Tứ Hoàng Tử
Chương 6: Bái sư học võ nghệ
Hoàng thượng hiện tại dưới gối có năm hoàng tử.
Nhị hoàng tử do Kính phi sinh ra, năm nay chín tuổi. Tuy còn nhỏ nhưng trên hắn không có hoàng huynh, phía dưới lại có đến mấy hoàng đệ. Hắn hiện tại chính là hoàng tử lớn nhất. Hoàng thượng đương nhiên đối với hắn rất nghiêm khắc. Mà hắn cũng không phụ lại sự kỳ vọng của hoàng thượng. Trở thành một hoàng tử mẫu mực làm gương cho các hoàng đệ.
Tam hoàng tử do Đức phi sinh ra, năm nay tám tuổi. Là hoàng tử lớn thứ hai, hoàng thượng cũng không quá nghiêm khắc với hắn. Nhưng hắn lại tự nghiêm khắc với mình. Hắn cực kỳ thông minh, ba tuổi đã nhớ hết mặt chữ, năm tuổi đọc hết Kinh thi, Tứ thư, Ngũ kinh. Sáu tuổi bắt đầu học cầm kỳ thi họa. Bảy tuổi đọc đến binh thư, học cách bày binh bố trận, học đạo trị nước. Tám tuổi đã nắm rõ vị trí sông ngòi, hiểu rõ sách lược trị thủy, đắp đê chắn lũ. Hắn so với nhị hoàng tử học được hơn không chỉ một phần hay mười phần mà là không tính được hơn bao nhiêu phần. Bởi vì dù lớn dù nhỏ, phàm là con người, khả năng ghi nhớ có hạn. Nhị hoàng tử không phải không đủ thông minh, nhưng hắn học một biết mười thì khi học đến một trăm biết đến một nghìn cũng sẽ quên đến mất năm bảy phần những gì học được. Học càng nhiều quên càng nhiều. Nhưng tam hoàng tử đã xem qua gì sẽ nhớ, đọc qua gì sẽ nắm rõ, hiểu được những gì cổ nhân viết trong sách chưa đủ, hắn còn tự mình lĩnh ngộ và quan sát thực tế rồi dùng kiến giải riêng của mình để nắm vững mọi thứ. Nếu nhị hoàng tử là nhân tài, tam hoàng tử lại chính là thiên tài. Trong hàng vạn người mới có một người như thế!
Ngũ hoàng tử vốn là tứ hoàng tử, sau khi Lý Thụy vào cung chính thức nhận sắc phong thì các hoàng tử nhỏ tuổi hơn sẽ được gọi lại theo thứ bậc. Ngũ hoàng tử là con của Thục phi. Năm nay bốn tuổi. Về sau thường xuyên theo tứ hoàng tử ra vào khắp hoàng cung. Lý Thụy thích tính cách thật thà, dễ bắt nạt của hắn ưu ái gọi hai tiếng “tiểu ngũ”, bình thường hay bắt nạt hắn, nhưng trong lòng luôn quan tâm bảo vệ hắn. Mà ngũ hoàng tử đối với các hoàng tử khác không mặn không nhạt, riêng đối với tứ hoàng tử lại xem như ca ca ruột thịt, đối xử chân thành. Ngũ hoàng tử không nổi trội về tài năng, mà quý bởi tấm lòng nhân hậu thật thà.
Lục hoàng tử là hoàng tử bé nhất, chỉ mới ba tuổi, do Hòa tần thân sinh. Vì sinh thiếu tháng, cơ thể yếu ớt, còn nhỏ đã thường xuyên ốm đau, trong cung là hoàng tử không nổi bật nhất.
Mà hoàng tử vào cung sau, danh tiếng lại nhanh chóng nổi như cồn. Chính là tứ hoàng tử. Mẫu phi là Khánh phi đã sớm qua đời. Tứ hoàng tử vào cung lúc năm tuổi. Mặt mũi kháu khỉnh, môi hồng răng trắng. Lúc mới vào cung ngoan ngoãn, thật thà khắp các cung viện không ai không yêu thích. Không hiểu vì sao về sau càng ngày càng “biến chất”, dù được thái hậu, hoàng thượng khen thiên tư thông minh lại không hứng thú đến việc đọc binh thư, cũng chả ngó ngàng gì đến cái gì trị quốc rồi trị thủy, càng không nói đến cầm kỳ thi họa. Ngay đến Thái phó trước kia là thầy dạy của hoàng thượng, sau lại được hoàng thượng gửi gắm việc dạy dỗ cách hoàng tử; nhìn thấy tứ hoàng tử cũng lắc đầu thở dài không thôi.
Việc đọc sách, viết chữ hoàng thượng giao bốn hoàng tử lớn nhất cho Thái phó đại nhân. Cùng một thầy dạy, có thể tiến bộ được bao nhiêu là do bản thân mỗi hoàng tử tự cố gắng.
Việc dạy võ lại có vấn đề.
Có ba vị được mời đến. Một người được gọi là Thanh Vân sư phụ, một người là Hoa Thiên sư phụ, người thứ ba tên chỉ có một chữ Hàn. Cũng chẳng biết Hàn này là tên hay họ.
Thanh Vân sư phụ võ công cao nhất. Giỏi về cưỡi ngựa, bắn tên. Chưỡng lực mạnh mẽ, nội lực thâm hậu.
Hoa Thiên sư phụ không có gì là nhất, cũng lại không có gì là không biết. Chính là ngươi muốn học cái gì ta sẽ dạy ngươi cái đó.
Hàn là một nam nhân ngũ quan xấu xí,mày rậm mắt nhỏ, má trái có vết sẹo, tuổi trên dưới ba mươi. Sở trường: phóng ám khí.
Việc dạy võ này không như dạy chữ. Học võ phải dựa vào thân thể khỏe mạnh, tư chất thông minh, quan trọng nhất là có hứng thú muốn học hay không. Cho nên hoàng thượng đã phân phó, các hoàng tử muốn học gì, muốn học ai cứ tự mình lựa chọn rồi bái sư. Bình thường buổi sáng các hoàng tử sẽ cùng đến phòng học ở Văn Viện nghe thái phó giảng dạy. Buổi chiều sẽ tự ở trong cung của mình có sư phụ đến dạy.
Cho nên hiện giờ các hoàng tử đều nhìn ba vị trước mắt để chọn sư phụ.
Nhị hoàng tử muốn bái Thanh Vân sư phụ làm thầy. Rất đơn giản, Thanh Vân sư phụ võ nghệ cao nhất, gương mặt lại nghiêm nghị đường hoàng. Học cưỡi ngựa, bắn tên rất thích hợp để làm đại tướng quân cầm binh đánh giặc.
Ngũ hoàng tử cảm thấy bản thân không giỏi cái gì, cũng không biết nên học gì mới tốt. Liền cảm thấy hắn và vị Hoa Thiên sư phụ quả thực trời sinh một đôi… sư đồ. Lập tức dập đầu bái sư rất nhanh chóng.
Tam hoàng tử chỉ để lại một câu, không có hứng thú với võ công rồi cầm sách đi thẳng về tẩm cung của mình.
Tứ hoàng tử nhướng mày nhìn vị Hàn “thúc thúc” kia. Hắn vẫn có thể bái Thanh Vân sư phụ hay Hoa Thiên sư phụ rồi cùng học với nhị hoàng tử hoặc ngũ hoàng đệ là được. Nhưng Lý Thụy cảm thấy Hàn thúc thúc này rất thú vị.
Thanh Vân sư phụ tự cho mình là người chính đạo, hết nói nguyên tắc lại nói đạo lý. Lý Thụy ghét nhất chính là loại người vô vị như vậy.
Hoa Thiên sư phụ gương mặt có vẻ hiền hòa, chỉ có điều hắn không đặc biệt giỏi cái gì cả, không hợp khẩu vị của Lý Thụy.
Hàn thúc thúc toàn phân vận y phục màu đen, ánh mắt rất bình thản. Nhưng lúc Thanh Vân sư phụ lớn tiếng nói chuyện, Lý Thụy để ý trong một thoáng, vô tình nhìn thấy Hàn thúc thúc nhếch môi rất chi là trào phùng. Lý Thụy đối với người này nảy sinh hứng thú, cuối cùng chọn đi theo hắn học….. phóng ám khí.
Nhị hoàng tử do Kính phi sinh ra, năm nay chín tuổi. Tuy còn nhỏ nhưng trên hắn không có hoàng huynh, phía dưới lại có đến mấy hoàng đệ. Hắn hiện tại chính là hoàng tử lớn nhất. Hoàng thượng đương nhiên đối với hắn rất nghiêm khắc. Mà hắn cũng không phụ lại sự kỳ vọng của hoàng thượng. Trở thành một hoàng tử mẫu mực làm gương cho các hoàng đệ.
Tam hoàng tử do Đức phi sinh ra, năm nay tám tuổi. Là hoàng tử lớn thứ hai, hoàng thượng cũng không quá nghiêm khắc với hắn. Nhưng hắn lại tự nghiêm khắc với mình. Hắn cực kỳ thông minh, ba tuổi đã nhớ hết mặt chữ, năm tuổi đọc hết Kinh thi, Tứ thư, Ngũ kinh. Sáu tuổi bắt đầu học cầm kỳ thi họa. Bảy tuổi đọc đến binh thư, học cách bày binh bố trận, học đạo trị nước. Tám tuổi đã nắm rõ vị trí sông ngòi, hiểu rõ sách lược trị thủy, đắp đê chắn lũ. Hắn so với nhị hoàng tử học được hơn không chỉ một phần hay mười phần mà là không tính được hơn bao nhiêu phần. Bởi vì dù lớn dù nhỏ, phàm là con người, khả năng ghi nhớ có hạn. Nhị hoàng tử không phải không đủ thông minh, nhưng hắn học một biết mười thì khi học đến một trăm biết đến một nghìn cũng sẽ quên đến mất năm bảy phần những gì học được. Học càng nhiều quên càng nhiều. Nhưng tam hoàng tử đã xem qua gì sẽ nhớ, đọc qua gì sẽ nắm rõ, hiểu được những gì cổ nhân viết trong sách chưa đủ, hắn còn tự mình lĩnh ngộ và quan sát thực tế rồi dùng kiến giải riêng của mình để nắm vững mọi thứ. Nếu nhị hoàng tử là nhân tài, tam hoàng tử lại chính là thiên tài. Trong hàng vạn người mới có một người như thế!
Ngũ hoàng tử vốn là tứ hoàng tử, sau khi Lý Thụy vào cung chính thức nhận sắc phong thì các hoàng tử nhỏ tuổi hơn sẽ được gọi lại theo thứ bậc. Ngũ hoàng tử là con của Thục phi. Năm nay bốn tuổi. Về sau thường xuyên theo tứ hoàng tử ra vào khắp hoàng cung. Lý Thụy thích tính cách thật thà, dễ bắt nạt của hắn ưu ái gọi hai tiếng “tiểu ngũ”, bình thường hay bắt nạt hắn, nhưng trong lòng luôn quan tâm bảo vệ hắn. Mà ngũ hoàng tử đối với các hoàng tử khác không mặn không nhạt, riêng đối với tứ hoàng tử lại xem như ca ca ruột thịt, đối xử chân thành. Ngũ hoàng tử không nổi trội về tài năng, mà quý bởi tấm lòng nhân hậu thật thà.
Lục hoàng tử là hoàng tử bé nhất, chỉ mới ba tuổi, do Hòa tần thân sinh. Vì sinh thiếu tháng, cơ thể yếu ớt, còn nhỏ đã thường xuyên ốm đau, trong cung là hoàng tử không nổi bật nhất.
Mà hoàng tử vào cung sau, danh tiếng lại nhanh chóng nổi như cồn. Chính là tứ hoàng tử. Mẫu phi là Khánh phi đã sớm qua đời. Tứ hoàng tử vào cung lúc năm tuổi. Mặt mũi kháu khỉnh, môi hồng răng trắng. Lúc mới vào cung ngoan ngoãn, thật thà khắp các cung viện không ai không yêu thích. Không hiểu vì sao về sau càng ngày càng “biến chất”, dù được thái hậu, hoàng thượng khen thiên tư thông minh lại không hứng thú đến việc đọc binh thư, cũng chả ngó ngàng gì đến cái gì trị quốc rồi trị thủy, càng không nói đến cầm kỳ thi họa. Ngay đến Thái phó trước kia là thầy dạy của hoàng thượng, sau lại được hoàng thượng gửi gắm việc dạy dỗ cách hoàng tử; nhìn thấy tứ hoàng tử cũng lắc đầu thở dài không thôi.
Việc đọc sách, viết chữ hoàng thượng giao bốn hoàng tử lớn nhất cho Thái phó đại nhân. Cùng một thầy dạy, có thể tiến bộ được bao nhiêu là do bản thân mỗi hoàng tử tự cố gắng.
Việc dạy võ lại có vấn đề.
Có ba vị được mời đến. Một người được gọi là Thanh Vân sư phụ, một người là Hoa Thiên sư phụ, người thứ ba tên chỉ có một chữ Hàn. Cũng chẳng biết Hàn này là tên hay họ.
Thanh Vân sư phụ võ công cao nhất. Giỏi về cưỡi ngựa, bắn tên. Chưỡng lực mạnh mẽ, nội lực thâm hậu.
Hoa Thiên sư phụ không có gì là nhất, cũng lại không có gì là không biết. Chính là ngươi muốn học cái gì ta sẽ dạy ngươi cái đó.
Hàn là một nam nhân ngũ quan xấu xí,mày rậm mắt nhỏ, má trái có vết sẹo, tuổi trên dưới ba mươi. Sở trường: phóng ám khí.
Việc dạy võ này không như dạy chữ. Học võ phải dựa vào thân thể khỏe mạnh, tư chất thông minh, quan trọng nhất là có hứng thú muốn học hay không. Cho nên hoàng thượng đã phân phó, các hoàng tử muốn học gì, muốn học ai cứ tự mình lựa chọn rồi bái sư. Bình thường buổi sáng các hoàng tử sẽ cùng đến phòng học ở Văn Viện nghe thái phó giảng dạy. Buổi chiều sẽ tự ở trong cung của mình có sư phụ đến dạy.
Cho nên hiện giờ các hoàng tử đều nhìn ba vị trước mắt để chọn sư phụ.
Nhị hoàng tử muốn bái Thanh Vân sư phụ làm thầy. Rất đơn giản, Thanh Vân sư phụ võ nghệ cao nhất, gương mặt lại nghiêm nghị đường hoàng. Học cưỡi ngựa, bắn tên rất thích hợp để làm đại tướng quân cầm binh đánh giặc.
Ngũ hoàng tử cảm thấy bản thân không giỏi cái gì, cũng không biết nên học gì mới tốt. Liền cảm thấy hắn và vị Hoa Thiên sư phụ quả thực trời sinh một đôi… sư đồ. Lập tức dập đầu bái sư rất nhanh chóng.
Tam hoàng tử chỉ để lại một câu, không có hứng thú với võ công rồi cầm sách đi thẳng về tẩm cung của mình.
Tứ hoàng tử nhướng mày nhìn vị Hàn “thúc thúc” kia. Hắn vẫn có thể bái Thanh Vân sư phụ hay Hoa Thiên sư phụ rồi cùng học với nhị hoàng tử hoặc ngũ hoàng đệ là được. Nhưng Lý Thụy cảm thấy Hàn thúc thúc này rất thú vị.
Thanh Vân sư phụ tự cho mình là người chính đạo, hết nói nguyên tắc lại nói đạo lý. Lý Thụy ghét nhất chính là loại người vô vị như vậy.
Hoa Thiên sư phụ gương mặt có vẻ hiền hòa, chỉ có điều hắn không đặc biệt giỏi cái gì cả, không hợp khẩu vị của Lý Thụy.
Hàn thúc thúc toàn phân vận y phục màu đen, ánh mắt rất bình thản. Nhưng lúc Thanh Vân sư phụ lớn tiếng nói chuyện, Lý Thụy để ý trong một thoáng, vô tình nhìn thấy Hàn thúc thúc nhếch môi rất chi là trào phùng. Lý Thụy đối với người này nảy sinh hứng thú, cuối cùng chọn đi theo hắn học….. phóng ám khí.
Tác giả :
A Thụy