Truy Tìm Dracula
Chương 4
Như cha đã nói với con, cha bắt đầu kể, hắng giọng một hai lần, giáo sư Rossi là một học giả xuất sắc và là một người bạn chân tình. Cha không muốn con nghĩ bất kỳ điều gì khác về ông ấy. Cha biết mình đã sai lầm, có lẽ vậy, vì trước đây đã kể và làm cho con nghĩ ông ấy có vẻ như… mất trí. Chắc con vẫn nhớ là ông ấy đã thuật lại với cha một điều khủng khiếp, khó mà tin nổi. Và cha đã bị sốc nặng, lòng đầy nghi hoặc, dù đã nhìn thấy sự thành thực và vẻ cam chịu trên khuôn mặt ông. Khi đã kể xong, ông liếc nhìn cha bằng ánh mắt sắc lạnh.
“Thực sự thầy muốn ám chỉ điều gì?” Hẳn là khi ấy cha phải lắp bắp lắm.
“Tôi nhắc lại,” thầy Rossi gằn giọng, “Ở Istanbul, tôi đã phát hiện là hiện nay Dracula vẫn còn sống giữa chúng ta. Hoặc ít nhất, còn sống vào lúc đó.”
Cha nhìn ông chằm chằm.
“Tôi biết hẳn anh cho là tôi điên,” ông nói, giọng rõ ràng đã bớt gay gắt. “Và tôi cũng đồng ý với anh rằng bất kỳ ai miệt mài tập trung quá lâu vào lịch sử đều có thể trở nên điên khùng nặng.” Ông thở dài. “Ở Istanbul có một trung tâm lưu trữ các tư liệu ít người biết, do Quốc vương Mehmed II, người đã chiếm thành phố này từ tay đế quốc Byzantine vào năm 1453, xây dựng. Sau đó trung tâm lưu trữ này chỉ chứa những thứ đầu thừa đuôi thẹo được người Thổ thu thập sau này, khi họ dần dần bị đánh lui và vùng biên cương đế quốc Ottoman thu hẹp lại. Ngoài ra, nó còn chứa đựng những tài liệu từ cuối thế kỷ mười lăm, và tôi đã tìm thấy trong đó vài tấm bản đồ chỉ phương hướng tìm đến Hầm mộ Tội Lỗi của Kẻ Tiêu Diệt người Thổ, tôi nghĩ kẻ đó có thể chính là Vlad Dracula. Thực ra, có ba tấm bản đồ vẽ theo tỷ lệ xích khác nhau nhằm thể hiện cùng một khu vực với mức độ chi tiết tăng dần. Tôi không nhận ra và cũng không thể liên kết bất cứ điều gì trên các tấm bản đồ này với bất kỳ khu vực nào mà mình biết. Chúng được ghi chú chủ yếu bằng chữ Ả-rập, và có niên đại từ cuối thế kỷ mười lăm, theo lời của những người thủ thư trung tâm lưu trữ.” Ông khẽ nhịp tay lên cuốn sách nhỏ kỳ lạ, mà cha đã kể với con là rất giống cuốn sách của cha. “Thông tin ghi ở giữa tấm bản đồ thứ ba được ghi bằng một thứ phương ngữ Xlavơ cổ. Chỉ các học giả uyên bác, thông thạo nhiều ngôn ngữ mới có thể giải mã được toàn bộ nội dung của các tấm bản đồ này. Tôi đã cố gắng hết sức, nhưng cũng không mấy tự tin.”
Đến đây, thầy Rossi lắc đầu, tựa như vẫn còn hối tiếc về những mặt hạn chế của mình. “Nỗ lực đổ vào cuộc tìm hiểu này đã kéo tôi ra xa đến vô lý công việc nghiên cứu chính thức trong mùa hè về chủ đề giao thương thời cổ đại ở đảo Crete. Nhưng tôi đã quá say mê nó, tôi nghĩ vậy, khi ngồi trong cái thư viện nóng nực và nhớp nháp ở Istanbul. Tôi nhớ mình vẫn có thể nhìn thấy những ngọn tháp của thánh đường Hagia Sophia qua những cửa sổ bụi bặm. Tôi đã làm việc ở đó, với những manh mối về quan điểm của người Thổ đối với vương quốc của Vlad nằm trên bàn phía trước mặt, cặm cụi gò lưng trên những cuốn tự điển, ghi ghi chép chép cơ man các dữ liệu, và chép lại bằng tay các tấm bản đồ kia.
“Để tóm gọn câu chuyện nghiên cứu dài hơi này lại, một buổi chiều nọ tôi chợt thấy mình chú tâm đến một vị trí được đánh dấu cẩn thận là Hầm mộ Tội Lỗi trên tấm bản đồ thứ ba và cũng là tấm bản đồ rắc rối nhất. Anh hãy nhớ Vlad Ţepeş được cho là đã được chôn cất tại một tu viện trên một hòn đảo trong hồ Snagov, ở Rumani. Bản đồ này, cũng như hai cái kia, không cho thấy một cái hồ nào có một hòn đảo cả - mặc dù nó cũng cho thấy có một dòng sông phình rộng ra ở giữa và chảy qua suốt khu vực. Tôi đã dịch tất cả mọi từ viết chung quanh viền khung bản đồ, với sự trợ giúp của một giáo sư đại học Istanbul chuyên về tiếng Ả-rập và Thổ Nhĩ Kỳ - những châm ngôn khó hiểu về bản chất của cái ác, nhiều câu trong số đó xuất phát từ Kinh Koran. Đây đó trên tấm bản đồ, ẩn mình giữa những ngọn núi được phác thảo thô là vài chữ viết, thoạt nhìn có vẻ như là những địa danh viết bằng một thứ phương ngữ Xlavơ nhưng dịch ra thì lại giống như những câu đố khó hiểu, có thể là mật mã chỉ những địa điểm có thực nào đó như: Thung lũng Tám Cây Sồi, Làng Trộm Heo, vân vân - những cái tên quê mùa kỳ lạ chẳng có nghĩa gì đối với tôi.
“À, ở ngay chính giữa tấm bản đồ, phía trên vị trí Hầm mộ Tội Lỗi, hoặc bất kỳ nơi đâu được cho là địa điểm hầm mộ này là hình phác thảo một con rồng, mang trên đầu một lâu đài như một thứ vương miện. Con rồng trông chẳng có gì giống với con trong cuốn sách cổ của tôi, à không, của chúng ta, nhưng tôi phỏng đoán nó đã lưu truyền đến người Thổ cùng với huyền thoại về Dracula. Phía dưới con rồng, có ai đó đã viết bằng mực những chữ rất nhỏ, thoạt tiên tôi cứ nghĩ là chữ Ả-rập, giống như các câu châm ngôn ở đường viền tấm bản đồ. Nhìn chúng qua một kính lúp, tôi chợt nhận ra những chữ này thực ra là chữ Hy Lạp, tôi liền dịch và đọc to chúng lên trước khi kịp nghĩ đến vấn đề xã giao tế nhị - dù lúc đó, dĩ nhiên là thư viện vắng tanh, chỉ có mỗi mình tôi và một người thủ thư mặt mày ủ rũ thỉnh thoảng đi vào đi ra, dường như để đảm bảo là tôi không lấy cắp bất kỳ thứ gì. Vào lúc đó, tôi hoàn toàn chỉ có một mình. Những con chữ nhỏ xíu kia như nhảy múa dưới mắt tôi khi tôi đọc chúng lên: ‘Ở địa điểm này, hắn bị giam giữ trong cái ác. Người đọc, hãy khai quật hắn lên bằng chỉ một lời.’
“Ngay lúc đó, tôi nghe tiếng sầm cửa ở phòng nghỉ dưới lầu. Những bước chân nặng nề bước lên cầu thang. Tuy nhiên, tôi vẫn bận rộn với một ý nghĩ chợt lóe lên: chiếc kính lúp vừa thổ lộ cho tôi biết rằng tấm bản đồ này, không giống như hai bản đồ đầu tiên chung chung hơn kia, được ghi chú bởi ba người khác nhau, bằng ba ngôn ngữ khác nhau. Chữ viết tay và ngôn ngữ cũng không giống nhau. Màu mực, những loại mực cổ, cũng vậy. Rồi tôi đột ngột hiểu ra - anh biết đấy, một nhà nghiên cứu có thể hoàn toàn tin tưởng vào trực giác khi đằng sau nó là hàng tuần miệt mài làm việc.
“Đối với tôi, có vẻ như, thoạt tiên tấm bản đồ chỉ bao gồm bức tranh phác thảo ở chính giữa, những ngọn núi bao bọc xung quanh và cái mệnh lệnh bằng tiếng Hy Lạp ấy. Có lẽ sau này nó mới được ghi chú thêm bằng thứ phương ngữ Xlavơ để xác định những địa điểm đã được đề cập - dưới dạng mật mã, ít ra là như vậy. Rồi sau đó, vì một lý do nào đó, nó đã rơi vào tay những người Ottoman và bị bao bọc trong những câu chữ xuất phát từ Kinh Koran, những thứ có vẻ như để chứa đựng hoặc giam giữ cái thông điệp báo điềm gở ở chính giữa kia, hoặc để phong tỏa nó bằng những bùa chú chống lại bóng tối. Nếu điều này là có thực, thì ai, ai biết tiếng Hy Lạp, đã ghi chú tấm bản đồ trước tiên, hoặc có lẽ thậm chí đã vẽ ra nó? Tôi được biết vào thời Dracula, tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ được các học giả Byzantine sử dụng, chứ không phải đa số các học giả trong Đế quốc Ottoman.
“Trước khi tôi có thể viết ra, dù chỉ một ghi chú về giả thuyết này, giả thuyết có thể liên quan đến những thử nghiệm vượt quá quyền hạn của mình, cánh cửa ở phía bên kia kho sách bỗng bật mở, và một gã cao to lực lưỡng bước vào, hung tợn lao nhanh qua đống sách vở một cách thô bạo rồi đứng lại ở bên kia bàn, nơi tôi đang làm việc. Gã có dáng vẻ của một kẻ cố tình đột nhập, tôi cảm thấy chắc chắn gã không phải là một trong những người thủ thư. Tôi cũng cảm thấy vì lý do nào đó mình nên đứng dậy, nhưng sự tự cao đã không cho tôi nhấc người lên; hành động như thế có thể chứng tỏ tôi đã quá khúm núm sợ sệt, nhất là trước sự can thiệp đột ngột và khá thô bạo của gã đàn ông kia.
“Chúng tôi nhìn thẳng vào mặt nhau, tôi chưa bao giờ cảm thấy hoang mang như vậy. Gã đàn ông rõ ràng không hợp với bối cảnh ở đây, đẹp trai và ăn mặc chải chuốt theo phong cách thiên về màu sậm của người Thổ hoặc người miền Nam Xlavơ, râu mép rậm, bộ y phục sẫm màu được cắt may cẩn thận như một doanh nhân phương Tây. Ánh mắt gã đụng ánh mắt tôi nảy lửa, và đôi hàng lông mi dài có vẻ gì đó rất đáng ghét trên khuôn mặt lạnh lùng kia. Nước da gã vàng bủng nhưng đẹp đẽ, không có một tì vết, còn cái lưỡi thì rất đỏ. ‘Thưa ông,’ gã nói nhỏ, giọng thù địch, gần như là làu bàu một thứ tiếng Anh giọng Thổ. ‘Tôi không cho rằng ông được phép làm việc này.’
“ ‘Làm việc gì?’ Tôi lập tức sửng cồ lại.
“ ‘Việc nghiên cứu này. Ông đang tiếp cận những tài liệu mà chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ xem như tư liệu lịch sử riêng của quốc gia. Tôi có thể xem giấy tờ của ông được chứ?’
“ ‘Anh là ai?’ Tôi đáp lại cũng lạnh lùng không kém. ‘Tôi có thể xem giấy tờ của anh chứ?’
“Gã rút từ túi trong áo khoác một cái ví, mở ví ra và đập nó xuống mặt bàn trước mặt tôi, rồi chộp lên và đóng ập ví lại. Tôi chỉ kịp nhìn thấy một cái thẻ màu ngà cùng với một mớ bòng bong những tiêu đề chữ Thổ trên đó. Bàn tay gã nhợt nhạt như sáp trông rất khó chịu, móng tay để dài cùng với một vạt lông đen trên mu bàn tay. ‘Bộ Tài nguyên Văn hóa,’ gã nói, giọng lạnh tanh. ‘Tôi hiểu rằng ông thực sự không có sự thu xếp trao đổi với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ để nghiên cứu những tài liệu này. Đúng vậy chứ?’
“ ‘Chắc chắn không phải vậy.’ Tôi trình ra cho gã một lá thư của Thư viện Quốc gia, nêu rõ là tôi được quyền nghiên cứu ở bất kỳ đơn vị bộ phận nào của Thư viện ở Istanbul.
“ ‘Vẫn không đủ,’ gã nói, quăng trả lá thư xuống mớ giấy tờ. ‘Có lẽ ông cần phải đi với tôi.’
“ ‘Đi đâu?’ Tôi đứng dậy, bây giờ cảm thấy an toàn hơn trên đôi chân của mình, nhưng cũng hy vọng gã sẽ không xem việc tôi đứng dậy như sự phục tùng.
“ ‘Đến cảnh sát, nếu xét thấy cần.’
“ ‘Thật quá đáng.’ Tôi đã có kinh nghiệm là, khi nghi ngờ về bộ máy hoặc con người quan liêu thì mình phải lên giọng mới mong được êm xuôi. ‘Tôi là tiến sĩ dự bị của Đại học Oxford và là một công dân của Vương quốc Anh. Ngày đến đây, tôi đã đăng ký với trường đại học sở tại và đã nhận lá thư này như là bằng chứng về vị thế của tôi. Cảnh sát - hoặc cả anh nữa - không có quyền hạch sách tôi.’
“ ‘Tôi hiểu.’ Gã cười, cái kiểu cười làm cho tôi cảm thấy ruột mình thắt lại. Tôi đã đọc một ít về các nhà tù Thổ Nhĩ Kỳ và những người tù phương Tây thỉnh thoảng bất đắc dĩ phải ngồi trong đó, và tình thế hiện tại làm tôi cảm thấy không yên tâm, dù tôi không hiểu mình có thể dính vào loại rắc rối nào. Tôi hy vọng một trong những người thủ thư thường ra vào nghe được tiếng tôi và sẽ vào bảo chúng tôi nói nhỏ. Nhưng rồi tôi nhận ra là chắc hẳn họ có dự phần trách nhiệm trong việc để cho nhân vật này vào đây, với cái thẻ công vụ đáng sợ của gã, để gặp tôi. Có thể gã thực sự là một nhân vật quan trọng. Gã chồm về phía trước. ‘Để tôi xem ông đang làm cái gì ở đây. Làm ơn tránh ra.’
“Tôi miễn cưỡng bước qua một bên, gã liền cúi gập người trên công trình của tôi, đóng ập những cuốn tự điển lại để xem bìa của chúng, vẫn với nụ cười làm tôi thắt ruột kia. Vóc dáng đồ sộ của gã ở bên kia bàn, và tôi chú ý nhận ra người gã có một mùi kỳ dị, giống như mùi nước hoa Cologne dùng để phủ lấp một mùi gì đó không ưng ý - nhưng không che giấu được. Sau cùng, gã cầm tấm bản đồ mà tôi đang nghiên cứu dở lên, tay gã chợt trở nên dịu dàng, gần như nâng niu khi cầm nó. Gã nhìn nó tựa như không cần quan sát lâu mới biết nó là cái gì, dù vậy tôi nghĩ đó hẳn là một động tác giả. ‘Đây là tài liệu lưu trữ của ông, đúng không?’
“ ‘Đúng,’ tôi giận dữ trả lời.
“ ‘Đây là tài sản rất giá trị của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi không tin ông sẽ cần nó cho những mục đích có liên quan đến các nước khác. Và chính mảnh giấy này, tấm bản đồ nhỏ này, đã khiến ông đi ngần ấy đường từ trường đại học nước Anh đến Istanbulsao?’
“Tôi định phản bác lại là mình còn những việc khác nữa, để tống cổ hắn đi cho tôi làm việc tiếp, nhưng ngay tức khắc nhận ra việc này có thể dẫn đến nhiều nghi vấn hơn. ‘Vâng, có thể nói tóm tắt là như vậy.’
“ ‘Tóm tắt là như vậy?’ Gã tiếp tục, giọng đã ôn tồn hơn. ‘Được, báo để ông biết tấm bản đồ này tạm thời bị tịch thu. Thật là một điều đáng xấu hổ đối với một nhà nghiên cứu ngoại quốc.’
“Tôi đứng đó, giận sôi người, gần như không biết phải làm gì, và cảm thấy cũng may mà sáng hôm đó đã không mang theo bất kỳ bản sao chi tiết nào những tấm bản đồ cổ vùng núi Carpates, mà tôi định sẽ dùng để so sánh với tấm bản đồ này vào ngày mai. Chúng được giấu trong va li của tôi để ở khách sạn. ‘Ông hoàn toàn không có quyền tịch thu tài liệu mà tôi đã được phép sử dụng,’ tôi trả lời, nghiến răng. ‘Chắc chắn tôi sẽ đề cập việc này với bên Thư viện Quốc gia ngay tức khắc. Cả với tòa đại sứ Anh. Dù sao đi nữa, ông dựa vào lý do nào để phản đối việc tôi nghiên cứu những tài liệu này? Chúng chỉ là những mảng tối trong lịch sử thời Trung cổ. Chúng chẳng liên quan gì đến lợi ích hiện tại của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, tôi chắc chắn như vậy.’
“Viên quan chức nhà nước đứng đó, không nhìn tôi, tựa hồ như những tháp hình chóp của thánh đường Hagia Sophia vừa bày ra một góc cạnh mới hấp dẫn nào đó mà gã chưa từng có dịp chứng kiến. ‘Đây là vì lợi ích của chính ông,’ gã nói giọng bình thản. ‘Tốt hơn nên để một người khác tiếp tục làm việc kia. Vào một lúc nào khác.’ Gã vẫn đứng như bất động ở đó, đầu quay về phía cửa sổ, cứ như muốn tôi dõi theo ánh mắt của gã để nhìn cái gì đó. Tôi ngây ngô cảm thấy mình không nên làm như vậy, vì đó có thể là một trò lừa, do đó, thay vì vậy, tôi nhìn gã, chờ đợi. Rồi sau đó, tôi đã thấy, tựa như gã cố ý để cho cái ánh sáng ban ngày nhờn nhợt kia chiếu vào nó, khoảng cần cổ phía trên chiếc sơ mi đắt tiền của gã. Bên cạnh cổ, ở vùng thịt thấp nhất trên cái cổ họng vạm vỡ, là hai lỗ thủng màu nâu đã đóng vảy, không mới nhưng cũng chưa lành hẳn, tựa như gã đã bị một ngọn gai hai đầu đâm vào, hoặc bị cắt bằng mũi dao nhọn.
“Tôi bước lui, tránh xa bàn, nghĩ rằng mình đã mất trí vì tất cả những tài liệu đen tối đó, rằng mình đã thực sự loạn óc. Nhưng cái ánh sáng ban ngày kia vẫn bình thường, gã đàn ông trong bộ đồ len sậm màu kia hoàn toàn có thực, cho đến cái mùi mồ hôi, mùi không tắm rửa và mùi gì đó khác bên dưới cái mùi nước hoa Cologne của gã cũng vậy. Chẳng có gì biến mất hoặc thay đổi. Tôi không thể rời mắt khỏi chỗ hai vết thương nhỏ chưa lành hẳn kia. Sau một vài giây, từ quang cảnh lôi cuốn kia, gã quay lại, tựa như hài lòng với điều đã thấy - hoặc cái mà tôi đã thấy - và lại cười. ‘Vì lợi ích của riêng ông, giáo sư à.’
“Khi gã bước ra khỏi phòng, cầm tấm bản đồ cuộn trong tay, tôi đứng đó không nói nên lời và lắng nghe tiếng bước chân xa dần trên cầu thang. Vài phút sau, một thủ thư lớn tuổi bước vào, một người đàn ông tóc bạc rậm rịt, cầm theo hai cuốn sách cổ khổ lớn rồi đặt chúng trên một chiếc kệ thấp. ‘Xin lỗi,’ tôi lên tiếng với người thủ thư, tiếng nói như nghẹn lại trong cổ họng. ‘Xin thứ lỗi cho tôi, nhưng đây là việc hoàn toàn quá đáng.’ Ông ta nhìn tôi, bối rối. ‘Người đàn ông đó là ai? Cái ông quan chức nhà nước ấy?’
“ ‘Quan chức nhà nước?’ Người thủ thư ngập ngừng nhắc lại lời tôi.
“ ‘Tôi phải có ngay một công văn chính thức của các ông về quyền làm việc của tôi trong trung tâm lưu trữ này.’
“ ‘Nhưng ông đã có toàn quyền làm việc ở đây,’ ông ta ôn tồn đáp lại. ‘Chính tôi đã đăng ký cho ông ở đây kia mà.’
“ ‘Tôi biết, tôi biết. Vì vậy các ông phải bắt ông ta và bảo ông ta trả lại tấm bản đồ.’
“ ‘Bắt ai?’
“ ‘Cái ông ở Bộ gì đó - cái ông vừa mới đến đây. Chẳng phải ông đã cho ông ta vào đây hay sao?’
“Dưới mái tóc bạc bù xù, ông ta nhìn tôi một cách kỳ lạ. ‘Có ai vào đây vào giờ này ư? Từ ba tiếng đồng hồ qua chẳng có ai vào đây cả. Chính tôi ở dưới, ngay lối ra vào. Thật không may là ở đây chúng tôi có ít khách đến nghiên cứu lắm.’
“ ‘Người đàn ông kia…’ tôi buột miệng rồi dừng lại. Đột nhiên tôi cảm thấy mình là một người ngoại quốc đang điên khùng khoa tay múa chân. ‘Ông ta đã lấy tấm bản đồ của tôi. Ý tôi là tấm bản đồ của trung tâm lưu trữ.’
“ ‘Bản đồ, thưa giáo sư?’
“ ‘Tôi đang làm việc với một tấm bản đồ. Tôi đã ký nhận nó sáng nay ở quầy.’
“ ‘Không phải tấm bản đồ kia à?’ Ông ta trỏ vào bàn làm việc của tôi. Ngay chính giữa bàn, trải rộng ra một tấm bản đồ đường sá vùng Balkan mà tôi chưa từng thấy trong đời. Năm phút trước, chắc chắn nó không có ở đó. Người thủ thư bỏ cuốn sách khổ lớn thứ hai xuống.
“ ‘Xin đừng bận tâm.’ Tôi vội cuống cuồng thu nhặt mớ sách vở và rời khỏi thư viện. Trên đường phố náo nhiệt nhộn nhịp người qua lại không có dấu vết gì của gã viên chức kia, mặc dù cũng có vài người đàn ông có cùng vóc dáng và chiều cao mặc bộ y hệt cầm cặp vội vã bước ngang qua trước mặt tôi. Khi về đến phòng, tôi nhận thấy đồ đạc của mình bị xáo trộn, chứng tỏ đã xảy ra chuyện lục lọi trong căn phòng. Các phác thảo đầu tiên của tôi về những tấm bản đồ cũ cũng như những ghi chú đã hoàn chỉnh, những thứ ngày hôm đó tôi vẫn chưa cần đến, đã biến mất. Chiếc va li của tôi cũng đã được xếp đặt lại một cách hoàn hảo. Nhân viên khách sạn nói họ không biết gì về chuyện đó. Tôi đã thao thức suốt đêm để lắng nghe mọi tiếng động ở bên ngoài. Sáng hôm sau, tôi thu dọn đống áo quần chưa giặt và những cuốn tự điển đáp tàu thủy trở về Hy Lạp.”
Giáo sư Rossi lại chắp hai bàn tay lại và nhìn cha, tựa như kiên nhẫn chờ đợi vẻ mặt nghi hoặc của cha. Nhưng đột nhiên cha run lên vì tin tưởng thay vì hoài nghi. “Thầy trở lại Hy Lạp?”
“Đúng vậy, và tôi đã dành những ngày còn lại của mùa hè để cố quên đi ký ức về chuyến phiêu lưu ở Istanbul ấy, tuy nhiên không thể nào quên được những ý nghĩa tiềm ẩn của nó.”
“Thầy đã bỏ đi vì… sợ?”
“Khiếp sợ.”
“Nhưng sau đó thầy đã thực hiện toàn bộ cuộc nghiên cứu - hoặc bố trí người khác tiến hành - về cuốn sách kỳ lạ của thầy?”
“Phải, chủ yếu là việc phân tích hóa học ở Viện Smithsonian. Nhưng khi việc phân tích này không đưa đến kết luận nào - và do vài tác động khác nữa - tôi đã bỏ dở toàn bộ nghiên cứu và cất cuốn sách lên kệ. Lên trên kia, rốt cuộc là vậy.” Ông hất đầu chỉ lên vị trí cao nhất của tủ sách. “Thật kỳ lạ - thỉnh thoảng tôi lại nghĩ về những sự kiện này, và có khi có vẻ như tôi nhớ về chúng rất rõ ràng, nhưng cũng có lúc chúng chỉ là những mảnh rời rạc. Tôi cho là sự quen thuộc có thể làm phai mờ dần những ký ức thậm chí kinh khủng nhất. Và có những giai đoạn - đôi khi là nhiều năm liền - tôi chẳng muốn nghĩ đến chuyện đó chút nào cả.”
“Nhưng liệu thầy có thực sự tin… người đàn ông với những vết thương trên cổ…”
“Anh sẽ nghĩ như thế nào, nếu gã đứng trước mặt anh và anh biết bản thân mình vẫn tỉnh táo?” Ông đứng dựa vào các kệ sách, và trong một khoảnh khắc, giọng nói chợt trở nên dữ dội.
Cha nhấp ngụm cà phê nguội cuối cùng; đắng ngắt, chỉ toàn cặn. “Và thầy không bao giờ cố gắng thêm lần nữa để tìm hiểu ý nghĩa tấm bản đồ, hoặc nguồn gốc của nó sao?”
“Không bao giờ.” Ông dường như ngập ngừng chốc lát. “Không. Nó là một trong vài công trình nghiên cứu mà tôi tin chắc mình sẽ không bao giờ hoàn thành. Tuy nhiên, tôi có một lý thuyết là con đường học thuật đáng sợ này, cũng giống như nhiều con đường khác bớt kinh khủng hơn, đơn thuần chỉ là cái gì đó mà người này tiến một ít, rồi người kia, mỗi người đóng góp một chút cuộc đời mình vào nó. Có thể ba người đó là những người như vậy, hàng thế kỷ trước họ đã làm thế khi vẽ ra những tấm bản đồ kia và bổ sung cho chúng, mặc dù tôi phải thừa nhận rằng những câu châm ngôn bùa chú từ Kinh Koran có thể không giúp được cho bất kỳ ai hiểu thêm gì về địa điểm mà ngôi mộ thực sự của Vlad Ţepeş có thể tọa lạc. Và dĩ nhiên, có thể tất cả chỉ là vớ vẩn. Hoàn toàn có khả năng hắn đã được chôn cất trong tu viện trên hòn đảo của hắn, như được ghi lại trong truyện dân gian Rumani, và đã bình yên ở đó như một linh hồn thánh thiện - cái mà hắn vốn chẳng bao giờ được như vậy.”
“Nhưng thầy đâu có nghĩ thế.”
Ông lại lưỡng lự. “Nền học thuật phải tiếp tục tiến bước. Vì cái tốt hoặc vì cái xấu, nhưng phải tiến bước, trong mọi lĩnh vực.”
“Thầy đã từng tìm cách đến Snagov để chứng kiến tận mắt hay chưa?”
Ông lắc đầu. “Chưa. Tôi đã từ bỏ cuộc nghiên cứu này.”
Cha đặt chiếc ly lạnh ngắt xuống, nhìn vào mặt giáo sư. “Nhưng thầy vẫn còn lưu giữ vài thông tin,” cha phỏng đoán, giọng từ tốn.
Ông lại với tay lên phía những cuốn sách trên đầu kệ, kéo xuống một phong bì màu nâu, niêm kín. “Dĩ nhiên. Ai mà phá hủy hoàn toàn một công trình nghiên cứu được chứ? Tôi đã ghi lại những gì có thể theo trí nhớ về ba tấm bản đồ và lưu lại những ghi chú khác, những ghi chú mà ngày hôm đó tôi đã mang theo khi vào trung tâm lưu trữ.”
Ông để cái gói chưa mở lên bàn, giữa cha và ông, vuốt ve nó với vẻ âu yếm mà theo cha, có vẻ như chẳng phù hợp với nỗi khiếp sợ của ông đối với những gì chứa đựng bên trong chút nào. Có lẽ chính sự khác biệt đó, hoặc có thể chính buổi chiều mùa xuân đang chuyển dần sang đêm tối ở bên ngoài kia, đã khiến cha thấy thêm bồn chồn. “Thầy có nghĩ đây có thể là một loại di sản nguy hiểm không?”
“Có Chúa chứng giám, tôi ước gì có thể nói không. Nhưng có lẽ chỉ nguy hiểm về mặt tâm lý. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, lành mạnh hơn khi chúng ta không ủ ê nghiền ngẫm một cách không cần thiết những nỗi khiếp sợ. Như anh biết đấy, lịch sử nhân loại đầy rẫy những hành vi độc ác xấu xa, và có lẽ chúng ta nên nghĩ đến chúng với những giọt nước mắt, chứ không phải niềm say mê. Chuyện đã xảy ra cách đây nhiều năm đến nỗi thậm chí tôi không thể nhớ rõ những ký ức về Istanbul nữa, mà tôi cũng chưa bao giờ muốn trở lại nơi đó. Hơn nữa, tôi có cảm tưởng mình đã mang theo tất cả những gì tôi có thể cần phải biết.”
“Để tiến xa hơn, ý thầy muốn nói như vậy?”
“Đúng vậy.”
“Nhưng thầy vẫn còn chưa biết ai có khả năng vẽ ra một tấm bản đồ cho biết cái hầm mộ đó hiện nằm ở đâu? Hoặc đã nằm ở đâu?”
“Phải, tôi chưa biết.”
Cha đưa tay chỉ về phía chiếc phong bì màu nâu. “Liệu tôi có cần một chuỗi tràng hạt, hoặc cái gì đó, vài thứ bùa ngải nào đó, để mở nó ra không?”
“Tôi chắc rằng anh đã mang theo mình lòng tốt, ý thức luân lý, anh muốn gọi là gì cũng được, tốt thôi - mà tôi cũng thích nghĩ rằng hầu hết mọi người chúng ta đều có thể mang theo những thứ như vậy. Tôi sẽ không đi loanh quanh với mấy củ tỏi trong túi, không đâu.”
“Mà với liều thuốc trừ tà tinh thần mạnh.”
“Phải, tôi đã cố làm vậy.” Mặt ông đượm nét buồn cùng cực, gần như khắc khổ. “Có thể tôi đã sai lầm khi không áp dụng những mê tín dị đoan xưa cũ kia, nhưng tôi là một người duy lý chủ nghĩa, tôi cho là thế, và tôi sẽ vẫn như vậy.”
Cha bấu chặt các ngón tay trên cái gói.
“Đây là cuốn sách của anh. Đó là một cuốn sách thú vị và tôi mong anh may mắn trong việc xác định nguồn gốc của nó.” Ông trao lại cho cha cuốn sách bìa bọc giấy da của cha, và cha nghĩ vẻ u sầu trên gương mặt ông tương phản hẳn với nét nhiệt tâm trong những lời ông nói. “Hai tuần nữa anh hẵng quay lại và chúng ta sẽ trở lại với nền giao thương của Utrecht.”
Chắc hẳn cha đã phải chớp mắt; thậm chí cả cái luận văn tiến sĩ cũng có vẻ như không có thực đối với cha. “Vâng, tốt thôi.”
Rossi uống cạn cốc cà phê, cha lóng ngóng thu xếp lại cặp giấy tờ.
“Một điều cuối,” ông trở giọng nghiêm trọng, khi cha quay lưng về phía ông.
“Vâng?”
“Chúng ta sẽ không đề cập đến chuyện này nữa.”
“Thầy không muốn biết tôi sẽ tiến hành nghiên cứu việc này như thế nào sao?” Cha cảm thấy kinh ngạc và thoáng chút cô đơn.
“Anh có thể nói như thế. Tôi không muốn biết. Dĩ nhiên, trừ phi anh gặp rắc rối.” Ông thân mật siết tay giã từ cha như thường lệ. Vẻ đau buồn thực sự, một vẻ cha chưa thấy bao giờ, bao trùm khuôn mặt ông, rồi có vẻ như ông cố nở một nụ cười.
“Thôi được,” cha đáp lại.
“Hai tuần nữa nhé,” ông gọi với theo, ông hầu như đã vui vẻ lúc cha bước ra. “Hãy mang đến cho tôi một chương hoàn chỉnh, hoặc cái gì đó.”
Cha ngừng lại. Tôi bối rối và ngạc nhiên khi thấy nước mắt lấp lánh trong mắt cha. Nét cảm xúc đó ngăn không cho tôi hỏi thêm dù cha chẳng lên tiếng yêu cầu. “Con thấy đấy, viết một luận văn đúng là kinh khủng,” cha nói tiếp, giọng nhẹ nhàng. “Dù sao, có lẽ chúng ta không nên dính vào chuyện này nữa. Một câu chuyện xa xưa rối rắm như vậy, và rõ ràng mọi thứ hóa ra đều ổn, nên giờ cha mới đang ở đây, thậm chí không còn là một giáo sư bị ám ảnh chuyện quỷ ma nữa, và con cũng đang ở đây.” Cha chớp mắt, như đang dần tỉnh lại. “Đó là một kết cuộc có hậu, như mọi kết cuộc khác.”
“Nhưng có lẽ còn nhiều vấn đề ở đoạn giữa,” tôi khó nhọc nói. Ánh nắng chiều yếu ớt chiếu trên da thịt, không đủ sức rọi đến tận cốt xương tôi, nơi đã ngấm chút hơi lạnh thoát lên từ biển. Chúng tôi vươn vai rồi quay bên này bên kia để nhìn thành phố bên dưới. Nhóm du khách cuối cùng lang thang ngang qua chúng tôi, dọc theo tường bao bờ biển đến đứng trong một góc xa xa, chỉ trỏ ra những hòn đảo hoặc chụp ảnh cho nhau. Tôi liếc nhìn cha, nhưng cha đang nhìn đăm đăm ra biển. Ở sau những du khách khác, nhưng cũng đã cách chúng tôi khá xa về phía trước, là một người đàn ông mà trước đó tôi không để ý thấy, đang bước chậm rãi nhưng rõ ràng là không đuổi theo được nữa, cao lớn, vai rộng, mặc một bộ com lê len đen. Tôi đã nhìn thấy những người đàn ông cao lớn mặc đồ đen khác trong thành phố ấy, nhưng không hiểu sao tôi không thể không nhìn theo người đàn ông kia.
“Thực sự thầy muốn ám chỉ điều gì?” Hẳn là khi ấy cha phải lắp bắp lắm.
“Tôi nhắc lại,” thầy Rossi gằn giọng, “Ở Istanbul, tôi đã phát hiện là hiện nay Dracula vẫn còn sống giữa chúng ta. Hoặc ít nhất, còn sống vào lúc đó.”
Cha nhìn ông chằm chằm.
“Tôi biết hẳn anh cho là tôi điên,” ông nói, giọng rõ ràng đã bớt gay gắt. “Và tôi cũng đồng ý với anh rằng bất kỳ ai miệt mài tập trung quá lâu vào lịch sử đều có thể trở nên điên khùng nặng.” Ông thở dài. “Ở Istanbul có một trung tâm lưu trữ các tư liệu ít người biết, do Quốc vương Mehmed II, người đã chiếm thành phố này từ tay đế quốc Byzantine vào năm 1453, xây dựng. Sau đó trung tâm lưu trữ này chỉ chứa những thứ đầu thừa đuôi thẹo được người Thổ thu thập sau này, khi họ dần dần bị đánh lui và vùng biên cương đế quốc Ottoman thu hẹp lại. Ngoài ra, nó còn chứa đựng những tài liệu từ cuối thế kỷ mười lăm, và tôi đã tìm thấy trong đó vài tấm bản đồ chỉ phương hướng tìm đến Hầm mộ Tội Lỗi của Kẻ Tiêu Diệt người Thổ, tôi nghĩ kẻ đó có thể chính là Vlad Dracula. Thực ra, có ba tấm bản đồ vẽ theo tỷ lệ xích khác nhau nhằm thể hiện cùng một khu vực với mức độ chi tiết tăng dần. Tôi không nhận ra và cũng không thể liên kết bất cứ điều gì trên các tấm bản đồ này với bất kỳ khu vực nào mà mình biết. Chúng được ghi chú chủ yếu bằng chữ Ả-rập, và có niên đại từ cuối thế kỷ mười lăm, theo lời của những người thủ thư trung tâm lưu trữ.” Ông khẽ nhịp tay lên cuốn sách nhỏ kỳ lạ, mà cha đã kể với con là rất giống cuốn sách của cha. “Thông tin ghi ở giữa tấm bản đồ thứ ba được ghi bằng một thứ phương ngữ Xlavơ cổ. Chỉ các học giả uyên bác, thông thạo nhiều ngôn ngữ mới có thể giải mã được toàn bộ nội dung của các tấm bản đồ này. Tôi đã cố gắng hết sức, nhưng cũng không mấy tự tin.”
Đến đây, thầy Rossi lắc đầu, tựa như vẫn còn hối tiếc về những mặt hạn chế của mình. “Nỗ lực đổ vào cuộc tìm hiểu này đã kéo tôi ra xa đến vô lý công việc nghiên cứu chính thức trong mùa hè về chủ đề giao thương thời cổ đại ở đảo Crete. Nhưng tôi đã quá say mê nó, tôi nghĩ vậy, khi ngồi trong cái thư viện nóng nực và nhớp nháp ở Istanbul. Tôi nhớ mình vẫn có thể nhìn thấy những ngọn tháp của thánh đường Hagia Sophia qua những cửa sổ bụi bặm. Tôi đã làm việc ở đó, với những manh mối về quan điểm của người Thổ đối với vương quốc của Vlad nằm trên bàn phía trước mặt, cặm cụi gò lưng trên những cuốn tự điển, ghi ghi chép chép cơ man các dữ liệu, và chép lại bằng tay các tấm bản đồ kia.
“Để tóm gọn câu chuyện nghiên cứu dài hơi này lại, một buổi chiều nọ tôi chợt thấy mình chú tâm đến một vị trí được đánh dấu cẩn thận là Hầm mộ Tội Lỗi trên tấm bản đồ thứ ba và cũng là tấm bản đồ rắc rối nhất. Anh hãy nhớ Vlad Ţepeş được cho là đã được chôn cất tại một tu viện trên một hòn đảo trong hồ Snagov, ở Rumani. Bản đồ này, cũng như hai cái kia, không cho thấy một cái hồ nào có một hòn đảo cả - mặc dù nó cũng cho thấy có một dòng sông phình rộng ra ở giữa và chảy qua suốt khu vực. Tôi đã dịch tất cả mọi từ viết chung quanh viền khung bản đồ, với sự trợ giúp của một giáo sư đại học Istanbul chuyên về tiếng Ả-rập và Thổ Nhĩ Kỳ - những châm ngôn khó hiểu về bản chất của cái ác, nhiều câu trong số đó xuất phát từ Kinh Koran. Đây đó trên tấm bản đồ, ẩn mình giữa những ngọn núi được phác thảo thô là vài chữ viết, thoạt nhìn có vẻ như là những địa danh viết bằng một thứ phương ngữ Xlavơ nhưng dịch ra thì lại giống như những câu đố khó hiểu, có thể là mật mã chỉ những địa điểm có thực nào đó như: Thung lũng Tám Cây Sồi, Làng Trộm Heo, vân vân - những cái tên quê mùa kỳ lạ chẳng có nghĩa gì đối với tôi.
“À, ở ngay chính giữa tấm bản đồ, phía trên vị trí Hầm mộ Tội Lỗi, hoặc bất kỳ nơi đâu được cho là địa điểm hầm mộ này là hình phác thảo một con rồng, mang trên đầu một lâu đài như một thứ vương miện. Con rồng trông chẳng có gì giống với con trong cuốn sách cổ của tôi, à không, của chúng ta, nhưng tôi phỏng đoán nó đã lưu truyền đến người Thổ cùng với huyền thoại về Dracula. Phía dưới con rồng, có ai đó đã viết bằng mực những chữ rất nhỏ, thoạt tiên tôi cứ nghĩ là chữ Ả-rập, giống như các câu châm ngôn ở đường viền tấm bản đồ. Nhìn chúng qua một kính lúp, tôi chợt nhận ra những chữ này thực ra là chữ Hy Lạp, tôi liền dịch và đọc to chúng lên trước khi kịp nghĩ đến vấn đề xã giao tế nhị - dù lúc đó, dĩ nhiên là thư viện vắng tanh, chỉ có mỗi mình tôi và một người thủ thư mặt mày ủ rũ thỉnh thoảng đi vào đi ra, dường như để đảm bảo là tôi không lấy cắp bất kỳ thứ gì. Vào lúc đó, tôi hoàn toàn chỉ có một mình. Những con chữ nhỏ xíu kia như nhảy múa dưới mắt tôi khi tôi đọc chúng lên: ‘Ở địa điểm này, hắn bị giam giữ trong cái ác. Người đọc, hãy khai quật hắn lên bằng chỉ một lời.’
“Ngay lúc đó, tôi nghe tiếng sầm cửa ở phòng nghỉ dưới lầu. Những bước chân nặng nề bước lên cầu thang. Tuy nhiên, tôi vẫn bận rộn với một ý nghĩ chợt lóe lên: chiếc kính lúp vừa thổ lộ cho tôi biết rằng tấm bản đồ này, không giống như hai bản đồ đầu tiên chung chung hơn kia, được ghi chú bởi ba người khác nhau, bằng ba ngôn ngữ khác nhau. Chữ viết tay và ngôn ngữ cũng không giống nhau. Màu mực, những loại mực cổ, cũng vậy. Rồi tôi đột ngột hiểu ra - anh biết đấy, một nhà nghiên cứu có thể hoàn toàn tin tưởng vào trực giác khi đằng sau nó là hàng tuần miệt mài làm việc.
“Đối với tôi, có vẻ như, thoạt tiên tấm bản đồ chỉ bao gồm bức tranh phác thảo ở chính giữa, những ngọn núi bao bọc xung quanh và cái mệnh lệnh bằng tiếng Hy Lạp ấy. Có lẽ sau này nó mới được ghi chú thêm bằng thứ phương ngữ Xlavơ để xác định những địa điểm đã được đề cập - dưới dạng mật mã, ít ra là như vậy. Rồi sau đó, vì một lý do nào đó, nó đã rơi vào tay những người Ottoman và bị bao bọc trong những câu chữ xuất phát từ Kinh Koran, những thứ có vẻ như để chứa đựng hoặc giam giữ cái thông điệp báo điềm gở ở chính giữa kia, hoặc để phong tỏa nó bằng những bùa chú chống lại bóng tối. Nếu điều này là có thực, thì ai, ai biết tiếng Hy Lạp, đã ghi chú tấm bản đồ trước tiên, hoặc có lẽ thậm chí đã vẽ ra nó? Tôi được biết vào thời Dracula, tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ được các học giả Byzantine sử dụng, chứ không phải đa số các học giả trong Đế quốc Ottoman.
“Trước khi tôi có thể viết ra, dù chỉ một ghi chú về giả thuyết này, giả thuyết có thể liên quan đến những thử nghiệm vượt quá quyền hạn của mình, cánh cửa ở phía bên kia kho sách bỗng bật mở, và một gã cao to lực lưỡng bước vào, hung tợn lao nhanh qua đống sách vở một cách thô bạo rồi đứng lại ở bên kia bàn, nơi tôi đang làm việc. Gã có dáng vẻ của một kẻ cố tình đột nhập, tôi cảm thấy chắc chắn gã không phải là một trong những người thủ thư. Tôi cũng cảm thấy vì lý do nào đó mình nên đứng dậy, nhưng sự tự cao đã không cho tôi nhấc người lên; hành động như thế có thể chứng tỏ tôi đã quá khúm núm sợ sệt, nhất là trước sự can thiệp đột ngột và khá thô bạo của gã đàn ông kia.
“Chúng tôi nhìn thẳng vào mặt nhau, tôi chưa bao giờ cảm thấy hoang mang như vậy. Gã đàn ông rõ ràng không hợp với bối cảnh ở đây, đẹp trai và ăn mặc chải chuốt theo phong cách thiên về màu sậm của người Thổ hoặc người miền Nam Xlavơ, râu mép rậm, bộ y phục sẫm màu được cắt may cẩn thận như một doanh nhân phương Tây. Ánh mắt gã đụng ánh mắt tôi nảy lửa, và đôi hàng lông mi dài có vẻ gì đó rất đáng ghét trên khuôn mặt lạnh lùng kia. Nước da gã vàng bủng nhưng đẹp đẽ, không có một tì vết, còn cái lưỡi thì rất đỏ. ‘Thưa ông,’ gã nói nhỏ, giọng thù địch, gần như là làu bàu một thứ tiếng Anh giọng Thổ. ‘Tôi không cho rằng ông được phép làm việc này.’
“ ‘Làm việc gì?’ Tôi lập tức sửng cồ lại.
“ ‘Việc nghiên cứu này. Ông đang tiếp cận những tài liệu mà chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ xem như tư liệu lịch sử riêng của quốc gia. Tôi có thể xem giấy tờ của ông được chứ?’
“ ‘Anh là ai?’ Tôi đáp lại cũng lạnh lùng không kém. ‘Tôi có thể xem giấy tờ của anh chứ?’
“Gã rút từ túi trong áo khoác một cái ví, mở ví ra và đập nó xuống mặt bàn trước mặt tôi, rồi chộp lên và đóng ập ví lại. Tôi chỉ kịp nhìn thấy một cái thẻ màu ngà cùng với một mớ bòng bong những tiêu đề chữ Thổ trên đó. Bàn tay gã nhợt nhạt như sáp trông rất khó chịu, móng tay để dài cùng với một vạt lông đen trên mu bàn tay. ‘Bộ Tài nguyên Văn hóa,’ gã nói, giọng lạnh tanh. ‘Tôi hiểu rằng ông thực sự không có sự thu xếp trao đổi với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ để nghiên cứu những tài liệu này. Đúng vậy chứ?’
“ ‘Chắc chắn không phải vậy.’ Tôi trình ra cho gã một lá thư của Thư viện Quốc gia, nêu rõ là tôi được quyền nghiên cứu ở bất kỳ đơn vị bộ phận nào của Thư viện ở Istanbul.
“ ‘Vẫn không đủ,’ gã nói, quăng trả lá thư xuống mớ giấy tờ. ‘Có lẽ ông cần phải đi với tôi.’
“ ‘Đi đâu?’ Tôi đứng dậy, bây giờ cảm thấy an toàn hơn trên đôi chân của mình, nhưng cũng hy vọng gã sẽ không xem việc tôi đứng dậy như sự phục tùng.
“ ‘Đến cảnh sát, nếu xét thấy cần.’
“ ‘Thật quá đáng.’ Tôi đã có kinh nghiệm là, khi nghi ngờ về bộ máy hoặc con người quan liêu thì mình phải lên giọng mới mong được êm xuôi. ‘Tôi là tiến sĩ dự bị của Đại học Oxford và là một công dân của Vương quốc Anh. Ngày đến đây, tôi đã đăng ký với trường đại học sở tại và đã nhận lá thư này như là bằng chứng về vị thế của tôi. Cảnh sát - hoặc cả anh nữa - không có quyền hạch sách tôi.’
“ ‘Tôi hiểu.’ Gã cười, cái kiểu cười làm cho tôi cảm thấy ruột mình thắt lại. Tôi đã đọc một ít về các nhà tù Thổ Nhĩ Kỳ và những người tù phương Tây thỉnh thoảng bất đắc dĩ phải ngồi trong đó, và tình thế hiện tại làm tôi cảm thấy không yên tâm, dù tôi không hiểu mình có thể dính vào loại rắc rối nào. Tôi hy vọng một trong những người thủ thư thường ra vào nghe được tiếng tôi và sẽ vào bảo chúng tôi nói nhỏ. Nhưng rồi tôi nhận ra là chắc hẳn họ có dự phần trách nhiệm trong việc để cho nhân vật này vào đây, với cái thẻ công vụ đáng sợ của gã, để gặp tôi. Có thể gã thực sự là một nhân vật quan trọng. Gã chồm về phía trước. ‘Để tôi xem ông đang làm cái gì ở đây. Làm ơn tránh ra.’
“Tôi miễn cưỡng bước qua một bên, gã liền cúi gập người trên công trình của tôi, đóng ập những cuốn tự điển lại để xem bìa của chúng, vẫn với nụ cười làm tôi thắt ruột kia. Vóc dáng đồ sộ của gã ở bên kia bàn, và tôi chú ý nhận ra người gã có một mùi kỳ dị, giống như mùi nước hoa Cologne dùng để phủ lấp một mùi gì đó không ưng ý - nhưng không che giấu được. Sau cùng, gã cầm tấm bản đồ mà tôi đang nghiên cứu dở lên, tay gã chợt trở nên dịu dàng, gần như nâng niu khi cầm nó. Gã nhìn nó tựa như không cần quan sát lâu mới biết nó là cái gì, dù vậy tôi nghĩ đó hẳn là một động tác giả. ‘Đây là tài liệu lưu trữ của ông, đúng không?’
“ ‘Đúng,’ tôi giận dữ trả lời.
“ ‘Đây là tài sản rất giá trị của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi không tin ông sẽ cần nó cho những mục đích có liên quan đến các nước khác. Và chính mảnh giấy này, tấm bản đồ nhỏ này, đã khiến ông đi ngần ấy đường từ trường đại học nước Anh đến Istanbulsao?’
“Tôi định phản bác lại là mình còn những việc khác nữa, để tống cổ hắn đi cho tôi làm việc tiếp, nhưng ngay tức khắc nhận ra việc này có thể dẫn đến nhiều nghi vấn hơn. ‘Vâng, có thể nói tóm tắt là như vậy.’
“ ‘Tóm tắt là như vậy?’ Gã tiếp tục, giọng đã ôn tồn hơn. ‘Được, báo để ông biết tấm bản đồ này tạm thời bị tịch thu. Thật là một điều đáng xấu hổ đối với một nhà nghiên cứu ngoại quốc.’
“Tôi đứng đó, giận sôi người, gần như không biết phải làm gì, và cảm thấy cũng may mà sáng hôm đó đã không mang theo bất kỳ bản sao chi tiết nào những tấm bản đồ cổ vùng núi Carpates, mà tôi định sẽ dùng để so sánh với tấm bản đồ này vào ngày mai. Chúng được giấu trong va li của tôi để ở khách sạn. ‘Ông hoàn toàn không có quyền tịch thu tài liệu mà tôi đã được phép sử dụng,’ tôi trả lời, nghiến răng. ‘Chắc chắn tôi sẽ đề cập việc này với bên Thư viện Quốc gia ngay tức khắc. Cả với tòa đại sứ Anh. Dù sao đi nữa, ông dựa vào lý do nào để phản đối việc tôi nghiên cứu những tài liệu này? Chúng chỉ là những mảng tối trong lịch sử thời Trung cổ. Chúng chẳng liên quan gì đến lợi ích hiện tại của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, tôi chắc chắn như vậy.’
“Viên quan chức nhà nước đứng đó, không nhìn tôi, tựa hồ như những tháp hình chóp của thánh đường Hagia Sophia vừa bày ra một góc cạnh mới hấp dẫn nào đó mà gã chưa từng có dịp chứng kiến. ‘Đây là vì lợi ích của chính ông,’ gã nói giọng bình thản. ‘Tốt hơn nên để một người khác tiếp tục làm việc kia. Vào một lúc nào khác.’ Gã vẫn đứng như bất động ở đó, đầu quay về phía cửa sổ, cứ như muốn tôi dõi theo ánh mắt của gã để nhìn cái gì đó. Tôi ngây ngô cảm thấy mình không nên làm như vậy, vì đó có thể là một trò lừa, do đó, thay vì vậy, tôi nhìn gã, chờ đợi. Rồi sau đó, tôi đã thấy, tựa như gã cố ý để cho cái ánh sáng ban ngày nhờn nhợt kia chiếu vào nó, khoảng cần cổ phía trên chiếc sơ mi đắt tiền của gã. Bên cạnh cổ, ở vùng thịt thấp nhất trên cái cổ họng vạm vỡ, là hai lỗ thủng màu nâu đã đóng vảy, không mới nhưng cũng chưa lành hẳn, tựa như gã đã bị một ngọn gai hai đầu đâm vào, hoặc bị cắt bằng mũi dao nhọn.
“Tôi bước lui, tránh xa bàn, nghĩ rằng mình đã mất trí vì tất cả những tài liệu đen tối đó, rằng mình đã thực sự loạn óc. Nhưng cái ánh sáng ban ngày kia vẫn bình thường, gã đàn ông trong bộ đồ len sậm màu kia hoàn toàn có thực, cho đến cái mùi mồ hôi, mùi không tắm rửa và mùi gì đó khác bên dưới cái mùi nước hoa Cologne của gã cũng vậy. Chẳng có gì biến mất hoặc thay đổi. Tôi không thể rời mắt khỏi chỗ hai vết thương nhỏ chưa lành hẳn kia. Sau một vài giây, từ quang cảnh lôi cuốn kia, gã quay lại, tựa như hài lòng với điều đã thấy - hoặc cái mà tôi đã thấy - và lại cười. ‘Vì lợi ích của riêng ông, giáo sư à.’
“Khi gã bước ra khỏi phòng, cầm tấm bản đồ cuộn trong tay, tôi đứng đó không nói nên lời và lắng nghe tiếng bước chân xa dần trên cầu thang. Vài phút sau, một thủ thư lớn tuổi bước vào, một người đàn ông tóc bạc rậm rịt, cầm theo hai cuốn sách cổ khổ lớn rồi đặt chúng trên một chiếc kệ thấp. ‘Xin lỗi,’ tôi lên tiếng với người thủ thư, tiếng nói như nghẹn lại trong cổ họng. ‘Xin thứ lỗi cho tôi, nhưng đây là việc hoàn toàn quá đáng.’ Ông ta nhìn tôi, bối rối. ‘Người đàn ông đó là ai? Cái ông quan chức nhà nước ấy?’
“ ‘Quan chức nhà nước?’ Người thủ thư ngập ngừng nhắc lại lời tôi.
“ ‘Tôi phải có ngay một công văn chính thức của các ông về quyền làm việc của tôi trong trung tâm lưu trữ này.’
“ ‘Nhưng ông đã có toàn quyền làm việc ở đây,’ ông ta ôn tồn đáp lại. ‘Chính tôi đã đăng ký cho ông ở đây kia mà.’
“ ‘Tôi biết, tôi biết. Vì vậy các ông phải bắt ông ta và bảo ông ta trả lại tấm bản đồ.’
“ ‘Bắt ai?’
“ ‘Cái ông ở Bộ gì đó - cái ông vừa mới đến đây. Chẳng phải ông đã cho ông ta vào đây hay sao?’
“Dưới mái tóc bạc bù xù, ông ta nhìn tôi một cách kỳ lạ. ‘Có ai vào đây vào giờ này ư? Từ ba tiếng đồng hồ qua chẳng có ai vào đây cả. Chính tôi ở dưới, ngay lối ra vào. Thật không may là ở đây chúng tôi có ít khách đến nghiên cứu lắm.’
“ ‘Người đàn ông kia…’ tôi buột miệng rồi dừng lại. Đột nhiên tôi cảm thấy mình là một người ngoại quốc đang điên khùng khoa tay múa chân. ‘Ông ta đã lấy tấm bản đồ của tôi. Ý tôi là tấm bản đồ của trung tâm lưu trữ.’
“ ‘Bản đồ, thưa giáo sư?’
“ ‘Tôi đang làm việc với một tấm bản đồ. Tôi đã ký nhận nó sáng nay ở quầy.’
“ ‘Không phải tấm bản đồ kia à?’ Ông ta trỏ vào bàn làm việc của tôi. Ngay chính giữa bàn, trải rộng ra một tấm bản đồ đường sá vùng Balkan mà tôi chưa từng thấy trong đời. Năm phút trước, chắc chắn nó không có ở đó. Người thủ thư bỏ cuốn sách khổ lớn thứ hai xuống.
“ ‘Xin đừng bận tâm.’ Tôi vội cuống cuồng thu nhặt mớ sách vở và rời khỏi thư viện. Trên đường phố náo nhiệt nhộn nhịp người qua lại không có dấu vết gì của gã viên chức kia, mặc dù cũng có vài người đàn ông có cùng vóc dáng và chiều cao mặc bộ y hệt cầm cặp vội vã bước ngang qua trước mặt tôi. Khi về đến phòng, tôi nhận thấy đồ đạc của mình bị xáo trộn, chứng tỏ đã xảy ra chuyện lục lọi trong căn phòng. Các phác thảo đầu tiên của tôi về những tấm bản đồ cũ cũng như những ghi chú đã hoàn chỉnh, những thứ ngày hôm đó tôi vẫn chưa cần đến, đã biến mất. Chiếc va li của tôi cũng đã được xếp đặt lại một cách hoàn hảo. Nhân viên khách sạn nói họ không biết gì về chuyện đó. Tôi đã thao thức suốt đêm để lắng nghe mọi tiếng động ở bên ngoài. Sáng hôm sau, tôi thu dọn đống áo quần chưa giặt và những cuốn tự điển đáp tàu thủy trở về Hy Lạp.”
Giáo sư Rossi lại chắp hai bàn tay lại và nhìn cha, tựa như kiên nhẫn chờ đợi vẻ mặt nghi hoặc của cha. Nhưng đột nhiên cha run lên vì tin tưởng thay vì hoài nghi. “Thầy trở lại Hy Lạp?”
“Đúng vậy, và tôi đã dành những ngày còn lại của mùa hè để cố quên đi ký ức về chuyến phiêu lưu ở Istanbul ấy, tuy nhiên không thể nào quên được những ý nghĩa tiềm ẩn của nó.”
“Thầy đã bỏ đi vì… sợ?”
“Khiếp sợ.”
“Nhưng sau đó thầy đã thực hiện toàn bộ cuộc nghiên cứu - hoặc bố trí người khác tiến hành - về cuốn sách kỳ lạ của thầy?”
“Phải, chủ yếu là việc phân tích hóa học ở Viện Smithsonian. Nhưng khi việc phân tích này không đưa đến kết luận nào - và do vài tác động khác nữa - tôi đã bỏ dở toàn bộ nghiên cứu và cất cuốn sách lên kệ. Lên trên kia, rốt cuộc là vậy.” Ông hất đầu chỉ lên vị trí cao nhất của tủ sách. “Thật kỳ lạ - thỉnh thoảng tôi lại nghĩ về những sự kiện này, và có khi có vẻ như tôi nhớ về chúng rất rõ ràng, nhưng cũng có lúc chúng chỉ là những mảnh rời rạc. Tôi cho là sự quen thuộc có thể làm phai mờ dần những ký ức thậm chí kinh khủng nhất. Và có những giai đoạn - đôi khi là nhiều năm liền - tôi chẳng muốn nghĩ đến chuyện đó chút nào cả.”
“Nhưng liệu thầy có thực sự tin… người đàn ông với những vết thương trên cổ…”
“Anh sẽ nghĩ như thế nào, nếu gã đứng trước mặt anh và anh biết bản thân mình vẫn tỉnh táo?” Ông đứng dựa vào các kệ sách, và trong một khoảnh khắc, giọng nói chợt trở nên dữ dội.
Cha nhấp ngụm cà phê nguội cuối cùng; đắng ngắt, chỉ toàn cặn. “Và thầy không bao giờ cố gắng thêm lần nữa để tìm hiểu ý nghĩa tấm bản đồ, hoặc nguồn gốc của nó sao?”
“Không bao giờ.” Ông dường như ngập ngừng chốc lát. “Không. Nó là một trong vài công trình nghiên cứu mà tôi tin chắc mình sẽ không bao giờ hoàn thành. Tuy nhiên, tôi có một lý thuyết là con đường học thuật đáng sợ này, cũng giống như nhiều con đường khác bớt kinh khủng hơn, đơn thuần chỉ là cái gì đó mà người này tiến một ít, rồi người kia, mỗi người đóng góp một chút cuộc đời mình vào nó. Có thể ba người đó là những người như vậy, hàng thế kỷ trước họ đã làm thế khi vẽ ra những tấm bản đồ kia và bổ sung cho chúng, mặc dù tôi phải thừa nhận rằng những câu châm ngôn bùa chú từ Kinh Koran có thể không giúp được cho bất kỳ ai hiểu thêm gì về địa điểm mà ngôi mộ thực sự của Vlad Ţepeş có thể tọa lạc. Và dĩ nhiên, có thể tất cả chỉ là vớ vẩn. Hoàn toàn có khả năng hắn đã được chôn cất trong tu viện trên hòn đảo của hắn, như được ghi lại trong truyện dân gian Rumani, và đã bình yên ở đó như một linh hồn thánh thiện - cái mà hắn vốn chẳng bao giờ được như vậy.”
“Nhưng thầy đâu có nghĩ thế.”
Ông lại lưỡng lự. “Nền học thuật phải tiếp tục tiến bước. Vì cái tốt hoặc vì cái xấu, nhưng phải tiến bước, trong mọi lĩnh vực.”
“Thầy đã từng tìm cách đến Snagov để chứng kiến tận mắt hay chưa?”
Ông lắc đầu. “Chưa. Tôi đã từ bỏ cuộc nghiên cứu này.”
Cha đặt chiếc ly lạnh ngắt xuống, nhìn vào mặt giáo sư. “Nhưng thầy vẫn còn lưu giữ vài thông tin,” cha phỏng đoán, giọng từ tốn.
Ông lại với tay lên phía những cuốn sách trên đầu kệ, kéo xuống một phong bì màu nâu, niêm kín. “Dĩ nhiên. Ai mà phá hủy hoàn toàn một công trình nghiên cứu được chứ? Tôi đã ghi lại những gì có thể theo trí nhớ về ba tấm bản đồ và lưu lại những ghi chú khác, những ghi chú mà ngày hôm đó tôi đã mang theo khi vào trung tâm lưu trữ.”
Ông để cái gói chưa mở lên bàn, giữa cha và ông, vuốt ve nó với vẻ âu yếm mà theo cha, có vẻ như chẳng phù hợp với nỗi khiếp sợ của ông đối với những gì chứa đựng bên trong chút nào. Có lẽ chính sự khác biệt đó, hoặc có thể chính buổi chiều mùa xuân đang chuyển dần sang đêm tối ở bên ngoài kia, đã khiến cha thấy thêm bồn chồn. “Thầy có nghĩ đây có thể là một loại di sản nguy hiểm không?”
“Có Chúa chứng giám, tôi ước gì có thể nói không. Nhưng có lẽ chỉ nguy hiểm về mặt tâm lý. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, lành mạnh hơn khi chúng ta không ủ ê nghiền ngẫm một cách không cần thiết những nỗi khiếp sợ. Như anh biết đấy, lịch sử nhân loại đầy rẫy những hành vi độc ác xấu xa, và có lẽ chúng ta nên nghĩ đến chúng với những giọt nước mắt, chứ không phải niềm say mê. Chuyện đã xảy ra cách đây nhiều năm đến nỗi thậm chí tôi không thể nhớ rõ những ký ức về Istanbul nữa, mà tôi cũng chưa bao giờ muốn trở lại nơi đó. Hơn nữa, tôi có cảm tưởng mình đã mang theo tất cả những gì tôi có thể cần phải biết.”
“Để tiến xa hơn, ý thầy muốn nói như vậy?”
“Đúng vậy.”
“Nhưng thầy vẫn còn chưa biết ai có khả năng vẽ ra một tấm bản đồ cho biết cái hầm mộ đó hiện nằm ở đâu? Hoặc đã nằm ở đâu?”
“Phải, tôi chưa biết.”
Cha đưa tay chỉ về phía chiếc phong bì màu nâu. “Liệu tôi có cần một chuỗi tràng hạt, hoặc cái gì đó, vài thứ bùa ngải nào đó, để mở nó ra không?”
“Tôi chắc rằng anh đã mang theo mình lòng tốt, ý thức luân lý, anh muốn gọi là gì cũng được, tốt thôi - mà tôi cũng thích nghĩ rằng hầu hết mọi người chúng ta đều có thể mang theo những thứ như vậy. Tôi sẽ không đi loanh quanh với mấy củ tỏi trong túi, không đâu.”
“Mà với liều thuốc trừ tà tinh thần mạnh.”
“Phải, tôi đã cố làm vậy.” Mặt ông đượm nét buồn cùng cực, gần như khắc khổ. “Có thể tôi đã sai lầm khi không áp dụng những mê tín dị đoan xưa cũ kia, nhưng tôi là một người duy lý chủ nghĩa, tôi cho là thế, và tôi sẽ vẫn như vậy.”
Cha bấu chặt các ngón tay trên cái gói.
“Đây là cuốn sách của anh. Đó là một cuốn sách thú vị và tôi mong anh may mắn trong việc xác định nguồn gốc của nó.” Ông trao lại cho cha cuốn sách bìa bọc giấy da của cha, và cha nghĩ vẻ u sầu trên gương mặt ông tương phản hẳn với nét nhiệt tâm trong những lời ông nói. “Hai tuần nữa anh hẵng quay lại và chúng ta sẽ trở lại với nền giao thương của Utrecht.”
Chắc hẳn cha đã phải chớp mắt; thậm chí cả cái luận văn tiến sĩ cũng có vẻ như không có thực đối với cha. “Vâng, tốt thôi.”
Rossi uống cạn cốc cà phê, cha lóng ngóng thu xếp lại cặp giấy tờ.
“Một điều cuối,” ông trở giọng nghiêm trọng, khi cha quay lưng về phía ông.
“Vâng?”
“Chúng ta sẽ không đề cập đến chuyện này nữa.”
“Thầy không muốn biết tôi sẽ tiến hành nghiên cứu việc này như thế nào sao?” Cha cảm thấy kinh ngạc và thoáng chút cô đơn.
“Anh có thể nói như thế. Tôi không muốn biết. Dĩ nhiên, trừ phi anh gặp rắc rối.” Ông thân mật siết tay giã từ cha như thường lệ. Vẻ đau buồn thực sự, một vẻ cha chưa thấy bao giờ, bao trùm khuôn mặt ông, rồi có vẻ như ông cố nở một nụ cười.
“Thôi được,” cha đáp lại.
“Hai tuần nữa nhé,” ông gọi với theo, ông hầu như đã vui vẻ lúc cha bước ra. “Hãy mang đến cho tôi một chương hoàn chỉnh, hoặc cái gì đó.”
Cha ngừng lại. Tôi bối rối và ngạc nhiên khi thấy nước mắt lấp lánh trong mắt cha. Nét cảm xúc đó ngăn không cho tôi hỏi thêm dù cha chẳng lên tiếng yêu cầu. “Con thấy đấy, viết một luận văn đúng là kinh khủng,” cha nói tiếp, giọng nhẹ nhàng. “Dù sao, có lẽ chúng ta không nên dính vào chuyện này nữa. Một câu chuyện xa xưa rối rắm như vậy, và rõ ràng mọi thứ hóa ra đều ổn, nên giờ cha mới đang ở đây, thậm chí không còn là một giáo sư bị ám ảnh chuyện quỷ ma nữa, và con cũng đang ở đây.” Cha chớp mắt, như đang dần tỉnh lại. “Đó là một kết cuộc có hậu, như mọi kết cuộc khác.”
“Nhưng có lẽ còn nhiều vấn đề ở đoạn giữa,” tôi khó nhọc nói. Ánh nắng chiều yếu ớt chiếu trên da thịt, không đủ sức rọi đến tận cốt xương tôi, nơi đã ngấm chút hơi lạnh thoát lên từ biển. Chúng tôi vươn vai rồi quay bên này bên kia để nhìn thành phố bên dưới. Nhóm du khách cuối cùng lang thang ngang qua chúng tôi, dọc theo tường bao bờ biển đến đứng trong một góc xa xa, chỉ trỏ ra những hòn đảo hoặc chụp ảnh cho nhau. Tôi liếc nhìn cha, nhưng cha đang nhìn đăm đăm ra biển. Ở sau những du khách khác, nhưng cũng đã cách chúng tôi khá xa về phía trước, là một người đàn ông mà trước đó tôi không để ý thấy, đang bước chậm rãi nhưng rõ ràng là không đuổi theo được nữa, cao lớn, vai rộng, mặc một bộ com lê len đen. Tôi đã nhìn thấy những người đàn ông cao lớn mặc đồ đen khác trong thành phố ấy, nhưng không hiểu sao tôi không thể không nhìn theo người đàn ông kia.
Tác giả :
Elizabeth Kostova