Vợ Chồng A Phủ - Tô Hoài
Đề bài 3: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ Chồng A phủ của Tô Hoài
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) khi hiện trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra trốn đên khi trốn khỏi Hồng Ngài.
“Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn của nhà văn Tô Hoài được rút ra từ 3 “Truyền Tây Bắc”, viết vào năm 1953, ngay sau chuyên thâm nhập thực tế của ta giả. Đây là truyện ngắn đặc sắc của Tô Hoài nói riêng và của văn xuôi chống Pháp nói chung. Tác phẩm là bức tranh chân thực về cuộc sống và thân phận khổ đau có con người dưới thế lực phong kiến thực dân, đồng thời là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do của người miền núi, là hình tượng cho con đường giải phóng và thay đổi cuộc đời của họ. Tiêu biểu nhất cho những con người ấy là nhân vật Mi, một nhân vật với sức sống tiềm tàng vô cùng mãnh liệt.
Nhân vật Mị xuất hiện ngay đầu câu chuyện, giữa khung cảnh tấp nập, giàu có của nhà Pá Tra “nhiều nướng, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng”, người ta không thể không chú ý đến Mi - một cô gái “ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa” – một vị trí có rất nhiều ngụ ý, phải chăng cố Mi được đặt ngang với “tảng đá và cái tàu ngựa”? Mị vốn là cô gái Mèo con nhà nghèo nhưng mang đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ miền núi. Mị là một cô gái vừa đẹp người, vừa đẹp nết, cần cù, đảm đang, hiếu thảo ham sống, giàu lòng yêu đời và rất mực tài hoa. Tiếng sáo của Mị có sức lôi cuốn hấp dẫn đặc biệt đối với biết bao chàng trai Mèo. Cuộc sống, tuổi thanh xuân, tương lai của Mi hứa hẹn biết bao nhiêu điều tươi đẹp. Nhưng tương lai tươi sáng cùng tuổi trẻ và hạnh phúc đã không đến với cô gái nghèo khổ đó, Chỉ vì món nợ truyền kiếp mà Mị phải đem thân đến làm con dâu cho nhà Thống Lý Pá Tra để gạt nợ. Mị mang món nợ ấy như một thứ “tội tổ tông” của người nghèo, từ lúc sinh ra đời. Tô Hoài đã tố cáo một hình thức bóc lột của bọn phong kiến ở miền xuôi cũng như miền núi, đó là hình thức cho vay nặng lãi đã buộc chặt biết bao nhiêu người lao động nghèo khó vào số phận nô lệ, phụ thuộc vào bọn thống trị giàu có.
Kể từ khi về làm con dâu nhà thống Lý Pá Tra, Mi đã phải sống những chuỗi ngày dài đau khổ, nhọc nhằn, tăm tối. Cô thực ra chỉ là một kẻ nô lệ, kẻ ở không công. Mi không những bị hành hạ về thể xác mà còn cả tinh thần. Trong những cày đầu bị bắt về làm vợ A Sử, Mị bằng lòng yêu tự do và ham sống mạnh mẽ, đã phản kháng khá quyết liệt. Hàng mấy tháng trời, đêm nào Mị cũng khóc, đã có lúc cô gái Mèo quyết ăn lá ngón tự vận nhưng nghĩ đến bộ, nếu như cô chết đi bố cô sẽ An phải trả lại món nợ cho nhà Thống Lý Pá Tra, Mị không đành chết. Cô đã chịu sống cả một đời cuộc sống nô lệ. .
- Những năm tháng trong nhà Pá Tra là một chuỗi dài cực nhọc, vất vả, nối tiếp nhau là sự bóc lột và hành hạ dã man của bọn địa chủ phong kiến mà Mị phải chịu động “Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi gì nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau liên tiếp vẽ ra trước mắt, mỗi năm, mỗi mùa, mỗi tháng lai làm đi làm lại”. “Con ngựa, con trâu làm còn có lúc được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào làm việc cả đêm cả ngày”. Thêm vào sự đầy đọa thể xác ấy, còn là sự áp bức về tinh thần. Mị luôn luôn nghĩ rằng, cô đã trở thành ma của nhà thống lý Pá Tra, thì chỉ có biết ở đây cho đến lúc chết. Mê tín, thần quyền đã hỗ trợ đắc lực cho giai cấp thống trị, nó là một thứ “thuốc phiện của tinh thần” đối với người dân tộc bị áp bức.
Tô Hoài bên cạnh việc tố cáo sự áp bức bóc lột của bọn phong kiến miền núi còn nói lên một sự thật vô cùng đau xót, con người bị áp bức cứ nhẫn nhục chịu đựng đến một lúc nào đó sẽ bị tê liệt cả tinh thần phản kháng. "Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị cũng tưởng mình là con trâu, con ngựa”. Bị giam hãm trong cái địa ngục khủng khiếp của nhà thống lý Pá Tra, Mị đang chết dần, chết mòn, cô gần như tê liệt sức sống. Con người ta thường tồn tại trong ba quan hệ: thời gian, không gian và giao tiếp. Nhưng với Mị, cô đã mất hết ý thức về thời gian, không gian và cả sự giao tiếp với mọi người. Cô càng ngày càng lặng yên, lùi lũi một mình trong xó cửa”. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Mị sống như một cái bóng. Sống mà như đã chết. Suốt trong phần đầu truyện, Tô Hoài gần như không để nhân vật Mị có một lời nói trực tiếp nào, cô hiếm khi có một tiếng nói của riêng mình, chỉ lùi lũi làm hết việc này đến việc khác như một cái bóng. Cuộc đời Mị chỉ còn thu lại qua cái khung cửa sổ bé bằng bàn tay “mờ mờ, trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Chi tiết về căn buồng Mị ở là một chi tiết rất “đắt”. Căn buồng âm u, chạng vạng với c lỗ vuông bằng bàn tay đã trở thành một biểu tượng đậm nét cho cuộc đời.
Mi dường như đã phó mặc cuộc sống của mình cho đinh lệnh, không nghĩ gì thời gian sống nữa. Cô không nhớ rằng mình đã về làm dâu nhà thống lý Pá Tra nhiều năm, ngồi trong căn buồng âm u nhìn ra ngoài cửa sổ, Mị không biết cái A nhờ nhờ trăng trắng kia là sương hay là nắng, với Mị, sự chuyển biến của thời thắc sớm tối không còn ý nghĩa gì nữa, không gợi cho cô cảm xúc gì nữa, cuộc sống chỉ nàn là một màn sương mờ đục không dĩ vãng, không hiện tại và tương lai.
Phải chăng, tâm hồn cô gái Mèo trẻ đẹp, tài hoa, giàu lòng yêu đời ngày nào giờ đây đã hoàn toàn tê liệt sức sống? Không, ngòi bút của nhà văn không chỉ hướng vào cái ảm đạm, mặt đen tối của cuộc đời mà còn thiết tha hướng tới phía sự sống và ánh sáng, để khơi gợi nó lên.Tô Hoài đã tìm sâu vào tận cùng để thấy được một chút le lói, một chút ánh sáng và hơi ấm của niềm ham sống, của khát khao hạnh phúc. Như dưới lớp tro dày nguội lạnh vẫn ấp ủ một chút than hồng, chỉ chờ một cơn gió đến sẽ thổi bùng lên. Nếu như trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, nhà văn đã khơi bùng lên những khát vọng hạnh phúc và lương thiện ở nhân vật Chí Phèo; thì với “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài cũng đã góp thêm vào truyền thống nhân đạo của văn học ta một tiếng nói có sức mạnh.
“Mùa xuân về trên vùng núi cao Tây Bắc có ý nghĩa như “một hoàn cảnh điển hình” làm gợi dây ở con người và thiên nhiên sức sống tiềm tàng. Sự sống cảnh vật và con người như được mùa xuân khơi dậy làm cho bừng tỉnh. Người dân tộc ở Hồng Ngài ăn Tết khi ngô lúa đã gặt xong, mùa xuân có thêm niềm vui thu hoạch mùa màng. Cái Tết năm ấy đến giữa lúc gió và rét dữ dội, nhưng vẫn không ngăn sắc màu của mùa xuân. Những chiếc váy hoa đem phơi trên những mỏm đá xa. như những con bướm sặc sỡ, “hoa thuốc phiện nở trắng lại đổi ra màu đỏ hau : thậm, rồi sang màu tím man mát”. “Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên các chơi trước nhà”. Sức sống của con người và tạo vật như được khởi động, bừng tỉnh A: đã từng một lần đi qua Tây Bắc chắc hẳn không thể nào quên được triển núi cao và hoa đào, hoa mận nở trắng rừng, Tây Bắc vắng lặng khi mùa xuân đến bỗng tràn lên đầy sức sống. Những rừng ban trắng ngút ngàn như lần vào trong mây núi. những đốm lửa đốt trên nương, những sắc màu sặc sỡ của váy áo, dù, ô của từng tốn nam nữ thanh niên đi chơi xuân, dập dìu trong tiếng sáo, tiếng khèn. Hoàn cảnh ấy không thể không tác động vào tâm hồn Mị, nhất là tiếng sáo, tiếng sáo rủ bạn đi chơi đầu núi. “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”. Trong đoạn tả diễn biến tâm trạng của Mị, tiếng sáo đã có một vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì “ngày xưa, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo, có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khác”. Với cô, tiếng sáo là biểu tượng lôi cuốn nhất của mùa xuân, của khát vọng hạnh phúc. Cái rạo rực của đêm tình mùa xuân lại càng được tăng lên bởi men rượu của ngày Tết “Ngày Tết, Mị cũng uống rượu, Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát, rồi say”. Cách uống của Mị như báo hiệu hành động nổi loạn của nhân vật. Và chính trong trạng thái ấy, Mị đã vượt ra khỏi tâm trạng dửng dưng bấy lâu nay của mình để vươn tới những khát vọng đẹp đẽ.
Trong khi đó, tiếng sáo gọi bạn tình, biểu tượng của sự sống, hạnh phúc, tình yêu, tự do cứ ngân lên thôi thúc. “Tiếng sáo, đó cũng là hiện thân của tâm hồn Mi cứ theo sát từng bước diễn biến tâm trạng của cô. Nó chính là ngọn gió trực tiếp làm thổi bùng lên ngọn lửa ham sống trong lòng Mi” (Nguyễn Văn Long).
Sức sống tâm hồn Mị trỗi dậy cứ trào dâng như những đợt sóng. Từ những khát vọng cháy bỏng trong tâm hồn, Mị đã đi đến hành động “Mi đến góc nhà lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Có thể xem đây là hành động của một con người đã ý thức được hoàn cảnh tối tăm của mình.Phải chăng Mi muốn thấp
lên một ngọn đèn soi vào cuộc sống hiện tại của mình để tìm một lối thoát cho tương | lai? Và hành động này kế tiếp hành động khác, không thể kìm nén được, từ thân phận nô lệ, Mi đã trở thành một con người thức tỉnh. Cô gái Mèo đã tự hành động theo sự mách bảo của trái tim bất chấp những xiềng xích tàn bạo của nhà thống lý Pá Tra. “Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa” sửa soạn đi chơi ngày Tết. Giữa lúc lòng ham sống của Mị trỗi dậy mãnh liệt, gần như lên đến đỉnh điểm, thì cũng chính là lúc Mi bị thực tại phũ phàng vùi dập một cách không tiếc thương. A Sử chồng cô bước vào, thản nhiên và lầm lì trói đứng Mi vào cột nhà, quấn tóc cô lên cột. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo, rồi A Sử tắt đèn đi ra, khép cửa lại. Trong cái kỹ càng, rành rẽ từng động tác của A Sử, ta như thấy toát lên sự tàn ác đến thản nhiên của một kẻ đã không còn chút gợn nào của lương tri nữa.
Suốt cái đêm bị trói vào cột ấy, Mị đã sống trong sự giằng xé mãnh liệt giữa niềm khát khao hạnh phúc cháy bỏng và thực tại phũ phàng. Lúc mới bị trói, Mi vẫn như sống trong tâm trạng say mê với tiếng sáo, với những đám chơi Tết ngoài kia Tiếng sáo đưa Mi đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”. Mi như quên là
nh đang bị trói, quên cả những đau đớn thế xác, đến nỗi trong những phút giây niềm khao khát mãnh liệt, Mị đã vùng bước đi.
| “Em không yêu, quả pao rơi rồi Em yêu người nào
Em bắt pao nào”. Dẫu cho khát vọng sống có mãnh liệt đến đâu thì sự thực vẫn là những vòng dây trói đang thắt chặt, dẫu ước mong mãnh liệt đến mấy, Mị vẫn không thể vượt qua được sự thật. Hai biểu tượng của ước mơ và thực tại hiện ra trong hai âm thanh trái ngược - tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết và tiếng chân ngựa đạp vào vách khô khan.
- “Mi không nghe tiếng sáo nữa, chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Thực tại phũ phàng đã lấn át, bóp nghẹt những ước mơ, khát vọng tươi sáng. Kết cục ấy nói lên rằng, chỉ có những phản kháng tự phát, nhân vật không thể giải thoát khỏi tình cảnh bị giam hãm, đày đọa, không thể giải phóng thực sự cho những ước vọng hạnh phúc.
- Thời gian lại lẳng lặng trôi đi, Mị vẫn tiếp tục “lùi lũi” với công việc của mình, cho đến một ngày, Mị phải chứng kiến cảnh A Phủ bị trói một cách vô cùng thảm khốc chỉ vì làm mất ngựa nhà thống lý. Lúc đó, tâm hồn Mị như khép kín, câm lặng. Đã biết bao đêm ngồi sưởi lửa, Mị chứng kiến cảnh A Phủ bị trói ở cột nhà, cô tưởng chừng như đã dửng dưng trước những cảnh dường như quá đỗi quen thuộc của nhà Pá Tra. Nhưng đêm nay, dưới ánh lửa “bập bùng”, “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ đã khơi dậy trong tâm hồn Mị niềm thương cảm sâu sắc của những con người cùng cảnh ngộ. Càng thương mình, “Mi chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải đứng như thế kia”, Mị càng thông cảm với nỗi đau của A Phủ. Một lần nữa, niềm khao khát sống mãnh liệt lại trỗi dậy trong cô, cô thấy thương cho A Phủ, thấy thương cho chính bản thân mình. “Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi. Người kia việc gì mà phải chết thế”. Mị không thể dửng dưng, câm lặng được nữa, tình thương đã lấn át cả nỗi sợ và cả cái chết - cô sẵn sàng thế mạng cho A Phủ. Đó là giây phút tuyệt vời nhất trong cuộc đời Mị, cô đã có một quyết định thật táo bạo là cởi trói, giải thoát cho A Phủ. Có lẽ lúc này, niềm khát | khao sống, khát khao tự do đã lên tới đỉnh điểm. Con người đã từng dám chết khi
không chấp nhận kiếp sống trâu ngựa, từng sẵn sàng cam chịu thân phận nô lệ để | trả nợ cho cha, lại một lần nữa sẵn sàng chết để cứu một người đang chịu hoàn cảnh oan nghiệt như A Phủ.
Mi cởi trói cho A Phủ, và rồi khát vọng tự do, lòng ham sống đã bừng tỉnh trong - cổ. Mi phải sống, “A Phủ, cho tôi đi! Ở đây thì chết mất”. Và thế là “Mị vụt chay băng đi.. Giải thoát cho A Phủ, Mị cũng tự giải thoát luôn cho chính mình, cắt đứt những sợi dây vô hình đã cột chặt đời cô vào quãng đời tủi nhục trong nhà thống lý Pá Tra, Tuy hành động của Mị là một hành động tự phát nhưng nó là kết quả phát triển tất yếu của một quá trình mà sức sống tiềm tàng trỗi dậy không ngừng trong tâm hồn Mị. Từ trong cái địa ngục giam cầm , đầy đọa mình biết bao nhiêu năm tháng, Mị đã vùng lên tìm cho mình sự tự do và cuộc sống mới. Nhà văn Tô Hoài đã mô tả quá trình diễn biến tâm lý và hành động của Mị thật tự nhiên và sinh động, vừa bất ngờ, vừa tất yếu. Mị đã trở thành một nhân vật thành công bậc nhất trong lịch sử văn xuôi cách mạng đương đại Việt Nam.
Vẻ đẹp rực rỡ, sức thu hút mạnh mẽ của nhân vật Mị chính là phẩm chất cao quý, đặc biệt là sức sống tiềm tàng của một cô gái trẻ. Đọc “Vợ chồng A Phủ”, mỗi chúng ta ai cũng nhớ, cũng thương, cũng quý một cô Mị sống trong đày đọa nhưng vẫn luôn khát khao vươn lên cuộc sống hạnh phúc, tự do để càng yêu hơn một cô Mi du kích ở Phiềng Sa sau này.