Vị Vương Công Cuối Cùng
Chương 3: Hái dẻ (1)
Mùa hè năm 1925, chàng thanh niên người Nhật hai mươi bảy tuổi Azuma Shuji nhận được bức thư của cậu mình từ Trung Quốc gửi về quê hương Kyoto. Trong thư miêu tả về đất nước mà anh từng nghe kể qua các câu chuyện hoặc nhìn thấy qua những bức họa trong chùa miếu. Nơi đó lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, giá cả sản vật và nhân lực lao động đều rất rẻ, pháp luật chẳng qua chỉ là lời nói suông của những kẻ cưỡi ngựa đeo súng. Công ty cậu anh vừa đấu thầu xây dựng một tuyến đường sắt, mời người đương quyền làm cổ đông, tiền kiếm được vừa suôn sẻ vừa an toàn. Qua thư, cậu bảo Shuji cân nhắc xem có bằng lòng đến đây giúp ông một tay không, ông có một dự án xây dựng mới sắp khởi động, tin tưởng muốn giao cho con cháu nhà mình hơn.
Shuji xuất thân từ gia đình tư sản trung lưu, cha mở hai tiệm buôn rất có tầm cỡ, mẹ là nội trợ, đôi lúc sẽ ra tiệm đỡ đần. Shuji có một người chị, tên là Sakura, gả cho một người đàn ông gia thế tương đương, cần cù an phận. Anh còn có một người em gái tên Keiko, mới tốt nghiệp đại học, một mình sống ở Tokyo làm việc cho một tòa soạn, đã có người yêu. Bản thân Shuji là một thanh niên cao ráo, tướng mạo khôi ngô đoan chính, tóc dày đen như mực, thân người rắn rỏi, đầu óc thông minh, từ trung học đến đại học đều là học sinh xuất sắc, nghe theo lời kiến nghị của cậu đã theo ngành kiến trúc. Kiến trúc là khoa học cũng là nghệ thuật, Shuji học kiến trúc, làm việc rất nghiêm túc cẩn thận, nhưng tính cách và dưới đáy tâm hồn lại mang hơi hướm mơ mộng anh hùng: chẳng hạn như nhân lúc còn trẻ mà tới một đất nước xa lạ xông xáo một phen, gây dựng chút nghiệp lớn để khi về già có thể đem ra khoe khoang. Anh bèn gửi thư phúc đáp cậu, đồng ý sang đó. Vào một buổi sớm đầu thu, Azuma Shuji từ biệt cha mẹ và chị em gái, bước lên tàu chở khách đến Đông Bắc Trung Quốc.
Tàu lênh đênh trên biển năm ngày, Shuji cập bờ vào Đại Liên, cậu anh phái người đón anh ở cảng, sau đó ngồi tàu hỏa đến Phụng Thiên. Người tới đón vóc dáng không cao lắm, tên là Tiểu Trịnh, người Trung Quốc, nói tiếng Nhật rất sõi, tính cách cũng nhanh nhẹn khôn khéo, dúi cho binh sĩ ở ga tàu ít đồng, lấy được ghế ngồi gần cửa sổ trên chuyến tàu lâm thời mở thêm, xung quanh chen chúc toàn người Trung Quốc. Shuji vừa đặt chân tới đất khách quê người nên nhìn ai cũng thấy hiếu kỳ. Anh thấy trên băng ghế có người vắt chân bắt tréo, ngoài lối đi có người khoanh chân túm tụm đánh bài, dưới ghế cũng có người nằm ngủ, bên cạnh anh có một cái rổ, bên trong hình như là hoa quả đặc sản mùa này của Đại Liên, còn có một đứa trẻ nom mới đầy tháng. Mùi người và mùi thuốc lá trộn lẫn vào nhau, hệt như một đám mây đen vướng víu nặng trịch.
Ngoài đám mây đen ấy có một cô gái.
Nàng ngồi ở hành lang giữa hai toa tàu, bên dưới lót một tờ báo, tay cầm một quyển sách. Nàng không theo tục bó chân, đi một đôi giày da mềm màu đen, bít tất trắng, trong ống quần yếm lộ ra cẳng chân nhỏ nhắn, tròn tròn, trắng nõn. Cô gái ăn mặc rất nhã nhặn, bên trong quần yếm là áo sơmi trắng, trên góc cổ áo còn thêu hoa tường vi. Mái tóc nàng đen ngắn, uốn xoăn nhẹ, bên người đặt một cái vali to vừa phải, mặt ngoài trang trí theo kiểu Âu, màu nâu, kẻ carô – Nàng hoàn toàn khác biệt với những người xung quanh.
Bánh xe nghiến qua khe rãnh đường ray, tàu đung đưa phát ra những tiếng lịch xịch, dưới ghế tựa, đứa nhỏ trong rổ khóc toáng lên, mẹ nó ôm nó ra, móc đầu vú trong ngực áo ra nhét vào miệng đứa bé. Thị không có ghế ngồi, một tay ôm con, một tay bám lên lưng ghế tựa giữ thăng bằng, duy trì một tư thế vừa nhọc nhằn vừa lúng túng. Tiểu Trịnh chụp cái mũ vành lên mặt, gà gật ngủ. Còn cả một quãng đường dài hơn sáu tiếng nữa, hắn không có ý định nhường cái ghế vất vả mãi mới lấy được này cho người khác. Shuji đứng dậy. Anh vừa đứng lên, người phụ nữ đã ngồi ngay xuống ghế anh. Anh chẳng buồn quay đầu nhìn mà đi thẳng ra ngoài. Thứ mùi ô trọc dần nhạt bớt đi phần nào, anh đi thẳng tới cạnh cô gái đang đọc sách kia. Nàng tưởng anh muốn đi WC, dịch người sang bên cạnh nhường đường, bởi bị cuốn truyện trong tay hấp dẫn nên vẫn một mực không ngẩng đầu lên cái nào.
Người phụ nữ ngồi ghế Shuji đến là bình thản, đứa trẻ trong lòng thị cũng đang ngủ, Shuji không thể quay về, bèn đứng đó. Anh mặc tây trang chỉnh tề, đứng giữa đám người nghiêng nghiêng ngả ngả, giống như một con chim di cư sai mùa. Cô gái nọ rốt cuộc cũng ngẩng lên nhìn anh, anh bỏ mũ xuống, gật đầu với nàng: “Còn nhớ tôi không?”
Nàng đứng lên, nhìn anh một lúc rồi nhoẻn cười nhẹ nhàng: “Là anh trai Keiko ạ?”
Shuji gật đầu: “Đã lâu không gặp. Tôi có nghe Keiko nói, Minh Nguyệt tiểu thư không ở lại Nhật Bản làm việc sao?”
Nàng tên là Minh Nguyệt, Uông Minh Nguyệt. Mùa hè hai năm trước, nàng theo bạn học Keiko về Kyoto, tới nhà Azuma làm khách, Shuji đang vẽ tranh trong phòng, cách một tán cây đào trổ đầy những quả non trong sân, trông thấy cô gái trẻ xinh đẹp đến từ Trung Quốc này đứng ở hàng hiên đối diện. Khác với Keiko nhỏ nhắn ngoan hiền, Minh Nguyệt vừa nhìn đã biết là một cô bé phổng phao dồi dào sinh lực. Nàng có một gương mặt dáng như hạt hướng dương, làn da trẻ trung căng mọng, gò má mịn màng thậm chí còn sáng bóng như thoa dầu, hàng mày cong mà dài, khuôn miệng nho nhỏ, hàm răng đều trắng bóc, khi mỉm cười, lúm đồng tiền lấp ló bên khóe miệng, xinh xắn nhu mì như một đứa trẻ.
Keiko giới thiệu họ với nhau, anh cũng có chút ấn tượng với cái tên của nàng bởi em gái anh vẫn hay nhắc tới nàng, nào là cô bạn học này lại mua được món quần áo gì đẹp mắt, nào là họ đã cùng nhau xem những bộ phim điện ảnh phương Tây gì, nàng còn từng tặng một đôi tất trong suốt cho Keiko làm quà sinh nhật. Hôm nay rốt cuộc cũng được gặp mặt, nàng quả nhiên ăn vận rất trang nhã, cư xử cũng thoải mái phóng khoáng, lễ độ phải phép, có thể nhìn ra được xuất thân bất phàm.
Keiko nói với Minh Nguyệt: “Anh mình đang làm việc ở văn phòng thiết kế kiến trúc quan trọng nhất thành phố, công ty bách hóa Senban là do anh ấy đảm nhận đấy, lợi hại không?”
Minh Nguyệt nói: “Thật vậy sao, thất kính, thất kính.”
Shuji đáp: “Chỉ là hỗ trợ thầy hướng dẫn chút thôi.”
Keiko nhìn hai người, bưng miệng cười rộ.
Trong thư phòng anh có giấy bút, nàng viết tên mình lên góc giấy trắng: Uông Minh Nguyệt.
Trong lòng Shuji cảm thấy cái tên này vừa đẹp lại vừa lạ lùng, trăng tỏ nơi đáy nước (*).
(*) Chữ Uông (汪) còn có nghĩa là đầm nước, Minh Nguyệt (明月) có nghĩa là trăng sáng. Người Nhật cũng dùng chữ Hán nên khi Minh Nguyệt viết tên ra, Shuji có thể hiểu được nghĩa của tên nàng.
Đáng tiếc khi đó họ chỉ gặp mặt nhau có một lần này. Hôm sau, Shuji cùng bạn trung học lên núi cắm trại, đi một chuyến là những bảy ngày, lúc trở về, Uông Minh Nguyệt đã quay lại Tokyo, sau đó họ cũng không gặp lại nhau nữa. Đôi khi nghe Keiko nhắc tới, có kể là cô bạn này về sau đã chuyển sang khoa khác học, tự do buông thả hơn những người khác, nhưng chưa bao giờ hẹn hò thân mật với người khác phái.
Ở đất khách gặp được cố nhân, thật sự khiến Shuji mừng rỡ vô cùng, nhờ nhớ tới những ấn tượng về nàng từ lần gặp gỡ trước mà khoảng thời gian xa cách như bị ép lại thành một trang giấy mỏng dính, nhanh chóng lật qua.
Minh Nguyệt hỏi anh: “Azuma-kun đến Phụng Thiên làm gì vậy ạ?”
“Tới hỗ trợ công ty cho cậu. Minh Nguyệt tiểu thư là hồi hương đấy à?”
Nàng gật đầu: “Em là người Phụng Thiên, tốt nghiệp xong có nán lại Nhật Bản chơi nửa năm, nhưng người nhà đều ở đây cả, không về không được.” Nàng nhìn anh, “Azuma-kun ở lại Phụng Thiên bao lâu? Mùa đông lạnh lắm đó, anh có mang đủ quần áo theo không?”
“Hẳn là mua được chứ?”
“Đương nhiên rồi, cũng đâu phải sa mạc.”
Anh tới nơi rồi mới phát hiện ra, thành Phụng Thiên không những không phải sa mạc, bồi đô (*) này của vương triều thậm chí còn phồn hoa hơn cả trong tưởng tượng, hoàng cung cũ vẫn tráng lệ như xưa; ga tàu hỏa là một tòa nhà sơn đỏ mái trát vôi kiểu Nga, thiết kế duyên dáng hiện đại; trong thành có bốn tuyến tàu điện đi khắp thành phố, ngoài chợ có thể mua được xì dầu Nhật Bản và bánh bích quy, trong cửa hàng bách hóa cũng bán cả đồng hồ đeo tay Thụy Sĩ kiểu dáng mới nhất. Người bản địa giọng nói sang sảng, nơi đây thời cổ xưa hẳn là một khoảng rừng mênh mông, chất mùn vùi sâu trong thổ nhưỡng đen đặc, dinh dưỡng trù phú, lương thực sinh trưởng săn chắc cứng cáp, vị gạo không thua gì quê nhà anh. Bởi vậy nên, ven biển thì có người Sơn Đông biết làm ruộng tới ở, ven sông thì có người Triều Tiên gọn gàng sạch sẽ đến sống, bên rìa khu trung tâm tụ tập những xóm nhỏ người Hồi cùng lễ đường của họ, người Nga đi đến đâu cũng làm như mình là ông lớn, người Nhật thì len lỏi tìm kiếm cơ hội trong từng ngóc ngách. Còn có cả đám quân phiệt mới xách súng cưỡi ngựa và những quý tộc cũ triều Thanh mặc trường bào mã quái (**) của bản địa.
(*) Thời phong kiến Trung Quốc có chế độ lưỡng kinh: ngoài kinh đô ra thì còn có một kinh đô phụ, gọi là bồi đô (陪都), thiết lập dựa trên tình hình chính trị, quân sự của đất nước, bồi đắp những thiếu sót của kinh đô, hình thành sự phối hợp giữa hai kinh; lưỡng kinh của triều Thanh là phủ Thuận Thiên tức Bắc Kinh (kinh đô) và phủ Phụng Thiên tức Thẩm Dương (bồi đô).
(**) Mã quái (马褂) là loại áo ngắn khoác ngoài, thường mặc khi đi cưỡi ngựa của nam giới.
Họ xuống tàu hỏa, chia tay ở tòa nhà kiểu Nga này. Uông Minh Nguyệt viết địa chỉ lại cho anh, sau đó bước lên một chiếc xe con hiệu Anh màu đen. Tiểu Trịnh bắt hai cái xe ba gác, thương lượng giá tiền, vẫy gọi Shuji lại. Trên tàu hỏa, hắn đã được ngủ đủ rồi nên giờ đây tinh thần rất sung mãn: “Chúng ta tới nhà trọ chỗ cậu để hành lí trước rồi đi ăn nhé, cậu chưa ăn thịt ướp mắm chiên bao giờ đúng không? Ngon lắm đấy…”
Shuji miệng đáp “Được, phiền anh”, tay mở mảnh giấy Uông Minh Nguyệt để lại cho mình ra, trên đó ghi số hai tám phố Vũ Lộ.
Số hai tám phố Vũ Lộ nằm ở phía bắc hoàng cung cũ, phía tây nam chùa Từ Ân. Phố nhỏ rất sâu, hai bên trồng toàn cây hòe xanh mướt, tuổi trên trăm năm, trong đó không có từ số một đến số hai bảy, cũng không có số hai chín, chỉ có một nhà duy nhất, chính là số hai tám.
Cổng lớn màu đỏ tía đóng chặt, tài xế bóp còi một tiếng, cửa hông mé tây mở ra, chiếc xe con hiệu Anh màu đen chậm rãi tiến vào, dừng lại ngoài sân viện lớp thứ hai. Hai mụ vú già đi tới, một người mở cửa xe cho nàng, khom lưng, tay phải nâng lên đỡ nàng xuống xe, người còn lại thì đi xách hành lí.
Thời điểm đương là lúc hoàng hôn, nắng tà rọi lên ngói lưu ly vàng xanh, ánh sáng phản chiếu tầng tầng lớp lớp rơi xuống hoa cỏ trong sân và thềm đá cẩm thạch trắng, đủ loại sắc màu hòa lẫn vào nhau vừa phức tạp vừa diễm lệ như bày tỏ sự không cam lòng trước khi đêm về. Nàng băng qua sảnh đường và vườn hoa, chung quanh rường cột chạm trổ, xa hoa lộng lẫy. Nàng dừng lại trước cửa một tòa lầu nhỏ hai tầng đứng độc lập đằng đông, cửa lầu khép hờ, một hương thơm u uẩn lạ lùng bay ra thoang thoảng.
Nàng quỳ xuống, vững vàng ngay ngắn dập đầu: “Minh Nguyệt thỉnh an tiểu vương gia.”
Bên trong chẳng mảy may lấy một tiếng động.
Shuji xuất thân từ gia đình tư sản trung lưu, cha mở hai tiệm buôn rất có tầm cỡ, mẹ là nội trợ, đôi lúc sẽ ra tiệm đỡ đần. Shuji có một người chị, tên là Sakura, gả cho một người đàn ông gia thế tương đương, cần cù an phận. Anh còn có một người em gái tên Keiko, mới tốt nghiệp đại học, một mình sống ở Tokyo làm việc cho một tòa soạn, đã có người yêu. Bản thân Shuji là một thanh niên cao ráo, tướng mạo khôi ngô đoan chính, tóc dày đen như mực, thân người rắn rỏi, đầu óc thông minh, từ trung học đến đại học đều là học sinh xuất sắc, nghe theo lời kiến nghị của cậu đã theo ngành kiến trúc. Kiến trúc là khoa học cũng là nghệ thuật, Shuji học kiến trúc, làm việc rất nghiêm túc cẩn thận, nhưng tính cách và dưới đáy tâm hồn lại mang hơi hướm mơ mộng anh hùng: chẳng hạn như nhân lúc còn trẻ mà tới một đất nước xa lạ xông xáo một phen, gây dựng chút nghiệp lớn để khi về già có thể đem ra khoe khoang. Anh bèn gửi thư phúc đáp cậu, đồng ý sang đó. Vào một buổi sớm đầu thu, Azuma Shuji từ biệt cha mẹ và chị em gái, bước lên tàu chở khách đến Đông Bắc Trung Quốc.
Tàu lênh đênh trên biển năm ngày, Shuji cập bờ vào Đại Liên, cậu anh phái người đón anh ở cảng, sau đó ngồi tàu hỏa đến Phụng Thiên. Người tới đón vóc dáng không cao lắm, tên là Tiểu Trịnh, người Trung Quốc, nói tiếng Nhật rất sõi, tính cách cũng nhanh nhẹn khôn khéo, dúi cho binh sĩ ở ga tàu ít đồng, lấy được ghế ngồi gần cửa sổ trên chuyến tàu lâm thời mở thêm, xung quanh chen chúc toàn người Trung Quốc. Shuji vừa đặt chân tới đất khách quê người nên nhìn ai cũng thấy hiếu kỳ. Anh thấy trên băng ghế có người vắt chân bắt tréo, ngoài lối đi có người khoanh chân túm tụm đánh bài, dưới ghế cũng có người nằm ngủ, bên cạnh anh có một cái rổ, bên trong hình như là hoa quả đặc sản mùa này của Đại Liên, còn có một đứa trẻ nom mới đầy tháng. Mùi người và mùi thuốc lá trộn lẫn vào nhau, hệt như một đám mây đen vướng víu nặng trịch.
Ngoài đám mây đen ấy có một cô gái.
Nàng ngồi ở hành lang giữa hai toa tàu, bên dưới lót một tờ báo, tay cầm một quyển sách. Nàng không theo tục bó chân, đi một đôi giày da mềm màu đen, bít tất trắng, trong ống quần yếm lộ ra cẳng chân nhỏ nhắn, tròn tròn, trắng nõn. Cô gái ăn mặc rất nhã nhặn, bên trong quần yếm là áo sơmi trắng, trên góc cổ áo còn thêu hoa tường vi. Mái tóc nàng đen ngắn, uốn xoăn nhẹ, bên người đặt một cái vali to vừa phải, mặt ngoài trang trí theo kiểu Âu, màu nâu, kẻ carô – Nàng hoàn toàn khác biệt với những người xung quanh.
Bánh xe nghiến qua khe rãnh đường ray, tàu đung đưa phát ra những tiếng lịch xịch, dưới ghế tựa, đứa nhỏ trong rổ khóc toáng lên, mẹ nó ôm nó ra, móc đầu vú trong ngực áo ra nhét vào miệng đứa bé. Thị không có ghế ngồi, một tay ôm con, một tay bám lên lưng ghế tựa giữ thăng bằng, duy trì một tư thế vừa nhọc nhằn vừa lúng túng. Tiểu Trịnh chụp cái mũ vành lên mặt, gà gật ngủ. Còn cả một quãng đường dài hơn sáu tiếng nữa, hắn không có ý định nhường cái ghế vất vả mãi mới lấy được này cho người khác. Shuji đứng dậy. Anh vừa đứng lên, người phụ nữ đã ngồi ngay xuống ghế anh. Anh chẳng buồn quay đầu nhìn mà đi thẳng ra ngoài. Thứ mùi ô trọc dần nhạt bớt đi phần nào, anh đi thẳng tới cạnh cô gái đang đọc sách kia. Nàng tưởng anh muốn đi WC, dịch người sang bên cạnh nhường đường, bởi bị cuốn truyện trong tay hấp dẫn nên vẫn một mực không ngẩng đầu lên cái nào.
Người phụ nữ ngồi ghế Shuji đến là bình thản, đứa trẻ trong lòng thị cũng đang ngủ, Shuji không thể quay về, bèn đứng đó. Anh mặc tây trang chỉnh tề, đứng giữa đám người nghiêng nghiêng ngả ngả, giống như một con chim di cư sai mùa. Cô gái nọ rốt cuộc cũng ngẩng lên nhìn anh, anh bỏ mũ xuống, gật đầu với nàng: “Còn nhớ tôi không?”
Nàng đứng lên, nhìn anh một lúc rồi nhoẻn cười nhẹ nhàng: “Là anh trai Keiko ạ?”
Shuji gật đầu: “Đã lâu không gặp. Tôi có nghe Keiko nói, Minh Nguyệt tiểu thư không ở lại Nhật Bản làm việc sao?”
Nàng tên là Minh Nguyệt, Uông Minh Nguyệt. Mùa hè hai năm trước, nàng theo bạn học Keiko về Kyoto, tới nhà Azuma làm khách, Shuji đang vẽ tranh trong phòng, cách một tán cây đào trổ đầy những quả non trong sân, trông thấy cô gái trẻ xinh đẹp đến từ Trung Quốc này đứng ở hàng hiên đối diện. Khác với Keiko nhỏ nhắn ngoan hiền, Minh Nguyệt vừa nhìn đã biết là một cô bé phổng phao dồi dào sinh lực. Nàng có một gương mặt dáng như hạt hướng dương, làn da trẻ trung căng mọng, gò má mịn màng thậm chí còn sáng bóng như thoa dầu, hàng mày cong mà dài, khuôn miệng nho nhỏ, hàm răng đều trắng bóc, khi mỉm cười, lúm đồng tiền lấp ló bên khóe miệng, xinh xắn nhu mì như một đứa trẻ.
Keiko giới thiệu họ với nhau, anh cũng có chút ấn tượng với cái tên của nàng bởi em gái anh vẫn hay nhắc tới nàng, nào là cô bạn học này lại mua được món quần áo gì đẹp mắt, nào là họ đã cùng nhau xem những bộ phim điện ảnh phương Tây gì, nàng còn từng tặng một đôi tất trong suốt cho Keiko làm quà sinh nhật. Hôm nay rốt cuộc cũng được gặp mặt, nàng quả nhiên ăn vận rất trang nhã, cư xử cũng thoải mái phóng khoáng, lễ độ phải phép, có thể nhìn ra được xuất thân bất phàm.
Keiko nói với Minh Nguyệt: “Anh mình đang làm việc ở văn phòng thiết kế kiến trúc quan trọng nhất thành phố, công ty bách hóa Senban là do anh ấy đảm nhận đấy, lợi hại không?”
Minh Nguyệt nói: “Thật vậy sao, thất kính, thất kính.”
Shuji đáp: “Chỉ là hỗ trợ thầy hướng dẫn chút thôi.”
Keiko nhìn hai người, bưng miệng cười rộ.
Trong thư phòng anh có giấy bút, nàng viết tên mình lên góc giấy trắng: Uông Minh Nguyệt.
Trong lòng Shuji cảm thấy cái tên này vừa đẹp lại vừa lạ lùng, trăng tỏ nơi đáy nước (*).
(*) Chữ Uông (汪) còn có nghĩa là đầm nước, Minh Nguyệt (明月) có nghĩa là trăng sáng. Người Nhật cũng dùng chữ Hán nên khi Minh Nguyệt viết tên ra, Shuji có thể hiểu được nghĩa của tên nàng.
Đáng tiếc khi đó họ chỉ gặp mặt nhau có một lần này. Hôm sau, Shuji cùng bạn trung học lên núi cắm trại, đi một chuyến là những bảy ngày, lúc trở về, Uông Minh Nguyệt đã quay lại Tokyo, sau đó họ cũng không gặp lại nhau nữa. Đôi khi nghe Keiko nhắc tới, có kể là cô bạn này về sau đã chuyển sang khoa khác học, tự do buông thả hơn những người khác, nhưng chưa bao giờ hẹn hò thân mật với người khác phái.
Ở đất khách gặp được cố nhân, thật sự khiến Shuji mừng rỡ vô cùng, nhờ nhớ tới những ấn tượng về nàng từ lần gặp gỡ trước mà khoảng thời gian xa cách như bị ép lại thành một trang giấy mỏng dính, nhanh chóng lật qua.
Minh Nguyệt hỏi anh: “Azuma-kun đến Phụng Thiên làm gì vậy ạ?”
“Tới hỗ trợ công ty cho cậu. Minh Nguyệt tiểu thư là hồi hương đấy à?”
Nàng gật đầu: “Em là người Phụng Thiên, tốt nghiệp xong có nán lại Nhật Bản chơi nửa năm, nhưng người nhà đều ở đây cả, không về không được.” Nàng nhìn anh, “Azuma-kun ở lại Phụng Thiên bao lâu? Mùa đông lạnh lắm đó, anh có mang đủ quần áo theo không?”
“Hẳn là mua được chứ?”
“Đương nhiên rồi, cũng đâu phải sa mạc.”
Anh tới nơi rồi mới phát hiện ra, thành Phụng Thiên không những không phải sa mạc, bồi đô (*) này của vương triều thậm chí còn phồn hoa hơn cả trong tưởng tượng, hoàng cung cũ vẫn tráng lệ như xưa; ga tàu hỏa là một tòa nhà sơn đỏ mái trát vôi kiểu Nga, thiết kế duyên dáng hiện đại; trong thành có bốn tuyến tàu điện đi khắp thành phố, ngoài chợ có thể mua được xì dầu Nhật Bản và bánh bích quy, trong cửa hàng bách hóa cũng bán cả đồng hồ đeo tay Thụy Sĩ kiểu dáng mới nhất. Người bản địa giọng nói sang sảng, nơi đây thời cổ xưa hẳn là một khoảng rừng mênh mông, chất mùn vùi sâu trong thổ nhưỡng đen đặc, dinh dưỡng trù phú, lương thực sinh trưởng săn chắc cứng cáp, vị gạo không thua gì quê nhà anh. Bởi vậy nên, ven biển thì có người Sơn Đông biết làm ruộng tới ở, ven sông thì có người Triều Tiên gọn gàng sạch sẽ đến sống, bên rìa khu trung tâm tụ tập những xóm nhỏ người Hồi cùng lễ đường của họ, người Nga đi đến đâu cũng làm như mình là ông lớn, người Nhật thì len lỏi tìm kiếm cơ hội trong từng ngóc ngách. Còn có cả đám quân phiệt mới xách súng cưỡi ngựa và những quý tộc cũ triều Thanh mặc trường bào mã quái (**) của bản địa.
(*) Thời phong kiến Trung Quốc có chế độ lưỡng kinh: ngoài kinh đô ra thì còn có một kinh đô phụ, gọi là bồi đô (陪都), thiết lập dựa trên tình hình chính trị, quân sự của đất nước, bồi đắp những thiếu sót của kinh đô, hình thành sự phối hợp giữa hai kinh; lưỡng kinh của triều Thanh là phủ Thuận Thiên tức Bắc Kinh (kinh đô) và phủ Phụng Thiên tức Thẩm Dương (bồi đô).
(**) Mã quái (马褂) là loại áo ngắn khoác ngoài, thường mặc khi đi cưỡi ngựa của nam giới.
Họ xuống tàu hỏa, chia tay ở tòa nhà kiểu Nga này. Uông Minh Nguyệt viết địa chỉ lại cho anh, sau đó bước lên một chiếc xe con hiệu Anh màu đen. Tiểu Trịnh bắt hai cái xe ba gác, thương lượng giá tiền, vẫy gọi Shuji lại. Trên tàu hỏa, hắn đã được ngủ đủ rồi nên giờ đây tinh thần rất sung mãn: “Chúng ta tới nhà trọ chỗ cậu để hành lí trước rồi đi ăn nhé, cậu chưa ăn thịt ướp mắm chiên bao giờ đúng không? Ngon lắm đấy…”
Shuji miệng đáp “Được, phiền anh”, tay mở mảnh giấy Uông Minh Nguyệt để lại cho mình ra, trên đó ghi số hai tám phố Vũ Lộ.
Số hai tám phố Vũ Lộ nằm ở phía bắc hoàng cung cũ, phía tây nam chùa Từ Ân. Phố nhỏ rất sâu, hai bên trồng toàn cây hòe xanh mướt, tuổi trên trăm năm, trong đó không có từ số một đến số hai bảy, cũng không có số hai chín, chỉ có một nhà duy nhất, chính là số hai tám.
Cổng lớn màu đỏ tía đóng chặt, tài xế bóp còi một tiếng, cửa hông mé tây mở ra, chiếc xe con hiệu Anh màu đen chậm rãi tiến vào, dừng lại ngoài sân viện lớp thứ hai. Hai mụ vú già đi tới, một người mở cửa xe cho nàng, khom lưng, tay phải nâng lên đỡ nàng xuống xe, người còn lại thì đi xách hành lí.
Thời điểm đương là lúc hoàng hôn, nắng tà rọi lên ngói lưu ly vàng xanh, ánh sáng phản chiếu tầng tầng lớp lớp rơi xuống hoa cỏ trong sân và thềm đá cẩm thạch trắng, đủ loại sắc màu hòa lẫn vào nhau vừa phức tạp vừa diễm lệ như bày tỏ sự không cam lòng trước khi đêm về. Nàng băng qua sảnh đường và vườn hoa, chung quanh rường cột chạm trổ, xa hoa lộng lẫy. Nàng dừng lại trước cửa một tòa lầu nhỏ hai tầng đứng độc lập đằng đông, cửa lầu khép hờ, một hương thơm u uẩn lạ lùng bay ra thoang thoảng.
Nàng quỳ xuống, vững vàng ngay ngắn dập đầu: “Minh Nguyệt thỉnh an tiểu vương gia.”
Bên trong chẳng mảy may lấy một tiếng động.
Tác giả :
Tg Mậu Quyên