[Vô Hạn Lưu] Hồi Ký Của Kẻ Lưu Hành Thời Gian
Chương 33
Tôi đứng với lũ gia nhân khác dưới cầu thang dẫn lên căn phòng VIP của gia đình Hồ. Một nơi tối tăm, đầy mùi gỗ ướt chưa kịp khô sau trận mưa. Nó lạnh lẽo đến bất ngờ. Ánh sáng từ một khung cửa bé nhỏ tạo nên khung cảnh tranh tối tranh sáng.
Trái tim tôi không thở được. Nó đang suy nghĩ thay cho não. Về những điều nó có thể làm, thứ nó có thể nói. Nó cuối cùng cũng chấp nhận rằng nó là một kẻ đáng khinh bỉ. Rằng nó đã hành động theo con quái vật của sự hèn nhát bên trong.
Rồi nó tiếp tục khóc cho đến khi nước mắt của nó cạn và phải ngừng rên rỉ.
Não ngay lập tức bật dậy, kéo theo nỗi sợ hãi.
Tại sao tôi không thể tìm ra chị Lý Hồng sáng nay? Chị ấy có thể đi đâu cơ chứ? Tôi vốn nắm rõ lịch làm việc của chị ấy mà! Chẳng lẽ bà già trưởng tộc đã ra tay quá nhanh? Bà ta đã bắt chị ấy và giam vào bên dưới cái giếng đó rồi?
Tim nghẹn lại trước hình ảnh chị Lý Hồng ngồi bên dưới cái hố bằng đá đó. Mạng nhện, và những cái xương trắng rải rác quanh chân.
Chị ấy biến mất từ lúc nào? Tối qua? Sáng nay?
Những tiếng hò hét náo nhiệt ngoài kia như đến từ một thế giới khác. Cánh cửa gỗ đen nặng nề giam tôi lại bên trong đây với một nỗi giận dữ mới. Tôi tự hỏi làm thế nào mà những kẻ họ Hồ này lại có thể đối xử với chúng tôi như thế này? Họ có quyền gì? Chúng tôi tuy đã bị bán cho họ nhưng chúng tôi vẫn là người. Họ chỉ toàn những kẻ có trái tim chuột!
Tôi không thể chịu đựng được cái trò mua bán người ngu ngốc. Nó khiến tôi muốn nôn mửa. Một thứ như vậy tồn tại đến tận tới giai đọan này của lịch sử. Được mặc nhiên công nhận giữa những con người có học vấn, giữa những kẻ được học thứ triết lí về đạo quân tử. Và cả những người là nạn nhân, những người đó cũng không biết đứng lên và nói rằng: tôi là người và tôi phải được đối xử như một con người ư?
Cơn giận tới khiến tôi chóang váng. Nó cộng dồn với nỗi hối hận và sự sợ hãi bên trong tạo nên một thứ thuốc kích thích mới. Tôi phải thoát khỏi nơi này. Tôi phải chạy đi.
Nhỏ Có Cánh húych tay tôi.
“ Lau mắt đi. Họ xuống kìa! “
Tôi làm theo, cúi đầu xuống thấp. Theo đúng hàng ngũ, những kẻ VIP đi xuống. Tiếng giày trên mặt gỗ cứng đồng nhất như một đội quân. Tôi chỉ muốn nhảy lên bà già nhăn nheo bẩn thỉu kia và hét hỏi mụ ta đã làm gì với chị ấy. Thậm chí ý nghĩ đó còn khiến tôi run lên.
Nhưng bà già vẫn điềm nhiên đi qua. Lũ con cao lêu nghêu tháp tùng. Tôi chỉ biết đứng im.
Tại sao mụ ta lại im lặng và thản nhiên như thế này? Tại sao mụ ta không ra lệnh, không nói gì cả? Mụ ta thích trừng phạt người khác lắm mà? Chị ấy đâu rồi? Mụ ta phải nói gì chứ?! Tôi nghiến răng, nhìn chẳm chằm xuống đôi chân mình.
Bọn chúng hôm nay sẽ đi ăn bên ngòai. Trời mát mẻ và mây nhè nhẹ trong khi hôm qua nắng như chưa từng được nắng. Lão Lê Đặng đã đặt chỗ ở một nhà hàng quái quỉ nào đó mà lão không ngừng kể lể. Tôi không quan tâm. Ăn ngon thì cũng chẳng tới lượt tôi.
Trên đường đi, âm thanh bên đường của cuộc sống thường nhật biến thành tiếng ồn đáng ghét. Tất cả trở nên đáng ghét. Vì những con người này, từ thằng bé đang vòi quà mẹ, tên say rượu cười vang góc phố, những kẻ quần là áo lượt đi dạo chơi, mụ chủ tiệm vải đang cúi chào khách…tất cả chúng đang sống một cách ngu ngốc, vô tâm. Chúng không bao giờ nghĩ tới tôi, tới chị Lý Hồng, tới những người như chúng tôi. Tôi chỉ muốn bước ra khỏi cái đòan tháp tùng này. Tát vào mặt tên đang kể lể về “ món thịt quay ngon nhất Loa Cổ “ và nói cho hắn biết rằng, tất cả chúng nó là lũ độc ác. Độc ác. Và tàn nhẫn.
Nhưng tôi lại đang cúi xuống, màu đỏ thắm của từng viên gạch lát đường nhòe đi. Tôi cũng không biết từ lúc nào tôi đã dừng lại, đứng một góc với Có Cánh trong căn phòng rộng nhất và cao nhất của tòa tháp này. Hình như đây là cái nhà hàng mà tên Lê Đặng kia đã nói tới. Lại là một nơi cao hơn hết thảy. Lũ nhà Hồ không bao giờ có thể đứng ngang hàng với những kẻ thấp kém. Và lũ gia nhân bị bán cho chúng lại càng thấp hơn.
Tôi ngửi thấy mùi của rượu, thịt quay với hành lá. Ai đó đang chơi đàn. Tiếng đàn nói về một ngày xuân trong lành, một nơi nào đó trong thơ ca hay nói tới. Cũng hay. Người đánh đàn có tài đó. Nhưng có lẽ người viết thơ và cả kẻ phổ nhạc đều bỏ qua một điểm nhỏ. Họ ‘quên’ rằng để có được cảnh đẹp và rượu ngon, sẽ có những người phải làm ra những thứ đó. Những con người bé nhỏ ít khi có mặt trong những cảnh đẹp như vườn tiên. Họ sẽ biến mất, trong tâm trí của tất cả, sau khi những kẻ có tiền có quyền đã không thể lợi dụng họ được nữa.
À đúng rồi, nơi này tên là Vườn Tiên. Nhưng nó chỉ là vườn tiên với những người được hưởng nó thôi.
Nhỏ Có Cánh lại húych tôi lần nữa. Tai tôi bỗng hoạt động trở lại.
“ Quay về phòng nghỉ của đấu thủ bên trong võ trường. Phòng thứ hai bên phải, chắc nó nằm trên giường thôi. “
Hồ Tử Duy đang nói với tôi thì phải. Tôi gật đầu theo bản năng. Anh ta đã quên mất kiếm của mình tại phòng nghỉ của đấu thủ. Cây kiếm hiếm có nào đó mà anh ta tìm thấy khi đi du ngoạn, không phải là cây mà anh ta đang dùng. Tôi gật đầu lần thứ hai rồi bước chân ra đi, thụt lùi theo cách các người hầu phải làm.
Não chỉ còn họat động ở bề mặt. Tim đập đều đặn trở lại. Có lẽ vì sau khi suy nghĩ quá nhiều mà không thể làm được gì, tôi buộc phải ngừng suy nghĩ và cảm nhận mọi thứ.
Cảnh vật đường phố lại lướt qua. Chiều tối rồi, khung cảnh vắng hẳn đi. Chỉ còn mấy tên say xỉn và vài bà bán kẹo trên đường nán lại bán nốt thúng kẹo. Tôi chạy nhanh, gia đình Hồ không thích những kẻ chậm trễ.
Một ý nghĩ mới bùng nổ. Tôi đang chạy mà không có ai dám sát. Có thể… có thể tôi nên chạy luôn, chạy thẳng đi. Không quay đầu lại. Họ còn đang chè chén. Tôi.. tôi sẽ biến mất trước khi họ tìm ra tôi. Tôi sẽ lẩn đi. Tôi sẽ tìm đường quay trở lại nhà mình. Ngôi nhà lười biếng trong ánh sáng chiều bụi.
Chân ngừng lại trước ngã ba đường, tim lại đập mạnh. Bên trái dẫn tới bến tàu nhỏ. Một nơi mà mùi tanh của nó khiến tôi phải nhăn mũi cho dù còn chưa tới gần nó nửa bước. Ở đó sẽ có những con tàu. Tôi có thể tìm cách chuồn lên một cái. Và biến mất. Đúng rồi, tôi sẽ không nhìn lại, tôi sẽ về nhà.
Tôi thực sự đã quay người, mặt nhìn về phía con đường đó. Gạch đỏ của khu trung tâm kết thúc chỉ sau một bước chân nữa. Vùng ngoại ô đường đất và những gian nhà nhỏ bé chồng lên nhau nhìn tôi chẳm chằm. Chúng như đang hát một bài ca về sự tự do khó cưỡng nổi.
Nhưng tôi quay đi, chạy về phía con đường đối diện. Tôi không thể bỏ đi; tôi không thể bỏ chị ấy lại lần nữa. Tôi đã đủ hèn nhát trong một ngày rồi.
Hai người gác cửa nhận ra bộ phục trang người hầu của gia đình Hồ. Họ chỉ nghe qua loa lí do của tôi, không tỏ vẻ khó khăn mấy. Trên tấm phản sơ sài là vài bát cơm trống rỗng, tên bụng phệ ngáp một cái rõ to, phe phẩy tay đuổi mấy con ruồi. Như tôi, họ cũng nhận ra đấu trường giờ hoàn toàn trống rỗng. Chẳng còn gì để lấy.
Người có cái mũi khoằm đẩy cái cửa nặng trịch cho tôi vào:
“ Nhanh lên, tụi tao còn phải nghỉ nữa. “
Tôi gật, đâm đầu vào bên trong.
Nhìn toàn bộ võ trường lúc này khiến tôi ngừng suy nghĩ về đống cảm xúc của mình trong giây lát. Những hàng ghế dài im ắng như chính chúng cũng đã đi ngủ. Cờ xí của từng môn phái đã bị ngắt đi. Những bức tường đá đan với gỗ cũng ngừng dội lại tiếng vang của hàng nghìn người. Tuy nhiên, trong không gian này, tưởng như gió vẫn đang mang âm thanh của ngày hội lớn đập vào từng ngõ ngách. Đâu đó tiếng huýt sáo, tiếng đấu láo, tiếng võ khí vẫn còn vang vọng.
Dãy đèn lồng treo cao chỉ lối tôi đi.
Trước cánh cửa đen to lớn dẫn tới khu của đấu thủ là một già đang móm mém ăn bát cháo. Ông ta bắt tôi phải giải trình lí do từ đầu tới cuối trước khi cho phép tôi đi vào. Rồi sau đó cái cửa lại nặng hơn tôi tưởng rất nhiều. Chỉ mới he hé đủ để đưa thân vào thôi mà đã bở cả hơi tai. Ông gia kia lại cười như chưa từng thấy chuyện gì hài hước hơn nữa chứ! Tôi không quan tâm, tôi không quan tâm. Tôi còn việc để làm.
Chẳng có gì bất ngờ khi trước mặt tôi là một cái sân tập. Đất nện, ở giữa là một hàng các loại binh khí. Một nửa chưa được chạm tới. Bốn góc là cái mô hình để tập quyền cước gì đó. Tôi cũng không biết nữa. Hai bên sân là hai dãy phòng nhỏ, làm từ gỗ màu sáng, cho những người tham gia Đại Hội để đồ của họ lại trước khi ra bên ngoài. Nhưng giờ chỉ có những vết hằn trên thềm gỗ là chứng tỏ từng có vật nặng đặt lên trên. Cái phòng cuối cùng bên trái đã mất mái không rõ lí do.
“ Phòng thứ hai bên phải. “ _ tôi nhẩm lại lời đứa cháu Hồ gia nói.
Cửa căn phòng cũng không khóa. Tôi mở ra, nhìn quanh phòng tìm cây kiếm kia. Phòng cũng nhỏ thôi, đi chừng bảy bước là hết chiều dài và chiều rộng. Một cái nệm nghỉ, nơi treo quần áo, một cái khum đựng nước, hai hàng cửa sổ nhỏ ở cao cho ánh sáng vào trong.
Không có gì đặc biệt.
Chỉ trừ cây kiếm cắm trên tảng đá đặt giữa phòng.
Tôi nghĩ bản thân mình đã quên mất cách hít thở.
Nó thật là to lớn! Cây kiếm kia có lẽ dài bằng cả tay tôi, thậm chí hơn. Những vết đỏ nhìn từ đây không giống như được chạm khắc. Mà tựa như những giọt mưa đỏ loét đã rơi đúng theo khuôn mẫu, lỗ chỗ mà ma mị, viết vào trên tảng đá một bí mật không lời giải. Trong ánh sáng mập mờ của ánh trăng, nó như đang trả lời bản thân mình.
Sự im lặng trong không khí thật là lạ. Tôi đang ở đây. Cây kiếm kia đang ở đây. Đáng lẽ phải có điều gì đó chứng tỏ tôi đang mơ chứ nhỉ?
Không có gì xảy ra trong hai phút tiếp theo. Và tôi chỉ biết đứng nhìn chằm chằm vào cây kiếm. Mọi suy nghĩ khác bị cuốn khỏi não. Rồi tôi tiến lại gần nó. Từng bước một.
Nhìn lại sau này, có lẽ điều tôi sắp làm đứng thứ năm trong danh sách “ Những Điều Ngu Nhất Tôi Làm Trong Đời “.
Đáng lẽ phải dùng cái não của mình mà nhận ra rằng tự dưng thanh kiếm kia xuất hiện giữa đường giữa chợ thế này không thể là bình thường. Tôi phải đủ lớn để hiểu rằng nó là một cái bẫy.
Nhưng tôi đã đặt lên cái cán kiếm và thử kéo thanh sắt đó ra. Tôi thấy khá là khùng. Nhưng cũng giống như khi đi du lịch thì phải chụp hình. Khi bố mẹ gọi đi ăn vẫn cố chơi nốt một ván game. Khi tập thể dục về nhà xem mình ngay lập tức có sáu múi hay chưa. Tôi không nghĩ nhiều. Tôi chỉ làm thôi.
Cũng khá vui. Tôi cứ như là đang trong phim vậy. Kiếm thần đằng khác, chỉ sờ vào thôi đã thấy nó khác biệt, giống như có chút điện đang đi qua người. Hơi run một tí. Rồi tôi kéo thanh kiếm ra khỏi tảng đá.
Có tiếng gì đó. Như ai đó đang nói trong một ngôn ngữ tôi không thể hiểu khi cây kiếm rơi ra ngoài. Tôi thậm chí không cái sức để giữ nó trong tay.
Nó ngã xuống nền gỗ. Một tiếng leng keng đùng đục.
Đến lúc này tôi mới ngừng thở thực sự.
Trái tim tôi không thở được. Nó đang suy nghĩ thay cho não. Về những điều nó có thể làm, thứ nó có thể nói. Nó cuối cùng cũng chấp nhận rằng nó là một kẻ đáng khinh bỉ. Rằng nó đã hành động theo con quái vật của sự hèn nhát bên trong.
Rồi nó tiếp tục khóc cho đến khi nước mắt của nó cạn và phải ngừng rên rỉ.
Não ngay lập tức bật dậy, kéo theo nỗi sợ hãi.
Tại sao tôi không thể tìm ra chị Lý Hồng sáng nay? Chị ấy có thể đi đâu cơ chứ? Tôi vốn nắm rõ lịch làm việc của chị ấy mà! Chẳng lẽ bà già trưởng tộc đã ra tay quá nhanh? Bà ta đã bắt chị ấy và giam vào bên dưới cái giếng đó rồi?
Tim nghẹn lại trước hình ảnh chị Lý Hồng ngồi bên dưới cái hố bằng đá đó. Mạng nhện, và những cái xương trắng rải rác quanh chân.
Chị ấy biến mất từ lúc nào? Tối qua? Sáng nay?
Những tiếng hò hét náo nhiệt ngoài kia như đến từ một thế giới khác. Cánh cửa gỗ đen nặng nề giam tôi lại bên trong đây với một nỗi giận dữ mới. Tôi tự hỏi làm thế nào mà những kẻ họ Hồ này lại có thể đối xử với chúng tôi như thế này? Họ có quyền gì? Chúng tôi tuy đã bị bán cho họ nhưng chúng tôi vẫn là người. Họ chỉ toàn những kẻ có trái tim chuột!
Tôi không thể chịu đựng được cái trò mua bán người ngu ngốc. Nó khiến tôi muốn nôn mửa. Một thứ như vậy tồn tại đến tận tới giai đọan này của lịch sử. Được mặc nhiên công nhận giữa những con người có học vấn, giữa những kẻ được học thứ triết lí về đạo quân tử. Và cả những người là nạn nhân, những người đó cũng không biết đứng lên và nói rằng: tôi là người và tôi phải được đối xử như một con người ư?
Cơn giận tới khiến tôi chóang váng. Nó cộng dồn với nỗi hối hận và sự sợ hãi bên trong tạo nên một thứ thuốc kích thích mới. Tôi phải thoát khỏi nơi này. Tôi phải chạy đi.
Nhỏ Có Cánh húych tay tôi.
“ Lau mắt đi. Họ xuống kìa! “
Tôi làm theo, cúi đầu xuống thấp. Theo đúng hàng ngũ, những kẻ VIP đi xuống. Tiếng giày trên mặt gỗ cứng đồng nhất như một đội quân. Tôi chỉ muốn nhảy lên bà già nhăn nheo bẩn thỉu kia và hét hỏi mụ ta đã làm gì với chị ấy. Thậm chí ý nghĩ đó còn khiến tôi run lên.
Nhưng bà già vẫn điềm nhiên đi qua. Lũ con cao lêu nghêu tháp tùng. Tôi chỉ biết đứng im.
Tại sao mụ ta lại im lặng và thản nhiên như thế này? Tại sao mụ ta không ra lệnh, không nói gì cả? Mụ ta thích trừng phạt người khác lắm mà? Chị ấy đâu rồi? Mụ ta phải nói gì chứ?! Tôi nghiến răng, nhìn chẳm chằm xuống đôi chân mình.
Bọn chúng hôm nay sẽ đi ăn bên ngòai. Trời mát mẻ và mây nhè nhẹ trong khi hôm qua nắng như chưa từng được nắng. Lão Lê Đặng đã đặt chỗ ở một nhà hàng quái quỉ nào đó mà lão không ngừng kể lể. Tôi không quan tâm. Ăn ngon thì cũng chẳng tới lượt tôi.
Trên đường đi, âm thanh bên đường của cuộc sống thường nhật biến thành tiếng ồn đáng ghét. Tất cả trở nên đáng ghét. Vì những con người này, từ thằng bé đang vòi quà mẹ, tên say rượu cười vang góc phố, những kẻ quần là áo lượt đi dạo chơi, mụ chủ tiệm vải đang cúi chào khách…tất cả chúng đang sống một cách ngu ngốc, vô tâm. Chúng không bao giờ nghĩ tới tôi, tới chị Lý Hồng, tới những người như chúng tôi. Tôi chỉ muốn bước ra khỏi cái đòan tháp tùng này. Tát vào mặt tên đang kể lể về “ món thịt quay ngon nhất Loa Cổ “ và nói cho hắn biết rằng, tất cả chúng nó là lũ độc ác. Độc ác. Và tàn nhẫn.
Nhưng tôi lại đang cúi xuống, màu đỏ thắm của từng viên gạch lát đường nhòe đi. Tôi cũng không biết từ lúc nào tôi đã dừng lại, đứng một góc với Có Cánh trong căn phòng rộng nhất và cao nhất của tòa tháp này. Hình như đây là cái nhà hàng mà tên Lê Đặng kia đã nói tới. Lại là một nơi cao hơn hết thảy. Lũ nhà Hồ không bao giờ có thể đứng ngang hàng với những kẻ thấp kém. Và lũ gia nhân bị bán cho chúng lại càng thấp hơn.
Tôi ngửi thấy mùi của rượu, thịt quay với hành lá. Ai đó đang chơi đàn. Tiếng đàn nói về một ngày xuân trong lành, một nơi nào đó trong thơ ca hay nói tới. Cũng hay. Người đánh đàn có tài đó. Nhưng có lẽ người viết thơ và cả kẻ phổ nhạc đều bỏ qua một điểm nhỏ. Họ ‘quên’ rằng để có được cảnh đẹp và rượu ngon, sẽ có những người phải làm ra những thứ đó. Những con người bé nhỏ ít khi có mặt trong những cảnh đẹp như vườn tiên. Họ sẽ biến mất, trong tâm trí của tất cả, sau khi những kẻ có tiền có quyền đã không thể lợi dụng họ được nữa.
À đúng rồi, nơi này tên là Vườn Tiên. Nhưng nó chỉ là vườn tiên với những người được hưởng nó thôi.
Nhỏ Có Cánh lại húych tôi lần nữa. Tai tôi bỗng hoạt động trở lại.
“ Quay về phòng nghỉ của đấu thủ bên trong võ trường. Phòng thứ hai bên phải, chắc nó nằm trên giường thôi. “
Hồ Tử Duy đang nói với tôi thì phải. Tôi gật đầu theo bản năng. Anh ta đã quên mất kiếm của mình tại phòng nghỉ của đấu thủ. Cây kiếm hiếm có nào đó mà anh ta tìm thấy khi đi du ngoạn, không phải là cây mà anh ta đang dùng. Tôi gật đầu lần thứ hai rồi bước chân ra đi, thụt lùi theo cách các người hầu phải làm.
Não chỉ còn họat động ở bề mặt. Tim đập đều đặn trở lại. Có lẽ vì sau khi suy nghĩ quá nhiều mà không thể làm được gì, tôi buộc phải ngừng suy nghĩ và cảm nhận mọi thứ.
Cảnh vật đường phố lại lướt qua. Chiều tối rồi, khung cảnh vắng hẳn đi. Chỉ còn mấy tên say xỉn và vài bà bán kẹo trên đường nán lại bán nốt thúng kẹo. Tôi chạy nhanh, gia đình Hồ không thích những kẻ chậm trễ.
Một ý nghĩ mới bùng nổ. Tôi đang chạy mà không có ai dám sát. Có thể… có thể tôi nên chạy luôn, chạy thẳng đi. Không quay đầu lại. Họ còn đang chè chén. Tôi.. tôi sẽ biến mất trước khi họ tìm ra tôi. Tôi sẽ lẩn đi. Tôi sẽ tìm đường quay trở lại nhà mình. Ngôi nhà lười biếng trong ánh sáng chiều bụi.
Chân ngừng lại trước ngã ba đường, tim lại đập mạnh. Bên trái dẫn tới bến tàu nhỏ. Một nơi mà mùi tanh của nó khiến tôi phải nhăn mũi cho dù còn chưa tới gần nó nửa bước. Ở đó sẽ có những con tàu. Tôi có thể tìm cách chuồn lên một cái. Và biến mất. Đúng rồi, tôi sẽ không nhìn lại, tôi sẽ về nhà.
Tôi thực sự đã quay người, mặt nhìn về phía con đường đó. Gạch đỏ của khu trung tâm kết thúc chỉ sau một bước chân nữa. Vùng ngoại ô đường đất và những gian nhà nhỏ bé chồng lên nhau nhìn tôi chẳm chằm. Chúng như đang hát một bài ca về sự tự do khó cưỡng nổi.
Nhưng tôi quay đi, chạy về phía con đường đối diện. Tôi không thể bỏ đi; tôi không thể bỏ chị ấy lại lần nữa. Tôi đã đủ hèn nhát trong một ngày rồi.
Hai người gác cửa nhận ra bộ phục trang người hầu của gia đình Hồ. Họ chỉ nghe qua loa lí do của tôi, không tỏ vẻ khó khăn mấy. Trên tấm phản sơ sài là vài bát cơm trống rỗng, tên bụng phệ ngáp một cái rõ to, phe phẩy tay đuổi mấy con ruồi. Như tôi, họ cũng nhận ra đấu trường giờ hoàn toàn trống rỗng. Chẳng còn gì để lấy.
Người có cái mũi khoằm đẩy cái cửa nặng trịch cho tôi vào:
“ Nhanh lên, tụi tao còn phải nghỉ nữa. “
Tôi gật, đâm đầu vào bên trong.
Nhìn toàn bộ võ trường lúc này khiến tôi ngừng suy nghĩ về đống cảm xúc của mình trong giây lát. Những hàng ghế dài im ắng như chính chúng cũng đã đi ngủ. Cờ xí của từng môn phái đã bị ngắt đi. Những bức tường đá đan với gỗ cũng ngừng dội lại tiếng vang của hàng nghìn người. Tuy nhiên, trong không gian này, tưởng như gió vẫn đang mang âm thanh của ngày hội lớn đập vào từng ngõ ngách. Đâu đó tiếng huýt sáo, tiếng đấu láo, tiếng võ khí vẫn còn vang vọng.
Dãy đèn lồng treo cao chỉ lối tôi đi.
Trước cánh cửa đen to lớn dẫn tới khu của đấu thủ là một già đang móm mém ăn bát cháo. Ông ta bắt tôi phải giải trình lí do từ đầu tới cuối trước khi cho phép tôi đi vào. Rồi sau đó cái cửa lại nặng hơn tôi tưởng rất nhiều. Chỉ mới he hé đủ để đưa thân vào thôi mà đã bở cả hơi tai. Ông gia kia lại cười như chưa từng thấy chuyện gì hài hước hơn nữa chứ! Tôi không quan tâm, tôi không quan tâm. Tôi còn việc để làm.
Chẳng có gì bất ngờ khi trước mặt tôi là một cái sân tập. Đất nện, ở giữa là một hàng các loại binh khí. Một nửa chưa được chạm tới. Bốn góc là cái mô hình để tập quyền cước gì đó. Tôi cũng không biết nữa. Hai bên sân là hai dãy phòng nhỏ, làm từ gỗ màu sáng, cho những người tham gia Đại Hội để đồ của họ lại trước khi ra bên ngoài. Nhưng giờ chỉ có những vết hằn trên thềm gỗ là chứng tỏ từng có vật nặng đặt lên trên. Cái phòng cuối cùng bên trái đã mất mái không rõ lí do.
“ Phòng thứ hai bên phải. “ _ tôi nhẩm lại lời đứa cháu Hồ gia nói.
Cửa căn phòng cũng không khóa. Tôi mở ra, nhìn quanh phòng tìm cây kiếm kia. Phòng cũng nhỏ thôi, đi chừng bảy bước là hết chiều dài và chiều rộng. Một cái nệm nghỉ, nơi treo quần áo, một cái khum đựng nước, hai hàng cửa sổ nhỏ ở cao cho ánh sáng vào trong.
Không có gì đặc biệt.
Chỉ trừ cây kiếm cắm trên tảng đá đặt giữa phòng.
Tôi nghĩ bản thân mình đã quên mất cách hít thở.
Nó thật là to lớn! Cây kiếm kia có lẽ dài bằng cả tay tôi, thậm chí hơn. Những vết đỏ nhìn từ đây không giống như được chạm khắc. Mà tựa như những giọt mưa đỏ loét đã rơi đúng theo khuôn mẫu, lỗ chỗ mà ma mị, viết vào trên tảng đá một bí mật không lời giải. Trong ánh sáng mập mờ của ánh trăng, nó như đang trả lời bản thân mình.
Sự im lặng trong không khí thật là lạ. Tôi đang ở đây. Cây kiếm kia đang ở đây. Đáng lẽ phải có điều gì đó chứng tỏ tôi đang mơ chứ nhỉ?
Không có gì xảy ra trong hai phút tiếp theo. Và tôi chỉ biết đứng nhìn chằm chằm vào cây kiếm. Mọi suy nghĩ khác bị cuốn khỏi não. Rồi tôi tiến lại gần nó. Từng bước một.
Nhìn lại sau này, có lẽ điều tôi sắp làm đứng thứ năm trong danh sách “ Những Điều Ngu Nhất Tôi Làm Trong Đời “.
Đáng lẽ phải dùng cái não của mình mà nhận ra rằng tự dưng thanh kiếm kia xuất hiện giữa đường giữa chợ thế này không thể là bình thường. Tôi phải đủ lớn để hiểu rằng nó là một cái bẫy.
Nhưng tôi đã đặt lên cái cán kiếm và thử kéo thanh sắt đó ra. Tôi thấy khá là khùng. Nhưng cũng giống như khi đi du lịch thì phải chụp hình. Khi bố mẹ gọi đi ăn vẫn cố chơi nốt một ván game. Khi tập thể dục về nhà xem mình ngay lập tức có sáu múi hay chưa. Tôi không nghĩ nhiều. Tôi chỉ làm thôi.
Cũng khá vui. Tôi cứ như là đang trong phim vậy. Kiếm thần đằng khác, chỉ sờ vào thôi đã thấy nó khác biệt, giống như có chút điện đang đi qua người. Hơi run một tí. Rồi tôi kéo thanh kiếm ra khỏi tảng đá.
Có tiếng gì đó. Như ai đó đang nói trong một ngôn ngữ tôi không thể hiểu khi cây kiếm rơi ra ngoài. Tôi thậm chí không cái sức để giữ nó trong tay.
Nó ngã xuống nền gỗ. Một tiếng leng keng đùng đục.
Đến lúc này tôi mới ngừng thở thực sự.
Tác giả :
Dreamy_Hunter