Vô Địch Gian Thương
Chương 22: Toan tính của Đỗ Bá Đào
P/s: Cảm tạ "phamlang" đã ủng hộ NP nhé!
Gần cuối tháng 12 âm lịch, trước nhu cầu to lớn về số lượng cá đặt mua, Cường để chú út hắn dùng một số tiền lớn thuê toàn bộ người dân trong làng, bất kể là ai có sức khỏe đều có thể tới hồ Bạch Hạc liên tục kéo cá bốn, năm ngày.
Lúc này, trong hồ chỉ còn hơn 20 ô chưa khai thác thế nhưng lượng cá lớn kéo lên cũng gần một trăm tấn, ba ba đạt 18 tấn cùng gần năm chục tấn tôm cua. Cá tạp được bán đi ngay cho các đầu mối, các loại thủy sản chính như cũ được phân vào các rương lưới nuôi thả chờ người mua tới nhận.
“Cường, chú thấy có lẽ từ mai chúng ta không nên nhận thêm đơn hàng nữa, lượng cá còn lại không còn nhiều”
Trên bàn cơm, Lâm đặt đũa xuống nhìn Cường đề nghị. Bà Mai thấy cảnh này có chút tức cười, đời thuở nhà ai thằng chú muốn làm cái gì cũng phải xin phép thằng cháu bao giờ, thật là chuyện ngược đời.
Theo bà, cứ việc Lâm có thể làm được tới như hôm nay chính là nhờ có sự giúp sức không nhỏ của Cường thế nhưng hắn dù sao cũng là một người trưởng thành, có thể tự quyết định lấy mọi thứ đâu nhất thiết phải hỏi ý kiến một thằng nhãi vốn ham vui hơn ham làm như Cường đâu.
“Chú út, dưới hồ ắt hẳn vẫn còn cá. Hay là chúng ta lại quây vét thêm một lượt?”, Cường vừa đưa đũa gắp lên một miếng thịt kho tàu, vừa nhếch miệng nói.
“Thôi, có còn tồn dư thì cũng không nhiều. Chú nghĩ chúng ta nên để lại nguồn giống, không nên tận diệt”, Lâm ngẫm nghĩ giây lát rồi lắc đầu.
“Vậy được, dừng thì dừng. Dù sao lần này chúng ta kiếm vậy cũng là đầy đủ rồi”
Thấy chú út xem ra không có bị tiền tài làm biến đổi bản chất lương thiện, tới lúc này vẫn có khả năng ức chế lại lòng tham, Cường mỉm cười đồng thuận rồi tiếp tục gẩy cơm vào miệng.
“Bán hết cá rồi, chúng ta có thử thả cá bột không?”, đề tài của Lâm vẫn còn chưa dứt.
“Có chứ, đã diễn phải diễn cho tốt tránh cho chính quyền nghi ngờ. Có điều thả thì cứ thả, sau đó cứ để chúng phát triển tự nhiên, chúng ta không cần phải đầu tư quá nhiều, tránh một trận lũ đi qua thì quét sạch cả vốn liếng”
“Uhm... được rồi, nếu thế thì để mai chú lên trung tâm giống trên huyện đặt ít hàng”
“Vâng, chú chọn lấy vài loại cá ăn cỏ là được, không cần tìm giống khác”
“Được, chú biết rồi”
.........................................
Áp tết, chứng kiến người người xe xe tấp nập tới lều cá của Lâm nhận hàng, cuối cùng trong xã đã có người không nhịn được.
Cứ việc biết Lâm cầm trong tay hợp đồng thầu khoán thế nhưng một đám bị tiền chui vào mắt đau nhức đều bắt đầu hô hoán rằng Lâm lợi dụng quan hệ với chủ tịch xã là người cùng họ, chiếm lấy tài sản tập thể làm của riêng.
Cả đám theo đó đến văn phòng ủy ban xã náo loạn, muốn chính quyền lập tức thu hồi quyền bao khoán và tiền mà Lâm thu được sau đó phân phối đều lại cho bà con.
Đám đông ồn ào kéo theo rất nhiều người khác tò mò tụ tập tới khiến không khí có chút giống như một vụ biểu tình quy mô nhỏ. Chuyện như thế này là tối kỵ, Đỗ Bá Đào tất nhiên không thể tiếp tục làm ngơ, phải ra mặt trấn an đồng thời hứa sẽ nhanh chóng có câu trả lời thỏa đáng, đảm bảo được công bằng cho bà con trong xã.
Đỗ Bá Đào càng là sợ tin tức lọt vào tai lãnh đạo huyện, càng là không phải nói cho qua chuyện, ngay trong buổi chiều, ông ta liền đích thân dẫn theo một đoàn cán bộ xã tới tìm Lâm.
........................................
Ngày này thời tiết rất tốt, trời trong gió mát, cận tết mà gặp được thời tiết thế này quả là làm cho người ta cũng thư thái, Cường ngủ trưa dậy khá muộn, khi hắn ra tới lều cá, vốn cho rằng sẽ nhìn thấy cảnh người mua kẻ bán tấp nập như mọi khi thì ngược lại, bàn tiếp khách lúc này lại có rất nhiều vị quần áo chỉnh tề, sơ vin “củ lạc”, tay cắp theo cuốn sổ đang ngồi vây chú út hắn vào giữa.
Lâm gặp tình thế khó, đang cau mày, nhăn mặt chưa biết giải quyết thế nào, nhác thấy bóng Cường thì mừng như chết đuối vớ được cọc gọi lớn:
“Cường, vào đây chú bảo”
Cường biết là có chuyện theo đó cũng không nhiều lời bước tới chào hỏi mấy vị bên chính quyền sau đó liền ngồi xuống cạnh Lâm.
Đỗ Bá Đào xưa nay vốn nghĩ Cường là một thiếu niên nghịch ngợm, ưa bày trò theo đó liền nhìn Lâm lên tiếng:
“Chú gọi thằng nhóc này vào làm g? Nó ngồi đây không thích hợp!”
“Bác Đào, nói thật trong việc thuê thầu hồ Bạch Hạc, thằng Cường nó mới là người lên kế hoạch, em chỉ là người làm theo thôi. Việc này, bác cứ để nó nghe và cho ý kiến”, Lâm thấy vẻ mặt khó hiểu của Đỗ Bá Đào thì vội vàng giải thích.
“Thằng Cường lên kế hoạch? Lúc này, chú còn muốn đùa?”, Đỗ Bá Đào có chút nóng nảy.
“Khổ quá, em là nói nghiêm túc”
Cường ở bên thấy hai người lời qua tiếng lại về sự có mặt của mình thì chủ động lên tiếng:
“Bác Đào, hôm nay các bác tới đây hẳn là vì chuyện kiện tụng của mấy người trong xã đòi chia lại tiền bán cá đúng không?”
“Thằng này, này nghe ở đâu mà biết?”, Đỗ Bá Đào có chút kinh ngạc vì Cường còn chưa nghe đã nói ra được chủ đề chính của cuộc gặp.
“Ha ha, có gì đâu. Gần đây cháu nghe một số người nói ra nói vào. Cháu nghĩ nếu không phải chuyện này thì cuối năm bác bận bao nhiêu việc họp hành, đâu có thời gian mà xuống đây?”, Cường chậm rãi đáp lời.
“À...”, Đỗ Bá Đào nghe xong thì bắt đầu cảm thấy phải nhìn lại Cường với ánh mắt khác.
“Thế nào rồi ạ? Không phải các bác định thu hồi thật chứ?”, Cường đưa mắt nhìn qua một lượt đoàn cán bộ.
Mặc dù có chút không quen khi phải thảo luận với một thiếu niên thế nhưng biểu hiện nãy giờ của Cường đủ chứng minh hắn không phải một thiếu niên tầm thường, Đỗ Bá Đào đành trầm giọng nói:
“Sáng nay, một số người tụ tập bà con kéo tới trụ sở ủy ban làm rất gắt, nói nếu không làm ra ngô ra khoai vụ này thì sẽ kiện lên trên huyện. Vậy nên tôi mới phải tìm chú cháu hai người”
“Kiện! Chẳng phải chú Lâm có ký giao kèo với chính quyền rồi sao? Cháu nhớ rõ trong đó còn có điều khoản giao toàn quyền khai thác mặt nước lại cho chú Lâm kia mà?”
“Về mặt nguyên tắc thì không có gì sai chỉ là mấy người kia nói rằng chính quyền chỉ giao mặt nước để nuôi thả mới chứ không có giao cả quyền khai thác thủy sản có sẵn trước đó. Bọn họ nói đây là tài sản chung, cần phải thu hồi và chia đều cho bà con trong xã”, Đỗ Bá Đào kiên nhẫn giải thích.
“Hừ, ở đâu ra có cái lý luận như vậy. Chú cháu thuê thầu cũng đâu biết được dưới hồ có bao nhiêu cá, mấy người đó nói thế sao không đề nghị đánh bắt sạch trước khi giao thầu đi. Tới giờ thấy nhà cháu thu được lợi thì lại ý kiến này nọ”, Cường tỏ ra bực bội ra mặt.
“Chuyện này tôi nghĩ hai chú cháu nên cân nhắc, không nên làm phức tạp lên bởi nếu để bên trên can thiệp thì sẽ rất rắc rối đấy”, chủ nhiệm hợp tác xã Bùi Tiến Văn nghe xong liền lên tiếng dọa nạt.
Nhìn ánh mắt hấp háy của Bùi Tiến Văn, Cường đoán ra được tên này đang tính toán cái gì. Nếu được, hắn thật muốn đạp cho lão một phát, chỉ là Cường tất nhiên sẽ không làm vậy.
“Hừ, nhà cháu chẳng làm gì sai. Chẳng có gì phải sợ”, Cường tỏ ra kiên quyết.
“Cường, bác biết chú Lâm và cháu có lý thế nhưng thủy sản dưới hồ trước kia đúng là của tập thể chỉ là bà con không biết nên không khai thác được, họ lên tiếng đòi quyền lợi cũng là có cái lý của họ. Mọi người đều là bà con thân thuộc, làm căng thẳng thêm thì mất tình làng nghĩa xóm, chi bằng hai chú cháu được lộc thì cũng nên rút ra một phần chia lại cho bà con để bọn họ khỏi cảm thấy thiệt thòi”, phó chủ tịch Đinh Văn Quyết cất giọng khuyên nhủ.
“Không được. Làm vậy khác nào thừa nhận nhà cháu không đúng phải nhượng bộ bọn họ. Hơn nữa, được đằng chân lân đằng đầu, ai biết được sau này bọn họ còn đòi hỏi cái gì nữa hay không”, Cường tỏ ra khá nhạy bén, không bị dính vào sai lầm sơ đẳng.
Đỗ Bá Đào thấy Cường nói năng mạch lạc, phân tích thấu đáo, biết khó mà lung lạc được hắn chỉ là dù thế nào ông ta chắc chắn không thể để chú cháu Cường cầm hết số tiền kia đi được. Cân nhắc một hồi, ông ta lên tiếng:
“Nếu cháu lo ngại vấn đề đó thì bác có một đề xuất khác muốn đề nghị”
“Vâng, cháu nghe đây?”, Cường híp mắt đáp lời.
“Uhm... thấy con đường kia không?”, Đỗ Bá Đào chỉ tay về con đường làng thuần một màu cát vàng chạy nối với trục đường liên xã.
“Có chứ, nhưng sao đây bác?”, Cường có chút khó hiểu.
“Bác đề nghị các cháu bỏ tiền làm lại trục đường này cho dân”, Đỗ Bá Đào chậm rãi nói ra từng lời một.
“Làm đường!?”, Cường có chút không theo kịp tính toán của vị chủ tịch xã.
“Đúng vậy! Con đường này là trục giao thông chính của làng ta nối với tuyến đường liên xã. Bất quá nhiều năm nay nó hư hỏng nặng, ổ gà, ổ vịt chằng chịt rất khó đi lại. Trời nắng thì còn đỡ, chủ yếu là cát bụi thế nhưng trời mưa thì vô cùng nguy hiểm. Bác muốn các cháu bỏ tiền ủng hộ bà con san lấp đồng thời rải đá mạt gia cố mặt đường, thế nào?”
Cường nghe xong thật đúng là chỉ muốn quỳ bái Đỗ Bá Đào, thật đúng là không thể xem thường người làm trong chính quyền dù người đó còn ở một chức vị nhỏ.
Thủ đoạn này có thể nói là quá cao minh. Cường lấy lý do không muốn bị bắt lý để không chịu ra tiền thì ông ta liền chỉ cho hắn một cách tiêu tiền hiệu quả. Nếu chú cháu hắn thật đứng ra làm lại đường dưới hình thức ủng hộ thì không khác gì gián tiếp chia lại lợi ích thu được cho dân làng đồng thời lại còn thu tới tiếng thơm.
Bà con bấy lâu nay chịu khổ về con đường này thế nào, Cường là người địa phương không thể không biết. Sóc nảy ê ẩm mình mẩy là một chuyện, ngã xe xưng đầu mẻ trán, gãy tay, gãy chân vì vấp ổ gà, ổ vịt hoặc đường trơn trượt cũng là không thiếu, thậm chí đến chính bản thân hắn cũng từng vài lần là nạn nhân.
Chú cháu hắn làm lại đường, phúc lợi chắc chắn sẽ lớn hơn rất nhiều so với việc chi tiền ra chia chác mà lại còn tạo được danh tiếng đóng góp cho quê hương.
Ích lợi trong chuyện này với người dân là một chuyện, về phần chính quyền lại càng ở một khía cạnh khác. Cường biết Đỗ Bá Đào thân là chủ tịch xã, nếu có thể vận động xây sửa lại con đường trong xã thì uy tín sẽ lên rất cao, đây cũng là một chiến tích tiêu biểu để báo cáo lên trên. Nên nhớ, Đông Vệ, Đông Dư, Đông Tác... mấy xã xung quanh kinh tế khá giả hơn còn không có đường rải đá mà Đông Khánh vốn là một xã nghèo rớt mồng tơi lại có thể thì thành tích đó phải đáng ghi nhận cỡ nào.
Cường ngẫm nghĩ một hồi, hắn cũng cảm thấy khó mà nuốt trôi một mình cục tiền kia theo đó liền thận trọng lên tiếng:
“Bác Đào, con đường này dài bao nhiêu km ấy nhỉ?”
“Hơn 5 km”
“Vậy chi phí làm đường hết bao nhiêu?”
“Cái này phải căn cứ vào việc các cháu muốn rải đá, rải nhựa hay bê tông hóa”, Đỗ Bá Đào thấy Cường đã chịu thỏa hiệp thì thử tranh thủ gợi ý.
“Chi phí từng loại thế nào ạ?”, Cường cẩn thận thăm dò.
“Nếu chỉ san lấp rải đá mạt thì khoảng 8-9 triệu/km, nếu là đường nhựa thì khoảng 14-15 triệu/km còn nếu bê tông hóa thì 19-20 triệu đồng/km”, Đỗ Bá Đào đã từng nghiên cứu qua kế hoạch cải tạo đường nên lập tức nói ra những con số.
“Chà, vậy cũng nhiều tiền đây”
Thấy Cường vuốt vuốt cằm tính toán, Lâm thì ngồi im không có ý kiến gì, Đỗ Bá Đào cũng đành kiên nhẫn chờ đợi.
Sau một lúc, Cường ngẩng đầu cắn răng nói:
“Đã làm thì làm cho ra tấm ra món, tránh ba bữa hỏng bà con lại chửi cho. Cháu nghĩ sẽ bê tông hóa tuyến đường làng mình”
Đỗ Bá Đào không nghĩ thằng oắt con có tiếng phá phách trước mặt vậy mà lại có đảm lược và tấm lòng lớn như vậy, ông ta cố gắng áp chế cơn cuồng hỉ trong lòng lên tiếng xác nhận:
“Cường, cháu nói thật chứ?”
“Đó là ý kiến của cháu, tất nhiên còn cần chú Lâm đồng ý”, Cường nhếch miệng đáp.
“Lâm, ý chú thế nào?”, Đỗ Bá Đào vội vàng hướng về phía Lâm.
“Cường nó nói vậy cũng hợp lý, cháu đồng ý”, Lâm gật đầu.
“Rầm... Tốt, tốt quá rồi!”, tới đây thì Đỗ Bá Đào không giấu được vẻ vui mừng vỗ mạnh bàn.
“Bác Đào, làm như thế này chắc là sẽ không còn ai kiện cáo gì nữa chứ?”, Cường thấy biểu hiện phấn khởi của vị chủ tịch xã thì không quên nhắc nhở ông ta.
“Hừ, kiện, kiện cái củ khoai. Nếu sau này còn có bất kỳ ai không biết điều gây sự tôi sẽ là người đầu tiên ra mặt trừng trị”
Nghe Đỗ Bá Đào lớn giọng hứa hẹn, mấy vị cán bộ đi theo cũng chỉ còn biết cười khổ. Một cơ hội tạo thành tích quá lớn như vậy rơi vào tay, dù là bất cứ ai cũng khó mà bình tĩnh. Đơn giản là nếu Đông Khánh thật có thể xây được tuyến đường kia thì chắc chắn sẽ trở thành xã đầu tiên trong tỉnh có được đường bê tông kiên cố.
Phải nhắc lại đây chính là xã đầu tiên trong tỉnh chứ không phải huyện, một thành tích hoành tráng như vậy không phải địa phương nào trên đất nước này cũng có thể làm được.
Đỗ Bá Đào tuy hiện tại là chủ tịch xã nhỏ thế nhưng mấy người ngồi đây ai cũng biết ông ta là một người đầy tham vọng đồng thời rất có bản lĩnh. Thứ Đỗ Bá Đào thiếu bây giờ chỉ là một cơ hội, nếu lần này nhờ con đường kia có thể trở mình thành công, leo lên vị trí cao hơn thì chắc chắn thành tựu trên bước đường hoạn lộ sẽ khó mà lường được.
Hiểu được điều này, mấy vị cán bộ trong lòng bắt đầu âm thầm tính toán. Xem ra, từ nay về sau càng phải thân cận, càng phải phụng sự hơn vị chủ tịch xã này rồi.
Gần cuối tháng 12 âm lịch, trước nhu cầu to lớn về số lượng cá đặt mua, Cường để chú út hắn dùng một số tiền lớn thuê toàn bộ người dân trong làng, bất kể là ai có sức khỏe đều có thể tới hồ Bạch Hạc liên tục kéo cá bốn, năm ngày.
Lúc này, trong hồ chỉ còn hơn 20 ô chưa khai thác thế nhưng lượng cá lớn kéo lên cũng gần một trăm tấn, ba ba đạt 18 tấn cùng gần năm chục tấn tôm cua. Cá tạp được bán đi ngay cho các đầu mối, các loại thủy sản chính như cũ được phân vào các rương lưới nuôi thả chờ người mua tới nhận.
“Cường, chú thấy có lẽ từ mai chúng ta không nên nhận thêm đơn hàng nữa, lượng cá còn lại không còn nhiều”
Trên bàn cơm, Lâm đặt đũa xuống nhìn Cường đề nghị. Bà Mai thấy cảnh này có chút tức cười, đời thuở nhà ai thằng chú muốn làm cái gì cũng phải xin phép thằng cháu bao giờ, thật là chuyện ngược đời.
Theo bà, cứ việc Lâm có thể làm được tới như hôm nay chính là nhờ có sự giúp sức không nhỏ của Cường thế nhưng hắn dù sao cũng là một người trưởng thành, có thể tự quyết định lấy mọi thứ đâu nhất thiết phải hỏi ý kiến một thằng nhãi vốn ham vui hơn ham làm như Cường đâu.
“Chú út, dưới hồ ắt hẳn vẫn còn cá. Hay là chúng ta lại quây vét thêm một lượt?”, Cường vừa đưa đũa gắp lên một miếng thịt kho tàu, vừa nhếch miệng nói.
“Thôi, có còn tồn dư thì cũng không nhiều. Chú nghĩ chúng ta nên để lại nguồn giống, không nên tận diệt”, Lâm ngẫm nghĩ giây lát rồi lắc đầu.
“Vậy được, dừng thì dừng. Dù sao lần này chúng ta kiếm vậy cũng là đầy đủ rồi”
Thấy chú út xem ra không có bị tiền tài làm biến đổi bản chất lương thiện, tới lúc này vẫn có khả năng ức chế lại lòng tham, Cường mỉm cười đồng thuận rồi tiếp tục gẩy cơm vào miệng.
“Bán hết cá rồi, chúng ta có thử thả cá bột không?”, đề tài của Lâm vẫn còn chưa dứt.
“Có chứ, đã diễn phải diễn cho tốt tránh cho chính quyền nghi ngờ. Có điều thả thì cứ thả, sau đó cứ để chúng phát triển tự nhiên, chúng ta không cần phải đầu tư quá nhiều, tránh một trận lũ đi qua thì quét sạch cả vốn liếng”
“Uhm... được rồi, nếu thế thì để mai chú lên trung tâm giống trên huyện đặt ít hàng”
“Vâng, chú chọn lấy vài loại cá ăn cỏ là được, không cần tìm giống khác”
“Được, chú biết rồi”
.........................................
Áp tết, chứng kiến người người xe xe tấp nập tới lều cá của Lâm nhận hàng, cuối cùng trong xã đã có người không nhịn được.
Cứ việc biết Lâm cầm trong tay hợp đồng thầu khoán thế nhưng một đám bị tiền chui vào mắt đau nhức đều bắt đầu hô hoán rằng Lâm lợi dụng quan hệ với chủ tịch xã là người cùng họ, chiếm lấy tài sản tập thể làm của riêng.
Cả đám theo đó đến văn phòng ủy ban xã náo loạn, muốn chính quyền lập tức thu hồi quyền bao khoán và tiền mà Lâm thu được sau đó phân phối đều lại cho bà con.
Đám đông ồn ào kéo theo rất nhiều người khác tò mò tụ tập tới khiến không khí có chút giống như một vụ biểu tình quy mô nhỏ. Chuyện như thế này là tối kỵ, Đỗ Bá Đào tất nhiên không thể tiếp tục làm ngơ, phải ra mặt trấn an đồng thời hứa sẽ nhanh chóng có câu trả lời thỏa đáng, đảm bảo được công bằng cho bà con trong xã.
Đỗ Bá Đào càng là sợ tin tức lọt vào tai lãnh đạo huyện, càng là không phải nói cho qua chuyện, ngay trong buổi chiều, ông ta liền đích thân dẫn theo một đoàn cán bộ xã tới tìm Lâm.
........................................
Ngày này thời tiết rất tốt, trời trong gió mát, cận tết mà gặp được thời tiết thế này quả là làm cho người ta cũng thư thái, Cường ngủ trưa dậy khá muộn, khi hắn ra tới lều cá, vốn cho rằng sẽ nhìn thấy cảnh người mua kẻ bán tấp nập như mọi khi thì ngược lại, bàn tiếp khách lúc này lại có rất nhiều vị quần áo chỉnh tề, sơ vin “củ lạc”, tay cắp theo cuốn sổ đang ngồi vây chú út hắn vào giữa.
Lâm gặp tình thế khó, đang cau mày, nhăn mặt chưa biết giải quyết thế nào, nhác thấy bóng Cường thì mừng như chết đuối vớ được cọc gọi lớn:
“Cường, vào đây chú bảo”
Cường biết là có chuyện theo đó cũng không nhiều lời bước tới chào hỏi mấy vị bên chính quyền sau đó liền ngồi xuống cạnh Lâm.
Đỗ Bá Đào xưa nay vốn nghĩ Cường là một thiếu niên nghịch ngợm, ưa bày trò theo đó liền nhìn Lâm lên tiếng:
“Chú gọi thằng nhóc này vào làm g? Nó ngồi đây không thích hợp!”
“Bác Đào, nói thật trong việc thuê thầu hồ Bạch Hạc, thằng Cường nó mới là người lên kế hoạch, em chỉ là người làm theo thôi. Việc này, bác cứ để nó nghe và cho ý kiến”, Lâm thấy vẻ mặt khó hiểu của Đỗ Bá Đào thì vội vàng giải thích.
“Thằng Cường lên kế hoạch? Lúc này, chú còn muốn đùa?”, Đỗ Bá Đào có chút nóng nảy.
“Khổ quá, em là nói nghiêm túc”
Cường ở bên thấy hai người lời qua tiếng lại về sự có mặt của mình thì chủ động lên tiếng:
“Bác Đào, hôm nay các bác tới đây hẳn là vì chuyện kiện tụng của mấy người trong xã đòi chia lại tiền bán cá đúng không?”
“Thằng này, này nghe ở đâu mà biết?”, Đỗ Bá Đào có chút kinh ngạc vì Cường còn chưa nghe đã nói ra được chủ đề chính của cuộc gặp.
“Ha ha, có gì đâu. Gần đây cháu nghe một số người nói ra nói vào. Cháu nghĩ nếu không phải chuyện này thì cuối năm bác bận bao nhiêu việc họp hành, đâu có thời gian mà xuống đây?”, Cường chậm rãi đáp lời.
“À...”, Đỗ Bá Đào nghe xong thì bắt đầu cảm thấy phải nhìn lại Cường với ánh mắt khác.
“Thế nào rồi ạ? Không phải các bác định thu hồi thật chứ?”, Cường đưa mắt nhìn qua một lượt đoàn cán bộ.
Mặc dù có chút không quen khi phải thảo luận với một thiếu niên thế nhưng biểu hiện nãy giờ của Cường đủ chứng minh hắn không phải một thiếu niên tầm thường, Đỗ Bá Đào đành trầm giọng nói:
“Sáng nay, một số người tụ tập bà con kéo tới trụ sở ủy ban làm rất gắt, nói nếu không làm ra ngô ra khoai vụ này thì sẽ kiện lên trên huyện. Vậy nên tôi mới phải tìm chú cháu hai người”
“Kiện! Chẳng phải chú Lâm có ký giao kèo với chính quyền rồi sao? Cháu nhớ rõ trong đó còn có điều khoản giao toàn quyền khai thác mặt nước lại cho chú Lâm kia mà?”
“Về mặt nguyên tắc thì không có gì sai chỉ là mấy người kia nói rằng chính quyền chỉ giao mặt nước để nuôi thả mới chứ không có giao cả quyền khai thác thủy sản có sẵn trước đó. Bọn họ nói đây là tài sản chung, cần phải thu hồi và chia đều cho bà con trong xã”, Đỗ Bá Đào kiên nhẫn giải thích.
“Hừ, ở đâu ra có cái lý luận như vậy. Chú cháu thuê thầu cũng đâu biết được dưới hồ có bao nhiêu cá, mấy người đó nói thế sao không đề nghị đánh bắt sạch trước khi giao thầu đi. Tới giờ thấy nhà cháu thu được lợi thì lại ý kiến này nọ”, Cường tỏ ra bực bội ra mặt.
“Chuyện này tôi nghĩ hai chú cháu nên cân nhắc, không nên làm phức tạp lên bởi nếu để bên trên can thiệp thì sẽ rất rắc rối đấy”, chủ nhiệm hợp tác xã Bùi Tiến Văn nghe xong liền lên tiếng dọa nạt.
Nhìn ánh mắt hấp háy của Bùi Tiến Văn, Cường đoán ra được tên này đang tính toán cái gì. Nếu được, hắn thật muốn đạp cho lão một phát, chỉ là Cường tất nhiên sẽ không làm vậy.
“Hừ, nhà cháu chẳng làm gì sai. Chẳng có gì phải sợ”, Cường tỏ ra kiên quyết.
“Cường, bác biết chú Lâm và cháu có lý thế nhưng thủy sản dưới hồ trước kia đúng là của tập thể chỉ là bà con không biết nên không khai thác được, họ lên tiếng đòi quyền lợi cũng là có cái lý của họ. Mọi người đều là bà con thân thuộc, làm căng thẳng thêm thì mất tình làng nghĩa xóm, chi bằng hai chú cháu được lộc thì cũng nên rút ra một phần chia lại cho bà con để bọn họ khỏi cảm thấy thiệt thòi”, phó chủ tịch Đinh Văn Quyết cất giọng khuyên nhủ.
“Không được. Làm vậy khác nào thừa nhận nhà cháu không đúng phải nhượng bộ bọn họ. Hơn nữa, được đằng chân lân đằng đầu, ai biết được sau này bọn họ còn đòi hỏi cái gì nữa hay không”, Cường tỏ ra khá nhạy bén, không bị dính vào sai lầm sơ đẳng.
Đỗ Bá Đào thấy Cường nói năng mạch lạc, phân tích thấu đáo, biết khó mà lung lạc được hắn chỉ là dù thế nào ông ta chắc chắn không thể để chú cháu Cường cầm hết số tiền kia đi được. Cân nhắc một hồi, ông ta lên tiếng:
“Nếu cháu lo ngại vấn đề đó thì bác có một đề xuất khác muốn đề nghị”
“Vâng, cháu nghe đây?”, Cường híp mắt đáp lời.
“Uhm... thấy con đường kia không?”, Đỗ Bá Đào chỉ tay về con đường làng thuần một màu cát vàng chạy nối với trục đường liên xã.
“Có chứ, nhưng sao đây bác?”, Cường có chút khó hiểu.
“Bác đề nghị các cháu bỏ tiền làm lại trục đường này cho dân”, Đỗ Bá Đào chậm rãi nói ra từng lời một.
“Làm đường!?”, Cường có chút không theo kịp tính toán của vị chủ tịch xã.
“Đúng vậy! Con đường này là trục giao thông chính của làng ta nối với tuyến đường liên xã. Bất quá nhiều năm nay nó hư hỏng nặng, ổ gà, ổ vịt chằng chịt rất khó đi lại. Trời nắng thì còn đỡ, chủ yếu là cát bụi thế nhưng trời mưa thì vô cùng nguy hiểm. Bác muốn các cháu bỏ tiền ủng hộ bà con san lấp đồng thời rải đá mạt gia cố mặt đường, thế nào?”
Cường nghe xong thật đúng là chỉ muốn quỳ bái Đỗ Bá Đào, thật đúng là không thể xem thường người làm trong chính quyền dù người đó còn ở một chức vị nhỏ.
Thủ đoạn này có thể nói là quá cao minh. Cường lấy lý do không muốn bị bắt lý để không chịu ra tiền thì ông ta liền chỉ cho hắn một cách tiêu tiền hiệu quả. Nếu chú cháu hắn thật đứng ra làm lại đường dưới hình thức ủng hộ thì không khác gì gián tiếp chia lại lợi ích thu được cho dân làng đồng thời lại còn thu tới tiếng thơm.
Bà con bấy lâu nay chịu khổ về con đường này thế nào, Cường là người địa phương không thể không biết. Sóc nảy ê ẩm mình mẩy là một chuyện, ngã xe xưng đầu mẻ trán, gãy tay, gãy chân vì vấp ổ gà, ổ vịt hoặc đường trơn trượt cũng là không thiếu, thậm chí đến chính bản thân hắn cũng từng vài lần là nạn nhân.
Chú cháu hắn làm lại đường, phúc lợi chắc chắn sẽ lớn hơn rất nhiều so với việc chi tiền ra chia chác mà lại còn tạo được danh tiếng đóng góp cho quê hương.
Ích lợi trong chuyện này với người dân là một chuyện, về phần chính quyền lại càng ở một khía cạnh khác. Cường biết Đỗ Bá Đào thân là chủ tịch xã, nếu có thể vận động xây sửa lại con đường trong xã thì uy tín sẽ lên rất cao, đây cũng là một chiến tích tiêu biểu để báo cáo lên trên. Nên nhớ, Đông Vệ, Đông Dư, Đông Tác... mấy xã xung quanh kinh tế khá giả hơn còn không có đường rải đá mà Đông Khánh vốn là một xã nghèo rớt mồng tơi lại có thể thì thành tích đó phải đáng ghi nhận cỡ nào.
Cường ngẫm nghĩ một hồi, hắn cũng cảm thấy khó mà nuốt trôi một mình cục tiền kia theo đó liền thận trọng lên tiếng:
“Bác Đào, con đường này dài bao nhiêu km ấy nhỉ?”
“Hơn 5 km”
“Vậy chi phí làm đường hết bao nhiêu?”
“Cái này phải căn cứ vào việc các cháu muốn rải đá, rải nhựa hay bê tông hóa”, Đỗ Bá Đào thấy Cường đã chịu thỏa hiệp thì thử tranh thủ gợi ý.
“Chi phí từng loại thế nào ạ?”, Cường cẩn thận thăm dò.
“Nếu chỉ san lấp rải đá mạt thì khoảng 8-9 triệu/km, nếu là đường nhựa thì khoảng 14-15 triệu/km còn nếu bê tông hóa thì 19-20 triệu đồng/km”, Đỗ Bá Đào đã từng nghiên cứu qua kế hoạch cải tạo đường nên lập tức nói ra những con số.
“Chà, vậy cũng nhiều tiền đây”
Thấy Cường vuốt vuốt cằm tính toán, Lâm thì ngồi im không có ý kiến gì, Đỗ Bá Đào cũng đành kiên nhẫn chờ đợi.
Sau một lúc, Cường ngẩng đầu cắn răng nói:
“Đã làm thì làm cho ra tấm ra món, tránh ba bữa hỏng bà con lại chửi cho. Cháu nghĩ sẽ bê tông hóa tuyến đường làng mình”
Đỗ Bá Đào không nghĩ thằng oắt con có tiếng phá phách trước mặt vậy mà lại có đảm lược và tấm lòng lớn như vậy, ông ta cố gắng áp chế cơn cuồng hỉ trong lòng lên tiếng xác nhận:
“Cường, cháu nói thật chứ?”
“Đó là ý kiến của cháu, tất nhiên còn cần chú Lâm đồng ý”, Cường nhếch miệng đáp.
“Lâm, ý chú thế nào?”, Đỗ Bá Đào vội vàng hướng về phía Lâm.
“Cường nó nói vậy cũng hợp lý, cháu đồng ý”, Lâm gật đầu.
“Rầm... Tốt, tốt quá rồi!”, tới đây thì Đỗ Bá Đào không giấu được vẻ vui mừng vỗ mạnh bàn.
“Bác Đào, làm như thế này chắc là sẽ không còn ai kiện cáo gì nữa chứ?”, Cường thấy biểu hiện phấn khởi của vị chủ tịch xã thì không quên nhắc nhở ông ta.
“Hừ, kiện, kiện cái củ khoai. Nếu sau này còn có bất kỳ ai không biết điều gây sự tôi sẽ là người đầu tiên ra mặt trừng trị”
Nghe Đỗ Bá Đào lớn giọng hứa hẹn, mấy vị cán bộ đi theo cũng chỉ còn biết cười khổ. Một cơ hội tạo thành tích quá lớn như vậy rơi vào tay, dù là bất cứ ai cũng khó mà bình tĩnh. Đơn giản là nếu Đông Khánh thật có thể xây được tuyến đường kia thì chắc chắn sẽ trở thành xã đầu tiên trong tỉnh có được đường bê tông kiên cố.
Phải nhắc lại đây chính là xã đầu tiên trong tỉnh chứ không phải huyện, một thành tích hoành tráng như vậy không phải địa phương nào trên đất nước này cũng có thể làm được.
Đỗ Bá Đào tuy hiện tại là chủ tịch xã nhỏ thế nhưng mấy người ngồi đây ai cũng biết ông ta là một người đầy tham vọng đồng thời rất có bản lĩnh. Thứ Đỗ Bá Đào thiếu bây giờ chỉ là một cơ hội, nếu lần này nhờ con đường kia có thể trở mình thành công, leo lên vị trí cao hơn thì chắc chắn thành tựu trên bước đường hoạn lộ sẽ khó mà lường được.
Hiểu được điều này, mấy vị cán bộ trong lòng bắt đầu âm thầm tính toán. Xem ra, từ nay về sau càng phải thân cận, càng phải phụng sự hơn vị chủ tịch xã này rồi.
Tác giả :
DongHo