[Hồi ký Chiến tranh VN] Từ Chiến Trường Khốc Liệt
Chương 5
ĐÀN ÁP PHẬT TỬ
Giữa tháng 8, biểu tình của các Phật tử lôi cuốn hàng nghìn người tham gia, người tham quan lẫn vào đám Phật tử trung thành ở tiền sảnh mở một bên tại chùa Xá Lợi, bước đi cẩn thận quanh vài trăm người cầu nguyện, hầu hết là phụ nữ trong những bộ áo dài bằng lụa sặc sỡ đang quỳ lạy trước một bàn thờ có trái tim đã cháy thành than của Hòa thượng tự thiêu Thích Quảng Đức đựng trong một bình thủy tinh. Trong sân quanh tòa nhà, các vị sư đang phát những bản đánh máy mới nhất của “tờ báo” Phật tử có viết chuyện về cha của Madame Nhu là Đại sứ ở Wasshington miệng nói, vỗ vào cổ tay của bà vì ăn nói bất kính về Phật tử. Một quầy trong góc sân râm mát bày bán các bài báo, sách và tranh tôn giáo về vụ tự thiêu của Hòa thượng với giá khiêm tốn nhất do một vị sư đứng chào mời. Trong hành lang một tòa nhà, những vị sư áo nâu tiếp tục những công việc hàng ngày tụng kinh gõ mõ trong mùi hương trầm hòa lẫn mùi rác thải. Trên đường bên ngoài chùa trước đó một tuần đã được cài dây thép gai. Các phóng viên đến, gật đầu với nhân viên an ninh, trở nên quen biết nhau sau những vụ ẩu đả thường xuyên tại các cuộc diễu hành. Một người bán bật lửa rong có trang trí cờ ở cả hai mặt, một mặt là cờ Phật giáo năm màu còn mặt kia là cờ quốc gia. Người bán hàng giải thích “Làm sao biết được ai sẽ thắng những có cờ cả hai mặt chúng ta không thể thua”. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Sự thờ ơ của Đại sứ Nolting đối với đạo Phật là do ông ta tin phong trào có tính chất chính trị chứ không phải tôn giáo “Có thể được gọi là việc hiểu sai trên chính đất nước chúng ta và trong các nước khác như ở Châu Âu, canada hay nơi nào khác, bề mặt giống như một cuộc nổi loạn thực sự chống lại chế độ Thiên Chúa giáo”. Nolting nghĩ rằng họ đang cố gắng đào mồ chế độ Sài Gòn, bối cảnh làm lo ngại mối quan tâm của người Mỹ. Ông ta động viên Diệm tại buổi họp cuối cùng “để giải quyết vấn đề này một cách đơn giản, đi tới thỏa hiệp chính trị và thực hiện lời hứa người Việt Nam sẽ không có hành động bạo lực chống lại Phật tử”. Theo Nolting “Không có lí do ghi ngờ lời nói của Diệm, ông ta luôn thành thật với tôi và tôi hoàn toàn thành thật với ông ta”. Có mặt tại bữa tiệc chia tay vị Đại sứ sắp lên đường là người em trai khó hiểu của Tổng thống, Ngô Đình Nhu. Đó là người đàn ông mà Nolting đã cố gắng để xây dựng mối quan hệ. dành nhiều giờ nói chuyện với ông ta trong những thảo luận triết học.
Dịêm không tới sân bay đưa tiễn mà em trai của ông ta đi thay. Tôi quan sát ông Nhu có phong cách nhẹ nhàng khi nói chuyện với Đại sứ. Tuy nhiên, đôi má hóp, gò má nhô cao và trán nhăn cho thấy một tính cách buồn rầu. Thực tế, Nhu là một người cô đơn, ít bạn và ít xuất hiện trước đám đông hơn cả người anh trai - Tổng thống điều khiển từ xa. Nhu không giữ chức vụ bầu cử trong Chính phủ nhưng lại đứng đầu các tổ chức cảnh sát bí mật và Đảng Cần lao, một mạng lưới mật thám quốc gia. Ông ta cũng điều hành phong trào “Thanh niên Cộng hòa” và chỉ đạo chương trình các ấp chiến lược quan trọng. Nhưng vị trí quan trọng nhất mà Nhu nắm giữ là cố vấn chính trị cho Tổng thống, anh trai mình, một người đàn ông mà ông ta điều khiển cả thế xác và tinh thần theo như những câu chuyện đồn đại ở Sài Gòn. Nolting khó mà lường trước rằng người tâm giao triết học đưa tiến ông ta ở sân bay Sài Gòn vào ngày 15-8 đang bí mật lập kế hoạch sử dụng thời gian trống điều động giữa các Đại sứ Mỹ để tiến hành hang loạt cuộc tấn công dã man chưa từng có vào những nơi cầu tụng linh thiêng nhất.
Khi tôi trở lại văn phòng từ sân bay, Mal muốn tôi ra Nha Trang viết về những hậu quả sau sự hy sinh của vị sư đầu tiên. Tôi vui vẻ đi ra khu nghỉ mát nổi tiếng với cát trắng, tôm hùm và những chiếc bikini nhỏ nhắn. Một cuộc biểu tình đang diễn ra ở Nha trang khi chúng tôi đến. Xe tăng và quân đội dàn trên đường để dập tắt biểu tình. Tôi nhận ra rằng chính quyền đón nhận thi hài của vị sư và tổ chức một lễ tang sơ sài.
Tôi ẩn mình trong nhà hàng và khách sạn Francoise trên biển, một dấu ấn còn lại từ thời đại của người Pháp để xem xét lại những phương án của mình. Sáng sớm Chủ nhật, tôi thuê xe đạp đi theo đường bờ biển tới Ninh Hòa. Những người lính không cho tôi vào làng, họ bắt tôi quay trở lại Nha Trang. Tôi cố gắng tới thăm Chùa Hội bị phong tỏa, nơi các sư đòi trả lại thi hài của vị sư đã hy sinh, nhưng một lần nữa những người lính không cho tôi vào. Những người chứng kiến ném cái nhìn tức giận vào lính, không quan tâm tới hơi ga cay đang tỏa ra. Trên điện thoại, Mal nói với tôi rằng Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn đang nổ ra biểu tình sau một vụ tự thiêu khác, lần này là một vị sư ở Huế. Tôi nói rằng một nhân viên Chính phủ tin cậy thông báo “Chúng tôi có khả năng giải quyết những vụ biểu tình xa hơn nữa”, nhưng Mal nói với tôi “Đừng tin điều đó. Toàn bộ nơi này đang dâng cao”. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Anh ta đã đúng. Phong trào bùng nổ đêm thứ hai ngày 21-8. Trước ngày đó các vị sư chùa Xá Lợi tiết lộ lo lắng Đại sứ Lodge đến Sài Gòn muộn ba ngày báo hiệu điềm gở cho hoạt động của họ. Thích Đức Nghiệp nói với Mal rằng Chính phủ đang chơi xấu họ: ví dụ một vụ ám sát nhằm vào Lodge để đổ tội cho Phật tử hay một vụ đảo chính giả mạo. Mal quan sát những vị sư trẻ kéo những chiếc ghế qua sàn nhà chứng minh như những vật chướng ngại. Nhưng chùa Xá Lợi trông vẫn bình thường, chữ “vạn” vẫn sáng đèn neon màu xanh, một biểu tượng của Phật giáo từ ngọn tháp của tòa nhà chính xung quanh cùng ánh đèn màu sắc treo trên mái vòm phía trong vườn.
Khoảng 11 giờ đêm hôm đó, sư Thích Đức Nghiệp gọi điện tới căn hộ của Browne nói rằng vừa nhận được tin của cảnh sát có lệnh phong tỏa chùa Xá Lợi. Khoảng 12h 20 phút ông ta gọi lại “Cảnh sát đã đến. Họ đang ở cổng. Hãy nói với đại sứ Mỹ nhanh lên”. Sau đố đường dây tắt và khi Mal tới hiện trường vài phút sau đó, anh ta thấy vài trăm lính đặc nhiệm Mỹ được huấn luyện, cảnh sát và lính gác Dinh mặc quân phục đã thổi tung cánh cửa sắt chùa Xá Lợi. Phóng viên bị đuổi khỏi khu vực bằng những khẩu súng lục chĩa vào khi những vị sư bị kéo ra vườn, đưa lên xe tải lúc 1giờ 30 phút sáng. Toàn bộ chùa, nơi có các chức sắc Phật giáo hàng đầu Việt Nam trống rỗng. Chỉ có hai vị sư thoát được nhờ cạy bức tường bê tông nối liền với khu vực cưú trợ Mỹ (U.S AID Mission) bên cạnh. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Cảnh tượng như vậy xảy ra khắp miền Nam Việt Nam. Tất cả những ngôi chùa then chốt đều bị tấn công, các nhà sư bị bắt và tra tấn. Giường nằm, đồ đạc và cửa bị đập, phá nát bằng lưỡi lê. Chuyện đó cũng xảy ra ở Nha Trang nhưng tôi bị cách li khỏi chùa chính. Tôi bay về Sài Gòn. Đến lúc này, hơn một nghìn sư bị bắt, lệnh thiết quân luật được công bố trong cả nước và quân đội chiếm đóng những trung tâm viễn thông và các vị trí then chốt khác. Sẽ có những cuộc đàn áp, kiểm soát báo chí cứng rắn và những hạn chế khác nữa. Tôi có thể đưa ra những câu chuyện thể hiện sự tức giận của quân nhân Mỹ chứng kiến những cảnh hành hung chuyện đó xảy ra. Một đại úy quân đội Mỹ nói với tôi ở Nha Trang “Trong một đêm Diệm làm hỏng hết những gì chúng tôi xây dựng ở đây trong suốt 18 tháng qua”. Một sỹ quan Mỹ khác nói, anh ta vừa từ một cuộc tuần tra bốn mươi ngày ròng rã và mệt mỏi ở Tây Nguyên về, phàn nàn với tôi tại nhà hàng Francois “Chúng tôi cố gắng tối đa giành được lòng dân cho chính quyền Sài Gòn ở vùng núi thì lại mất họ ở các thành phố".
Các phóng viên lo ngại chúng tôi sẽ là mục tiêu tiếp theo. Trong vòng 3 tháng, câu chuyện về các Phật tử luôn ở trang nhất. Chính quyền Sài Gòn ghét chúng tôi. Mal và tôi bàn nhau chuyển khỏi căn hộ của chúng tôi vào ở trong khách sạn Caravelle cho an toàn. Một số phóng viên thường trú cũng chuyển vào ở nhờ nhà giới ngoại giao Mỹ vài ngày. Một hôm phóng viên thường trú người Australia Dennnis Warner tới thì thầm với tôi “Peter, giờ cậu nằm trong danh sách tấn công hàng đầu bởi chuyến đi Nha Trang của cậu đấy”.
Kiểm duyệt chặt chẽ tách chúng tôi với thế giới. Chúng tôi phải chạy đua hàng giờ với các đối thủ để tuồn bài viết ra bên ngoài. Đại sứ quán hứa hợp tác với chúng tôi để chuyển tin tức nhưng chỉ ưu ái cho UPI và bỏ rơi AP. Mal rất tức giận vơi tay ngoại giao William Trueheart, người cho rằng những câu chuyện của chúng tôi đang bị chặn lại ở Washington. Lúc này chẳng có con sông Mê Kông nào để cho tôi bơi qua.
Giữa tháng 8, biểu tình của các Phật tử lôi cuốn hàng nghìn người tham gia, người tham quan lẫn vào đám Phật tử trung thành ở tiền sảnh mở một bên tại chùa Xá Lợi, bước đi cẩn thận quanh vài trăm người cầu nguyện, hầu hết là phụ nữ trong những bộ áo dài bằng lụa sặc sỡ đang quỳ lạy trước một bàn thờ có trái tim đã cháy thành than của Hòa thượng tự thiêu Thích Quảng Đức đựng trong một bình thủy tinh. Trong sân quanh tòa nhà, các vị sư đang phát những bản đánh máy mới nhất của “tờ báo” Phật tử có viết chuyện về cha của Madame Nhu là Đại sứ ở Wasshington miệng nói, vỗ vào cổ tay của bà vì ăn nói bất kính về Phật tử. Một quầy trong góc sân râm mát bày bán các bài báo, sách và tranh tôn giáo về vụ tự thiêu của Hòa thượng với giá khiêm tốn nhất do một vị sư đứng chào mời. Trong hành lang một tòa nhà, những vị sư áo nâu tiếp tục những công việc hàng ngày tụng kinh gõ mõ trong mùi hương trầm hòa lẫn mùi rác thải. Trên đường bên ngoài chùa trước đó một tuần đã được cài dây thép gai. Các phóng viên đến, gật đầu với nhân viên an ninh, trở nên quen biết nhau sau những vụ ẩu đả thường xuyên tại các cuộc diễu hành. Một người bán bật lửa rong có trang trí cờ ở cả hai mặt, một mặt là cờ Phật giáo năm màu còn mặt kia là cờ quốc gia. Người bán hàng giải thích “Làm sao biết được ai sẽ thắng những có cờ cả hai mặt chúng ta không thể thua”. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Sự thờ ơ của Đại sứ Nolting đối với đạo Phật là do ông ta tin phong trào có tính chất chính trị chứ không phải tôn giáo “Có thể được gọi là việc hiểu sai trên chính đất nước chúng ta và trong các nước khác như ở Châu Âu, canada hay nơi nào khác, bề mặt giống như một cuộc nổi loạn thực sự chống lại chế độ Thiên Chúa giáo”. Nolting nghĩ rằng họ đang cố gắng đào mồ chế độ Sài Gòn, bối cảnh làm lo ngại mối quan tâm của người Mỹ. Ông ta động viên Diệm tại buổi họp cuối cùng “để giải quyết vấn đề này một cách đơn giản, đi tới thỏa hiệp chính trị và thực hiện lời hứa người Việt Nam sẽ không có hành động bạo lực chống lại Phật tử”. Theo Nolting “Không có lí do ghi ngờ lời nói của Diệm, ông ta luôn thành thật với tôi và tôi hoàn toàn thành thật với ông ta”. Có mặt tại bữa tiệc chia tay vị Đại sứ sắp lên đường là người em trai khó hiểu của Tổng thống, Ngô Đình Nhu. Đó là người đàn ông mà Nolting đã cố gắng để xây dựng mối quan hệ. dành nhiều giờ nói chuyện với ông ta trong những thảo luận triết học.
Dịêm không tới sân bay đưa tiễn mà em trai của ông ta đi thay. Tôi quan sát ông Nhu có phong cách nhẹ nhàng khi nói chuyện với Đại sứ. Tuy nhiên, đôi má hóp, gò má nhô cao và trán nhăn cho thấy một tính cách buồn rầu. Thực tế, Nhu là một người cô đơn, ít bạn và ít xuất hiện trước đám đông hơn cả người anh trai - Tổng thống điều khiển từ xa. Nhu không giữ chức vụ bầu cử trong Chính phủ nhưng lại đứng đầu các tổ chức cảnh sát bí mật và Đảng Cần lao, một mạng lưới mật thám quốc gia. Ông ta cũng điều hành phong trào “Thanh niên Cộng hòa” và chỉ đạo chương trình các ấp chiến lược quan trọng. Nhưng vị trí quan trọng nhất mà Nhu nắm giữ là cố vấn chính trị cho Tổng thống, anh trai mình, một người đàn ông mà ông ta điều khiển cả thế xác và tinh thần theo như những câu chuyện đồn đại ở Sài Gòn. Nolting khó mà lường trước rằng người tâm giao triết học đưa tiến ông ta ở sân bay Sài Gòn vào ngày 15-8 đang bí mật lập kế hoạch sử dụng thời gian trống điều động giữa các Đại sứ Mỹ để tiến hành hang loạt cuộc tấn công dã man chưa từng có vào những nơi cầu tụng linh thiêng nhất.
Khi tôi trở lại văn phòng từ sân bay, Mal muốn tôi ra Nha Trang viết về những hậu quả sau sự hy sinh của vị sư đầu tiên. Tôi vui vẻ đi ra khu nghỉ mát nổi tiếng với cát trắng, tôm hùm và những chiếc bikini nhỏ nhắn. Một cuộc biểu tình đang diễn ra ở Nha trang khi chúng tôi đến. Xe tăng và quân đội dàn trên đường để dập tắt biểu tình. Tôi nhận ra rằng chính quyền đón nhận thi hài của vị sư và tổ chức một lễ tang sơ sài.
Tôi ẩn mình trong nhà hàng và khách sạn Francoise trên biển, một dấu ấn còn lại từ thời đại của người Pháp để xem xét lại những phương án của mình. Sáng sớm Chủ nhật, tôi thuê xe đạp đi theo đường bờ biển tới Ninh Hòa. Những người lính không cho tôi vào làng, họ bắt tôi quay trở lại Nha Trang. Tôi cố gắng tới thăm Chùa Hội bị phong tỏa, nơi các sư đòi trả lại thi hài của vị sư đã hy sinh, nhưng một lần nữa những người lính không cho tôi vào. Những người chứng kiến ném cái nhìn tức giận vào lính, không quan tâm tới hơi ga cay đang tỏa ra. Trên điện thoại, Mal nói với tôi rằng Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn đang nổ ra biểu tình sau một vụ tự thiêu khác, lần này là một vị sư ở Huế. Tôi nói rằng một nhân viên Chính phủ tin cậy thông báo “Chúng tôi có khả năng giải quyết những vụ biểu tình xa hơn nữa”, nhưng Mal nói với tôi “Đừng tin điều đó. Toàn bộ nơi này đang dâng cao”. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Anh ta đã đúng. Phong trào bùng nổ đêm thứ hai ngày 21-8. Trước ngày đó các vị sư chùa Xá Lợi tiết lộ lo lắng Đại sứ Lodge đến Sài Gòn muộn ba ngày báo hiệu điềm gở cho hoạt động của họ. Thích Đức Nghiệp nói với Mal rằng Chính phủ đang chơi xấu họ: ví dụ một vụ ám sát nhằm vào Lodge để đổ tội cho Phật tử hay một vụ đảo chính giả mạo. Mal quan sát những vị sư trẻ kéo những chiếc ghế qua sàn nhà chứng minh như những vật chướng ngại. Nhưng chùa Xá Lợi trông vẫn bình thường, chữ “vạn” vẫn sáng đèn neon màu xanh, một biểu tượng của Phật giáo từ ngọn tháp của tòa nhà chính xung quanh cùng ánh đèn màu sắc treo trên mái vòm phía trong vườn.
Khoảng 11 giờ đêm hôm đó, sư Thích Đức Nghiệp gọi điện tới căn hộ của Browne nói rằng vừa nhận được tin của cảnh sát có lệnh phong tỏa chùa Xá Lợi. Khoảng 12h 20 phút ông ta gọi lại “Cảnh sát đã đến. Họ đang ở cổng. Hãy nói với đại sứ Mỹ nhanh lên”. Sau đố đường dây tắt và khi Mal tới hiện trường vài phút sau đó, anh ta thấy vài trăm lính đặc nhiệm Mỹ được huấn luyện, cảnh sát và lính gác Dinh mặc quân phục đã thổi tung cánh cửa sắt chùa Xá Lợi. Phóng viên bị đuổi khỏi khu vực bằng những khẩu súng lục chĩa vào khi những vị sư bị kéo ra vườn, đưa lên xe tải lúc 1giờ 30 phút sáng. Toàn bộ chùa, nơi có các chức sắc Phật giáo hàng đầu Việt Nam trống rỗng. Chỉ có hai vị sư thoát được nhờ cạy bức tường bê tông nối liền với khu vực cưú trợ Mỹ (U.S AID Mission) bên cạnh. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Cảnh tượng như vậy xảy ra khắp miền Nam Việt Nam. Tất cả những ngôi chùa then chốt đều bị tấn công, các nhà sư bị bắt và tra tấn. Giường nằm, đồ đạc và cửa bị đập, phá nát bằng lưỡi lê. Chuyện đó cũng xảy ra ở Nha Trang nhưng tôi bị cách li khỏi chùa chính. Tôi bay về Sài Gòn. Đến lúc này, hơn một nghìn sư bị bắt, lệnh thiết quân luật được công bố trong cả nước và quân đội chiếm đóng những trung tâm viễn thông và các vị trí then chốt khác. Sẽ có những cuộc đàn áp, kiểm soát báo chí cứng rắn và những hạn chế khác nữa. Tôi có thể đưa ra những câu chuyện thể hiện sự tức giận của quân nhân Mỹ chứng kiến những cảnh hành hung chuyện đó xảy ra. Một đại úy quân đội Mỹ nói với tôi ở Nha Trang “Trong một đêm Diệm làm hỏng hết những gì chúng tôi xây dựng ở đây trong suốt 18 tháng qua”. Một sỹ quan Mỹ khác nói, anh ta vừa từ một cuộc tuần tra bốn mươi ngày ròng rã và mệt mỏi ở Tây Nguyên về, phàn nàn với tôi tại nhà hàng Francois “Chúng tôi cố gắng tối đa giành được lòng dân cho chính quyền Sài Gòn ở vùng núi thì lại mất họ ở các thành phố".
Các phóng viên lo ngại chúng tôi sẽ là mục tiêu tiếp theo. Trong vòng 3 tháng, câu chuyện về các Phật tử luôn ở trang nhất. Chính quyền Sài Gòn ghét chúng tôi. Mal và tôi bàn nhau chuyển khỏi căn hộ của chúng tôi vào ở trong khách sạn Caravelle cho an toàn. Một số phóng viên thường trú cũng chuyển vào ở nhờ nhà giới ngoại giao Mỹ vài ngày. Một hôm phóng viên thường trú người Australia Dennnis Warner tới thì thầm với tôi “Peter, giờ cậu nằm trong danh sách tấn công hàng đầu bởi chuyến đi Nha Trang của cậu đấy”.
Kiểm duyệt chặt chẽ tách chúng tôi với thế giới. Chúng tôi phải chạy đua hàng giờ với các đối thủ để tuồn bài viết ra bên ngoài. Đại sứ quán hứa hợp tác với chúng tôi để chuyển tin tức nhưng chỉ ưu ái cho UPI và bỏ rơi AP. Mal rất tức giận vơi tay ngoại giao William Trueheart, người cho rằng những câu chuyện của chúng tôi đang bị chặn lại ở Washington. Lúc này chẳng có con sông Mê Kông nào để cho tôi bơi qua.
Tác giả :
Peter Arnett