Vợ Chồng A Phủ - Tô Hoài
Đề bài 7: Cảm nhận về hình ảnh nhân vật Mị, bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài
Cảm nhận về hình ảnh nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, bà cụ Tứ trong Vợ nhặt của Kim Lân và người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Bài làm
a. Mở bài: - Hình tượng người phụ nữ là đề tài xuyên suốt trong tiến trình văn học Việt Nam. Đến với mảng đề tài quen thuộc này, mỗi tác giả lại chiếm lĩnh và đem đến luồng gió mới cho hình tượng người phụ nữ ở những bình diện khác nhau. Ta bắt gặp một cô gái trẻ với đôi mắt khát khao được sống phía sau khung cửa nhà Thống lí Pá Tra, cô gái ấy là Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Ta lại thấy một người phụ nữ với sự bao dung, hiền hậu, hết lòng vì con cái trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Ta càng chua xót và thương cảm hơn khi nghĩ về người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.Tuy xuất hiện trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng họ đều hiện lên là một hình tượng mẫu mực bậc nhất trong nền văn học Việt Nam và những phẩm chất tốt đẹp của họ đáng được nâng niu, ca ngợi. .
Thân bài:
- Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong văn học:
Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, dấu ấn của những tác phẩm mang đậm giá trị nhân đạo, nhân văn là rất sâu sắc. Kết tạo nên tinh thần ấy là ở những ngòi bút luôn hướng về con người, cuộc sống để mỗi tác giả tìm kiếm và phát hiện những vẻ đẹp ẩn chứa nơi tâm hồn con người. Và trong cuộc hành trình này, người đọc tìm thấy những giá trị tiêu biểu hiện lên trong tâm hồn người phụ nữ cho dù những biểu hiện của nó là khác nhau nhưng cùng hướng đến sự rung cảm về khát khao sống, khát vọng tình yêu và sự hy sinh hết mình cho con cái. Những giá trị ây được thể hiện đậm nét trong hình ảnh bà cụ Tứ, nhân vật Mị và người đàn bà hàng chài,...
+ Vẻ đẹp ngoại hình: Mị là một thiếu nữ Mèo xinh đẹp, trẻ trung hồn nhiên và có tài thổi sáo cô uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo có bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Đấy là dấu hiệu về một vẻ đẹp tâm hồn phong phú và lãng mạn, biểu hiện của một sức sống trẻ trung, rạo rực. Vẻ đẹp của cô là đại diện kiêu hãnh cho vẻ đẹp của biết bao người con gái núi rừng.
+++ Vẻ đẹp tâm hồn:
+ +Yêu đời, khát khao tự do và lòng hiếu thảo
Mị cũng đã từng được yêu và cô cũng đã từng yêu. Trái tim giàu khao khát của cô đã từng rung động theo tiếng gọi của tình yêu, hồi hộp trước những âm thanh hò hẹn. Những tưởng cuộc sống của cô sẽ thanh bình, tươi đẹp thì món nợ truyền kiếp của gia đình đã cướp đi tất cả. Ngay sau khi bị rơi vào cảnh làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí, Mị cầm nắm lá ngón về nhà lạy chào vĩnh biệt cha. Cô định tự tử vì ý thức được cuộc sống tủi nhục của mình lòng ham sống và khát vọng tự do, vì không muốn tiếp tục một cuộc sống đầy đoạ nên cô đã tìm đến cái chết như một phương tiện để giải thoát nhưng rồi cô lại không thể chết vì còn đó món nợ truyền kiếp. Thương cha không muốn cha phải khổ và thế là Mị đành phải sống, sống mà như đã chết, chịu cảnh làm con dâu gạt nợ trong nhà thống lí. Đó là cái cảnh ng, làm dầu trên danh nghĩa còn trong thực tế giống như kẻ ăn người ở trong nhà, không bằng con trâu con ngựa. Đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào việc cả đêm cả ngày, không những thế còn bị đánh, phạt, trói cho đến chết bất cứ lúc nào, Mị mới ngày nào là cô gái tươi tắn, xinh đẹp, giờ biến thành một cái xác không hồn. Với Mị lúc này sống dường như không còn ý nghĩa ngay đến ý thức cũng tồn tại đâu đó trong cõi xa xăm. Cô sống vật vờ y một cái bóng “lùi lũi như một con rùa nuôi xó cửa”.
++++ Sức sống mãnh liệt:
Những điều quan trọng là nhà văn đã phát hiện ra rằng bên trong tâm hồn người con gái ấy vẫn còn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng, chỉ chờ có dịp là bùng nổ mạnh mẽ . Và trong tác phẩm của mình nhà văn đã miêu tả thành công sự trỗi dậy sức sống tiềm tàng đó bằng một quá trình phát triển tâm lí, hành động khá sâu sắc và hợp lý.
Tuy nhiên với tấm lòng nhân hậu đầy cảm thông, nhà văn vẫn nhận ra rằng khát vọng hạnh phúc trong Mị có thể bị vùi lấp, lãng quên đâu đó nhưng không thể bị tiêu tan và chắc chắn nó sẽ bùng cháy mạnh mẽ hơn khi gặp những điều kiện thuận lợi. Và phép nhiệm màu ấy đã đến vào một đêm tình mùa xuân trong ngày Tết. Sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị là sự tổng hòa của nhiều yếu tố.
Năm ấy Tết dường như đến sớm hơn mọi năm, khung cảnh tết năm ấy khác hẳn mọi cái Tết khác ở Hồng Ngài: Trên đầu núi, các nương ngô nương lúa đã gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các kho [...] trong cả làng mèo đó, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ [...]hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ au, đỏ thậm rồi chuyển sang màu tím ngắt ... Đặt biệt, cái không khí chờ đợi tết, những đứa trẻ con chơi bi, chơi quay, tiếng sáo gọi bạn yêu lơ lửng, tha thiết bồi hồi khi đêm về. Mị nghe tiếng sáo vọng lại tha thiết, bồi hồi.
- Những yếu tố ngoại cảnh đó là những nhân tố cực kỳ quan trọng dẫn đến sự diễn biến tâm lí nhân vật, đánh thức kí ức và gợi lại kỉ niệm yêu đương bị lùi vấp bấy lâu. Từ ngoại cảnh đã tác động đến cảm xúc, tâm trạng và cuối cùng là hành động. Năm đó Mị đã uống rượu uống ừng ực từng bát rồi say lịm người, cái say vừa gợi nhớ, vừa gây lãng quên. Nhớ những ngày còn con gái, nhớ những đêm xuân hò hẹn và lãng quên thực tại. Mị nhìn, nghe mà không thấy, cuộc rượu tàn lúc nào không hay: Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đông người hát...rượu đã tan lúc nào người về, người đi chơi đã vắng cả . Mị không biết Mị ngồi trợ một mình giữa nhà ... Nhưng lòng Mỹ đang nhớ về ngày trước tại Mị văng vẳng tiếng gọi bạn đầu làng. Quá khứ dồn dập trở về rất sống động, rất rõ, thiết tha nhưng quan trọng hơn là cái say đã mơ hồ nhớ rằng: Mị vẫn còn trẻ và cái quyền của một con người trong ngày tết. Mị phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng trở lại như những đêm tết ngày trước. Sự thức tỉnh cũng thể hiện sức sống mãnh liệt của Mị:
. | Mi trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi, bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi tết huống chi, A Sử với Mị không có lòng với nhau nhưng phải ở với nhau, từ nhận thức đã dẫn Mị đến một hành động đột phá cô quấn lại tóc và với tay lấy váy mới, chuẩn bị đi chơi. Nhưng niềm say mê đó nhanh chóng bị A Sử dập tắt. A Sử khi biết ý định của Mị, hắn lấy dây trói nghiên cô vào cột nhà rồi bỏ đi chơi. Suốt cái đêm đen tối bị trói đúng cái cột giữa nhà thông lí đó, Mị hết thiếp đi rồi chợt tỉnh dậy nhưng tiếng sáo vẫn vấn vít quanh đầu Mị và đưa cô thả hồn theo những đám hội. Cô định vùng bước đi nhưng tay chân đã bị trói chặt, không cựa quậy được. Hiện thực đã kéo Mị trở về, Mị ý thức được cảnh ngộ hiện tại của mình: tủi hổ và bẽ bàng. Mị lại thôn thức nghĩ mình không bằng thân trâu, ngựa.
Sau cái Tết ấy, những năm tháng nặng nề trong phân thận nô lệ tủi nhục của Mị tưởng rằng cứ mãi tiếp diễn cho đến khi Mị chứng kiến cảnh A Phủ bị bắt trói vì tội để mất trâu của nhà thống lí và một sự đổi thay mới lại đến. Ban đầu Mị thản nhiên cho dù A Phủ có là xác chết đứng cũng thế thôi. Cho đến hôm ấy trời đã khuya, Mị lại trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang thấy mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại thì Mị lại chợt bừng nghĩ tới cảnh ngộ trước kia của mình. Hình ảnh ấy khiến Mị đau xót nhớ về những người đàn bà bị trói đứng cho đến chết trong nhà thống lí và những lần chính mình bị đánh, bị trói trước đây. Lòng thương người trỗi dậy cũng chính là lúc Mị ý thức: Trời ơi, nó bắt trói đúng người ta đến chết... Nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác [...]. Ta là thân đàn bà đã bị nó bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chỉ nghĩ đó đã thôi thúc Mị cắt dây trói cho A Phủ và bất giác chạy theo anh. cùng trốn khỏi Hồng Ngài bởi cô hiểu rõ ở đây thì chết mất.
. Nhưng mặt khác, đó cũng là quá trình tất yếu của một quá trình dồn nén, bức xúc cả về thể chất lẫn tinh thần đổi với Mị. Chính sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ đã được trỗi dậy trong con người Mỹ để có quyết định kết thúc cả quãng đời đày ải, tối tăm trong nhà Pá Tra để bắt đầu một cuộc đời mới. Đó chính là cái nhìn nhân đạo của Tô Hoài đối với những kiếp người bất hạnh, đau thương - một cái nhìn luôn hướng về ánh sáng, hướng về cái đẹp trong mỗi con người.
- Nhân vật bà cụ Tứ
Xuất hiện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân in 1961. Tác phẩm lấy bối cảnh của nạn đói năm 45 nhưng bị mất bản thảo nên sau này Kim Lân mới viết lại nhưng dư âm của nó vẫn còn nguyên vẹn. Nỗi ám ảnh của cái đói, cái chết trở nên khủng khiếp và nó khiến cho con người rơi vào hoàn cảnh éo le, ngang trái nhưng chính ở đây giá trị của tình yêu thương lên ngôi và vẻ đẹp trong tâm hồn con người được bộc lộ. Người đọc đến với câu chuyện này đặc biệt ấn tượng với nhân vật bà cụ Tứ: một người mẹ giàu tình yêu thương, luôn tin tưởng và lạc quan về cuộc sống và sẵn sàng hy sinh vì hạnh phúc của các con.
Những gì đã diễn ra trong tấm lòng của một bà mẹ nghèo khó nhưng rất từng trải và giàu lòng nhân hậu này rất đúng để người đọc suy ngẫm. Xúc động cụ thể, hiểu hơn ai hết gia cảnh của mình cùng cảnh ngộ của con trai bà trong những ngày đói kém hiện tại. Vì vậy, lúc đầu thấy có một người đàn bà xa lạ đến nhà mình, lại gọi bằng “U”, bà hết sức ngạc nhiên. Nhưng bằng kinh nghiệm và sự từng trái, qua thái độ rối rít như một đứa trẻ của con trai, bà đã hiểu ra tất cả cơ sự.
Kim Lân đã thật tinh tế chọn giọng điệu và ngôn ngữ nội tâm rất đáng với nhân vật để diễn tả tâm trạng của một bà lão nghèo khó, nhạy cảm và từng trải “bà lão cúi đầu nín lặng” một sự nín lặng chứa đựng biết bao nỗi thương sót và trĩu nặng suy tư: bà lão hiểu rồi, lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn Hiệu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai can sát thương cho số kiếp đứa con mình: chao ôi người ta dựng vợ gả chồng cho con là trong nhà lúc ăn nên làm ra, những mong sinh con mở mặt sau này còn mình thì
Biết nó chúng nó có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát này không. Đó là tâm lý thương thân tủi phận. Nhưng là sự thương thân tủi phận của một người mẹ từng trải và giàu lòng nhân hậu, bởi trong cái ý nghĩ buồn tại của bà còn chứa đựng biết bao nhiêu tình thương và trách nhiệm. Do vậy mà nó ẩn chứa buôn nỗi lo lắng, dán vật. Xót xa của tấm lòng người mẹ trước cảnh ngộ trớ trêu và đáng thương của đội Con trẻ trong những ngày đói khát trước mặt.
++Nhưng bằng tình thương con vô bờ bến, bà cụ đã từ chỗ tủi cho phần mình, thương cho con mình, bà lão chuyển sang cảm thông, thương xót cho người đàn bà xa lạ bỗng nhiên trở thành Vợ nhặt con mình: bà lão nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót. Bà lão nhìn thị đầy cảm thông: người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới được vợ. Vậy là tình yêu thương con, yêu thương đồng loại, một trái tim giàu lòng nhân ái bà mẹ nghèo, bà đã chấp nhận con dâu.
++ Sáng hôm sau, bà lão xăm xắn nhanh nhẹn khác hẳn ngày thường. Bà vui tươi quét dọn cùng với cô con dâu bữa ăn đầu tiên của ngày. Người mẹ nhân hậu và từng trải muốn nhom nhén một niềm vui sống, niềm hi vọng mới giúp con người có thêm sức sống để vượt qua những khắc nghiệt của đói nghèo hiện tại, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Cái nhìn đầy cảm thông, yêu thương của bà cụ tứ đối với con dâu hay đó cũng là cái nhìn đầy nhân đạo của Kim Lân đối với nhân vật người Vợ nhặt một số phận đáng thương, một tâm hồn đáng quý. “Dù kề bên cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng vẫn tin vào sự sống và hi vọng ở hiện tại, vẫn muốn sống, sống cho ra người”.
. Như vậy, trong tình huống truyện có vẻ éo le ấy thì tất cả vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ được thể hiện ở bà cụ Tứ. Bà không nghĩ cho mình, bà nuốt nghẹn những cảm xúc đắng cay, giấu đi những cảm xúc xót xa, tủi hổ, bà chỉ nghĩ đến cuộc đời và hạnh phúc của các con ngày mai. Từ tình thương con, bà thương cả người đàn bà lạ (giờ đây là con dâu bà). Thân hình gầy guộc với tuổi già như ngọn gió trước cuộc đời nhưng bà cụ vẫn dang rộng vòng tay che chở cho con cái. Ở đây, chúng ta nhận ra những trạng thái cảm xúc lẫn lộn giấu trong vẻ mặt tươi tắn, hiền hậu của bà. Với nỗi xót thương tủi hờn khi bà cụ nghĩ về cuộc đời, nghĩ về cái đói nhưng tình yêu thương của người mẹ chiến thắng tất cả nên trong bữa cơm ngày đói bà chỉ nói những chuyện vui mà dư âm của nó tiếp thêm sức mạnh cho Tràng, cho người vợ nhặt để họ cũng tin rằng sự sống đã nảy mầm từ trong cái chết, trong mất mát, hy sinh.
+ Nhân vật người đàn bà hàng chài: | ++ Chiếc thuyền ngoài xa ra đời năm 1983, tiêu biểu cho quan điểm sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong thời kỳ sau Cách mạng. Tác phẩm minh chứng cho cuộc sống mưu sinh của con người và cuộc sống bên cạnh những sóng gió, cay cực, nhà văn đã phát hiện những vẻ đẹp trong tâm hồn người đàn bà hàng chài.
++ Ngoại hình: Dáng hình thô kệch, mặt rỗ Ăn mặc lấm láp
+ Số phận bi kịch: chịu cảnh bạo lực gia đình, chịu nhiều cay đắng, đau khổ
Nhân vật được gọi một cách phiếm định: người đàn bà. Tuy không có tên cụ thể, vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác, nhưng số phận của chị được tác giả tập trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất trong truyện ngắn này..
| Chị là một người phụ nữ đau khổ. Chị thường xuyên bị chồng đánh đập, ba ngày một trận nhỏ, năm ngày một trận lớn, nhưng chị vẫn thầm lặng chịu đựng, chị không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn.
++ Vẻ đẹp tâm hôn:
Chị thương chồng: Chị hiểu được những đau đớn, day dứt của chồng do hoàn cảnh nghèo khổ, vất vả, khó khăn đến nỗi nó khiến anh từ một người đàn ông tuy cộc tính nhưng hiền lành và nhất là chưa bao giờ đánh vợ trở thành một kẻ vũ phu, tàn ác. Chính vì vậy, chị đã hoàn toàn nhẫn nhục cam chịu khi bị chồng bạo hành.
Chị là người mẹ thương yêu con. Chị lo sợ thằng Phác sẽ có những hành động nông nổi với bố, chị đã gửi con cho bố ruột của mình nuôi. Không muốn con nhìn thấy cảnh cha đánh mẹ, chị xin với anh mỗi lần muốn đánh chị thì lên bờ mà đánh khi không có mặt con. Sở dĩ chị nhẫn nhục, chịu đựng như vậy là vì chị nghĩ đến đàn con bởi gia đình cần có một người đàn ông trong những lúc phong ba bão táp, cùng chị nuôi nấng đàn con khôn lớn. Có thể nói đây là một sự hy sinh cao cả của chị đối với con.
Chị là một người từng trải, hiểu thấu lẽ đời. Không chỉ hiểu mình, chị hiểu cả tấm lòng của những người phụ nữ hàng chài. Họ biết mình đau khổ nhưng vẫn nhẫn nại, hy sinh, bao dung chịu đau khổ để cho đàn con được dưỡng nuôi khôn lớn. Bởi người phụ nữ hàng chài không thể sống như những người phụ nữ khác, do hoàn cảnh rất riêng của họ, lúc nào cũng sống trên sóng nước, gia đình nào cũng trên dưới chục đứa con. Câu chuyện của chị ở tòa án huyện đã mang lại cho chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng những nhận thức mới mẻ mà trước đó họ chưa từng nghĩ tới.
Chị yêu thương gia đình và cuộc sống đầm ấm đạm bạc của gia đình. Vì đôi lúc trên thuyền cũng có những lúc cha con, chồng vợ vui vẻ với nhau, nhất là khi nhìn đàn con được ăn no. Chính vì vậy, khi chánh án Đầu đề nghị chị ly hôn với chồng, chị đã nhất định không chấp nhận.
Như vậy, người đàn bà hàng chài là một nhân vật không được gọi tên, nhân vật này trở thành biểu tượng gắn liền với hình ảnh người phụ nữ vùng biển cho nên câu chuyện của Nguyễn Minh Châu là những điều bình dị mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc đời. Nhưng điều đặc biệt là ở những vẻ đẹp ẩn chứa nơi tâm hồn người đàn bà khốn khổ kia thì không phải ai cũng dễ dàng thấu hiểu. Nó bình dị, đời thường nhưng lại rất chân thực, quý giá. Nó trở thành vẻ đẹp mang tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam luôn biết cam chịu, nhẫn nhục, hy sinh để gắng gượng với cuộc đời và chăm lo cho con cái.
- Những giá trị tương đồng:
+ Vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn người phụ nữ
+ Vẻ đẹp bình dị, đời thường, từ các tác phẩm mang giá trị nhân văn thành những câu chuyện cuộc đời, có thật.
+Quan sát, phát hiện tinh tế của nhà văn: sứ mệnh của các nhà văn là tìm kiếm, phát hiện, ca ngợi giá trị con người.
c. Kết bài
Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ là một trong những phương thức tôn vinh trân trọng phẩm giá tốt đẹp của con người. Qua ba tác phẩm trên, một lần nữa giá trị truyền thông của người phụ nữ Việt Nam tỏa sáng và được ngợi ca.