Vị Vương Công Cuối Cùng
Chương 24: Quyến luyến (3)
Giờ đây nàng nằm bên chàng, ngửi được hơi thở quen thuộc, hết thảy chuyện cũ chợt hiện lên trước mắt. Những năm nay ở Nhật Bản, mỗi thời mỗi khắc nàng đều nhớ chàng. Mỗi lần cầm bút muốn viết một lá thư cho chàng là lại cảm giác như có một tảng đá nặng trịch đè ép lên mọi dây thần kinh, chỉ thấy đầu óc hỗn loạn, không nghĩ được gì. Một lá thư thôi mà chẳng biết phải thăm hỏi thế nào, có nên xin lỗi không hay phải cảm ơn ra sao. Bởi vậy mà văn chương câu cú biến thành vài từ ngữ rời rạc, rồi lại bị tháo tung ra thành những nét bút hỗn loạn, những nét bút này được nối liền lại, có độ cong và đường nét, phác nên dáng vẻ của một người, nên tóc nên mày nên mắt nên mũi chàng, và cả cánh môi mong mỏng khả ái. Nàng không viết cho chàng một chữ nào, nhưng lại ở trong lớp học yên tĩnh, trong quán rượu ồn ào náo nhiệt mà vẽ vô số gương mặt chàng lên bàn học nàng ngồi. Vậy nhưng không giống, không giống một chút nào, tất cả những gương mặt ấy đều không giống. Càng tỉ mỉ hồi tưởng chàng, càng nghiêm túc miêu tả lại cách chàng càng xa. Giờ đây nàng rốt cuộc cũng về lại bên chàng, ngắm nhìn gương mặt ngày đêm mong nhớ này, muốn vươn tay chạm vào, vuốt ve, nhưng rốt cuộc vẫn không có can đảm, đành buông bỏ ý nghĩ này.
Mới vừa rồi cũng chẳng ra sao. Làm tình mà cứ như thể không tìm được một chủ đề thích hợp gì để ôn chuyện, dù cả hai đều ôm đầy đủ nhiệt tình và nghiêm túc. Trước đây nàng được chàng cưng chiều, dù luôn cảm thấy đau nhưng lại có khoái cảm ngược đãi một cách dịu dàng và dễ chịu đầy thân mật. Mà nay nàng đã trưởng thành, ôm tâm trạng chuộc tội tính lựa ý hùa theo, lại cảm thấy chẳng tự nhiên, chẳng khiến người ta vui thích. Bữa ôn chuyện đêm nay chỉ quấy quá qua loa rồi kết thúc. Họ trầm mặc, rõ ràng không muốn thừa nhận nhưng đều đã xác định được rằng, thời gian trôi đi, họ đã không còn là tiểu vương gia và Minh Nguyệt của chàng trước đây nữa rồi.
Chàng rời giường, mặc quần áo, không định qua đêm ở đây. Ngồi bên mép giường, chàng quay lưng về phía nàng, hỏi: “Định ra ngoài thăm thú hay tìm việc gì làm trước?”
“Muốn đi thăm bạn bè trước ạ.”
“Vậy cũng được.” Chàng nói xong đẩy cửa rời đi, cũng không quay lại thêm lần nào nữa.
Sau khi tốt nghiệp trung học, Nam Nhất không tiếp tục học lên mà xin một chân sao bản thảo ở tòa soạn báo của cha mình. Vị trí bàn làm việc của cô ngay sát cửa sổ, cô còn nuôi một chậu cây xương rồng. Lúc Minh Nguyệt tới, Nam Nhất đang nhoài người ở đó ra sức viết chữ loạt xoạt, ngẩng lên trông thấy nàng, Nam Nhất lập tức nhảy cẫng lên như một con ếch xanh dồi dào sinh lực, thân mình khỏe khoắn: “Minh Nguyệt! Uông Minh Nguyệt! Đồ xấu xa nhà cậu! Cậu! Mình nhớ cậu muốn chết được!”
Minh Nguyệt và Nam Nhất ôm chầm lấy nhau, nàng thoáng cảm thấy trong lòng ấm áp, mắt cũng ươn ướt: Ôi, hóa ra vẫn còn có người nhớ nàng, vẫn còn có người ôm nàng, nhiệt liệt hoan nghênh nàng! Nam Nhất sửa sang lại bản thảo và giấy viết vứt lung tung trên bàn, lấy khăn quàng ra quấn lên cổ mấy vòng rồi kéo Minh Nguyệt ra ngoài: “Mình đã bảo là hôm nay thể nào cũng không làm nổi việc mà! Mình đã linh cảm sẽ có gì xảy ra rồi. Chúng ta tìm chỗ nào ăn gì đi, này, bánh nướng và canh dê có được không?”
“Bây giờ á, hai giờ chiều rồi mà?”
“Trưa mình chưa ăn cơm.” Nam Nhất nói.
“Được thôi!” Minh Nguyệt nói, “Mình đến giờ còn chưa được nếm miếng gì đây.”
Họ lên tàu điện đi đến phố ăn vặt. Khu vực này là nơi ngụ cư của người Hồi trong thành Phụng Thiên, lấy nhà thờ Hồi giáo làm trung tâm, trong phạm vi năm sáu khu phố xung quanh mở toàn những cửa hàng đặc sản lớn nhỏ, hiệu đồ ngọc, tiệm trang sức, cửa hàng thảm lông, sạp hoa quả khô, và rất nhiều rất nhiều hàng quán với hương vị độc đáo khác. Tất cả đều khảm nạm trên những con phố ngoằn ngoèo chật hẹp này, phải cẩn thận để ý hương vị thật kĩ mới phân biệt được.
Nam Nhất nay đã đi làm tự kiếm được tiền nên nghiễm nhiên mang phong thái của khách quen, đi ngang qua các quán xá, chỉ vào những mặt quán trắng trắng xanh xanh, giới thiệu với Minh Nguyệt: “Đây là một quán thịt chần, thịt thì thường thôi nhưng nước chấm ngon cực kì. Quán này đùi dê nướng không tệ, gân hấp cách thủy cũng được. À, quán này làm xíu mại, nhìn thì có vẻ không sạch sẽ nhưng mà mùi vị hay lắm, thật đấy, mấy thứ bẩn thỉu cũng có vị riêng của bẩn thỉu…”
Minh Nguyệt càng nghe cô nói càng cảm thấy bụng dạ cồn cào, thúc giục: “Chị gái à, hay là chúng ta ăn đây luôn đi, em không ngại bẩn đâu.”
Nam Nhất cười hì hì: “Nhịn chút đi, sự kiên nhẫn luôn được đền đáp xứng đáng.”
Họ cuối cùng cũng tới quán ăn kia, vén rèm lên nhìn, bên trong chỉ có tổng cộng tám cái bàn, đang là buổi chiều, chưa đến giờ cơm mà đã có bốn bàn khách. Nam Nhất dẫn Minh Nguyệt ngồi vào bàn trong cùng, không cần xem thực đơn mà cứ thế nói với bà chủ quán mặt đỏ: “Bốn cái bánh nướng, hai bát canh dê, thêm một đĩa gân trộn rau.”
Canh dê là có sẵn, nồi canh lớn ùng ục nổi bong bóng, múc ra bát rắc thêm rau thơm cắt vụn, bị nước canh nóng hâm chín, rau thơm ngả sang màu lục sẫm đẹp mắt. Minh Nguyệt bỏ thêm một thìa hạt tiêu trắng vào, quấy đều rồi uống một ngụm, cắn một miếng thịt dê nhỏ, chép miệng nói với Nam Nhất: “Thơm ghê.”
Bánh nướng ở đây rất đặc biệt, hình tròn, to bằng bàn tay, bên trên nặn thành nếp uốn sóng, ở giữa không kín liền mà để trần một cái lỗ tròn cỡ đồng xu, nhân thịt dê được nướng chín, nhồi rất chặt bên trong, nước xốt tràn ra, Nam Nhất rưới thêm chút giấm đen, Minh Nguyệt thì chấm vào giấm già, cắn xuống thực sự là ngon tuyệt cú mèo. Nam Nhất nói: “Thế này gọi là mở miệng cắn bánh mở miệng cười đó.” Mỗi người hai cái bánh ăn hết rồi, Nam Nhất lại gọi thêm hai cái nữa, họ ăn đến mồ hôi đầy đầu.
Ăn no rồi lại nhảy sang một quán khác ngồi trên thảm lông uống trà sữa ăn hạt hướng dương, tán gẫu về những tin đồn thú vị và chuyện cũ thời đi học trước đây, lại nói tiếp sang sự đổi thay của giáo viên và các bạn học. Thời gian còn không tới bốn năm, bạn học trung học khi trước có người đã ra nước ngoài học đại học, có người đã sớm lấy chồng, làm mẹ rồi.
Nam Nhất nói chị cô Đông Nhất đã tốt nghiệp đại học, tìm được một công việc ở Thượng Hải. Chị ấy không hài lòng với mối hôn sự trong nhà sắp xếp nên cứ dùng dằng mãi không chịu trở về. Có gương cô chị đi trước, cha mẹ chắc sẽ không thúc giục con gái út Nam Nhất. Cô cũng không nghịch ngợm gì, quy củ mà làm việc, về nhà, đọc sách, gặp bạn bè. Trong đám bạn của cô có một người là nhà phê bình ẩm thực nổi danh trong thành, chuyên đi ăn quán rồi đánh giá, sau đó viết chuyên mục cho ba tờ báo. Những quán ăn nhỏ ở phố ăn vặt này cũng đều do hắn phát hiện và đề cử, còn một quán thịt chần nữa, lần sau chúng ta đi. Cái tay nhà phê bình ẩm thực này buồn cười lắm, vì đi ăn nhiều, phê bình nhiều nên rất hay bị viêm môi, là trên môi bị nổi mụn nước liên tục ấy, sau đó cả nửa mặt sưng vù… Nam Nhất vừa nói vừa cười ha ha không dứt.
Minh Nguyệt nói, Lần sau nhất định phải để mình mời khách, cậu không biết đâu, ở Nhật Bản mình không ăn uống được gì cả, nhớ đến quán ăn Phụng Thiên mà đi ngủ cũng rỏ dãi, đồ ăn Nhật Bản thực sự là thanh đạm cực kỳ, ăn một thời gian dài cứ như là nhai giấy vậy, không mang tương sang đó mình hối hận chết thôi, có điều, lại nói, hải sản không tệ, quê cậu vốn ở Đan Đông đúng không, chắc cậu thích ăn hải sản lắm…
Hai người thao thao bất tuyệt, liên miên mãi mà không hết chuyện, từ chủ đề này nhảy sang chủ đề nọ, từ trải nghiệm này kéo sang trải nghiệm kia, từ một người này nhắc tới một người khác. Nhưng có một khoảng thời gian, có một việc họ không muốn đề cập tới, mỗi khi đến gần đều sẽ cẩn thận né tránh: mùa thu tìm được đường sống trong chỗ chết mấy năm trước và người bạn đã không thể gặp lại ấy.
Minh Nguyệt bỗng lặng thinh, ngẩn ngơ đờ ra với Nam Nhất, một lúc thật lâu. Nàng chống đầu nói: “Ôi, sao mình lại thấy hơi choang choáng thế này nhỉ?”
Nam Nhất nói: “Có phải do trà sữa đặc quá không, uống cái này sẽ bốc lên đầu đấy…”
“Về nhà chưa?”
“Cậu vẫn ở đó à?”
Minh Nguyệt gật đầu: “Mình cũng không có nơi khác để đi.”
Hai người kéo tay nhau đứng dậy khỏi thảm, cả hai đều hơi lảo đảo, cười khúc khích trỏ vào nhau.
“Cậu say rồi.”
“Cậu mới say ấy.”
“Lần sau đi uống thật đi?”
“Ai sợ ai chứ.”
Họ đi ra khỏi con ngõ nhỏ đúng lúc nhà thờ Hồi giáo đang đánh chuông, những người Hồi đứng lại tại chỗ cầu nguyện. Nam Nhất bỗng che miệng cười khì: “Ha ha, Uông Minh Nguyệt, cậu đang làm gì thế? Cậu muốn xin A La gì hả?”
Minh Nguyệt chắp hai tay đứng đó, híp mắt nói: “Mình muốn biến thành cậu.”
“Biến thành mình?” Nam Nhất như nghe thấy chuyện gì buồn cười lắm, “Cậu muốn biến thành mình?! Vì sao?”
“Bởi vì cậu vui vẻ.”
Trăng non treo trên đỉnh tháp tròn của nhà thờ Hồi giáo nổi bật trong ráng chiều tịch dương, sáng tỏ rõ ràng. Tiếng tụng kinh và cầu nguyện trầm thấp lầm rầm vọng tới từ mỗi ngóc ngách, giống như nước sôi gợn lăn tăn, chưng nấu những điều chúc phúc, nguyện cầu và xưng tội, hòa tan chúng thành không khí mỏng nhẹ, chậm rãi bay lên trời, mong thần linh để mắt.
Hai người tạm biệt nhau ở cửa nhà thờ Hồi giáo. Minh Nguyệt gọi một xe ba gác về vương phủ, Nam Nhất lên chuyến tàu điện đi thẳng tới nhà mình. Cô ngồi ở vị trí phía cuối toa xe, hai tay lồng trong tay áo, nghĩ đến lời Minh Nguyệt nói: Nàng muốn biến thành cô. Bởi vì cô vui vẻ. Thì ra ấn tượng cô để lại cho người ta là vậy, thảo nào thời trung học luôn có người lôi kéo cô tham gia câu lạc bộ kịch, diễn tốt thế kia mà, chính mình cũng không nhận ra, thực sự rất nhập vai.
Minh Nguyệt muốn biến thành cô kỳ thực rất dễ dàng: Lúc tán gẫu chỉ nói đến những chuyện khôi hài và ly kỳ, giọng to một chút, cười lâu một chút, sẽ để lại cho người ta ấn tượng vui vẻ, sẽ được hoan nghênh. Chỉ là trong lòng cô lại chẳng phải như vậy, cứ nhớ nhung mãi một người. Lúc nhớ nhung một người, ai có thể vui vẻ cho được?
Đó là chuyện của mùa đông năm trước.
Mới vừa rồi cũng chẳng ra sao. Làm tình mà cứ như thể không tìm được một chủ đề thích hợp gì để ôn chuyện, dù cả hai đều ôm đầy đủ nhiệt tình và nghiêm túc. Trước đây nàng được chàng cưng chiều, dù luôn cảm thấy đau nhưng lại có khoái cảm ngược đãi một cách dịu dàng và dễ chịu đầy thân mật. Mà nay nàng đã trưởng thành, ôm tâm trạng chuộc tội tính lựa ý hùa theo, lại cảm thấy chẳng tự nhiên, chẳng khiến người ta vui thích. Bữa ôn chuyện đêm nay chỉ quấy quá qua loa rồi kết thúc. Họ trầm mặc, rõ ràng không muốn thừa nhận nhưng đều đã xác định được rằng, thời gian trôi đi, họ đã không còn là tiểu vương gia và Minh Nguyệt của chàng trước đây nữa rồi.
Chàng rời giường, mặc quần áo, không định qua đêm ở đây. Ngồi bên mép giường, chàng quay lưng về phía nàng, hỏi: “Định ra ngoài thăm thú hay tìm việc gì làm trước?”
“Muốn đi thăm bạn bè trước ạ.”
“Vậy cũng được.” Chàng nói xong đẩy cửa rời đi, cũng không quay lại thêm lần nào nữa.
Sau khi tốt nghiệp trung học, Nam Nhất không tiếp tục học lên mà xin một chân sao bản thảo ở tòa soạn báo của cha mình. Vị trí bàn làm việc của cô ngay sát cửa sổ, cô còn nuôi một chậu cây xương rồng. Lúc Minh Nguyệt tới, Nam Nhất đang nhoài người ở đó ra sức viết chữ loạt xoạt, ngẩng lên trông thấy nàng, Nam Nhất lập tức nhảy cẫng lên như một con ếch xanh dồi dào sinh lực, thân mình khỏe khoắn: “Minh Nguyệt! Uông Minh Nguyệt! Đồ xấu xa nhà cậu! Cậu! Mình nhớ cậu muốn chết được!”
Minh Nguyệt và Nam Nhất ôm chầm lấy nhau, nàng thoáng cảm thấy trong lòng ấm áp, mắt cũng ươn ướt: Ôi, hóa ra vẫn còn có người nhớ nàng, vẫn còn có người ôm nàng, nhiệt liệt hoan nghênh nàng! Nam Nhất sửa sang lại bản thảo và giấy viết vứt lung tung trên bàn, lấy khăn quàng ra quấn lên cổ mấy vòng rồi kéo Minh Nguyệt ra ngoài: “Mình đã bảo là hôm nay thể nào cũng không làm nổi việc mà! Mình đã linh cảm sẽ có gì xảy ra rồi. Chúng ta tìm chỗ nào ăn gì đi, này, bánh nướng và canh dê có được không?”
“Bây giờ á, hai giờ chiều rồi mà?”
“Trưa mình chưa ăn cơm.” Nam Nhất nói.
“Được thôi!” Minh Nguyệt nói, “Mình đến giờ còn chưa được nếm miếng gì đây.”
Họ lên tàu điện đi đến phố ăn vặt. Khu vực này là nơi ngụ cư của người Hồi trong thành Phụng Thiên, lấy nhà thờ Hồi giáo làm trung tâm, trong phạm vi năm sáu khu phố xung quanh mở toàn những cửa hàng đặc sản lớn nhỏ, hiệu đồ ngọc, tiệm trang sức, cửa hàng thảm lông, sạp hoa quả khô, và rất nhiều rất nhiều hàng quán với hương vị độc đáo khác. Tất cả đều khảm nạm trên những con phố ngoằn ngoèo chật hẹp này, phải cẩn thận để ý hương vị thật kĩ mới phân biệt được.
Nam Nhất nay đã đi làm tự kiếm được tiền nên nghiễm nhiên mang phong thái của khách quen, đi ngang qua các quán xá, chỉ vào những mặt quán trắng trắng xanh xanh, giới thiệu với Minh Nguyệt: “Đây là một quán thịt chần, thịt thì thường thôi nhưng nước chấm ngon cực kì. Quán này đùi dê nướng không tệ, gân hấp cách thủy cũng được. À, quán này làm xíu mại, nhìn thì có vẻ không sạch sẽ nhưng mà mùi vị hay lắm, thật đấy, mấy thứ bẩn thỉu cũng có vị riêng của bẩn thỉu…”
Minh Nguyệt càng nghe cô nói càng cảm thấy bụng dạ cồn cào, thúc giục: “Chị gái à, hay là chúng ta ăn đây luôn đi, em không ngại bẩn đâu.”
Nam Nhất cười hì hì: “Nhịn chút đi, sự kiên nhẫn luôn được đền đáp xứng đáng.”
Họ cuối cùng cũng tới quán ăn kia, vén rèm lên nhìn, bên trong chỉ có tổng cộng tám cái bàn, đang là buổi chiều, chưa đến giờ cơm mà đã có bốn bàn khách. Nam Nhất dẫn Minh Nguyệt ngồi vào bàn trong cùng, không cần xem thực đơn mà cứ thế nói với bà chủ quán mặt đỏ: “Bốn cái bánh nướng, hai bát canh dê, thêm một đĩa gân trộn rau.”
Canh dê là có sẵn, nồi canh lớn ùng ục nổi bong bóng, múc ra bát rắc thêm rau thơm cắt vụn, bị nước canh nóng hâm chín, rau thơm ngả sang màu lục sẫm đẹp mắt. Minh Nguyệt bỏ thêm một thìa hạt tiêu trắng vào, quấy đều rồi uống một ngụm, cắn một miếng thịt dê nhỏ, chép miệng nói với Nam Nhất: “Thơm ghê.”
Bánh nướng ở đây rất đặc biệt, hình tròn, to bằng bàn tay, bên trên nặn thành nếp uốn sóng, ở giữa không kín liền mà để trần một cái lỗ tròn cỡ đồng xu, nhân thịt dê được nướng chín, nhồi rất chặt bên trong, nước xốt tràn ra, Nam Nhất rưới thêm chút giấm đen, Minh Nguyệt thì chấm vào giấm già, cắn xuống thực sự là ngon tuyệt cú mèo. Nam Nhất nói: “Thế này gọi là mở miệng cắn bánh mở miệng cười đó.” Mỗi người hai cái bánh ăn hết rồi, Nam Nhất lại gọi thêm hai cái nữa, họ ăn đến mồ hôi đầy đầu.
Ăn no rồi lại nhảy sang một quán khác ngồi trên thảm lông uống trà sữa ăn hạt hướng dương, tán gẫu về những tin đồn thú vị và chuyện cũ thời đi học trước đây, lại nói tiếp sang sự đổi thay của giáo viên và các bạn học. Thời gian còn không tới bốn năm, bạn học trung học khi trước có người đã ra nước ngoài học đại học, có người đã sớm lấy chồng, làm mẹ rồi.
Nam Nhất nói chị cô Đông Nhất đã tốt nghiệp đại học, tìm được một công việc ở Thượng Hải. Chị ấy không hài lòng với mối hôn sự trong nhà sắp xếp nên cứ dùng dằng mãi không chịu trở về. Có gương cô chị đi trước, cha mẹ chắc sẽ không thúc giục con gái út Nam Nhất. Cô cũng không nghịch ngợm gì, quy củ mà làm việc, về nhà, đọc sách, gặp bạn bè. Trong đám bạn của cô có một người là nhà phê bình ẩm thực nổi danh trong thành, chuyên đi ăn quán rồi đánh giá, sau đó viết chuyên mục cho ba tờ báo. Những quán ăn nhỏ ở phố ăn vặt này cũng đều do hắn phát hiện và đề cử, còn một quán thịt chần nữa, lần sau chúng ta đi. Cái tay nhà phê bình ẩm thực này buồn cười lắm, vì đi ăn nhiều, phê bình nhiều nên rất hay bị viêm môi, là trên môi bị nổi mụn nước liên tục ấy, sau đó cả nửa mặt sưng vù… Nam Nhất vừa nói vừa cười ha ha không dứt.
Minh Nguyệt nói, Lần sau nhất định phải để mình mời khách, cậu không biết đâu, ở Nhật Bản mình không ăn uống được gì cả, nhớ đến quán ăn Phụng Thiên mà đi ngủ cũng rỏ dãi, đồ ăn Nhật Bản thực sự là thanh đạm cực kỳ, ăn một thời gian dài cứ như là nhai giấy vậy, không mang tương sang đó mình hối hận chết thôi, có điều, lại nói, hải sản không tệ, quê cậu vốn ở Đan Đông đúng không, chắc cậu thích ăn hải sản lắm…
Hai người thao thao bất tuyệt, liên miên mãi mà không hết chuyện, từ chủ đề này nhảy sang chủ đề nọ, từ trải nghiệm này kéo sang trải nghiệm kia, từ một người này nhắc tới một người khác. Nhưng có một khoảng thời gian, có một việc họ không muốn đề cập tới, mỗi khi đến gần đều sẽ cẩn thận né tránh: mùa thu tìm được đường sống trong chỗ chết mấy năm trước và người bạn đã không thể gặp lại ấy.
Minh Nguyệt bỗng lặng thinh, ngẩn ngơ đờ ra với Nam Nhất, một lúc thật lâu. Nàng chống đầu nói: “Ôi, sao mình lại thấy hơi choang choáng thế này nhỉ?”
Nam Nhất nói: “Có phải do trà sữa đặc quá không, uống cái này sẽ bốc lên đầu đấy…”
“Về nhà chưa?”
“Cậu vẫn ở đó à?”
Minh Nguyệt gật đầu: “Mình cũng không có nơi khác để đi.”
Hai người kéo tay nhau đứng dậy khỏi thảm, cả hai đều hơi lảo đảo, cười khúc khích trỏ vào nhau.
“Cậu say rồi.”
“Cậu mới say ấy.”
“Lần sau đi uống thật đi?”
“Ai sợ ai chứ.”
Họ đi ra khỏi con ngõ nhỏ đúng lúc nhà thờ Hồi giáo đang đánh chuông, những người Hồi đứng lại tại chỗ cầu nguyện. Nam Nhất bỗng che miệng cười khì: “Ha ha, Uông Minh Nguyệt, cậu đang làm gì thế? Cậu muốn xin A La gì hả?”
Minh Nguyệt chắp hai tay đứng đó, híp mắt nói: “Mình muốn biến thành cậu.”
“Biến thành mình?” Nam Nhất như nghe thấy chuyện gì buồn cười lắm, “Cậu muốn biến thành mình?! Vì sao?”
“Bởi vì cậu vui vẻ.”
Trăng non treo trên đỉnh tháp tròn của nhà thờ Hồi giáo nổi bật trong ráng chiều tịch dương, sáng tỏ rõ ràng. Tiếng tụng kinh và cầu nguyện trầm thấp lầm rầm vọng tới từ mỗi ngóc ngách, giống như nước sôi gợn lăn tăn, chưng nấu những điều chúc phúc, nguyện cầu và xưng tội, hòa tan chúng thành không khí mỏng nhẹ, chậm rãi bay lên trời, mong thần linh để mắt.
Hai người tạm biệt nhau ở cửa nhà thờ Hồi giáo. Minh Nguyệt gọi một xe ba gác về vương phủ, Nam Nhất lên chuyến tàu điện đi thẳng tới nhà mình. Cô ngồi ở vị trí phía cuối toa xe, hai tay lồng trong tay áo, nghĩ đến lời Minh Nguyệt nói: Nàng muốn biến thành cô. Bởi vì cô vui vẻ. Thì ra ấn tượng cô để lại cho người ta là vậy, thảo nào thời trung học luôn có người lôi kéo cô tham gia câu lạc bộ kịch, diễn tốt thế kia mà, chính mình cũng không nhận ra, thực sự rất nhập vai.
Minh Nguyệt muốn biến thành cô kỳ thực rất dễ dàng: Lúc tán gẫu chỉ nói đến những chuyện khôi hài và ly kỳ, giọng to một chút, cười lâu một chút, sẽ để lại cho người ta ấn tượng vui vẻ, sẽ được hoan nghênh. Chỉ là trong lòng cô lại chẳng phải như vậy, cứ nhớ nhung mãi một người. Lúc nhớ nhung một người, ai có thể vui vẻ cho được?
Đó là chuyện của mùa đông năm trước.
Tác giả :
Tg Mậu Quyên