Tôi Xuyên Thư Thành Thị Vệ Thân Cận Của Nhân Vật Phản Diện
Chương 4: Buổi đầu dạy học cho Thái tử điện hạ
Tịnh Quán và Thư Quán đây là hai nơi lưu trữ những tài liệu, thống kê do chính tay Quốc sư thu thập và phân tích. Đây một nơi mà tôi rất thích đến. Vì sao thì đến chính tôi cũng không biết. Buổi tối sau khi Thái tử điện hạ yêu cầu tôi ‘dạy’ ngài ấy, tôi đến gặp Quốc sư xin mượn sách, kỳ lạ là ông ấy đồng ý không đuổi tôi đi như mọi khi. Thế là một tay cầm đèn một tay đọc sách tôi bắt tay vào việc đọc ‘ lướt ’, cuối cùng tôi cũng thấy cái lợi ích thực tế của cái dị năng của mình. Sáng sớm hôm sau tôi cũng không ngờ là mình đã đọc thuộc hơn 100 cuốn thi văn, 50 bộ công pháp, thêm cả một vài cuốn liên quan đến lĩnh vực chính trị- xã hội. Đây là lần duy nhất tôi thúc đẩy năng lực của mình lên mức giới hạn “đầu tiên”. Lặng lẽ bước về phòng nghỉ ngơi tôi nghĩ Thái tử điện hạ sẽ đến khoảng giờ Dần là sớm nhất thì mình cũng nên chợp mất chốc lát. Và đúng là vừa chợp mắt được giây lát Thái tử xuất hiện gõ cửa phòng tôi. Bây giờ mới là giờ Tí thôi sao Thái tử điện hạ đã đến rồi. Tôi thầm nghĩ “Ặc mình vừa đặt lưng xuống giường thôi mà”.
Tôi mở cửa cho Thái tử. Vừa bước vào ban đầu Thái tử làm mặt cố gắng ‘nghiêm túc’ nhưng sau khi thấy tôi thì bụm miệng cười:
- Ha..ha...ha..Nè Tử Thanh hôm qua người làm gì mà biến thành gấu trúc luôn thế kia.
Tôi thở dài:
- Haiz~ Thần đang bổ túc bản thân để dạy Thái tử học đây! ????????????
Thái tử tỏ mặt có lỗi:
- Xin lỗi ngươi nha ta không cố ý đâu.
- Bây giờ chúng ta qua Thư phòng trước đã!
Tôi vui vẻ đáp lại.
Ngày nào cũng được nhìn khuôn mặt này của điện hạ thì có chết đáng. Sao lại có một bé shota đáng yêu thế này cơ chứ.
* shota: Ám chỉ các em trai đáng yêu <12 tuổi ( Mặc dù đây chỉ là lớp nghĩa trong sáng)
Trước khi qua tôi lấy nước lạnh rửa khuôn mặt mình, những giọt nước tóc tách từ trên tóc nhỏ xuống. Tôi nhẹ nhàng lấy khăn lau mặt: ‘Mặt mình bớt thâm hơn rồi ha, qua chỗ Thái tử lẹ mới được.’ Tôi vội vã chạy đến Thư phòng, Thái tử một tay cầm một cuốn văn thư, một tay khẽ tựa cằm suy tư, mái tóc ngài mọi khi thả dài xuống mà lần này ngài vuốt lên buộc gọn trên đỉnh đầu. Quả thật nhìn cảnh tượng mỹ lệ ấy khiến tôi không thể chớp mắt mà!
Bước vào trong phòng tôi nói:
- Bây giờ thần sẽ không phải thị vệ của ngài mà là gia sư của ngài, dù khó thế nào thì ngài cũng đừng bỏ cuộc nha. Bởi lẽ thần sẽ dạy với tiến độ nhanh gấp ba lần quốc sư, liệu Thái tử điện hạ có chịu được không?
- Không ngại, bắt đầu đi!
Tôi lấy cuốn sách điện hạ vừa đọc nên để sang một bên nói:
- Người ta có câu “ Tiên học lễ, hậu học văn” bây giờ trước hết ngài hãy chép 50 lần Thanh Tĩnh Kinh, đây là kinh thư mà bất cứ ai khi tu luyện đều phải biết và học thuộc. Tuy nhiên vẫn chưa ai tìm hiểu kĩ về hàm ý bên trong cuốn Kinh này, thần sẽ cùng chép với ngài, sau khi xong hãy nói cho thần về ý nghĩa sâu sắc mà ngài tìm được trong những câu từ ấy.
Tôi ngồi xuống lấy giấy cùng chép kinh với ngài. Điện hạ viết rất đẹp không những vậy ngài viết còn rất nhanh và đều, so với tôi một người chưa từng cầm bút lông quả khác một trời một vực. Ở thế giới cũ của tôi thì chữ tôi cũng không quá xấu mà cũng không quá đẹp giờ qua dùng bút lông quả thực là có chút ngượng nghịu khiến xấu hơn bình thường. Giá mà ở đây có bút bi thì tốt biết mấy.
Nửa canh giờ sau chúng tôi đã chép xong, chép 50 lần thì tay cũng quen với bút lông hơn rồi. Tôi quay sang hỏi Thái tử điện hạ:
- Ngài có thể trả lời câu hỏi của ta chưa?
Thái tử nói:
- Thanh Tĩnh Kinh vốn là để nói về sự diệu dụng của thanh tĩnh. Để đạt được sự thanh tĩnh ấy thì ngươi tu luyện <> để thấy vạn vật đều là hư không, giữ thân trong sạch để diệt trừ vọng tâm, phiền não.
- Ngài nói không sai: “Cái thần của con người vốn thích sự trong trẻo nhưng tâm lại quấy nhiễu nó. Tâm con người vốn thích sự yên tĩnh nhưng lòng ham muốn lại lôi kéo nó. Hễ con người điều khiển được sự ham muốn của mình thì tâm của mình sẽ tự yên tĩnh. Hễ con người làm trong sạch tâm mình thì thần của họ sẽ tự trong trẻo. Tự nhiên sáu ham muốn sẽ không phát sinh và ba độc sẽ tự tiêu diệt. Nhưng sở dĩ người ta chưa thể đạt được điều đó bởi vì tâm họ chưa được thanh lọc, ham muốn của họ chưa bị khống chế. Để khống chế được ham muốn của mình thì hãy nhìn vào bên trong, xét cái tâm của mình, ắt thấy rằng tâm mình vốn không có tâm; hãy nhìn ra bên ngoài, xét hình của mình, ắt thấy rằng hình mình vốn không có hình; hãy nhìn ra xa, xét các sự vật, ắt thấy rằng vật vốn không có vật. Cả ba thứ ấy (tâm, hình, vật) đều là không. [Thấu triệt được điều ấy thì sẽ] thấy vạn vật đều là không.” Nhưng trong Thanh Tĩnh Kinh vẫn còn một tầng ý khác ngài có biết nó là gì không.
Thái tử trầm ngâm suy nghĩ nhưng rồi cũng lắc đầu nói: “Không biết ”
- Ngài không biết cũng không lạ bởi nó là một tầng nghĩa khá khó hiểu: “Quán xét thấy không cũng là không; cái không thì không có cái vốn là không . Cái vốn là không đã không có, thì không có cái không có cũng là không có. [Thấy rằng] không có cái không có đã là không có, thì tâm luôn luôn tĩnh lặng. [Thấy rằng] tĩnh lặng không có cái vốn tĩnh lặng, thì dục vọng làm sao có thể phát sinh ra? Dục vọng đã không phát sinh, tức là ta đạt được sự tĩnh lặng đích thực. Sự tĩnh lặng đích thực đó luôn thích ứng với sự vật và luôn [khiến ta] giác ngộ được chân tính. Luôn thích ứng, luôn tĩnh lặng, luôn thanh tĩnh vậy thì ngài sẽ đang tiến dần vào Đạo chân chính. Hễ tiến vào Đạo chân chính rồi thì gọi là đắc Đạo. Tuy gọi là đắc Đạo nhưng thực tế đã không đắc (= đạt được) cái gì cả. Hễ cảm hoá được chúng sinh, thì gọi là đắc Đạo. Ai giác ngộ được điều đó thì có thể truyền dạy Đạo thánh cho người khác.” Thái tử điện hạ cảm thấy thế nào?
Thái tử nói:
- Ta thấy mình quả thật vẫn chưa từng hiểu rõ Thanh Tĩnh Kinh mà chỉ học thuộc một cách qua loa chưa từng hiểu sâu về nó. Nhưng ta vẫn thắc mắc làm sao ngươi biết ta chưa từng được hiểu sâu về nó?
Thái tử quả thật không hề đơn giản chút nào, tôi khá thích những người lập tức vào trọng tâm vấn đề. Tôi lập tức trả lời:
- Thực chất tối qua thần đã mượn sách mà Quốc sư từng dùng để dạy học thấy trong đó chưa từng được nêu rõ các lớp ý sâu bên trong từng bài mà chỉ được hiểu qua một lớp nghĩa bên ngoài mà thôi. Tiếp đến thần cũng nghĩ tới nếu ngài không hiểu rõ Thanh Tĩnh Kinh thì việc tu luyện của ngài sau này sẽ trở lên khó khăn hơn khi cảnh giới càng lên cao.
Bỗng bên ngoài có tiếng cười lớn:
- Hay! Rất hay! Ta không biết ngươi tuy chỉ là một thị vệ nhưng lại có khả năng phân tích độc đáo như vậy. Thái tử điện hạ đã tìm được một thiên tài rồi đấy
Bên ngoài không ai khác chính là Quốc sư đại nhân. Tôi quay lại nhìn Thái tử điện hạ, ngài ấy tỏ vẻ vô cùng bất lực. Bây giờ tự cứu mình kiểu quái gì đây.????????????
- Hết chương 3-
* Giới thiệu nhân vật:
Vân Dư Nhiên (Quốc sư)
Tuổi:???
Mặc một lớp áo giữa đơn giản, sau đó là áo choàng hoặc áo khoác được trang trí cao, ống tay dài rất sâu vốn được sử dụng trong các nghi lễ trang trọng được thêu bằng các biểu tượng và họa tiết phức tạp. Mái tóc đen lẫn vài lớp tóc trắng buộc gọn trên đỉnh đầu. Là một người trân trọng nhân tài, yêu thích văn chương.
Tôi mở cửa cho Thái tử. Vừa bước vào ban đầu Thái tử làm mặt cố gắng ‘nghiêm túc’ nhưng sau khi thấy tôi thì bụm miệng cười:
- Ha..ha...ha..Nè Tử Thanh hôm qua người làm gì mà biến thành gấu trúc luôn thế kia.
Tôi thở dài:
- Haiz~ Thần đang bổ túc bản thân để dạy Thái tử học đây! ????????????
Thái tử tỏ mặt có lỗi:
- Xin lỗi ngươi nha ta không cố ý đâu.
- Bây giờ chúng ta qua Thư phòng trước đã!
Tôi vui vẻ đáp lại.
Ngày nào cũng được nhìn khuôn mặt này của điện hạ thì có chết đáng. Sao lại có một bé shota đáng yêu thế này cơ chứ.
* shota: Ám chỉ các em trai đáng yêu <12 tuổi ( Mặc dù đây chỉ là lớp nghĩa trong sáng)
Trước khi qua tôi lấy nước lạnh rửa khuôn mặt mình, những giọt nước tóc tách từ trên tóc nhỏ xuống. Tôi nhẹ nhàng lấy khăn lau mặt: ‘Mặt mình bớt thâm hơn rồi ha, qua chỗ Thái tử lẹ mới được.’ Tôi vội vã chạy đến Thư phòng, Thái tử một tay cầm một cuốn văn thư, một tay khẽ tựa cằm suy tư, mái tóc ngài mọi khi thả dài xuống mà lần này ngài vuốt lên buộc gọn trên đỉnh đầu. Quả thật nhìn cảnh tượng mỹ lệ ấy khiến tôi không thể chớp mắt mà!
Bước vào trong phòng tôi nói:
- Bây giờ thần sẽ không phải thị vệ của ngài mà là gia sư của ngài, dù khó thế nào thì ngài cũng đừng bỏ cuộc nha. Bởi lẽ thần sẽ dạy với tiến độ nhanh gấp ba lần quốc sư, liệu Thái tử điện hạ có chịu được không?
- Không ngại, bắt đầu đi!
Tôi lấy cuốn sách điện hạ vừa đọc nên để sang một bên nói:
- Người ta có câu “ Tiên học lễ, hậu học văn” bây giờ trước hết ngài hãy chép 50 lần Thanh Tĩnh Kinh, đây là kinh thư mà bất cứ ai khi tu luyện đều phải biết và học thuộc. Tuy nhiên vẫn chưa ai tìm hiểu kĩ về hàm ý bên trong cuốn Kinh này, thần sẽ cùng chép với ngài, sau khi xong hãy nói cho thần về ý nghĩa sâu sắc mà ngài tìm được trong những câu từ ấy.
Tôi ngồi xuống lấy giấy cùng chép kinh với ngài. Điện hạ viết rất đẹp không những vậy ngài viết còn rất nhanh và đều, so với tôi một người chưa từng cầm bút lông quả khác một trời một vực. Ở thế giới cũ của tôi thì chữ tôi cũng không quá xấu mà cũng không quá đẹp giờ qua dùng bút lông quả thực là có chút ngượng nghịu khiến xấu hơn bình thường. Giá mà ở đây có bút bi thì tốt biết mấy.
Nửa canh giờ sau chúng tôi đã chép xong, chép 50 lần thì tay cũng quen với bút lông hơn rồi. Tôi quay sang hỏi Thái tử điện hạ:
- Ngài có thể trả lời câu hỏi của ta chưa?
Thái tử nói:
- Thanh Tĩnh Kinh vốn là để nói về sự diệu dụng của thanh tĩnh. Để đạt được sự thanh tĩnh ấy thì ngươi tu luyện <
- Ngài nói không sai: “Cái thần của con người vốn thích sự trong trẻo nhưng tâm lại quấy nhiễu nó. Tâm con người vốn thích sự yên tĩnh nhưng lòng ham muốn lại lôi kéo nó. Hễ con người điều khiển được sự ham muốn của mình thì tâm của mình sẽ tự yên tĩnh. Hễ con người làm trong sạch tâm mình thì thần của họ sẽ tự trong trẻo. Tự nhiên sáu ham muốn sẽ không phát sinh và ba độc sẽ tự tiêu diệt. Nhưng sở dĩ người ta chưa thể đạt được điều đó bởi vì tâm họ chưa được thanh lọc, ham muốn của họ chưa bị khống chế. Để khống chế được ham muốn của mình thì hãy nhìn vào bên trong, xét cái tâm của mình, ắt thấy rằng tâm mình vốn không có tâm; hãy nhìn ra bên ngoài, xét hình của mình, ắt thấy rằng hình mình vốn không có hình; hãy nhìn ra xa, xét các sự vật, ắt thấy rằng vật vốn không có vật. Cả ba thứ ấy (tâm, hình, vật) đều là không. [Thấu triệt được điều ấy thì sẽ] thấy vạn vật đều là không.” Nhưng trong Thanh Tĩnh Kinh vẫn còn một tầng ý khác ngài có biết nó là gì không.
Thái tử trầm ngâm suy nghĩ nhưng rồi cũng lắc đầu nói: “Không biết ”
- Ngài không biết cũng không lạ bởi nó là một tầng nghĩa khá khó hiểu: “Quán xét thấy không cũng là không; cái không thì không có cái vốn là không . Cái vốn là không đã không có, thì không có cái không có cũng là không có. [Thấy rằng] không có cái không có đã là không có, thì tâm luôn luôn tĩnh lặng. [Thấy rằng] tĩnh lặng không có cái vốn tĩnh lặng, thì dục vọng làm sao có thể phát sinh ra? Dục vọng đã không phát sinh, tức là ta đạt được sự tĩnh lặng đích thực. Sự tĩnh lặng đích thực đó luôn thích ứng với sự vật và luôn [khiến ta] giác ngộ được chân tính. Luôn thích ứng, luôn tĩnh lặng, luôn thanh tĩnh vậy thì ngài sẽ đang tiến dần vào Đạo chân chính. Hễ tiến vào Đạo chân chính rồi thì gọi là đắc Đạo. Tuy gọi là đắc Đạo nhưng thực tế đã không đắc (= đạt được) cái gì cả. Hễ cảm hoá được chúng sinh, thì gọi là đắc Đạo. Ai giác ngộ được điều đó thì có thể truyền dạy Đạo thánh cho người khác.” Thái tử điện hạ cảm thấy thế nào?
Thái tử nói:
- Ta thấy mình quả thật vẫn chưa từng hiểu rõ Thanh Tĩnh Kinh mà chỉ học thuộc một cách qua loa chưa từng hiểu sâu về nó. Nhưng ta vẫn thắc mắc làm sao ngươi biết ta chưa từng được hiểu sâu về nó?
Thái tử quả thật không hề đơn giản chút nào, tôi khá thích những người lập tức vào trọng tâm vấn đề. Tôi lập tức trả lời:
- Thực chất tối qua thần đã mượn sách mà Quốc sư từng dùng để dạy học thấy trong đó chưa từng được nêu rõ các lớp ý sâu bên trong từng bài mà chỉ được hiểu qua một lớp nghĩa bên ngoài mà thôi. Tiếp đến thần cũng nghĩ tới nếu ngài không hiểu rõ Thanh Tĩnh Kinh thì việc tu luyện của ngài sau này sẽ trở lên khó khăn hơn khi cảnh giới càng lên cao.
Bỗng bên ngoài có tiếng cười lớn:
- Hay! Rất hay! Ta không biết ngươi tuy chỉ là một thị vệ nhưng lại có khả năng phân tích độc đáo như vậy. Thái tử điện hạ đã tìm được một thiên tài rồi đấy
Bên ngoài không ai khác chính là Quốc sư đại nhân. Tôi quay lại nhìn Thái tử điện hạ, ngài ấy tỏ vẻ vô cùng bất lực. Bây giờ tự cứu mình kiểu quái gì đây.????????????
- Hết chương 3-
* Giới thiệu nhân vật:
Vân Dư Nhiên (Quốc sư)
Tuổi:???
Mặc một lớp áo giữa đơn giản, sau đó là áo choàng hoặc áo khoác được trang trí cao, ống tay dài rất sâu vốn được sử dụng trong các nghi lễ trang trọng được thêu bằng các biểu tượng và họa tiết phức tạp. Mái tóc đen lẫn vài lớp tóc trắng buộc gọn trên đỉnh đầu. Là một người trân trọng nhân tài, yêu thích văn chương.
Tác giả :
Cá Ươn Mắc Cạn