Việt Bắc - Tố Hữu
Đề bài 6: Phân tích tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc
Theo anh (chị), tính dân tộc trong bài thơ "Việt Bắc" được biểu hiện cụ thể ở những ( phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh hoạ.
Bài làm
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, có một nhà thơ được coi là người biên niên sử Việt Nam bằng thơ. Đó chính là Tố Hữu. Ở tất cả các sáng tác của mình, Tố Hữu đã ghi lại chân thực và đầy đủ hình ảnh đất nước, con người trong những khúc đoạn khác nhau của dòng chảy lịch sử. Sự ổn định và vận động trong phong cách nghệ thuật của nhà thơ cũng không nằm ngoài dòng chảy ấy. Đọc thơ Tố Hữu, người ta thấy nổi bật lên ở đó tính dân tộc đậm đà thể hiện ở cả hai mặt nội dung và hình thức mà “Việt Bắc” là một bài thơ tiêu biểu.
Cùng với tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá giá trị của một tác phẩm nghệ thuật. Tính dân tộc, có thể hiểu là một khái niệm chỉ mối quan hệ khăng khít giữa nghệ thuật và dân tộc được thể hiện qua những đặc điểm độc đáo và tương đối bền vững, chung cho sáng tác của dân tộc, được hình thành trong quá trình phát triển của lịch sử. Để đánh giá tính dân tộc trong một tác phẩm người ta dựa vào những tiêu chuẩn như: Tác phẩm đó thể hiện được một cách sinh động và hấp dẫn màu sắc dân tộc (tức thể hiện được những nét đặc trưng của dân tộc ấy về thiên nhiên, đời sống phong tục tập quán của con người) hay không? Tác phẩm đó có thể hiện được tinh thần dân tộc, tính cách dân tộc; có ngôn ngữ và hình thức thể loại đậm tính dân tộc hay không?... Nghĩa là, khi đi vào tìm hiểu tính dân tộc trong một tác phẩm, người ta chú ý đến những biểu hiện về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật của nó. Nói tóm lại, một tác phẩm mang tính dân tộc phải là tác phẩm phản ánh được đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc với những nét đặc sắc của dân tộc mình. Nó phải nói lên được nguyện vọng, ước mơ, hoài bão của cả một cộng đồng dân tộc, kế thừa và phát huy những bản sắc và cá tính sáng tạo riêng của nền văn học nghệ thuật dân tộc ấy. Đó cũng là những gì ta bắt gặp trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu.
. Là một nhà thơ trữ tình chính trị, Tố Hữu làm thơ là để phục vụ cuộc sống, phục vụ sự nghiệp đấu tranh và xây dựng đất nước. Nội dung thơ ông luôn đề cập đến những vấn đề lớn có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả dân tộc. “Việt Bắc” là bài thơ tái hiện lại một giai đoạn lịch sử gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã thành kỉ niệm sâu nặng trong lòng người. Đọc bài thơ thấy hiện lên một thời kì chiến đấu gian khổ mà hào hùng:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”
Là khí thế đánh giặc vũ bão:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay”
Trong lịch sử của dân tộc ta độc lập tự do, tình yêu nước vẫn luôn là một đề tài lớn, nóng bỏng, thu hút sự chú ý của người nghệ sĩ. Từ đó, phẩm chất và cá tính của con người Việt Nam được khắc họa chân thực, sinh động: người Việt Nam của ân tình thủy chung, của lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm kiên cường trong một công cuộc chiến đấu và chiến thắng. Nhà B Tính dân tộc trong “Việt Bắc” cũng thể hiện một cách hấp dẫn và xúc động
màu sắc dân tộc ở hình tượng thiên nhiên, và con người Việt Bắc. Bức tranh thiên nhiên là những gì gần gũi trên quê hương Việt Nam, gắn bó với con người Việt Nam. Bắt gặp trong Việt Bắc”, hình ảnh “áo chàm đưa buổi phân li”, “rừng nứa, bờ tre” hồn hậu với củ sắn lùi, với bát cơm sẻ nửa thấm đượm tình người. Trong bài thơ có một đoạn thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên bốn mùa mang đậm màu sắc dân tộc:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng dao cài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Thiên nhiên được miêu tả trong những gam màu đặc trưng cho mỗi mùa trên đất nước Việt Nam là hoa chuối đỏ, hoa mơ nở trắng, là "ve kêu rừng phách đổ vàng". Đẹp hơn nữa khi thiên nhiên ấy làm nền cho con người xuất hiện, giản dị, gần gũi trong công việc lao động thường nhật: đan nón chuốt từng sợi giang, hái măng một mình... Và cuối cùng, tất cả đọng lại trong câu hát ân tình thủy chung say đắm... LA Tính dân tộc trong một tác phẩm còn thể hiện ở đời sống tình cảm phong phú của người dân Việt Nam. Thứ tình cảm ân nghĩa thủy chung từ thuở “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” vẫn là mạch nguồn chảy mãi trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam từ bao đời nay. Đọc “Việt Bắc”, ta bắt gặp trong đó nhiều tình cảm cao đẹp. Đó là tình đồng chí khi:
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Đó là tình cảm miền xuôi – miền ngược xa cách ngậm ngùi, quyến luyến:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
Tình cảm gắn bó sâu nặng với Đảng, và cách mạng:
“Ai về ai có nhớ không
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công”
Với Bác Hồ vĩ đại:
“Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường”
Đối với một đất nước có đời sống tinh thần phong phú, những tình cảm tốt đẹp ấy đã trở thành truyền thống. Diễn tả điều này, Tố Hữu đã đem đến cho thơ mình hơi thở nồng nàn của dân tộc. | Một khía cạnh nữa trong sự thể hiện tính dân tộc ở bài thơ “Việt Bắc” chính là về phương diện hình thức. Tính dân tộc ở nội dung được đặt trong tính dân tộc về hình thức càng trở nên sâu sắc và ấn tượng hơn. S Để làm sống lại kí ức về Việt Bắc trong hoài niệm, Tố Hữu đã sử dụng những hình tượng thơ thật gần gũi và thân thuộc... Hình thức nghệ thuật mang tính dân tộc được thể hiện chủ yếu qua bút pháp miêu tả, thể loại và ngôn ngữ, giọng điệu. Trong tác phẩm, Tố Hữu đã khéo léo sử dụng sáng tạo thể thơ lục bát của dân tộc. Thể thơ lục bát với sự luyến láy của vần điệu đã tạo ra những câu thơ như ca dao, như Truyện Kiều, như Chinh phụ ngâm từ thuở xưa.
“Mình để mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”
“Ai về ai có nhớ không
Ngọn cờ đỏ thắm gió lông của hang”
Chúng làm cho người ta nhớ đến những câu ca dao tình nghĩa có từ ngàn xưa:
“Mình về có nhớ ta không?
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”
“Mình về ta chẳng cho về
Ta túm vạt áo ta đề câu thơ”
Và nỗi “Nhớ gì như nhớ người yêu” cũng là sự vận dụng cách ví von, so sánh tài tình từ ca dao vào trong thơ của Tố Hữu, làm cho nó càng thiết tha, đằm thắm hơn. B Bút pháp miêu tả rất Việt Nam với những màu sắc giản dị và tươi sáng, dịu dàng và tinh tế. Nhà thơ không thiên về tả hình xác mà tạo nên những nét gợi, qua đó cho người đọc nắm bắt được linh hồn của tạo vật. Bức tranh thiên nhiên trong “Việt Bắc” vì thế lúc bình thường thì đẹp trong sáng với “rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”, với “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”, “ve kêu rừng phách đổ vàng” và “Rừng thu trăng rọi hòa bình”... làm nền cho câu hát ân tình thủy chung ngân nga mãi; nhưng khi cần thì thật hùng vĩ:
“Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng nuôi quân thù”
Giữa con người và thiên nhiên có một mối chan hòa, giao cảm và gắn bó tuyệt vời!
Cùng với bút pháp miêu tả là việc sử dụng những chất liệu ngôn ngữ đậm đà bản sắc dân tộc. Cũng giống như việc mượn chất liệu dân gian thể hiện màu sắc dân tộc trong “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm, ngôn ngữ của Tố Hữu có sự tiếp thu lời ăn tiếng nói của nhân dân nên dễ hiểu, dễ nhớ và dễ đi vào lòng người. Nói lên những tư tưởng lớn của thời đại bằng ngôn ngữ đời sống giản dị, gần gũi với tâm hồn con người Việt Nam. Đây chính là yếu tố tạo nên tính dân tộc và đại chúng trong sáng tác của ông. Ngôn ngữ mang bóng dáng của ca dao với cách xưng hô “mình – ta” đầy tình cảm:
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”
Những vần thơ đọc lên luyến láy như có nhạc điệu ở trong đó. Tố Hữu tỏ ra là nhà thơ rất nhạy cảm với nhạc tính của Tiếng Việt, là một trong những nghệ sĩ phát huy được cao độ khả năng biểu cảm của ngôn ngữ dân tộc. Đó chính là nhạc điệu của tình cảm, cảm xúc, nhạc điệu của tình thương mến.
“Mỗi nhà văn phải gắn với một dân tộc, một thời đại nhất định” (Bi-ê-lin-xki) và tính dân tộc cũng chính là một tiêu chuẩn để đánh giá giá trị của tác phẩm. Trong “Việt Bắc”, tính dân tộc là một đặc điểm tiêu biểu được thể hiện đậm nét. Nó góp phần tạo nên thành công của tác phẩm cũng như là một minh chứng làm sáng tỏ hơn cho tài năng và phong cách nghệ thuật của Tố Hữu. Nhà thơ mà “cuộc đời ấy là cuộc đời chiến đấu” nhưng bao nhiêu bài thơ “là bấy nhiêu khúc hát ân tình” (Pie En-ma-nuy-en).