Trời Quang Mây Tạnh (Tễ Thanh)
Chương 11
Mưa phùn liên miên, cảnh trí xa xa âm u mà mông lung, Thanh Quân nằm bò rạp cạnh hố đất. Y dùng xẻng nhỏ đào đất, rồi lại dùng hai tay bốc đất, chầm chậm moi ra một cái gốc, đó là một cây đẳng sâm[0] dài nhỏ.
Quá trình đào như vậy, y sẽ làm từ sáng sớm cho đến chiều, y làm rất chậm, rất cẩn thận. Đẳng sâm được đào ra xếp chồng với nhau trong giỏ trúc.
Thời gian trong núi dài dằng dặc, Thanh Quân dường như tê liệt, chỉ cảm nhận được mặt trời mọc rồi lặn.
Do ngày nào cũng dùng nên cái xẻng nhỏ rất sắc bén, có lúc xúc xuống đất, lúc Thanh Quân rút ra sẽ vô tình bị cắt vào tay, cắt sâu tận xương, da thịt bên ngoài lật ra, máu tươi lạc trên bùn đất. Y lại như vô tri vô giác, tiếp tục công việc dang dở, bới đất ra, đào sâm.
Tựa như một cái xác biết đi, lệnh cho đào sâm, y liền đào từ ngày này qua ngày khác.
Không nghĩ bất cứ thứ gì, trước mắt chỉ có núi rừng, trong lòng chỉ có biết làm việc, sinh mệnh vì thế mà kéo dài, cuộc sống vì vậy mà tiếp tục.
Vải ở chỗ đầu gối đã bị mài nát, rách, hai tay phủ đầy vết thương mới lẫn cũ, giá gỗ trước nhà cũng treo từng loạt đẳng sâm. Thu đủ rồi, buộc lại, năm này qua tháng nọ, đẳng sâm trong phòng đã từ một bó nhỏ xếp thành một núi nhỏ.
Mưa dầm không dứt, Thanh Quân chưa từng có áo tơi, y là người luyện võ, thể chất vốn dĩ rất tốt, thuở nhỏ lại ở núi tuyết, không sợ lạnh, huống hồ thật ra y đã mất đi phần nào cảm xúc với thế giới xung quanh, y không cảm nhận được sự thay đổi tiết trời bốn mùa, gần như mất hết cảm xúc.
Nội tâm hoang vắng như khe thẳm, bổ một cái khe sâu hoắm, núi đá lởm chởm, mặc kệ gió Bấc thổi qua.
Ở trong núi, ăn là ăn hồ dán[1], canh rau dại, một ngày hai bữa, sáng một bữa, tối một bữa.
[1] Hồ dán: ở đây là chỉ bột nấu lên với nước, sền sệt như hồ dán.
Sáng sớm, Thanh Quân tỉnh lại, đốt cỏ nấu sôi, ăn một nửa, chiều lúc về, lại bỏ bụng nốt nửa còn lại.
Dù cho một ngày hai bữa cơm, đồ ăn bạc bẽo, vậy mà có lúc Thanh Quân cũng sẽ quên nấu đồ ăn.
Thế nhưng sống là bản năng con người, đói cùng cực, liền sẽ nhớ ra mà làm cơm.
Lúc đầu mới đến Hoàng Nhạc, thần trí Thanh Quân không tỉnh táo lắm, y từng có một thời kỳ cực kỳ hỗn loạn, quên mất mình là ai, duy chỉ có trường kiếm ôm trong ngực là không có buông ra.
Khi đó y du đãng đến đạo quan dưới chân Hoàng Nhạc, y không biết tại sao mình lại đến đây, nhưng cũng ở lại bên ngoài đạo quan. Quần áo y tả tơi, phủ đầy vết máu đỏ sậm, tóc rối tung, chân y què, một cánh tay không thể nhúc nhích được. Y đặc biệt giống một tên ăn mày, thậm chí cũng mất đi khả năng nói chuyện.
Trong đạo quan có hai vị đạo sĩ, một người đã lớn tuổi, một người thì gù lưng. Thấy y cũng là người đáng thương, liền mỗi ngày đều bố thí cho y một bát đậu hũ hoặc một cái màn thầu. Thỉnh thoảng có du khách leo núi, đi ngang qua, sẽ nhét cho chút thức ăn, hoặc xu lẻ.
Khi đó y không có trí nhớ, không có vui buồn, không có sầu khổ, đói thì ăn, mệt thì ngủ.
Y không biết chân mình què, không biết một cánh tay mình đã tàn phế, cũng không biết sao mình phải ôm lấy một thanh trường kiếm giống như ôm trân bảo cả một đời như vậy.
Cho đến một mùa thu nọ, y đã gầy đến thoát hình, đi trên đường đá qua sườn núi, có một người đàn ông trẻ tuổi đột nhiên chạy ra, ôm siết lấy y từ phía sau, đầu gối người đàn ông đó quỳ trên đất, cổ họng phát ra âm thanh đáng sợ, đó là tiếng khóc của người đó, khàn xé gào thét, bi thống mà tan nát cõi lòng.
“A a a a.”
Thẩm Chi Bạc khóc như kẻ điên, hắn ghì chặt Thanh Quân, người run lẩy bẩy.
Đối với Thẩm Chi Bạc mà nói, suốt đời này hắn cũng không quên được cảnh ấy, khi mà hắn tìm được Thanh Quân.
Mấy tháng sau khi Thanh Quân rớt xuống vách núi sau Hoa Sơn, hắn kiên nhẫn tìm kiếm, hắn tin Thanh Quân còn sống.
Hắn đi, đến mỗi một nơi lúc trước ba người Kỳ Minh, hắn, Thanh Quân cùng đi, hắn ôm một tia hy vọng, mang theo vô vàn chấp niệm.
Thẩm Chi Bạc dựng một gian nhà gỗ ở sâu trong núi Hoàng Nhạc, hắn an trí Thanh Quân ở đó.
Hắn giúp Thanh Quân cắt tóc, tắm rửa, thay quần áo. Hắn thấy vết thương giăng khắp người Thanh Quân, chúng chính là là minh chứng cho lần Thanh Quân ngã xuống vách núi cửu tử nhất sinh trước.
Hắn điều trị vết thương trên người Thanh Quân, trị lành cái chân ngã gãy, cánh tay bị gãy xương, hắn dù sao cũng là người nhà họ Thẩm, tương lai hắn phải làm một danh y.
Nhưng hắn không có cách nào trị được vết thương trong lòng Thanh Quân.
Một lần, hắn ôm Thanh Quân lúc tâm trí y hơi tỉnh táo, cho dù Thanh Quân có thể phấn chấn lên nhưng rồi y sẽ lại tuyệt vọng dần dần. Hắn đành cầm tay dạy Thanh Quân nấu cơm, giặt quần áo, dắt y vào núi đào đẳng sâm, dạy y đào được thì lên đường mòn trên núi bán cho du khách.
Thẩm Chi Bạc không có cách nào ở lại, hắn không thể, cũng bất lực. Bọn thám tử còn lùng tìm Thanh Quân, sống không thấy người chết không thấy xác, Vệ Quốc công cũng được, Hoàng đế cũng được, cũng tuyệt không ngơi nghỉ.
Đêm đó rời khỏi Hoàng Nhạc, Thẩm Chi Bạc chất đầy bột mì ngũ cốc trong nhà gỗ, chuẩn bị chăn bông quần áo và đồ đùng hàng ngày, hắn lại biếu tặng ngân lượng, khẩn cầu đạo sĩ gù lưng vào thăm nom y mỗi tháng một lần.
Vì bảo vệ Thanh Quân, tốt nhất cả đời Thẩm Chi Bạc không nên xuất hiện ở Hoàng Nhạc, thế nhưng cuối cùng, hàng năm mùa rét đậm nào hắn cũng sẽ đến đây dò hỏi, hắn tình nguyện mạo hiểm mạng mình, chứ tuyệt không thể nào không quan tâm đến người bạn thân này.
Thẩm Chi Bạc không biết, từ khi hắn bước vào Hoàng Nhạc, đã bị theo dõi bởi thám tử của Vệ Quốc công.
Vệ Quốc công cũng tốt, Hoàng đế cũng được, đều biết Thanh Quân đã là phế nhân, mà vị Hoàng đế trẻ tuổi kia, chẳng biết bởi vì ép em trai phát điên mà có chút áy náy hay là có duyên cớ gì khác, cũng không truy đuổi Thanh Quân nữa, chẳng qua chỉ phái người giám thị mà thôi.
Trời tờ mờ sáng, Thanh Quân bò lên từ chiếc giường gỗ cứng ngắc, y múc nước băng rửa mặt chải đầu, y ngơ ngẩn nhìn người trong gương, đây là một kẻ xa lạ, gầy xọp, ánh mắt trống rỗng.
Đây là mình, Thanh Quân nghĩ thế.
Trong cuộc sống hiu quạnh cực độ, y khẽ khàng, dè dặt xem kỹ bản thân, nhưng nội tâm y, vẫn còn một chỗ, không thể chạm tới.
Trời đông giá rét gió lớn, hong khô đẳng sâm và bạch truật[2] đang cất giữ. Thanh Quân cầm giỏ trúc rồi bỏ bọn nó vào, dùng đòn gánh gánh đến đường núi bán.
Việc này cần đi một đoạn đường núi rất rất dài, y cũng không nôn nóng, đối với y, y có thời gian vô hạn tràn đầy, cũng đã quen khó khăn cực khổ, từ trời sáng đi đến trời tối, lại có gì khó mà chịu đựng đâu.
Đường núi trời đông giá rét, khách thăm ngắm tuyết rất nhiều, bọn họ sẽ thuận đường mua chút thảo dược về. Thanh Quân dừng ven đường tháo thúng xuống, trải thảo dược xuống đất. Y không thích nói chuyện với mọi người, người khác hỏi y bao nhiêu tiền, y cũng chỉ giơ ngón tay ký hiệu.
Nhận mấy đồng tiền từ người mua kia, cất vào trong ngực, ngẩng đầu, liền trông thấy một vị thiếu niên, cẩm y bảo kiếm, nói cười nhẹ nhàng, trong trẻo, hắn đi về phía Thanh Quân, bên cạnh thiếu niên là hai người bạn đi cùng, hắn hình như cười ha ha vì chuyện gì đó, đường hoàng phóng khoáng tự tại, tiếng cười nọ như tiếng chuông lớn đột nhiên đâm vào ngực Thanh Quân, Thanh Quân đau đến ngã quỵ xuống đất, y dường như điên dại mà lẩm bẩm gì đó, song chung quy là nước mắt như mưa.
Quá trình đào như vậy, y sẽ làm từ sáng sớm cho đến chiều, y làm rất chậm, rất cẩn thận. Đẳng sâm được đào ra xếp chồng với nhau trong giỏ trúc.
Thời gian trong núi dài dằng dặc, Thanh Quân dường như tê liệt, chỉ cảm nhận được mặt trời mọc rồi lặn.
Do ngày nào cũng dùng nên cái xẻng nhỏ rất sắc bén, có lúc xúc xuống đất, lúc Thanh Quân rút ra sẽ vô tình bị cắt vào tay, cắt sâu tận xương, da thịt bên ngoài lật ra, máu tươi lạc trên bùn đất. Y lại như vô tri vô giác, tiếp tục công việc dang dở, bới đất ra, đào sâm.
Tựa như một cái xác biết đi, lệnh cho đào sâm, y liền đào từ ngày này qua ngày khác.
Không nghĩ bất cứ thứ gì, trước mắt chỉ có núi rừng, trong lòng chỉ có biết làm việc, sinh mệnh vì thế mà kéo dài, cuộc sống vì vậy mà tiếp tục.
Vải ở chỗ đầu gối đã bị mài nát, rách, hai tay phủ đầy vết thương mới lẫn cũ, giá gỗ trước nhà cũng treo từng loạt đẳng sâm. Thu đủ rồi, buộc lại, năm này qua tháng nọ, đẳng sâm trong phòng đã từ một bó nhỏ xếp thành một núi nhỏ.
Mưa dầm không dứt, Thanh Quân chưa từng có áo tơi, y là người luyện võ, thể chất vốn dĩ rất tốt, thuở nhỏ lại ở núi tuyết, không sợ lạnh, huống hồ thật ra y đã mất đi phần nào cảm xúc với thế giới xung quanh, y không cảm nhận được sự thay đổi tiết trời bốn mùa, gần như mất hết cảm xúc.
Nội tâm hoang vắng như khe thẳm, bổ một cái khe sâu hoắm, núi đá lởm chởm, mặc kệ gió Bấc thổi qua.
Ở trong núi, ăn là ăn hồ dán[1], canh rau dại, một ngày hai bữa, sáng một bữa, tối một bữa.
[1] Hồ dán: ở đây là chỉ bột nấu lên với nước, sền sệt như hồ dán.
Sáng sớm, Thanh Quân tỉnh lại, đốt cỏ nấu sôi, ăn một nửa, chiều lúc về, lại bỏ bụng nốt nửa còn lại.
Dù cho một ngày hai bữa cơm, đồ ăn bạc bẽo, vậy mà có lúc Thanh Quân cũng sẽ quên nấu đồ ăn.
Thế nhưng sống là bản năng con người, đói cùng cực, liền sẽ nhớ ra mà làm cơm.
Lúc đầu mới đến Hoàng Nhạc, thần trí Thanh Quân không tỉnh táo lắm, y từng có một thời kỳ cực kỳ hỗn loạn, quên mất mình là ai, duy chỉ có trường kiếm ôm trong ngực là không có buông ra.
Khi đó y du đãng đến đạo quan dưới chân Hoàng Nhạc, y không biết tại sao mình lại đến đây, nhưng cũng ở lại bên ngoài đạo quan. Quần áo y tả tơi, phủ đầy vết máu đỏ sậm, tóc rối tung, chân y què, một cánh tay không thể nhúc nhích được. Y đặc biệt giống một tên ăn mày, thậm chí cũng mất đi khả năng nói chuyện.
Trong đạo quan có hai vị đạo sĩ, một người đã lớn tuổi, một người thì gù lưng. Thấy y cũng là người đáng thương, liền mỗi ngày đều bố thí cho y một bát đậu hũ hoặc một cái màn thầu. Thỉnh thoảng có du khách leo núi, đi ngang qua, sẽ nhét cho chút thức ăn, hoặc xu lẻ.
Khi đó y không có trí nhớ, không có vui buồn, không có sầu khổ, đói thì ăn, mệt thì ngủ.
Y không biết chân mình què, không biết một cánh tay mình đã tàn phế, cũng không biết sao mình phải ôm lấy một thanh trường kiếm giống như ôm trân bảo cả một đời như vậy.
Cho đến một mùa thu nọ, y đã gầy đến thoát hình, đi trên đường đá qua sườn núi, có một người đàn ông trẻ tuổi đột nhiên chạy ra, ôm siết lấy y từ phía sau, đầu gối người đàn ông đó quỳ trên đất, cổ họng phát ra âm thanh đáng sợ, đó là tiếng khóc của người đó, khàn xé gào thét, bi thống mà tan nát cõi lòng.
“A a a a.”
Thẩm Chi Bạc khóc như kẻ điên, hắn ghì chặt Thanh Quân, người run lẩy bẩy.
Đối với Thẩm Chi Bạc mà nói, suốt đời này hắn cũng không quên được cảnh ấy, khi mà hắn tìm được Thanh Quân.
Mấy tháng sau khi Thanh Quân rớt xuống vách núi sau Hoa Sơn, hắn kiên nhẫn tìm kiếm, hắn tin Thanh Quân còn sống.
Hắn đi, đến mỗi một nơi lúc trước ba người Kỳ Minh, hắn, Thanh Quân cùng đi, hắn ôm một tia hy vọng, mang theo vô vàn chấp niệm.
Thẩm Chi Bạc dựng một gian nhà gỗ ở sâu trong núi Hoàng Nhạc, hắn an trí Thanh Quân ở đó.
Hắn giúp Thanh Quân cắt tóc, tắm rửa, thay quần áo. Hắn thấy vết thương giăng khắp người Thanh Quân, chúng chính là là minh chứng cho lần Thanh Quân ngã xuống vách núi cửu tử nhất sinh trước.
Hắn điều trị vết thương trên người Thanh Quân, trị lành cái chân ngã gãy, cánh tay bị gãy xương, hắn dù sao cũng là người nhà họ Thẩm, tương lai hắn phải làm một danh y.
Nhưng hắn không có cách nào trị được vết thương trong lòng Thanh Quân.
Một lần, hắn ôm Thanh Quân lúc tâm trí y hơi tỉnh táo, cho dù Thanh Quân có thể phấn chấn lên nhưng rồi y sẽ lại tuyệt vọng dần dần. Hắn đành cầm tay dạy Thanh Quân nấu cơm, giặt quần áo, dắt y vào núi đào đẳng sâm, dạy y đào được thì lên đường mòn trên núi bán cho du khách.
Thẩm Chi Bạc không có cách nào ở lại, hắn không thể, cũng bất lực. Bọn thám tử còn lùng tìm Thanh Quân, sống không thấy người chết không thấy xác, Vệ Quốc công cũng được, Hoàng đế cũng được, cũng tuyệt không ngơi nghỉ.
Đêm đó rời khỏi Hoàng Nhạc, Thẩm Chi Bạc chất đầy bột mì ngũ cốc trong nhà gỗ, chuẩn bị chăn bông quần áo và đồ đùng hàng ngày, hắn lại biếu tặng ngân lượng, khẩn cầu đạo sĩ gù lưng vào thăm nom y mỗi tháng một lần.
Vì bảo vệ Thanh Quân, tốt nhất cả đời Thẩm Chi Bạc không nên xuất hiện ở Hoàng Nhạc, thế nhưng cuối cùng, hàng năm mùa rét đậm nào hắn cũng sẽ đến đây dò hỏi, hắn tình nguyện mạo hiểm mạng mình, chứ tuyệt không thể nào không quan tâm đến người bạn thân này.
Thẩm Chi Bạc không biết, từ khi hắn bước vào Hoàng Nhạc, đã bị theo dõi bởi thám tử của Vệ Quốc công.
Vệ Quốc công cũng tốt, Hoàng đế cũng được, đều biết Thanh Quân đã là phế nhân, mà vị Hoàng đế trẻ tuổi kia, chẳng biết bởi vì ép em trai phát điên mà có chút áy náy hay là có duyên cớ gì khác, cũng không truy đuổi Thanh Quân nữa, chẳng qua chỉ phái người giám thị mà thôi.
Trời tờ mờ sáng, Thanh Quân bò lên từ chiếc giường gỗ cứng ngắc, y múc nước băng rửa mặt chải đầu, y ngơ ngẩn nhìn người trong gương, đây là một kẻ xa lạ, gầy xọp, ánh mắt trống rỗng.
Đây là mình, Thanh Quân nghĩ thế.
Trong cuộc sống hiu quạnh cực độ, y khẽ khàng, dè dặt xem kỹ bản thân, nhưng nội tâm y, vẫn còn một chỗ, không thể chạm tới.
Trời đông giá rét gió lớn, hong khô đẳng sâm và bạch truật[2] đang cất giữ. Thanh Quân cầm giỏ trúc rồi bỏ bọn nó vào, dùng đòn gánh gánh đến đường núi bán.
Việc này cần đi một đoạn đường núi rất rất dài, y cũng không nôn nóng, đối với y, y có thời gian vô hạn tràn đầy, cũng đã quen khó khăn cực khổ, từ trời sáng đi đến trời tối, lại có gì khó mà chịu đựng đâu.
Đường núi trời đông giá rét, khách thăm ngắm tuyết rất nhiều, bọn họ sẽ thuận đường mua chút thảo dược về. Thanh Quân dừng ven đường tháo thúng xuống, trải thảo dược xuống đất. Y không thích nói chuyện với mọi người, người khác hỏi y bao nhiêu tiền, y cũng chỉ giơ ngón tay ký hiệu.
Nhận mấy đồng tiền từ người mua kia, cất vào trong ngực, ngẩng đầu, liền trông thấy một vị thiếu niên, cẩm y bảo kiếm, nói cười nhẹ nhàng, trong trẻo, hắn đi về phía Thanh Quân, bên cạnh thiếu niên là hai người bạn đi cùng, hắn hình như cười ha ha vì chuyện gì đó, đường hoàng phóng khoáng tự tại, tiếng cười nọ như tiếng chuông lớn đột nhiên đâm vào ngực Thanh Quân, Thanh Quân đau đến ngã quỵ xuống đất, y dường như điên dại mà lẩm bẩm gì đó, song chung quy là nước mắt như mưa.
Tác giả :
Vũ Vũ