Việt Bắc - Tố Hữu
Đề bài 8: Phân tích khổ thơ
Ta về, mình có nhớ ta Ta về,
ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung (Việt Bắc – Tố Hữu)
Từ những cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trên, anh/ chị hãy bình luận về hai ý kiến sau: Bàn về ý thơ của Tố Hữu, có ý kiến cho rằng “Bài thơ mang vẻ đẹp truyền thống của thi ca”. Ý kiến khác lại cho rằng: “Bài thơ mang hơi thở của thời đại cách mạng”
Bài làm:
a. Mở bài:
- Trong những năm kháng chiến chống Pháp, khi mà cánh đồng văn chương Việt Nam đang được làn gió Thơ mới thổi qua thì Tố Hữu lại tìm về với những vần thơ truyền thống. Trong khi Thơ mới đang chiếm ưu thế một cách tuyệt đối thì ta lại thấy xuất hiện trên thị đàn tập thơ Từ ấy nổi bật là bài Việt Bắc là đỉnh cao của sự tìm về cội nguồn văn thơ dân tộc. Bàn về thơ của ông có ý kiến cho rằng: “ Bài thơ mang vẻ đẹp truyền thống của thi ca”. Ý kiến khác lại cho rằng: “Bài thơ mang hơi thở của thời đại cách mạng”. Đoạn thơ “...” trong bài Việt Bắc đã khẳng định sự đúng đắn của những ý kiến trên.
b. Thân bài: - Giới thiệu chung:
+ Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn nhất, tiêu biểu nhất của nền thi ca hiện đại, ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng, nhà thơ của lý tưởng cộng sản”. Tập thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu đồng thời cũng là thành tựu hàng đầu của thơ ca kháng chiến chống Pháp, trong đó bài thơ Việt Bắc” được coi là kết tinh trong nghệ thuật của ngòi bút Tố Hữu. Đó là khúc hát ân tình của người kháng chiến đối với quê hương, đất nước, với nhân dân, Cách mạng được thể hiện bằng một nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại mà cốt lõi là truyền thống ân nghĩa, đạo lý thủy chung của dân tộc.
+ Được coi là người sinh ra để thợ hóa cho những vấn đề chính trị, thơ Tố Hữu luôn bám sát các sự kiện cách mạng. Men theo năm tháng những bài thơ của Tố Hữu, ta có thể tái hiện lại những chặng đường hào hùng của cách mạng Việt Nam. Tháng 7 năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hòa bình được lập lại, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, một trang sử mới mở ra cho đất nước. Tháng 10 năm 1954, cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước chuyển từ căn cứ địa về thủ đô. Trong thời điểm lịch sử ấy, bài thơ Việt Bắc đã ra đời. Việt Bắc không chỉ là tình cảm riêng của Tố Hữu mà còn tiêu biểu cho tình cảm của người kháng chiến miền xuôi đối với chiến khu cách mạng, với đất nước, với nhân dân.
- Bình luận về hai ý kiến:
+ Ý kiến thứ nhất: “Bài thơ mang vẻ đẹp truyền thống của thi ca”, vậy vẻ đẹp truyền thống thi ca là gì ? Vẻ đẹp truyền thống thi ca là kế thừa và phát huy những nét đẹp của nền thi ca cổ điển và thi ca dân tộc ở cả phương diện nội dung và hình thức. Ý kiến trên đã nhìn nhận nét đặc sắc của hồn thơ Tố Hữu là đậm đà hồn dân tộc.
+ Ý kiến thứ hai: “Bài thơ mang hơi thở của thời đại cách mạng” nghĩa là nội dung cảm xúc của bài thơ mang làn gió của thời đại mới phản ánh hiện thực đất nước, con người Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp và hình thức nghệ thuật cũng hòa chung với vẻ đẹp của thi ca cách mạng ý kiến đã khẳng định thơ Tố Hữu là thơ hiện đại.
+ Hai ý kiến nêu trên là hai cách nhìn nhận tưởng như đối lập nhau nhưng chúng không loại trừ nhau mà có mối quan hệ bổ sung để góp phần đánh giá toàn diện về vẻ đẹp của thi phẩm. Bài thơ vừa mang vẻ đẹp của thời đại cách mạng vừa kế thừa vẻ đẹp của thơ ca truyền thống. Thơ Tố Hữu vừa có cái hòa quyện giữa cái hôm nay và cái xưa, cái mới mẻ và cái truyền thống. Đoạn thơ nêu trên nằm ở phần giữa của bài thơ Việt Bắc nhà thơ đã hóa thân vào lời của người ra đi để trao gửi tâm tình với người ở lại.
- Phân tích đoạn thơ:
+ Đoạn thơ mang vẻ đẹp của thi ca truyền thống được thể hiện rõ nét qua nội dung lời của người kháng chiến về xuôi nhắn gửi với lời của người ở lại là đồng bào chiến khu Việt Bắc, tình cảm thủy chung tha thiết nỗi nhớ không nguôi về thiên nhiên và con người Việt Bắc được thể hiện rõ nét qua hai câu thơ:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Điệp từ Ta về để khẳng định một sự thật nao lòng. Giờ chia tay đã điểm không thể chần chừ thêm được nữa, câu hỏi tu từ chỉ là cái cớ để bộc lộ cảm xúc giã từ Việt Bắc. Trong tâm hồn người ra đi cồn cào một nỗi nhớ điệp từ nhớ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần chia đều cho cả người ra đi Nhớ ta và người
lại ta nhớ. Nhớ nhất lưu luyến nhất là hai đối tượng “Hoa cùng người”. Tác giả dùng hình tượng hoa để nói về thiên nhiên Việt Bắc vì hoa là tượng trưng cho sự tinh túy của thiên nhiên. Vì sao không là hoa và người hay là hoa với người mà tác giả lại phải sử dụng những hoa cùng người? Bởi trong nỗi nhớ của người ra đi thì hình ảnh thiên nhiên và hình bóng con người không bao giờ tách rời mà luôn hòa quyện gắn bó với nhau từ “cõng” đã diễn tả được mối quan hệ tinh tế ấy. Tái hiện về tình cảm nỗi nhớ đó, Tố Hữu một lần nữa khắc sâu thêm ân tình, ân nghĩa của con người cách mạng, cũng là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” vốn là vẻ đẹp truyền thống của dân tộc ta.
+ Bằng ngôn từ nghệ thuật đoạn thơ của bốn cặp lục bát tiếp theo đã vẽ ra bức tranh nhỏ về thiên nhiên và con người Việt Bắc qua bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Tạo dựng một bức tranh tứ bình về vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc có học tập từ hội họa phương Đông, nghệ thuật dân gian và thơ ca dân tộc. Trong nghệ thuật dân gian có rất nhiều kiểu tứ bình như: “Long -Ly - Quy- Phượng” hay “Ngư - Tiều - Canh – Mục” hay “ Tùng - Cúc – Trúc - Mai” các vị tiền bối xưa cũng rất thành công khi miêu tả về | bức tranh tứ bình đó như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh Phụ Ngâm.... Đoạn thơ tràn đầy niềm tin tưởng ca ngợi, lạc quan về cách mạng.
| ++ Tác giả sử dụng sáng tạo cặp đại từ Mình – Ta. Từ “mình” trong tiếng Việt là ngôi thứ nhất dùng để chỉ bản thân, trong trường hợp nào đó dùng ở ngôi thứ hai dùng để chỉ đối tượng thì chỉ dùng trong trường hợp là người bạn đời của mình. Còn từ mình trong bài Việt Bắc được Tố Hữu dùng chủ yếu ở ngôi thứ hai cũng có khi từ “Mình” vừa được sử dụng để chỉ bản thân lẫn đối tượng. Tố Hữu rất sáng tạo trong việc sử dụng cặp đại từ đó, nắm bắt xu thế phát triển ngôn ngữ trong thời đại, có tác dụng tạo nên sự gắn kết giữa “mình và ta tuy hai mà một”, sự gắn bó giữa cách mạng và nhân dân cũng là sự gắn bó tuy hai mà một đó.
++ Khi nói đến mùa đông nhất là mùa đông ở vùng cao Việt Bắc người ta sẽ nghĩ đến một vùng không gian u ám, lạnh lẽo với màu xám xịt và đơn điệu. Nhưng dưới ngòi bút tài hoa của Tố Hữu sức sống mùa đông của Việt Bắc truyền thẳng đến người đọc bằng màu xanh trầm mặc của núi rừng, màu xanh của sự sống màu xanh của hi vọng:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Trên cái nền của màu xanh trầm mặc ấy gam màu nóng Hoa chuối đỏ tươi. Những bông hoa chuối nhìn từ xa như những bó đuốc sáng rực như xua tan đi cái không khí lạnh lẽo của núi rừng. Một cảnh sắc của mùa đông mang đậm tính chất hiện đại. Bức tranh mùa đông càng thêm sống động hơn bởi sự xuất hiện của con người, tỏa sáng trong từng câu chữ Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ở đây nhà thơ không khắc họa gương mặt mà chớp lấy một nét thần tình rực sáng nhất đó là ánh mặt trời chớp lóe trên lưỡi dao rừng ở ngang lưng. Con người ấy xuất hiện ở một vị trí đèo cao như đang chiếm lĩnh đỉnh cao, chiếm lĩnh cả núi rừng tự do lao động sản xuất: Núi rừng đây là của chúng ta trời xanh đây là của chúng ta (Nguyễn Đình Thi). Con người ấy là con người của vùng rừng núi chiến khu lên núi làm nương, phát rẫy sản xuất lương thực cung cấp cho kháng chiến.
++ Đông qua xuân đến gam màu làm nền cho bức tranh có sự chuyển đổi từ màu xanh trầm mặc của núi rừng mùa đông, chuyển sang màu trắng tinh khiết của hoa mơ:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Trắng rừng gợi cảm giác cả cánh rừng như bừng sáng lên khi xuân về, đây là đặc điểm riêng của núi rừng Việt Bắc cả khu rừng chợt bừng sáng trong màu trắng tinh khiết của hoa mơ, cảnh xuân Việt Bắc không có mai vàng, đào hồng như các vùng miền khác mà được tô điểm bởi một loài hoa dại với màu trắng tinh khiết. Tố Hữu rất ấn tượng với màu trắng hoa mơ ấy. Ông đã từng miêu tả bằng màu trắng ấy qua câu thơ Ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt/ Trắng rừng biên giới nở hoa mơ. Xuân ở vùng cao là mùa của lễ hội của vui chơi nhưng trong hoàn cảnh kháng chiến đồng bào Việt Bắc đã gác lại nhu cầu vui chơi ấy để chăm chỉ cần mẫn làm việc phục vụ cho kháng chiến, đây là một sự hi sinh thầm lặng mà thật đáng trân trọng. Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang câu thơ gợi lên được cả vẻ đẹp dường như ở đó có cả nỗi niềm và tính cách của người Việt Bắc. Chuốt từng thể hiện đức tính cần cù, tỉ mỉ tài hoa của người Việt Bắc làm nên chiếc nón nghĩa tình gửi tặng bộ đội dân công trên đường ra chiến dịch.
++ Bức tranh mùa hạ ở Việt Bắc thật sinh động được phác họa bởi tiếng ve kêu và màu vàng của khu rừng phách:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Câu thơ thứ nhất vừa có cả tiếng ve lẫn hoa phách, tiếng ve là đặc trưng của mùa hạ, hoa phách là đặc trưng của mùa hạ ở Việt Bắc. Những ngày cuối xuân cả rừng phách còn là cả màu xanh bạt ngàn, những nụ hoa còn náu kín trong kẽ lá. Khi những chàng nhạc sỹ của mùa hè cất lên tiếng hát đầu tiên thì những nụ hoa nhất tề đồng loạt trổ bông như để cổ vũ nhiệt tình cho những chàng ca sĩ, lúc này cả rừng phách được “tắm” trong sắc vàng mỗi khi có làn gió nhẹ thoảng qua. Chữ đổ mà Tố Hữu sử dụng thật tinh tế. Nó vừa gợi sự biến chuyển mau lẹ của màu sắc, vừa diễn tả tài tình hàng đợt mưa hoa rừng phách mỗi khi có ngọn gió thoảng qua. Xuân Diệu cũng đã từng sử dụng từ đổ này để miêu tả nên mùa thu trong bài Thơ Duyên. Trong không gian lãng mạn bởi tiếng ve kêu và màu vàng sóng sánh xuất hiện | một hình ảnh thật đẹp: Nhớ cô em gái hái măng một mình. Vì sao chỉ một mình cô gái đi hái măng mà không mang lại cảm giác cô đơn lẻ loi bởi con người ở nơi đây đã thực sự tự do, làm chủ thiên nhiên.
++ Cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc được khép lại bằng bức tranh mùa thu với ánh trăng hòa bình và tiếng hát thủy chung:
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Trăng đẹp nhất vào mùa thu, ánh trăng đẹp nên thơ lãng mạn thì thế phải đi kèm theo tiếng hát chứ không thể nào đi kèm với tiếng bom đạn. Tác giả ngụ ý những người dân Việt Bắc nơi đây luôn luôn khao khát một cuộc sống hòa bình tự do làm cho bức tranh thiên nhiên và con người ở nơi đây gần gũi hơn bao giờ hết. Ánh trăng của niềm vui, của hòa bình “rọi sáng khắp núi rừng Việt Bắc.
+ Đoạn thơ mang tính chất hô ứng nếu đoạn đầu tác giả đặt ra câu hỏi Ta về, mình có nhớ ta thì đoạn cuối tác giả đã tự trả lời Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. Bức tranh tứ bình không chỉ vẽ nên | hình ảnh của một quê hương cách mạng tươi sáng, căng tràn sức sống, ấm áp sắc màu mà còn khắc họa được chân dung con người mới, con người kháng chiến trong công cuộc xây dựng kiến thiết đất nước. Mới mẻ nhưng cũng rất truyền thống với kết cấu cổ điển thể thơ lục bát đoạn thơ là khúc ân tình ân nghĩa đi sâu vào lòng người.
- Đánh giá:
+ Về hai ý kiến:
++ Nét nghệ thuật truyền thống thể hiện ở chỗ Tố Hữu sử dụng thành công thể thơ lục bát dân tộc, sử dụng cặp đại từ Mình - Ta thường xuất hiện trong thơ ca dân gian, ngôn ngữ bình dị, trong sáng gợi cảm, đậm đà hồn dân tộc. Kết cấu đoạn thơ có sự cân đối đặc biệt thể hiện nghệ thuật tiểu đối, tạo nên sự cân xứng nhẹ nhàng chao đi liệng lại giống như những lời hát ru, hài hòa về câu chữ. Câu lục khắc họa thiên nhiên thì câu bát khắc họa hình tượng con người. Cùng với những nét chấm phá mỗi bức họa từng mùa, nhà thơ chỉ chọn đội hình ảnh nhưng đã ghi lại linh hồn rất riêng của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Cùng với bút pháp là thi liệu cổ xưa đã có rất nhiều trong thơ ca cổ là hình ảnh trăng, hoa.
++ Đoạn thơ mang hơi thở của thời đại cách mạng thể hiện vẻ đẹp quê hương Việt Bắc tứ thời trong những năm kháng chiến chống Pháp và vẻ đẹp của con người lao động mới trong công cuộc xây dựng đất nước. Đoạn thơ tràn đầy niềm tin tưởng ca ngợi, lạc quan về cách mạng.
+ Cả hai ý kiến mà ta vừa phân tích ở trên đều đúng. Tuy hai ý kiến mang hai giá trị khác nhau nhưng cùng làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích nói riêng và toàn bài thơ nói chung.
c. Kết bài:
Tóm lại với những nét chấm phá đơn sơ giản dị, vừa mang vẻ đẹp truyền thống của thi ca” vừa “mang hơi thở của thời đại cách mạng Tố Hữu đã làm nổi bật được bức tranh cảnh và người qua bốn
mùa của chiến khu Việt Bắc. Cảnh và người hòa hợp với nhau, tô điểm cho nhau, làm cho bức tranh trở nên gần gũi thân quen sống động và có hồn hơn.
4. Sáng tạo
- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,... ); văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu