Trọng Sinh Vi Quan
Chương 85: Lo lắng
Xã Nhị Đạo cách huyện thành khá xa cho nên trụ cột giáo dục của địa phương khá bạc nhược yếu kém, điều kiện y tế cũng tương tự. Toàn bộ xã bao gồm hai mươi mốt thôn, ngoài vài thôn cá biệt thì mỗi thôn đều có một nhà y tế. Toàn bộ xã có hai trường cấp hai, dù nói việc phổ cập cấp hai đã sớm bắt đầu nhưng việc chấp hành của xã Nhị Đạo không khả quan cho mấy. Toàn xã gồm hai mốt thôn với 27 trường tiểu học mà tổng cộng lại có 1500 học sinh. Có trường chỉ có hai mươi học sinh, hai thầy dạy một trò, có năm thậm chí không có học sinh mới nào nhập học. Trường nhiều nhất có 156 học sinh nhưng giáo viên được đào tạo bài bản lại rất thiếu. Hầu hết đều là người chuyển ngành, thậm chí còn có người mới tốt nghiệp cấp ba rồi dựa vào chút quan hệ liền chạy chọt đến làm thầy giáo tiểu học ở thôn, như thế chất lượng giáo dục không dám nghĩ cũng biết. Tuy có một số gia đình có điều kiện chuyển con lên huyện học nhưng so với tổng số hơn 1500 học sinh học tiểu học thì chênh lệch vẫn rất nhiều. Đa số các thôn chỉ coi trường tiểu học như nhà trẻ, nơi trông con cho phụ huynh đi làm. Con còn nhỏ đưa tới trường học lại có người trông nom là được. Con cái chỉ cần tốt nghiệp tiểu học liền dẫn về nhà rồi đi cho làm sớm, lớn hơn một chút thì chia ruộng cho con, đất ít thì đi ra ngoài làm thuê. Tóm lại là tình trạng học sinh bỏ học rất nhiều, tỷ lệ trẻ em lên đến không đầy 50%. Đồng thời điều kiện vật chất của trường cũng không tốt, có trường được xây dựng cách đây ba mươi năm, trên tường nứt ra phải đến nửa mét, không nói chuyện giữ ấm mùa đông mà vấn đề giữ an toàn cho học sinh cũng nghiêm trọng. Toàn xã chỉ có một trạm y tế nằm ngay gần chính quyền xã, ngoài những người làm hành chính ra thì chỉ có ba bác sĩ, hai y tá, có vài thôn có một phòng khám cũng chỉ có một bác sĩ không qua đào tạo bài bản. Người đến khám cũng chỉ được bác sĩ khám qua loa, cho vài viên thuốc. Về phần bệnh nặng đôi chút mấy bác sĩ ở thôn không thể chữa trị. Quan trọng hơn là trạm y tế xã và các trường đều do hai cấp quản lý. Nhân sự, tài vụ đều do phòng giáo dục và phòng y tế huyện phụ trách. Tuy nói ở xã có quyền quản lý nhưng nhân sự, tài vụ đều không do xã quản lý, như vậy xã lấy gì đẻ uy hiếp người ta. Cho nên những đơn vị này căn bản không để ý tới yêu cầu của xã. Mà xã cũng chỉ coi như mắt nhắm mắt mở cho qua chuyện. Về việc thu hút đầu tư xã Nhị Đạo càng không nói đến, xã Nhị Đạo không có tài nguyên, giao thông không phát triển, mấy năm liền việc thu hút đầu tư gần như không có. Mỗi năm lúc tổng kết trên huyện muốn kiểm tra công việc thì nguyên bí thư đảng ủy Phó Đắc Bưu nhờ vào giao tiếp và quan hệ rộng mà tùy tiện tìm một công xưởng nhỏ hay là một công ty nhỏ đến xã Nhị Đạo. Đây coi như xã mình đã thu hút đầu tư và huyện không truy cứu được gì. Hiểu rõ tình hình làm mặt Hứa Lập ủ rũ. Việc thu hút đầu tư vốn khó khăn nhất nhưng vào tay hắn lại trở nên dễ dàng hơn, chỉ cần một cuộc điện thoại thì có thể kéo đến một hợp đồng đầu tư lớn. Ngược lại hai hạng mục y tế, giáo dục có quan hệ thiết thực tới quần chúng toàn thị xã, có quan hệ lớn đến sự phát triểncủa xã Nhị Đạo trong tương lai lại khiến Hứa Lập gặp khó khăn. Nếu như giống như trước kia, với hai công việc này Hứa Lập chỉ cần mắt nhắm mắt mở thì thật dễ dàng xong chuyện. Hắn chỉ cần nói mình đi tìm nguồn đầu tư, thậm chí có khi mình đi xuất ngoại du lịch với lý do thu hút đầu tư là được. Nhưng Hứa Lập không phải là người như vậy, nếu được phân công quản lý hai hạng mục này thì sẽ hắn không làm cho qua chuyện. Không cần nói là làm tốt hay không, đây chỉ là lời động bên mép của lãnh đạo mà thôi, Hứa Lập chỉ nghĩ mình đã đến xã Nhị Đạo làm việc, mình không thể làm thất vọng hơn 28 ngàn quần chúng nhân dân toàn xã, không làm thất vọng chính lương tâm mình. Ít nhất khi mình đi rồi không để người ở xã chửi chính mình không làm việc gì. Hứa Lập tự nhốt mình tại phòng mấy ngày nghiên cứu biện pháp giải quyết hi vọng có thể cải thiện điều kiện giáo dục cũng như y tế trong xã. Thoáng cái đã tới cuối tuần, dù Hứa Lập muốn ở lại xã Nhị Đạo nghĩ biện pháp nhưng Phạm Ngọc Hoa từ thứ đã liên tục gọi điện thoại giục Hứa Lập về huyện. Cô biết chuyện Hứa Lập được bổ nhiệm làm phó chủ tịch xã Nhị Đạo nên muốn chúc mừng Hứa Lập, hơn nữa Phạm Ngọc Hoa cũng chính thức được bổ nhiệm làm ttrưởng bộ phận dự toán – phòng Tài chính huyện. Dù chức không lớn nhưng coi như tiến nhanh một bước, niềm vui này khiến cô càng không thể chờ mà muốn chia sẻ cùng Hứa Lập. Phạm Ngọc Hoa cũng không yêu cầu gì cao sang nên Hứa Lập đương nhiên không thể từ chối. Lại nói La mã một ngày không xây dựng thành, chuyện giáo dục, y tế ở xã Nhị Đạo không thể một hai ngày là có thể giải quyết được, việc này cần phải không ngừng cải thiện trong một thời gian dài, thậm chí hết một nhiệm kỳ cũng không giải quyết được triệt để. Cho nên cuối tuần Hứa Lập cùng Mã Kiện ngồi xe quay về huyện. Biết Hứa Lập đã về, Phạm Ngọc Hoa rất vui mừng, miệng luôn nở nụ cười đến mức ngay cả đồng nghiệp của cô cũng nhìn ra. Vừa hết giờ làm một người thấy Hứa Lập chờ ngoài cửa, cô ả trêu Phạm Ngọc Hoa: - Sếp, bạch mã hoàng tử của chị đến kìa. - Đáng ghét. Phạm Ngọc Hoa dù ngoài miệng không nói nhưng trong lòng rất vui như đang ăn đường. Cô vội cầm túi chạy ra khỏi văn phòng. Đáng tiếc đây là cổng cơ quan làm việc của mình, lại là trên đường cái nên Phạm Ngọc Hoa không thể biểu đạt hết niềm vui của mình, nếu không cô thể nào cũng nhảy vào lòng Hứa Lập. Hứa Lập nhìn từ xa thấy Phạm Ngọc Hoa mặc quần áo màu trắng giống như một con chim thiên nga xinh đẹp kiêu ngạo. Hắn tiến lên đón, không đợi Hứa Lập mở miệng, Phạm Ngọc Hoa đã nắm chặt tay Hứa Lập nói: - Chủ tịch Hứa, công việc tuần qua của anh thế nào? - Sếp Phạm, làm phiền sếp hỏi, công việc vẫn tốt. Hứa Lập nháy hai tròng mắt trêu đối phương, cười nói. - Quên đi, bổn cô nương không chấp nhặt anh, sao, hôm nay anh muốn ăn gì, em mời. Xem như chúc mừng anh. Tâm trạng Phạm Ngọc Hoa rất tốt, cô căn bản không để ý Hứa Lập trêu chọc mình. - Đúng, làm sếp đúng là không, bụng dạ tăng lên hẳn. Phạm Ngọc Hoa liếc Hứa Lập một cái, nắm tay Hứa Lập nói: - Anh không chọc tức em có phải thấy khó chịu hay không? Bổn cô nương có lòng tốt muốn mời anh ăn cơm, anh còn dám cười. Phạm Ngọc Hoa càng nói Hứa Lập càng cười. Phạm Ngọc Hoa nắm chặt cánh tay Hứa Lập không buông rồi nói: - Hừ, bây giờ tâm trạng bổn cô nương không tốt, lần này để anh mời. Hứa Lập cố nhịn cười nói: - Tuân lệnh, nữ vương bệ hạ của tôi. Nói xong hắn kêu taxi, rồi mở cửa: - Chúng ta cùng đi nào.
Tác giả :
Túy Tử Mộng Sinh