Trùng Sinh Thế Gia Tử
Chương 27: Cuộc Đối Thoại Của Hai Ông Cháu
Là gia chủ của Nhiếp gia, ông cụ có quyền uy rất lớn trong nhà. Ba anh em liền bước cùng nhau ra ngoài.
Trên đường đi, Nhiếp Gia Lương đi ở đằng trước nhất. Nhiếp Chấn Bang thì cố ý đi đằng sau cùng. Mặc dù là ở trong nhà, nhưng Nhiếp Chấn Bang rất chú trọng đến những chi tiết nhỏ này. Mặc dù là việc đi lại bình thường thôi, nhưng trong đó lại ẩn chứa không ít thứ.
Trên quan trường Trung Quốc, chỗ ngồi và vị trí đứng rất được chú trọng. Theo tập tục truyền thống, người ở giữa là người quan trọng nhất, sau đó trong cùng một khoảng cách thì vị trí bên trái sẽ quan trọng hơn cả.
Đương nhiên nếu nhìn tổng quát về cổ đại Trung Quốc, thì tình huống của từng triều đại lại không giống nhau. Ở thời kỳ Tần Hán, lấy bên phải làm trọng, sau thời Ngụy Tấn, kéo dài đến tận Đường Nguyên đều là bên trái làm trọng. Và cho tới bây giờ, sau khi kiến quốc, cũng tiếp tục truyền thống bên trái làm trọng. Khi đi, thường đi chậm hơn nữa vị trí người là hợp lý nhất.
Ông cụ vừa ngồi xuống ghế sô pha, Nhiếp Tử Ngư đã chạy tới bên cạnh ông cụ. Là cháu gái duy nhất của Nhiếp gia, Nhiếp Tử Ngư có một vị trí rất đặc biệt trong Nhiếp gia. Đó là hòn ngọc quý trên tay, là công chúa trong nhà.
Hơn nữa, ông cụ cũng không hề có yêu cầu gì đặc biệt đối với Nhiếp Tử Ngư. Mà ngược lại, ông yêu cầu rất nghiêm khắc đối với hai anh em Nhiếp Gia Lương.
- Ông nội. Chúc mừng năm mới.
Đi theo Nhiếp Gia Lương và Nhiếp Gia Dân, Nhiếp Chấn Bang cũng chúc một câu.
Ánh mắt của ông cụ, nhìn qua từng người bắt đầu từ Nhiếp Gia Lương, cuối cùng dừng lại trên người Nhiếp Chấn Bang. Nhìn người cháu đột nhiên “chui” ra này, sắc mặt của Nhiếp lão rất nghiêm túc, nhìn qua không có bất cứ sự biến hóa gì cả. Trong khoảng thời gian ngắn, không khí trong nhà trở nên ngưng đọng.
Bên cạnh, bà cụ Hoàng Thu Mai nhìn thấy cảnh này, ngay lập tức đứng dậy:
- Ông già, ông làm gì đấy. Nào, chỉ đợi mình ông thôi đấy. Đồ để cúng tổ tiên đều chuẩn bị xong rồi. Mau bắt đầu đi, nếu không, sắp hết đêm giao thừa mất rồi.
Suy nghĩ của bà lão đối với Nhiếp Chấn Bang rất đơn giản, dù thế nào thì bất kể là ai sinh ra, đều là cháu của mình cả. Tục ngữ có câu, hoàng đế yêu con cả, dân chúng yêu con út. Bà cụ không như vậy. Nếu không phải do bà cụ quá cưng chiều, ngày xưa Nhiếp Quốc Uy cũng không làm chuyện hoang đường như vậy. Yêu ai yêu cả đường đi. Là con trai của con trai út, lại là đứa cháu nhỏ nhất trong đời thứ ba, bà cụ thật sự đối với Nhiếp Chấn Bang rất tốt.
Ở gian giữa trong phòng khách, một chiếc bàn bát tiên được đặt ngay ngắn. Ở phía trước, đặt bài vị tổ tiên Nhiếp gia, hương nến đều đã châm lên, bày các loại đồ cúng.
Ông cụ đứng tới trước bàn, quỳ xuống rất cung kính, sau khi lạy ba lạy, mới đứng lên, bước tới bên cạnh, nhìn từng đôi con cháu đến tế bái tổ tiên.
Sau khi Diệp Thục Nhàn tế bái xong, giờ chỉ còn lại Nhiếp Chấn Bang và Nhiếp Tử Ngư. Bỗng nhiên, không khí cũng trở nên khó xử.
- Chấn Bang, cháu tế bái cho cẩn thận. Đây là lần đầu tiên cháu ăn tết ở Nhiếp gia, thái độ phải cung kính vào.
Ông cụ đột nhiên nhắc nhở.
Câu này ngay lập tức khiến mọi người ngớ ra. Bác dâu cả Hoàng Duyệt Dung kinh ngạc. Thái độ bà nhìn Nhiếp Chấn Bang cũng thay đổi. Trước kia, Hoàng Duyệt Dung không coi Nhiếp Chấn Bang ra gì. Thậm chí, trong lòng, Hoàng Duyệt Dung không cho rằng Nhiếp Chấn Bang là người của Nhiếp gia. Nhưng, hôm nay ông cụ nói vậy, ý tứ rất rõ ràng. Bởi lẽ, ông cụ đã thừa nhận Nhiếp Chấn Bang là người nhà Nhiếp gia.
Đừng coi thường sự thay đổi này. Mặc dù khi Nhiếp Chấn Bang về nhà, cũng đã tổ chức một lần nghi thức. Nhưng ở kiếp trước, Nhiếp Chấn Bang chưa bao giờ tham gia lễ cúng tổ tiên trong nhà. Nhưng lần này, ông cụ đã mở miệng bảo Nhiếp Chấn Bang tế tổ.
Đứng ở bên cạnh, thái độ của Nhiếp Gia Lương cũng rất phức tạp, anh ta đã có được rất nhiều lợi lộc từ người em giữa đường này của mình. Có thể trở thành Phó cục trưởng 21 tuổi, thì có lẽ có thể nói là, Nhiếp Chấn Bang có công lao to lớn. Nhưng, trong đại gia tộc cũng có tranh đấu. Mỗi đời chỉ có một người trung tâm. Tất cả tài nguyên của gia tộc, mọi người trong gia tộc đều lấy người trung tâm đó làm chủ.
Tục ngữ có câu, không có quy củ không làm nên chuyện, nếu không có một người trung tâm, anh làm việc của anh, tôi làm việc của tôi, giả sử chính kiến bất đồng, thì phải làm sao đây? Đánh nhau? Vậy thì chỉ có thể tự chịu diệt vong. Nếu vậy, không cần tới ba năm, Nhiếp gia sẽ bị những gia tộc khác trong thủ đô thay thế. Đây là hiện thực. Giờ đây trong đời thứ hai của Nhiếp gia, Nhiếp Quốc Đống ưu tú hơn một chút. Nhiếp Gia Lương đương nhiên không muốn mất vị trí người thừa kế của đời thứ ba này.
Ngược lại, ánh mắt của Diệp Thục Nhàn giờ đây rất phức tạp. Đây là đứa con trai trên danh nghĩa của bà. Trong số các gia tộc thủ đô, không phải chỉ một mình Nhiếp Quốc Uy đem con từ bên ngoài về. Nhưng, những đứa bé đó, đều được mang về từ khi còn nhỏ. Còn Nhiếp Chấn Bang thì lớn rồi mới trở về, đây là sự khác biệt, điều này có nghĩa là, bà phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian hơn, dùng tấm lòng chân thật mới có thể được Nhiếp Chấn Bang tin tưởng.
Lưỡng bại câu thương? Làm cho mọi chuyện ầm ĩ lớn lên? Nếu như trước kia, khi ông cụ chưa thừa nhận Nhiếp Chấn Bang, bà còn có thể làm vậy, nhưng giờ đây, ông cụ đã thừa nhận, mà bà lại làm loạn lên, thì đó là ngu xuẩn. Nghĩ tới đây, thái độ của Diệp Thục Nhàn cũng xảy ra một sự biến đổi vi diệu.
Nhiếp Chấn Bang đều nhìn thấy được hết những sự thay đổi của mọi người. Giờ đây, trong lòng Nhiếp Chấn Bang cũng có một sự kích động. Tế tổ, đây là một việc hắn chưa bao giờ được trải qua. Giờ đây xem ra, tất cả những hành động của mình, đã có kết quả rồi. Dù thế nào, hắn cũng đã thay đổi rất nhiều. Điều khiến cho Nhiếp Chấn Bang càng vui hơn là, từ nay về sau, những hành động của hắn sẽ được nhiều sự ủng hộ hơn. Như vậy, kế hoạch thay đổi vận mệnh của Nhiếp gia, mới có thể thực hiện.
Ngay lập tức, Nhiếp Chấn Bang cung kính bước lên trước, thắp ba nén hương giống như Nhiếp Gia Lương, Nhiếp Gia Dân, sau khi lạy ba cái, vẻ mặt trang nghiêm, đem hương cắm vào trong lư hương.
Sau khi Nhiếp Tử Ngư tế tổ xong, ông cụ nhìn lại một lượt con cháu của mình, rồi nói với Nhiếp Chấn Bang:
- Chấn Bang, cháu đến thư phòng của ông một chút.
Nói xong, bỏ mặt ánh mắt kinh ngạc của những người khác, ông cụ đã bước về phía thư phòng của mình.
Thư phòng của ông cụ là nơi mà cho dù tổng lại số thời gian cả hai đời Nhiếp Chấn Bang đã sống ở đây là gần mười năm, nhưng lại chưa từng có tư cách bước vào.
Cả thư phòng trông rất cổ xưa. Một dãy giá sách bằng gỗ hoa lê, trông những thứ này, Nhiếp Chấn Bang có cảm giác tiếc rẻ. Cần phải biết rằng, gỗ hoa lê là loại gỗ bền, không dễ biến dạng, nếu nói về giá trị thì nó gần với loại gỗ Tử Đàn, loại gỗ có giá trị cao nhất trong các loại. Bình thường thì nó đều dùng để làm những vật dị hình. Những thứ cố định hình dạng thuộc kiểu đồ dùng gia đình như giá sách, thường thì dùng gỗ lim, hay gỗ cây táo chua là tốt lắm rồi. Nhưng cái giá sách chỗ ông cụ này lại làm từ gỗ hoa lê.
Chiếc bàn đọc sách lớn, làm bằng cả một khối gỗ lim, diện tích lớn như vậy, ít nhất phải là gỗ lim trên hai trăm năm. Đây cũng là một thứ giá trị xa xỉ.
- Đừng nhìn nữa, đây chỉ là ngoại vật, là tài sản của quốc gia. Ông chỉ là một trong số những người sử dụng nó trong chuỗi lịch sử dài dằng dặc của nó mà thôi. Nếu các anh cũng không thua kém người ta thì có lẽ, Nhiếp gia vẫn còn có tư cách ngồi ở cái chỗ này.
Ông cụ nói rất bình thản, nhưng trong lời nói lại lộ ra sự cô tịch.
Đời thứ hai và đời thứ ba của Nhiếp gia kém cỏi. Đây là một sự thật không thể chối cãi, cũng không thể phủ nhận. Giờ đây, Nhiếp Chấn Bang đã có thể hiểu được lựa chọn năm xưa của ông nội rồi.
Trong tình hình đời sau không giỏi giang, Nhiếp lão đã lựa chọn một con đường mạo hiểm. Thực lực của phái bảo thủ không mạnh. Là người đứng thứ hai ở Quân ủy, sự ủng hộ của Nhiếp lão vô cùng quan trọng. Nhưng tương phản với nó, phái cải cách nhờ có đồng chí Nam Tầm, cho nên tác dụng của Nhiếp gia có lẽ không được rõ ràng.
Tiếc rằng, đi ngược lại với lịch sử, đi ngược lại với lòng dân, chuyện như vậy đương nhiên không thể chiến thắng chính nghĩa. Cuối cùng, Nhiếp gia sa sút, cũng là điều tất nhiên.
- Ông nội, cháu sẽ cố gắng.
Nhiếp Chấn Bang gật đầu nghiêm túc.
Nhiếp lão ngồi xuống, ngẩng đầu nhìn Nhiếp Chấn Bang, nói nghiêm túc:
- Chấn Bang, cháu nói xem. Cháu chuẩn bị đưa Nhiếp gia đi đến đâu?
Trên đường đi, Nhiếp Gia Lương đi ở đằng trước nhất. Nhiếp Chấn Bang thì cố ý đi đằng sau cùng. Mặc dù là ở trong nhà, nhưng Nhiếp Chấn Bang rất chú trọng đến những chi tiết nhỏ này. Mặc dù là việc đi lại bình thường thôi, nhưng trong đó lại ẩn chứa không ít thứ.
Trên quan trường Trung Quốc, chỗ ngồi và vị trí đứng rất được chú trọng. Theo tập tục truyền thống, người ở giữa là người quan trọng nhất, sau đó trong cùng một khoảng cách thì vị trí bên trái sẽ quan trọng hơn cả.
Đương nhiên nếu nhìn tổng quát về cổ đại Trung Quốc, thì tình huống của từng triều đại lại không giống nhau. Ở thời kỳ Tần Hán, lấy bên phải làm trọng, sau thời Ngụy Tấn, kéo dài đến tận Đường Nguyên đều là bên trái làm trọng. Và cho tới bây giờ, sau khi kiến quốc, cũng tiếp tục truyền thống bên trái làm trọng. Khi đi, thường đi chậm hơn nữa vị trí người là hợp lý nhất.
Ông cụ vừa ngồi xuống ghế sô pha, Nhiếp Tử Ngư đã chạy tới bên cạnh ông cụ. Là cháu gái duy nhất của Nhiếp gia, Nhiếp Tử Ngư có một vị trí rất đặc biệt trong Nhiếp gia. Đó là hòn ngọc quý trên tay, là công chúa trong nhà.
Hơn nữa, ông cụ cũng không hề có yêu cầu gì đặc biệt đối với Nhiếp Tử Ngư. Mà ngược lại, ông yêu cầu rất nghiêm khắc đối với hai anh em Nhiếp Gia Lương.
- Ông nội. Chúc mừng năm mới.
Đi theo Nhiếp Gia Lương và Nhiếp Gia Dân, Nhiếp Chấn Bang cũng chúc một câu.
Ánh mắt của ông cụ, nhìn qua từng người bắt đầu từ Nhiếp Gia Lương, cuối cùng dừng lại trên người Nhiếp Chấn Bang. Nhìn người cháu đột nhiên “chui” ra này, sắc mặt của Nhiếp lão rất nghiêm túc, nhìn qua không có bất cứ sự biến hóa gì cả. Trong khoảng thời gian ngắn, không khí trong nhà trở nên ngưng đọng.
Bên cạnh, bà cụ Hoàng Thu Mai nhìn thấy cảnh này, ngay lập tức đứng dậy:
- Ông già, ông làm gì đấy. Nào, chỉ đợi mình ông thôi đấy. Đồ để cúng tổ tiên đều chuẩn bị xong rồi. Mau bắt đầu đi, nếu không, sắp hết đêm giao thừa mất rồi.
Suy nghĩ của bà lão đối với Nhiếp Chấn Bang rất đơn giản, dù thế nào thì bất kể là ai sinh ra, đều là cháu của mình cả. Tục ngữ có câu, hoàng đế yêu con cả, dân chúng yêu con út. Bà cụ không như vậy. Nếu không phải do bà cụ quá cưng chiều, ngày xưa Nhiếp Quốc Uy cũng không làm chuyện hoang đường như vậy. Yêu ai yêu cả đường đi. Là con trai của con trai út, lại là đứa cháu nhỏ nhất trong đời thứ ba, bà cụ thật sự đối với Nhiếp Chấn Bang rất tốt.
Ở gian giữa trong phòng khách, một chiếc bàn bát tiên được đặt ngay ngắn. Ở phía trước, đặt bài vị tổ tiên Nhiếp gia, hương nến đều đã châm lên, bày các loại đồ cúng.
Ông cụ đứng tới trước bàn, quỳ xuống rất cung kính, sau khi lạy ba lạy, mới đứng lên, bước tới bên cạnh, nhìn từng đôi con cháu đến tế bái tổ tiên.
Sau khi Diệp Thục Nhàn tế bái xong, giờ chỉ còn lại Nhiếp Chấn Bang và Nhiếp Tử Ngư. Bỗng nhiên, không khí cũng trở nên khó xử.
- Chấn Bang, cháu tế bái cho cẩn thận. Đây là lần đầu tiên cháu ăn tết ở Nhiếp gia, thái độ phải cung kính vào.
Ông cụ đột nhiên nhắc nhở.
Câu này ngay lập tức khiến mọi người ngớ ra. Bác dâu cả Hoàng Duyệt Dung kinh ngạc. Thái độ bà nhìn Nhiếp Chấn Bang cũng thay đổi. Trước kia, Hoàng Duyệt Dung không coi Nhiếp Chấn Bang ra gì. Thậm chí, trong lòng, Hoàng Duyệt Dung không cho rằng Nhiếp Chấn Bang là người của Nhiếp gia. Nhưng, hôm nay ông cụ nói vậy, ý tứ rất rõ ràng. Bởi lẽ, ông cụ đã thừa nhận Nhiếp Chấn Bang là người nhà Nhiếp gia.
Đừng coi thường sự thay đổi này. Mặc dù khi Nhiếp Chấn Bang về nhà, cũng đã tổ chức một lần nghi thức. Nhưng ở kiếp trước, Nhiếp Chấn Bang chưa bao giờ tham gia lễ cúng tổ tiên trong nhà. Nhưng lần này, ông cụ đã mở miệng bảo Nhiếp Chấn Bang tế tổ.
Đứng ở bên cạnh, thái độ của Nhiếp Gia Lương cũng rất phức tạp, anh ta đã có được rất nhiều lợi lộc từ người em giữa đường này của mình. Có thể trở thành Phó cục trưởng 21 tuổi, thì có lẽ có thể nói là, Nhiếp Chấn Bang có công lao to lớn. Nhưng, trong đại gia tộc cũng có tranh đấu. Mỗi đời chỉ có một người trung tâm. Tất cả tài nguyên của gia tộc, mọi người trong gia tộc đều lấy người trung tâm đó làm chủ.
Tục ngữ có câu, không có quy củ không làm nên chuyện, nếu không có một người trung tâm, anh làm việc của anh, tôi làm việc của tôi, giả sử chính kiến bất đồng, thì phải làm sao đây? Đánh nhau? Vậy thì chỉ có thể tự chịu diệt vong. Nếu vậy, không cần tới ba năm, Nhiếp gia sẽ bị những gia tộc khác trong thủ đô thay thế. Đây là hiện thực. Giờ đây trong đời thứ hai của Nhiếp gia, Nhiếp Quốc Đống ưu tú hơn một chút. Nhiếp Gia Lương đương nhiên không muốn mất vị trí người thừa kế của đời thứ ba này.
Ngược lại, ánh mắt của Diệp Thục Nhàn giờ đây rất phức tạp. Đây là đứa con trai trên danh nghĩa của bà. Trong số các gia tộc thủ đô, không phải chỉ một mình Nhiếp Quốc Uy đem con từ bên ngoài về. Nhưng, những đứa bé đó, đều được mang về từ khi còn nhỏ. Còn Nhiếp Chấn Bang thì lớn rồi mới trở về, đây là sự khác biệt, điều này có nghĩa là, bà phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian hơn, dùng tấm lòng chân thật mới có thể được Nhiếp Chấn Bang tin tưởng.
Lưỡng bại câu thương? Làm cho mọi chuyện ầm ĩ lớn lên? Nếu như trước kia, khi ông cụ chưa thừa nhận Nhiếp Chấn Bang, bà còn có thể làm vậy, nhưng giờ đây, ông cụ đã thừa nhận, mà bà lại làm loạn lên, thì đó là ngu xuẩn. Nghĩ tới đây, thái độ của Diệp Thục Nhàn cũng xảy ra một sự biến đổi vi diệu.
Nhiếp Chấn Bang đều nhìn thấy được hết những sự thay đổi của mọi người. Giờ đây, trong lòng Nhiếp Chấn Bang cũng có một sự kích động. Tế tổ, đây là một việc hắn chưa bao giờ được trải qua. Giờ đây xem ra, tất cả những hành động của mình, đã có kết quả rồi. Dù thế nào, hắn cũng đã thay đổi rất nhiều. Điều khiến cho Nhiếp Chấn Bang càng vui hơn là, từ nay về sau, những hành động của hắn sẽ được nhiều sự ủng hộ hơn. Như vậy, kế hoạch thay đổi vận mệnh của Nhiếp gia, mới có thể thực hiện.
Ngay lập tức, Nhiếp Chấn Bang cung kính bước lên trước, thắp ba nén hương giống như Nhiếp Gia Lương, Nhiếp Gia Dân, sau khi lạy ba cái, vẻ mặt trang nghiêm, đem hương cắm vào trong lư hương.
Sau khi Nhiếp Tử Ngư tế tổ xong, ông cụ nhìn lại một lượt con cháu của mình, rồi nói với Nhiếp Chấn Bang:
- Chấn Bang, cháu đến thư phòng của ông một chút.
Nói xong, bỏ mặt ánh mắt kinh ngạc của những người khác, ông cụ đã bước về phía thư phòng của mình.
Thư phòng của ông cụ là nơi mà cho dù tổng lại số thời gian cả hai đời Nhiếp Chấn Bang đã sống ở đây là gần mười năm, nhưng lại chưa từng có tư cách bước vào.
Cả thư phòng trông rất cổ xưa. Một dãy giá sách bằng gỗ hoa lê, trông những thứ này, Nhiếp Chấn Bang có cảm giác tiếc rẻ. Cần phải biết rằng, gỗ hoa lê là loại gỗ bền, không dễ biến dạng, nếu nói về giá trị thì nó gần với loại gỗ Tử Đàn, loại gỗ có giá trị cao nhất trong các loại. Bình thường thì nó đều dùng để làm những vật dị hình. Những thứ cố định hình dạng thuộc kiểu đồ dùng gia đình như giá sách, thường thì dùng gỗ lim, hay gỗ cây táo chua là tốt lắm rồi. Nhưng cái giá sách chỗ ông cụ này lại làm từ gỗ hoa lê.
Chiếc bàn đọc sách lớn, làm bằng cả một khối gỗ lim, diện tích lớn như vậy, ít nhất phải là gỗ lim trên hai trăm năm. Đây cũng là một thứ giá trị xa xỉ.
- Đừng nhìn nữa, đây chỉ là ngoại vật, là tài sản của quốc gia. Ông chỉ là một trong số những người sử dụng nó trong chuỗi lịch sử dài dằng dặc của nó mà thôi. Nếu các anh cũng không thua kém người ta thì có lẽ, Nhiếp gia vẫn còn có tư cách ngồi ở cái chỗ này.
Ông cụ nói rất bình thản, nhưng trong lời nói lại lộ ra sự cô tịch.
Đời thứ hai và đời thứ ba của Nhiếp gia kém cỏi. Đây là một sự thật không thể chối cãi, cũng không thể phủ nhận. Giờ đây, Nhiếp Chấn Bang đã có thể hiểu được lựa chọn năm xưa của ông nội rồi.
Trong tình hình đời sau không giỏi giang, Nhiếp lão đã lựa chọn một con đường mạo hiểm. Thực lực của phái bảo thủ không mạnh. Là người đứng thứ hai ở Quân ủy, sự ủng hộ của Nhiếp lão vô cùng quan trọng. Nhưng tương phản với nó, phái cải cách nhờ có đồng chí Nam Tầm, cho nên tác dụng của Nhiếp gia có lẽ không được rõ ràng.
Tiếc rằng, đi ngược lại với lịch sử, đi ngược lại với lòng dân, chuyện như vậy đương nhiên không thể chiến thắng chính nghĩa. Cuối cùng, Nhiếp gia sa sút, cũng là điều tất nhiên.
- Ông nội, cháu sẽ cố gắng.
Nhiếp Chấn Bang gật đầu nghiêm túc.
Nhiếp lão ngồi xuống, ngẩng đầu nhìn Nhiếp Chấn Bang, nói nghiêm túc:
- Chấn Bang, cháu nói xem. Cháu chuẩn bị đưa Nhiếp gia đi đến đâu?
Tác giả :
Thái Tấn