tối om với muối và tuyết. Cả thành phố mềm mại, trắng muốt và mờ mịt trong tuyết. Mọi thứ thật tuyệt đẹp. Chúng tôi có vẻ như vô sự vào lúc này, nhưng sớm hay muộn, sẽ có chuyện khủng khiếp xảy đến.
Sinh nhật
Thứ Năm, 15/6/2006 (Clare 35 tuổi)
CLARE: Mai là sinh nhật Henry. Tôi đang ở Vintage Vinyle tìm đĩa hát mà anh ấy thích nhưng chưa có. Tôi đã hy vọng có thể nhờ sự giúp đỡ của Vaughn, chủ cửa tiệm, vì Henry thường ghé cửa hàng này trong nhiều năm nay. Nhưng thay vì Vaughn, một cậu học sinh phổ thông đang đứng sau quầy bán hàng. Cậu ấy mặc áo phông Seven Dead Arson và chắc hẳn còn chưa ra đời khi hầu hết các đĩa trong cửa tiệm được phát hành. Tôi lục trong các thùng đĩa. Sex Pistols, Patti Smith, Supertramp, Matthew Sweet, Phish, Pixies, Pogues, Pretenders, B-52’s, Kate Bush, Buzzcocks, Echo và Bunnymen, The Art of Noise, The Nails, The Clash, The Cramps, The Cure, Television. Tôi dừng lại trước một đĩa nhạc đã mờ sỉn của Velvet Underground và gắng nhớ xem đã từng thấy nó ở nhà hay chưa, nhưng khi nhìn kĩ, nó chỉ là một tập hợp các bài mà Henry đã có từ những album khác. Dazzling Killmen, Dead Kennedys. Vaughn bước vào cửa tiệm, tay bưng một thùng bự chảng, thả nó xuống mặt quầy thanh toán rồi lại ra ngoài. Anh ấy làm vậy thêm vài lần nữa, rồi cùng cậu học sinh kia bắt đầu gỡ đồ trong thùng, xếp các đĩa nhạc lên quầy, háo hức trước các đĩa mà tôi chưa từng nghe đến bao giờ. Tôi lại chỗ Vaughn và đặt ba đĩa nhạc xuống trước mặt anh ấy. “Chào, Clare”, anh ấy cười hớn hở. “Em khoẻ chứ?”
“Chào Vaughn. Mai là sinh nhật Henry. Giúp em đi.”
Anh ấy đưa mắt nhìn ba chiếc đĩa tôi đã chọn. “Cậu ấy đã có hai đĩa này rồi”, anh ấy hất đầu về phía đĩa của Lillipur và Breeders, “còn cái này tệ khủng khiếp”, chỉ tay về đĩa Plasmatics. “Nhưng bìa đĩa rất đẹp, nhỉ?”
“Phải. Anh có thứ gì đó trong thùng mà Henry sẽ thích không?”
“Không. Đống này chỉ toàn của thập niên 50. Một bà lão vừa qua đời. Có thể em sẽ thích thứ này, anh chỉ vừa có nó ngày hôm qua.” Anh ấy lôi một tập hợp Golden Palominos ra khỏi thùng Hàng Mới Nhập. Có một số bài mới, nên tôi đã mua nó. Đột nhiên Vaughn mỉm cười với tôi. “Anh có món đặc biệt cho em đây. Anh đã để dành nó cho Henry.” Vaughn đi vòng ra phía sau quầy thanh toán và lục lọi một hồi. “Đây.” Vaughn đưa cho tôi chiếc đĩa đựng trong bìa trắng. Tôi lôi đĩa ra và đọc nhãn đĩa: Annette Lyn Robinson, nhà hát Paris, 13 tháng Năm, 1968, Lulu. Tôi nhìn Vaughn với vẻ dò hỏi. “Không phải gu thông thường của cậu ấy, nhỉ? Nó là đĩa lậu của một buổi hoà nhạc; nó không được chính thức phát hành. Một thời gian trước cậu ấy đã nhờ anh để ý tìm đĩa nhạc của bà ấy, nhưng nó cũng không phải gu của anh nên sau khi tìm thấy anh cứ quên không nói cho cậu ấy biết. Anh đã nghe thử, nó rất hay. Chất lượng âm thanh rất tốt.”
“Cám ơn anh.” Tôi thì thào.
“Không có gì. Mà này, có chuyện gì mà quan trọng hoá vậy?”
“Annette là mẹ của Henry.”
Vaughn nhướn chân mày, trán của anh ấy nhăn lại một cách khôi hài. “Không giỡn? Ừ, phải, cậu ấy có nét giống bà ấy. Thú vị nhỉ. Tại sao cậu ấy không bao giờ nhắc đến bà nhỉ?”
“Anh ấy không mấy khi nói về bà. Bà đã qua đời khi anh ấy còn nhỏ, trong một tai nạn xe hơi.”
“Ồ. Đúng vậy. Anh nhớ mang máng có chuyện đó. Mà em có cần thêm gì nữa không?”
“Không, chỉ vậy thôi.” Tôi thanh toán và ra về, ôm chặt giọng hát của mẹ Henry vào lòng trong lúc bước qua đường Davis trong niềm hân hoan.
Thứ Sáu, 16/6/2006 (Henry 43, Clare 35)
HENRY: Hôm nay là sinh nhật 43 của tôi. Tôi mở mắt thức dậy lúc 6 giờ 46 phút sáng, mặc dù hôm nay tôi được nghỉ làm. Tôi không thể ngủ tiếp. Tôi nhìn sang Clare; cô ấy đang hoàn toàn thả mình vào giấc ngủ, tay dang rộng, tóc xoã quanh gối. Cô ấy trông rạng rỡ, kể cả khi những nếp hằn từ gối đang hiện trên má. Tôi cẩn thận ra khỏi giường, vào trong bếp pha cà phê. Tôi xả nước trong phòng tắm một hồi, chờ cho nước nóng. Đáng lẽ chúng tôi phải gọi thợ sửa ống đến, nhưng chúng tôi luôn luôn quên bẵng. Tôi trở vào nhà bếp, rót một cốc cà phê và mang theo vào phòng tắm, đặt lên bồn rửa mặt. Tôi ngó nghiêng khuôn mặt của mình rồi bắt đầu cạo râu mà chẳng cần nhìn, nhưng hôm nay, để vinh danh ngày sinh của mình, tôi cẩn trọng hơn.
Tóc tôi đã gần bạc hết, chỉ còn một chút đen ở hai bên thái dương, và đường chân mày vẫn còn đen nhánh. Tôi đã để tóc dài hơn một chút, không dài như tôi vẫn thường để trước khi gặp Clare, nhưng cũng không ngắn. Da tôi thô ráp, các nếp nhăn đã xuất hiện ở khoé mắt, trên trán và từ cánh mũi tới khoé miệng. Mặt tôi quá gầy guộc. Cả người tôi quá gầy guộc. Không gầy như tù nhân trại Auschwitz, nhưng cũng không như những người bình thường khác. Có lẽ gầy như các bệnh nhân ung thư thời kỳ đầu, hay như người nghiện. Tôi không muốn nghĩ đến chuyện đó nên tiếp tục cạo. Tôi rửa bọt, bôi nước xoa mặt, lùi lại và ngắm thành quả.
Hôm qua ở thư viện có người nhớ đến sinh nhật tôi nên Roberto, Isabelle, Matt, Catherine và Amelie đã tập trung lại rủ tôi đi ăn trưa ở Beau Thai. Tôi biết, tại nơi làm việc, có những lời xì xầm về sức khoẻ của tôi, về việc tại sao tôi đột nhiên sút cân rất nhiều và già đi nhanh chóng. Mọi người rất tử tế, quá tử tế, như cách người ta vẫn đối xử với bệnh nhân AIDS và bệnh nhân đang trải qua hoá chất trị liệu. Tôi gần như ước có người hỏi thẳng tôi, để tôi có thể nói dối họ cho xong. Nhưng thay vì làm vậy, chúng tôi chỉ đùa quanh quẩn và ăn Pad Thai., Prik King, Gà Cashew và Pad Seeuw. Amelia đã tặng cho tôi một pound hạt cà phê ngon tuyệt. Catherine, Matt, Roberto và Isabelle đã vung tay tặng tôi một bản sao chép cuốn Nghệ Thuật Thư Pháp trong bộ sưu tập của bảo tàng J. Paul Gery mà tôi đã thèm thuồng ngắm nghía trong hiệu sách của thư viện Newberry suốt nhiều năm nay. Tôi ngẩng lên nhìn họ, xúc động, và nhận ra các đồng nghiệp của tôi tưởng tôi sắp chết. “Mọi người...” tôi mở miệng, nhưng rồi không biết phải nói gì, nên tôi bỏ lửng. Chẳng mấy khi ngôn ngữ bỏ rơi tôi.
Clare thức dậy, Alba tỉnh giấc. Tất cả chúng tôi mặc quần áo và sắp xếp đồ đạc. Chúng tôi sẽ đi đến sở thú Brookfield với Gomez, Charisse và lũ trẻ của họ. Chúng tôi dành cả ngày thong thả ngắm những con khỉ, chim hồng hạc, gấu bắc cực và rái cá. Alba thích nhất là những con mèo lớn. Rosa nắm tay Alba và kể cho con bé nghe về khủng long. Gomez giả làm một con tinh tinh giống hệt, Max và Joe chạy điên cuồng khắp nơi, giả làm những con voi to lớn và chơi điện tử cầm tay. Charisse, Clare và tôi đi tản bộ bâng quơ, nói chuyện phiếm, và tắm trong ánh nắng. Đến bốn giờ chiều, tất cả lũ trẻ đã mệt nhoài và cáu kỉnh, nên chúng tôi nhét chúng lên xe, hứa sẽ lại dẫn chúng đến đây vào một ngày gần nhất, rồi lên đường về nhà.
Cô trông trẻ đến chính xác bảy giờ. Clare hối lộ và doạ dẫm Alba phải ngoan, rồi chúng tôi lẩn đi mất. Chúng tôi diện những bộ quần áo đẹp nhất theo lời nài nỉ của Clare. Trong lúc lướt về phía nam của cao tốc Lake Shore Drive, tôi nhận ra tôi không biết mình đang đi đâu. “Rồi anh sẽ thấy”, Clare nói. “Không phải là một bữa tiệc bất ngờ đấy chứ?” tôi hỏi ngần ngại. “Không”, Clare cam đoan. Cô ấy ra khỏi cao lộ ở Roosevelt và lách qua Pilsen, khu vực của người Mỹ gốc Tây Ban Nha, chỉ ngay phía nam khu trung tâm thành phố. Từng nhóm trẻ con đang chơi trên đường, và chúng tôi len lỏi qua chúng, rối cuối cùng đỗ gần đường 20 và Racine. Clare dẫn tôi đến một căn nhà hai tầng xiêu vẹo rồi nhấn chuông cửa. Chúng tôi được mở cho vào. Chúng tôi đi qua khu vườn đầy rác rồi đi lên những bậc thang ọp ẹp. Clare gõ cửa và Lourdes, một người bạn từ trường mỹ thuật của Clare, mở cửa. Lourdes cười và vẫy tay mời chúng tôi vào nhà. Khi bước vào trong, tôi nhận ra căn hộ này đã được biến thành một nhà hàng chỉ với một bàn ăn duy nhất. Mùi thơm phức đang lan toả khắp căn hộ. Bàn ăn được trải khăn trắng muốt, đồ sứ và nến. Một cái máy hát đĩa nằm trên nóc chiếc tủ bát được chạm trổ nặng nề. Trong phòng khách treo đầy lồng chim: những con vẹt, những con hoàng yến, và những con vẹt xanh bé tí teo. Lourdes hôn lên má tôi và nói, “Chúc mừng sinh nhật, Henry”, và một giọng quen thuộc cất lên sau đó, “Phải rồi, chúc mừng sinh nhật!” Tôi thò đầu vào bếp và thấy Nell đang ở đó. Bà đang khuấy thứ gì đó trong chảo và vẫn không ngừng lại ngay cả khi tôi quàng tay quang người và khẽ nhấc bổng bà lên một chút khỏi mặt đất. “Ồ!” bà nói. “Dạo này cậu chăm ăn Wheatles[1] phỏng?” Clare ôm Nell và họ mỉm cười với nhau. “Nó có vẻ bất ngờ”, Nell nói, và Clare chỉ mỉm cười càng rạng rỡ hơn. “Thôi nào, ngồi xuống đi”, Nell ra lệnh. “Bữa tối đã sẵn sàng.”
[1]Một loại ngũ cốc.
Chúng tôi ngồi đối diện nhau. Lourdes dọn ra các món khai vị truyền thống của Ý được bày biện tinh tế trên các đĩa nhỏ: thịt giăm bông Prosciutto trong vắt với dưa vàng, những con trai mềm đang bốc khói, những lát cà rốt mỏng và củ cải đường có vị thì là và dầu olive. Dưới ánh nến, làn da của Clare trông ấm áp và đôi mắt ẩn trong bóng tối. Chuỗi ngọc trai cô ấy đang đeo vẽ ra đường nét của những chiếc xương cổ và khoảng trống mịn màng trắng trẻo phía trên ngực; chúng nâng lên rồi hạ xuống theo mỗi nhịp thở của cô ấy. Clare bắt gặp ánh mắt tôi đang nhìn cô ấy đăm đăm, mỉm cười rồi quay đi chỗ khác. Tôi nhìn xuống đĩa, nhận ra tôi đã ăn hết món trai của mình và đang ngồi đó cầm chiếc dĩa nhỏ trên tay như một thằng ngốc. Tôi đặt nó xuống; Lourdes dọn đĩa của chúng tôi đi và mang ra món tiếp theo.
Chúng tôi ăn món cá ngừ sống chan sốt cà chua, táo và húng quế ngon tuyệt của Nell. Rồi ăn salad gồm rau diếp đắng và ớt ngọt, tiếp đến là những quả ôliu màu nâu khiến tôi nhớ đến bữa tối tôi đã ăn cùng mẹ tại khách sạn ở Athens khi tôi còn rất nhỏ. Chúng tôi uống Sauvigon Blanc, cụng li không ngừng (“Vì những quả ôliu!” “Vì những cô trông trẻ!” “Vì Nell!”) Nell xuất hiện từ trong bếp mang theo một chiếc bánh sinh nhật nhỏ màu trắng được cắm đầy nến. Clare, Nell và Lourdes hát “Chúc mừng sinh nhật”. Tôi ước rồi thổi tắt nến chỉ trong một hơi. “Điều đó có nghĩa rằng cậu sẽ có được ước muốn của mình”, Nell nói, nhưng điều ước của tôi không phải điều có thể ban tặng. Những con chim nói chuyện với nhau bằng giọng lạ lẫm trong lúc chúng tôi ăn bánh, rồi Lourdes và Nell rủ nhau biến mất vào trong bếp. Clare nói, “Em có quà cho anh đây. Hãy nhắm mắt lại đi.” Tôi nhắm mắt lại. Tôi nghe tiếng Clare đẩy ghế lùi ra khỏi bàn. Cô ấy đi ngang qua căn phòng. Rồi có tiếng kim chạm vào đĩa nhựa, tiếng rít, tiếng vĩ cầm, giọng nữ cao cất lên như cơn mưa bất chợt xuyên qua tiếng ầm ĩ trong nhà hát. Giọng của mẹ tôi đang hát Lulu. Tôi mở mắt. Clare đang ngồi phía bên kia bàn, mỉm cười. Tôi đứng dậy và kéo cô ấy ra khỏi ghế, ôm ghì cô ấy. “Thật tuyệt vời”, tôi nói, rồi nghẹn ngào, không thể tiếp tục, nên tôi hôn cô ấy.
Một hồi lâu sau đó, khi đã nói lời tạm biệt với Nell và Lourdes trong quyến luyến, ướt át, khi chúng tôi đã về đến nhà và trả tiền cho cô giữ trẻ, khi đã quan hệ cùng nhau trong mê mẩn, mệt mỏi và thích thú, chúng tôi nằm trên giường trong giấc ngủ gần kề, và Clare nói, “Anh đã có một sinh nhật vui vẻ chứ?”
“Hoàn hảo”, tôi nói. “Một sinh nhật vui vẻ nhất,”
“Có bao giờ anh ước mình có thể khiến thời gian ngưng lại?” Clare hỏi. “Em không phiền nếu phải ở đây trong giây phút này mãi mãi.”
“Ừ”, tôi nói, rồi nằm nghiêng người lại. Trong lúc tôi đang trôi vào giấc ngủ, Clare nói tiếp, “Em cảm thấy như chúng ta đang trên đỉnh của tàu trượt”, nhưng rồi tôi chìm vào giấc ngủ và quên không hỏi cô ấy, vào sáng hôm sau, ý cô ấy là gì.
một cảnh tượng khó ưa
Thứ Tư, 28/6/2006 (Henry 43, và 43)
HENRY: Tôi hiện ra trên sàn nhà bê tông lạnh trong bóng tối. Tôi gượng đứng dậy nhưng cảm thấy chóng mặt nên lại nằm xuống. Đầu tôi đau nhức. Tôi đưa tay dò dẫm; sau tai trái của tôi đang sưng vù. Khi mắt đã quen với bóng tối, tôi nhìn thấy những đường nét mờ ảo của những dãy bậc thang, và tấm biển Lối Ra, xa phía trên đầu tôi là chiếc đèn huỳnh quang trơ trọi đang phát ra những tia sáng lạnh lẽo. Xung quanh tôi là những thanh sắt nối nhau ngang dọc của cái lồng. Tôi đang ở thư viện Newberry sau giờ làm việc, bên trong cái lồng.
“Đừng hốt hoảng”, tôi nói to với chính mình. “Không sao cả. Không sao cả. Không sao cả.” Tôi dừng lại khi nhận ra tôi không nghe thấy những gì mình đang nói. Tôi tìm cách đứng dậy. Lạnh cóng. Tôi tự hỏi mình sẽ phải đợi bao lâu. Rồi tự hỏi các đồng nghiệp sẽ nói gì khi họ nhìn thấy tôi. Bởi đây chính là thời điểm đó. Thời điểm họ phát hiện ra thực tế tôi là một sản phẩm kì dị của thiên nhiên đến mức nào. Tôi không hề mong giây phút này sẽ đến.
Tôi đi lại để giữ ấm, nhưng việc đó chỉ khiến đầu tôi càng thêm co giật, nên tôi từ bỏ và ngồi xuống sàn nhà, ở ngay chính giữa cái lồng, rồi co quắp mình chặt hết mức có thể. Nhiều giờ đồng hồ trôi qua. Tôi tua lại sự cố này trong đầu, chuẩn bị lời giải thích, và cân nhắc tất cả những tình huống có thể khiến chuyện đã xảy ra theo chiều hướng tốt đẹp hơn, hoặc tệ hơn. Cuối cùng tôi phát ngấy với việc đó và rủ rỉ hát thầm trong đầu. That’s Entertainment của The Jam, Pills and Soap của Elvis Costello, Perfect Day của Lou Reed. Tôi đang gắng nhớ lại lời ca khúc I Love a Man in Uniform của Gang of Four thì các bóng đèn nhấp nháy sáng lên. Dĩ nhiên, không ai khác, đó là Kevin – anh chàng bảo vệ Đức quốc xã – đang mở cửa thư viện. Kevin là người cuối cùng trên đời này tôi muốn gặp khi đang trần như nhộng và mắc kẹt trong lồng. Tất nhiên, cậu ta nhìn thấy tôi ngay khi bước vào. Tôi đang cuộn tròn trên sàn, nằm im giả chết.
“Ai đó?” Kevin nói, to hơn mức cần thiết. Tôi hình dung Kevin đứng đó, mềm nhũn và dặt dẹo trong ánh nắng bình minh ẩm ướt của dãy cầu thang. Giọng của cậu ta nẩy quanh, vọng lại từ những tảng bê tông. Kevin đi xuống, rồi đứng dưới chân cầu thang, cách tôi chừng ba mét. “Làm sao anh vào được bên trong?” Cậu ta đi vòng quanh cái lồng. Tôi tiếp tục giả vờ như bất tỉnh. Nếu đã không thể giải thích, tôi chẳng thà không bị tra hỏi. “Chúa ơi, là anh hả, DeTamble”, tôi có thể cảm thấy Kevin đang đứng đó kinh ngạc. Rồi cậu ta nói vào bộ đàm, “10-4, xin chào, Roy.” Tiếng rè rè đáp lại, “Phải, Roy, là tôi, Kevin. Cậu có thể xuống A46 một lát được không? Phải, ở bên dưới.” Lại tiếng rè. “Cứ xuống đây sẽ biết.” Kevin tắt bộ đàm. “DeTamble, tôi không biết anh định chứng tỏ điều gì, nhưng anh đã làm đủ rồi đấy.” Tôi nghe tiếng cậu ta đi vòng quanh. Đôi giày của cậu ta kêu lộc cộc và cậu ta đang phát ra những tiếng cằn nhằn lí nhí. Chắc hẳn cậu ta đang ngồi trên bậc cầu thang. Sau vài phút, cánh cửa tầng trên mở ra và Roy đi xuống. Roy là cậu bảo vệ tôi thích nhất. Cậu ấy là một anh chàng da đen to lớn luôn có nụ cười thường trực. Cậu ấy là ông hoàng của khu vực lễ tân; tôi luôn thích thú khi đến nơi làm việc và được đắm mình trong sự hồ hởi ấn tượng của cậu ấy. “Ồ”, Roy nói. “Ai thế này?”
“Là DeTamble. Tôi không thể hiểu nổi làm thế nào anh ta vào được trong đây.”
“DeTamble? Ái chà. Anh chàng này khoái cởi truồng chạy rông nhỉ? Đã bao giờ tôi kể cho cậu nghe lần tôi bắt gặp anh ta đang đi bách bộ trên tầng ba trong tình trạng nguyên thuỷ chưa?”
“Có. Anh đã kể.”
“Dù sao thì, chúng ta phải đưa anh ta ra khỏi đó.”
“Anh ta không hề động đậy.”
“Ít nhất vẫn còn đang thở. Cậu nghĩ anh ta có bị thương không? Có lẽ chúng ta nên gọi xe cấp cứu.”
“Chúng ta sẽ cần đến đội cứu hoả để dùng kìm cắt sắt mới có thể mang nổi anh ta ra khỏi đó.” Kevin có vẻ phấn khích. Tôi không muốn dính đến đội cứu hoả lẫn cứu thương. Tôi rên rỉ và ngồi dậy.
“Chào buổi sáng, anh DeTamble” Roy thủ thỉ. “Anh đến có hơi sớm đấy.”
“Chỉ một chút thôi”, tôi đồng tình, khoanh đầu gối lên tới cằm. Tôi lạnh đến nỗi răng tôi đau nhức vì va vào nhau lập cập không ngừng. Tôi nhìn Kevin và Roy đăm chiêu, họ nhìn lại tôi. “Có lẽ tôi không thể hối lộ các cậu được đâu nhỉ?”
Họ nhìn nhau trao đổi. “Còn tuỳ xem anh muốn gì.” Kevin nói. “Chúng tôi không thể giữ bí mật chuyện này, vì chúng tôi không thể đưa anh ra khỏi đó chỉ dựa vào sức mình.”
“Không. Tôi không trông đợi vào chuyện đó.” Họ có vẻ nhẹ nhõm. “Nghe này, tôi sẽ đưa cho các cậu mỗi người 100 đô nếu các cậu làm giùm tôi hai việc. Việc đầu tiên là, tôi muốn nhờ một trong hai cậu lấy giùm tôi cốc cà phê.”
Roy nở nụ cười tươi rói thường lệ. “Gì chứ việc đó tôi sẵn sàng làm miễn phí. Nhưng tôi tự hỏi anh định uống nó bằng cách nào?”
“Mang cho tôi một cái ống hút. Đừng lấy cà phê từ máy trong phòng nghỉ. Hãy ra ngoài mua một cốc tử tế. Có kem và không đường.”
“Được rồi”, Roy nói.
“Điều thứ hai là gì?” Kevin hỏi.
“Nhờ cậu lên khu vực sách đặc biệt vào lấy cho tôi bộ quần áo trong ngăn kéo bên dưới bàn làm việc của tôi. Sẽ có thưởng thêm nếu cậu làm việc đó mà không để ai phát hiện.”
“Không vấn đề.” Kevin nói, và tôi tự hỏi tại sao tôi từng không thích anh chàng này.
“Nên khoá cửa cầu thang này thì hơn”, Roy nói với Kevin, người đang gật đầu và đi làm theo. Roy đứng bên hông lồng và nhìn ái ngại. “Rốt cục thì làm sao anh vào được đó?”
Tôi nhún vai. “Tôi thực sự không có lời giải thích thoả đáng.”
Roy mỉm cười rồi lắc đầu. “Hãy suy nghĩ thêm trong lúc tôi đi lấy cà phê cho anh.”
Hai mươi phút trôi qua. Cuối cùng tôi nghe tiếng mở khoá và Kevin bước xuống cầu thang, theo sau là Matt và Roberto. Kevin nhìn tôi và nhún vai như để nói, tôi đã cố. Cậu ấy nhét áo sơ mi của tôi qua song sắt. Tôi mặc nó vào trong lúc Roberto đứng lạnh lùng nhìn tôi, tay khoanh trước ngực. Mất một lúc để nhét chiếc quần vào được lồng sắt. Matt ngồi trên bậc cầu thang, vẻ hồ nghi. Tôi nghe tiếng cửa lại được mở một lần nữa. Là Roy mang cà phê và một ổ bánh mì ngọt. Cậu ấy nhét ống hút vào cốc rồi đặt nó lên sàn nhà cạnh ổ bánh mì. Tôi phải khó khăn lắm để rời mắt khỏi chúng và nhìn vào Roberto, người đang quay sang Roy và Kevin hỏi, “Các cậu để chúng tôi nói chuyện riêng với nhau nhé.”
“Dĩ nhiên rồi, tiến sĩ Calle.” Hai anh chàng bảo vệ đi lên cầu thang và bước ra khỏi cánh cửa dẫn tới tầng một. Chỉ còn tôi ở lại, đơn độc, bị mắc kẹt, và không có một lời giải thích thoả đáng, cho Roberto, người tôi kính trọng và người tôi không ngừng nói dối trong suốt thời gian qua. Chỉ còn cách nói ra sự thật, mà nghe còn khó tin hơn bất kì lời nói dối nào của tôi trước đây.
“Được rồi, Henry”, Roberto nói. “Bắt đầu đi.”
HENRY: Đó là một buổi sáng tháng Chín đẹp trời. Tôi hơi muộn giờ làm một chút vì Alba (con bé không chịu mặc quần áo) và vì tàu điện (nó không chịu đến) nhưng không quá muộn, ít nhất là theo tiêu chuẩn của tôi. Khi tôi đến bàn lễ tân, Roy không có mặt, thay vào đó là Marsha. Tôi nói, “Chào Marsha. Roy đâu rồi?” và cô ấy đáp, “Ồ, anh ấy đang có chút công chuyện.” Tôi nói, “Ồ”, rồi bước vào thang máy đi lên tầng bốn. Khi tôi tới Khu vực Sách đặc biệt, Isabelle nói, “Anh đến muộn”, và tôi đáp trả, “Không quá muộn.” Tôi vào văn phòng của mình và thấy Matt đang đứng cạnh cửa sổ, nhìn ra ngoài công viên.
“Chào Matt”, tôi nói, Matt giật nẩy mình.
“Henry!” Cậu ấy thốt lên, mặt trắng bệch. “Làm thế nào cậu thoát ra được khỏi lồng sắt?”
Tôi đặt ba lô xuống bàn và nhìn cậu ấy chằm chằm. “Lồng sắt?”
“Cậu... Tớ vừa từ đó về... cậu đang bị mắc kẹt trong lồng sắt. Roberto ở dưới đó với cậu... cậu bảo tớ lên đây đợi, nhưng cậu đã không nói đợi gì...”
“Ôi Chúa ơi.” Tôi ngồi xuống bàn. “Ôi Chúa ơi.” Matt ngồi xuống ghế của tôi và ngẩng đầu lên nhìn tôi. “Hãy nghe tớ giải thích...” tôi bắt đầu giải trình.
“Cậu có thể giải thích sao?”
“Dĩ nhiên rồi.” Tôi suy nghĩ. “Tớ... chuyện là... ôi, chết tiệt.”
“Là chuyện gì đó rất kì cục phải không Henry?”
“Phải. Đúng vậy.” Chúng tôi nhìn nhau chằm chằm. “Nghe này, Matt, hãy xuống dưới đó xem chuyện gì đang diễn ra, tớ sẽ giải thích cho cậu và Roberto cùng một lượt, được chứ?”
“Được rồi.” Chúng tôi đứng dậy và đi xuống tầng dưới.
Trong lúc chúng tôi đi qua dãy hành lang phía đông, tôi nhìn thấy Roy đang lởn vởn gần lối vào cầu thang. Cậu ấy đơ người khi nhìn thấy tôi, và ngay khi cậu ấy chuẩn bị hỏi điều hiển nhiên sẽ hỏi thì Catherine nói, “Chào mọi người, khoẻ chứ?” Cô ấy đi qua chúng tôi và cố gắng mở cửa cầu thang. “Roy, tại sao không mở được cửa?”
“Cô Mead”, Roy liếc nhìn tôi, “chúng tôi đang gặp vấn đề với...”
“Không sao đâu Roy”, tôi nói. “Đi nào, Catherine. Roy, cậu không phiền đứng trên này chứ?” Cậu ấy gật đầu và để chúng tôi đi vào cầu thang.
Ngay khi bước vào, tôi nghe tiếng Roberto đang nói, “Tôi không muốn ngồi đây nghe cậu kể chuyện giả tưởng. Nếu tôi muốn đọc khoa học giả tưởng, tôi sẽ hỏi mượn Amelia.” Ông ấy đang ngồi dưới chân cầu thang. Khi chúng tôi bắt đầu đi xuống, ông ấy quay người lại.
“Chào Roberto”, tôi nói khẽ. Catherine thốt lên, “Ôi Chúa ơi! Ôi Chúa ơi!” Roberto đứng vội dậy và mất thăng bằng. Matt chạy tới đỡ ông ấy. Tôi nhìn vào trong lồng sắt và thấy tôi. Tôi đang ngồi trên sàn, mặc áo sơ mi trắng và quần kaki của tôi, đang co gối trước ngực, dễ nhận thấy tôi đang rét run và đói lả. Có một cốc cà phê đặt bên ngoài lồng sắt. Roberto, Matt và Catherine im lặng nhìn chúng tôi.
“Cậu đến từ thời điểm nào?” tôi hỏi.
“Tháng Tám, 2006.” Tôi cầm cốc cà phê lên, giữ ngang cằm, đút ống hút qua khe hở của lồng sắt. Cậu ấy hút tì tì. “Cậu muốn ăn bánh mì không?” Có. Tôi bẻ nó ra thành ba mảnh và đẩy vào lồng. Tôi có cảm giác như mình đang ở trong sở thú. “Cậu bị thương rồi”, tôi nói. “Tớ đập đầu vào thứ gì đó”, cậu ấy nói. “Cậu sẽ ở đây thêm bao lâu nữa?”
“Khoảng nửa tiếng.” Cậu ấy chỉ tay về phía Roberto. “Rắc rối đây.”
“Chuyện gì đang diễn ra vậy?” Catherine hỏi.
Tôi hội ý với tôi. “Cậu muốn giải thích chứ?”
“Tớ mệt rồi. Cậu làm đi.”
Nên tôi giải thích. Tôi giải thích rằng mình là người du hành thời gian, giải thích cách thức và khía cạnh di truyền của nó. Tôi giải thích rằng tất cả chỉ là một loại bệnh nào đó và tôi không thể điều khiển nó. Tôi giải thích về Kendrick, về cách mà tôi và Clare đã gặp nhau. Tôi giải thích về các mối tương quan, về cơ học lượng tử và tốc độ ánh sáng. Tôi giải thích về cảm giác sống ngoài dòng thời gian, về những lần nói dối, những lần trộm cắp và về nỗi sợ hãi. Tôi giải thích về sự cố gắng để có được một cuộc sống bình thường. “Và một phần của một cuộc sống bình thường là một công việc bình thường”, tôi kết luận.
“Tôi sẽ không gọi đây là một công việc bình thường”, Catherine nói.
“Tôi sẽ không gọi đây là một cuộc sống bình thường”, tôi đang ngồi trong lồng nói.
Tôi nhìn vào Roberto, người đang ngồi trên những bậc thang, tựa đầu vào tường. Ông ấy có vẻ mệt lử và đăm chiêu. “Vậy”, tôi hỏi, “ông sẽ sa thải tôi chứ?”
Roberto thở dài, “Không. Không, Henry ạ. Tôi sẽ không sa thải cậu.” Ông ấy cẩn thận đứng dậy, và phủi vai áo phía sau. “Nhưng tôi không hiểu tại sao cậu không giải thích cho tôi sớm hơn.”
“Ông sẽ không tin tôi”, tôi nói. “Mới đây ông đã không tin tôi, cho đến khi ông nhìn thấy tôi khác xuất hiện.”
“Phải...” Roberto nói, nhưng lời tiếp theo của ông ấy đã bị nuốt chửng trong tiếng rít kì cục ré lên mà đôi lúc vẫn xuất hiện mỗi khi tôi đến và đi. Tôi quay người lại để nhìn thấy đống quần áo đang nằm trên sàn nhà trong lồng sắt. Trưa nay tôi sẽ quay lại đây để khều chúng bằng cây móc quần áo. Tôi quay trở lại với Matt, Roberto và Catherine. Họ đang sững sờ.
“Chúa ơi,” Catherine nói. “Như thể chúng ta đang làm việc cùng Clark Kent vậy.”
“Tôi cảm thấy mình như Jimmy Olsen”, Matt nói.
“Điều đó có nghĩa cô là Lois Lane”, Roberto chọc Catherine.
“Không, không. Clare mới là Lois Lane”, cô ấy đáp.
Matt nói, “Nhưng Lois Lane hoàn toàn mù tịt về mối quan hệ Clark Kent/Superman, ngược lại với Clare.”
“Không có Clare, chắc tôi đã từ bỏ từ lâu rồi”, tôi nói, “Tôi đã không hiểu tại sao Clark Kent tìm đủ mọi cách để giữ bí mật với Lois Lane.”
“Như vậy chuyện mới thú vị hơn.” Matt nói.
“Thật sao? Tôi không chắc về điều đó.” Tôi đáp.
Thứ Sáu 07/07/2006 (Henry 43)
HENRY: Tôi đang ngồi trong văn phòng của Kendrick và lắng nghe ông ấy giải thích tại sao việc điều trị không có hiệu quả. Bên ngoài, thời tiết đang oi bức, cái nóng đan lên người lớp áo ẩm ướt mồ hôi. Trong phòng, điều hoà để lạnh khiến tôi sởn gai ốc. Chúng tôi đang ngồi đối diện nhau trên những chiếc ghế chúng tôi vẫn hay ngồi. Trên bàn là chiếc gạt tàn đầy. Kendrick không ngừng châm thuốc mới ngay khi điếu cũ vừa tàn. Đèn trong phòng không được bật, không khí nặng nề với cái lạnh và khói thuốc. Tôi muốn uống một li rượu. Tôi muốn la hét. Tôi muốn Kendrick ngừng nói để tôi có thể hỏi ông ấy. Tôi muốn đứng dậy và ra ngoài. Nhưng thay vào đó, tôi ngồi im lắng nghe.
Khi Kendrick ngừng nói, những âm thanh vọng lại xa xăm trong toà nhà bỗng trở nên mãnh liệt.
“Henry? Cậu nghe tôi nói chứ?”
Tôi ngồi bật dậy và nhìn ông ấy như một cậu học sinh vừa bị phát hiện đang mơ màng trong lớp. “Ơ, không.”
“Tôi đã hỏi cậu có hiểu những gì tôi đang nói, lí do tại sao việc điều trị không có hiệu quả, không?”
“À có.” Tôi cố gắng lấy lại tâm trí. “Nó không hiệu quả vì hệ thống miễn dịch của tôi đã hoàn toàn rối loạn. Và vì tôi đã già. Vì có quá nhiều gen liên quan.”
“Phải.” Kendrick thở dài và dụi thuốc vào cái gạt tàn đầy ụ. Những làn khói túa ra trốn thoát rồi tan biến. “Tôi rất tiếc.” Ông ấy dựa lưng vào ghế, chắp đôi bàn tay hồng hào vào nhau và đặt trên đùi. Tôi nghĩ đến lần đầu tiên gặp ông ấy, trong căn phòng này tám năm trước. Lúc đó cả hai chúng tôi đều trẻ trung hơn và tự mãn hơn, chúng tôi đã tin vào sự hào phóng của di truyền học, đã sẵn sàng dùng khoa học để thách thức tự nhiên. Tôi nhớ đến lần cầm con chuột có khả năng đi xuyên thời gian của Kendrick trong tay, đến sự dâng trào của niềm hi vọng tôi đã cảm thấy khi đó. Tôi nghĩ đến cảm giác của Clare khi tôi bảo với cô ấy rằng việc điều trị không có hiệu quả. Mặc dù cô ấy chưa bao giờ nghĩ nó có hiệu quả.
Tôi lấy lại giọng. “Còn Alba thì sao?”
Kendrick vắt chân vào nhau và bồn chồn. “Sao là sao?”
“Nó sẽ có hiệu quả với con bé không?”
“Chúng ta sẽ không bao giờ biết chắc. Trừ khi Clare thay đổi ý định và để tôi tác động vào DNA của Alba. Và cả hai chúng ta đều biết rằng Clare không thích liệu pháp gen một chút nào. Cứ mỗi khi tôi tìm cách trao đổi với cô ấy về chuyện đó, cô ấy lại nhìn tôi như thể tôi là Josef Mengele.”
“Nhưng nếu ông có DNA của Alba, ông sẽ có thể tạo chuột thí nghiêm và tiến hành nghiên cứu để khi con bé đủ 18 tuổi, nó có thể tự mình quyết định có muốn hay không.”
“Phải.”
“Vậy ngay cả khi tôi đã vô phương cứu chữa, ít ra Alba cũng sẽ được giúp đỡ một ngày nào đó.”
“Phải.”
“Vậy thì được rồi.” Tôi đứng dậy và xoa hai tay vào nhau, phe phẩy chiếc áo sơ mi đang dính chặt vào người vì mồ hôi đã hoá lạnh. “Đó là điều chúng ta sẽ làm.”
Thứ Sáu, 14/06/2006 (Clare 35, Henry 43)
CLARE: Tôi đang làm giấy Gampi trong xưởng vẽ. Đó là loại giấy rất mỏng và trong suốt, bạn có thể nhìn xuyên qua nó. Tôi nhúng nguyên liệu vào hũ và lôi nó lên, cẩn thận lăn đống vữa dễ đứt cho đến khi nó được trải đều một cách hoàn hảo. Tôi đặt nó lên chiếc hũ chờ ráo nước. Tôi nghe có tiếng Alba đang cười, con bé chạy qua khu vườn, vừa đi vừa hét, “Mẹ! Xem bố mua cho con cái gì này!” Con bé chạy vụt qua cửa và lao về phía tôi, Henry bình thản theo sau. Tôi ngó xuống để xem thứ gì khiến con bé phấn khích đến vậy, và tôi nhìn thấy một đôi giầy hồng ngọc.
“Hệt như của Dorothy!” Alba nói đoạn thực hiện một điệu nhảy clacket. Con bé gõ gót chân vào nhau ba lần, nhưng nó không biến mất. Dĩ nhiên, con bé đang ở nhà. Tôi cười, Henry có vẻ hài lòng với chính mình.
“Anh đã ghé bưu điện chứ?”
Mặt anh ấy đổi sắc. “Khỉ thật. Anh quên mất. Xin lỗi, mai anh sẽ đi.” Alba đang xoay vòng quanh, Henry đưa tay ra ngăn con bé lại. “Đừng, Alba. Con sẽ bị chóng mặt đấy.”
“Con thích bị chóng mặt.”
“Đó không phải là ý hay.”
Alba đang mặc áo phông và quần sooc. Phía trên khuỷu tay con bé có dán một chiếc băng cá nhân. “Tay con bị sao vậy?” tôi hỏi con bé. Thay vì trả lời, con bé nhìn Henry, tôi cũng làm theo.
“Không có gì nghiêm trọng đâu,” anh ấy nói. “Con bé đã mút tay mình và để lại một vết hằn.”
“Vết hằn là gì ạ?” Alba hỏi Henry đang chuẩn bị giải thích cho con bé thì tôi nói, “Tại sao lại dán băng cá nhân lên vết hằn?”
“Anh không biết”, Henry nói. “Con bé muốn vậy.”
Tôi linh cảm có điều gì đó không ổn; giác quan thứ sáu của người mẹ. Tôi bước lại gần Alba. “Hãy xem nào.”
Con bé rụt tay lại, đưa tay còn lại lên ôm chặt. “Mẹ đừng tháo băng cá nhân ra, đau lắm.”
“Mẹ sẽ cẩn thận.” Tôi túm chặt lấy tay con bé. Nó rên rỉ, nhưng tôi đã kiên quyết. Tôi từ từ duỗi tay con bé, khẽ lột băng cá nhân. Có một vết chàm nhỏ màu đỏ ở giữa vết bầm màu tím. Alba nói, “Đau lắm mẹ ơi, đừng mà.” Tôi thả con bé ra. Nó dán băng cá nhân lại và nhìn tôi, chờ đợi.
“Alba, con hãy đi gọi điện cho Kimy và hỏi bà có muốn ghé qua dùng bữa tối không nhé.” Alba mỉm cười và chạy ùa ra khỏi xưởng vẽ. Sau một phút, cánh cửa sau của nhà chính đóng sầm lại, Henry đang ngồi trên bàn vẽ, xoay tới xoay lui chiếc ghế của tôi. Anh ấy nhìn tôi, đợi cho tôi nói gì đó.
“Em không thể tin anh dám làm như vậy”, cuối cùng tôi lên tiếng.
“Anh không còn lựa chọn nào khác”, Henry nói. Giọng anh ấy nhỏ lí nhí. “Con bé... anh không thể bỏ con bé ở lại mà không, ít nhất, giúp nó... anh muốn chuẩn bị cho con bé. Để Kendrick tìm hiểu nó, tìm hiểu con bé, phòng khi cần kíp.” Tôi đi về phía anh ấy, phát ra những tiếng cót két trong đôi ủng và tạp dề cao su. Tôi tựa vào cạnh bàn. Henry nghiêng đầu. Ánh sáng trùm lên khuôn mặt của anh ấy, khiến tôi có thể nhìn rõ các nếp nhăn trên trán, quanh khoé miệng và khoé mắt. Anh ấy đã sút cân thêm nữa. Cặp mắt của anh ấy to lồ lộ trên khuôn mặt. “Clare, anh đã không nói với con bé điều gì cả. Em có thể nói với nó khi... đến lúc.”
Tôi lắc đầu. Không. “Gọi cho Kendrick và bảo ông ấy dừng lại.”
“Không.”
“Vậy thì em sẽ gọi.”
“Clare, đừng...”
“Henry, anh có thể làm bất cứ điều gì anh muốn với cơ thể của mình, nhưng...”
“Clare!” Henry rít tên tôi qua hai hàm răng nghiến chặt.
“Sao?”
“Kết thúc rồi, được chứ? Anh đã kết thúc rồi. Kendrick nói ông ấy chẳng thể làm gì hơn.”
“Nhưng...” tôi ngừng lại để hấp thu những gì anh ấy vừa nói. “Nhưng vậy thì... chuyện gì sẽ xảy ra?”
Henry lắc đầu. “Anh không biết. Có lẽ điều chúng ta đã nghĩ sẽ xãy ra... sẽ xảy ra. Nhưng nếu đó là sự thật, thì... anh không thể bỏ Alba ở lại mà không làm gì để giúp con bé... Ôi, Clare, hãy để anh được làm việc này vì con bé! Nó có thể sẽ không hiệu quả, con bé có thể sẽ không bao giờ dùng đến nó... có thể con bé sẽ thích được du hành thời gian, có thể con bé sẽ chẳng bao giờ bị lạc, hay bị đói hay bị cưỡng hiếp, đánh đập. Nhưng sẽ thế nào nếu con bé không thích du hành thời gian? Sẽ thế nào nếu con bé muốn được làm một cô gái bình thường? Clare? Ôi, Clare, đừng khóc...” Nhưng tôi không thể ngừng, tôi đứng đó thổn thức trong chiếc tạp dề màu vàng của mình, và cuối cùng, Henry đứng dậy, quàng tay qua người tôi. “Chúng ta chẳng phải là những người được Chúa thương xót, Clare”, anh ấy nói khẽ. “Anh chỉ muốn đảm bảo an toàn cho con bé.” Tôi có thể cảm thấy xương sườn của anh ấy qua làn vải. “Em sẽ cho phép anh để lại cho con bé ít nhất là điều đó?” Tôi gật đầu, và Henry hôn lên trán tôi. “Cảm ơn em”, anh ấy nói, rồi tôi lại bắt đầu khóc.
Thứ Bảy, 27/10/1984 (Henry 43, Clare 13)
HENRY: Giờ thì tôi đã biết kết thúc của mình. Nó sẽ diễn ra như thế này: tôi sẽ ngồi trên đồng cỏ, trong một buổi sáng mùa thu. Trời sẽ âm u và lạnh lẽo. Và tôi sẽ mặc một chiếc áo choàng bằng len, đi ủng và găng tay. Đó sẽ là một ngày không nằm trong Danh Sách. Clare sẽ đang ngủ, trên chiếc giường ấm áp của cô ấy. Cô ấy đang mười ba tuổi.
Xa xa, một tiếng súng sẽ xé toạc không khí khô hanh và lạnh lẽo. Đang mùa săn nai rừng. Đâu đó ngoài kia, đàn ông trong những bộ áo màu cam sẽ ngồi đợi để được nổ súng. Rồi sau đó họ sẽ uống bia, ăn sandwich mà vợ họ đã chuẩn bị.
Gió sẽ nổi lên, sẽ băng qua vườn cây ăn quả, và cuốn những chiếc lá vàng vô dụng khỏi những ngọn cây. Cánh cửa sau của căn biệt thự Sáo Bắc Mỹ sẽ đóng sầm lại và hai bóng người tí hon trong bộ quần áo huỳnh quang màu vàng sẽ xuất hiện, mang theo khẩu súng trường. Họ sẽ đi về phía tôi, vào trong đống cỏ, Philip và Mark. Họ sẽ không nhìn thấy tôi vì tôi sẽ lẩn trong những ngọn cỏ cao, một vị trí tối tăm và im lìm giữa cánh đồng vàng và màu xanh chết chóc. Khi đến cách tôi khoảng hai mươi thước, Philip và Mark sẽ đi ra khỏi con đường mòn và tiến vào trong.
Họ sẽ dừng lại để nghe ngóng. Họ sẽ nghe thấy trước tôi: một tiếng lạo xạo, có thứ gì đó đang di chuyển trên những ngọn cỏ, thứ gì đó to lớn và lóng ngóng, một ánh chớp loé lên, chiếc đuôi chăng? Và nó sẽ tiến về phía tôi, về phía khoảng rừng thưa; Mark sẽ nâng khẩu súng trường của anh ấy lên, cẩn thận nạp đạn, rồi bóp cò, và:
Một tiếng súng vang lên, rồi một tiếng la hét, tiếng người. Rồi im lặng. Rồi: “Clare! Clare!” và lại im lặng.
Tôi sẽ ngồi yên trong thoáng chốc, không suy nghĩ, không cả thở. Philip sẽ chạy, và tôi sẽ chạy, Mark cũng sẽ chạy, và chúng tôi cùng tụ về một điểm:
Nhưng sẽ chẳng có gì. Chỉ có vệt máu loang ra trên mặt đất, lấp lánh và lênh láng. Những ngọn cỏ dập. Chúng tôi sẽ nhìn nhau chằm chằm mà chẳng nhận ra nhau, bên trên lớp đất trống trơn.
Trên giường, Clare sẽ nghe có tiếng thét. Cô ấy sẽ nghe thấy như có ai đó đang gọi tên mình, và sẽ ngồi dậy, tim cô ấy sẽ nện từng nhịp mạnh mẽ trong lồng ngực. Cô ấy sẽ chạy xuống nhà, ra ngoài cửa, vào đồng cỏ, trong bộ đầm ngủ của mình. Khi cô ấy nhìn thấy ba chúng tôi, cô ấy sẽ dừng lại, bối rối. Sau lưng bố và anh trai cô ấy, tôi sẽ đặt một ngón tay lên môi. Trong lúc Philip đi về phía cô ấy, tôi sẽ quay đi chỗ khác, sẽ đứng trong sự che chắn của vườn cây ăn quả và ngắm cô ấy run lẩy bẩy trong cái ôm của bố, trong lúc Mark đang đứng bên cạnh, nôn nóng và lúng túng, những sợi râu lởm chởm tuổi mười lăm của cậu ấy sẽ trùm lên chiếc cằm, và cậu ấy sẽ nhìn tôi, như thể đang cố nhớ ra tôi là ai.
Và Clare sẽ nhìn tôi, tôi sẽ vẫy tay với cô ấy, và cô ấy sẽ quay trở vào nhà cùng bố, cô ấy sẽ vẫy tay đáp lại, yếu ớt, chiếc đầm ngủ sẽ phất phơ trong gió như thể cô ấy là một thiên thần, và cô ấy sẽ trở nên nhỏ dần, nhỏ dần, và sẽ mất hút vào trong khoảng cách, sẽ biến mất trở vào trong nhà, còn tôi sẽ đứng bên cạnh vệt đất loang lổ máu nhỏ và tôi sẽ biết: đâu đó ngoài kia, tôi đang chết.
CLARE: Chúng tôi đang say sưa ngủ trong bình minh của một ngày mùa đông khi điện thoại đổ chuông. Tôi bị dựng dậy và nhận ra Henry vẫn đang nằm bên cạnh. Anh ấy với tay qua người tôi và nhấc điện thoại lên. Tôi nhìn đồng hồ, đang là 4 giờ 32 phút sáng. “Xin chào”, Henry nói. Anh ấy lắng nghe trong khoảng một phút. Giờ thì tôi đã hoàn toàn tỉnh giấc. Mặt Henry chẳng để lộ cảm xúc. “Được rồi. Ở nguyên đấy. Chúng tôi sẽ tới ngay.” Anh ấy nhoài người, cúp máy.
“Ai vậy?”
“Là anh. Anh đang ở bãi đỗ xe đường Monroe, không quần áo, trong nhiệt độ âm mười lăm độ. Chúa ơi, hi vọng xe vẫn có thể khởi động.”
Chúng tôi nhảy xuống giường, mặc vội quần áo của ngày hôm qua. Henry đã đi giày ống và khoác áo choàng trước cả khi tôi kịp xỏ quần jeans vào. Anh ấy chạy ra ngoài khởi động xe. Tôi nhét áo sơ mi của Henry, quần lót, quần jeans, tất, ủng, áo khoác và găng tay, kèm một chiếc chăn vào trong túi, đánh thức Alba dậy, mặc quần áo cho nó rồi chạy ra ngoài cửa. Tôi lái xe ra khỏi gara trước khi nó kịp nóng lên, và nó chết máy. Tôi khởi động lại, chúng tôi ngồi đợi chừng một phút rồi tôi thử lần nữa. Hôm qua tuyết rơi dày hơn mười phân, đường Ainslie lụt trong băng tuyết. Alba đang khóc nhè, Henry phải quay sang dỗ con bé. Khi đến Lawrence, tôi tăng tốc và mười phút sau tôi đã đến Drive, không có ai ra ngoài vào lúc này, lò sưởi của chiếc Honda kêu rù rì. Bên kia mặt hồ, trời đang dần hửng sáng. Mọi thứ độc màu xanh và cam, giòn tan trong cái lạnh tê tái. Trong lúc rong ruổi trên Lake Shore Drive, một kí ức mãnh liệt hiện lên trong tôi: cái lạnh, mặt nước tĩnh lặng mơ hồ, những ngọn đèn đường rực sáng: tôi đã từng trải qua khoảnh khắc này trước đó. Tôi vướng sâu vào khoảnh khắc này và nó lan toả, mặc dù chúng tôi đang phóng vút đi trong đô thị mùa đông, nhưng thời gian như đang dừng lại. Chúng tôi đi qua Irving, Belmont, Fullerton, LaSalle: tôi rẽ ở Michiga. Chúng tôi lướt qua con lộ của những cửa hiệu sang trọng vắng vẻ, đường Oak, Chicago, Randolph, Monroe, và giờ đang đi xuống thế giới ngầm bằng bê tông của các bãi đỗ xe. “Hãy lái tới cuối hướng Tây Bắc”, Henry nói. “Ở box điện thoại cạnh trạm bảo vệ.” Tôi đi theo chỉ dẫn của anh ấy. Kí ức đã biến mất. Tôi cảm thấy như vừa bị thiên thần hộ mệnh bỏ rơi. Bãi đỗ xe hầu như trống trơn. Tôi phóng xe qua những đường kẻ màu vàng để tới chiếc điện thoại thẻ: ống nghe đang đung đưa lơ lửng. Không thấy bóng dáng Henry đâu cả.
“Có thể anh đã quay trở về.”
“Cũng có thể không...” Henry bối rối, tôi cũng vậy. Chúng tôi bước ra khỏi xe. Dưới này rất lạnh. Hơi thở của tôi ngưng tụ lại rồi biến mất. Tôi không nghĩ mình nên về, nhưng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra. Tôi đi lại trạm bảo vệ và nhìn vào bên trong. Không có ai cả. Những chiếc màn hình theo dõi hiện ra các dải bê tông trống trải. “Chết tiệt. Anh đã đi đâu rồi? Hãy đi vòng quanh thử xem.” Chúng tôi quay trở vào xe và chậm rãi lái qua những gian hầm trống rỗng, đi qua các tấm biển chỉ dẫn: Lái Chậm, Các Bãi Đỗ Khác, Hãy Nhớ Vị Trí Xe Của Bạn. Không thấy bóng dáng Henry ở đâu cả. Chúng tôi nhìn nhau bất lực.
“Anh từ đâu đến?”
“Cậu ấy không nói.”
Chúng tôi lái xe về nhà trong im lặng. Alba đang ngủ. Henry nhìn đăm đăm ra ngoài cửa sổ. Bầu trời không một gợn mây và ửng hồng ở phía đông. Đã có nhiều xe hơn trên đường, những người đi làm sớm. Trong lúc đợi đèn đỏ ở đường Ohio, tôi nghe có tiếng những con hải âu đang kêu quang quác. Mặt đường tối om với muối và tuyết. Cả thành phố mềm mại, trắng muốt và mờ mịt trong tuyết. Mọi thứ thật tuyệt đẹp. Chúng tôi có vẻ như vô sự vào lúc này, nhưng sớm hay muộn, sẽ có chuyện khủng khiếp xảy đến.
Sinh nhật
Thứ Năm, 15/6/2006 (Clare 35 tuổi)
CLARE: Mai là sinh nhật Henry. Tôi đang ở Vintage Vinyle tìm đĩa hát mà anh ấy thích nhưng chưa có. Tôi đã hy vọng có thể nhờ sự giúp đỡ của Vaughn, chủ cửa tiệm, vì Henry thường ghé cửa hàng này trong nhiều năm nay. Nhưng thay vì Vaughn, một cậu học sinh phổ thông đang đứng sau quầy bán hàng. Cậu ấy mặc áo phông Seven Dead Arson và chắc hẳn còn chưa ra đời khi hầu hết các đĩa trong cửa tiệm được phát hành. Tôi lục trong các thùng đĩa. Sex Pistols, Patti Smith, Supertramp, Matthew Sweet, Phish, Pixies, Pogues, Pretenders, B-52’s, Kate Bush, Buzzcocks, Echo và Bunnymen, The Art of Noise, The Nails, The Clash, The Cramps, The Cure, Television. Tôi dừng lại trước một đĩa nhạc đã mờ sỉn của Velvet Underground và gắng nhớ xem đã từng thấy nó ở nhà hay chưa, nhưng khi nhìn kĩ, nó chỉ là một tập hợp các bài mà Henry đã có từ những album khác. Dazzling Killmen, Dead Kennedys. Vaughn bước vào cửa tiệm, tay bưng một thùng bự chảng, thả nó xuống mặt quầy thanh toán rồi lại ra ngoài. Anh ấy làm vậy thêm vài lần nữa, rồi cùng cậu học sinh kia bắt đầu gỡ đồ trong thùng, xếp các đĩa nhạc lên quầy, háo hức trước các đĩa mà tôi chưa từng nghe đến bao giờ. Tôi lại chỗ Vaughn và đặt ba đĩa nhạc xuống trước mặt anh ấy. “Chào, Clare”, anh ấy cười hớn hở. “Em khoẻ chứ?”
“Chào Vaughn. Mai là sinh nhật Henry. Giúp em đi.”
Anh ấy đưa mắt nhìn ba chiếc đĩa tôi đã chọn. “Cậu ấy đã có hai đĩa này rồi”, anh ấy hất đầu về phía đĩa của Lillipur và Breeders, “còn cái này tệ khủng khiếp”, chỉ tay về đĩa Plasmatics. “Nhưng bìa đĩa rất đẹp, nhỉ?”
“Phải. Anh có thứ gì đó trong thùng mà Henry sẽ thích không?”
“Không. Đống này chỉ toàn của thập niên 50. Một bà lão vừa qua đời. Có thể em sẽ thích thứ này, anh chỉ vừa có nó ngày hôm qua.” Anh ấy lôi một tập hợp Golden Palominos ra khỏi thùng Hàng Mới Nhập. Có một số bài mới, nên tôi đã mua nó. Đột nhiên Vaughn mỉm cười với tôi. “Anh có món đặc biệt cho em đây. Anh đã để dành nó cho Henry.” Vaughn đi vòng ra phía sau quầy thanh toán và lục lọi một hồi. “Đây.” Vaughn đưa cho tôi chiếc đĩa đựng trong bìa trắng. Tôi lôi đĩa ra và đọc nhãn đĩa: Annette Lyn Robinson, nhà hát Paris, 13 tháng Năm, 1968, Lulu. Tôi nhìn Vaughn với vẻ dò hỏi. “Không phải gu thông thường của cậu ấy, nhỉ? Nó là đĩa lậu của một buổi hoà nhạc; nó không được chính thức phát hành. Một thời gian trước cậu ấy đã nhờ anh để ý tìm đĩa nhạc của bà ấy, nhưng nó cũng không phải gu của anh nên sau khi tìm thấy anh cứ quên không nói cho cậu ấy biết. Anh đã nghe thử, nó rất hay. Chất lượng âm thanh rất tốt.”
“Cám ơn anh.” Tôi thì thào.
“Không có gì. Mà này, có chuyện gì mà quan trọng hoá vậy?”
“Annette là mẹ của Henry.”
Vaughn nhướn chân mày, trán của anh ấy nhăn lại một cách khôi hài. “Không giỡn? Ừ, phải, cậu ấy có nét giống bà ấy. Thú vị nhỉ. Tại sao cậu ấy không bao giờ nhắc đến bà nhỉ?”
“Anh ấy không mấy khi nói về bà. Bà đã qua đời khi anh ấy còn nhỏ, trong một tai nạn xe hơi.”
“Ồ. Đúng vậy. Anh nhớ mang máng có chuyện đó. Mà em có cần thêm gì nữa không?”
“Không, chỉ vậy thôi.” Tôi thanh toán và ra về, ôm chặt giọng hát của mẹ Henry vào lòng trong lúc bước qua đường Davis trong niềm hân hoan.
Thứ Sáu, 16/6/2006 (Henry 43, Clare 35)
HENRY: Hôm nay là sinh nhật 43 của tôi. Tôi mở mắt thức dậy lúc 6 giờ 46 phút sáng, mặc dù hôm nay tôi được nghỉ làm. Tôi không thể ngủ tiếp. Tôi nhìn sang Clare; cô ấy đang hoàn toàn thả mình vào giấc ngủ, tay dang rộng, tóc xoã quanh gối. Cô ấy trông rạng rỡ, kể cả khi những nếp hằn từ gối đang hiện trên má. Tôi cẩn thận ra khỏi giường, vào trong bếp pha cà phê. Tôi xả nước trong phòng tắm một hồi, chờ cho nước nóng. Đáng lẽ chúng tôi phải gọi thợ sửa ống đến, nhưng chúng tôi luôn luôn quên bẵng. Tôi trở vào nhà bếp, rót một cốc cà phê và mang theo vào phòng tắm, đặt lên bồn rửa mặt. Tôi ngó nghiêng khuôn mặt của mình rồi bắt đầu cạo râu mà chẳng cần nhìn, nhưng hôm nay, để vinh danh ngày sinh của mình, tôi cẩn trọng hơn.
Tóc tôi đã gần bạc hết, chỉ còn một chút đen ở hai bên thái dương, và đường chân mày vẫn còn đen nhánh. Tôi đã để tóc dài hơn một chút, không dài như tôi vẫn thường để trước khi gặp Clare, nhưng cũng không ngắn. Da tôi thô ráp, các nếp nhăn đã xuất hiện ở khoé mắt, trên trán và từ cánh mũi tới khoé miệng. Mặt tôi quá gầy guộc. Cả người tôi quá gầy guộc. Không gầy như tù nhân trại Auschwitz, nhưng cũng không như những người bình thường khác. Có lẽ gầy như các bệnh nhân ung thư thời kỳ đầu, hay như người nghiện. Tôi không muốn nghĩ đến chuyện đó nên tiếp tục cạo. Tôi rửa bọt, bôi nước xoa mặt, lùi lại và ngắm thành quả.
Hôm qua ở thư viện có người nhớ đến sinh nhật tôi nên Roberto, Isabelle, Matt, Catherine và Amelie đã tập trung lại rủ tôi đi ăn trưa ở Beau Thai. Tôi biết, tại nơi làm việc, có những lời xì xầm về sức khoẻ của tôi, về việc tại sao tôi đột nhiên sút cân rất nhiều và già đi nhanh chóng. Mọi người rất tử tế, quá tử tế, như cách người ta vẫn đối xử với bệnh nhân AIDS và bệnh nhân đang trải qua hoá chất trị liệu. Tôi gần như ước có người hỏi thẳng tôi, để tôi có thể nói dối họ cho xong. Nhưng thay vì làm vậy, chúng tôi chỉ đùa quanh quẩn và ăn Pad Thai., Prik King, Gà Cashew và Pad Seeuw. Amelia đã tặng cho tôi một pound hạt cà phê ngon tuyệt. Catherine, Matt, Roberto và Isabelle đã vung tay tặng tôi một bản sao chép cuốn Nghệ Thuật Thư Pháp trong bộ sưu tập của bảo tàng J. Paul Gery mà tôi đã thèm thuồng ngắm nghía trong hiệu sách của thư viện Newberry suốt nhiều năm nay. Tôi ngẩng lên nhìn họ, xúc động, và nhận ra các đồng nghiệp của tôi tưởng tôi sắp chết. “Mọi người...” tôi mở miệng, nhưng rồi không biết phải nói gì, nên tôi bỏ lửng. Chẳng mấy khi ngôn ngữ bỏ rơi tôi.
Clare thức dậy, Alba tỉnh giấc. Tất cả chúng tôi mặc quần áo và sắp xếp đồ đạc. Chúng tôi sẽ đi đến sở thú Brookfield với Gomez, Charisse và lũ trẻ của họ. Chúng tôi dành cả ngày thong thả ngắm những con khỉ, chim hồng hạc, gấu bắc cực và rái cá. Alba thích nhất là những con mèo lớn. Rosa nắm tay Alba và kể cho con bé nghe về khủng long. Gomez giả làm một con tinh tinh giống hệt, Max và Joe chạy điên cuồng khắp nơi, giả làm những con voi to lớn và chơi điện tử cầm tay. Charisse, Clare và tôi đi tản bộ bâng quơ, nói chuyện phiếm, và tắm trong ánh nắng. Đến bốn giờ chiều, tất cả lũ trẻ đã mệt nhoài và cáu kỉnh, nên chúng tôi nhét chúng lên xe, hứa sẽ lại dẫn chúng đến đây vào một ngày gần nhất, rồi lên đường về nhà.
Cô trông trẻ đến chính xác bảy giờ. Clare hối lộ và doạ dẫm Alba phải ngoan, rồi chúng tôi lẩn đi mất. Chúng tôi diện những bộ quần áo đẹp nhất theo lời nài nỉ của Clare. Trong lúc lướt về phía nam của cao tốc Lake Shore Drive, tôi nhận ra tôi không biết mình đang đi đâu. “Rồi anh sẽ thấy”, Clare nói. “Không phải là một bữa tiệc bất ngờ đấy chứ?” tôi hỏi ngần ngại. “Không”, Clare cam đoan. Cô ấy ra khỏi cao lộ ở Roosevelt và lách qua Pilsen, khu vực của người Mỹ gốc Tây Ban Nha, chỉ ngay phía nam khu trung tâm thành phố. Từng nhóm trẻ con đang chơi trên đường, và chúng tôi len lỏi qua chúng, rối cuối cùng đỗ gần đường 20 và Racine. Clare dẫn tôi đến một căn nhà hai tầng xiêu vẹo rồi nhấn chuông cửa. Chúng tôi được mở cho vào. Chúng tôi đi qua khu vườn đầy rác rồi đi lên những bậc thang ọp ẹp. Clare gõ cửa và Lourdes, một người bạn từ trường mỹ thuật của Clare, mở cửa. Lourdes cười và vẫy tay mời chúng tôi vào nhà. Khi bước vào trong, tôi nhận ra căn hộ này đã được biến thành một nhà hàng chỉ với một bàn ăn duy nhất. Mùi thơm phức đang lan toả khắp căn hộ. Bàn ăn được trải khăn trắng muốt, đồ sứ và nến. Một cái máy hát đĩa nằm trên nóc chiếc tủ bát được chạm trổ nặng nề. Trong phòng khách treo đầy lồng chim: những con vẹt, những con hoàng yến, và những con vẹt xanh bé tí teo. Lourdes hôn lên má tôi và nói, “Chúc mừng sinh nhật, Henry”, và một giọng quen thuộc cất lên sau đó, “Phải rồi, chúc mừng sinh nhật!” Tôi thò đầu vào bếp và thấy Nell đang ở đó. Bà đang khuấy thứ gì đó trong chảo và vẫn không ngừng lại ngay cả khi tôi quàng tay quang người và khẽ nhấc bổng bà lên một chút khỏi mặt đất. “Ồ!” bà nói. “Dạo này cậu chăm ăn Wheatles[1] phỏng?” Clare ôm Nell và họ mỉm cười với nhau. “Nó có vẻ bất ngờ”, Nell nói, và Clare chỉ mỉm cười càng rạng rỡ hơn. “Thôi nào, ngồi xuống đi”, Nell ra lệnh. “Bữa tối đã sẵn sàng.”
[1]Một loại ngũ cốc.
Chúng tôi ngồi đối diện nhau. Lourdes dọn ra các món khai vị truyền thống của Ý được bày biện tinh tế trên các đĩa nhỏ: thịt giăm bông Prosciutto trong vắt với dưa vàng, những con trai mềm đang bốc khói, những lát cà rốt mỏng và củ cải đường có vị thì là và dầu olive. Dưới ánh nến, làn da của Clare trông ấm áp và đôi mắt ẩn trong bóng tối. Chuỗi ngọc trai cô ấy đang đeo vẽ ra đường nét của những chiếc xương cổ và khoảng trống mịn màng trắng trẻo phía trên ngực; chúng nâng lên rồi hạ xuống theo mỗi nhịp thở của cô ấy. Clare bắt gặp ánh mắt tôi đang nhìn cô ấy đăm đăm, mỉm cười rồi quay đi chỗ khác. Tôi nhìn xuống đĩa, nhận ra tôi đã ăn hết món trai của mình và đang ngồi đó cầm chiếc dĩa nhỏ trên tay như một thằng ngốc. Tôi đặt nó xuống; Lourdes dọn đĩa của chúng tôi đi và mang ra món tiếp theo.
Chúng tôi ăn món cá ngừ sống chan sốt cà chua, táo và húng quế ngon tuyệt của Nell. Rồi ăn salad gồm rau diếp đắng và ớt ngọt, tiếp đến là những quả ôliu màu nâu khiến tôi nhớ đến bữa tối tôi đã ăn cùng mẹ tại khách sạn ở Athens khi tôi còn rất nhỏ. Chúng tôi uống Sauvigon Blanc, cụng li không ngừng (“Vì những quả ôliu!” “Vì những cô trông trẻ!” “Vì Nell!”) Nell xuất hiện từ trong bếp mang theo một chiếc bánh sinh nhật nhỏ màu trắng được cắm đầy nến. Clare, Nell và Lourdes hát “Chúc mừng sinh nhật”. Tôi ước rồi thổi tắt nến chỉ trong một hơi. “Điều đó có nghĩa rằng cậu sẽ có được ước muốn của mình”, Nell nói, nhưng điều ước của tôi không phải điều có thể ban tặng. Những con chim nói chuyện với nhau bằng giọng lạ lẫm trong lúc chúng tôi ăn bánh, rồi Lourdes và Nell rủ nhau biến mất vào trong bếp. Clare nói, “Em có quà cho anh đây. Hãy nhắm mắt lại đi.” Tôi nhắm mắt lại. Tôi nghe tiếng Clare đẩy ghế lùi ra khỏi bàn. Cô ấy đi ngang qua căn phòng. Rồi có tiếng kim chạm vào đĩa nhựa, tiếng rít, tiếng vĩ cầm, giọng nữ cao cất lên như cơn mưa bất chợt xuyên qua tiếng ầm ĩ trong nhà hát. Giọng của mẹ tôi đang hát Lulu. Tôi mở mắt. Clare đang ngồi phía bên kia bàn, mỉm cười. Tôi đứng dậy và kéo cô ấy ra khỏi ghế, ôm ghì cô ấy. “Thật tuyệt vời”, tôi nói, rồi nghẹn ngào, không thể tiếp tục, nên tôi hôn cô ấy.
Một hồi lâu sau đó, khi đã nói lời tạm biệt với Nell và Lourdes trong quyến luyến, ướt át, khi chúng tôi đã về đến nhà và trả tiền cho cô giữ trẻ, khi đã quan hệ cùng nhau trong mê mẩn, mệt mỏi và thích thú, chúng tôi nằm trên giường trong giấc ngủ gần kề, và Clare nói, “Anh đã có một sinh nhật vui vẻ chứ?”
“Hoàn hảo”, tôi nói. “Một sinh nhật vui vẻ nhất,”
“Có bao giờ anh ước mình có thể khiến thời gian ngưng lại?” Clare hỏi. “Em không phiền nếu phải ở đây trong giây phút này mãi mãi.”
“Ừ”, tôi nói, rồi nằm nghiêng người lại. Trong lúc tôi đang trôi vào giấc ngủ, Clare nói tiếp, “Em cảm thấy như chúng ta đang trên đỉnh của tàu trượt”, nhưng rồi tôi chìm vào giấc ngủ và quên không hỏi cô ấy, vào sáng hôm sau, ý cô ấy là gì.
một cảnh tượng khó ưa
Thứ Tư, 28/6/2006 (Henry 43, và 43)
HENRY: Tôi hiện ra trên sàn nhà bê tông lạnh trong bóng tối. Tôi gượng đứng dậy nhưng cảm thấy chóng mặt nên lại nằm xuống. Đầu tôi đau nhức. Tôi đưa tay dò dẫm; sau tai trái của tôi đang sưng vù. Khi mắt đã quen với bóng tối, tôi nhìn thấy những đường nét mờ ảo của những dãy bậc thang, và tấm biển Lối Ra, xa phía trên đầu tôi là chiếc đèn huỳnh quang trơ trọi đang phát ra những tia sáng lạnh lẽo. Xung quanh tôi là những thanh sắt nối nhau ngang dọc của cái lồng. Tôi đang ở thư viện Newberry sau giờ làm việc, bên trong cái lồng.
“Đừng hốt hoảng”, tôi nói to với chính mình. “Không sao cả. Không sao cả. Không sao cả.” Tôi dừng lại khi nhận ra tôi không nghe thấy những gì mình đang nói. Tôi tìm cách đứng dậy. Lạnh cóng. Tôi tự hỏi mình sẽ phải đợi bao lâu. Rồi tự hỏi các đồng nghiệp sẽ nói gì khi họ nhìn thấy tôi. Bởi đây chính là thời điểm đó. Thời điểm họ phát hiện ra thực tế tôi là một sản phẩm kì dị của thiên nhiên đến mức nào. Tôi không hề mong giây phút này sẽ đến.
Tôi đi lại để giữ ấm, nhưng việc đó chỉ khiến đầu tôi càng thêm co giật, nên tôi từ bỏ và ngồi xuống sàn nhà, ở ngay chính giữa cái lồng, rồi co quắp mình chặt hết mức có thể. Nhiều giờ đồng hồ trôi qua. Tôi tua lại sự cố này trong đầu, chuẩn bị lời giải thích, và cân nhắc tất cả những tình huống có thể khiến chuyện đã xảy ra theo chiều hướng tốt đẹp hơn, hoặc tệ hơn. Cuối cùng tôi phát ngấy với việc đó và rủ rỉ hát thầm trong đầu. That’s Entertainment của The Jam, Pills and Soap của Elvis Costello, Perfect Day của Lou Reed. Tôi đang gắng nhớ lại lời ca khúc I Love a Man in Uniform của Gang of Four thì các bóng đèn nhấp nháy sáng lên. Dĩ nhiên, không ai khác, đó là Kevin – anh chàng bảo vệ Đức quốc xã – đang mở cửa thư viện. Kevin là người cuối cùng trên đời này tôi muốn gặp khi đang trần như nhộng và mắc kẹt trong lồng. Tất nhiên, cậu ta nhìn thấy tôi ngay khi bước vào. Tôi đang cuộn tròn trên sàn, nằm im giả chết.
“Ai đó?” Kevin nói, to hơn mức cần thiết. Tôi hình dung Kevin đứng đó, mềm nhũn và dặt dẹo trong ánh nắng bình minh ẩm ướt của dãy cầu thang. Giọng của cậu ta nẩy quanh, vọng lại từ những tảng bê tông. Kevin đi xuống, rồi đứng dưới chân cầu thang, cách tôi chừng ba mét. “Làm sao anh vào được bên trong?” Cậu ta đi vòng quanh cái lồng. Tôi tiếp tục giả vờ như bất tỉnh. Nếu đã không thể giải thích, tôi chẳng thà không bị tra hỏi. “Chúa ơi, là anh hả, DeTamble”, tôi có thể cảm thấy Kevin đang đứng đó kinh ngạc. Rồi cậu ta nói vào bộ đàm, “10-4, xin chào, Roy.” Tiếng rè rè đáp lại, “Phải, Roy, là tôi, Kevin. Cậu có thể xuống A46 một lát được không? Phải, ở bên dưới.” Lại tiếng rè. “Cứ xuống đây sẽ biết.” Kevin tắt bộ đàm. “DeTamble, tôi không biết anh định chứng tỏ điều gì, nhưng anh đã làm đủ rồi đấy.” Tôi nghe tiếng cậu ta đi vòng quanh. Đôi giày của cậu ta kêu lộc cộc và cậu ta đang phát ra những tiếng cằn nhằn lí nhí. Chắc hẳn cậu ta đang ngồi trên bậc cầu thang. Sau vài phút, cánh cửa tầng trên mở ra và Roy đi xuống. Roy là cậu bảo vệ tôi thích nhất. Cậu ấy là một anh chàng da đen to lớn luôn có nụ cười thường trực. Cậu ấy là ông hoàng của khu vực lễ tân; tôi luôn thích thú khi đến nơi làm việc và được đắm mình trong sự hồ hởi ấn tượng của cậu ấy. “Ồ”, Roy nói. “Ai thế này?”
“Là DeTamble. Tôi không thể hiểu nổi làm thế nào anh ta vào được trong đây.”
“DeTamble? Ái chà. Anh chàng này khoái cởi truồng chạy rông nhỉ? Đã bao giờ tôi kể cho cậu nghe lần tôi bắt gặp anh ta đang đi bách bộ trên tầng ba trong tình trạng nguyên thuỷ chưa?”
“Có. Anh đã kể.”
“Dù sao thì, chúng ta phải đưa anh ta ra khỏi đó.”
“Anh ta không hề động đậy.”
“Ít nhất vẫn còn đang thở. Cậu nghĩ anh ta có bị thương không? Có lẽ chúng ta nên gọi xe cấp cứu.”
“Chúng ta sẽ cần đến đội cứu hoả để dùng kìm cắt sắt mới có thể mang nổi anh ta ra khỏi đó.” Kevin có vẻ phấn khích. Tôi không muốn dính đến đội cứu hoả lẫn cứu thương. Tôi rên rỉ và ngồi dậy.
“Chào buổi sáng, anh DeTamble” Roy thủ thỉ. “Anh đến có hơi sớm đấy.”
“Chỉ một chút thôi”, tôi đồng tình, khoanh đầu gối lên tới cằm. Tôi lạnh đến nỗi răng tôi đau nhức vì va vào nhau lập cập không ngừng. Tôi nhìn Kevin và Roy đăm chiêu, họ nhìn lại tôi. “Có lẽ tôi không thể hối lộ các cậu được đâu nhỉ?”
Họ nhìn nhau trao đổi. “Còn tuỳ xem anh muốn gì.” Kevin nói. “Chúng tôi không thể giữ bí mật chuyện này, vì chúng tôi không thể đưa anh ra khỏi đó chỉ dựa vào sức mình.”
“Không. Tôi không trông đợi vào chuyện đó.” Họ có vẻ nhẹ nhõm. “Nghe này, tôi sẽ đưa cho các cậu mỗi người 100 đô nếu các cậu làm giùm tôi hai việc. Việc đầu tiên là, tôi muốn nhờ một trong hai cậu lấy giùm tôi cốc cà phê.”
Roy nở nụ cười tươi rói thường lệ. “Gì chứ việc đó tôi sẵn sàng làm miễn phí. Nhưng tôi tự hỏi anh định uống nó bằng cách nào?”
“Mang cho tôi một cái ống hút. Đừng lấy cà phê từ máy trong phòng nghỉ. Hãy ra ngoài mua một cốc tử tế. Có kem và không đường.”
“Được rồi”, Roy nói.
“Điều thứ hai là gì?” Kevin hỏi.
“Nhờ cậu lên khu vực sách đặc biệt vào lấy cho tôi bộ quần áo trong ngăn kéo bên dưới bàn làm việc của tôi. Sẽ có thưởng thêm nếu cậu làm việc đó mà không để ai phát hiện.”
“Không vấn đề.” Kevin nói, và tôi tự hỏi tại sao tôi từng không thích anh chàng này.
“Nên khoá cửa cầu thang này thì hơn”, Roy nói với Kevin, người đang gật đầu và đi làm theo. Roy đứng bên hông lồng và nhìn ái ngại. “Rốt cục thì làm sao anh vào được đó?”
Tôi nhún vai. “Tôi thực sự không có lời giải thích thoả đáng.”
Roy mỉm cười rồi lắc đầu. “Hãy suy nghĩ thêm trong lúc tôi đi lấy cà phê cho anh.”
Hai mươi phút trôi qua. Cuối cùng tôi nghe tiếng mở khoá và Kevin bước xuống cầu thang, theo sau là Matt và Roberto. Kevin nhìn tôi và nhún vai như để nói, tôi đã cố. Cậu ấy nhét áo sơ mi của tôi qua song sắt. Tôi mặc nó vào trong lúc Roberto đứng lạnh lùng nhìn tôi, tay khoanh trước ngực. Mất một lúc để nhét chiếc quần vào được lồng sắt. Matt ngồi trên bậc cầu thang, vẻ hồ nghi. Tôi nghe tiếng cửa lại được mở một lần nữa. Là Roy mang cà phê và một ổ bánh mì ngọt. Cậu ấy nhét ống hút vào cốc rồi đặt nó lên sàn nhà cạnh ổ bánh mì. Tôi phải khó khăn lắm để rời mắt khỏi chúng và nhìn vào Roberto, người đang quay sang Roy và Kevin hỏi, “Các cậu để chúng tôi nói chuyện riêng với nhau nhé.”
“Dĩ nhiên rồi, tiến sĩ Calle.” Hai anh chàng bảo vệ đi lên cầu thang và bước ra khỏi cánh cửa dẫn tới tầng một. Chỉ còn tôi ở lại, đơn độc, bị mắc kẹt, và không có một lời giải thích thoả đáng, cho Roberto, người tôi kính trọng và người tôi không ngừng nói dối trong suốt thời gian qua. Chỉ còn cách nói ra sự thật, mà nghe còn khó tin hơn bất kì lời nói dối nào của tôi trước đây.
“Được rồi, Henry”, Roberto nói. “Bắt đầu đi.”
HENRY: Đó là một buổi sáng tháng Chín đẹp trời. Tôi hơi muộn giờ làm một chút vì Alba (con bé không chịu mặc quần áo) và vì tàu điện (nó không chịu đến) nhưng không quá muộn, ít nhất là theo tiêu chuẩn của tôi. Khi tôi đến bàn lễ tân, Roy không có mặt, thay vào đó là Marsha. Tôi nói, “Chào Marsha. Roy đâu rồi?” và cô ấy đáp, “Ồ, anh ấy đang có chút công chuyện.” Tôi nói, “Ồ”, rồi bước vào thang máy đi lên tầng bốn. Khi tôi tới Khu vực Sách đặc biệt, Isabelle nói, “Anh đến muộn”, và tôi đáp trả, “Không quá muộn.” Tôi vào văn phòng của mình và thấy Matt đang đứng cạnh cửa sổ, nhìn ra ngoài công viên.
“Chào Matt”, tôi nói, Matt giật nẩy mình.
“Henry!” Cậu ấy thốt lên, mặt trắng bệch. “Làm thế nào cậu thoát ra được khỏi lồng sắt?”
Tôi đặt ba lô xuống bàn và nhìn cậu ấy chằm chằm. “Lồng sắt?”
“Cậu... Tớ vừa từ đó về... cậu đang bị mắc kẹt trong lồng sắt. Roberto ở dưới đó với cậu... cậu bảo tớ lên đây đợi, nhưng cậu đã không nói đợi gì...”
“Ôi Chúa ơi.” Tôi ngồi xuống bàn. “Ôi Chúa ơi.” Matt ngồi xuống ghế của tôi và ngẩng đầu lên nhìn tôi. “Hãy nghe tớ giải thích...” tôi bắt đầu giải trình.
“Cậu có thể giải thích sao?”
“Dĩ nhiên rồi.” Tôi suy nghĩ. “Tớ... chuyện là... ôi, chết tiệt.”
“Là chuyện gì đó rất kì cục phải không Henry?”
“Phải. Đúng vậy.” Chúng tôi nhìn nhau chằm chằm. “Nghe này, Matt, hãy xuống dưới đó xem chuyện gì đang diễn ra, tớ sẽ giải thích cho cậu và Roberto cùng một lượt, được chứ?”
“Được rồi.” Chúng tôi đứng dậy và đi xuống tầng dưới.
Trong lúc chúng tôi đi qua dãy hành lang phía đông, tôi nhìn thấy Roy đang lởn vởn gần lối vào cầu thang. Cậu ấy đơ người khi nhìn thấy tôi, và ngay khi cậu ấy chuẩn bị hỏi điều hiển nhiên sẽ hỏi thì Catherine nói, “Chào mọi người, khoẻ chứ?” Cô ấy đi qua chúng tôi và cố gắng mở cửa cầu thang. “Roy, tại sao không mở được cửa?”
“Cô Mead”, Roy liếc nhìn tôi, “chúng tôi đang gặp vấn đề với...”
“Không sao đâu Roy”, tôi nói. “Đi nào, Catherine. Roy, cậu không phiền đứng trên này chứ?” Cậu ấy gật đầu và để chúng tôi đi vào cầu thang.
Ngay khi bước vào, tôi nghe tiếng Roberto đang nói, “Tôi không muốn ngồi đây nghe cậu kể chuyện giả tưởng. Nếu tôi muốn đọc khoa học giả tưởng, tôi sẽ hỏi mượn Amelia.” Ông ấy đang ngồi dưới chân cầu thang. Khi chúng tôi bắt đầu đi xuống, ông ấy quay người lại.
“Chào Roberto”, tôi nói khẽ. Catherine thốt lên, “Ôi Chúa ơi! Ôi Chúa ơi!” Roberto đứng vội dậy và mất thăng bằng. Matt chạy tới đỡ ông ấy. Tôi nhìn vào trong lồng sắt và thấy tôi. Tôi đang ngồi trên sàn, mặc áo sơ mi trắng và quần kaki của tôi, đang co gối trước ngực, dễ nhận thấy tôi đang rét run và đói lả. Có một cốc cà phê đặt bên ngoài lồng sắt. Roberto, Matt và Catherine im lặng nhìn chúng tôi.
“Cậu đến từ thời điểm nào?” tôi hỏi.
“Tháng Tám, 2006.” Tôi cầm cốc cà phê lên, giữ ngang cằm, đút ống hút qua khe hở của lồng sắt. Cậu ấy hút tì tì. “Cậu muốn ăn bánh mì không?” Có. Tôi bẻ nó ra thành ba mảnh và đẩy vào lồng. Tôi có cảm giác như mình đang ở trong sở thú. “Cậu bị thương rồi”, tôi nói. “Tớ đập đầu vào thứ gì đó”, cậu ấy nói. “Cậu sẽ ở đây thêm bao lâu nữa?”
“Khoảng nửa tiếng.” Cậu ấy chỉ tay về phía Roberto. “Rắc rối đây.”
“Chuyện gì đang diễn ra vậy?” Catherine hỏi.
Tôi hội ý với tôi. “Cậu muốn giải thích chứ?”
“Tớ mệt rồi. Cậu làm đi.”
Nên tôi giải thích. Tôi giải thích rằng mình là người du hành thời gian, giải thích cách thức và khía cạnh di truyền của nó. Tôi giải thích rằng tất cả chỉ là một loại bệnh nào đó và tôi không thể điều khiển nó. Tôi giải thích về Kendrick, về cách mà tôi và Clare đã gặp nhau. Tôi giải thích về các mối tương quan, về cơ học lượng tử và tốc độ ánh sáng. Tôi giải thích về cảm giác sống ngoài dòng thời gian, về những lần nói dối, những lần trộm cắp và về nỗi sợ hãi. Tôi giải thích về sự cố gắng để có được một cuộc sống bình thường. “Và một phần của một cuộc sống bình thường là một công việc bình thường”, tôi kết luận.
“Tôi sẽ không gọi đây là một công việc bình thường”, Catherine nói.
“Tôi sẽ không gọi đây là một cuộc sống bình thường”, tôi đang ngồi trong lồng nói.
Tôi nhìn vào Roberto, người đang ngồi trên những bậc thang, tựa đầu vào tường. Ông ấy có vẻ mệt lử và đăm chiêu. “Vậy”, tôi hỏi, “ông sẽ sa thải tôi chứ?”
Roberto thở dài, “Không. Không, Henry ạ. Tôi sẽ không sa thải cậu.” Ông ấy cẩn thận đứng dậy, và phủi vai áo phía sau. “Nhưng tôi không hiểu tại sao cậu không giải thích cho tôi sớm hơn.”
“Ông sẽ không tin tôi”, tôi nói. “Mới đây ông đã không tin tôi, cho đến khi ông nhìn thấy tôi khác xuất hiện.”
“Phải...” Roberto nói, nhưng lời tiếp theo của ông ấy đã bị nuốt chửng trong tiếng rít kì cục ré lên mà đôi lúc vẫn xuất hiện mỗi khi tôi đến và đi. Tôi quay người lại để nhìn thấy đống quần áo đang nằm trên sàn nhà trong lồng sắt. Trưa nay tôi sẽ quay lại đây để khều chúng bằng cây móc quần áo. Tôi quay trở lại với Matt, Roberto và Catherine. Họ đang sững sờ.
“Chúa ơi,” Catherine nói. “Như thể chúng ta đang làm việc cùng Clark Kent vậy.”
“Tôi cảm thấy mình như Jimmy Olsen”, Matt nói.
“Điều đó có nghĩa cô là Lois Lane”, Roberto chọc Catherine.
“Không, không. Clare mới là Lois Lane”, cô ấy đáp.
Matt nói, “Nhưng Lois Lane hoàn toàn mù tịt về mối quan hệ Clark Kent/Superman, ngược lại với Clare.”
“Không có Clare, chắc tôi đã từ bỏ từ lâu rồi”, tôi nói, “Tôi đã không hiểu tại sao Clark Kent tìm đủ mọi cách để giữ bí mật với Lois Lane.”
“Như vậy chuyện mới thú vị hơn.” Matt nói.
“Thật sao? Tôi không chắc về điều đó.” Tôi đáp.
Thứ Sáu 07/07/2006 (Henry 43)
HENRY: Tôi đang ngồi trong văn phòng của Kendrick và lắng nghe ông ấy giải thích tại sao việc điều trị không có hiệu quả. Bên ngoài, thời tiết đang oi bức, cái nóng đan lên người lớp áo ẩm ướt mồ hôi. Trong phòng, điều hoà để lạnh khiến tôi sởn gai ốc. Chúng tôi đang ngồi đối diện nhau trên những chiếc ghế chúng tôi vẫn hay ngồi. Trên bàn là chiếc gạt tàn đầy. Kendrick không ngừng châm thuốc mới ngay khi điếu cũ vừa tàn. Đèn trong phòng không được bật, không khí nặng nề với cái lạnh và khói thuốc. Tôi muốn uống một li rượu. Tôi muốn la hét. Tôi muốn Kendrick ngừng nói để tôi có thể hỏi ông ấy. Tôi muốn đứng dậy và ra ngoài. Nhưng thay vào đó, tôi ngồi im lắng nghe.
Khi Kendrick ngừng nói, những âm thanh vọng lại xa xăm trong toà nhà bỗng trở nên mãnh liệt.
“Henry? Cậu nghe tôi nói chứ?”
Tôi ngồi bật dậy và nhìn ông ấy như một cậu học sinh vừa bị phát hiện đang mơ màng trong lớp. “Ơ, không.”
“Tôi đã hỏi cậu có hiểu những gì tôi đang nói, lí do tại sao việc điều trị không có hiệu quả, không?”
“À có.” Tôi cố gắng lấy lại tâm trí. “Nó không hiệu quả vì hệ thống miễn dịch của tôi đã hoàn toàn rối loạn. Và vì tôi đã già. Vì có quá nhiều gen liên quan.”
“Phải.” Kendrick thở dài và dụi thuốc vào cái gạt tàn đầy ụ. Những làn khói túa ra trốn thoát rồi tan biến. “Tôi rất tiếc.” Ông ấy dựa lưng vào ghế, chắp đôi bàn tay hồng hào vào nhau và đặt trên đùi. Tôi nghĩ đến lần đầu tiên gặp ông ấy, trong căn phòng này tám năm trước. Lúc đó cả hai chúng tôi đều trẻ trung hơn và tự mãn hơn, chúng tôi đã tin vào sự hào phóng của di truyền học, đã sẵn sàng dùng khoa học để thách thức tự nhiên. Tôi nhớ đến lần cầm con chuột có khả năng đi xuyên thời gian của Kendrick trong tay, đến sự dâng trào của niềm hi vọng tôi đã cảm thấy khi đó. Tôi nghĩ đến cảm giác của Clare khi tôi bảo với cô ấy rằng việc điều trị không có hiệu quả. Mặc dù cô ấy chưa bao giờ nghĩ nó có hiệu quả.
Tôi lấy lại giọng. “Còn Alba thì sao?”
Kendrick vắt chân vào nhau và bồn chồn. “Sao là sao?”
“Nó sẽ có hiệu quả với con bé không?”
“Chúng ta sẽ không bao giờ biết chắc. Trừ khi Clare thay đổi ý định và để tôi tác động vào DNA của Alba. Và cả hai chúng ta đều biết rằng Clare không thích liệu pháp gen một chút nào. Cứ mỗi khi tôi tìm cách trao đổi với cô ấy về chuyện đó, cô ấy lại nhìn tôi như thể tôi là Josef Mengele.”
“Nhưng nếu ông có DNA của Alba, ông sẽ có thể tạo chuột thí nghiêm và tiến hành nghiên cứu để khi con bé đủ 18 tuổi, nó có thể tự mình quyết định có muốn hay không.”
“Phải.”
“Vậy ngay cả khi tôi đã vô phương cứu chữa, ít ra Alba cũng sẽ được giúp đỡ một ngày nào đó.”
“Phải.”
“Vậy thì được rồi.” Tôi đứng dậy và xoa hai tay vào nhau, phe phẩy chiếc áo sơ mi đang dính chặt vào người vì mồ hôi đã hoá lạnh. “Đó là điều chúng ta sẽ làm.”
Thứ Sáu, 14/06/2006 (Clare 35, Henry 43)
CLARE: Tôi đang làm giấy Gampi trong xưởng vẽ. Đó là loại giấy rất mỏng và trong suốt, bạn có thể nhìn xuyên qua nó. Tôi nhúng nguyên liệu vào hũ và lôi nó lên, cẩn thận lăn đống vữa dễ đứt cho đến khi nó được trải đều một cách hoàn hảo. Tôi đặt nó lên chiếc hũ chờ ráo nước. Tôi nghe có tiếng Alba đang cười, con bé chạy qua khu vườn, vừa đi vừa hét, “Mẹ! Xem bố mua cho con cái gì này!” Con bé chạy vụt qua cửa và lao về phía tôi, Henry bình thản theo sau. Tôi ngó xuống để xem thứ gì khiến con bé phấn khích đến vậy, và tôi nhìn thấy một đôi giầy hồng ngọc.
“Hệt như của Dorothy!” Alba nói đoạn thực hiện một điệu nhảy clacket. Con bé gõ gót chân vào nhau ba lần, nhưng nó không biến mất. Dĩ nhiên, con bé đang ở nhà. Tôi cười, Henry có vẻ hài lòng với chính mình.
“Anh đã ghé bưu điện chứ?”
Mặt anh ấy đổi sắc. “Khỉ thật. Anh quên mất. Xin lỗi, mai anh sẽ đi.” Alba đang xoay vòng quanh, Henry đưa tay ra ngăn con bé lại. “Đừng, Alba. Con sẽ bị chóng mặt đấy.”
“Con thích bị chóng mặt.”
“Đó không phải là ý hay.”
Alba đang mặc áo phông và quần sooc. Phía trên khuỷu tay con bé có dán một chiếc băng cá nhân. “Tay con bị sao vậy?” tôi hỏi con bé. Thay vì trả lời, con bé nhìn Henry, tôi cũng làm theo.
“Không có gì nghiêm trọng đâu,” anh ấy nói. “Con bé đã mút tay mình và để lại một vết hằn.”
“Vết hằn là gì ạ?” Alba hỏi Henry đang chuẩn bị giải thích cho con bé thì tôi nói, “Tại sao lại dán băng cá nhân lên vết hằn?”
“Anh không biết”, Henry nói. “Con bé muốn vậy.”
Tôi linh cảm có điều gì đó không ổn; giác quan thứ sáu của người mẹ. Tôi bước lại gần Alba. “Hãy xem nào.”
Con bé rụt tay lại, đưa tay còn lại lên ôm chặt. “Mẹ đừng tháo băng cá nhân ra, đau lắm.”
“Mẹ sẽ cẩn thận.” Tôi túm chặt lấy tay con bé. Nó rên rỉ, nhưng tôi đã kiên quyết. Tôi từ từ duỗi tay con bé, khẽ lột băng cá nhân. Có một vết chàm nhỏ màu đỏ ở giữa vết bầm màu tím. Alba nói, “Đau lắm mẹ ơi, đừng mà.” Tôi thả con bé ra. Nó dán băng cá nhân lại và nhìn tôi, chờ đợi.
“Alba, con hãy đi gọi điện cho Kimy và hỏi bà có muốn ghé qua dùng bữa tối không nhé.” Alba mỉm cười và chạy ùa ra khỏi xưởng vẽ. Sau một phút, cánh cửa sau của nhà chính đóng sầm lại, Henry đang ngồi trên bàn vẽ, xoay tới xoay lui chiếc ghế của tôi. Anh ấy nhìn tôi, đợi cho tôi nói gì đó.
“Em không thể tin anh dám làm như vậy”, cuối cùng tôi lên tiếng.
“Anh không còn lựa chọn nào khác”, Henry nói. Giọng anh ấy nhỏ lí nhí. “Con bé... anh không thể bỏ con bé ở lại mà không, ít nhất, giúp nó... anh muốn chuẩn bị cho con bé. Để Kendrick tìm hiểu nó, tìm hiểu con bé, phòng khi cần kíp.” Tôi đi về phía anh ấy, phát ra những tiếng cót két trong đôi ủng và tạp dề cao su. Tôi tựa vào cạnh bàn. Henry nghiêng đầu. Ánh sáng trùm lên khuôn mặt của anh ấy, khiến tôi có thể nhìn rõ các nếp nhăn trên trán, quanh khoé miệng và khoé mắt. Anh ấy đã sút cân thêm nữa. Cặp mắt của anh ấy to lồ lộ trên khuôn mặt. “Clare, anh đã không nói với con bé điều gì cả. Em có thể nói với nó khi... đến lúc.”
Tôi lắc đầu. Không. “Gọi cho Kendrick và bảo ông ấy dừng lại.”
“Không.”
“Vậy thì em sẽ gọi.”
“Clare, đừng...”
“Henry, anh có thể làm bất cứ điều gì anh muốn với cơ thể của mình, nhưng...”
“Clare!” Henry rít tên tôi qua hai hàm răng nghiến chặt.
“Sao?”
“Kết thúc rồi, được chứ? Anh đã kết thúc rồi. Kendrick nói ông ấy chẳng thể làm gì hơn.”
“Nhưng...” tôi ngừng lại để hấp thu những gì anh ấy vừa nói. “Nhưng vậy thì... chuyện gì sẽ xảy ra?”
Henry lắc đầu. “Anh không biết. Có lẽ điều chúng ta đã nghĩ sẽ xãy ra... sẽ xảy ra. Nhưng nếu đó là sự thật, thì... anh không thể bỏ Alba ở lại mà không làm gì để giúp con bé... Ôi, Clare, hãy để anh được làm việc này vì con bé! Nó có thể sẽ không hiệu quả, con bé có thể sẽ không bao giờ dùng đến nó... có thể con bé sẽ thích được du hành thời gian, có thể con bé sẽ chẳng bao giờ bị lạc, hay bị đói hay bị cưỡng hiếp, đánh đập. Nhưng sẽ thế nào nếu con bé không thích du hành thời gian? Sẽ thế nào nếu con bé muốn được làm một cô gái bình thường? Clare? Ôi, Clare, đừng khóc...” Nhưng tôi không thể ngừng, tôi đứng đó thổn thức trong chiếc tạp dề màu vàng của mình, và cuối cùng, Henry đứng dậy, quàng tay qua người tôi. “Chúng ta chẳng phải là những người được Chúa thương xót, Clare”, anh ấy nói khẽ. “Anh chỉ muốn đảm bảo an toàn cho con bé.” Tôi có thể cảm thấy xương sườn của anh ấy qua làn vải. “Em sẽ cho phép anh để lại cho con bé ít nhất là điều đó?” Tôi gật đầu, và Henry hôn lên trán tôi. “Cảm ơn em”, anh ấy nói, rồi tôi lại bắt đầu khóc.
Thứ Bảy, 27/10/1984 (Henry 43, Clare 13)
HENRY: Giờ thì tôi đã biết kết thúc của mình. Nó sẽ diễn ra như thế này: tôi sẽ ngồi trên đồng cỏ, trong một buổi sáng mùa thu. Trời sẽ âm u và lạnh lẽo. Và tôi sẽ mặc một chiếc áo choàng bằng len, đi ủng và găng tay. Đó sẽ là một ngày không nằm trong Danh Sách. Clare sẽ đang ngủ, trên chiếc giường ấm áp của cô ấy. Cô ấy đang mười ba tuổi.
Xa xa, một tiếng súng sẽ xé toạc không khí khô hanh và lạnh lẽo. Đang mùa săn nai rừng. Đâu đó ngoài kia, đàn ông trong những bộ áo màu cam sẽ ngồi đợi để được nổ súng. Rồi sau đó họ sẽ uống bia, ăn sandwich mà vợ họ đã chuẩn bị.
Gió sẽ nổi lên, sẽ băng qua vườn cây ăn quả, và cuốn những chiếc lá vàng vô dụng khỏi những ngọn cây. Cánh cửa sau của căn biệt thự Sáo Bắc Mỹ sẽ đóng sầm lại và hai bóng người tí hon trong bộ quần áo huỳnh quang màu vàng sẽ xuất hiện, mang theo khẩu súng trường. Họ sẽ đi về phía tôi, vào trong đống cỏ, Philip và Mark. Họ sẽ không nhìn thấy tôi vì tôi sẽ lẩn trong những ngọn cỏ cao, một vị trí tối tăm và im lìm giữa cánh đồng vàng và màu xanh chết chóc. Khi đến cách tôi khoảng hai mươi thước, Philip và Mark sẽ đi ra khỏi con đường mòn và tiến vào trong.
Họ sẽ dừng lại để nghe ngóng. Họ sẽ nghe thấy trước tôi: một tiếng lạo xạo, có thứ gì đó đang di chuyển trên những ngọn cỏ, thứ gì đó to lớn và lóng ngóng, một ánh chớp loé lên, chiếc đuôi chăng? Và nó sẽ tiến về phía tôi, về phía khoảng rừng thưa; Mark sẽ nâng khẩu súng trường của anh ấy lên, cẩn thận nạp đạn, rồi bóp cò, và:
Một tiếng súng vang lên, rồi một tiếng la hét, tiếng người. Rồi im lặng. Rồi: “Clare! Clare!” và lại im lặng.
Tôi sẽ ngồi yên trong thoáng chốc, không suy nghĩ, không cả thở. Philip sẽ chạy, và tôi sẽ chạy, Mark cũng sẽ chạy, và chúng tôi cùng tụ về một điểm:
Nhưng sẽ chẳng có gì. Chỉ có vệt máu loang ra trên mặt đất, lấp lánh và lênh láng. Những ngọn cỏ dập. Chúng tôi sẽ nhìn nhau chằm chằm mà chẳng nhận ra nhau, bên trên lớp đất trống trơn.
Trên giường, Clare sẽ nghe có tiếng thét. Cô ấy sẽ nghe thấy như có ai đó đang gọi tên mình, và sẽ ngồi dậy, tim cô ấy sẽ nện từng nhịp mạnh mẽ trong lồng ngực. Cô ấy sẽ chạy xuống nhà, ra ngoài cửa, vào đồng cỏ, trong bộ đầm ngủ của mình. Khi cô ấy nhìn thấy ba chúng tôi, cô ấy sẽ dừng lại, bối rối. Sau lưng bố và anh trai cô ấy, tôi sẽ đặt một ngón tay lên môi. Trong lúc Philip đi về phía cô ấy, tôi sẽ quay đi chỗ khác, sẽ đứng trong sự che chắn của vườn cây ăn quả và ngắm cô ấy run lẩy bẩy trong cái ôm của bố, trong lúc Mark đang đứng bên cạnh, nôn nóng và lúng túng, những sợi râu lởm chởm tuổi mười lăm của cậu ấy sẽ trùm lên chiếc cằm, và cậu ấy sẽ nhìn tôi, như thể đang cố nhớ ra tôi là ai.
Và Clare sẽ nhìn tôi, tôi sẽ vẫy tay với cô ấy, và cô ấy sẽ quay trở vào nhà cùng bố, cô ấy sẽ vẫy tay đáp lại, yếu ớt, chiếc đầm ngủ sẽ phất phơ trong gió như thể cô ấy là một thiên thần, và cô ấy sẽ trở nên nhỏ dần, nhỏ dần, và sẽ mất hút vào trong khoảng cách, sẽ biến mất trở vào trong nhà, còn tôi sẽ đứng bên cạnh vệt đất loang lổ máu nhỏ và tôi sẽ biết: đâu đó ngoài kia, tôi đang chết.
Tác giả :
Audrey Niffenegger