Vị Đắc Xán Lạn
Chương 25
Tối hôm đó, Kinh Xán đang chuẩn bị ngủ thì nhận được một tấm ảnh Hạ Bình Ý gửi tới. Cậu mở ra nhìn, bỗng tim đập hụt một phát.
Lúc chọn cuốn vở này cậu cũng nghĩ đến chuyện Hạ Bình Ý sẽ thấy bức tranh rồi, nhưng đất lạnh như thế, Kinh Xán vẫn muốn đưa Hạ Bình Ý cuốn vở dày nhất.
“Cậu vẽ tranh đẹp thật đấy.”
Kinh Xán ngồi trên giường tựa vào gối, gõ ba chữ vào khung tin nhắn, nhưng cậu chưa kịp gửi đi thì tin nhắn thứ hai của Hạ Bình Ý đã tới trước.
“Mà cái chính là do tôi đẹp trai.”
Thậm chí Kinh Xán có thể tưởng tượng ra giọng nói và điệu bộ của Hạ Bình Ý lúc nói câu này, trong căn phòng yên tĩnh, cậu khẽ cười thành tiếng, không sửa lại tin nhắn đã gõ mà bấm gửi luôn.
“Đương nhiên rồi.”
“Đương nhiên cái gì? Câu trước hay là câu sau?”.
Kinh Xán tắt đèn nằm xuống, Hạ Bình Ý vẫn đang hỏi dồn.
“Cả hai luôn.”
Đầu bên kia, Hạ Bình Ý nhìn ba chữ này, hơi hơi đắc chí uống cạn cốc nước trong tay. Gõ ngón tay lên cốc, anh gọi điện cho Kinh Xán.
Kinh Xán nghe máy rất nhanh, ngạc nhiên hỏi anh có chuyện gì?
“Tôi muốn hỏi chuyện này từ trước rồi, cậu từng học vẽ à?”.
Nhìn sao thì tranh của Kinh Xán cũng không giống vẽ bừa.
“Không có,” Kinh Xán lập tức phủ nhận, nhưng cậu nghĩ xong, lại nói: “Nếu học theo em trai tôi mấy chiêu cũng tính thì chắc có học rồi”.
“Em trai cậu? Cậu ấy vẽ đẹp lắm à?”.
“Đương nhiên rồi,” Kinh Xán không hề do dự đáp: “Em tôi là họa sĩ trời sinh mà, hồi trước có một thầy mỹ thuật cực kỳ giỏi tình cờ thấy tranh của nó, còn lặn lội tìm bố mẹ tôi bảo họ nhất định phải cổ vũ em tôi vẽ tranh, còn muốn giới thiệu nó làm quen với họa sĩ nổi tiếng nữa”.
Lần đầu tiên Hạ Bình Ý nghe Kinh Xán nói về người nhà của cậu, nghe giọng điệu tự hào này, anh có thể thấy tình cảm của Kinh Xán với gia đình rất tốt. Sau khi kết thúc cuộc trò chuyện, Hạ Bình Ý tựa vào lưng ghế, ngửa đầu nhìn trần nhà, thất thần hồi lâu.
Nếu quan hệ với người nhà tốt đẹp, gia đình hạnh phúc đầm ấm, vậy tại sao cậu ấy lại có khuynh hướng tự khép kín?
Mỗi khi nghĩ đến vấn đề này, Hạ Bình Ý đều thấy kiến thức của mình không đủ. Anh bức thiết muốn tìm hiểu Kinh Xán có trở ngại tâm lý như thế nào, anh phải làm gì để chữa khỏi cho cậu ấy, nhưng anh lại sợ Kinh Xán không thoải mái, nên không dám ra vẻ tìm tòi quá rõ ràng.
Hạ Bình Ý thở dài, cầm bút lên, tiếp tục làm bài vẫn chưa làm xong.
Sau vụ xe kart, Ôn Tương Doanh càng thêm niềm nở với Kinh Xán, có bắt gặp cậu trên đường cũng sẽ đi cùng, vậy nên cậu cũng quen với Cố Thời thường xuyên đi cùng Ôn Tương Doanh hơn nhiều.
Kinh Xán cũng rất thích Cố Thời, bởi Ôn Tương Doanh rất thích trêu đùa Kinh Xán, có những lúc Kinh Xán thật sự không nói lại được, bèn nhìn Cố Thời xin giúp đỡ. Khi đó Cố Thời sẽ gõ lên đầu Ôn Tương Doanh một phát, bảo: “Dừng lại đi”.
Nếu phải nói thì chỗ không tốt duy nhất của Cố Thời là cậu ấy quá cao, mỗi lần Kinh Xán quay sang nói chuyện đều thấy lúng túng.
Giờ thể dục giữa giờ buổi sáng, Kinh Xán thường đứng hàng thứ hai, nhưng hôm nay cậu ở lại giảng bài cho Chu Triết, nên khi hai người xuống tới nơi thì hàng ngũ đã đứng tản ra rồi, Kinh Xán đành lén lút đứng vào hàng cuối cùng. Kinh Xán nhìn gáy của cậu bạn phía trước, không hiểu vì sao Kinh Tại Hàng cao như vậy mà mình không di truyền được chút nào. Cậu nhìn trái nhìn phải, sau đó lén lút kiễng chân. Kinh Xán đưa mắt dần lên, thầm nghĩ thật ra cậu cũng không cần một mét tám đâu, thêm ba, năm phân nữa là được rồi.
Bỗng bị ấn đầu, người đang cố gắng kiễng cao lại trở về chiều cao cũ.
Kinh Xán giật mình, hoảng hốt quay đầu lại, nào ngờ lại thấy Hạ Bình Ý đang vừa đi sang bên phải vừa cười với cậu. Hạ Bình Ý mở miệng, mấp máy môi nói: “Đừng mất công làm gì”.
Kinh Xán khẽ “hứ” một tiếng.
Không phải chỉ cao hơn cậu một… nhiều chút thôi sao?
Kinh Xán mới học bài thể dục theo đài này sau khi đến trung học số bảy. Cậu nhớ hồi cậu rất nhỏ cũng từng có hoạt động tập thể dục theo đài kiểu này, chẳng qua hình như nhạc nền và động tác đều khác bây giờ. Lúc nhỏ cậu luôn có đặc quyền, cậu không cần tham gia hoạt động nào ngoài học cả, vậy nên cũng chẳng tham gia thể dục giữa giờ được mấy lần.
Đến động tác bụng, Kinh Xán quay người theo mọi người, cậu vô tình liếc mắt, trông thấy mấy người đứng trong hàng bên cạnh đều đang nhịn cười. Sau những gì cậu đã gặp ở trường học, Kinh Xán cực kỳ nhạy cảm với kiểu cười trông đầy ẩn ý này. Cậu biết rõ rằng đây là cười nhạo, họ đang cười trước nỗi đau của người khác, đang trao đổi với nhau những lời sỉ nhục qua ánh mắt.
Nhìn theo ánh mắt họ, Kinh Xán lập tức hiểu vấn đề.
Quần đồng phục của trường trung học số bảy có một đường may mờ, bình thường thì đường kẻ đó sẽ nằm ở đằng trước, nhưng đường may trên quần nữ sinh kia lại ở đằng sau.
Kinh Xán nhận ra người đó là Lưu Á.
Có bước lên không, có nhắc nhở không, trước hai câu hỏi này, Kinh Xán hoàn toàn nghe theo lòng thấu cảm của mình.
“Lưu Á,” Kinh Xán đứng sau Lưu Á, vỗ vai cô, đợi cô quay đầu lại mới nói nhỏ: “Hình như cậu mặc ngược quần rồi”.
Hiển nhiên, Lưu Á vừa nghe cậu nói vậy đã vô cùng hoảng loạn. Cô nhanh chóng quay người, vội vàng không kịp nói gì với Kinh Xán đã chạy vào nhà vệ sinh. Khi cô chạy qua, Kinh Xán còn nhìn thấy khuôn mặt dần đỏ lên vì những tiếng cười nhạo loáng thoáng.
“Cười cái gì đấy?”.
Một giọng nữ không được vui vẻ lắm chen vào giữa tiếng nhạc, Kinh Xán nhìn về phía giọng nói phát ra, thấy Ôn Tương Doanh không tập nữa, đứng thẳng lưng tại chỗ, nghiêng đầu nhìn mấy người đang lén cười ở phía sau.
“Có gì hay mà cười? Không làm được chuyện gì một học sinh cấp ba nên làm à?”.
Người mắt to trợn mắt sẽ gây sát thương cực mạnh, đây là kết luận của Kinh Xán sau khi Ôn Tương Doanh trợn mắt với mấy người kia. Nói xong, Ôn Tương Doanh bèn tự ý ra khỏi hàng, đuổi theo Lưu Á vào nhà vệ sinh, Kinh Xán nhìn theo bóng lưng cô, thầm dựng ngón cái.
Với đa số học sinh thì tập thể dục giữa giờ cũng chỉ là một khúc nhạc đệm không mấy quan trọng, nhưng khi về phòng học, Kinh Xán thấy Lưu Á vẫn luôn cúi gằm mặt, cậu cũng bức bối hồi lâu. Nhưng kinh nghiệm xã giao có hạn từ nhỏ đến lớn làm Kinh Xán không biết nên giúp Lưu Á thế nào. Nghĩ tới nghĩ lui, cậu đành phải làm như lúc giúp Chu Triết, lén nhét cho Lưu Á một tờ giấy trong giờ học, bảo cô nếu không biết làm bài nào có thể hỏi cậu.
Càng về cuối năm, không khí trong lớp lại càng căng thẳng. Người cười nói nô đùa trong lớp ít đi, không còn mấy ai xuống căn tin mua đồ ăn vặt nữa, cũng ít người tham gia chạy bộ, ít người thật sự vận động trong tiết thể dục. Mà thứ nhiều hơn, hẳn chỉ là những tập đề, tờ báo được phát xuống trong giờ học, cùng với mùi cà phê chẳng bao giờ tan trong lớp.
Chủ đề sinh hoạt lớp cũng dần có thêm cụm từ đó, mỗi lần chủ nhiệm nhắc đến chuyện này, Kinh Xán lén lút quay lại nhìn, đều có thể trông thấy từng ánh mắt kiên nghị của các học sinh.
Thi đại học.
Kinh Xán viết ba chữ này lên nháp, bỗng phát hiện những chữ này đã quá xa xôi và lạ lẫm với cậu.
Nhờ có Kinh Xán phụ đạo mà thành tích môn Toán của Chu Triết đã khá hơn rõ rệt, Kinh Xán nhìn mỗi lần thi tháng, thi liên trường thứ hạng của cậu ta đều cao hơn mà cũng thấy vui thay. Chu Triết lúc nào cũng cố gắng, Kinh Xán chưa thấy cậu ta lười biếng bao giờ. Ngày nào Kinh Xán đến trường Chu Triết cũng đang ngồi học rồi, mà khi Kinh Xán ra về Chu Triết vẫn ở lại học. Thậm chí lúc này đã cảm nặng rồi, Chu Triết vẫn đeo khẩu trang ngồi trong lớp, không chịu nghỉ.
“Cậu không về ngủ sớm thật à?”, nhìn nửa khuôn mặt ngày càng đỏ của Chu Triết, Kinh Xán hỏi.
“Không đâu,” Chu Triết lắc đầu, sau đó cậu ta cúi xuống làm bài đọc tiếng Anh tiếp. Nhưng không được mấy giây sau cậu ta lại ngẩng đầu, bỗng nói với Kinh Xán: “Kinh Xán, thật ra tôi rất mệt”.
Không biết có phải do ốm không, hôm nay Chu Triết không im lặng như trước, nói nhiều hơn nhiều.
Kinh Xán sửng sốt, vội khuyên cậu: “Vậy cậu về ký túc xá nghỉ đi, tinh thần khỏe khoắn hiệu suất mới cao”.
“Tôi không dám, còn nhiều bài chưa làm xong lắm”. Giọng Chu Triết nghẹn đặc, do ngày nào cũng thiếu ngủ nên tơ máu nổi đầy trong mắt. Cậu ta nhìn đề thi trên bàn, rồi lại nhìn Kinh Xán, nói: “Kinh Xán, tôi áp lực quá”.
“Vì chuyện thi đại học à?”. Kinh Xán biết mà vẫn hỏi, nhưng cậu thật sự không biết phải nói gì vào lúc này nữa, bèn tiếp lời vài câu vô dụng để Chu Triết tiếp tục giãi bày với cậu.
“Ừ,” Chu Triết nói: “Thật ra sau khi vào lớp chọn tôi phải trầy trật lắm mới theo kịp mọi người, nhưng tôi biết bố mẹ tôi đều rất vui khi tôi vào lớp chọn. Họ vẫn tin rằng tôi sẽ thi được một trường đại học tốt, tôi không muốn họ phải thất vọng, cũng không muốn mình cố gắng vô ích. Nhưng tâm thế của tôi tệ lắm, nếu không chuẩn bị kỹ càng thì lúc thi chính thức dễ phát huy kém lắm. Vậy nên ngày nào mở mắt ra, tôi cũng rất áp lực”.
Các thầy cô rất thích hình dung kỳ thi đại học bằng một câu, đó là “Thiên binh vạn mã cùng qua cầu độc mộc”. Kinh Xán đã nghe câu này mấy lần rồi, nhưng nhìn Chu Triết lúc này, cậu mới thật sự hiểu cảm giác chen chúc trên cây cầu độc mộc với rất nhiều người là thế nào. Không ai biết mình có phải là người chiến thắng không, cũng không ai muốn mình sơ sảy ngã xuống sông, ai cũng chỉ có thể tự nhủ rằng “Kiên trì lên, chắc chắn sẽ có kết quả tốt”.
Nhưng thật sự sẽ có kết quả tốt sao?
Kinh Xán cúi đầu, nhìn ba chữ ghi trên tờ nháp, im lặng.
Kinh Xán còn chưa nghĩ ra cách an ủi Chu Triết, Chu Triết đã vội nói cậu ta chỉ nói với Kinh Xán vậy thôi, nói ra đã nhẹ lòng hơn nhiều rồi, bảo Kinh Xán đừng quan tâm những lời cậu ta nói.
“Nhưng lần tới được nghỉ tôi phải đến chùa Thanh Nham mới được”.
Thấy Kinh Xán ngơ ra nhìn mình, Chu Triết mỉm cười, nói với giọng hơi tự giễu: “Cầu học hành tiến tới đó, tự ám chỉ cho mình, nói với mình rằng sẽ có thể làm tốt như được phù hộ”.
Chuông vào lớp reo vang, các học sinh nhanh nhẹn về chỗ, tiếp tục vùi đầu học tập.
Như được phù hộ. Kinh Xán lặp đi lặp lại trong đầu mấy chữ này, sau đó cậu ngọ nguậy ngón tay, xé một tờ giấy nhớ hình ngôi sao rồi viết một câu lên đó, đưa cho Chu Triết.
“Chùa Thanh Nham linh lắm à?”.
Mãi đến lúc ra về cùng Hạ Bình Ý, Kinh Xán vẫn nghĩ đến chuyện chùa Thanh Nham.
Thấy cậu không đáp lại mình, Hạ Bình Ý bèn vỗ lên lưng cậu: “Này, tôi nói với cậu đấy, sao lại thất thần rồi?”.
Tiếng Hạ Bình Ý kéo cậu về hiện thực, Kinh Xán nhìn cái bóng đung đưa dưới đất vài giây, rồi bỗng quay sang nói: “Hạ Bình Ý, cậu có áp lực không?”.
“Áp lực? Áp lực cái gì?”.
“Thi đại học đó”.
“À,” đến chỗ gửi xe, Hạ Bình Ý khởi động xe điện, vừa dắt ra ngoài vừa nói: “Tôi không áp lực, thi thế nào cũng được hết”.
“Thế lần trước thi cậu được hạng mấy?”.
“Lần trước? Chắc là hơn một trăm, hạng chính xác thì tôi quên rồi”. Hạ Bình Ý nói bâng quơ.
Hơn một trăm, Kinh Xán không biết ngoài hạng một trăm có thể thi vào đại học nào, nhưng cậu biết nếu là hơn một trăm thì Hạ Bình Ý vẫn còn không gian tiến bộ rất lớn. Một suy nghĩ quanh quẩn trong đầu Kinh Xán hồi lâu, cuối cùng giờ cậu cũng nói ra.
“Hạ Bình Ý, tôi kèm thêm cho cậu nhé”.
“Kèm thêm?”, Hạ Bình Ý tò mò: “Cậu học khối xã hội, tôi học khối tự nhiên, cậu kèm cho tôi môn nào được? Văn à? Hay tiếng Anh?”.
“Không phải,” Kinh Xán thật thà đáp: “Tôi…”.
Vốn Kinh Xán muốn nói ngoài văn ra, môn nào tôi cũng kèm được. Nhưng câu này không giống lời học sinh lớp mười hai khối xã hội nên nói chút nào, Kinh Xán bèn sửa miệng: “Tôi có thể kèm Toán cho cậu, tôi học Toán giỏi lắm, làm được cả bài lớp tự nhiên đấy”.
Rõ ràng Hạ Bình Ý không tin: “Thật đấy à?”.
“Đương nhiên là thật rồi,” nhìn vào ánh mắt nghi ngờ của Hạ Bình Ý, Kinh Xán nói: “Trước đây tôi thi được hạng nhất trong lớp đó”.
Trong lúc trò chuyện hai người đã ra khỏi cổng, Hạ Bình Ý không nói nữa, ra hiệu bảo Kinh Xán lên xe trước. Khi đã chạy ra khỏi cổng trường ồn ã, Hạ Bình Ý mới quay lại hỏi người phía sau: “Thế cậu vào lớp xã hội làm gì?”.
Kinh Xán không bịa được lý do nào, đành ăn ngay nói thật.
“Tôi muốn thử thách bản thân”.
Hạ Bình Ý thình lình phanh lại làm Kinh Xán bổ nhào về phía trước. Kinh Xán thẳng người dậy, vừa định kêu than đã thấy Hạ Bình Ý dừng xe, chống một chân xuống đất rồi quay lại áp tay lên trán cậu.
“Cậu bị bạn cùng bàn lây ốm rồi đúng không? Lại sốt à?”.
“Không mà,” Kinh Xán kéo bàn tay thay cho lời “không tin” kia xuống: “Thật mà, không tin thì lần sau cậu không làm được câu nào cứ hỏi tôi, tôi giảng cho cậu là cậu biết tôi không ba hoa rồi”.
Thấy Kinh Xán đăm đăm nhìn mình, thật ra Hạ Bình Ý cũng tin rồi. Dù anh vẫn thấy chuyện này hơi kỳ lạ, nhưng nghĩ lại lần đầu Kinh Xán lái xe kart đã bỏ ngoài tai lời khuyên của anh để phi xe qua hai thảm cỏ, thì đây cũng giống chuyện mà cậu có thể làm được.
“Được rồi, tin cậu đấy”. Hạ Bình Ý vặn tay ga, khởi động lại xe.
“Thế cậu đồng ý cho tôi kèm cậu rồi à?”, Kinh Xán đạp lên chỗ kê chân của yên sau, bấu vào vai Hạ Bình Ý rồi đứng lên.
Kinh Xán đã đề nghị anh thử động tác nguy hiểm này mấy lần rồi, nhưng lần nào Hạ Bình Ý cũng cản cậu. Lúc này cậu chộp lúc đang nói chuyện để mạo hiểm thử một lần, Hạ Bình Ý vỗ lên mông cậu, mắng: “Cậu ngồi xuống cho tôi, làm vậy nguy hiểm lắm”.
“Ò,” Kinh Xán ngoan ngoãn ngồi xuống, nhưng cứ mỗi hai giây cậu lại cứng đầu vịn hông Hạ Bình Ý, nghiêng cả đầu và người xuống góc Hạ Bình Ý có thể cúi đầu nhìn cậu, hỏi lại lần nữa: “Vậy có phải cậu đồng ý cho tôi kèm cậu rồi không?”.
Đôi mắt to đen láy, cả lớp kính thật dày cũng không che được ánh hào quang trong đó.
“Chỉ là tin cậu thôi, có đồng ý cho cậu kèm đâu”. Hạ Bình Ý buông một tay ra vỗ lên cái đầu thò ra dưới cánh tay mình: “Rụt đầu về. Cậu không cần kèm tôi đâu, tôi có muốn thi đại học A đâu mà, tôi cũng không muốn thành tích tốt như thế”.
“Ai bảo cậu thi đại học A đâu,” Kinh Xán rụt đầu về cãi lại: “Nhưng tôi muốn giúp cậu đỡ chút sức, ít nhất là không bị phạt đứng vì chép bài nữa, học một được mười không tốt à?”.
“Cậu đừng nhắc đến chuyện phạt đứng mãi được không?”, Hạ Bình Ý thò tay ra sau mó bừa eo Kinh Xán. Kinh Xán bị đánh lén, giật nảy lên, sau đó cậu ngả người ra sau vì ngứa, giữ tay Hạ Bình Ý lại.
“Lại còn học một được mười nữa,” Hạ Bình Ý bật cười: “Cũng tự tin đấy nhỉ?”.
“Không thì cậu thử xem”. Kinh Xán kéo tay anh, nghểnh cổ đáp.
“Cậu đừng khích tôi, khích là tôi đồng ý đấy”.
Kinh Xán mừng rỡ miết cổ tay anh: “Thế là cậu đồng ý rồi nhé”.
“Rồi, rồi, rồi,” Hạ Bình Ý bất lực, nói như dỗ trẻ: “Kèm thì kèm, thi đại học A thì đại học A”.
Kinh Xán thấy Hạ Bình Ý lại bắt đầu không nghiêm túc, biết mình cứ quấn anh mãi cũng không nhận được đáp án gì khác, cậu bèn dừng lại ngay khi anh đã đồng ý.
“Hạ Bình Ý ơi, cậu biết chùa Thanh Nham không?”.
“Chùa Thanh Nham?”, Hạ Bình Ý không hề ngập ngừng mà đáp ngay: “Biết chứ”.
Anh biết, vì anh từng đến đó với mẹ mấy lần rồi.
“Kỳ nghỉ sau chúng ta tới đó được không?”.
Thấy Kinh Xán chủ động lên tiếng, Hạ Bình Ý vô cùng vui vẻ. Nhưng anh cũng không sao hiểu nổi lý do Kinh Xán muốn đến chùa Thanh Nham. Anh luôn nghĩ rằng chùa chiền, thần phật là những thứ mà độ tuổi của họ không hay tiếp xúc.
“Tôi chưa đến chùa bao giờ, muốn tới đó xem thử,” Kinh Xán giải thích: “Với cả nếu tiện thể cầu xin bình an khỏe mạnh, học hành thành đạt thì cũng tốt mà đúng không?”.
Thật ra Hạ Bình Ý không tin những điều này, nhưng Kinh Xán đã nói vậy thì anh cũng không muốn làm cậu thất vọng. Hơn nữa phong cảnh quanh chùa Thanh Nham rất đẹp, dù giờ đã chớm đông, trong chùa không còn những bóng cây um tùm nữa, nhưng phiên chợ trên đường lên núi, những bức tường gạch đỏ quanh chùa vẫn rất đáng xem.
“Được rồi,” Hạ Bình Ý nói: “Kỳ nghỉ sau cũng là sinh nhật cậu luôn, đúng lúc tôi đang nghĩ nên đưa cậu đi đâu chơi đây”.
Kinh Xán nghe vậy mới sửng sốt: “Sao cậu biết sinh nhật tôi?”.
Hạ Bình Ý đánh tay lái vượt qua một ông cụ đang thong thả đạp xe, sau đó anh đắc chí ngâm nga hai tiếng, nói: “Có gì khó đâu chứ, muốn biết thì ắt có cách biết thôi. Tôi thấy danh sách thông tin học sinh trên bàn chủ nhiệm lớp cậu nên nhớ sinh nhật cậu luôn. Ngày 2 tháng 12, cũng dễ nhớ”.
“À…”.
Vốn Kinh Xán không định cho Hạ Bình Ý biết sinh nhật cậu. Thật ra từ năm tám tuổi, cậu đã không còn mong chờ mình nhận được gì vào ngày sinh nhật nữa. Mỗi khi Tống Ức Nam hỏi cậu có ước muốn gì, muốn nhận món quà nào, cậu cũng chỉ đáp, con không muốn gì hết.
Dần dà nó đã trở thành đáp án tiêu chuẩn, mỗi khi gặp câu hỏi như vậy, Kinh Xán đều không cần nghĩ ngợi đã có ngay câu trả lời tròn điểm. Cậu đã quen không mong muốn điều gì, cũng đã học được cách dằn lại khao khát của mình.
Năm nay thì sao?
Kinh Xán ngồi thẳng dậy, ngẩng đầu nhìn gáy Hạ Bình Ý.
Từ khi gặp Hạ Bình Ý, dường như sự kìm nén, thói quen của cậu đều không còn tác dụng. Nút làm mới danh sách nguyện vọng thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống nhỏ vụn của cậu, mà trước mỗi nguyện vọng lại có thêm một thuộc ngữ chỉ định. Cũng như hôm nay, khi đồng hồ trong lớp chỉ chín giờ hai mươi lăm, còn năm phút nữa là hết giờ, Kinh Xán ngồi trong phòng học bỗng nghĩ, nếu sinh nhật năm nay được đến chùa Thanh Nham cùng Hạ Bình Ý thì tốt quá.
Cậu cũng muốn cầu xin, xin cho Hạ Bình Ý mọi điều tốt đẹp.
Lúc chọn cuốn vở này cậu cũng nghĩ đến chuyện Hạ Bình Ý sẽ thấy bức tranh rồi, nhưng đất lạnh như thế, Kinh Xán vẫn muốn đưa Hạ Bình Ý cuốn vở dày nhất.
“Cậu vẽ tranh đẹp thật đấy.”
Kinh Xán ngồi trên giường tựa vào gối, gõ ba chữ vào khung tin nhắn, nhưng cậu chưa kịp gửi đi thì tin nhắn thứ hai của Hạ Bình Ý đã tới trước.
“Mà cái chính là do tôi đẹp trai.”
Thậm chí Kinh Xán có thể tưởng tượng ra giọng nói và điệu bộ của Hạ Bình Ý lúc nói câu này, trong căn phòng yên tĩnh, cậu khẽ cười thành tiếng, không sửa lại tin nhắn đã gõ mà bấm gửi luôn.
“Đương nhiên rồi.”
“Đương nhiên cái gì? Câu trước hay là câu sau?”.
Kinh Xán tắt đèn nằm xuống, Hạ Bình Ý vẫn đang hỏi dồn.
“Cả hai luôn.”
Đầu bên kia, Hạ Bình Ý nhìn ba chữ này, hơi hơi đắc chí uống cạn cốc nước trong tay. Gõ ngón tay lên cốc, anh gọi điện cho Kinh Xán.
Kinh Xán nghe máy rất nhanh, ngạc nhiên hỏi anh có chuyện gì?
“Tôi muốn hỏi chuyện này từ trước rồi, cậu từng học vẽ à?”.
Nhìn sao thì tranh của Kinh Xán cũng không giống vẽ bừa.
“Không có,” Kinh Xán lập tức phủ nhận, nhưng cậu nghĩ xong, lại nói: “Nếu học theo em trai tôi mấy chiêu cũng tính thì chắc có học rồi”.
“Em trai cậu? Cậu ấy vẽ đẹp lắm à?”.
“Đương nhiên rồi,” Kinh Xán không hề do dự đáp: “Em tôi là họa sĩ trời sinh mà, hồi trước có một thầy mỹ thuật cực kỳ giỏi tình cờ thấy tranh của nó, còn lặn lội tìm bố mẹ tôi bảo họ nhất định phải cổ vũ em tôi vẽ tranh, còn muốn giới thiệu nó làm quen với họa sĩ nổi tiếng nữa”.
Lần đầu tiên Hạ Bình Ý nghe Kinh Xán nói về người nhà của cậu, nghe giọng điệu tự hào này, anh có thể thấy tình cảm của Kinh Xán với gia đình rất tốt. Sau khi kết thúc cuộc trò chuyện, Hạ Bình Ý tựa vào lưng ghế, ngửa đầu nhìn trần nhà, thất thần hồi lâu.
Nếu quan hệ với người nhà tốt đẹp, gia đình hạnh phúc đầm ấm, vậy tại sao cậu ấy lại có khuynh hướng tự khép kín?
Mỗi khi nghĩ đến vấn đề này, Hạ Bình Ý đều thấy kiến thức của mình không đủ. Anh bức thiết muốn tìm hiểu Kinh Xán có trở ngại tâm lý như thế nào, anh phải làm gì để chữa khỏi cho cậu ấy, nhưng anh lại sợ Kinh Xán không thoải mái, nên không dám ra vẻ tìm tòi quá rõ ràng.
Hạ Bình Ý thở dài, cầm bút lên, tiếp tục làm bài vẫn chưa làm xong.
Sau vụ xe kart, Ôn Tương Doanh càng thêm niềm nở với Kinh Xán, có bắt gặp cậu trên đường cũng sẽ đi cùng, vậy nên cậu cũng quen với Cố Thời thường xuyên đi cùng Ôn Tương Doanh hơn nhiều.
Kinh Xán cũng rất thích Cố Thời, bởi Ôn Tương Doanh rất thích trêu đùa Kinh Xán, có những lúc Kinh Xán thật sự không nói lại được, bèn nhìn Cố Thời xin giúp đỡ. Khi đó Cố Thời sẽ gõ lên đầu Ôn Tương Doanh một phát, bảo: “Dừng lại đi”.
Nếu phải nói thì chỗ không tốt duy nhất của Cố Thời là cậu ấy quá cao, mỗi lần Kinh Xán quay sang nói chuyện đều thấy lúng túng.
Giờ thể dục giữa giờ buổi sáng, Kinh Xán thường đứng hàng thứ hai, nhưng hôm nay cậu ở lại giảng bài cho Chu Triết, nên khi hai người xuống tới nơi thì hàng ngũ đã đứng tản ra rồi, Kinh Xán đành lén lút đứng vào hàng cuối cùng. Kinh Xán nhìn gáy của cậu bạn phía trước, không hiểu vì sao Kinh Tại Hàng cao như vậy mà mình không di truyền được chút nào. Cậu nhìn trái nhìn phải, sau đó lén lút kiễng chân. Kinh Xán đưa mắt dần lên, thầm nghĩ thật ra cậu cũng không cần một mét tám đâu, thêm ba, năm phân nữa là được rồi.
Bỗng bị ấn đầu, người đang cố gắng kiễng cao lại trở về chiều cao cũ.
Kinh Xán giật mình, hoảng hốt quay đầu lại, nào ngờ lại thấy Hạ Bình Ý đang vừa đi sang bên phải vừa cười với cậu. Hạ Bình Ý mở miệng, mấp máy môi nói: “Đừng mất công làm gì”.
Kinh Xán khẽ “hứ” một tiếng.
Không phải chỉ cao hơn cậu một… nhiều chút thôi sao?
Kinh Xán mới học bài thể dục theo đài này sau khi đến trung học số bảy. Cậu nhớ hồi cậu rất nhỏ cũng từng có hoạt động tập thể dục theo đài kiểu này, chẳng qua hình như nhạc nền và động tác đều khác bây giờ. Lúc nhỏ cậu luôn có đặc quyền, cậu không cần tham gia hoạt động nào ngoài học cả, vậy nên cũng chẳng tham gia thể dục giữa giờ được mấy lần.
Đến động tác bụng, Kinh Xán quay người theo mọi người, cậu vô tình liếc mắt, trông thấy mấy người đứng trong hàng bên cạnh đều đang nhịn cười. Sau những gì cậu đã gặp ở trường học, Kinh Xán cực kỳ nhạy cảm với kiểu cười trông đầy ẩn ý này. Cậu biết rõ rằng đây là cười nhạo, họ đang cười trước nỗi đau của người khác, đang trao đổi với nhau những lời sỉ nhục qua ánh mắt.
Nhìn theo ánh mắt họ, Kinh Xán lập tức hiểu vấn đề.
Quần đồng phục của trường trung học số bảy có một đường may mờ, bình thường thì đường kẻ đó sẽ nằm ở đằng trước, nhưng đường may trên quần nữ sinh kia lại ở đằng sau.
Kinh Xán nhận ra người đó là Lưu Á.
Có bước lên không, có nhắc nhở không, trước hai câu hỏi này, Kinh Xán hoàn toàn nghe theo lòng thấu cảm của mình.
“Lưu Á,” Kinh Xán đứng sau Lưu Á, vỗ vai cô, đợi cô quay đầu lại mới nói nhỏ: “Hình như cậu mặc ngược quần rồi”.
Hiển nhiên, Lưu Á vừa nghe cậu nói vậy đã vô cùng hoảng loạn. Cô nhanh chóng quay người, vội vàng không kịp nói gì với Kinh Xán đã chạy vào nhà vệ sinh. Khi cô chạy qua, Kinh Xán còn nhìn thấy khuôn mặt dần đỏ lên vì những tiếng cười nhạo loáng thoáng.
“Cười cái gì đấy?”.
Một giọng nữ không được vui vẻ lắm chen vào giữa tiếng nhạc, Kinh Xán nhìn về phía giọng nói phát ra, thấy Ôn Tương Doanh không tập nữa, đứng thẳng lưng tại chỗ, nghiêng đầu nhìn mấy người đang lén cười ở phía sau.
“Có gì hay mà cười? Không làm được chuyện gì một học sinh cấp ba nên làm à?”.
Người mắt to trợn mắt sẽ gây sát thương cực mạnh, đây là kết luận của Kinh Xán sau khi Ôn Tương Doanh trợn mắt với mấy người kia. Nói xong, Ôn Tương Doanh bèn tự ý ra khỏi hàng, đuổi theo Lưu Á vào nhà vệ sinh, Kinh Xán nhìn theo bóng lưng cô, thầm dựng ngón cái.
Với đa số học sinh thì tập thể dục giữa giờ cũng chỉ là một khúc nhạc đệm không mấy quan trọng, nhưng khi về phòng học, Kinh Xán thấy Lưu Á vẫn luôn cúi gằm mặt, cậu cũng bức bối hồi lâu. Nhưng kinh nghiệm xã giao có hạn từ nhỏ đến lớn làm Kinh Xán không biết nên giúp Lưu Á thế nào. Nghĩ tới nghĩ lui, cậu đành phải làm như lúc giúp Chu Triết, lén nhét cho Lưu Á một tờ giấy trong giờ học, bảo cô nếu không biết làm bài nào có thể hỏi cậu.
Càng về cuối năm, không khí trong lớp lại càng căng thẳng. Người cười nói nô đùa trong lớp ít đi, không còn mấy ai xuống căn tin mua đồ ăn vặt nữa, cũng ít người tham gia chạy bộ, ít người thật sự vận động trong tiết thể dục. Mà thứ nhiều hơn, hẳn chỉ là những tập đề, tờ báo được phát xuống trong giờ học, cùng với mùi cà phê chẳng bao giờ tan trong lớp.
Chủ đề sinh hoạt lớp cũng dần có thêm cụm từ đó, mỗi lần chủ nhiệm nhắc đến chuyện này, Kinh Xán lén lút quay lại nhìn, đều có thể trông thấy từng ánh mắt kiên nghị của các học sinh.
Thi đại học.
Kinh Xán viết ba chữ này lên nháp, bỗng phát hiện những chữ này đã quá xa xôi và lạ lẫm với cậu.
Nhờ có Kinh Xán phụ đạo mà thành tích môn Toán của Chu Triết đã khá hơn rõ rệt, Kinh Xán nhìn mỗi lần thi tháng, thi liên trường thứ hạng của cậu ta đều cao hơn mà cũng thấy vui thay. Chu Triết lúc nào cũng cố gắng, Kinh Xán chưa thấy cậu ta lười biếng bao giờ. Ngày nào Kinh Xán đến trường Chu Triết cũng đang ngồi học rồi, mà khi Kinh Xán ra về Chu Triết vẫn ở lại học. Thậm chí lúc này đã cảm nặng rồi, Chu Triết vẫn đeo khẩu trang ngồi trong lớp, không chịu nghỉ.
“Cậu không về ngủ sớm thật à?”, nhìn nửa khuôn mặt ngày càng đỏ của Chu Triết, Kinh Xán hỏi.
“Không đâu,” Chu Triết lắc đầu, sau đó cậu ta cúi xuống làm bài đọc tiếng Anh tiếp. Nhưng không được mấy giây sau cậu ta lại ngẩng đầu, bỗng nói với Kinh Xán: “Kinh Xán, thật ra tôi rất mệt”.
Không biết có phải do ốm không, hôm nay Chu Triết không im lặng như trước, nói nhiều hơn nhiều.
Kinh Xán sửng sốt, vội khuyên cậu: “Vậy cậu về ký túc xá nghỉ đi, tinh thần khỏe khoắn hiệu suất mới cao”.
“Tôi không dám, còn nhiều bài chưa làm xong lắm”. Giọng Chu Triết nghẹn đặc, do ngày nào cũng thiếu ngủ nên tơ máu nổi đầy trong mắt. Cậu ta nhìn đề thi trên bàn, rồi lại nhìn Kinh Xán, nói: “Kinh Xán, tôi áp lực quá”.
“Vì chuyện thi đại học à?”. Kinh Xán biết mà vẫn hỏi, nhưng cậu thật sự không biết phải nói gì vào lúc này nữa, bèn tiếp lời vài câu vô dụng để Chu Triết tiếp tục giãi bày với cậu.
“Ừ,” Chu Triết nói: “Thật ra sau khi vào lớp chọn tôi phải trầy trật lắm mới theo kịp mọi người, nhưng tôi biết bố mẹ tôi đều rất vui khi tôi vào lớp chọn. Họ vẫn tin rằng tôi sẽ thi được một trường đại học tốt, tôi không muốn họ phải thất vọng, cũng không muốn mình cố gắng vô ích. Nhưng tâm thế của tôi tệ lắm, nếu không chuẩn bị kỹ càng thì lúc thi chính thức dễ phát huy kém lắm. Vậy nên ngày nào mở mắt ra, tôi cũng rất áp lực”.
Các thầy cô rất thích hình dung kỳ thi đại học bằng một câu, đó là “Thiên binh vạn mã cùng qua cầu độc mộc”. Kinh Xán đã nghe câu này mấy lần rồi, nhưng nhìn Chu Triết lúc này, cậu mới thật sự hiểu cảm giác chen chúc trên cây cầu độc mộc với rất nhiều người là thế nào. Không ai biết mình có phải là người chiến thắng không, cũng không ai muốn mình sơ sảy ngã xuống sông, ai cũng chỉ có thể tự nhủ rằng “Kiên trì lên, chắc chắn sẽ có kết quả tốt”.
Nhưng thật sự sẽ có kết quả tốt sao?
Kinh Xán cúi đầu, nhìn ba chữ ghi trên tờ nháp, im lặng.
Kinh Xán còn chưa nghĩ ra cách an ủi Chu Triết, Chu Triết đã vội nói cậu ta chỉ nói với Kinh Xán vậy thôi, nói ra đã nhẹ lòng hơn nhiều rồi, bảo Kinh Xán đừng quan tâm những lời cậu ta nói.
“Nhưng lần tới được nghỉ tôi phải đến chùa Thanh Nham mới được”.
Thấy Kinh Xán ngơ ra nhìn mình, Chu Triết mỉm cười, nói với giọng hơi tự giễu: “Cầu học hành tiến tới đó, tự ám chỉ cho mình, nói với mình rằng sẽ có thể làm tốt như được phù hộ”.
Chuông vào lớp reo vang, các học sinh nhanh nhẹn về chỗ, tiếp tục vùi đầu học tập.
Như được phù hộ. Kinh Xán lặp đi lặp lại trong đầu mấy chữ này, sau đó cậu ngọ nguậy ngón tay, xé một tờ giấy nhớ hình ngôi sao rồi viết một câu lên đó, đưa cho Chu Triết.
“Chùa Thanh Nham linh lắm à?”.
Mãi đến lúc ra về cùng Hạ Bình Ý, Kinh Xán vẫn nghĩ đến chuyện chùa Thanh Nham.
Thấy cậu không đáp lại mình, Hạ Bình Ý bèn vỗ lên lưng cậu: “Này, tôi nói với cậu đấy, sao lại thất thần rồi?”.
Tiếng Hạ Bình Ý kéo cậu về hiện thực, Kinh Xán nhìn cái bóng đung đưa dưới đất vài giây, rồi bỗng quay sang nói: “Hạ Bình Ý, cậu có áp lực không?”.
“Áp lực? Áp lực cái gì?”.
“Thi đại học đó”.
“À,” đến chỗ gửi xe, Hạ Bình Ý khởi động xe điện, vừa dắt ra ngoài vừa nói: “Tôi không áp lực, thi thế nào cũng được hết”.
“Thế lần trước thi cậu được hạng mấy?”.
“Lần trước? Chắc là hơn một trăm, hạng chính xác thì tôi quên rồi”. Hạ Bình Ý nói bâng quơ.
Hơn một trăm, Kinh Xán không biết ngoài hạng một trăm có thể thi vào đại học nào, nhưng cậu biết nếu là hơn một trăm thì Hạ Bình Ý vẫn còn không gian tiến bộ rất lớn. Một suy nghĩ quanh quẩn trong đầu Kinh Xán hồi lâu, cuối cùng giờ cậu cũng nói ra.
“Hạ Bình Ý, tôi kèm thêm cho cậu nhé”.
“Kèm thêm?”, Hạ Bình Ý tò mò: “Cậu học khối xã hội, tôi học khối tự nhiên, cậu kèm cho tôi môn nào được? Văn à? Hay tiếng Anh?”.
“Không phải,” Kinh Xán thật thà đáp: “Tôi…”.
Vốn Kinh Xán muốn nói ngoài văn ra, môn nào tôi cũng kèm được. Nhưng câu này không giống lời học sinh lớp mười hai khối xã hội nên nói chút nào, Kinh Xán bèn sửa miệng: “Tôi có thể kèm Toán cho cậu, tôi học Toán giỏi lắm, làm được cả bài lớp tự nhiên đấy”.
Rõ ràng Hạ Bình Ý không tin: “Thật đấy à?”.
“Đương nhiên là thật rồi,” nhìn vào ánh mắt nghi ngờ của Hạ Bình Ý, Kinh Xán nói: “Trước đây tôi thi được hạng nhất trong lớp đó”.
Trong lúc trò chuyện hai người đã ra khỏi cổng, Hạ Bình Ý không nói nữa, ra hiệu bảo Kinh Xán lên xe trước. Khi đã chạy ra khỏi cổng trường ồn ã, Hạ Bình Ý mới quay lại hỏi người phía sau: “Thế cậu vào lớp xã hội làm gì?”.
Kinh Xán không bịa được lý do nào, đành ăn ngay nói thật.
“Tôi muốn thử thách bản thân”.
Hạ Bình Ý thình lình phanh lại làm Kinh Xán bổ nhào về phía trước. Kinh Xán thẳng người dậy, vừa định kêu than đã thấy Hạ Bình Ý dừng xe, chống một chân xuống đất rồi quay lại áp tay lên trán cậu.
“Cậu bị bạn cùng bàn lây ốm rồi đúng không? Lại sốt à?”.
“Không mà,” Kinh Xán kéo bàn tay thay cho lời “không tin” kia xuống: “Thật mà, không tin thì lần sau cậu không làm được câu nào cứ hỏi tôi, tôi giảng cho cậu là cậu biết tôi không ba hoa rồi”.
Thấy Kinh Xán đăm đăm nhìn mình, thật ra Hạ Bình Ý cũng tin rồi. Dù anh vẫn thấy chuyện này hơi kỳ lạ, nhưng nghĩ lại lần đầu Kinh Xán lái xe kart đã bỏ ngoài tai lời khuyên của anh để phi xe qua hai thảm cỏ, thì đây cũng giống chuyện mà cậu có thể làm được.
“Được rồi, tin cậu đấy”. Hạ Bình Ý vặn tay ga, khởi động lại xe.
“Thế cậu đồng ý cho tôi kèm cậu rồi à?”, Kinh Xán đạp lên chỗ kê chân của yên sau, bấu vào vai Hạ Bình Ý rồi đứng lên.
Kinh Xán đã đề nghị anh thử động tác nguy hiểm này mấy lần rồi, nhưng lần nào Hạ Bình Ý cũng cản cậu. Lúc này cậu chộp lúc đang nói chuyện để mạo hiểm thử một lần, Hạ Bình Ý vỗ lên mông cậu, mắng: “Cậu ngồi xuống cho tôi, làm vậy nguy hiểm lắm”.
“Ò,” Kinh Xán ngoan ngoãn ngồi xuống, nhưng cứ mỗi hai giây cậu lại cứng đầu vịn hông Hạ Bình Ý, nghiêng cả đầu và người xuống góc Hạ Bình Ý có thể cúi đầu nhìn cậu, hỏi lại lần nữa: “Vậy có phải cậu đồng ý cho tôi kèm cậu rồi không?”.
Đôi mắt to đen láy, cả lớp kính thật dày cũng không che được ánh hào quang trong đó.
“Chỉ là tin cậu thôi, có đồng ý cho cậu kèm đâu”. Hạ Bình Ý buông một tay ra vỗ lên cái đầu thò ra dưới cánh tay mình: “Rụt đầu về. Cậu không cần kèm tôi đâu, tôi có muốn thi đại học A đâu mà, tôi cũng không muốn thành tích tốt như thế”.
“Ai bảo cậu thi đại học A đâu,” Kinh Xán rụt đầu về cãi lại: “Nhưng tôi muốn giúp cậu đỡ chút sức, ít nhất là không bị phạt đứng vì chép bài nữa, học một được mười không tốt à?”.
“Cậu đừng nhắc đến chuyện phạt đứng mãi được không?”, Hạ Bình Ý thò tay ra sau mó bừa eo Kinh Xán. Kinh Xán bị đánh lén, giật nảy lên, sau đó cậu ngả người ra sau vì ngứa, giữ tay Hạ Bình Ý lại.
“Lại còn học một được mười nữa,” Hạ Bình Ý bật cười: “Cũng tự tin đấy nhỉ?”.
“Không thì cậu thử xem”. Kinh Xán kéo tay anh, nghểnh cổ đáp.
“Cậu đừng khích tôi, khích là tôi đồng ý đấy”.
Kinh Xán mừng rỡ miết cổ tay anh: “Thế là cậu đồng ý rồi nhé”.
“Rồi, rồi, rồi,” Hạ Bình Ý bất lực, nói như dỗ trẻ: “Kèm thì kèm, thi đại học A thì đại học A”.
Kinh Xán thấy Hạ Bình Ý lại bắt đầu không nghiêm túc, biết mình cứ quấn anh mãi cũng không nhận được đáp án gì khác, cậu bèn dừng lại ngay khi anh đã đồng ý.
“Hạ Bình Ý ơi, cậu biết chùa Thanh Nham không?”.
“Chùa Thanh Nham?”, Hạ Bình Ý không hề ngập ngừng mà đáp ngay: “Biết chứ”.
Anh biết, vì anh từng đến đó với mẹ mấy lần rồi.
“Kỳ nghỉ sau chúng ta tới đó được không?”.
Thấy Kinh Xán chủ động lên tiếng, Hạ Bình Ý vô cùng vui vẻ. Nhưng anh cũng không sao hiểu nổi lý do Kinh Xán muốn đến chùa Thanh Nham. Anh luôn nghĩ rằng chùa chiền, thần phật là những thứ mà độ tuổi của họ không hay tiếp xúc.
“Tôi chưa đến chùa bao giờ, muốn tới đó xem thử,” Kinh Xán giải thích: “Với cả nếu tiện thể cầu xin bình an khỏe mạnh, học hành thành đạt thì cũng tốt mà đúng không?”.
Thật ra Hạ Bình Ý không tin những điều này, nhưng Kinh Xán đã nói vậy thì anh cũng không muốn làm cậu thất vọng. Hơn nữa phong cảnh quanh chùa Thanh Nham rất đẹp, dù giờ đã chớm đông, trong chùa không còn những bóng cây um tùm nữa, nhưng phiên chợ trên đường lên núi, những bức tường gạch đỏ quanh chùa vẫn rất đáng xem.
“Được rồi,” Hạ Bình Ý nói: “Kỳ nghỉ sau cũng là sinh nhật cậu luôn, đúng lúc tôi đang nghĩ nên đưa cậu đi đâu chơi đây”.
Kinh Xán nghe vậy mới sửng sốt: “Sao cậu biết sinh nhật tôi?”.
Hạ Bình Ý đánh tay lái vượt qua một ông cụ đang thong thả đạp xe, sau đó anh đắc chí ngâm nga hai tiếng, nói: “Có gì khó đâu chứ, muốn biết thì ắt có cách biết thôi. Tôi thấy danh sách thông tin học sinh trên bàn chủ nhiệm lớp cậu nên nhớ sinh nhật cậu luôn. Ngày 2 tháng 12, cũng dễ nhớ”.
“À…”.
Vốn Kinh Xán không định cho Hạ Bình Ý biết sinh nhật cậu. Thật ra từ năm tám tuổi, cậu đã không còn mong chờ mình nhận được gì vào ngày sinh nhật nữa. Mỗi khi Tống Ức Nam hỏi cậu có ước muốn gì, muốn nhận món quà nào, cậu cũng chỉ đáp, con không muốn gì hết.
Dần dà nó đã trở thành đáp án tiêu chuẩn, mỗi khi gặp câu hỏi như vậy, Kinh Xán đều không cần nghĩ ngợi đã có ngay câu trả lời tròn điểm. Cậu đã quen không mong muốn điều gì, cũng đã học được cách dằn lại khao khát của mình.
Năm nay thì sao?
Kinh Xán ngồi thẳng dậy, ngẩng đầu nhìn gáy Hạ Bình Ý.
Từ khi gặp Hạ Bình Ý, dường như sự kìm nén, thói quen của cậu đều không còn tác dụng. Nút làm mới danh sách nguyện vọng thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống nhỏ vụn của cậu, mà trước mỗi nguyện vọng lại có thêm một thuộc ngữ chỉ định. Cũng như hôm nay, khi đồng hồ trong lớp chỉ chín giờ hai mươi lăm, còn năm phút nữa là hết giờ, Kinh Xán ngồi trong phòng học bỗng nghĩ, nếu sinh nhật năm nay được đến chùa Thanh Nham cùng Hạ Bình Ý thì tốt quá.
Cậu cũng muốn cầu xin, xin cho Hạ Bình Ý mọi điều tốt đẹp.
Tác giả :
Cao Đài Thụ Sắc