Vợ Chồng A Phủ - Tô Hoài
Đề Bài 6: Cảm nhận về đoạn trích sau trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Mở bài:
- Trong tác phẩm văn học, chi tiết nghệ thuật vô cùng quan trọng, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mật thiết đến sự thành công của tác phẩm. Nếu không có chi tiết nghệ thuật thì tác phẩm văn học dù ở thể loại nào đi chăng nữa thì cũng chỉ như cái vỏ âm thanh vô hồn không sức sống. Nó giống như một hạt cát nhưng đủ để mang đến một sa mạc mênh mông, giống như một giọt nước nhưng có thể làm đồng hiện cả đại dương bao la.
- Chí Phèo của Nam Cao và “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài có những hạt cát, những giọt nước như thế. Đó là các chi tiết tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá. Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Tiếng của mấy bà đi chợ về” trong Chí Phèo và “Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi...” trong Vợ chồng A Phủ.
Thân bài: - Giới thiệu chung:
+ Nam Cao là một cây bút hiện thực xuất sắc và thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Là một nhà văn luôn băn khoăn trăn trở về cách sống và cách viết, Nam Cao đã từng tuyên ngôn “Sống đã rồi hãy viết”. Một nhà văn muốn viết được nhân đạo trước hết phải sống cho nhân đạo bởi cuộc đời quyết định đến vẫn chương. Nam Cao luôn nhìn đời bằng đôi mắt của tình thương, đôi mắt của lòng nhân ái. Ngòi bút Nam Cao có những quan tâm, những khám phá riêng về số phận người lao động bị chà đạp. Chí Phèo là kiệt tác kết tinh cao nhất cho phong cách nghệ thuật nhà văn. Hình tượng nhân vật Chí Phèo - một điển hình nghệ thuật bất hủ trong văn xuôi Việt Nam đã thể hiện cái nhìn đầy đủ mới mẻ, độc đáo có chiều sâu trong thể hiện nỗi khổ con người đó của Nam Cao. Chi tiết tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá.
Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Tiếng của mấy bà đi chợ về” là một trong những chi tiết đặc sắc thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm.
+ Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam với số lượng tác phẩm đạt kỉ lục. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể. Truyện viết về cuộc sống của người dân lao động vùng núi cao, dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân phong kiến miền núi. Đặc biệt truyện đã xây dựng thành công nhân vật Mị, qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và khả năng đến với cách mạng của nhân dân Tây Bắc. Chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi...” là một chi tiết mang lại sức hấp dẫn cho tác phẩm.
- Về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá. Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Tiếng của mấy bà đi chợ về” trong Chí Phèo của Nam Cao:
+Nội dung:
++ Chí Phèo được mệnh danh là con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Cuộc đời của hắn là một chuỗi những đớn đau khiến Chí Phèo trượt dài trong những cơn say bất tận. Chỉ đến khi Thị Nở xuất hiện mang theo trái tim nhân ái thì Chí Phèo đã thoát ra khỏi cơn mê của cuộc đời. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở và trận ốm đã làm thay đổi tâm sinh lí của Chí Phèo. Từ khi đi tù về, đây là lần đầu tiên sau bao nhiêu năm hắn hết say, hoàn toàn tỉnh táo và có được một khoảng không ngừng lặng để nghe được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống. Lần đầu tiên sau mười mấy năm, Chi bắt đầu cảm nhận được thiên nhiên xung quanh mình. “Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài bắt đầu rực rỡ”. Lần đầu tiên từ khi từ nhà tù trở về, Chí ý thức được cảnh vật đẹp đẽ đầy sức sống xung quanh mình. Tiếng chim hót ríu rít bên ngoài vọng vào tai Chí, âm thanh trong trẻo của tiếng chim khiến Chí chú ý đến những điều thường nhật vẫn diễn ra bên ngoài túp lều của mình. Những điều ấy thật đơn giản và ngày nào cũng có, thế nhưng tại sao mãi cho đến tận giờ này Chí mới nhận ra sự có mặt của nó? Những âm thanh thường nhật ấy ngày nào mà không có, nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy, bởi hôm nay Chí mới tỉnh. Những âm thanh ấy chính là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống trong anh. Nó như dòng nước mát lành, như cơn mưa rào mùa hạ đang đổ xuống thớ đất tâm hồn cằn khô sỏi đá của Chí. .
++ Âm thanh đó đã đánh thức trong Chí Phèo những cảm xúc của con người. Khi Chí Phèo nghe những âm thanh của cuộc sống và biết được trời sớm hay muộn cũng chính là anh đã dần ý thức về cuộc sống, đánh thức trong anh giấc mơ thời trai trẻ. Là âm thanh gần gũi của cuộc sống mà sao Chí không được nghe và cũng không nghe được, thế giới con người bên ngoài kia đã bao lâu rồi cô lập hắn, không giao tiếp với hắn kể cả khi hắn chửi vào mặt người ta trong cơn say ngất ngưởng... Cả con người, cả âm thanh cuộc sống con người hắn đều không nghe được bấy lâu, nên khi nghe lại những âm thanh ấy Chí lại càng thèm, càng khao khát làm người. Nhớ lại thời gian quá vãng, Chí Phèo hình dung được tương lai đầy bất ổn phía trước, trông thấy tuổi già, đói rét, ốm đau và cô độc... Nhớ lại ngày còn lương thiện, Chí cũng có ước mơ đơn giản, làm một người bình thường chăm chỉ, chồng cày mướn, vợ dệt vải quay tơ, thế mà tình cảnh giờ đây lại như thế này. Hơn lúc nào hết, âm thanh ấy làm hắn chua xót, ôm mặt khóc rưng rức như một đứa trẻ thơ... Đến đây, không ai nghĩ đó là con quỷ dữ của làng Vũ Đại nữa. Một con người không những giàu cảm xúc mà còn ý thức có phần sâu sắc về cuộc đời, về bản thân phải là một người bình thường. Sự ân cần của Thị Nở làm Chí như được lột bỏ vỏ quỷ để trở lại hình hài của con người. Có thể nói, bát cháo hành là liều thuốc giải cực mạnh góp phần tẩy ố men rượu, tẩy đi những nhơ nhuốc của một cuộc đời bất hạnh. Chí Phèo cảm nhận được một điều thật chua chát: trước nay chưa bao giờ hắn được cho, muốn có ăn thì phải giật, dọa, nạt, cướp. Lần đầu tiên trong cuộc đời hắn được một người đàn bà cho, và cảm nhận được tình yêu thương thực sự. Lúc này hắn đau xót và hối hận, những âm thanh sáng sớm kia càng làm cho chí tỉnh ra, càng nhấn thêm vào cái vết thương cuộc đời của Chí.
++ Nếu như thị Nở là con đường để Chí Phèo làm lại cuộc đời thì những âm thanh Chí nghe được trong buổi sáng sau cơn say đã tác động vào tâm thức Chí, giúp Chí nhận ra hiện tại và nhớ về quá khứ, đồng thời khơi dậy nơi Chí một khao khát sống. Nam Cao đã nhờ vào những âm thanh ấy mà miên, tà tâm lý Chí Phèo một cách chân thực, logic với nỗi buồn rất riêng. Nỗi buồn của Chí được miêu tả nhiều lần, mỗi lần lại là một cung bậc, một sắc thái khác nhau, gắn với một nguyên cớ khác nhau. Nỗi buồn ấy cho dù được miêu tả ở nhiều góc cạnh, song cuối cùng cũng đưa đến một mục đích: đánh dấu sự thức tỉnh của Chí Phèo. Chí giờ đây không còn là con quỷ dữ của làng Vũ Đại nữa mà đã trở thành một con người với những sắc thái cảm xúc rất nhân bản, những chi tiết âm thanh ấy cũng vì thế mà trở nên rất quan trọng. Tiếng chim hót rất đỗi bình dị, nhưng Nam Cao đã chọn nó để miêu tả sức sống của thiên nhiên; tiếng anh chèo gõ mái đuôi cá kia ngày nào cũng có, nhưng hôm nay Nam Cao đặc biệt nhắc đến để Chí Phèo nhận ra những âm thanh quen thuộc của đời sống lao động bình thường, và đặc biệt giữa muôn vàn những âm thanh, có thể lẫn lộn đâu đó tiếng chửi bới của một phiên chợ, nhưng Nam Cao đã phát hiện và ưu ái chọn lọc tiếng cười nói của những người đàn bà đi bán vải để gợi Chí Phèo nhớ đến cái mơ ước của một thời xa xôi. Âm thanh ấy giúp Chí Phèo tự ý thức và trở về con người hiền lành, lương thiện. Cũng chính nhờ âm thanh ấy cùng với những ngày hạnh phúc trong tình yêu, tình người với Thị Nở mà Chí Phèo đã trở về chính mình. Cuối tác phẩm Chí Phèo xách dao đi đòi lương thiện. Phải chăng do chính âm thanh ấy trong cuộc sống đã thức tỉnh Chí?
| + Nghệ thuật: góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách tâm lí và bi kịch của nhân vật. Qua chi tiết này Nam Cao khẳng định: chất người không bao giờ mất đi được ngay cả khi họ bị xã hội thối nát, tàn bạo cướp mất cả nhân hình lẫn nhân tính,
Về chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi...” trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài:
+ Nội dung:
+ Mị là cô gái trẻ đẹp nhưng vì món nợ của bố mẹ mà Mị bị bắt vào nhà thống lí Pá Tra làm Con dâu gạt nợ, sống kiếp trâu ngựa. Mị bị tước đoạt tình yêu, tuổi xuân, hạnh phúc, bị bóc lột sức lao động thậm tệ. Mi dần sống trong vô cảm, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, “càng ngày càng không nói”, trở thành người câm lặng. Nhưng mùa xuân trên miền núi Tây Bắc mang theo tiếng sáo da diết Xoáy sâu vào trái tim tưởng như băng giá của Mị. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ – nhà văn Tô Hoài đã miêu tả âm thanh của tiếng sáo đêm xuân như một thứ thuốc “gọi hồn”. Nhà văn đã hơn sáu lần miêu tả các trường độ âm thanh của tiếng sáo. Có lúc “tiếng sáo gọi bạn đầu làng” văng vẳng từ xa có khi “tiếng sáo Vọng lại thiết tha bồi hồi” mỗi lúc một gần hơn, có lúc tưởng như sắp nắm bắt được thì tiếng sao lại tuột khỏi tầm tay Mị và “lửng lơ” bay ngoài đường, có khi nó “rập rờn” trở thành trong sân tâm hồn. Từng thanh âm của tiếng sáo với những cường độ và cao độ khác nhau khi trầm bổng khi gần là tiếng đời, khi là tiếng lòng cứ không thôi thổn thức, dậy sóng trong lòng Mị. Tiếng cáo tượng của quá khứ tươi đẹp, là âm hưởng của một thời xa vắng” đã bị Mị lãng quên trong đông dài đầy “giông tố” của cuộc đời. Từng tiếng sáo như rót tâm sự vào lòng Mị. Nó bồi hồi nó réo rắt mời Mị thoát khỏi hiện tại cay đắng về lại ngày xưa – cái thời “có biết bao no đêm đã thổi sáo đi theo Mỹ”. Lúc này đây, Mị cũng như Huệ Chi trong tiểu thuyết “Cửa : văn Nguyên Hồng, cũng đang sống trong mộng du cứ “vùng bước đi theo tiếng gọi huyễn - quen, và tiếng sáo kia đã trở thành tiếng gọi của Mẹ, tiếng gọi của tình người, tình đời thế sống. Có thể nói tiếng sáo đã trở thành nhịp cầu nối giữa hiện tại đau khổ với quá khứ thuyền đưa Mi về với bến xưa dẫu chỉ là trong tâm tưởng. Cùng với cảnh sắc Hồng Ngài và men rượu, tiếng sáo đã cộng hưởng, làm thức tỉnh ý niệm về sự sống, sự tồn tại trong Mi.
+ Tiếng sáo hối thúc Mị, tiếng sáo như cơn gió thổi bụng đi lớp tro tàn nguội lạnh đang phủ lấy tâm hồn Mị. Tiếng sáo nhập vào hồn Mị làm đồng hiện quá khứ tươi đẹp của một cô gái giàu tài năng. Bước nhảy tâm lý đầu tiên của Mị đó là việc Mị ngồi âm thầm lời của người đang thổi sáo. Bên trong
con người Mỹ vẫn là một trái tim khát sống, rực lửa yêu thương. Chính tiếng sáo dẫn Mị đến hành động “nổi loạn về nhân tính”: Mị uống rượu, uống như nuốt cay, nuốt đắng, nuốt hận vào trong lòng. Cô đang uống đắng cay của cái phần đời đã qua và muốn thoát khỏi thực tại. Rượu làm thân xác cô say, nhưng tâm hồn cô lại tỉnh, Mị uống cho quên nhưng lại thành nhớ. Rượu chính là chất men đánh thức phần đời đã mất của Mị, làm Mị sống lại một quá khứ đầy ắp niềm vui sướng. Mị thấy cõi lòng phơi phới trở lại với thời con gái trẻ trung, hạnh phúc. Mị như sống lại, Mị thấy yêu đời. Không khí mùa xuân chỉ là một chất xúc tác, bởi vì nếu như sâu xa trong Mị không có một sức sống tiềm tàng thì nó đã không thực dậy với bao điều tốt đẹp. “Mị thấy lòng mình vui sướng lại. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ”. Mị thấy mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi, Mị khao khát tự do. Nhưng bị kịch là khi Mị nhận ra hoàn cảnh trớ trêu của mình. Quá khứ làm Mị trẻ lại, hiện tại làm Mị đau đớn, ê chề. Nhưng Mị không chấp nhận, Mị muốn phản kháng. Mị ý thức sự tồn tại của bản thân “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chớ không buồn nhớ lại nữa”. Nghịch lí trên cho thấy khi niềm khát khao sống hồi sinh, con người không chấp nhận cái trạng thái vô nghĩa lí của thực tại. Đó chính là sức sống được đánh thức.
++ Âm thanh tiếng sáo đã làm thức dậy trong Mị ý thức về tình yêu, hạnh phúc và lòng khát khao cuộc sống tự do. Một ý định giải thoát lặng lẽ nhưng vô cùng mãnh liệt của Mị: “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”, ánh sáng ngọn đèn xua tan bóng đêm ảm đạm đang vây quanh Mi, thắp lên ngọn lửa trong tâm hồn Mị. Một loạt các hành động được Tô Hoài miêu tả: “Mị muốn đi chơi... Mị cuốn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa... Mị rút thêm cái áo...”. Chứng tỏ, sức sống mãnh liệt trong Mị đang lớn hơn tất cả. Cả khi A Sử về và Mị bị trói, tâm hồn Mị vẫn đang tự do dạo chơi trong thế giới của khát vọng sống. Cũng nhờ âm thanh tiếng sáo đánh thức mà ngọn lửa tình yêu và khát vọng tự do trong Mị một lần nữa bùng cháy, và chắc chắn sẽ trở thành ngọn lửa rực rỡ mà bằng chứng là hành động cởi trói cho A Phủ và cùng anh trốn khỏi Hồng Ngài.
+ Nghệ thuật: góp phần làm thay đổi trạng thái tâm lý của nhân vật. Nhà văn Tô Hoài đã rất tài tình khi dung các trường độ, độ cao thấp của âm thanh tiếng sáo để diễn tả các cung bậc tâm trạng, sự xáo trộn trong tâm tư Mị và giúp người đọc khám phá chiều sâu nội tâm nhân vật.
- Đánh giá:
+ Điểm tương đồng: cả hai chi tiết đều là những âm thanh hết sức diệu kì, nó len lỏi vào tận sâu tâm hồn tưởng như đã chết của nhân vật để khơi dậy trong họ niềm ham sống và khát khao sống mãnh liệt. Đồng thời nó góp phần khẳng định giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ của hai tác phẩm.
+ Điểm khác biệt:
+ Chi tiết trong truyện ngắn Chí Phèo:
+ Những âm thanh quen thuộc, diễn ra thường nhật ấy chỉ đến lúc tỉnh Chí Phèo mới nghe thấy, mới nhận thức được. Đó là âm thanh của khát khao được sống, khát khao được làm người lương thiện của một người không có quyền làm người.
+ Khẳng định biệt tài miêu tả tâm lý sắc sảo, cái nhìn tỉnh táo, sắc lạnh nhưng đằm thắm yêu thương của Nam Cao. Những chi tiết âm thanh ấy đã được Nam Cao chọn lọc và miêu tả một cách chi tiết để làm nổi bật lên chủ đề tư tưởng nhân đạo cao đẹp của tác phẩm. Nam Cao đã phát hiện ra phần tốt đẹp trong con người Chí Phèo, để rồi xót thương, cảm thông và tin tưởng vào niềm khao khát sống
một cuộc sống lương thiện và khát vọng muốn hưởng hạnh phúc chính đáng của Chí. Chính điều đó đã tạo nên giá trị nhân đạo cho tác phẩm, đưa tác phẩm tiến gần về đỉnh cao nghệ thuật của văn học Việt Nam.
Chi tiết trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ:
+++Là âm thanh đồng hiện quá khứ hạnh phúc của Mị, nó giúp cho Mị từ một con người vô cảm về tâm hồn giờ đã “phơi phới trở lại”, nhận thức về tuổi trẻ, quá khứ và khát vọng tự do, Với ngôn ngữ lựa chọn một cách tinh tế, nghệ thuật trần thuật đặc biệt là thể hiện sâu sắc diễn biến tâm lí nhân vật, tác giả làm cho người đọc cũng phải thổn thức, vui mừng đến xót xa cho số phận nhân vật.
+++ Khẳng định tài năng miêu tả tâm lý sống động, biệt tài dựng cảnh, tạo không khí truyện hấp dẫn.
- Qua hai chi tiết trong truyện Chí Phèo và Vợ chồng A Phủ, Nam Cao và Tô Hoài đã mang đến cho người đọc hai thiên truyện ngắn xuất sắc, thể hiện hai phong cách nghệ thuật tiêu biểu của hai nhà văn. Đồng thời, thông qua những chi tiết đó, ta thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của hai nhà văn..