Trong Lòng Vợ Tôi Có Một Ánh Trăng Sáng
Chương 47
Năm Phương Phương mười sáu tuổi, thoạt nhìn trông giống như một đứa bé lớn hay ngại ngùng. Tuy rằng đã không còn “một chữ tựa nghìn vàng” giống như trước đây, thế nhưng vẫn không thích mở miệng nói chuyện như trước. Bình thường, ngoài tôi và bố của thằng bé ra thì thằng bé không muốn nói chuyện với bất kỳ ai khác cả. Thằng bé đã biết đọc sách viết chữ, ngoài tiếng mẹ đẻ ra thì còn học cả tiếng Anh và tiếng Nga nữa; đối với việc nhà, chỉ cần gọi thằng bé ra hỗ trợ thì thằng bé nhất định sẽ ngoan ngoãn ngừng việc mình đang làm để ra giúp.
Thằng bé thậm chí đã học được cách chăm sóc cho người khác. Có một lần tôi bị cảm, bố của Phương Phương không có ở nhà, không cần tôi nhắc nhở, thằng bé đã tự động đi đun nước để tôi uống thuốc, còn dặn tôi không được trộm nghịch nước nữa.
Tôi nằm trên giường, hỏi thằng bé tại sao lại biết nói như thế. Thằng bé nói lần trước thằng bé bị ho khan chảy nước mũi tôi cũng đã nói như vậy, cho nên thằng bé nhớ liền ghi nhớ vào trong đầu.
Tôi cảm thấy rất mừng, lại hỏi tiếp: “Thế nếu như mẹ uống thuốc rồi mà vẫn còn bị ho khan chảy nước mũi thì sao? Lúc đấy thì phải làm sao bây giờ?”
Thằng bé suy nghĩ một lúc rồi nói: “Vậy con sẽ đưa mẹ đi viện.”
“Thế đường tới bệnh viện đi như thế nào nhỉ?” Tôi lại hỏi.
Thằng bé không trả lời được. Từ khi thằng bé cự tuyệt điều trị vào năm mười hai tuổi thì tôi đã không còn dẫn thằng bé tới bệnh viện nữa, chỉ thỉnh thoảng mời y sĩ tới để làm kiểm tra theo định kỳ cho Phương Phương mà thôi. Mà phạm vi hoạt động bình thường của thằng bé thì lại ít đến đáng thương, ngoài trong nhà ra thì cũng chỉ có loanh quanh ở xung quanh khu chung cư mà thôi, có lúc tôi và bố của thằng bé cũng dẫn thằng bé tới nơi bờ biển ít người hoặc là đi ra vùng ngoại thành, còn đâu thì thằng bé sẽ không chịu đi ra ngoài một mình, cho nên cũng không biết đường đi tới bệnh viện là như thế nào.
Tôi nhận ra đây là một cơ hội tốt để cổ vũ thằng bé đi ra ngoài nhiều hơn một chút, bèn nói: “Hay là bây giờ mẹ đưa con ra ngoài nhé, để con biết đường đi tới bệnh viện, nhỡ mà bệnh của mẹ có không đỡ thì con cũng có thể đưa mẹ đi bệnh viện.”
Thằng bé nghĩ nghĩ rồi gật gật cái đầu.
Trong lòng tôi vừa vui sướng lại vừa cảm động. Bác sĩ nói Phương Phương sẽ sinh ra cảm giác sợ hãi đối với những nơi mà mình không quen thuộc, trừ khi là thằng bé tự nguyện muốn đi thì tốt nhất là không nên cưỡng ép thằng bé tới những chỗ xa lạ, nếu không sẽ càng làm tăng thêm cảm giác sợ hãi và bất an cho thằng bé, nghiêm trọng hơn thì còn có thể khiến cho thằng bé có hành vi đả thương người khác hoặc tự đả thương mình. Bởi vậy, đã qua rất nhiều năm, tuy biết rằng cứ giữ Phương Phương ở nhà như vậy là không tốt, thế nhưng tôi với bố của Phương Phương cũng không dám ép thằng bé phải hòa nhập với xã hội này.
Thằng bé tựa như một con búp bê thủy tinh vậy, chỉ cần xảy ra chuyện gì đó ở trong nhà thôi là tôi đã lo lắng lắm rồi, làm sao mà còn dám để cho thằng bé tự do đi ra ngoài được cơ chứ?
Hiện giờ thằng bé lại vì tôi mà lần đầu tiên chủ động đồng ý đi tới bệnh viện, tôi mừng đến choáng váng, suýt chút nữa thì nằm ngã xuống giường. Nhiều năm trôi qua, tôi càng ngày càng cảm thấy không phải là tôi đang chăm sóc cho Phương Phương, mà là thằng bé đang làm bạn với tôi thì đúng hơn. Thằng bé tựa như một chiếc áo bông nhỏ tri kỷ (*) của tôi, trong lúc bạn còn đang chưa kịp hồi thần lại thì thằng bé đã làm cho cả thể xác lẫn tinh thần của bạn trở nên ấm áp rồi.
(*) Xem lại chú thích chương 5.
Cũng may là bệnh cảm của tôi cũng không có gì nghiêm trọng lắm, vẫn có thể lái xe đưa thằng bé đi ra ngoài được. Dọc đường đi tôi cố ý lái xe thật chậm, vừa lái vừa giới thiệu thông tin về các cửa hàng ở bên ven đường cho thằng bé nghe. Tôi nói một tràng, phát hiện ra vẻ mặt thằng bé vẫn chẳng có một chút gì thay đổi cả, tay thì nắm chặt lấy dây an toàn, tôi liền biết ngay nhất định là thằng bé đang cảm thấy không ổn, bèn thở dài nói: “Phương Phương, hay là chúng ta về nhà trước nhé?”
Thằng bé lắc đầu, nhỏ giọng nói: “Không được, Phương Phương muốn dẫn mẹ tới bệnh viện.” Thằng bé đang bị căng thẳng cho nên giọng nói chẳng những bị run mà còn cực kỳ nhỏ.
Tôi nghĩ nghĩ rồi quẹo xe vào một con phố yên tĩnh hơn một chút. Tôi chỉ vào cây ngọc lan cao lớn sum suê, nói: “Phương Phương, con có biết đây là cây gì không?”
Thằng bé nhìn qua rồi nói: “Là cây ngọc lan ạ.”
“Trông cao quá nhở.” Tôi nói: “Con xem thử xem chúng nó đã nở hoa chưa?”
Thằng bé chẳng hề nghĩ ngợi gì mà lập tức đáp lại luôn: “Nở hoa rồi ạ, con ngửi thấy được mùi của hoa ngọc lan.” Ngưng một chút rồi lại nói: “Thơm lắm ạ.”
Tôi hỏi: “Không phải là con thích hoa ngọc lan đấy à? Hay là tác phẩm tiếp theo con vẽ cây hoa ngọc lan của con phố này nhé, có được không?”
Thằng bé hơi do dự, đẩy cửa kính xe xuống, ló đầu ra nhìn xung quanh. Ánh mặt trời lọt chiếu qua cây tạo ra ra những vệt sáng loang lổ trên người thằng bé, thằng bé quay người lại, dùng cặp mắt trong sáng long lanh tựa như bầu trời để nhìn tôi, nói: “Mẹ, chúng ta tới bệnh viện trước đi.”
“Đợi bao giờ mẹ hết bệnh rồi, mẹ lại đưa con tới đây để sờ những cái cây này nhé.”
—
(*) Hoa ngọc lan:
Thằng bé thậm chí đã học được cách chăm sóc cho người khác. Có một lần tôi bị cảm, bố của Phương Phương không có ở nhà, không cần tôi nhắc nhở, thằng bé đã tự động đi đun nước để tôi uống thuốc, còn dặn tôi không được trộm nghịch nước nữa.
Tôi nằm trên giường, hỏi thằng bé tại sao lại biết nói như thế. Thằng bé nói lần trước thằng bé bị ho khan chảy nước mũi tôi cũng đã nói như vậy, cho nên thằng bé nhớ liền ghi nhớ vào trong đầu.
Tôi cảm thấy rất mừng, lại hỏi tiếp: “Thế nếu như mẹ uống thuốc rồi mà vẫn còn bị ho khan chảy nước mũi thì sao? Lúc đấy thì phải làm sao bây giờ?”
Thằng bé suy nghĩ một lúc rồi nói: “Vậy con sẽ đưa mẹ đi viện.”
“Thế đường tới bệnh viện đi như thế nào nhỉ?” Tôi lại hỏi.
Thằng bé không trả lời được. Từ khi thằng bé cự tuyệt điều trị vào năm mười hai tuổi thì tôi đã không còn dẫn thằng bé tới bệnh viện nữa, chỉ thỉnh thoảng mời y sĩ tới để làm kiểm tra theo định kỳ cho Phương Phương mà thôi. Mà phạm vi hoạt động bình thường của thằng bé thì lại ít đến đáng thương, ngoài trong nhà ra thì cũng chỉ có loanh quanh ở xung quanh khu chung cư mà thôi, có lúc tôi và bố của thằng bé cũng dẫn thằng bé tới nơi bờ biển ít người hoặc là đi ra vùng ngoại thành, còn đâu thì thằng bé sẽ không chịu đi ra ngoài một mình, cho nên cũng không biết đường đi tới bệnh viện là như thế nào.
Tôi nhận ra đây là một cơ hội tốt để cổ vũ thằng bé đi ra ngoài nhiều hơn một chút, bèn nói: “Hay là bây giờ mẹ đưa con ra ngoài nhé, để con biết đường đi tới bệnh viện, nhỡ mà bệnh của mẹ có không đỡ thì con cũng có thể đưa mẹ đi bệnh viện.”
Thằng bé nghĩ nghĩ rồi gật gật cái đầu.
Trong lòng tôi vừa vui sướng lại vừa cảm động. Bác sĩ nói Phương Phương sẽ sinh ra cảm giác sợ hãi đối với những nơi mà mình không quen thuộc, trừ khi là thằng bé tự nguyện muốn đi thì tốt nhất là không nên cưỡng ép thằng bé tới những chỗ xa lạ, nếu không sẽ càng làm tăng thêm cảm giác sợ hãi và bất an cho thằng bé, nghiêm trọng hơn thì còn có thể khiến cho thằng bé có hành vi đả thương người khác hoặc tự đả thương mình. Bởi vậy, đã qua rất nhiều năm, tuy biết rằng cứ giữ Phương Phương ở nhà như vậy là không tốt, thế nhưng tôi với bố của Phương Phương cũng không dám ép thằng bé phải hòa nhập với xã hội này.
Thằng bé tựa như một con búp bê thủy tinh vậy, chỉ cần xảy ra chuyện gì đó ở trong nhà thôi là tôi đã lo lắng lắm rồi, làm sao mà còn dám để cho thằng bé tự do đi ra ngoài được cơ chứ?
Hiện giờ thằng bé lại vì tôi mà lần đầu tiên chủ động đồng ý đi tới bệnh viện, tôi mừng đến choáng váng, suýt chút nữa thì nằm ngã xuống giường. Nhiều năm trôi qua, tôi càng ngày càng cảm thấy không phải là tôi đang chăm sóc cho Phương Phương, mà là thằng bé đang làm bạn với tôi thì đúng hơn. Thằng bé tựa như một chiếc áo bông nhỏ tri kỷ (*) của tôi, trong lúc bạn còn đang chưa kịp hồi thần lại thì thằng bé đã làm cho cả thể xác lẫn tinh thần của bạn trở nên ấm áp rồi.
(*) Xem lại chú thích chương 5.
Cũng may là bệnh cảm của tôi cũng không có gì nghiêm trọng lắm, vẫn có thể lái xe đưa thằng bé đi ra ngoài được. Dọc đường đi tôi cố ý lái xe thật chậm, vừa lái vừa giới thiệu thông tin về các cửa hàng ở bên ven đường cho thằng bé nghe. Tôi nói một tràng, phát hiện ra vẻ mặt thằng bé vẫn chẳng có một chút gì thay đổi cả, tay thì nắm chặt lấy dây an toàn, tôi liền biết ngay nhất định là thằng bé đang cảm thấy không ổn, bèn thở dài nói: “Phương Phương, hay là chúng ta về nhà trước nhé?”
Thằng bé lắc đầu, nhỏ giọng nói: “Không được, Phương Phương muốn dẫn mẹ tới bệnh viện.” Thằng bé đang bị căng thẳng cho nên giọng nói chẳng những bị run mà còn cực kỳ nhỏ.
Tôi nghĩ nghĩ rồi quẹo xe vào một con phố yên tĩnh hơn một chút. Tôi chỉ vào cây ngọc lan cao lớn sum suê, nói: “Phương Phương, con có biết đây là cây gì không?”
Thằng bé nhìn qua rồi nói: “Là cây ngọc lan ạ.”
“Trông cao quá nhở.” Tôi nói: “Con xem thử xem chúng nó đã nở hoa chưa?”
Thằng bé chẳng hề nghĩ ngợi gì mà lập tức đáp lại luôn: “Nở hoa rồi ạ, con ngửi thấy được mùi của hoa ngọc lan.” Ngưng một chút rồi lại nói: “Thơm lắm ạ.”
Tôi hỏi: “Không phải là con thích hoa ngọc lan đấy à? Hay là tác phẩm tiếp theo con vẽ cây hoa ngọc lan của con phố này nhé, có được không?”
Thằng bé hơi do dự, đẩy cửa kính xe xuống, ló đầu ra nhìn xung quanh. Ánh mặt trời lọt chiếu qua cây tạo ra ra những vệt sáng loang lổ trên người thằng bé, thằng bé quay người lại, dùng cặp mắt trong sáng long lanh tựa như bầu trời để nhìn tôi, nói: “Mẹ, chúng ta tới bệnh viện trước đi.”
“Đợi bao giờ mẹ hết bệnh rồi, mẹ lại đưa con tới đây để sờ những cái cây này nhé.”
—
(*) Hoa ngọc lan:
Tác giả :
Hoàng Tiên Sinh