Vị Khách Lúc Nửa Đêm
Chương 43
Sau khi tỉnh ngủ, giọng nói của cô hơi chút khàn khàn, toát lên sự mệt mỏi, tiếng hít thở cũng chậm lại.Trong không gian tối tăm, Thịnh Thanh Nhượng phát hiện đôi tay kia lành lạnh, dường như mềm mại hơn bình thường. Chỉ khi lớp chai mỏng trong lòng bàn tay cô kề sát lòng bàn tay anh, anh mới cảm nhận được sức mạnh mà thường ngày cô vẫn truyền đạt.
Trong phòng khách chỉ có tiếng đồng hồ chuyển động, Thịnh Thanh Nhượng ngồi xuống, cặp tài liệu đặt trên đầu gối, bờ vai căng cứng thoáng thả lỏng, anh ngồi im lặng bên cô chờ đợi.
Đợi đến mười giờ đúng, khoảng khắc đồng hồ để bàn đổ chuông, hết thảy đều thay đổi.
Bên tai vang lên hồi chuông báo mười giờ tối của năm 2015, cho dù nhắm mắt lại, Tông Anh cũng biết rất rõ, mình đã trở lại.
Đợi hồi chuông cuối cùng kết thúc, Tông Anh lập tức buông tay ra, ngồi dậy, chống hai tay lên trán nói: “Anh Thịnh, phiền anh bật đèn giúp tôi.”
Cô bỗng rút tay ra, Thịnh Thanh Nhượng còn chưa kịp hoàn hồn, thấy cô lên tiếng nhờ vả, anh lập tức đứng dậy bật đèn phòng khách, lại quay về ghế sô pha, hỏi han: “Tông tiểu thư, hiện tại cô cảm thấy thế nào?”
Chẳng mấy chốc, căn phòng bừng sáng, Tông Anh buông hai tay đang chống trên thái dương xuống, ngẩng đầu nói: “Không quan trọng.” Giọng cô vẫn trầm và nghèn nghẹt: “Sốt nhẹ, cổ họng hơi viêm, có lẽ tối qua bị cảm lạnh, chuyện nhỏ thôi.”
Nói xong, cô vô thức duỗi tay sờ bao thuốc lá trên bàn trà, định rút một điếu, song mới rút một đoạn đầu lọc, cô đột nhiên nhét vào bao, đứng dậy đi vào phòng chứa đồ.
Thịnh Thanh Nhượng thấy cô đẩy một giá truyền dịch ra khỏi phòng chứa đồ, lại thấy cô lấy túi truyền dịch và khay đựng thuốc trong tủ ra, sau đó xé túi dụng cụ truyền dịch, ghim kim vào vào túi truyền dịch, nhanh chóng treo nó lên giá.
Cô đứng dựa vào cửa tủ, buộc chặt vải cầm máu, sát trùng đâu vào đấy, đẩy khí ra khỏi ống truyền, soi lên ánh sáng trên đỉnh đầu, ghim đầu kim còn lại của dụng cụ truyền dịch vào ven trên mu bàn tay.
Từ đầu đến cuối, cô luôn cúi đầu, mãi đến khi cố định kim tiêm xong, cô mới ngẩng đầu nhìn ống đựng dung dịch truyền Murphy.
Dung dịch thuốc trong suốt nhịp nhàng nhỏ xuống, cô đẩy giá truyền dịch vào phòng bếp đun nước.
Cả ngày không khép cửa sổ, hàng chục con côn trùng nhỏ bay quanh bóng đèn ấm áp, một con muỗi không kiêng nể gì đậu trên tay Tông Anh hút máu, mãi đến khi Tông Anh phát hiện ra, nó sớm hút no căng bụng, thoát khỏi hiện trường bằng tốc độ nhanh nhất.
Sốt cao, phản ứng cũng trở nên trì trệ, Tông Anh không thèm để ý đến mấy nốt đỏ nhanh chóng phồng lên trên da, nghiêng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ.
Gió mát cuối hè ùa vào, trời đêm tăm tối, lại có phần vắng vẻ.
Tiếng nước trong ấm sôi ùng ục, bên cạnh đó còn có tiếng côn trùng đã lâu không xuất hiện, nay vang lên ngoài phòng. Trong ký ức của Tông Anh, cô chỉ nghe thấy những âm thanh này hồi còn nhỏ, có lẽ sau này vẫn có, nhưng cô không chú ý tới nữa.
Trong lúc cô thất thần, Thịnh Thanh Nhượng bước tới, đưa tay đóng kín khung cửa sổ mười sáu song lại.
Buổi tối nhiệt độ hạ xuống, gió ẩm ướt lại lạnh lẽo, không còn nghi ngờ gì nữa, đứng lâu như vậy rất bất lợi cho việc khôi phục. Anh đóng kín cửa sổ, lại đổ nước sôi vào cốc thủy tinh cho nguội.
Tông Anh liếc qua cốc trà, đẩy giá truyền dịch đến sô pha rồi ngồi xuống, cầm điều khiển mở ti vi, tiện tay bật một kênh. Trên màn hình, nam phát thanh viên ngồi ngay ngắn đọc tin thời sự buổi đêm.
Thịnh Thanh Nhượng đặt cốc nước trước mặt cô, Tông Anh nói: “Anh ngồi đi.”
Thịnh Thanh Nhượng ngồi xuống cạnh cô, thấy cô mở hộp thuốc ra, lấy hai viên con nhộng khỏi vỉ thuốc bằng nhôm, anh cho rằng cô định uống, không ngờ cô đột nhiên nghiêng đầu sang, nhìn anh chằm chằm và nói: “Há miệng ra.”
Anh sửng sốt, nhưng vẫn há miệng như lời cô nói, Tông Anh đút hai viên con nhộng cho anh, đưa cốc nước tới, lúc này mới giải thích: “Thuốc kháng khuẩn, uống để dự phòng.” Lại nói: “Thuốc phòng chống bệnh dịch tả bằng đường uống hơi khó mua, nhưng tôi nghĩ anh cũng có lúc phải dùng, khi nào rảnh tôi sẽ mua giùm anh.”
Thịnh Thanh Nhượng nhìn cô, uống hai viên con nhộng, bất chấp nước nóng.
Cô lại bóc vỏ nhôm ra, bỏ hai viên thuốc vào miệng, lấy lại cốc nước trong tay anh, nhanh chóng hớp một ngụm, thấy nước còn nóng, cô chợt nhíu mày, nhưng vẫn nuốt chửng, đặt cốc nước xuống và nhắm mắt lại.
Tiếng ti vi trong phòng khách không cao không thấp, nam phát thanh viên đọc bản tin một cách rõ ràng thong thả, nhịp thở của Tông Anh cũng từ từ chậm lại.
Thịnh Thanh Nhượng ngẩng đầu nhìn túi truyền dịch trong suốt trên giá, dung dịch thuốc im lặng chảy vào tĩnh mạch, cô ngồi tựa lưng vào ghế sô pha, khuôn mặt trầm tĩnh tràn ngập mệt mỏi.
Trong một khoảnh khắc, anh đột nhiên muốn kéo nhẹ đầu cô, cho cô mượn bờ vai làm gối.
Ý thức được niệm tưởng đột nhiên nảy sinh trong đầu mình, Thịnh Thanh Nhượng vội vàng vuốt minh huyệt để lấy lại tỉnh táo, nhưng mới xoa không đến mười giây, vai phải của anh bỗng trầm xuống – Tông Anh tựa đầu lên vai anh, nhắm mắt im lặng, hình như đã ngủ thiếp đi.
Sợi tóc trên đỉnh đầu cô thật mềm mại, thoang thoảng mùi dầu gội đầu, quần áo còn vương mùi nước sát trùng.
Thịnh Thanh Nhượng chợt thấy căng thẳng, nhưng anh nhanh chóng bình tĩnh lại, cụp mắt nhìn sang, hàng mi dày của cô chớp khẽ, cánh mũi phập phồng nhẹ nhàng, nhẹ đến mức không phát hiện ra, môi vẫn mím rất chặt.
Lòng anh bỗng nảy sinh cảm giác chân thực và khuây khỏa, thậm chí còn tham lam hy vọng thời gian có thể bước chậm một chút.
Nhưng thuốc trong túi truyền dịch rốt cuộc cũng chảy hết, cùng lúc đó, bản tin trên ti vi cũng kết thúc… Đã đến lúc đánh thức cô dậy.
Ai ngờ anh còn chưa kịp mở miệng, Tông Anh đột nhiên tự động ngồi dậy, xé băng dính trên mu bàn tay, cầm bông thấm cồn sát trùng, đè chặt lên vết kim, nhanh gọn dứt khoát rút kim ra.
Xử lý xong rác rưởi, cô quay đầu lại, đối diện với ánh mắt của Thịnh Thanh Nhượng, sau một giây lúng túng, một giây che dấu, cuối cùng, cô vờ như không có việc gì, nói: “Muộn rồi, rửa mặt rồi đi ngủ thôi, tình hình của A Cửu cần được quan sát thường xuyên, sáng mai trước khi đi, anh nhớ gọi tôi dậy nhé.”
Nói xong, Tông Anh né tránh ánh mắt anh, đi vào phòng tắm tắm rửa.
Vừa rồi cô chưa ngủ hẳn, ý thức nửa mê nửa tỉnh, dù biết rõ mình đang làm gì, nhưng cô vẫn buông thả bản thân để tới gần anh – phó mặc mình cho tiềm thức thúc đẩy, thật kỳ lạ.
Từ lần gặp gỡ vào tháng Bảy đến nay, khoảng thời gian ngắn vừa qua chưa đủ để hiểu thấu triệt về một người.
Nhưng thật bất ngờ, mặc dù chung đụng thì ít mà xa cách thì nhiều, lại luôn bị rung động trong nháy mắt – nhưng với tình hình trước mắt, chuyện này thực sự chưa thể nói là tốt hay xấu.
Bảy mươi mấy năm trước, tại Thượng Hải, tai họa vẫn đang tiếp diễn.
Những cuộc oanh tạc và chiến tranh ở Áp Bắc kịch liệt hơn, do đó, phần lớn hoa màu đúng vụ không được thu hoạch thuận lợi, có thể đoán được, nguy cơ cung ứng lương thự và cuộc sống của cư dân sống trong khu vực này sẽ càng thêm gian nan.
Ba ngày sau, ngày 19 tháng 9, Tết Trung thu năm 1937.
Ngày này, Thanh Huệ ra ngoài từ sáng sớm để mua gạo, nhưng đi tay không về tay không, tóc ngắn gọn gàng lại có chút mất trật tự, lúc nói khó tránh khỏi oán trách: “Gạo vừa mang ra đã bị cướp, em không giành được, có người còn túm tóc em, thật quá đáng!” Thấy Tông Anh đang kiểm tra cho A Cửu, cô lấy lại bình tĩnh hỏi: “A Cửu sao rồi ạ?”
Tông Anh tháo ống nghe bệnh xuống, nói: “Đang dần dần chuyển biến tốt đẹp, đã ổn định hơn trước rồi.”
Thanh Huệ thở phào nhẹ nhõm, nói: “Trong nhà còn nửa túi bột mì, ăn tiết kiệm một chút vẫn có thể cầm cự được một thời gian.”
Cô đặt chìa khoá ở tủ cạnh cửa, ngẩng đầu nhìn quyển lịch mỏng, thở dài nói: “Sắp Trung thu rồi, lẽ ra hôm nay là ngày khai giảng, có lẽ không tổ chức nữa. Trên đường về em gặp một bạn thời trung học, nghe nói Phục Đán, Đại Đồng hôm nay cũng không khai giảng, họ định liên hợp chuyển đi… Haiz, cái gì cũng dời vào nội địa, chiến tranh sẽ không bùng nổ trong nội địa chứ?”
Cô nói, đoạn xoay người nhìn về phía Tông Anh, Tông Anh không trả lời, cô lại tự an ủi bản thân: “Có lẽ đây chỉ là kế hoãn binh, sớm muộn gì cũng sẽ dời trở lại, Tông tiểu thư, chị nói có đúng không?”
Tông Anh chẳng nói đúng sai, do dự một lúc, cuối cùng hỏi: “Có lẽ cuộc chiến này sẽ kéo dài khá lâu, Thanh Huệ, hiện tại cô có dự định rời khỏi Thượng Hải không?”
Thanh Huệ im lặng, hiển nhiên không muốn đáp lại, cuộc đời cô từ nhỏ đã được hoạch định ổn thỏa, việc một mình đứng ra nhận nuôi hai đứa bé đã là đi ngược con đường, rời khỏi Thượng Hải ư? Chuyện này dường như còn đáng sợ và xa lạ hơn thế.
Suy nghĩ hồi lâu, cô ngẩng đầu nói: “Anh ba đi đâu em theo đấy, em đi theo anh ba.”
Trong thâm tâm, cô vẫn có chút ỷ lại người khác, vì tuổi còn quá nhỏ, cô vẫn còn thiếu năng lực và kinh nghiệm để đương đầu với sự đời, đây là phản ứng quá đỗi bình thường.
Tông Anh không hỏi nữa.
Thanh Huệ đột nhiên lấy mấy tấm vé ra khỏi túi xách nhỏ: “Hôm qua anh ba đưa em mấy tấm vé, nghe nói tối nay đội âm nhạc của Cục Giao Thông Vận Tải sẽ tổ chức liên hoan âm nhạc từ thiện tại Nhà hát lớn ở Nam Kinh, em phải ở nhà trông trẻ nên không đi được, hay chị và anh ba đi đi.”
Cô dường như rất thích thúc đẩy Tông Anh và Thịnh Thanh Nhượng, lại nói: “Thật ra rất đáng tiếc, nếu như Trung thu mọi năm, nhất định sẽ rất náo nhiệt, năm nay rất nhiều hoạt động đều bị hủy bỏ, bằng không, không biết chừng anh ba còn có thể dẫn chị đi xem pháo hoa! Tiếc là bây giờ không có pháo hoa, chỉ có đạn pháo.”
Ngày lễ thời chiến, lễ ăn mừng chỉ mang tính chất tượng trưng, tốp năm tốp ba người đi xem, vắng lạnh như hoa nở trong sa mạc.
Thanh Huệ và bọn nhỏ không tham gia liên hoan âm nhạc, chỉ có Thịnh Thanh Nhượng và Tông Anh đi. Anh làm xong việc, ban đêm chạy về nhà, vì khó gọi taxi, thời gian lại gấp rút, đành mượn quầy phục một chiếc xe đạp.
Một chân vững vàng chống xuống đất, chân còn lại giẫm trên bàn đạp, anh mời Tông Anh lên xe.
Tông Anh nhìn anh một lát, không nói hai lời liền ngồi lên ghế sau, khi chân anh rời khỏi mặt đất, bắt đầu khởi động bàn đạp, cô duỗi tay phải giữ chặt eo anh.
Dường như nhiệt độ cơ thể truyền qua lớp áo sơ mi có thể khiến người ta thấy an toàn hơn.
Không khí thoang thoảng mùi thuốc súng; trên con đường yên tĩnh, tiếng động khe khẽ phát ra lúc trục bánh xe quay vòng bỗng trở nên hết sức rõ ràng; đạp xe ra khỏi ngõ hẻm, vừa ngoảnh đầu lại liền thấy ánh trăng rơi đầy con ngõ.
Trên lưng áo sơ mi của anh có một chấm nhỏ lúc sáng lúc tối, Tông Anh nhìn kỹ, hoá ra là con đom đóm còn sót lại từ cuối hè, nó yên lặng đậu ở đó, cố gắng tích trữ ánh sáng.
Số ghế trong liên hoan âm nhạc cũng không nhiều, vì tổ chức trong thời kỳ đặc thù, đa số người dân đều quyết định không ra ngoài.
Mặc dù vậy, dàn nhạc của Cục Giao Thông Vận Tải vẫn tận tâm tận lực hoàn thành chương trình, nhân cơ hội thu gom tiền quyên góp.
Vì có lệnh cấm đi lại ban đêm, liên hoan âm nhạc kết thúc tương đối sớm, hơn chín giờ, các diễn viên đã ra chào khán giả, những người quen chào hỏi nhau rồi vội vã rời khỏi rạp hát, người nào về nhà người nấy.
Đám đông tản ra, Tông Anh đứng trong góc uống một chai nước có ga, đây là nước được chế biến theo cách thức của hơn bảy mươi năm trước, hương vị hơi khác so với hiện tại, nhưng vẫn ngọt, lượng bọt nhiều khiến người ta vô cùng sung sướng.
Cô cúi đầu nhìn đồng hồ – chín giờ năm mươi phút, cách đó không xa, Thịnh Thanh Nhượng vẫn bị một vị đồng nghiệp ở Cục Giao Thông Vận Tải kéo lại tán gẫu.
Một phút sau, Thịnh Thanh Nhượng rốt cuộc thoát khỏi vị đồng nghiệp kia, dắt xe đi về phía cô.
Trên đường vô cùng vắng vẻ, loáng thoáng nghe thấy vài tiếng súng vọng lại từ một nơi xa xôi nào đó, có thể bên kia đang xảy ra cuộc tấn công quy mô nhỏ.
Tông Anh ngồi trên xe, một tay ôm eo anh, tay còn lại cầm chặt chai nước có ga.
Đi về phía trước, bóng đêm biến ảo, nhưng trước sau vẫn ảm đạm, thiếu điện, dẫu chỉ có ánh trăng cũng đã xa xỉ lắm rồi; song đi một lúc, xung quanh đột nhiên trở nên sáng sủa, thậm chí mùi hương trong thành phố cũng thay đổi trong nháy mắt.
Xa xa, Hòn Ngọc Viễn Đông toả sáng giữa bầu trời đêm, khác với ánh trăng năm 1937, ngày này năm 2015, vầng trăng mới chỉ là hình móc câu cong cong mảnh mai, quầng sáng mà nó toả ra chẳng hề thu hút khi đứng giữa ánh đèn náo nhiệt khắp thành phố.
Chỉ sau một cái búng tay, ngoảnh đầu lại, thế sự đã đổi thay.
Gió mát dịu dàng, trên đường cho xe chạy bằng động cơ, ô tô qua lại như thoi đưa, họ đạp xe trên con đường hẹp bên cạnh, đi ngang qua những người đang tản bộ đêm khuya, ngẫu nhiên lại có vài chiếc xe điện chạy vụt qua.
Một toà nhà sáng đèn nằm cách đó không xa xẹt qua trước mắt Tông Anh, cô đột nhiên hô “dừng xe”.
Thịnh Thanh Nhượng lập tức dừng lại, nhìn theo tầm mắt của Tông Anh.
Trên nóc một toà nhà cao tầng treo một logo bằng đèn led khổng lồ, đề…
“Công ty sản xuất thuốc Tân Hi – SINCERE.”
Những chữ cái tiếng Anh tròn trĩnh, mỗi con chữ đều toả sáng lấp lánh.
Sincere, từ đơn này đại diện cho thái độ và niềm tin của người sáng lập ra Tân Hi, song tại giờ phút này, sau khi bị phanh phui chuyện làm giả số liệu thuốc lâm sàng, nó trở nên mỉa mai một cách chói mắt.
Trong một thoáng nào đó, ánh mắt Tông Anh chợt lóe lên vẻ ảm đạm.
—
Lời tác giả:
Tiết Tuyển Thanh: Ôi, quê quá đi mất, tại sao lại đi xe đạp?
Boy dân quốc: Xe đạp rất đắt tiền, rất mode, lầu trên đừng nói lung tung.
—
Lúc Phục Đán khai giảng, rất ít học sinh đến trường tham dự, sau đó Bộ Giáo Dục ra chỉ thị di dời vào nội địa. Khi đó, liên hiệp bốn ngôi trường chuẩn bị di dời bao gồm Phục Đán, Đại Đồng, Đại Hạ, Quang Hoa, nhưng vì không đủ kinh phí, Đại Đồng và Quang Hoa rút lui, cuối cùng chỉ có Phục Đán và Đại Hạ rời đi.
Liên hoan âm nhạc của Cục Giao Thông Vận Tải, số người đến tham gia thật ra vượt quá một nửa, nhưng rất ít dân thường.
Sân khấu kịch Nam Kinh nay là hội trường âm nhạc Thượng Hải, nằm rất gần chung cư 699, đạp xe khoảng 20 phút là đến nơi.
Trong phòng khách chỉ có tiếng đồng hồ chuyển động, Thịnh Thanh Nhượng ngồi xuống, cặp tài liệu đặt trên đầu gối, bờ vai căng cứng thoáng thả lỏng, anh ngồi im lặng bên cô chờ đợi.
Đợi đến mười giờ đúng, khoảng khắc đồng hồ để bàn đổ chuông, hết thảy đều thay đổi.
Bên tai vang lên hồi chuông báo mười giờ tối của năm 2015, cho dù nhắm mắt lại, Tông Anh cũng biết rất rõ, mình đã trở lại.
Đợi hồi chuông cuối cùng kết thúc, Tông Anh lập tức buông tay ra, ngồi dậy, chống hai tay lên trán nói: “Anh Thịnh, phiền anh bật đèn giúp tôi.”
Cô bỗng rút tay ra, Thịnh Thanh Nhượng còn chưa kịp hoàn hồn, thấy cô lên tiếng nhờ vả, anh lập tức đứng dậy bật đèn phòng khách, lại quay về ghế sô pha, hỏi han: “Tông tiểu thư, hiện tại cô cảm thấy thế nào?”
Chẳng mấy chốc, căn phòng bừng sáng, Tông Anh buông hai tay đang chống trên thái dương xuống, ngẩng đầu nói: “Không quan trọng.” Giọng cô vẫn trầm và nghèn nghẹt: “Sốt nhẹ, cổ họng hơi viêm, có lẽ tối qua bị cảm lạnh, chuyện nhỏ thôi.”
Nói xong, cô vô thức duỗi tay sờ bao thuốc lá trên bàn trà, định rút một điếu, song mới rút một đoạn đầu lọc, cô đột nhiên nhét vào bao, đứng dậy đi vào phòng chứa đồ.
Thịnh Thanh Nhượng thấy cô đẩy một giá truyền dịch ra khỏi phòng chứa đồ, lại thấy cô lấy túi truyền dịch và khay đựng thuốc trong tủ ra, sau đó xé túi dụng cụ truyền dịch, ghim kim vào vào túi truyền dịch, nhanh chóng treo nó lên giá.
Cô đứng dựa vào cửa tủ, buộc chặt vải cầm máu, sát trùng đâu vào đấy, đẩy khí ra khỏi ống truyền, soi lên ánh sáng trên đỉnh đầu, ghim đầu kim còn lại của dụng cụ truyền dịch vào ven trên mu bàn tay.
Từ đầu đến cuối, cô luôn cúi đầu, mãi đến khi cố định kim tiêm xong, cô mới ngẩng đầu nhìn ống đựng dung dịch truyền Murphy.
Dung dịch thuốc trong suốt nhịp nhàng nhỏ xuống, cô đẩy giá truyền dịch vào phòng bếp đun nước.
Cả ngày không khép cửa sổ, hàng chục con côn trùng nhỏ bay quanh bóng đèn ấm áp, một con muỗi không kiêng nể gì đậu trên tay Tông Anh hút máu, mãi đến khi Tông Anh phát hiện ra, nó sớm hút no căng bụng, thoát khỏi hiện trường bằng tốc độ nhanh nhất.
Sốt cao, phản ứng cũng trở nên trì trệ, Tông Anh không thèm để ý đến mấy nốt đỏ nhanh chóng phồng lên trên da, nghiêng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ.
Gió mát cuối hè ùa vào, trời đêm tăm tối, lại có phần vắng vẻ.
Tiếng nước trong ấm sôi ùng ục, bên cạnh đó còn có tiếng côn trùng đã lâu không xuất hiện, nay vang lên ngoài phòng. Trong ký ức của Tông Anh, cô chỉ nghe thấy những âm thanh này hồi còn nhỏ, có lẽ sau này vẫn có, nhưng cô không chú ý tới nữa.
Trong lúc cô thất thần, Thịnh Thanh Nhượng bước tới, đưa tay đóng kín khung cửa sổ mười sáu song lại.
Buổi tối nhiệt độ hạ xuống, gió ẩm ướt lại lạnh lẽo, không còn nghi ngờ gì nữa, đứng lâu như vậy rất bất lợi cho việc khôi phục. Anh đóng kín cửa sổ, lại đổ nước sôi vào cốc thủy tinh cho nguội.
Tông Anh liếc qua cốc trà, đẩy giá truyền dịch đến sô pha rồi ngồi xuống, cầm điều khiển mở ti vi, tiện tay bật một kênh. Trên màn hình, nam phát thanh viên ngồi ngay ngắn đọc tin thời sự buổi đêm.
Thịnh Thanh Nhượng đặt cốc nước trước mặt cô, Tông Anh nói: “Anh ngồi đi.”
Thịnh Thanh Nhượng ngồi xuống cạnh cô, thấy cô mở hộp thuốc ra, lấy hai viên con nhộng khỏi vỉ thuốc bằng nhôm, anh cho rằng cô định uống, không ngờ cô đột nhiên nghiêng đầu sang, nhìn anh chằm chằm và nói: “Há miệng ra.”
Anh sửng sốt, nhưng vẫn há miệng như lời cô nói, Tông Anh đút hai viên con nhộng cho anh, đưa cốc nước tới, lúc này mới giải thích: “Thuốc kháng khuẩn, uống để dự phòng.” Lại nói: “Thuốc phòng chống bệnh dịch tả bằng đường uống hơi khó mua, nhưng tôi nghĩ anh cũng có lúc phải dùng, khi nào rảnh tôi sẽ mua giùm anh.”
Thịnh Thanh Nhượng nhìn cô, uống hai viên con nhộng, bất chấp nước nóng.
Cô lại bóc vỏ nhôm ra, bỏ hai viên thuốc vào miệng, lấy lại cốc nước trong tay anh, nhanh chóng hớp một ngụm, thấy nước còn nóng, cô chợt nhíu mày, nhưng vẫn nuốt chửng, đặt cốc nước xuống và nhắm mắt lại.
Tiếng ti vi trong phòng khách không cao không thấp, nam phát thanh viên đọc bản tin một cách rõ ràng thong thả, nhịp thở của Tông Anh cũng từ từ chậm lại.
Thịnh Thanh Nhượng ngẩng đầu nhìn túi truyền dịch trong suốt trên giá, dung dịch thuốc im lặng chảy vào tĩnh mạch, cô ngồi tựa lưng vào ghế sô pha, khuôn mặt trầm tĩnh tràn ngập mệt mỏi.
Trong một khoảnh khắc, anh đột nhiên muốn kéo nhẹ đầu cô, cho cô mượn bờ vai làm gối.
Ý thức được niệm tưởng đột nhiên nảy sinh trong đầu mình, Thịnh Thanh Nhượng vội vàng vuốt minh huyệt để lấy lại tỉnh táo, nhưng mới xoa không đến mười giây, vai phải của anh bỗng trầm xuống – Tông Anh tựa đầu lên vai anh, nhắm mắt im lặng, hình như đã ngủ thiếp đi.
Sợi tóc trên đỉnh đầu cô thật mềm mại, thoang thoảng mùi dầu gội đầu, quần áo còn vương mùi nước sát trùng.
Thịnh Thanh Nhượng chợt thấy căng thẳng, nhưng anh nhanh chóng bình tĩnh lại, cụp mắt nhìn sang, hàng mi dày của cô chớp khẽ, cánh mũi phập phồng nhẹ nhàng, nhẹ đến mức không phát hiện ra, môi vẫn mím rất chặt.
Lòng anh bỗng nảy sinh cảm giác chân thực và khuây khỏa, thậm chí còn tham lam hy vọng thời gian có thể bước chậm một chút.
Nhưng thuốc trong túi truyền dịch rốt cuộc cũng chảy hết, cùng lúc đó, bản tin trên ti vi cũng kết thúc… Đã đến lúc đánh thức cô dậy.
Ai ngờ anh còn chưa kịp mở miệng, Tông Anh đột nhiên tự động ngồi dậy, xé băng dính trên mu bàn tay, cầm bông thấm cồn sát trùng, đè chặt lên vết kim, nhanh gọn dứt khoát rút kim ra.
Xử lý xong rác rưởi, cô quay đầu lại, đối diện với ánh mắt của Thịnh Thanh Nhượng, sau một giây lúng túng, một giây che dấu, cuối cùng, cô vờ như không có việc gì, nói: “Muộn rồi, rửa mặt rồi đi ngủ thôi, tình hình của A Cửu cần được quan sát thường xuyên, sáng mai trước khi đi, anh nhớ gọi tôi dậy nhé.”
Nói xong, Tông Anh né tránh ánh mắt anh, đi vào phòng tắm tắm rửa.
Vừa rồi cô chưa ngủ hẳn, ý thức nửa mê nửa tỉnh, dù biết rõ mình đang làm gì, nhưng cô vẫn buông thả bản thân để tới gần anh – phó mặc mình cho tiềm thức thúc đẩy, thật kỳ lạ.
Từ lần gặp gỡ vào tháng Bảy đến nay, khoảng thời gian ngắn vừa qua chưa đủ để hiểu thấu triệt về một người.
Nhưng thật bất ngờ, mặc dù chung đụng thì ít mà xa cách thì nhiều, lại luôn bị rung động trong nháy mắt – nhưng với tình hình trước mắt, chuyện này thực sự chưa thể nói là tốt hay xấu.
Bảy mươi mấy năm trước, tại Thượng Hải, tai họa vẫn đang tiếp diễn.
Những cuộc oanh tạc và chiến tranh ở Áp Bắc kịch liệt hơn, do đó, phần lớn hoa màu đúng vụ không được thu hoạch thuận lợi, có thể đoán được, nguy cơ cung ứng lương thự và cuộc sống của cư dân sống trong khu vực này sẽ càng thêm gian nan.
Ba ngày sau, ngày 19 tháng 9, Tết Trung thu năm 1937.
Ngày này, Thanh Huệ ra ngoài từ sáng sớm để mua gạo, nhưng đi tay không về tay không, tóc ngắn gọn gàng lại có chút mất trật tự, lúc nói khó tránh khỏi oán trách: “Gạo vừa mang ra đã bị cướp, em không giành được, có người còn túm tóc em, thật quá đáng!” Thấy Tông Anh đang kiểm tra cho A Cửu, cô lấy lại bình tĩnh hỏi: “A Cửu sao rồi ạ?”
Tông Anh tháo ống nghe bệnh xuống, nói: “Đang dần dần chuyển biến tốt đẹp, đã ổn định hơn trước rồi.”
Thanh Huệ thở phào nhẹ nhõm, nói: “Trong nhà còn nửa túi bột mì, ăn tiết kiệm một chút vẫn có thể cầm cự được một thời gian.”
Cô đặt chìa khoá ở tủ cạnh cửa, ngẩng đầu nhìn quyển lịch mỏng, thở dài nói: “Sắp Trung thu rồi, lẽ ra hôm nay là ngày khai giảng, có lẽ không tổ chức nữa. Trên đường về em gặp một bạn thời trung học, nghe nói Phục Đán, Đại Đồng hôm nay cũng không khai giảng, họ định liên hợp chuyển đi… Haiz, cái gì cũng dời vào nội địa, chiến tranh sẽ không bùng nổ trong nội địa chứ?”
Cô nói, đoạn xoay người nhìn về phía Tông Anh, Tông Anh không trả lời, cô lại tự an ủi bản thân: “Có lẽ đây chỉ là kế hoãn binh, sớm muộn gì cũng sẽ dời trở lại, Tông tiểu thư, chị nói có đúng không?”
Tông Anh chẳng nói đúng sai, do dự một lúc, cuối cùng hỏi: “Có lẽ cuộc chiến này sẽ kéo dài khá lâu, Thanh Huệ, hiện tại cô có dự định rời khỏi Thượng Hải không?”
Thanh Huệ im lặng, hiển nhiên không muốn đáp lại, cuộc đời cô từ nhỏ đã được hoạch định ổn thỏa, việc một mình đứng ra nhận nuôi hai đứa bé đã là đi ngược con đường, rời khỏi Thượng Hải ư? Chuyện này dường như còn đáng sợ và xa lạ hơn thế.
Suy nghĩ hồi lâu, cô ngẩng đầu nói: “Anh ba đi đâu em theo đấy, em đi theo anh ba.”
Trong thâm tâm, cô vẫn có chút ỷ lại người khác, vì tuổi còn quá nhỏ, cô vẫn còn thiếu năng lực và kinh nghiệm để đương đầu với sự đời, đây là phản ứng quá đỗi bình thường.
Tông Anh không hỏi nữa.
Thanh Huệ đột nhiên lấy mấy tấm vé ra khỏi túi xách nhỏ: “Hôm qua anh ba đưa em mấy tấm vé, nghe nói tối nay đội âm nhạc của Cục Giao Thông Vận Tải sẽ tổ chức liên hoan âm nhạc từ thiện tại Nhà hát lớn ở Nam Kinh, em phải ở nhà trông trẻ nên không đi được, hay chị và anh ba đi đi.”
Cô dường như rất thích thúc đẩy Tông Anh và Thịnh Thanh Nhượng, lại nói: “Thật ra rất đáng tiếc, nếu như Trung thu mọi năm, nhất định sẽ rất náo nhiệt, năm nay rất nhiều hoạt động đều bị hủy bỏ, bằng không, không biết chừng anh ba còn có thể dẫn chị đi xem pháo hoa! Tiếc là bây giờ không có pháo hoa, chỉ có đạn pháo.”
Ngày lễ thời chiến, lễ ăn mừng chỉ mang tính chất tượng trưng, tốp năm tốp ba người đi xem, vắng lạnh như hoa nở trong sa mạc.
Thanh Huệ và bọn nhỏ không tham gia liên hoan âm nhạc, chỉ có Thịnh Thanh Nhượng và Tông Anh đi. Anh làm xong việc, ban đêm chạy về nhà, vì khó gọi taxi, thời gian lại gấp rút, đành mượn quầy phục một chiếc xe đạp.
Một chân vững vàng chống xuống đất, chân còn lại giẫm trên bàn đạp, anh mời Tông Anh lên xe.
Tông Anh nhìn anh một lát, không nói hai lời liền ngồi lên ghế sau, khi chân anh rời khỏi mặt đất, bắt đầu khởi động bàn đạp, cô duỗi tay phải giữ chặt eo anh.
Dường như nhiệt độ cơ thể truyền qua lớp áo sơ mi có thể khiến người ta thấy an toàn hơn.
Không khí thoang thoảng mùi thuốc súng; trên con đường yên tĩnh, tiếng động khe khẽ phát ra lúc trục bánh xe quay vòng bỗng trở nên hết sức rõ ràng; đạp xe ra khỏi ngõ hẻm, vừa ngoảnh đầu lại liền thấy ánh trăng rơi đầy con ngõ.
Trên lưng áo sơ mi của anh có một chấm nhỏ lúc sáng lúc tối, Tông Anh nhìn kỹ, hoá ra là con đom đóm còn sót lại từ cuối hè, nó yên lặng đậu ở đó, cố gắng tích trữ ánh sáng.
Số ghế trong liên hoan âm nhạc cũng không nhiều, vì tổ chức trong thời kỳ đặc thù, đa số người dân đều quyết định không ra ngoài.
Mặc dù vậy, dàn nhạc của Cục Giao Thông Vận Tải vẫn tận tâm tận lực hoàn thành chương trình, nhân cơ hội thu gom tiền quyên góp.
Vì có lệnh cấm đi lại ban đêm, liên hoan âm nhạc kết thúc tương đối sớm, hơn chín giờ, các diễn viên đã ra chào khán giả, những người quen chào hỏi nhau rồi vội vã rời khỏi rạp hát, người nào về nhà người nấy.
Đám đông tản ra, Tông Anh đứng trong góc uống một chai nước có ga, đây là nước được chế biến theo cách thức của hơn bảy mươi năm trước, hương vị hơi khác so với hiện tại, nhưng vẫn ngọt, lượng bọt nhiều khiến người ta vô cùng sung sướng.
Cô cúi đầu nhìn đồng hồ – chín giờ năm mươi phút, cách đó không xa, Thịnh Thanh Nhượng vẫn bị một vị đồng nghiệp ở Cục Giao Thông Vận Tải kéo lại tán gẫu.
Một phút sau, Thịnh Thanh Nhượng rốt cuộc thoát khỏi vị đồng nghiệp kia, dắt xe đi về phía cô.
Trên đường vô cùng vắng vẻ, loáng thoáng nghe thấy vài tiếng súng vọng lại từ một nơi xa xôi nào đó, có thể bên kia đang xảy ra cuộc tấn công quy mô nhỏ.
Tông Anh ngồi trên xe, một tay ôm eo anh, tay còn lại cầm chặt chai nước có ga.
Đi về phía trước, bóng đêm biến ảo, nhưng trước sau vẫn ảm đạm, thiếu điện, dẫu chỉ có ánh trăng cũng đã xa xỉ lắm rồi; song đi một lúc, xung quanh đột nhiên trở nên sáng sủa, thậm chí mùi hương trong thành phố cũng thay đổi trong nháy mắt.
Xa xa, Hòn Ngọc Viễn Đông toả sáng giữa bầu trời đêm, khác với ánh trăng năm 1937, ngày này năm 2015, vầng trăng mới chỉ là hình móc câu cong cong mảnh mai, quầng sáng mà nó toả ra chẳng hề thu hút khi đứng giữa ánh đèn náo nhiệt khắp thành phố.
Chỉ sau một cái búng tay, ngoảnh đầu lại, thế sự đã đổi thay.
Gió mát dịu dàng, trên đường cho xe chạy bằng động cơ, ô tô qua lại như thoi đưa, họ đạp xe trên con đường hẹp bên cạnh, đi ngang qua những người đang tản bộ đêm khuya, ngẫu nhiên lại có vài chiếc xe điện chạy vụt qua.
Một toà nhà sáng đèn nằm cách đó không xa xẹt qua trước mắt Tông Anh, cô đột nhiên hô “dừng xe”.
Thịnh Thanh Nhượng lập tức dừng lại, nhìn theo tầm mắt của Tông Anh.
Trên nóc một toà nhà cao tầng treo một logo bằng đèn led khổng lồ, đề…
“Công ty sản xuất thuốc Tân Hi – SINCERE.”
Những chữ cái tiếng Anh tròn trĩnh, mỗi con chữ đều toả sáng lấp lánh.
Sincere, từ đơn này đại diện cho thái độ và niềm tin của người sáng lập ra Tân Hi, song tại giờ phút này, sau khi bị phanh phui chuyện làm giả số liệu thuốc lâm sàng, nó trở nên mỉa mai một cách chói mắt.
Trong một thoáng nào đó, ánh mắt Tông Anh chợt lóe lên vẻ ảm đạm.
—
Lời tác giả:
Tiết Tuyển Thanh: Ôi, quê quá đi mất, tại sao lại đi xe đạp?
Boy dân quốc: Xe đạp rất đắt tiền, rất mode, lầu trên đừng nói lung tung.
—
Lúc Phục Đán khai giảng, rất ít học sinh đến trường tham dự, sau đó Bộ Giáo Dục ra chỉ thị di dời vào nội địa. Khi đó, liên hiệp bốn ngôi trường chuẩn bị di dời bao gồm Phục Đán, Đại Đồng, Đại Hạ, Quang Hoa, nhưng vì không đủ kinh phí, Đại Đồng và Quang Hoa rút lui, cuối cùng chỉ có Phục Đán và Đại Hạ rời đi.
Liên hoan âm nhạc của Cục Giao Thông Vận Tải, số người đến tham gia thật ra vượt quá một nửa, nhưng rất ít dân thường.
Sân khấu kịch Nam Kinh nay là hội trường âm nhạc Thượng Hải, nằm rất gần chung cư 699, đạp xe khoảng 20 phút là đến nơi.
Tác giả :
Triệu Hi Chi