Vị Vương Công Cuối Cùng
Chương 20: Số kiếp (6)
Chuyện xảy ra ngày hôm đó ẩn chứa rất nhiều sự trùng hợp.
Hiển Sướng phải đến tiệm đồ Tây trong khu trung tâm làm việc, nhốt Minh Nguyệt lại xong là rời nhà đi ngay.
Sắp đến Trung Thu, một vài đình viện trong vương phủ cần được tu sửa, thợ xây là một đám anh em do cháu trai của quản gia mang tới gồm năm, sáu gã đàn ông. Công trình đã tiến triển đến giai đoạn trát bùn lợp thêm ngói cho mái nhà, đám thợ xây phát hiện ra màu ngói lưu ly không đúng với màu ngói gốc, giữa chừng phải ra xưởng mua thêm không ít nên cửa hông của vương phủ luôn được để mờ, thuận tiện cho họ qua lại vận chuyển vật liệu.
Họ La canh cửa tối hôm trước uống quá nhiều rượu, nói là canh cửa nhưng lại chui vào một bóng râm ở chân tường ngủ gà ngủ gật.
Nam Nhất chính là đã đi theo các thợ xây vận chuyển vật liệu qua cửa hông mà vào vương phủ như thế. Nhưng vào rồi lại gặp phải một khó khăn khác, bên trong quá lớn, đâu mới là chỗ ở của Minh Nguyệt? Cô mò mẫm vào một vườn hoa nhỏ, nơi đây trồng hai cây bích hòe và một thảm hoa hồng lớn, trên phiến lá xanh biếc nâng niu vô số những nụ hoa đỏ thẫm, đẹp đến nao lòng. Lối đi lát đá vòng một vòng trong vườn hoa thông tới hàng hiên, cái đài ở giữa bày một bộ bàn ghế màu trắng điêu khắc hoa văn, chân cong hình vòm, Nam Nhất từng thấy trên tạp chí. Cô đang đứng đó không biết phải đi đường nào thì một cô bé trên đầu buộc hai búi tóc đi ra từ cửa bán nguyệt.
Trên cổ đứa trẻ đeo một cái vòng vàng, trong cái lồng vàng khóa một viên ngọc loe lóe ánh lục. Nó mặc một cái áo choàng ngắn bằng lụa màu tím thẫm, thêu một đóa hoa ngọc lan lớn. Trước nay Nam Nhất chưa từng thấy có đứa trẻ nào ăn mặc lộng lẫy như vậy, thú vị hơn là, khi cô lại gần nhìn đứa bé đó, phát hiện ra đúng là một Minh Nguyệt phiên bản nhỏ. Trong lòng Nam Nhất nghĩ, Ồ, thì ra người nhà họ đều trông như vậy.
Cô bé mở lời trước: “Tìm ai?”
Nam Nhất ngồi xổm xuống đáp lại nó: “Em có biết Uông Minh Nguyệt không? Cậu ấy sống ở đây đúng không?”
Cô bé gật đầu: “Đi theo ta.”
Nam Nhất đi theo sau cô bé, băng qua lớp lớp sân viện trùng điệp, cả một đường nhìn đâu cũng là rường cột chạm trổ màu sắc rực rỡ, lại không nghe thấy tiếng người hay bóng dáng một ai, tịch mịch như thiên cung tiên động. Nam Nhất ghi nhớ lại tất thảy đặc thù hoa cỏ kiến trúc của những đình viện đã đi qua này để tránh chút nữa tự mình ra ngoài lại bị lạc đường, ví dụ như có một cái giếng trong góc bị hoa cúc tươi tốt che phủ hết rìa, chỉ để lộ ra miệng giếng xanh xanh.
Cuối cùng, cô được cô bé dẫn tới một cái sân hình tròn, ở hướng tọa bắc triêu nam có một tòa lầu nhỏ hai tầng, khỏi nói cũng biết là vô cùng tinh xảo, nhưng kỳ lạ là hết thảy cửa sổ tầng một tầng hai đều đóng chặt khóa lại. Nam Nhất nói với cô bé: “Thực sự là ở đây à? Chị…chị muốn tìm Uông, Minh, Nguyệt.”
Cô vừa dứt lời, chỉ nghe “phịch” một tiếng, tiếp đó có người gọi tên cô: “Nam Nhất?! Có phải là cậu không?! Mau! Mau cứu mình ra với!” Giọng nói vọng từ trong lầu ra, cậu ấy quả nhiên bị nhốt ở trong đó! Nam Nhất nhào tới, “Là mình! Minh Nguyệt! Mình là Nam Nhất! Cứu thế nào? Làm sao để cứu cậu ra?”
“Đập rớt khóa đi! Nhanh lên! Đập rớt khóa đi!”
Nam Nhất nhìn xung quanh, thấy dưới cột nhà đặt một chậu hoa cũ, bên trong còn nửa chậu đất. Nam Nhất bê chậu hoa lên, nhắm vào ổ khóa trên cửa đập xuống. Một mụ vú già chạy từ bên ngoài vào, gầm lên lao tới cản Nam Nhất lại: “Cô làm cái gì vậy hả? Cô là ai! Ăn cướp à?!”
Minh Nguyệt ở bên trong hô lớn: “Mặc kệ bà ấy, Nam Nhất! Mau đập đi! Đập mạnh vào!”
Nam Nhất hung hăng đẩy mụ vú kia ra, xoay người tiếp tục đập khóa, đầu cô nóng lên, cả người gồng sức, hình ảnh cái giếng mới nhìn thấy vừa rồi thoáng hiện lên trước mắt. Khi còn bé cô từng nghe người ta kể chuyện trong cung: Phi tử và cung nữ không nghe lời sẽ bị trói gô chân tay lại, ném lộn cổ xuống cái giếng nhỏ hẹp, không chút nương tay, cứ thế dìm chết. Hồn ma của những người phụ nữ ấy đi tới đâu là chỗ đó ướt nhẹp, dưới áo bào không có chân, nơi họ đi qua sẽ hiện ra vệt nước đọng. Bạn thân của cô bị nhốt trong tòa nhà triều Thanh kiểu cũ này, liệu có khi nào cũng sẽ bị ném thẳng xuống giếng không? Có khi nào cậu ấy cũng sẽ biến thành một hồn ma ướt nhẹp không? Nam Nhất càng nghĩ càng sợ, càng sợ lại càng hăng máu cứu người. Cô phải cứu được Minh Nguyệt ra, nhất định phải cứu được Minh Nguyệt ra!
Khóa đồng trên cửa gỗ lỏng ra, Minh Nguyệt từ bên trong xô mạnh một cái, ngã nhào ra ngoài. Nam Nhất đỡ lấy cô, hai người không kịp nói chuyện gì, co chân lên chạy. Mụ vú già bị Nam Nhất đẩy, đập đầu vào cột ngất đi, lúc tỉnh lại, nhận ra mình vậy mà lại không trông chừng được Minh Nguyệt cô nương cho tiểu vương gia, để nàng cứ thế chạy mất ngay trước mắt, không khỏi gào khóc: “Xảy…xảy ra án mạng rồi!”
Minh Nguyệt và Nam Nhất chạy ra khỏi vương phủ, ra khỏi phố Vũ Lộ, chạy tít một mạch ra xa, chạy ra đến vỉa hè đường lớn mới ngồi xuống. Cả hai người đều mồ hôi nhễ nhại, thở hồng hộc, gắng sức nửa ngày mới ổn định được hơi thở. Họ nhìn nhau, lúc này Nam Nhất mới trông thấy nửa khuôn mặt sưng vù của Minh Nguyệt, cô giơ ngón trỏ run run chỉ vào nàng: “Cậu…cậu bị sao thế?” Minh Nguyệt quay đầu đi: “Có người đánh mình.”
“Ai đánh?”
“…”
Nam Nhất nghĩ ngợi: “Chú cậu? Chú ấy…chú ấy ra tay còn ác hơn cả mẹ mình nữa.”
Minh Nguyệt không nói gì, nước mắt lại rơi xuống. Nam Nhất luống cuống, muốn an ủi lại sợ nói sai, suy nghĩ mãi mới kiếm được chủ đề khác để đổi: “Nhà cậu to thật đấy, cứ như cố cung vậy. Các cậu không phải là hoàng thất đấy chứ? Minh Nguyệt, cậu không phải là công chúa cách cách gì đấy chứ?”
Minh Nguyệt chống hai khuỷu tay lên đầu gối, lại dùng hai bàn tay chống mặt, nước mắt hai bên chảy xuống tụ thành một giọt lớn, lộp độp rơi xuống quần áo. Nàng chậm rãi nói: “Hắn…hắn họ Ái Tân Giác La, nhưng không phải là chú mình, mình lừa cậu, Nam Nhất…”
“Vậy hắn là ai?” Nam Nhất hoang mang, cô là một đứa trẻ ngay thẳng và đơn giản, sống trong một môi trường yên ổn bình thường, những đứa trẻ như vậy đều không nhạy cảm và hơn nữa là khuyết thiếu óc tưởng tượng về những hoàn cảnh xót xa hoang đường trên đời.
“… Cậu còn nhớ ‘Tường Vi Vàng’ không?”
Nam Nhất ngẫm nghĩ lâu thật lâu mới bừng tỉnh đại ngộ, những chuyện lúc trước cảm thấy kỳ quái khó hiểu mà chưa nghiên cứu kĩ được rốt cuộc cũng có đáp án. Thì ra là vậy. Thì ra là vậy.
Hai người một mực không nói gì, mãi sau, Nam Nhất hỏi: “Vậy bây giờ cậu định thế nào?”
Minh Nguyệt lau nước mắt: “Hiện giờ mình không quay về được nữa. Mình phải rời khỏi nơi này. Mình muốn đi Bắc Bình hoặc xuống Nam.”
“Một mình cậu sao đi được?”
“Mình không sợ. Mình có thể làm công, có thể ăn xin, bằng không…chết trên đường cũng được, chết cũng còn tốt hơn là trở lại nơi đó. Nhưng mình sẽ không chết…”
Minh Nguyệt cứ luôn miệng nhắc tới chữ “chết” đã nhắc nhở Nam Nhất, cô giật nảy mình, thấp thỏm dè dặt nói với Minh Nguyệt: “Thực ra hôm nay mình đi tìm cậu là có chuyện…có chuyện cần cậu giúp…”
Chiều hôm đó họ chạy về nhà Nam Nhất, xuống thẳng tầng hầm. May mà hôm nay bà Lưu ra ngoài gặp bạn, cô giúp việc cũng không xuống lấy đồ, không ai phát hiện ra Ngô Lan Anh đang ở đây. Cô thấy Minh Nguyệt tới, giãy giụa muốn ngồi dậy. Minh Nguyệt đi tới cầm tay cô, phát hiện ra cô đang sốt. Vết thương trên vai Lan Anh không sâu, viên đạn chỉ sượt qua, nhưng đã lác đác xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, nếu không chữa trị hậu quả sẽ rất khó lường.
Minh Nguyệt nói, Đưa đến bệnh viện đi.
Nam Nhất nói, Bị phát hiện thì phải làm sao?
Trùm kín chăn, ngụy trang kĩ là được.
Nam Nhất nói, Mình sợ.
Sợ cũng phải cứu người.
Nam Nhất chạy về phòng, lấy áo khoác và mũ của chị gái ra bọc lên người Ngô Lan Anh. Hai cô bé đỡ cô ra ngoài, gọi hai cái xe ba gác đi thẳng tới bệnh viện giáo hội do người Mĩ mở ở Cửa Tây. Hơn hai giờ chiều ngày 3 tháng 9 năm 1921 sau Công nguyên, cái nắng cuối thu của thành Phụng Thiên đổ ập xuống đầu, chói chang lóa mắt, trong lòng Minh Nguyệt nôn nóng bất an như bị đảo qua đảo lại trong chảo dầu: Thế giới bỗng dưng lớn hơn, chốn nương tựa bỗng dưng không còn, biết bao chuyện nàng phải tự mình đối mặt, tự mình quyết định.
Họ vừa đến bệnh viện, Ngô Lan Anh đã được đưa vào phòng chữa trị. Lập tức có y tá rửa sạch vết thương cho cô, nhưng pê-ni-xi-lin cứu mạng quá đắt đỏ, muốn tiêm thì phải nộp tiền trước.
Minh Nguyệt tháo chiếc đồng hồ đeo trên cổ tay xuống: “Tìm một tiệm cầm đồ, bán nó đi. Nói với ông chủ đây là hàng châu Âu, rất có giá trị.”
Nam Nhất nói: “Bán bao nhiêu?”
Đúng vậy, bán bao nhiêu? Bản thân nàng cũng không biết. Đó là món quà tiểu vương gia tặng vào sinh nhật mười sáu tuổi, trên mặt đồng hồ nạm kim cương, dây đeo tay còn khảm một viên ngọc lục bảo nhỏ, áp lên tai có thể nghe thấy tiếng kim giây chuyển động phát ra như tiếng mưa rơi. Nhiều quà như vậy, nàng lại chỉ thích mình món này, nhưng nào biết được cái đồng hồ này trị giá bao tiền chứ?
“Tiệm cầm đồ ra giá bao nhiêu, cậu cứ tăng thêm hai mươi phần trăm.” Minh Nguyệt nói, “Mình ở lại đây trông chừng, cậu đừng chậm trễ, lấy được tiền cho chị Lan Anh tiêm mới là chuyện quan trọng nhất.”
Nam Nhất gật đầu rồi chạy ra ngoài.
Vừa vặn cách bệnh viện không xa có một tiệm cầm đồ, vì cần tiền gấp chữa bệnh nên đồ mang đến cầm cố có đủ loại. Lão thợ già bên trên quầy cao kiến thức rộng rãi, vừa thấy cái đồng hồ, con mắt già giặn sau kính lúp lập tức híp lại. Lão ta lề rề nửa ngày mới nói: “Không giống hàng thật.”
Nam Nhất quýnh lên: “Ông mới không giống hàng thật.”
“Đợi tôi ra sau nhà nghiên cứu chút đã.”
“Ông ra sau nghiên cứu đi, đồng hồ thì để lại cho tôi.”
“Tôi hoa mắt, dù sao cũng phải tìm người bàn bạc chứ.”
“Không được rời khỏi đây.”
Lão thợ gọi ông chủ, ông chủ gọi bà chủ, bày ra một đống lý do lý trấu, đơn giản chỉ là muốn đè giá xuống, giữ đồ lại.
Nam Nhất đập tay lên mặt quầy: “Nhanh lên, mua hay không mua nói một lời.”
Ông già nói: “Ba mươi đồng đại dương.”
Nam Nhất nói: “Ba mươi sáu.”
Ông chủ cứ như nhịn đau cắt thịt, một lúc lâu sau mới nói: “Mua.”
Sau đó phải đếm tiền, viết giấy tờ, ký tên đồng ý, Nam Nhất lòng như lửa đốt, chỉ cảm thấy đám người này động tác quá chậm chạp. Cô đâu biết rằng chính nhờ sự rề rà đó của tiệm cầm đồ, cô mới giữ được một mạng, không bị thám tử của sở an ninh nhận được tình báo tới bệnh viện bắt đi cùng Minh Nguyệt và Ngô Lan Anh.
Hiển Sướng phải đến tiệm đồ Tây trong khu trung tâm làm việc, nhốt Minh Nguyệt lại xong là rời nhà đi ngay.
Sắp đến Trung Thu, một vài đình viện trong vương phủ cần được tu sửa, thợ xây là một đám anh em do cháu trai của quản gia mang tới gồm năm, sáu gã đàn ông. Công trình đã tiến triển đến giai đoạn trát bùn lợp thêm ngói cho mái nhà, đám thợ xây phát hiện ra màu ngói lưu ly không đúng với màu ngói gốc, giữa chừng phải ra xưởng mua thêm không ít nên cửa hông của vương phủ luôn được để mờ, thuận tiện cho họ qua lại vận chuyển vật liệu.
Họ La canh cửa tối hôm trước uống quá nhiều rượu, nói là canh cửa nhưng lại chui vào một bóng râm ở chân tường ngủ gà ngủ gật.
Nam Nhất chính là đã đi theo các thợ xây vận chuyển vật liệu qua cửa hông mà vào vương phủ như thế. Nhưng vào rồi lại gặp phải một khó khăn khác, bên trong quá lớn, đâu mới là chỗ ở của Minh Nguyệt? Cô mò mẫm vào một vườn hoa nhỏ, nơi đây trồng hai cây bích hòe và một thảm hoa hồng lớn, trên phiến lá xanh biếc nâng niu vô số những nụ hoa đỏ thẫm, đẹp đến nao lòng. Lối đi lát đá vòng một vòng trong vườn hoa thông tới hàng hiên, cái đài ở giữa bày một bộ bàn ghế màu trắng điêu khắc hoa văn, chân cong hình vòm, Nam Nhất từng thấy trên tạp chí. Cô đang đứng đó không biết phải đi đường nào thì một cô bé trên đầu buộc hai búi tóc đi ra từ cửa bán nguyệt.
Trên cổ đứa trẻ đeo một cái vòng vàng, trong cái lồng vàng khóa một viên ngọc loe lóe ánh lục. Nó mặc một cái áo choàng ngắn bằng lụa màu tím thẫm, thêu một đóa hoa ngọc lan lớn. Trước nay Nam Nhất chưa từng thấy có đứa trẻ nào ăn mặc lộng lẫy như vậy, thú vị hơn là, khi cô lại gần nhìn đứa bé đó, phát hiện ra đúng là một Minh Nguyệt phiên bản nhỏ. Trong lòng Nam Nhất nghĩ, Ồ, thì ra người nhà họ đều trông như vậy.
Cô bé mở lời trước: “Tìm ai?”
Nam Nhất ngồi xổm xuống đáp lại nó: “Em có biết Uông Minh Nguyệt không? Cậu ấy sống ở đây đúng không?”
Cô bé gật đầu: “Đi theo ta.”
Nam Nhất đi theo sau cô bé, băng qua lớp lớp sân viện trùng điệp, cả một đường nhìn đâu cũng là rường cột chạm trổ màu sắc rực rỡ, lại không nghe thấy tiếng người hay bóng dáng một ai, tịch mịch như thiên cung tiên động. Nam Nhất ghi nhớ lại tất thảy đặc thù hoa cỏ kiến trúc của những đình viện đã đi qua này để tránh chút nữa tự mình ra ngoài lại bị lạc đường, ví dụ như có một cái giếng trong góc bị hoa cúc tươi tốt che phủ hết rìa, chỉ để lộ ra miệng giếng xanh xanh.
Cuối cùng, cô được cô bé dẫn tới một cái sân hình tròn, ở hướng tọa bắc triêu nam có một tòa lầu nhỏ hai tầng, khỏi nói cũng biết là vô cùng tinh xảo, nhưng kỳ lạ là hết thảy cửa sổ tầng một tầng hai đều đóng chặt khóa lại. Nam Nhất nói với cô bé: “Thực sự là ở đây à? Chị…chị muốn tìm Uông, Minh, Nguyệt.”
Cô vừa dứt lời, chỉ nghe “phịch” một tiếng, tiếp đó có người gọi tên cô: “Nam Nhất?! Có phải là cậu không?! Mau! Mau cứu mình ra với!” Giọng nói vọng từ trong lầu ra, cậu ấy quả nhiên bị nhốt ở trong đó! Nam Nhất nhào tới, “Là mình! Minh Nguyệt! Mình là Nam Nhất! Cứu thế nào? Làm sao để cứu cậu ra?”
“Đập rớt khóa đi! Nhanh lên! Đập rớt khóa đi!”
Nam Nhất nhìn xung quanh, thấy dưới cột nhà đặt một chậu hoa cũ, bên trong còn nửa chậu đất. Nam Nhất bê chậu hoa lên, nhắm vào ổ khóa trên cửa đập xuống. Một mụ vú già chạy từ bên ngoài vào, gầm lên lao tới cản Nam Nhất lại: “Cô làm cái gì vậy hả? Cô là ai! Ăn cướp à?!”
Minh Nguyệt ở bên trong hô lớn: “Mặc kệ bà ấy, Nam Nhất! Mau đập đi! Đập mạnh vào!”
Nam Nhất hung hăng đẩy mụ vú kia ra, xoay người tiếp tục đập khóa, đầu cô nóng lên, cả người gồng sức, hình ảnh cái giếng mới nhìn thấy vừa rồi thoáng hiện lên trước mắt. Khi còn bé cô từng nghe người ta kể chuyện trong cung: Phi tử và cung nữ không nghe lời sẽ bị trói gô chân tay lại, ném lộn cổ xuống cái giếng nhỏ hẹp, không chút nương tay, cứ thế dìm chết. Hồn ma của những người phụ nữ ấy đi tới đâu là chỗ đó ướt nhẹp, dưới áo bào không có chân, nơi họ đi qua sẽ hiện ra vệt nước đọng. Bạn thân của cô bị nhốt trong tòa nhà triều Thanh kiểu cũ này, liệu có khi nào cũng sẽ bị ném thẳng xuống giếng không? Có khi nào cậu ấy cũng sẽ biến thành một hồn ma ướt nhẹp không? Nam Nhất càng nghĩ càng sợ, càng sợ lại càng hăng máu cứu người. Cô phải cứu được Minh Nguyệt ra, nhất định phải cứu được Minh Nguyệt ra!
Khóa đồng trên cửa gỗ lỏng ra, Minh Nguyệt từ bên trong xô mạnh một cái, ngã nhào ra ngoài. Nam Nhất đỡ lấy cô, hai người không kịp nói chuyện gì, co chân lên chạy. Mụ vú già bị Nam Nhất đẩy, đập đầu vào cột ngất đi, lúc tỉnh lại, nhận ra mình vậy mà lại không trông chừng được Minh Nguyệt cô nương cho tiểu vương gia, để nàng cứ thế chạy mất ngay trước mắt, không khỏi gào khóc: “Xảy…xảy ra án mạng rồi!”
Minh Nguyệt và Nam Nhất chạy ra khỏi vương phủ, ra khỏi phố Vũ Lộ, chạy tít một mạch ra xa, chạy ra đến vỉa hè đường lớn mới ngồi xuống. Cả hai người đều mồ hôi nhễ nhại, thở hồng hộc, gắng sức nửa ngày mới ổn định được hơi thở. Họ nhìn nhau, lúc này Nam Nhất mới trông thấy nửa khuôn mặt sưng vù của Minh Nguyệt, cô giơ ngón trỏ run run chỉ vào nàng: “Cậu…cậu bị sao thế?” Minh Nguyệt quay đầu đi: “Có người đánh mình.”
“Ai đánh?”
“…”
Nam Nhất nghĩ ngợi: “Chú cậu? Chú ấy…chú ấy ra tay còn ác hơn cả mẹ mình nữa.”
Minh Nguyệt không nói gì, nước mắt lại rơi xuống. Nam Nhất luống cuống, muốn an ủi lại sợ nói sai, suy nghĩ mãi mới kiếm được chủ đề khác để đổi: “Nhà cậu to thật đấy, cứ như cố cung vậy. Các cậu không phải là hoàng thất đấy chứ? Minh Nguyệt, cậu không phải là công chúa cách cách gì đấy chứ?”
Minh Nguyệt chống hai khuỷu tay lên đầu gối, lại dùng hai bàn tay chống mặt, nước mắt hai bên chảy xuống tụ thành một giọt lớn, lộp độp rơi xuống quần áo. Nàng chậm rãi nói: “Hắn…hắn họ Ái Tân Giác La, nhưng không phải là chú mình, mình lừa cậu, Nam Nhất…”
“Vậy hắn là ai?” Nam Nhất hoang mang, cô là một đứa trẻ ngay thẳng và đơn giản, sống trong một môi trường yên ổn bình thường, những đứa trẻ như vậy đều không nhạy cảm và hơn nữa là khuyết thiếu óc tưởng tượng về những hoàn cảnh xót xa hoang đường trên đời.
“… Cậu còn nhớ ‘Tường Vi Vàng’ không?”
Nam Nhất ngẫm nghĩ lâu thật lâu mới bừng tỉnh đại ngộ, những chuyện lúc trước cảm thấy kỳ quái khó hiểu mà chưa nghiên cứu kĩ được rốt cuộc cũng có đáp án. Thì ra là vậy. Thì ra là vậy.
Hai người một mực không nói gì, mãi sau, Nam Nhất hỏi: “Vậy bây giờ cậu định thế nào?”
Minh Nguyệt lau nước mắt: “Hiện giờ mình không quay về được nữa. Mình phải rời khỏi nơi này. Mình muốn đi Bắc Bình hoặc xuống Nam.”
“Một mình cậu sao đi được?”
“Mình không sợ. Mình có thể làm công, có thể ăn xin, bằng không…chết trên đường cũng được, chết cũng còn tốt hơn là trở lại nơi đó. Nhưng mình sẽ không chết…”
Minh Nguyệt cứ luôn miệng nhắc tới chữ “chết” đã nhắc nhở Nam Nhất, cô giật nảy mình, thấp thỏm dè dặt nói với Minh Nguyệt: “Thực ra hôm nay mình đi tìm cậu là có chuyện…có chuyện cần cậu giúp…”
Chiều hôm đó họ chạy về nhà Nam Nhất, xuống thẳng tầng hầm. May mà hôm nay bà Lưu ra ngoài gặp bạn, cô giúp việc cũng không xuống lấy đồ, không ai phát hiện ra Ngô Lan Anh đang ở đây. Cô thấy Minh Nguyệt tới, giãy giụa muốn ngồi dậy. Minh Nguyệt đi tới cầm tay cô, phát hiện ra cô đang sốt. Vết thương trên vai Lan Anh không sâu, viên đạn chỉ sượt qua, nhưng đã lác đác xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, nếu không chữa trị hậu quả sẽ rất khó lường.
Minh Nguyệt nói, Đưa đến bệnh viện đi.
Nam Nhất nói, Bị phát hiện thì phải làm sao?
Trùm kín chăn, ngụy trang kĩ là được.
Nam Nhất nói, Mình sợ.
Sợ cũng phải cứu người.
Nam Nhất chạy về phòng, lấy áo khoác và mũ của chị gái ra bọc lên người Ngô Lan Anh. Hai cô bé đỡ cô ra ngoài, gọi hai cái xe ba gác đi thẳng tới bệnh viện giáo hội do người Mĩ mở ở Cửa Tây. Hơn hai giờ chiều ngày 3 tháng 9 năm 1921 sau Công nguyên, cái nắng cuối thu của thành Phụng Thiên đổ ập xuống đầu, chói chang lóa mắt, trong lòng Minh Nguyệt nôn nóng bất an như bị đảo qua đảo lại trong chảo dầu: Thế giới bỗng dưng lớn hơn, chốn nương tựa bỗng dưng không còn, biết bao chuyện nàng phải tự mình đối mặt, tự mình quyết định.
Họ vừa đến bệnh viện, Ngô Lan Anh đã được đưa vào phòng chữa trị. Lập tức có y tá rửa sạch vết thương cho cô, nhưng pê-ni-xi-lin cứu mạng quá đắt đỏ, muốn tiêm thì phải nộp tiền trước.
Minh Nguyệt tháo chiếc đồng hồ đeo trên cổ tay xuống: “Tìm một tiệm cầm đồ, bán nó đi. Nói với ông chủ đây là hàng châu Âu, rất có giá trị.”
Nam Nhất nói: “Bán bao nhiêu?”
Đúng vậy, bán bao nhiêu? Bản thân nàng cũng không biết. Đó là món quà tiểu vương gia tặng vào sinh nhật mười sáu tuổi, trên mặt đồng hồ nạm kim cương, dây đeo tay còn khảm một viên ngọc lục bảo nhỏ, áp lên tai có thể nghe thấy tiếng kim giây chuyển động phát ra như tiếng mưa rơi. Nhiều quà như vậy, nàng lại chỉ thích mình món này, nhưng nào biết được cái đồng hồ này trị giá bao tiền chứ?
“Tiệm cầm đồ ra giá bao nhiêu, cậu cứ tăng thêm hai mươi phần trăm.” Minh Nguyệt nói, “Mình ở lại đây trông chừng, cậu đừng chậm trễ, lấy được tiền cho chị Lan Anh tiêm mới là chuyện quan trọng nhất.”
Nam Nhất gật đầu rồi chạy ra ngoài.
Vừa vặn cách bệnh viện không xa có một tiệm cầm đồ, vì cần tiền gấp chữa bệnh nên đồ mang đến cầm cố có đủ loại. Lão thợ già bên trên quầy cao kiến thức rộng rãi, vừa thấy cái đồng hồ, con mắt già giặn sau kính lúp lập tức híp lại. Lão ta lề rề nửa ngày mới nói: “Không giống hàng thật.”
Nam Nhất quýnh lên: “Ông mới không giống hàng thật.”
“Đợi tôi ra sau nhà nghiên cứu chút đã.”
“Ông ra sau nghiên cứu đi, đồng hồ thì để lại cho tôi.”
“Tôi hoa mắt, dù sao cũng phải tìm người bàn bạc chứ.”
“Không được rời khỏi đây.”
Lão thợ gọi ông chủ, ông chủ gọi bà chủ, bày ra một đống lý do lý trấu, đơn giản chỉ là muốn đè giá xuống, giữ đồ lại.
Nam Nhất đập tay lên mặt quầy: “Nhanh lên, mua hay không mua nói một lời.”
Ông già nói: “Ba mươi đồng đại dương.”
Nam Nhất nói: “Ba mươi sáu.”
Ông chủ cứ như nhịn đau cắt thịt, một lúc lâu sau mới nói: “Mua.”
Sau đó phải đếm tiền, viết giấy tờ, ký tên đồng ý, Nam Nhất lòng như lửa đốt, chỉ cảm thấy đám người này động tác quá chậm chạp. Cô đâu biết rằng chính nhờ sự rề rà đó của tiệm cầm đồ, cô mới giữ được một mạng, không bị thám tử của sở an ninh nhận được tình báo tới bệnh viện bắt đi cùng Minh Nguyệt và Ngô Lan Anh.
Tác giả :
Tg Mậu Quyên