Truy Tìm Ký Ức
Chương 45: Ngoại Truyện Về T: Tôi Không Quay Đầu
Lần đầu tiên Tạ Lục được sờ vào đầu súng là vào mùa hè năm T lên mười tuổi. Tới kì nghỉ hè, bố bận trông coi quán, mẹ từ sáng đến tối không thấy bóng dáng, cậu bé được đưa vào nhà ông nội ở quê như thường lệ. Cậu sẽ ở nhà ông cho đến khi khai giảng năm học mới.
Đây là khoảng thời gian vui vẻ nhất trong năm của Tạ Lục. Ở quê có tôm cá, có vô số trứng chim, quan trọng hơn là suốt ngày có ông nội ở bên cậu. Nhà quê tuy nghèo nhưng bữa nào cậu cũng được no bụng, hơn cả lúc ở thành phố. Buổi tối, hai ông cháu nằm trên chiếc giường tre. Tạ Lục kể cho ông nghe những câu chuyện về những anh hùng mà mình thích nhất trong sách. Ông nội cười tươi, khen cậu thông minh, có trí nhớ tốt, cũng có chí khí.
Chỉ thỉnh thoảng, những lời bàn tán của hàng xóm khiến cậu không thoải mái. “Tạ Lục, nghe nói bố mày không kiếm ra tiền nên mẹ mày mới bỏ nhà bỏ cửa, đi cặp bồ với người ta”, “Thảo nào mới nghỉ hè đã tống con về quê”…
Một ngày, mới sáng sớm, Tạ Lục bị ông gọi dậy:”Lục Lục, hôm nay ông đưa cháu đi săn”.
Nghe câu này, mắt cậu sáng rực, “Dùng súng thật hả ông”?
Ông nội cười: “Thằng cháu ngốc, ông lấy đâu ra súng thật, là súng hơi thôi.”
Tuy nhiên, điều đó cũng khiến Tạ Lục vô cùng phấn khích. Trước đây cậu thường thấy ông vác súng đi săn nhưng ông luôn nói cậu còn nhỏ, không bao giờ dẫn đi theo. Hôm nay, cuối cùng cậu cũng được toại nguyện.
Trong cuộc đi sắn này, Tạ Lục đã mang đến cho ông sự ngạc nhiên to lớn. Đỉnh núi là địa bàn tập trung của các loài chim rừng. Sau mấy phát đầu tiên bắn trượt, được ông nội chỉ bảo, Tạ Lục tỏ ra là một thợ săn lão luyện, mười phát súng cũng trúng đến bảy, tám phát.
“Lục Lục nhà chúng ta đúng là tay súng thần có năng khiếu bẩm sinh”. Ông nội rất vui mừng. Ông vốn là một thợ săn xuất sắc, cũng chẳng cần biết Tạ Lục tuổi còn nhỏ, mới lần đầu sử dụng súng, có thể nghe hiểu hay không, ông truyền hết kinh nghiệm của mình cho cháu trai.
Tạ Lục chăm chú lắng nghe. Cho đến khi xuống núi cậu đã có thể bắn phát nào trúng đầu chim rừng phát đấy. Buổi tối trước khi đi ngủ, ông nội nói giọng nghiêm túc với Tạ Lục, “Lục Lục, lần này về thành phố, ông sẽ nói với bố mẹ cháu, cho cháu đi học bắn súng. Ông Triệu cùng làng có đứa cháu học lớp năng khiếu bắn súng ở trường thể dục thể thao, sau này có thể làm bộ đội hay cảnh sát, tham gia Olympic, cả đời không cần lo lắng gì cả.
Tạ Lục ngồi bật dậy: “Thật không ông, ông sẽ nói với bố mẹ cháu thật sao?”
Tất nhiên là thật rồi, ông hứa với cháu”
Tối hôm đó, Tạ Lục mất ngủ, trong đầu toàn là hình ảnh cậu cầm khẩu súng, đứng trên bục nhận giải, huy chương vàng Olympic.
Trên thực tế, một thiếu niên mới mười tuổi rất khó có mục tiêu cuộc đời rõ ràng, nhưng một khi đã nung nấu ước mơ, thì đủ để đốt cháy một nhiệt huyết và khát vọng, chỉ trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, ước mơ bùng cháy của Tạ Lục đã bị hiện thực tàn khốc phá hoại. Ông nội không thể thực hiện lời hứa của mình. Lúc ông đưa Tạ Lục về thành phố, bố cậu ta đang bực bội trong quán ăn nhỏ vắng khách. Ông nội bảo cậu ta ngồi đợi, còn ông đi nói chuyện với con trai.
Chẳng bao lâu sau, giọng nói giận dữ của bố cậu ta truyền tới: ”Con làm gì có tiền đưa nó đi học trường năng khiếu. Cho nó đi học trường phổ thông là đã tốt lắm rồi, học hết cấp 3 lập tức về quán giúp đỡ gia đình.
Nhưng Lục Lục có khả năng bẩm sinh…
Bố, nó là con trai con, bố khỏi cần lo.
“Anh cũng biết nó là con trai của anh sao? Đây là chuyện liên quan đến tương lai thằng bé.
Bố, con tuyệt đối không đồng ý. Bố mau về đi, muộn tí nữa lại không có xe buýt bây giờ.
Hôm đó, Tạ Lục bám vào cửa sổ nhỏ trên tầng hai, dõi theo bóng ông nội mỗi lúc một xa trong ánh chiều tà. Khi đến đây, tay trái ông dắt Tạ Lục tay phải xách một con gà và túi rau củ. Bây giờ, ông di về tay không, đầu cúi thấp, làm cậu ta cảm thấy ông già đi rất nhiều.
Ông nội đi đến trạm xe buýt đợi gần một tiếng đồng hồ, Tạ Lục cũng đứng yên một chỗ dõi theo ngần ấy thời gian.
Trạm xe ngày càng đông người, cuối cùng xe buýt cũng xuất hiện, Tạ Lục nhìn thấy ông bị đám đông đẩy ra xa, đằng sau. Ông như con cá ra sức bơi về phía trước trong dòng nước nhỏ hẹp, chen lấn lên xe. Trên xe đầy ắp người, Tạ Lục không nhìn thấy bóng dáng của ông nữa.
Kỳ nghỉ hè và kì nghỉ đông vài năm sau đó, Tạ Lục vẫn về quê ở với ông nội. Tuy nhiên hai ông cháu không bao giờ nhắc đến chuyện học bắn súng. Một lần, trong lúc đốt củi nầu cơm, Tạ Lục phát hiện khẩu súng hơi mà ông nội yêu quý bị chặt làm đôi, nằm lẫn trong đám củi. Tạ Lục nhìn chằm chằm “thì thế” khẩu súng hồi lâu, rồi ném vào đống lửa.
Mặc dù không được ủng hộ, nhưng Tạ Lục, vẫn không ngừng yêu thích súng ống. Ông nội bán trứng gà cho cậu ta tiền tiêu vặt, cậu ta không tiêu lấy một đồng. Ông nội cho tiền ăn sáng, cậu ta nhịn đói, uống nước suông. Để dành được bốn, mươi năm mươi đồng, cậu ta liền chạy ra chợ mua một khẩu súng rẻ tiền với một túi đạn bằng nhựa.
Sau đó, cậu ta chui lên gác xép ở tầng hai, nhằm thẳng vào thịt khô, ớt khô, cải thảo… treo ở nhà hàng xóm. Cuối tuần, cậu ta vác súng lên núi, đạn nhựa không bắn được động vật, cậu ta liền bắn lá cây, kiến và côn trùng.
Một lần, Tạ Lục cầm “bản thiết kế” của mình đi tìm thợ rèn, muốn đặt một khẩu súng thật. Ông thợ rèn lập tức từ chối, “Thằng nhóc này to gan thật. Ai dám làm súng thật cho mày? Mày lấy bản thiết kế này ở đâu ra vậy? Mau biến đi!”
Lần thứ hai, Tạ Lục thông minh hơn. Cậu ta chia bản vẽ thành mấy phần, tìm mấy thợ rèn làm từng linh kiện rời của khẩu súng. Tất cả tốn mất một năm tiền tiết kiệm của cậu ta. Mấy tháng sau, cuối cùng cậu ta cũng có khẩu súng đầu tiên trong cuộc đời. Súng sử dụng đạn chì, bắn không chết người nhưng cũng có thể trở nên tàn phế. Khi bắn trúng một con gà rừng trên núi, cậu ta liền cảm thấy niềm xúc động và hạnh phúc bị đè nén ở nơi sâu thămhr trong nội tâm đã được giải phóng.
Khẩu súng là điều bí mật của Tạ Lục, cậu ta không tiết lộ với bất cứ người nào, kể cả ông nội. Cậu ta về nhà ngày càng muộn, thường xuyên trốn học, có lúc ở tịt trên núi cả hai ngày cuối tuần. Dù sao cũng chẳng ai quan tâm đến cậu ta nên không người nào phát hiện ra tình trạng bất thường này. Đồ săn bắn được, cậu ta bán cho nhà hàng trong thành phố, đủ tiền sinh hoạt hằng ngày.
Một thiếu niên mới mười bốn, mười lăm tuổi nhưng sống như tay thợ săn chuyên nghiệp, thậm chí có chút tiếng tăm ở khu vực rừng núi ngoại thành, bởi những con vật mà cậu ta săn được đều bắn trúng mắt.
Mỗi lần từ trên núi quay về thành phố, về nhà, về trường học, Tạ Lục đều có cảm giác bản thân vô cùng lạc lõng, không thể hòa nhập vào cộng đồng. Nhưng cậu ta cũng biết rõ, mình không thể sống bằng nghề săn bắn cả đời. Quán ăn nhỏ ngắc ngoải của bố đang chờ cậu ta bán mạng. Cậu ta cũng không biết con đường phía trước của mình nằm ở chốn nào.
Năm Tạ Lục mười bốn tuổi, ông nội qua đời. Ông bị bệnh, nhưng có lẽ sợ cậu ta đau lòng nên mãi tới khi tình trạng nguy kịch, nằm bẹp trên giường bất động, ông mới nhờ người thông báo cho bố con cậu ta.
Hai bố con vội vàng về quê, đều chảy nước mắt khi thấy ông trên giường bệnh. Ông nội mỉm cười, nắm tay Tạ Lục, “Cháu hãy sống cho tốt, ông sẽ ở trên thiên đường dõi theo cháu.”
Tạ Lục khóc nức nở, không thể thốt ra lời.
Ông nội lại ra hiệu cho bố cậu ta tiến lại gần, chỉ vào chiếc tủ bên cạnh giường, “Chỗ đó có mười ngàn do bố tiết kiệm tích góp, anh hãy nhận lời với bố, để Lục Lục đi học lớp năng khiếu bắn súng, bằng không, bố chết không nhắm mắt.”
Bố Tạ Lục đi lấy tiền, gật đầu, “Vâng.”
Theo di nguyện của ông nội, thi thể của ông được hỏa táng ba ngày sau đó. Nhà quê có tục lệ chôn cất người chết, ông già họ Tạ trở thành ngoại lệ duy nhất trong bao năm qua. Không ai nói với Tạ Lục nguyên nhân, nhưng cậu ta biết rõ, ông nội quyết định hỏa táng nhằm mục đích tiết kiệm tiền cho cậu ta ăn học.
Nửa tháng sau, Tạ Lục tốt nghiệp cấp hai, trường thể dục thể thao của tình ra thông báo chiêu sinh, trong đó môn năng khiếu bắn súng có ba suất.
Tạ Lục nhắc bố đăng ký dự thi. Tuy nhiên, bố cậu ta đang đau đầu vì chuyện tiền thuê quán của quý sau nên mỗi lần con trai mở miệng, ông đều gạt đi, “Đợi khi nào tao rảnh rồi nói sau.”
Tạ Lục sợ lỡ mất cơ hội nên tự đi đăng ký, khám sức khỏe, tham gia thi viết… Vì trường thể thao của tỉnh thuộc loại hàng đầu trong cả nước nên hôm thi bắn súng cuối cùng, người đông nghìn nghịt. Tạ Lục ngồi lẫn trong đám thí sinh, xung quanh không phải là học sinh tài năng của trường thể thao thành phố, cũng là quán quân cuộc thi bắn súng thiếu niên toàn quốc. Chỉ một mình cậu ta là vô danh tiểu tốt. Khi đọc tên cậu ta, thầy giáo còn lộ vẻ nghi hoặc, “Tạ Lục? Em chưa tham gia bất cứ cuộc huấn luyện xạ kích nào ư?”
“Chưa ạ.” Tạ Lục đáp. Lần đàu tiên trong đời, cậu ta mất bình tĩnh, lòng bàn tay rịn mồ hôi.
Tuy nhiên, chỉ mười mấy phút ngắn nủi sau đó, Tạ Lục đã thu hút sự chú ý của tất cả giáo viên môn bắn súng. Thậm chí cả thầy Hiệu trưởng nghe phong thanh tin tức cũng lập tức đến trường bắn, chứng kiến kỹ thuật bắn súng của cậu thiếu niên có tướng mạo thanh tú này.
“Di chuyển bia về phía sau ba mươi mét, thí sinh bắt đầu bắn tự do!”
“Mười điểm, mười điểm, mười điểm…”
“Di chuyển về sau thêm ba mươi mét!”
Đây là khoảng thời gian vui vẻ nhất trong năm của Tạ Lục. Ở quê có tôm cá, có vô số trứng chim, quan trọng hơn là suốt ngày có ông nội ở bên cậu. Nhà quê tuy nghèo nhưng bữa nào cậu cũng được no bụng, hơn cả lúc ở thành phố. Buổi tối, hai ông cháu nằm trên chiếc giường tre. Tạ Lục kể cho ông nghe những câu chuyện về những anh hùng mà mình thích nhất trong sách. Ông nội cười tươi, khen cậu thông minh, có trí nhớ tốt, cũng có chí khí.
Chỉ thỉnh thoảng, những lời bàn tán của hàng xóm khiến cậu không thoải mái. “Tạ Lục, nghe nói bố mày không kiếm ra tiền nên mẹ mày mới bỏ nhà bỏ cửa, đi cặp bồ với người ta”, “Thảo nào mới nghỉ hè đã tống con về quê”…
Một ngày, mới sáng sớm, Tạ Lục bị ông gọi dậy:”Lục Lục, hôm nay ông đưa cháu đi săn”.
Nghe câu này, mắt cậu sáng rực, “Dùng súng thật hả ông”?
Ông nội cười: “Thằng cháu ngốc, ông lấy đâu ra súng thật, là súng hơi thôi.”
Tuy nhiên, điều đó cũng khiến Tạ Lục vô cùng phấn khích. Trước đây cậu thường thấy ông vác súng đi săn nhưng ông luôn nói cậu còn nhỏ, không bao giờ dẫn đi theo. Hôm nay, cuối cùng cậu cũng được toại nguyện.
Trong cuộc đi sắn này, Tạ Lục đã mang đến cho ông sự ngạc nhiên to lớn. Đỉnh núi là địa bàn tập trung của các loài chim rừng. Sau mấy phát đầu tiên bắn trượt, được ông nội chỉ bảo, Tạ Lục tỏ ra là một thợ săn lão luyện, mười phát súng cũng trúng đến bảy, tám phát.
“Lục Lục nhà chúng ta đúng là tay súng thần có năng khiếu bẩm sinh”. Ông nội rất vui mừng. Ông vốn là một thợ săn xuất sắc, cũng chẳng cần biết Tạ Lục tuổi còn nhỏ, mới lần đầu sử dụng súng, có thể nghe hiểu hay không, ông truyền hết kinh nghiệm của mình cho cháu trai.
Tạ Lục chăm chú lắng nghe. Cho đến khi xuống núi cậu đã có thể bắn phát nào trúng đầu chim rừng phát đấy. Buổi tối trước khi đi ngủ, ông nội nói giọng nghiêm túc với Tạ Lục, “Lục Lục, lần này về thành phố, ông sẽ nói với bố mẹ cháu, cho cháu đi học bắn súng. Ông Triệu cùng làng có đứa cháu học lớp năng khiếu bắn súng ở trường thể dục thể thao, sau này có thể làm bộ đội hay cảnh sát, tham gia Olympic, cả đời không cần lo lắng gì cả.
Tạ Lục ngồi bật dậy: “Thật không ông, ông sẽ nói với bố mẹ cháu thật sao?”
Tất nhiên là thật rồi, ông hứa với cháu”
Tối hôm đó, Tạ Lục mất ngủ, trong đầu toàn là hình ảnh cậu cầm khẩu súng, đứng trên bục nhận giải, huy chương vàng Olympic.
Trên thực tế, một thiếu niên mới mười tuổi rất khó có mục tiêu cuộc đời rõ ràng, nhưng một khi đã nung nấu ước mơ, thì đủ để đốt cháy một nhiệt huyết và khát vọng, chỉ trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, ước mơ bùng cháy của Tạ Lục đã bị hiện thực tàn khốc phá hoại. Ông nội không thể thực hiện lời hứa của mình. Lúc ông đưa Tạ Lục về thành phố, bố cậu ta đang bực bội trong quán ăn nhỏ vắng khách. Ông nội bảo cậu ta ngồi đợi, còn ông đi nói chuyện với con trai.
Chẳng bao lâu sau, giọng nói giận dữ của bố cậu ta truyền tới: ”Con làm gì có tiền đưa nó đi học trường năng khiếu. Cho nó đi học trường phổ thông là đã tốt lắm rồi, học hết cấp 3 lập tức về quán giúp đỡ gia đình.
Nhưng Lục Lục có khả năng bẩm sinh…
Bố, nó là con trai con, bố khỏi cần lo.
“Anh cũng biết nó là con trai của anh sao? Đây là chuyện liên quan đến tương lai thằng bé.
Bố, con tuyệt đối không đồng ý. Bố mau về đi, muộn tí nữa lại không có xe buýt bây giờ.
Hôm đó, Tạ Lục bám vào cửa sổ nhỏ trên tầng hai, dõi theo bóng ông nội mỗi lúc một xa trong ánh chiều tà. Khi đến đây, tay trái ông dắt Tạ Lục tay phải xách một con gà và túi rau củ. Bây giờ, ông di về tay không, đầu cúi thấp, làm cậu ta cảm thấy ông già đi rất nhiều.
Ông nội đi đến trạm xe buýt đợi gần một tiếng đồng hồ, Tạ Lục cũng đứng yên một chỗ dõi theo ngần ấy thời gian.
Trạm xe ngày càng đông người, cuối cùng xe buýt cũng xuất hiện, Tạ Lục nhìn thấy ông bị đám đông đẩy ra xa, đằng sau. Ông như con cá ra sức bơi về phía trước trong dòng nước nhỏ hẹp, chen lấn lên xe. Trên xe đầy ắp người, Tạ Lục không nhìn thấy bóng dáng của ông nữa.
Kỳ nghỉ hè và kì nghỉ đông vài năm sau đó, Tạ Lục vẫn về quê ở với ông nội. Tuy nhiên hai ông cháu không bao giờ nhắc đến chuyện học bắn súng. Một lần, trong lúc đốt củi nầu cơm, Tạ Lục phát hiện khẩu súng hơi mà ông nội yêu quý bị chặt làm đôi, nằm lẫn trong đám củi. Tạ Lục nhìn chằm chằm “thì thế” khẩu súng hồi lâu, rồi ném vào đống lửa.
Mặc dù không được ủng hộ, nhưng Tạ Lục, vẫn không ngừng yêu thích súng ống. Ông nội bán trứng gà cho cậu ta tiền tiêu vặt, cậu ta không tiêu lấy một đồng. Ông nội cho tiền ăn sáng, cậu ta nhịn đói, uống nước suông. Để dành được bốn, mươi năm mươi đồng, cậu ta liền chạy ra chợ mua một khẩu súng rẻ tiền với một túi đạn bằng nhựa.
Sau đó, cậu ta chui lên gác xép ở tầng hai, nhằm thẳng vào thịt khô, ớt khô, cải thảo… treo ở nhà hàng xóm. Cuối tuần, cậu ta vác súng lên núi, đạn nhựa không bắn được động vật, cậu ta liền bắn lá cây, kiến và côn trùng.
Một lần, Tạ Lục cầm “bản thiết kế” của mình đi tìm thợ rèn, muốn đặt một khẩu súng thật. Ông thợ rèn lập tức từ chối, “Thằng nhóc này to gan thật. Ai dám làm súng thật cho mày? Mày lấy bản thiết kế này ở đâu ra vậy? Mau biến đi!”
Lần thứ hai, Tạ Lục thông minh hơn. Cậu ta chia bản vẽ thành mấy phần, tìm mấy thợ rèn làm từng linh kiện rời của khẩu súng. Tất cả tốn mất một năm tiền tiết kiệm của cậu ta. Mấy tháng sau, cuối cùng cậu ta cũng có khẩu súng đầu tiên trong cuộc đời. Súng sử dụng đạn chì, bắn không chết người nhưng cũng có thể trở nên tàn phế. Khi bắn trúng một con gà rừng trên núi, cậu ta liền cảm thấy niềm xúc động và hạnh phúc bị đè nén ở nơi sâu thămhr trong nội tâm đã được giải phóng.
Khẩu súng là điều bí mật của Tạ Lục, cậu ta không tiết lộ với bất cứ người nào, kể cả ông nội. Cậu ta về nhà ngày càng muộn, thường xuyên trốn học, có lúc ở tịt trên núi cả hai ngày cuối tuần. Dù sao cũng chẳng ai quan tâm đến cậu ta nên không người nào phát hiện ra tình trạng bất thường này. Đồ săn bắn được, cậu ta bán cho nhà hàng trong thành phố, đủ tiền sinh hoạt hằng ngày.
Một thiếu niên mới mười bốn, mười lăm tuổi nhưng sống như tay thợ săn chuyên nghiệp, thậm chí có chút tiếng tăm ở khu vực rừng núi ngoại thành, bởi những con vật mà cậu ta săn được đều bắn trúng mắt.
Mỗi lần từ trên núi quay về thành phố, về nhà, về trường học, Tạ Lục đều có cảm giác bản thân vô cùng lạc lõng, không thể hòa nhập vào cộng đồng. Nhưng cậu ta cũng biết rõ, mình không thể sống bằng nghề săn bắn cả đời. Quán ăn nhỏ ngắc ngoải của bố đang chờ cậu ta bán mạng. Cậu ta cũng không biết con đường phía trước của mình nằm ở chốn nào.
Năm Tạ Lục mười bốn tuổi, ông nội qua đời. Ông bị bệnh, nhưng có lẽ sợ cậu ta đau lòng nên mãi tới khi tình trạng nguy kịch, nằm bẹp trên giường bất động, ông mới nhờ người thông báo cho bố con cậu ta.
Hai bố con vội vàng về quê, đều chảy nước mắt khi thấy ông trên giường bệnh. Ông nội mỉm cười, nắm tay Tạ Lục, “Cháu hãy sống cho tốt, ông sẽ ở trên thiên đường dõi theo cháu.”
Tạ Lục khóc nức nở, không thể thốt ra lời.
Ông nội lại ra hiệu cho bố cậu ta tiến lại gần, chỉ vào chiếc tủ bên cạnh giường, “Chỗ đó có mười ngàn do bố tiết kiệm tích góp, anh hãy nhận lời với bố, để Lục Lục đi học lớp năng khiếu bắn súng, bằng không, bố chết không nhắm mắt.”
Bố Tạ Lục đi lấy tiền, gật đầu, “Vâng.”
Theo di nguyện của ông nội, thi thể của ông được hỏa táng ba ngày sau đó. Nhà quê có tục lệ chôn cất người chết, ông già họ Tạ trở thành ngoại lệ duy nhất trong bao năm qua. Không ai nói với Tạ Lục nguyên nhân, nhưng cậu ta biết rõ, ông nội quyết định hỏa táng nhằm mục đích tiết kiệm tiền cho cậu ta ăn học.
Nửa tháng sau, Tạ Lục tốt nghiệp cấp hai, trường thể dục thể thao của tình ra thông báo chiêu sinh, trong đó môn năng khiếu bắn súng có ba suất.
Tạ Lục nhắc bố đăng ký dự thi. Tuy nhiên, bố cậu ta đang đau đầu vì chuyện tiền thuê quán của quý sau nên mỗi lần con trai mở miệng, ông đều gạt đi, “Đợi khi nào tao rảnh rồi nói sau.”
Tạ Lục sợ lỡ mất cơ hội nên tự đi đăng ký, khám sức khỏe, tham gia thi viết… Vì trường thể thao của tỉnh thuộc loại hàng đầu trong cả nước nên hôm thi bắn súng cuối cùng, người đông nghìn nghịt. Tạ Lục ngồi lẫn trong đám thí sinh, xung quanh không phải là học sinh tài năng của trường thể thao thành phố, cũng là quán quân cuộc thi bắn súng thiếu niên toàn quốc. Chỉ một mình cậu ta là vô danh tiểu tốt. Khi đọc tên cậu ta, thầy giáo còn lộ vẻ nghi hoặc, “Tạ Lục? Em chưa tham gia bất cứ cuộc huấn luyện xạ kích nào ư?”
“Chưa ạ.” Tạ Lục đáp. Lần đàu tiên trong đời, cậu ta mất bình tĩnh, lòng bàn tay rịn mồ hôi.
Tuy nhiên, chỉ mười mấy phút ngắn nủi sau đó, Tạ Lục đã thu hút sự chú ý của tất cả giáo viên môn bắn súng. Thậm chí cả thầy Hiệu trưởng nghe phong thanh tin tức cũng lập tức đến trường bắn, chứng kiến kỹ thuật bắn súng của cậu thiếu niên có tướng mạo thanh tú này.
“Di chuyển bia về phía sau ba mươi mét, thí sinh bắt đầu bắn tự do!”
“Mười điểm, mười điểm, mười điểm…”
“Di chuyển về sau thêm ba mươi mét!”
Tác giả :
Đinh Mặc