Tú Sắc Nông Gia
Chương 64: Đi hội chùa
Qua mùng một tháng giêng, mùng hai tế thần tài, bình thường đều là tiểu thương, người bán hàng rong chú ý tới chuyện này.
Mùng bốn là ngày giỗ ông Táo, đón ông Táo trở về nhân gian, bởi vì Táo vương gia phải kiểm tra hộ khẩu, nên người người nhà nhà đều phải ở nhà trông nhà, chuẩn bị trái cây phong phú, dâng hương thắp đèn cầy, đốt pháo, để bày tỏ sự cung kính nghênh tiếp. Cả ngày hôm nay mọi người đều chờ ở trong nhà. Năm trước Bách Thủ không dán tranh Táo vương gia, năm nay Loan Loan cố ý mua một bức vào lúc đi mua đồ tết, dán ở bên cạnh bếp lò, coi như là thật sự cung nghênh Táo vương gia trở lại.
Vẫn phải ở nhà chờ đến mùng năm tháng giêng, hôm nay lại được gọi là phá ngũ, khai thị, đám nữ nhân không đợi ở nhà nữa, bắt đầu đi thăm hỏi chúc tết nhau. Ngày hôm đó nàng dâu cũng về nhà thăm bố mẹ.
Loan Loan không có ý định trở về, nhưng mà vào sáng sớm ngày hôm sau, sau khi thức dậy Bách Thủ lại hỏi nàng, trong lòng nàng tuyệt đối không muốn trở về, lần trước đã cãi nhau với mẹ một trận to, đối mặt với các em tâm tình tốt cũng không đến một nửa, nếu bảo nàng ở lại đấy một hai ngày, nhất định sẽ phát điên!
Nghĩ lại, thôi được rồi, dù sao thì ngay cả lại mặt nàng cũng không về!
Mẹ Nguyên Bảo và mẹ Thạch Đầu đều tới chúc tết nàng, nàng cũng tới nhà hai người ngồi một lát, bày tỏ thăm viếng lẫn nhau.
Ngày này còn có một tập tục, tất cả mọi người đều phải quét dọn vệ sinh, quét dọn sạch sẽ rác rưởi trong nhà, gọi là “tiễn nghèo ra cửa”.
Qua mùng năm tháng giêng, cuộc sống của mọi người dần dần trở lại guồng quay cũ, có thể bắt đầu làm việc rồi, nhóm đàn bà con gái cũng bắt đầu lao động. Nhưng ngày mùng bảy này còn được gọi là ngày “nhân nhật”, tùy ngộ nhi an, an đốn nhân tâm.
[*Tùy ngộ nhi an, an đốn nhân tâm随遇而安, 安顿人心: gặp sao yên vậy, lòng người an ổn.]
Nữ nhân tuyệt đối không thể động vào kim chỉ, kéo, cũng không thể phạt trẻ con.
Thời cổ đại, thực sự có rất nhiều yêu cầu đối với nữ nhân. Đặc biệt là ngày tết, quy định kiêng kỵ rất phức tạp. Cái này không thể làm, cái nọ cũng không được phép làm, cũng may là nhà bọn họ nhân khẩu đơn giản, chỉ có hai người, lại không có trưởng bối. Đoán rằng, cho dù gia quy của những gia đình giàu có quyền quý có nghiêm ngặt hơn nữa, lại thêm sự hà khắc của chế độ phong kiến, sợ rằng vẫn có vô số người bởi vì sự phồn hoa, ngợp trong vàng son(*) mà cam nguyện chịu hết thảy trói buộc.
Đảo mắt đã đến tết nguyên tiêu- mười lăm tháng giêng.
Bởi vì ngày hôm trước đã nói với mẹ Nguyên Bảo là hôm nay hai người muốn đi hội chùa. Cho nên hôm nay hai người thức dậy sớm hơn hôm trước, ăn xong bữa sáng, ăn mặc chỉnh tề rồi đi cùng Bách Thủ ra cửa.
Vào trong thôn, ba người nhà Thạch Đầu cũng đã đến rồi, đang ở ven đường chờ mẹ Nguyên Bảo cho gia cầm ăn, rồi mấy người họ cùng đi chợ. Còn bà nội Nguyên Bảo đã mời mấy cụ già trong thôn khác đến chơi, nên không đi cùng mấy người trẻ tuổi.
Ở đây, vào tết nguyên tiêu hàng năm, mọi người đều đi chợ, đi hội chùa, buổi tối thì ở nhà qua tết nguyên tiêu. Sáng sớm, mọi người tụ năm tụ ba, cười cười nói nói, dọc đường đi, có thể thấy không ít người trong thôn khác cũng đi về phía chợ.
Loan Loan không hiểu nên trong lòng rất tò mò với việc đi hội chùa, nhưng không thể hỏi, mấy người nói chuyện, thỉnh thoảng nàng lại phụ họa hai ba câu, còn lại đều là chăm chú lắng nghe, sau đó âm thầm để tâm.
Đoàn người vừa đi vừa cười cười nói nói, chỉ lát sau đã đến trấn trên, ở ngoại ô thị trấn có một cái chùa.
Nghe nói từ rất lâu về trước, có một vị hòa thượng vân du(*) đặt chân tới đây, xây dựng một cái miếu thờ nhỏ. Bản địa cũng có vị tài tử năm xưa từng đến kinh thành làm quan, cả nhà cũng chuyển đi, không biết qua bao nhiêu năm, con cháu của người đó chán ghét chốn quan trường, vinh quang trở về quê cũ, gia đình nhà giàu đều lưu hành bái phật trai giới(*), bởi vậy nên gia đình này cũng chủ động quyên tiền, mở rộng miếu thờ.
Cứ thế, về sau có mấy vị viên ngoại tới, vị nào cũng quyên tiền cung cấp chi phí tu bổ, xây dựng chùa miếu để bày tỏ lòng thành kính, cho nên ngày nay chùa này mới có thể lớn như thế, trong phạm vi trăm dặm, coi như là ngôi chùa lớn nhất. Tổng diện tích khoảng mười mẫu, vừa đến ngày lễ ngày tết là hương khói hưng thịnh.
Còn chưa đến chùa, bên ngoài cũng đã có rất nhiều người, hai bên đường là mấy sạp hàng của người bán hàng rong, còn có mấy cái xe ngựa của gia đình có tiền.
Loan Loan ngẩng đầu nhìn cái biển phía trên cổng chùa, trên đó có ghi mấy chữ: chùa Tĩnh Thanh.
Tên cũng giống như cảnh vật chung quanh chùa, u nhã tĩnh mịch, trang nghiêm.
Chùa này được chia thành phần tiền điện, trung điện và hậu viện.
Phía trước có hai cái điện thờ đều thờ cúng Bồ Tát, hậu viện chính là nơi nghỉ ngơi của chúng tăng, đương nhiên cũng bao gồm cả phòng bếp, vào những ngày tết hàng năm, cơm chay cũng đều được đặt trong hậu viện.
Loan Loan lặng lẽ hỏi Bách Thủ, vốn là muốn nghe ngóng một chút tin tức, nhưng Bách Thủ chỉ đến chùa Tĩnh Thanh khi còn bé, đã nhiều năm không tới, ở đây có rất nhiều thứ đã thay đổi.
Chùa chiền ở nông thôn đều bình dân hóa, ví dụ như ngày hôm nay là tết nguyên tiêu, người tới chùa thắp hương, không phân biệt sang hèn, cũng chẳng phân giàu nghèo, bất luận là thân phận như thế nào cũng có thể vào chùa thắp hương, xong rồi thì dùng cơm chay, chỉ cần đưa chút tiền là được.
Đây cũng là nguyên nhân vì sao cho tới nay chùa Tĩnh Thanh vẫn hương khói thịnh vượng.
Thong thả đi theo mọi người vào bên trong, mấy người bắt đầu từ tiền điện. Mấy người mẹ Nguyên Bảo ai cũng thành kính cúi đầu bái trước mỗi bức tượng Bồ Tát, sau khi khấn vái xong, lúc đi ra ngoài mọi người đều bỏ chút tiền nhang dầu vào trong hòm công đức, coi như là tâm ý của mình đối với chùa chiền, Bồ Tát.
Loan Loan biết, vào buổi tối, nhất định là chỗ bạc này sẽ vào trong túi hòa thượng, nàng cũng không ngốc đến nỗi nói ra chuyện này. Dĩ nhiên, lúc đi ra ngoài nàng cũng bắt chước mọi người, bỏ vào đó mấy văn tiền nhang đèn.
Cái này gọi là nhập gia tùy tục.
Mặc dù không tin vào tôn giáo, nhưng bản thân nàng cũng trải qua chuyện quỷ dị, giây phút nàng thắp hương quả thực cũng thành tâm thành ý.
Đi dạo ở tiền điện xong là đến trung điện, nữ nhân mà, làm chuyện gì cũng mân mân mê mê, sau khi Bách Thủ thắp hai nén hương, liền nói với Loan Loan một tiếng, rồi đi theo đám cha Nguyên Bảo tới chỗ ít người ở bên cạnh ngồi.
Bản thân Loan Loan cũng không muốn ở đây chen chen chúc chúc, nhưng nàng lại rất hiếu kỳ với chùa chiền cổ đại.
Đi tham quan hai điện xong cũng cảm thấy không thú vị mấy, ngoại trừ kiến trúc xưa nay khác nhau, còn lại đều giống thời hiện đại, Bồ Tát ở trên điện thờ không giống nhau, giống nhau là lúc thắp hương thì thêm thành kính. Người hiện đại đến chùa chiền là tìm kiếm một loại an ủi trong lòng, còn có chính là những người muốn xem náo nhiệt, bọn họ cũng không được coi là bái phật, mà là tới ngắm cảnh, thưởng thức!
Nhưng mà coi như là hoàn thành một cái nguyện vọng ở trong lòng, nếu hôm nay không xem, lúc trở về nhất định nàng sẽ tiếc nuối.
Ra khỏi trung điện, mấy người liền đi về phía hậu viện, còn chưa tới hậu viện đã nghe thấy những tiếng nói chuyện sôi nổi ồn ào, so với phía trong náo nhiệt có trật tự, thì ở đây rõ ràng là ồn ào hơn. Tiếng người lớn tiếng nói chuyện, tiếng người lớn tiếng hô gọi, còn có những bóng lưng không ngừng bận rộn. Có người vội vã lau bàn, có người bận rộn quét rác, cũng có người vội vàng hái rau…
Trong sân đã bày ra hai mươi cái bàn ăn.
Trên mái ngói nhà bếp, khói bếp cuồn cuộn, bên trong có mấy vị hòa thượng mặc áo vải thô đang bận rộn di chuyển xung quanh.
Đối với tình hình trong sân, Loan Loan nhất thời có chút mơ hồ. Đúng lúc này, mẹ Lan Hoa ở bên cạnh chợt vui mừng kêu lên: “Ôi trời, thì ra hôm nay chúng ta ăn luân phiên!” Nói xong, lập tức đi tới giúp đỡ bày biện.
Lúc này Loan Loan mới nhận ra mấy người đang bận rộn trong sân là người thôn mình.
Coi bộ có lẽ là ăn cơm, không có ký ức của chủ nhân thân thể này, trong đầu nàng mơ mơ hồ hồ, liền kéo mẹ Nguyên Bảo ở bên cạnh nói: “Hậu viện này thật náo nhiệt.”
“Dĩ nhiên, phỏng chừng là chuẩn bị ăn cơm.” Mẹ Nguyên Bảo mặt đầy ý cười, nhìn sân nói.
Con ngươi Loan Loan lóe lên, đưa mắt nhìn qua cái sân rồi nói: “Hậu viện này trông không giống như trước đây, cách đây vài năm ta theo mẹ tới đây, hình như không giống như bây giờ.”
“Đã lâu rồi ngươi không tới chùa Tĩnh Thanh hả?” Nói xong, mẹ Nguyên Bảo có chút hối hận, nhìn Loan Loan bị gả cho Bách Thủ, có thể nghĩ tới trong nhà cũng không được cha mẹ yêu thích, bằng không thì dựa vào hoàn cảnh của Bách Thủ khi đó cũng không thể gả tới đây. Chắc hẳn đã rất lâu rồi chưa được tới đây.
Nàng lập tức cười nói: “Năm trước chùa Tĩnh Thanh đã sửa sang lại hậu viện, bởi vì hai năm qua người tới chùa ăn cơm chay nhiều hơn, vậy nên mới mở rộng hậu viện một chút.” Sau đó lại nói về các quy định của chùa trong hai năm qua.
Vì mưu cầu may mắn, tất cả những bách tính tới dâng hương ngày hôm nay cũng sẽ dùng một bữa cơm chay trong chùa. Một trấn có vô số thôn, mọi người đều tập trung vào ngày này, nên có thể tưởng tưởng được hậu viện này chen chúc như nào.
Hòa thượng ở trong chùa cũng có hạn, ngoại trừ mấy hòa thượng làm đầu bếp, dân chúng trong thôn cũng sẽ chủ động đi tới giúp đỡ, ăn cơm cũng là ăn luân phiên, mấy thôn một lượt, ăn xong thì lại thu dọn sạch sẽ, bắt đầu lượt tiếp theo.
Bởi vì người ăn lượt đầu tiên được ăn sớm, cho nên giúp đỡ nhiều hơn so với người lượt sau. Không chỉ chủ động hái rau giúp, làm trợ thủ cho hòa thượng, còn giúp bưng thức ăn, bày bát đũa…
Sau khi lượt đầu tiên ăn xong, lượt thứ hai thu dọn bát đũa, lượt đầu tiên lại nối gót bưng thức ăn của đợt thứ hai lên; lượt thứ hai ăn xong, lượt thứ ba lại thu dọn bát đũa, lượt thứ hai lại giúp đỡ bày thức ăn.
Tuần hoàn như vậy, lại giống như tiệc cơ động ở những vùng quê xa xôi thời hiện đại.
Loan Loan âm thầm kinh ngạc, nàng đọc rất nhiều sách lịch sử, truyện cổ, cũng chưa thấy như thế này, không biết là ai đã nghĩ ra biện pháp này, kết quả là mẹ Nguyên Bảo lập tức nói: “Lần trước có một lão tiên sinh đến thôn chúng ta, mấy năm trước ông ấy tới chùa vào ngày tết, thấy người dùng cơm chay quá nhiều, chẳng những người ăn cơm không tiện, trong chùa cũng bị rối tinh rối mù, sau khi dùng phương pháp này của ông ấy thì thấy quả nhiên không tệ, thuận tiện cho chúng ta mà cũng không quấy rầy sự thanh tĩnh trong chùa.”
Loan Loan rất ngạc nhiên, chẳng lẽ vị lão đạo sĩ kia cũng xuyên tới đây?
Nhiều người sức lớn, đến trưa thì lượt thứ nhất cũng đã ăn cơm, sau đó là lượt thứ hai, thứ ba.
Cơm nước xong xuôi, Loan Loan liền đi theo mọi người ra khỏi hậu viện, đồ ăn trong chùa cũng không phải là quá ngon, chủ yếu là mọi người mưu cầu may mắn và náo nhiệt thôi.
Từ hậu viện đến tiền viện, trong lúc vô tình Loan Loan nhìn thấy một người quen trong đám người.
Mặc bộ đồ màu trắng làm nổi bật lên vẻ thư sinh của người nọ, hơi khom người, chắp tay nói chuyện với một lão giả đầu tóc trắng phau ở dưới mái hiên, chính là người lần trước giúp nàng cõng dây khoai lang ở trên núi.
Mặc dù người này ở cùng thôn với nàng, nhưng nàng lại chưa từng gặp, không biết là người này nhà ai có khí tức thư sinh như vậy.
Đang suy nghĩ thì thấy Lý Thạch Đầu đi tới bên cạnh người đàn ông đó nói chuyện gì đó, người đàn ông đó xoay người nói mấy câu với lão giả, rồi chắp tay hành lễ, đi theo Lý Đại Thạch đi ra bên ngoài chùa.
Loan Loan ngẩn người, lúc này mới phát hiện giữa hai đầu người đàn ông này có mấy phần tương tự với Lý Thạch Đầu, Lý Thạch Đầu có một người em trai biết đọc sách, chẳng lẽ chính là người này?
Đi theo mọi người ra khỏi tiền điện, đám người Bách Thủ đã chờ ở bên ngoài chùa. Hai người Lý Thạch Đầu thì không thấy bóng dáng.
Mọi người đi dạo chung quanh chùa, trước khi đi lại vào trong điện bái lạy, lúc này mới chậm rãi rời đi.
Đàn ông chân dài, đi phía trước, Loan Loan với mẹ Nguyên Bảo, còn có mấy người nữ nhân trong thôn khác thì đi ở phía sau. Dọc đường đi mọi người đều sôi nổi nói chuyện, mặt ai cũng tràn đầy ý cười, mọi người cười cười nói nói đi về phía nhà mình, rất náo nhiệt.
Đúng lúc này, tiếng cười đùa của mọi người ngừng lại, đổi lại là một chút bối rối. Sau đó, có một người trong đám người xuất đầu lên tiếng.
“Đại Trí huynh đệ, ngươi thật đúng là có hiếu.” Trong đám người có một người lên tiếng.
Lý Đại Trí cầm đòn gánh đi tới, Lý Đại Thạch theo sát phía sau, còn nói: “Đệ đệ… đi… chậm một chút, chúng ta cũng không vội… vội, hay là, ta… ta tới… tới gánh giúp nhé!”
“Không sao.” Lý Đại Trí trả lời một câu, rồi cầm quang gánh đi lại ổn định.
Loan Loan đứng cách đó vài bước, đưa mắt nhìn nhìn, có một cái thùng tròn, phía trên còn đậy vải bố.
[Chú giải]
*Ngày mùng bảy tháng một âm lịch còn được gọi là ngày “nhân nhật”, “Nhân tiết”, “Nhân khẩu nhật”, “Nhân thất nhật” vv.vv… Theo truyền thuyết, lúc Nữ Oa mới sáng lập ra thế giới, sau khi tạo ra gà, chó, lợn, dê, trâu, ngựa vv.vv… Vào ngày thứ bảy mới tạo ra con người. Cho nên ngày này mới được coi là ngày sinh nhật của loài người.
*Ngợp trong vàng son: gốc là纸迷金醉- chỉ mê kim túy, đây là tên một bộ phim điện ảnh của TQ. Đồng thời, đây cũng là một câu thành ngữ của TQ, dùng để chỉ người ham mê cuộc sống phồn hoa giàu có, chấp nhận sự mục nát bên trong.
*Vân du: là từ dành riêng cho hòa thượng, đạo sĩ, “vân du” nghĩa là mây bay, ý chỉ những vị hòa thượng, đạo sĩ này thường đi khắp nơi, không cố định ở đâu.
*Trai giới: chay tịnh, bao gồm ăn mặc nghiêm chỉnh, không uống rượu, ăn đồ mặn hay sinh hoạt vợ chồng…
*Dây khoai lang猪草: Hán-Việt là “heo thảo”. Tra hình ảnh thì ra rất nhiều loại khác nhau, có lẽ loại mà tác giả nhắc đến là cùng họ với khoai lang.
Mùng bốn là ngày giỗ ông Táo, đón ông Táo trở về nhân gian, bởi vì Táo vương gia phải kiểm tra hộ khẩu, nên người người nhà nhà đều phải ở nhà trông nhà, chuẩn bị trái cây phong phú, dâng hương thắp đèn cầy, đốt pháo, để bày tỏ sự cung kính nghênh tiếp. Cả ngày hôm nay mọi người đều chờ ở trong nhà. Năm trước Bách Thủ không dán tranh Táo vương gia, năm nay Loan Loan cố ý mua một bức vào lúc đi mua đồ tết, dán ở bên cạnh bếp lò, coi như là thật sự cung nghênh Táo vương gia trở lại.
Vẫn phải ở nhà chờ đến mùng năm tháng giêng, hôm nay lại được gọi là phá ngũ, khai thị, đám nữ nhân không đợi ở nhà nữa, bắt đầu đi thăm hỏi chúc tết nhau. Ngày hôm đó nàng dâu cũng về nhà thăm bố mẹ.
Loan Loan không có ý định trở về, nhưng mà vào sáng sớm ngày hôm sau, sau khi thức dậy Bách Thủ lại hỏi nàng, trong lòng nàng tuyệt đối không muốn trở về, lần trước đã cãi nhau với mẹ một trận to, đối mặt với các em tâm tình tốt cũng không đến một nửa, nếu bảo nàng ở lại đấy một hai ngày, nhất định sẽ phát điên!
Nghĩ lại, thôi được rồi, dù sao thì ngay cả lại mặt nàng cũng không về!
Mẹ Nguyên Bảo và mẹ Thạch Đầu đều tới chúc tết nàng, nàng cũng tới nhà hai người ngồi một lát, bày tỏ thăm viếng lẫn nhau.
Ngày này còn có một tập tục, tất cả mọi người đều phải quét dọn vệ sinh, quét dọn sạch sẽ rác rưởi trong nhà, gọi là “tiễn nghèo ra cửa”.
Qua mùng năm tháng giêng, cuộc sống của mọi người dần dần trở lại guồng quay cũ, có thể bắt đầu làm việc rồi, nhóm đàn bà con gái cũng bắt đầu lao động. Nhưng ngày mùng bảy này còn được gọi là ngày “nhân nhật”, tùy ngộ nhi an, an đốn nhân tâm.
[*Tùy ngộ nhi an, an đốn nhân tâm随遇而安, 安顿人心: gặp sao yên vậy, lòng người an ổn.]
Nữ nhân tuyệt đối không thể động vào kim chỉ, kéo, cũng không thể phạt trẻ con.
Thời cổ đại, thực sự có rất nhiều yêu cầu đối với nữ nhân. Đặc biệt là ngày tết, quy định kiêng kỵ rất phức tạp. Cái này không thể làm, cái nọ cũng không được phép làm, cũng may là nhà bọn họ nhân khẩu đơn giản, chỉ có hai người, lại không có trưởng bối. Đoán rằng, cho dù gia quy của những gia đình giàu có quyền quý có nghiêm ngặt hơn nữa, lại thêm sự hà khắc của chế độ phong kiến, sợ rằng vẫn có vô số người bởi vì sự phồn hoa, ngợp trong vàng son(*) mà cam nguyện chịu hết thảy trói buộc.
Đảo mắt đã đến tết nguyên tiêu- mười lăm tháng giêng.
Bởi vì ngày hôm trước đã nói với mẹ Nguyên Bảo là hôm nay hai người muốn đi hội chùa. Cho nên hôm nay hai người thức dậy sớm hơn hôm trước, ăn xong bữa sáng, ăn mặc chỉnh tề rồi đi cùng Bách Thủ ra cửa.
Vào trong thôn, ba người nhà Thạch Đầu cũng đã đến rồi, đang ở ven đường chờ mẹ Nguyên Bảo cho gia cầm ăn, rồi mấy người họ cùng đi chợ. Còn bà nội Nguyên Bảo đã mời mấy cụ già trong thôn khác đến chơi, nên không đi cùng mấy người trẻ tuổi.
Ở đây, vào tết nguyên tiêu hàng năm, mọi người đều đi chợ, đi hội chùa, buổi tối thì ở nhà qua tết nguyên tiêu. Sáng sớm, mọi người tụ năm tụ ba, cười cười nói nói, dọc đường đi, có thể thấy không ít người trong thôn khác cũng đi về phía chợ.
Loan Loan không hiểu nên trong lòng rất tò mò với việc đi hội chùa, nhưng không thể hỏi, mấy người nói chuyện, thỉnh thoảng nàng lại phụ họa hai ba câu, còn lại đều là chăm chú lắng nghe, sau đó âm thầm để tâm.
Đoàn người vừa đi vừa cười cười nói nói, chỉ lát sau đã đến trấn trên, ở ngoại ô thị trấn có một cái chùa.
Nghe nói từ rất lâu về trước, có một vị hòa thượng vân du(*) đặt chân tới đây, xây dựng một cái miếu thờ nhỏ. Bản địa cũng có vị tài tử năm xưa từng đến kinh thành làm quan, cả nhà cũng chuyển đi, không biết qua bao nhiêu năm, con cháu của người đó chán ghét chốn quan trường, vinh quang trở về quê cũ, gia đình nhà giàu đều lưu hành bái phật trai giới(*), bởi vậy nên gia đình này cũng chủ động quyên tiền, mở rộng miếu thờ.
Cứ thế, về sau có mấy vị viên ngoại tới, vị nào cũng quyên tiền cung cấp chi phí tu bổ, xây dựng chùa miếu để bày tỏ lòng thành kính, cho nên ngày nay chùa này mới có thể lớn như thế, trong phạm vi trăm dặm, coi như là ngôi chùa lớn nhất. Tổng diện tích khoảng mười mẫu, vừa đến ngày lễ ngày tết là hương khói hưng thịnh.
Còn chưa đến chùa, bên ngoài cũng đã có rất nhiều người, hai bên đường là mấy sạp hàng của người bán hàng rong, còn có mấy cái xe ngựa của gia đình có tiền.
Loan Loan ngẩng đầu nhìn cái biển phía trên cổng chùa, trên đó có ghi mấy chữ: chùa Tĩnh Thanh.
Tên cũng giống như cảnh vật chung quanh chùa, u nhã tĩnh mịch, trang nghiêm.
Chùa này được chia thành phần tiền điện, trung điện và hậu viện.
Phía trước có hai cái điện thờ đều thờ cúng Bồ Tát, hậu viện chính là nơi nghỉ ngơi của chúng tăng, đương nhiên cũng bao gồm cả phòng bếp, vào những ngày tết hàng năm, cơm chay cũng đều được đặt trong hậu viện.
Loan Loan lặng lẽ hỏi Bách Thủ, vốn là muốn nghe ngóng một chút tin tức, nhưng Bách Thủ chỉ đến chùa Tĩnh Thanh khi còn bé, đã nhiều năm không tới, ở đây có rất nhiều thứ đã thay đổi.
Chùa chiền ở nông thôn đều bình dân hóa, ví dụ như ngày hôm nay là tết nguyên tiêu, người tới chùa thắp hương, không phân biệt sang hèn, cũng chẳng phân giàu nghèo, bất luận là thân phận như thế nào cũng có thể vào chùa thắp hương, xong rồi thì dùng cơm chay, chỉ cần đưa chút tiền là được.
Đây cũng là nguyên nhân vì sao cho tới nay chùa Tĩnh Thanh vẫn hương khói thịnh vượng.
Thong thả đi theo mọi người vào bên trong, mấy người bắt đầu từ tiền điện. Mấy người mẹ Nguyên Bảo ai cũng thành kính cúi đầu bái trước mỗi bức tượng Bồ Tát, sau khi khấn vái xong, lúc đi ra ngoài mọi người đều bỏ chút tiền nhang dầu vào trong hòm công đức, coi như là tâm ý của mình đối với chùa chiền, Bồ Tát.
Loan Loan biết, vào buổi tối, nhất định là chỗ bạc này sẽ vào trong túi hòa thượng, nàng cũng không ngốc đến nỗi nói ra chuyện này. Dĩ nhiên, lúc đi ra ngoài nàng cũng bắt chước mọi người, bỏ vào đó mấy văn tiền nhang đèn.
Cái này gọi là nhập gia tùy tục.
Mặc dù không tin vào tôn giáo, nhưng bản thân nàng cũng trải qua chuyện quỷ dị, giây phút nàng thắp hương quả thực cũng thành tâm thành ý.
Đi dạo ở tiền điện xong là đến trung điện, nữ nhân mà, làm chuyện gì cũng mân mân mê mê, sau khi Bách Thủ thắp hai nén hương, liền nói với Loan Loan một tiếng, rồi đi theo đám cha Nguyên Bảo tới chỗ ít người ở bên cạnh ngồi.
Bản thân Loan Loan cũng không muốn ở đây chen chen chúc chúc, nhưng nàng lại rất hiếu kỳ với chùa chiền cổ đại.
Đi tham quan hai điện xong cũng cảm thấy không thú vị mấy, ngoại trừ kiến trúc xưa nay khác nhau, còn lại đều giống thời hiện đại, Bồ Tát ở trên điện thờ không giống nhau, giống nhau là lúc thắp hương thì thêm thành kính. Người hiện đại đến chùa chiền là tìm kiếm một loại an ủi trong lòng, còn có chính là những người muốn xem náo nhiệt, bọn họ cũng không được coi là bái phật, mà là tới ngắm cảnh, thưởng thức!
Nhưng mà coi như là hoàn thành một cái nguyện vọng ở trong lòng, nếu hôm nay không xem, lúc trở về nhất định nàng sẽ tiếc nuối.
Ra khỏi trung điện, mấy người liền đi về phía hậu viện, còn chưa tới hậu viện đã nghe thấy những tiếng nói chuyện sôi nổi ồn ào, so với phía trong náo nhiệt có trật tự, thì ở đây rõ ràng là ồn ào hơn. Tiếng người lớn tiếng nói chuyện, tiếng người lớn tiếng hô gọi, còn có những bóng lưng không ngừng bận rộn. Có người vội vã lau bàn, có người bận rộn quét rác, cũng có người vội vàng hái rau…
Trong sân đã bày ra hai mươi cái bàn ăn.
Trên mái ngói nhà bếp, khói bếp cuồn cuộn, bên trong có mấy vị hòa thượng mặc áo vải thô đang bận rộn di chuyển xung quanh.
Đối với tình hình trong sân, Loan Loan nhất thời có chút mơ hồ. Đúng lúc này, mẹ Lan Hoa ở bên cạnh chợt vui mừng kêu lên: “Ôi trời, thì ra hôm nay chúng ta ăn luân phiên!” Nói xong, lập tức đi tới giúp đỡ bày biện.
Lúc này Loan Loan mới nhận ra mấy người đang bận rộn trong sân là người thôn mình.
Coi bộ có lẽ là ăn cơm, không có ký ức của chủ nhân thân thể này, trong đầu nàng mơ mơ hồ hồ, liền kéo mẹ Nguyên Bảo ở bên cạnh nói: “Hậu viện này thật náo nhiệt.”
“Dĩ nhiên, phỏng chừng là chuẩn bị ăn cơm.” Mẹ Nguyên Bảo mặt đầy ý cười, nhìn sân nói.
Con ngươi Loan Loan lóe lên, đưa mắt nhìn qua cái sân rồi nói: “Hậu viện này trông không giống như trước đây, cách đây vài năm ta theo mẹ tới đây, hình như không giống như bây giờ.”
“Đã lâu rồi ngươi không tới chùa Tĩnh Thanh hả?” Nói xong, mẹ Nguyên Bảo có chút hối hận, nhìn Loan Loan bị gả cho Bách Thủ, có thể nghĩ tới trong nhà cũng không được cha mẹ yêu thích, bằng không thì dựa vào hoàn cảnh của Bách Thủ khi đó cũng không thể gả tới đây. Chắc hẳn đã rất lâu rồi chưa được tới đây.
Nàng lập tức cười nói: “Năm trước chùa Tĩnh Thanh đã sửa sang lại hậu viện, bởi vì hai năm qua người tới chùa ăn cơm chay nhiều hơn, vậy nên mới mở rộng hậu viện một chút.” Sau đó lại nói về các quy định của chùa trong hai năm qua.
Vì mưu cầu may mắn, tất cả những bách tính tới dâng hương ngày hôm nay cũng sẽ dùng một bữa cơm chay trong chùa. Một trấn có vô số thôn, mọi người đều tập trung vào ngày này, nên có thể tưởng tưởng được hậu viện này chen chúc như nào.
Hòa thượng ở trong chùa cũng có hạn, ngoại trừ mấy hòa thượng làm đầu bếp, dân chúng trong thôn cũng sẽ chủ động đi tới giúp đỡ, ăn cơm cũng là ăn luân phiên, mấy thôn một lượt, ăn xong thì lại thu dọn sạch sẽ, bắt đầu lượt tiếp theo.
Bởi vì người ăn lượt đầu tiên được ăn sớm, cho nên giúp đỡ nhiều hơn so với người lượt sau. Không chỉ chủ động hái rau giúp, làm trợ thủ cho hòa thượng, còn giúp bưng thức ăn, bày bát đũa…
Sau khi lượt đầu tiên ăn xong, lượt thứ hai thu dọn bát đũa, lượt đầu tiên lại nối gót bưng thức ăn của đợt thứ hai lên; lượt thứ hai ăn xong, lượt thứ ba lại thu dọn bát đũa, lượt thứ hai lại giúp đỡ bày thức ăn.
Tuần hoàn như vậy, lại giống như tiệc cơ động ở những vùng quê xa xôi thời hiện đại.
Loan Loan âm thầm kinh ngạc, nàng đọc rất nhiều sách lịch sử, truyện cổ, cũng chưa thấy như thế này, không biết là ai đã nghĩ ra biện pháp này, kết quả là mẹ Nguyên Bảo lập tức nói: “Lần trước có một lão tiên sinh đến thôn chúng ta, mấy năm trước ông ấy tới chùa vào ngày tết, thấy người dùng cơm chay quá nhiều, chẳng những người ăn cơm không tiện, trong chùa cũng bị rối tinh rối mù, sau khi dùng phương pháp này của ông ấy thì thấy quả nhiên không tệ, thuận tiện cho chúng ta mà cũng không quấy rầy sự thanh tĩnh trong chùa.”
Loan Loan rất ngạc nhiên, chẳng lẽ vị lão đạo sĩ kia cũng xuyên tới đây?
Nhiều người sức lớn, đến trưa thì lượt thứ nhất cũng đã ăn cơm, sau đó là lượt thứ hai, thứ ba.
Cơm nước xong xuôi, Loan Loan liền đi theo mọi người ra khỏi hậu viện, đồ ăn trong chùa cũng không phải là quá ngon, chủ yếu là mọi người mưu cầu may mắn và náo nhiệt thôi.
Từ hậu viện đến tiền viện, trong lúc vô tình Loan Loan nhìn thấy một người quen trong đám người.
Mặc bộ đồ màu trắng làm nổi bật lên vẻ thư sinh của người nọ, hơi khom người, chắp tay nói chuyện với một lão giả đầu tóc trắng phau ở dưới mái hiên, chính là người lần trước giúp nàng cõng dây khoai lang ở trên núi.
Mặc dù người này ở cùng thôn với nàng, nhưng nàng lại chưa từng gặp, không biết là người này nhà ai có khí tức thư sinh như vậy.
Đang suy nghĩ thì thấy Lý Thạch Đầu đi tới bên cạnh người đàn ông đó nói chuyện gì đó, người đàn ông đó xoay người nói mấy câu với lão giả, rồi chắp tay hành lễ, đi theo Lý Đại Thạch đi ra bên ngoài chùa.
Loan Loan ngẩn người, lúc này mới phát hiện giữa hai đầu người đàn ông này có mấy phần tương tự với Lý Thạch Đầu, Lý Thạch Đầu có một người em trai biết đọc sách, chẳng lẽ chính là người này?
Đi theo mọi người ra khỏi tiền điện, đám người Bách Thủ đã chờ ở bên ngoài chùa. Hai người Lý Thạch Đầu thì không thấy bóng dáng.
Mọi người đi dạo chung quanh chùa, trước khi đi lại vào trong điện bái lạy, lúc này mới chậm rãi rời đi.
Đàn ông chân dài, đi phía trước, Loan Loan với mẹ Nguyên Bảo, còn có mấy người nữ nhân trong thôn khác thì đi ở phía sau. Dọc đường đi mọi người đều sôi nổi nói chuyện, mặt ai cũng tràn đầy ý cười, mọi người cười cười nói nói đi về phía nhà mình, rất náo nhiệt.
Đúng lúc này, tiếng cười đùa của mọi người ngừng lại, đổi lại là một chút bối rối. Sau đó, có một người trong đám người xuất đầu lên tiếng.
“Đại Trí huynh đệ, ngươi thật đúng là có hiếu.” Trong đám người có một người lên tiếng.
Lý Đại Trí cầm đòn gánh đi tới, Lý Đại Thạch theo sát phía sau, còn nói: “Đệ đệ… đi… chậm một chút, chúng ta cũng không vội… vội, hay là, ta… ta tới… tới gánh giúp nhé!”
“Không sao.” Lý Đại Trí trả lời một câu, rồi cầm quang gánh đi lại ổn định.
Loan Loan đứng cách đó vài bước, đưa mắt nhìn nhìn, có một cái thùng tròn, phía trên còn đậy vải bố.
[Chú giải]
*Ngày mùng bảy tháng một âm lịch còn được gọi là ngày “nhân nhật”, “Nhân tiết”, “Nhân khẩu nhật”, “Nhân thất nhật” vv.vv… Theo truyền thuyết, lúc Nữ Oa mới sáng lập ra thế giới, sau khi tạo ra gà, chó, lợn, dê, trâu, ngựa vv.vv… Vào ngày thứ bảy mới tạo ra con người. Cho nên ngày này mới được coi là ngày sinh nhật của loài người.
*Ngợp trong vàng son: gốc là纸迷金醉- chỉ mê kim túy, đây là tên một bộ phim điện ảnh của TQ. Đồng thời, đây cũng là một câu thành ngữ của TQ, dùng để chỉ người ham mê cuộc sống phồn hoa giàu có, chấp nhận sự mục nát bên trong.
*Vân du: là từ dành riêng cho hòa thượng, đạo sĩ, “vân du” nghĩa là mây bay, ý chỉ những vị hòa thượng, đạo sĩ này thường đi khắp nơi, không cố định ở đâu.
*Trai giới: chay tịnh, bao gồm ăn mặc nghiêm chỉnh, không uống rượu, ăn đồ mặn hay sinh hoạt vợ chồng…
*Dây khoai lang猪草: Hán-Việt là “heo thảo”. Tra hình ảnh thì ra rất nhiều loại khác nhau, có lẽ loại mà tác giả nhắc đến là cùng họ với khoai lang.
Tác giả :
Quả Vô