Tuần Thú Đại Minh
Quyển 2 - Chương 94: Lục Như cư sĩ Đường Bá Hổ
Đoàn Phi đương nhiên đã có chuẩn bị, hắn khẽ mỉm cười, cao giọng ngâm nga:
Thiên hạ phong vân xuất ngã bối,
(Thiên hạ phong vân ta xuất thế)
Nhất nhập khảo trường tuế nguyệt thôi;
(Tuổi trẻ thôi thúc nhập trường thi)
Công danh lợi lộc nhất tràng không;
(Công danh lợi lộc coi hư ảo)
Cất nhược nhân sinh nhất trường túy;
(Một trận cuồng say vẫn hơn là)
Đề bút ngao mặc huy như vũ,
(Đưa bút chấm mực như gió nổi)
Phượng hoàng xuất trục điểu kinh phi;
(Phượng hoàng lạc bước chim hoảng bay)
Trần sự như triều nhân như nước,
(Chuyện đời như sóng người tựa nước)
Chỉ than triều đường kỷ nhân hồi.
(Chỉ thán làm quan mấy người về)
Bài thơ này là Đoàn Phi cải biên từ một bài thơ trong bộ phim “Tiếu ngạo giang hồ”. Hắn ngâm thơ nhịp điệu trầm bổng du dương, rất có khí thế một thủ thơ trong tay ta có cả thiên hạ của Lệnh Hồ Xung trong phim truyền hình lúc ngâm thơ. Đến cả Tô Dung đang muốn xem hắn làm trò hề cũng phải mở to hai mắt, vẻ mặt ngây ngốc mà nghe.
- Rất hay! Thiên hạ phong vân ta xuất thế - Tuổi trẻ thôi thúc nhập trường thi - Công danh lợi lộc coi hư ảo - Một trận cuồng say vẫn hơn là!
Cánh cửa gỗ loang lổ ‘két’ một tiếng mở ra. Một lão giả (ông lão) dáng người cao gầy, tóc hoa râm, diện mạo thanh nhã, còn để một chòm râu dài đứng ngay ngay cửa, nhìn về Đoàn Phi nói:
- Bài thơ này là do ngươi làm hả? Đoàn Phi ở Dương Châu? Tên này là lần đầu tiên ta nghe thấy. Ngươi là đệ tử của ai? Tìm Đường Dần ta có chuyện gì?
Đoàn Phi đắc ý liếc nhìn về phía Tô Dung một cái, sau đó khom người cúi đầu với Đường Bá Hổ, nói:
- Ta đặc biệt đến mời Đường giải nguyên (người đứng đầu trong kỳ thi hương) đến nhà ta làm tây tịch tiên sinh (= gia sư hiện nay). Tại đây một ngàn lễ bái sư, mong lão sư (thầy giáo) vui lòng tiếp nhận.
Đường Bá Hổ quát:
- Khoan đã! Nhà ngươi ở đâu? Vì ai mà đến? Đường mỗ tuy rằng nghèo túng nhưng cũng không thích trò nịnh nọt bợ đỡ. Dù có dâng nhiều bảo vật chăng nữa ta cũng không bao giờ tùy tiện thu học trò đâu.
Đoàn Phi kính cẩn nói:
- Tại hạ học thức nông cạn, đọc sách có nhiều chỗ không hiểu. Từ lâu đã mến mộ đại danh của Đường giải nguyên, cho nên mới mạo muội đến nhà thăm hỏi. Rất muốn mời Đường giải nguyên tới làm tây tịch tiên sinh, để có thể thỉnh giáo bất cứ lúc nào.
Trong đôi mắt đục ngầu của Đường Bá Hổ toát ra một luồng tinh quang, ông ta nhìn kỹ Đường Phi một cái rồi nói:
- Với bài thơ tài tình ngươi vừa làm, Đường mỗ cũng mặc cảm thua kém. Ngươi nên mời cao minh khác đi.
Đoàn Phi nói:
- Đường giải nguyên lời ấy sai rồi. Ta làm chút thơ méo mó còn có thể chứ học vấn trong bụng thực tế ít đến đáng thương. Nhớ năm đó Đường giải nguyên tài hoa phong lưu, thi Hương đoạt ngay giải đầu, lúc thi Hội tài văn chương xuất chúng khiến quan chủ khảo cũng phải thốt lên kinh ngạc. Tài học của Đường giải nguyên ta há có thể theo kịp đây?
Đường Bá Hổ thản nhiên nói:
- Hai bài văn mà Trình Hàn Lâm coi trọng đều không phải do ta viết
Đoàn Phi khẽ mỉm cười, nói:
- Bất luận ra sao, Đường giải nguyên là người có chân tài thực học. Đường giải nguyên nếu thực sự không chịu nhận cho ta cũng không miễn cưỡng. Nhưng tấm ngân phiếu này vẫn mong Đường giải nguyên nhận lấy. Nếu Đường giải nguyên có thời gian có tể đến huyện Bảo Ứng, Dương Châu du ngoạn một chuyến. Tại hạ nhất định sẽ tiếp đãi như thượng khách, rượu ngon đối đãi, thoải mái giống như nhà mình.
Đường Bá Hổ nhướng mày, lần nữa khước từ nói:
- Ý tốt của Đoàn công tử ta xin nhận. Xin đừng tiếp tục gọi ta giải nguyên nữa, Đường mỗ chỉ là một văn sĩ đáng buồn, làm biếng tại nơi núi rừng này thôi. Gần đây còn liên quan đến Ninh Vương, phiền nhiễu không thôi, không dám liên lụy đến công tử.
Đoàn Phi nói:
- Thế này vậy, tại hạ không bằng xưng hô ngài là Đường đại sư? Đường đại sư tự hiệu Lục Như cư sĩ, vì sao vẫn gò bó như vậy? Ninh Vương chẳng qua tôm tép mà thôi, Đường đại sư cần gì phải vì thế mà phiền não? Đến phủ Đoàn mỗ, những chuyện thế tục thường ngày này tất có Đoàn mỗ xử lý, Đường đại sư không cần lo nghĩ làm gì.
Đường Bá Hổ nghe vậy thì ngẩn ra, miệng nói thầm:
- Lục Như cư sĩ, Lục Như cư sĩ nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn phai ảnh, như lộ diệc như điện, ứng tạc như thị quan ( “Tất cả pháp hữu vi, như giấc mộng, như ảo ảnh, như bọt nước, như sương mai, như ánh chớp, chỉ nên nhìn nhận như vậy thôi” - đây là bài kệ nổi tiếng trong kinh Kim cương, thường được gọi là bài kệ Lục Như). Hay cho một Lục Như cư sĩ! Đoàn công tử từ đâu nghe được danh hiệu này?
Té ra Đường Bá Hổ không nghe rõ lời của Đường Phi, hoặc giả nghe thấy tên Lục Như cư sĩ mà quên đi những lời khác. Đoàn Phi âm thầm lau mồ hôi, cười nói:
- Là kẻ hèn này thuận miệng nói bừa thôi. Đường đại sư nếu thích, không ngại lấy đó làm hiệu chứ?
Đường Bá Hổ trong miệng lại niệm đoạn kinh văn trong “Kinh Kim Cang”, mày đang cau liền dãn ra. Ông ta ngửa đầu cười nói:
- Hữu pháp vô pháo, như mộng, như sương! Được, từ nay về sau ta chính là Lục Như cư sĩ. Đa tạ Đoàn công tử tặng ta danh hiệu.
Đoàn Phi liền nói:
- Không dám không dám! Đường đại sư thích là tốt rồi.
Đường Bá Hổ cuối cùng tránh khỏi cánh cửa, đưa tay mời, nói:
- Đoàn công tử mời vào. Vị cô nương này là…
Tô Dung nhún mình thi lễ với Đường Bá Hôt nói:
- Đoàn phủ nha hoàn Tô Dung, bái kiến Đường đại sư!
- Cô nương ngoài mềm trong cứng, khí chất cao nhã, không giống một nha hoàn.
Đường Bá Hổ ánh mắt sáng ngời, nói:
- Cũng mời thượng tọa đi!
- Đường đại sư nhìn lầm rồi, nàng ta đúng là nha hoàn của ta. Nàng cảm kích ơn cứu mệnh của ta nên mới chịu thiệt thòi làm nha hoàn của ta. Vừa rồi lại thua ta, phải làm cho ta thêm một năm. Hiện tại chính là nha hoàn của ta hai năm đó.
Đoàn Phi đắc ý cười nói.
Tô Dung tức giận nói:
- Ngươi còn chưa thắng mà. Đường đại sư còn chưa đáp ứng ngươi đâu.
Đoàn Phi mỉm cười nói:
- Đồng ý cho ta vào cửa chứng tỏ Đường đại sư đã đồng ý rồi, không tin cô tự mình hỏi xem.
Đường Bá Hổ lấy dụng cụ pha trà ra, bắt đầu đun nước, nghe vậy cười ha hả nói:
- Không sai! Đào Hoa am này ta cũng chán ngán rồi. Huyện Bảo Ứng là nhà cũ của nhà chồng con gái ta. Phong cảnh tuyệt trần, có nhiều ao hồ, mỗi ngày du hồ câu cá, cũng tránh được mấy kẻ dung tục vì chuyện của Ninh Vương mà đến phiền nhiễu.
- Ta cũng là một kẻ dung tục, hy vọng Đường đại sư đừng chán ghét ta.
Đoàn Phi lại dâng lên tấm ngân phiếu kia, nói:
- Đường đại sư, chút tâm ý vẫn mong nhận cho. Từ hôm nay Đường đại sư làm Tây tich tiên sinh ở nhà ta, mỗi tháng 10 lượng bạc, tiên sinh có thể tùy ý du dã, có thể rời đi bất cứ khi nào. Ta gặp phải vấn đề nào không hiểu sẽ tự mình thỉnh giáo tiên sinh.
Đường Bá Hổ thở dài, nhìn quanh bốn bức tường của Đào Hoa am, nói:
- Được rồi. Lão phu liền đến quý phủ quấy rầy công tử vậy!
Đường Bá Hổ nhìn thì giống như tùy tiện đồng ý, song đây lại là chuyện trongdự liệu của Đoàn Phi. Đường Bá Hổ chân chính hoàn toàn không hề tiêu sái phóng khoáng như trong phim điện ảnh “Đường Bá Hổ điểm thu hương”. Ông ta 20 hơn tuổi thì trong nhà liên tiếp gặp bất hạnh, cha mẹ, thê tử, muội muội lần lượt qua đời, gia cảnh suy bại. Suy sụp gần 10 năm mới dốc lòng đọc sách dưới sự khuyên bảo của người bạn tốt Chúc Chi Sơn. Năm 29 tuổi tham gia thi hương ở Phủ Ứng Thiên, đỗ Giải Nguyên. Năm 30 tuổi lên kinh thi hội nhưng do bị liên can đến án thi cử gian lận nên bị ngồi tù, sau được sửa lại án xử sai nhưng vẫn bị giáng làm chức quan nhỏ ở Chiết Giang.
Đường Bá Hổ hổ thẹn nên không đảm nhiệm, từ đó từ bỏ chốn quan trường, bán tranh mà sống. Năm Chính Đức thứ 9 (tức năm 1514) đáp ứng lời mời của Ninh Vương Chu Thần đến Nam Xương hơn nửa năm, sau mới phát hiện Ninh Vương có mưu đồ tạo phản, bèn giả điên thậm chí trần truồng chạy ra đường lớn mới có thể thoát thân về Tô Châu.
Hiện giờ là năm Chính Đức thứ 14 (tức năm 1519), Đường Bá Hổ bắt đầu bị liên lụy bởi Ninh Vương. Trong lịch sử, ông là một người nghèo khó, bệnh tật còn cô đơn, qua đời vào năm 1523 ở tuổi 54. Trước khi chết để lại tuyệt tác cuối đời:
“Sinh tại dương gian hữu tán trường,
Tử quy địa phủ dã hà phương?
Dương gian địa phủ câu tương tự,
Chỉ đáng phiêu lưu tại dị hương.”
(Tạm dịch:
Sống ở dương gian có lúc tàn,
Chết về địa phủ đáng gì than?
Dương gian địa phủ đều tương tự,
Chỉ mỗi phiêu lưu khác nẻo đàng.)
Biểu lộ tâm tình phức tạp của ông, vừa lưu luyến nhân gian đến khắc cốt ghi tâm vừa phẫn hận chán chường với thế gian.
Đường Bá Hổ năm nay đã qua ngũ tuần, đã không còn tuổi trẻ ngông cuồng nữa, dưới hoàn cảnh nghèo túng ông ta cũng không có nhiều lựa chọn. Đoàn Phi lấy sự chân thành đối đãi, lại biểu hiện khác với thương nhân hay thư sinh bình thường. Đường Bá Hổ cảm thấy thấp thoáng có nhiều điểm chung, cho nên mới đồng ý với hắn. Có lẽ vận mệnh của Đường Bá Hổ từ nay đã bắt đầu thay đổi.
Thiên hạ phong vân xuất ngã bối,
(Thiên hạ phong vân ta xuất thế)
Nhất nhập khảo trường tuế nguyệt thôi;
(Tuổi trẻ thôi thúc nhập trường thi)
Công danh lợi lộc nhất tràng không;
(Công danh lợi lộc coi hư ảo)
Cất nhược nhân sinh nhất trường túy;
(Một trận cuồng say vẫn hơn là)
Đề bút ngao mặc huy như vũ,
(Đưa bút chấm mực như gió nổi)
Phượng hoàng xuất trục điểu kinh phi;
(Phượng hoàng lạc bước chim hoảng bay)
Trần sự như triều nhân như nước,
(Chuyện đời như sóng người tựa nước)
Chỉ than triều đường kỷ nhân hồi.
(Chỉ thán làm quan mấy người về)
Bài thơ này là Đoàn Phi cải biên từ một bài thơ trong bộ phim “Tiếu ngạo giang hồ”. Hắn ngâm thơ nhịp điệu trầm bổng du dương, rất có khí thế một thủ thơ trong tay ta có cả thiên hạ của Lệnh Hồ Xung trong phim truyền hình lúc ngâm thơ. Đến cả Tô Dung đang muốn xem hắn làm trò hề cũng phải mở to hai mắt, vẻ mặt ngây ngốc mà nghe.
- Rất hay! Thiên hạ phong vân ta xuất thế - Tuổi trẻ thôi thúc nhập trường thi - Công danh lợi lộc coi hư ảo - Một trận cuồng say vẫn hơn là!
Cánh cửa gỗ loang lổ ‘két’ một tiếng mở ra. Một lão giả (ông lão) dáng người cao gầy, tóc hoa râm, diện mạo thanh nhã, còn để một chòm râu dài đứng ngay ngay cửa, nhìn về Đoàn Phi nói:
- Bài thơ này là do ngươi làm hả? Đoàn Phi ở Dương Châu? Tên này là lần đầu tiên ta nghe thấy. Ngươi là đệ tử của ai? Tìm Đường Dần ta có chuyện gì?
Đoàn Phi đắc ý liếc nhìn về phía Tô Dung một cái, sau đó khom người cúi đầu với Đường Bá Hổ, nói:
- Ta đặc biệt đến mời Đường giải nguyên (người đứng đầu trong kỳ thi hương) đến nhà ta làm tây tịch tiên sinh (= gia sư hiện nay). Tại đây một ngàn lễ bái sư, mong lão sư (thầy giáo) vui lòng tiếp nhận.
Đường Bá Hổ quát:
- Khoan đã! Nhà ngươi ở đâu? Vì ai mà đến? Đường mỗ tuy rằng nghèo túng nhưng cũng không thích trò nịnh nọt bợ đỡ. Dù có dâng nhiều bảo vật chăng nữa ta cũng không bao giờ tùy tiện thu học trò đâu.
Đoàn Phi kính cẩn nói:
- Tại hạ học thức nông cạn, đọc sách có nhiều chỗ không hiểu. Từ lâu đã mến mộ đại danh của Đường giải nguyên, cho nên mới mạo muội đến nhà thăm hỏi. Rất muốn mời Đường giải nguyên tới làm tây tịch tiên sinh, để có thể thỉnh giáo bất cứ lúc nào.
Trong đôi mắt đục ngầu của Đường Bá Hổ toát ra một luồng tinh quang, ông ta nhìn kỹ Đường Phi một cái rồi nói:
- Với bài thơ tài tình ngươi vừa làm, Đường mỗ cũng mặc cảm thua kém. Ngươi nên mời cao minh khác đi.
Đoàn Phi nói:
- Đường giải nguyên lời ấy sai rồi. Ta làm chút thơ méo mó còn có thể chứ học vấn trong bụng thực tế ít đến đáng thương. Nhớ năm đó Đường giải nguyên tài hoa phong lưu, thi Hương đoạt ngay giải đầu, lúc thi Hội tài văn chương xuất chúng khiến quan chủ khảo cũng phải thốt lên kinh ngạc. Tài học của Đường giải nguyên ta há có thể theo kịp đây?
Đường Bá Hổ thản nhiên nói:
- Hai bài văn mà Trình Hàn Lâm coi trọng đều không phải do ta viết
Đoàn Phi khẽ mỉm cười, nói:
- Bất luận ra sao, Đường giải nguyên là người có chân tài thực học. Đường giải nguyên nếu thực sự không chịu nhận cho ta cũng không miễn cưỡng. Nhưng tấm ngân phiếu này vẫn mong Đường giải nguyên nhận lấy. Nếu Đường giải nguyên có thời gian có tể đến huyện Bảo Ứng, Dương Châu du ngoạn một chuyến. Tại hạ nhất định sẽ tiếp đãi như thượng khách, rượu ngon đối đãi, thoải mái giống như nhà mình.
Đường Bá Hổ nhướng mày, lần nữa khước từ nói:
- Ý tốt của Đoàn công tử ta xin nhận. Xin đừng tiếp tục gọi ta giải nguyên nữa, Đường mỗ chỉ là một văn sĩ đáng buồn, làm biếng tại nơi núi rừng này thôi. Gần đây còn liên quan đến Ninh Vương, phiền nhiễu không thôi, không dám liên lụy đến công tử.
Đoàn Phi nói:
- Thế này vậy, tại hạ không bằng xưng hô ngài là Đường đại sư? Đường đại sư tự hiệu Lục Như cư sĩ, vì sao vẫn gò bó như vậy? Ninh Vương chẳng qua tôm tép mà thôi, Đường đại sư cần gì phải vì thế mà phiền não? Đến phủ Đoàn mỗ, những chuyện thế tục thường ngày này tất có Đoàn mỗ xử lý, Đường đại sư không cần lo nghĩ làm gì.
Đường Bá Hổ nghe vậy thì ngẩn ra, miệng nói thầm:
- Lục Như cư sĩ, Lục Như cư sĩ nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn phai ảnh, như lộ diệc như điện, ứng tạc như thị quan ( “Tất cả pháp hữu vi, như giấc mộng, như ảo ảnh, như bọt nước, như sương mai, như ánh chớp, chỉ nên nhìn nhận như vậy thôi” - đây là bài kệ nổi tiếng trong kinh Kim cương, thường được gọi là bài kệ Lục Như). Hay cho một Lục Như cư sĩ! Đoàn công tử từ đâu nghe được danh hiệu này?
Té ra Đường Bá Hổ không nghe rõ lời của Đường Phi, hoặc giả nghe thấy tên Lục Như cư sĩ mà quên đi những lời khác. Đoàn Phi âm thầm lau mồ hôi, cười nói:
- Là kẻ hèn này thuận miệng nói bừa thôi. Đường đại sư nếu thích, không ngại lấy đó làm hiệu chứ?
Đường Bá Hổ trong miệng lại niệm đoạn kinh văn trong “Kinh Kim Cang”, mày đang cau liền dãn ra. Ông ta ngửa đầu cười nói:
- Hữu pháp vô pháo, như mộng, như sương! Được, từ nay về sau ta chính là Lục Như cư sĩ. Đa tạ Đoàn công tử tặng ta danh hiệu.
Đoàn Phi liền nói:
- Không dám không dám! Đường đại sư thích là tốt rồi.
Đường Bá Hổ cuối cùng tránh khỏi cánh cửa, đưa tay mời, nói:
- Đoàn công tử mời vào. Vị cô nương này là…
Tô Dung nhún mình thi lễ với Đường Bá Hôt nói:
- Đoàn phủ nha hoàn Tô Dung, bái kiến Đường đại sư!
- Cô nương ngoài mềm trong cứng, khí chất cao nhã, không giống một nha hoàn.
Đường Bá Hổ ánh mắt sáng ngời, nói:
- Cũng mời thượng tọa đi!
- Đường đại sư nhìn lầm rồi, nàng ta đúng là nha hoàn của ta. Nàng cảm kích ơn cứu mệnh của ta nên mới chịu thiệt thòi làm nha hoàn của ta. Vừa rồi lại thua ta, phải làm cho ta thêm một năm. Hiện tại chính là nha hoàn của ta hai năm đó.
Đoàn Phi đắc ý cười nói.
Tô Dung tức giận nói:
- Ngươi còn chưa thắng mà. Đường đại sư còn chưa đáp ứng ngươi đâu.
Đoàn Phi mỉm cười nói:
- Đồng ý cho ta vào cửa chứng tỏ Đường đại sư đã đồng ý rồi, không tin cô tự mình hỏi xem.
Đường Bá Hổ lấy dụng cụ pha trà ra, bắt đầu đun nước, nghe vậy cười ha hả nói:
- Không sai! Đào Hoa am này ta cũng chán ngán rồi. Huyện Bảo Ứng là nhà cũ của nhà chồng con gái ta. Phong cảnh tuyệt trần, có nhiều ao hồ, mỗi ngày du hồ câu cá, cũng tránh được mấy kẻ dung tục vì chuyện của Ninh Vương mà đến phiền nhiễu.
- Ta cũng là một kẻ dung tục, hy vọng Đường đại sư đừng chán ghét ta.
Đoàn Phi lại dâng lên tấm ngân phiếu kia, nói:
- Đường đại sư, chút tâm ý vẫn mong nhận cho. Từ hôm nay Đường đại sư làm Tây tich tiên sinh ở nhà ta, mỗi tháng 10 lượng bạc, tiên sinh có thể tùy ý du dã, có thể rời đi bất cứ khi nào. Ta gặp phải vấn đề nào không hiểu sẽ tự mình thỉnh giáo tiên sinh.
Đường Bá Hổ thở dài, nhìn quanh bốn bức tường của Đào Hoa am, nói:
- Được rồi. Lão phu liền đến quý phủ quấy rầy công tử vậy!
Đường Bá Hổ nhìn thì giống như tùy tiện đồng ý, song đây lại là chuyện trongdự liệu của Đoàn Phi. Đường Bá Hổ chân chính hoàn toàn không hề tiêu sái phóng khoáng như trong phim điện ảnh “Đường Bá Hổ điểm thu hương”. Ông ta 20 hơn tuổi thì trong nhà liên tiếp gặp bất hạnh, cha mẹ, thê tử, muội muội lần lượt qua đời, gia cảnh suy bại. Suy sụp gần 10 năm mới dốc lòng đọc sách dưới sự khuyên bảo của người bạn tốt Chúc Chi Sơn. Năm 29 tuổi tham gia thi hương ở Phủ Ứng Thiên, đỗ Giải Nguyên. Năm 30 tuổi lên kinh thi hội nhưng do bị liên can đến án thi cử gian lận nên bị ngồi tù, sau được sửa lại án xử sai nhưng vẫn bị giáng làm chức quan nhỏ ở Chiết Giang.
Đường Bá Hổ hổ thẹn nên không đảm nhiệm, từ đó từ bỏ chốn quan trường, bán tranh mà sống. Năm Chính Đức thứ 9 (tức năm 1514) đáp ứng lời mời của Ninh Vương Chu Thần đến Nam Xương hơn nửa năm, sau mới phát hiện Ninh Vương có mưu đồ tạo phản, bèn giả điên thậm chí trần truồng chạy ra đường lớn mới có thể thoát thân về Tô Châu.
Hiện giờ là năm Chính Đức thứ 14 (tức năm 1519), Đường Bá Hổ bắt đầu bị liên lụy bởi Ninh Vương. Trong lịch sử, ông là một người nghèo khó, bệnh tật còn cô đơn, qua đời vào năm 1523 ở tuổi 54. Trước khi chết để lại tuyệt tác cuối đời:
“Sinh tại dương gian hữu tán trường,
Tử quy địa phủ dã hà phương?
Dương gian địa phủ câu tương tự,
Chỉ đáng phiêu lưu tại dị hương.”
(Tạm dịch:
Sống ở dương gian có lúc tàn,
Chết về địa phủ đáng gì than?
Dương gian địa phủ đều tương tự,
Chỉ mỗi phiêu lưu khác nẻo đàng.)
Biểu lộ tâm tình phức tạp của ông, vừa lưu luyến nhân gian đến khắc cốt ghi tâm vừa phẫn hận chán chường với thế gian.
Đường Bá Hổ năm nay đã qua ngũ tuần, đã không còn tuổi trẻ ngông cuồng nữa, dưới hoàn cảnh nghèo túng ông ta cũng không có nhiều lựa chọn. Đoàn Phi lấy sự chân thành đối đãi, lại biểu hiện khác với thương nhân hay thư sinh bình thường. Đường Bá Hổ cảm thấy thấp thoáng có nhiều điểm chung, cho nên mới đồng ý với hắn. Có lẽ vận mệnh của Đường Bá Hổ từ nay đã bắt đầu thay đổi.
Tác giả :
Thần Đăng