Trở Về Năm 1981
Chương 2
Tôi xách chiếc va li kềnh càng trong tay, đi lại một cách khó khăn trên con đường núi gập ghềnh.
Bốn bề đều là những ngọn núi lớn, mọc đủ loại cây cối xanh biếc, trong không khí tràn đầy mùi hương của cây cỏ. Làn sương mờ buổi sớm còn chưa tan hết, nhưng ánh dương đã len lỏi qua những tán cây ở nơi đây, lác đác chiếu xuống con đường nhỏ. Bầu trời dường như rất cao, thuần một màu xanh biếc, mang lại cho người ta cảm giác sảng khoái vô cùng.
Đây chính là Trung Quốc hồi đầu những năm tám mươi sao?
Đi dọc theo con đường núi chưa bao xa, tôi đã tới dưới chân núi. Hai bên đường toàn là nhũng cây dương lớn, không biết đã trồng được bao nhiêu năm rồi, cây nào cũng đều um tùm cành lá.
Ngẩng đầu nhìn lên, con đường núi chạy dọc theo một dòng sông nhỏ, đến chỗ cách đây không xa thì rẽ hẳn sang một bên, nhưng chỗ rẽ ấy lại có một cây hòe lớn, che gần hết tầm nhìn.
Ở gần đó có một dãy nhà lụp xụp cũ nát, lớp bùn trát trên tường sớm đã bong tróc quá nửa, nhưng vẫn loáng thoáng nhận ra được mấy hàng chữ lớn viết bằng vôi: "Tư tưởng Mao Trạch Đông muôn năm," "Con người mạnh dạn đến đâu, đất cho sản lượng cao đến đó." Đây chắc đều là những tàn tích lưu lại từ thời kỳ Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa.
Đang nhìn chằm chằm vào mấy hàng biểu ngữ trên tường, tôi đột nhiên phát giác phía không xa có một người đang đi về hướng này, liền vội vã ngoảnh đầu nhìn lại. Quả nhiên nhìn thấy có một bác gái đang đi tới, bác mặc một chiếc áo kép màu xanh lam, và chiếc quần vải đồng màu, chân đi đôi dép cao su màu vàng sậm, trong tay cầm theo một tẩu thuốc, cứ đi vài bước lại hít một hơi.
Một lát sau, khi bác gái đó đi đến gần, tôi đã có thể nhìn rõ khuôn mặt bác, làn da màu đồng cổ, hai gò má đỏ lựng, nhưng trong mắt lại tràn đầy nét hiền hòa mà người ở thời đại chúng ta không có.
"Bác ơi, cho cháu hỏi đây có phải là Hạ Nam Oa không ạ?" Tôi vội vàng bước lên phía trước, cố nặn ra một nụ cười.
Bác gái chớp chớp mắt nhìn tôi chăm chú, trên khuôn mặt nửa đen nửa đỏ hiện ra một nụ cười hiền từ: "Nơi này là Trần Gia Trang, Hạ Nam Oa ở phía nam, cách chỗ này tới mấy chục dặm[3] đường cơ. Chắc cháu đã đi nhầm hướng rồi, đường tới Hạ Nam Oa không qua chỗ này đâu."
Lão Chương chết tiệt!
Mấy chục dặm đường núi, thế này còn không phải là muốn giết tôi sao?
Bác gái dường như cũng nhìn ra tôi không cách nào đi liền một hơi mấy chục dặm đường, liền nhiệt tình nói: "Cháu vừa từ thành phố đến phải không, nhìn xem này, còn xinh hơn mấy cô gái trên báo nữa. Nếu cháu không ngại thì cứ vào thôn, ăn tạm bữa cơm trước rồi có gì tính sau. Đường đến Hạ Nam Oa còn xa lắm, nếu đi bộ chỉ e đến khi trời tối cũng chưa tới được Ngày mai Xa Lão Bả Thức sẽ quay lại, ông ấy là người duy nhất có xe ngựa trong thôn này, nhờ ông ấy chở cháu đến đó là tốt nhất."
Điều này thì tôi đang mong còn chẳng được, nên cũng không từ chối, mà cười hí hửng đồng ý ngay: "Dạ, vậy đành làm phiền bác rồi."
"Khách sáo cái gì chứ, ai ra ngoài mà chẳng có lúc khó khăn, tất nhiên là phải giúp nhau rồi." Bác gái vừa nói vừa đưa tay tới xách va li giúp tôi, miệng khẽ lẩm bẩm: "Đúng là người thành phố có khác, đến cái rương đựng hành lý cũng làm đẹp thế này."
Tôi chỉ biết gượng cười, đây đã là chiếc va li đơn giản nhất mà tôi có thể tìm được, dù sao thì cũng không thể học theo người ta, bỏ hết đồ đạc vào miếng vải rồi gói lại thành tay nải được.
Bác gái quả thực rất khỏe, tay trái xách va li, tay phải cầm tẩu thuốc, vậy mà vẫn có thể bước đi như bay, khiến tôi phải ra sức đuổi theo phía sau mới kịp. May mà trước lúc tới đây tôi đã thay một đôi giày da đế mềm, nếu không lúc này chắc đã không chịu nổi.
Men theo dòng sông nhỏ, sau khi qua một cây cầu đá liền nhìn thấy rất nhiều ngôi nhà tranh lụp xụp tụm năm tụm ba rải rác trong vùng đất trũng này. Tại đây, mỗi nhà đều có sân riêng, được bao quanh bằng hàng rào dựng từ những cây cọc gỗ, sân vườn nhà nào cũng có vẻ sạch sẽ vô cùng, ngay sát vách nhà thường đặt các loại nông cụ, có điều phần lớn những thứ đó tôi đều chẳng biết tên.
Liên tục có những con mèo, con chó thò đầu ra ngoài hàng rào nhìn về phía chúng tôi, thỉnh thoảng lại "gâu gâu" vài tiếng. Suốt dọc đường chúng tôi gặp không ít người trong thôn, ai nấy đều có vẻ đen đúa, ăn mặc giản dị, không thủng quần cũng vá áo, nhưng lạ một điều là khuôn mặt họ đều tràn ngập nụ cười, trong đôi mắt ánh lên vẻ hiền hòa mà kiên định.
Trên đường bác gái không ngừng cất tiếng chào mọi người trong thôn, tất nhiên cũng có người hỏi về tôi, bác gái liền ngẩng đầu lớn tiếng trả lời: "Cô bé này là người thành phố muốn đến Hạ Nam Oa. Tôi thấy cô ấy chỉ có một mình, đi lại không tiện, nên mời về nhà ăn bữa cơm."
"Đến từ thành phố cơ à..."
“Còn phải nói, nhìn quần áo của cô ấy đi, lần trước cô hai nhà họ Ngô từ trên huyện về ăn mặc cũng không được đẹp như vậy."
“... Mặt trắng thế kia, tay mịn thế kia, vừa nhìn là biết chưa làm việc nặng bao giờ.”
"Chắc là người có học rồi."
Bác gái dẫn tôi đi chừng nửa dặm đường, rốt cuộc đã đến nhà bác ấy. Cũng giống như bao căn nhà khác ở vùng nông thôi, cái sên trước nhà rất bằng phẳng, nhà chỉ có hai gian, bức tường bên ngoài được trát bằng bùn, cửa sổ làm rất nhỏ, nên nhìn từ bên ngoài vào chỉ thấy một mảng đen thui, không thể thấy rõ thứ gì.
"Vào đây ngồi, vào đây ngồi nào!" Bác gái vén rèm cửa lên, dẫn tôi vào nhà, rồi đi thẳng đến chỗ chiếc giường lò[4], ngồi xuống, sau đó vỗ nhẹ mấy cái vào chỗ trống bên cạnh, lớn tiếng nói: "Ngồi đây đi cháu! lang="VI">Trong nhà thực ra cũng không tối như lúc nhìn vào từ bên ngoài, trên tường dán báo cũ, nhìn cũng sạch sẽ gọn gàng, trên giường lò được trải chiếu, lại đặt thêm một chiếc bàn nhỏ vuông vức. Bác gái cởi giày ra, co chân lại, ngồi xếp bằng trên giường.
Tôi từ nhỏ đã lớn lên ở miền Nam, đối với những thứ này đều cảm thấy rất mới lạ, thấy bác gái tính tình sảng khoái, tôi cũng không làm bộ làm tịch, liền lập tức bỏ giày ra, học theo bác ngồi xếp bằng trên giường.
"Úi chà chà..." Bác gái nhìn chằm chằm vào chân tôi, tấm tắc nói: "Đúng là con gái thành phố có khác, nhìn đôi tất này này, cứ gọi là trắng nõn, người nông thôn như bác đây còn chưa từng được thấy bao giờ ấy chứ."
Bác gái đi một đôi tất vải, đen thui, nhìn có vè như tự tay làm. Nghe bác nói như vậy, tôi vội vàng mở va li, rồi lấy từ trong đó ra một đôi tất mới: "Bác đã thích như vậy, đôi tất này cháu xin tặng bác."
"Vậy sao được!" Bác gái kiên quyết từ chối, vẻ mặt nghiêm túc bảo: "Bác mời cháu về nhà ăn com không phải là vì tham đồ của cháu. Đôi tất này vừa nhìn đã biết là đồ đắt tiền, chắc phải mất tới mấy hào mới mua được, người nông thôn bọn bác không cần phải lãng phí như vậy." Sau đó không cho tôi phân bua gì đã nhét trả lại đôi tất cho tôi.
"Cháu nghỉ ngơi một lát đi, bác vào bếp nướng lại bánh một chút cho nóng." Bác gái làm việc gì cũng có vẻ vội vàng hăm hở, vừa nói xong liền nhảy ngay xuống giường, xỏ giày vào và rời đi luôn.
Trong nhà chỉ còn lại mình tôi, khiến tôi nhất thời khó có thể thích ứng nổi.
Tôi ngồi ngắm nhìn khung cảnh xung quanh được một lát, bác gái đã lại vào nhà, mỗi tay cầm một chiếc bát lớn, gọi tôi tới ăn cùng.
Trong chiếc bát trên tay phải bác gái có một chồng bánh vàng ươm, không biết làm bằng gì, mùi rất thơm, chiếc bát còn lại thì đựng canh, bên trong có rau cải và trứng gà, lớp trên cùng còn láng váng mấy giọt mỡ.
Thời buổi này mọi người đều không nỡ ăn trứng gà, cứ tích cóp lại rồi mang đi bán lấy tiền tiêu, bác gái này vừa mới gặp lần đầu đã mời tôi uống canh trứng như vậy, quả đúng là một người vừa chân thành vừa hiếu khách.
Lúc này tôi cũng đang đói, liền nói cảm ơn bác gái một tiếng, sau đó cầm một chiếc bánh lên nhúng vào canh trứng mà ăn. Mới một chiếc bánh đã khiến tôi no căng bụng, bác gái còn sợ tôi khách sáo, không ngừng giục tôi ăn thêm, sau đó thấy tôi thật sự đã no quá rồi, liền lắc đầu nói: "Người có học cũng lạ thật đấy, ăn cơm mà ăn ít như mèo, may mà không phải ra đồng làm việc, nếu không chắc vừa xuống ruộng là bụng đã đói ngay rồi."
Tôi chỉ biết cười gượng
Sau khi đã ăn uống no nê, tôi và bác gái liền ngồi tán gẫu với nhau, bác gái dĩ nhiên cũng hỏi tôi tới Hạ Nam Oa làm gì.
Lý do cho chuyện này thì tôi đã nghĩ sẵn từ lâu, vì vậy bèn lập tức trá lời: "Thực ra cháu tới đó là để tìm người."
S tôi kế hết những gì mà mình đã chuẩn bị sẵn cho bác gái nghe. Nghe xong, bác gái liền cau mày, suy nghĩ một hồi lâu mới nói: "Kim Vân Sơ mà cháu nói có phải là cái cậu trắng trẻo đeo kính, về sau đến ở rể ở nhà họ Triệu không?"
Tôi không sao ngờ được ở Trần Gia Trang này cũng có người biết cha của Kim Minh Viễn, liền vội vã gật đầu: "Chính là anh ấy đấy ạ. Cháu cũng vừa mới biết tin từ đầu năm nay thôi, nghe được chuyện này, bà ngoại liền giục cháu lập tức đi tìm người. Nhưng lúc cháu chuẩn bị đi thì bà lại bị bệnh, nằm liệt giường hơn hai tháng trời, cuối cùng vẫn không qua khỏi. Trước lúc đi xa, bà dặn dò cháu mãi, nói là nhất định phải đón anh họ và con trai của anh ấy về, cho bọn họ nhận tổ quy tông."
Theo lời của lão Chương, lúc này cha của Kim Minh Viễn đã qua đời, trong nhà chỉ còn lại cậu bé mồ côi ba tuổi Kim Minh Viễn, mà không, lúc này chắc anh ta vẫn tên là Triệu Minh Viễn, về sau thì được cậu của anh ta nhận nuôi. Tôi thầm nghĩ lúc này nông thôn vẫn còn nghèo, nhà nào chẳng có tới mấy đứa con. Cậu của Kim Minh Viễn chắc cũng không muốn nuôi thêm một đứa nhóc còn nhỏ như vậy, chỉ cần chịu bỏ ra ít tiền, lo gì ông ta không nhả người.
"Vậy thì đúng rồi!" Bác gái thở vắn than dài, tỏ ra thông cảm với tôi: "Nhưng giá cháu đến sớm hơn một chút thì tốt, thầy Kim đó đã qua đời từ hai tháng trước rồi."
"Cái gì cơ ạ?" Tôi lập tức nhảy ngay từ trên chiếc giường lò xuống, giả bộ vô cùng sợ hãi và bàng hoà
Bác gái chậm rãi kể lại: "Nhà bác có một cô con gái lấy chồng ở Hạ Nam Oa, nên bác cũng từng gặp thầy Kim đó một lần. Năm 77, cậu ta kết hôn với cô con gái thứ ba của nhà họ Triệu ở Hạ Nam Oa, chưa đầy một năm thì sinh được một đứa con trai. Tiếc là người tốt thường chẳng sống lâu, hai người đó đều đoản mệnh, cả hai lần lượt qua đời, để lại đứa con mới ba tuổi. Nhà họ Triệu chỉ có mỗi mình cô ba đó, nên thôn bọn họ mới kêu anh họ của cô ba nhận nuôi đứa bé. Nhưng vợ của cái gã đó rõ là tuồng đanh đóa chua ngoa, sống chết không chịu nhận, về sau còn gây rối lên tận xã, cứ vứt đứa bé ngoài sân ủy ban rồi la lối om sòm. Cuối cùng, Bí thư Lưu phải đứng ra, kêu thôn bọn họ chia nhà cửa, đất đai của nhà họ Triệu cho cô ả, tới lúc đó cô ả mới chịu thôi." Có lẽ vì nghĩ đến số phận bi thảm của đứa bé kia, đôi mắt bác gái bắt đầu ửng đỏ lên như sắp khóc.
"Vậy phải làm sao đây?" Tôi nghiến răng nghiến lợi nói: "Mặc kệ thế nào cháu cũng phải đón đứa bé về, bọn họ muốn nhà cửa đất đai thì cho bọn họ, cháu không cần, chỉ cần trả đứa bé lại cho cháu là được."
"Ả đàn ba chua ngoa đó lòng dạ xấu lắm!" Bác gái nói: "Nếu cô ả biết cháu là cô của đứa bé, còn mất công từ thành phố tới đây để đón nó về, nhất định ả sẽ giấu thằng bé đi rồi lừa tiền của cháu. Hay là cháu đợi ông lão nhà bác về, rồi chúng ta bàn bạc với nhau một chút cùng nghĩ cách đón đứa bé về đây."
Bác gái đã bằng lòng giúp đỡ như vậy, tôi tất nhiên là cảm kích vô cùng. Nói gì đi nữa thì ở nơi này tôi cũng là người ngoài, cho dù có thật sự cầm tiền đi gặp người đàn bà đanh đá kia, cũng chưa chắc đã thuận lợi đón được đứa bé về, nói không chừng còn rút dây động rừng nữa ấy chứ.
Nói chuyện với bác gái được một lúc bên ngoài chợt có khách tới, đều là người dân trong thôn đến đây để xem chuyện lạ. Bọn họ nói nói, cười cười, ngồi kả chiếc giường lò, thậm chí có hai thím còn mang theo một ít đồ ăn tới, đều là hoa quả nhà trồng, tuy không phải là thứ đồ gì đắt đỏ, nhưng trong thời buổi mà chỉ riêng ăn no mặc ấm đã là một vấn đề như hiện giờ, hành động này quả thực là vô cùng đáng quý.
Trước khi tới đây, tôi đã làm khá nhiều giấy tờ giả, để tiện cho công việc sau này, địa chỉ trên chứng minh thư tôi viết là Bắc Kinh, cho nên mọi người vừa hỏi tôi là người ở đâu, tôi liền trả lời ngay rằng mình từ Bắc Kinh tới. Nghe vậy, mọi người trong nhà liền nháo nhào cả lên, hỏi tôi đủ thứ chuyện từ trên trời xuống dưới biển. May mà hồi học đại học tôi cũng từng ở Bắc Kinh vài năm, trả lời mấy câu hỏi này đều không có vấn đề gì, khiến mọi người đều hết sức ngưỡng mộ.
Buổi trưa tôi nghỉ ngơi trong nhà bác gái một chút, đến chiều thì theo bác gái ra ngoài đi dạo xung quanh. Đến khi trời gần tối, bác trai rốt cuộc đã về.
Mọi người trong Trần Gia Trang đa phần đều mang họ Trần, nếu không thì cũng có chút dây mơ rễ má gì đó. Trong dòng họ, bác trai đứng hàng thứ ba, nên mọi người đều gọi là chú Ba Trần. Sau khi biết chuyện này tôi liền nói chuyện với bác gái về cách xưng hô một chút, rồi cũng học theo mọi người mà gọi hai bác là chú Ba, thím Ba. Chú Ba Trần có lẽ vừa từ chợ về, trên chiếc xe bò có đặt mấy chiếc sọt rỗng, không ngừng lắc lư qua lại theo tiếng lăn lộc cộc của bánh xe bò.
Thím Ba sinh được ba cô con gái, cả ba đều đã lấy chồng, trong nhà chỉ còn lại hai chú thím, nên không khỏi có đôi phần hiu quạnh. Thấy trong nhà có khách đến, chú Ba Trần cũng hết sức nhiệt tình. Sau đó, thím Ba liền kể lại chuyện của tôi, nghe xong chú Ba không hề do dự chút nào, lập tức vỗ ngực đảm bảo: "Cháu yên tâm, chuyện này cứ để chú thímgày mai chú sẽ tới Hạ Nam Oa một chuyến, giúp cháu mang đứa bé về đây."
Thấy chú Ba Trần Nhiệt tình như vậy, trong lòng tôi hết sức ấm áp, sau khi suy nghĩ một chút, liền lục trong va li ra chai rượu tặng cho chú. Ban đầu chú Ba còn định từ chối, nhưng vừa ngửi thấy mùi rượu, cánh tay liền lập tức đơ ra, miệng chóp chép: "Rượu này thơm quá!"
Thím Ba không kìm được nhỏ giọng làu bàu: "Tôi còn đang nghĩ sao cái rương này lại nặng đến thế này, hóa ra là đựng lắm đồ như vậy..."
Tôi: "..."
Bốn bề đều là những ngọn núi lớn, mọc đủ loại cây cối xanh biếc, trong không khí tràn đầy mùi hương của cây cỏ. Làn sương mờ buổi sớm còn chưa tan hết, nhưng ánh dương đã len lỏi qua những tán cây ở nơi đây, lác đác chiếu xuống con đường nhỏ. Bầu trời dường như rất cao, thuần một màu xanh biếc, mang lại cho người ta cảm giác sảng khoái vô cùng.
Đây chính là Trung Quốc hồi đầu những năm tám mươi sao?
Đi dọc theo con đường núi chưa bao xa, tôi đã tới dưới chân núi. Hai bên đường toàn là nhũng cây dương lớn, không biết đã trồng được bao nhiêu năm rồi, cây nào cũng đều um tùm cành lá.
Ngẩng đầu nhìn lên, con đường núi chạy dọc theo một dòng sông nhỏ, đến chỗ cách đây không xa thì rẽ hẳn sang một bên, nhưng chỗ rẽ ấy lại có một cây hòe lớn, che gần hết tầm nhìn.
Ở gần đó có một dãy nhà lụp xụp cũ nát, lớp bùn trát trên tường sớm đã bong tróc quá nửa, nhưng vẫn loáng thoáng nhận ra được mấy hàng chữ lớn viết bằng vôi: "Tư tưởng Mao Trạch Đông muôn năm," "Con người mạnh dạn đến đâu, đất cho sản lượng cao đến đó." Đây chắc đều là những tàn tích lưu lại từ thời kỳ Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa.
Đang nhìn chằm chằm vào mấy hàng biểu ngữ trên tường, tôi đột nhiên phát giác phía không xa có một người đang đi về hướng này, liền vội vã ngoảnh đầu nhìn lại. Quả nhiên nhìn thấy có một bác gái đang đi tới, bác mặc một chiếc áo kép màu xanh lam, và chiếc quần vải đồng màu, chân đi đôi dép cao su màu vàng sậm, trong tay cầm theo một tẩu thuốc, cứ đi vài bước lại hít một hơi.
Một lát sau, khi bác gái đó đi đến gần, tôi đã có thể nhìn rõ khuôn mặt bác, làn da màu đồng cổ, hai gò má đỏ lựng, nhưng trong mắt lại tràn đầy nét hiền hòa mà người ở thời đại chúng ta không có.
"Bác ơi, cho cháu hỏi đây có phải là Hạ Nam Oa không ạ?" Tôi vội vàng bước lên phía trước, cố nặn ra một nụ cười.
Bác gái chớp chớp mắt nhìn tôi chăm chú, trên khuôn mặt nửa đen nửa đỏ hiện ra một nụ cười hiền từ: "Nơi này là Trần Gia Trang, Hạ Nam Oa ở phía nam, cách chỗ này tới mấy chục dặm[3] đường cơ. Chắc cháu đã đi nhầm hướng rồi, đường tới Hạ Nam Oa không qua chỗ này đâu."
Lão Chương chết tiệt!
Mấy chục dặm đường núi, thế này còn không phải là muốn giết tôi sao?
Bác gái dường như cũng nhìn ra tôi không cách nào đi liền một hơi mấy chục dặm đường, liền nhiệt tình nói: "Cháu vừa từ thành phố đến phải không, nhìn xem này, còn xinh hơn mấy cô gái trên báo nữa. Nếu cháu không ngại thì cứ vào thôn, ăn tạm bữa cơm trước rồi có gì tính sau. Đường đến Hạ Nam Oa còn xa lắm, nếu đi bộ chỉ e đến khi trời tối cũng chưa tới được Ngày mai Xa Lão Bả Thức sẽ quay lại, ông ấy là người duy nhất có xe ngựa trong thôn này, nhờ ông ấy chở cháu đến đó là tốt nhất."
Điều này thì tôi đang mong còn chẳng được, nên cũng không từ chối, mà cười hí hửng đồng ý ngay: "Dạ, vậy đành làm phiền bác rồi."
"Khách sáo cái gì chứ, ai ra ngoài mà chẳng có lúc khó khăn, tất nhiên là phải giúp nhau rồi." Bác gái vừa nói vừa đưa tay tới xách va li giúp tôi, miệng khẽ lẩm bẩm: "Đúng là người thành phố có khác, đến cái rương đựng hành lý cũng làm đẹp thế này."
Tôi chỉ biết gượng cười, đây đã là chiếc va li đơn giản nhất mà tôi có thể tìm được, dù sao thì cũng không thể học theo người ta, bỏ hết đồ đạc vào miếng vải rồi gói lại thành tay nải được.
Bác gái quả thực rất khỏe, tay trái xách va li, tay phải cầm tẩu thuốc, vậy mà vẫn có thể bước đi như bay, khiến tôi phải ra sức đuổi theo phía sau mới kịp. May mà trước lúc tới đây tôi đã thay một đôi giày da đế mềm, nếu không lúc này chắc đã không chịu nổi.
Men theo dòng sông nhỏ, sau khi qua một cây cầu đá liền nhìn thấy rất nhiều ngôi nhà tranh lụp xụp tụm năm tụm ba rải rác trong vùng đất trũng này. Tại đây, mỗi nhà đều có sân riêng, được bao quanh bằng hàng rào dựng từ những cây cọc gỗ, sân vườn nhà nào cũng có vẻ sạch sẽ vô cùng, ngay sát vách nhà thường đặt các loại nông cụ, có điều phần lớn những thứ đó tôi đều chẳng biết tên.
Liên tục có những con mèo, con chó thò đầu ra ngoài hàng rào nhìn về phía chúng tôi, thỉnh thoảng lại "gâu gâu" vài tiếng. Suốt dọc đường chúng tôi gặp không ít người trong thôn, ai nấy đều có vẻ đen đúa, ăn mặc giản dị, không thủng quần cũng vá áo, nhưng lạ một điều là khuôn mặt họ đều tràn ngập nụ cười, trong đôi mắt ánh lên vẻ hiền hòa mà kiên định.
Trên đường bác gái không ngừng cất tiếng chào mọi người trong thôn, tất nhiên cũng có người hỏi về tôi, bác gái liền ngẩng đầu lớn tiếng trả lời: "Cô bé này là người thành phố muốn đến Hạ Nam Oa. Tôi thấy cô ấy chỉ có một mình, đi lại không tiện, nên mời về nhà ăn bữa cơm."
"Đến từ thành phố cơ à..."
“Còn phải nói, nhìn quần áo của cô ấy đi, lần trước cô hai nhà họ Ngô từ trên huyện về ăn mặc cũng không được đẹp như vậy."
“... Mặt trắng thế kia, tay mịn thế kia, vừa nhìn là biết chưa làm việc nặng bao giờ.”
"Chắc là người có học rồi."
Bác gái dẫn tôi đi chừng nửa dặm đường, rốt cuộc đã đến nhà bác ấy. Cũng giống như bao căn nhà khác ở vùng nông thôi, cái sên trước nhà rất bằng phẳng, nhà chỉ có hai gian, bức tường bên ngoài được trát bằng bùn, cửa sổ làm rất nhỏ, nên nhìn từ bên ngoài vào chỉ thấy một mảng đen thui, không thể thấy rõ thứ gì.
"Vào đây ngồi, vào đây ngồi nào!" Bác gái vén rèm cửa lên, dẫn tôi vào nhà, rồi đi thẳng đến chỗ chiếc giường lò[4], ngồi xuống, sau đó vỗ nhẹ mấy cái vào chỗ trống bên cạnh, lớn tiếng nói: "Ngồi đây đi cháu! lang="VI">Trong nhà thực ra cũng không tối như lúc nhìn vào từ bên ngoài, trên tường dán báo cũ, nhìn cũng sạch sẽ gọn gàng, trên giường lò được trải chiếu, lại đặt thêm một chiếc bàn nhỏ vuông vức. Bác gái cởi giày ra, co chân lại, ngồi xếp bằng trên giường.
Tôi từ nhỏ đã lớn lên ở miền Nam, đối với những thứ này đều cảm thấy rất mới lạ, thấy bác gái tính tình sảng khoái, tôi cũng không làm bộ làm tịch, liền lập tức bỏ giày ra, học theo bác ngồi xếp bằng trên giường.
"Úi chà chà..." Bác gái nhìn chằm chằm vào chân tôi, tấm tắc nói: "Đúng là con gái thành phố có khác, nhìn đôi tất này này, cứ gọi là trắng nõn, người nông thôn như bác đây còn chưa từng được thấy bao giờ ấy chứ."
Bác gái đi một đôi tất vải, đen thui, nhìn có vè như tự tay làm. Nghe bác nói như vậy, tôi vội vàng mở va li, rồi lấy từ trong đó ra một đôi tất mới: "Bác đã thích như vậy, đôi tất này cháu xin tặng bác."
"Vậy sao được!" Bác gái kiên quyết từ chối, vẻ mặt nghiêm túc bảo: "Bác mời cháu về nhà ăn com không phải là vì tham đồ của cháu. Đôi tất này vừa nhìn đã biết là đồ đắt tiền, chắc phải mất tới mấy hào mới mua được, người nông thôn bọn bác không cần phải lãng phí như vậy." Sau đó không cho tôi phân bua gì đã nhét trả lại đôi tất cho tôi.
"Cháu nghỉ ngơi một lát đi, bác vào bếp nướng lại bánh một chút cho nóng." Bác gái làm việc gì cũng có vẻ vội vàng hăm hở, vừa nói xong liền nhảy ngay xuống giường, xỏ giày vào và rời đi luôn.
Trong nhà chỉ còn lại mình tôi, khiến tôi nhất thời khó có thể thích ứng nổi.
Tôi ngồi ngắm nhìn khung cảnh xung quanh được một lát, bác gái đã lại vào nhà, mỗi tay cầm một chiếc bát lớn, gọi tôi tới ăn cùng.
Trong chiếc bát trên tay phải bác gái có một chồng bánh vàng ươm, không biết làm bằng gì, mùi rất thơm, chiếc bát còn lại thì đựng canh, bên trong có rau cải và trứng gà, lớp trên cùng còn láng váng mấy giọt mỡ.
Thời buổi này mọi người đều không nỡ ăn trứng gà, cứ tích cóp lại rồi mang đi bán lấy tiền tiêu, bác gái này vừa mới gặp lần đầu đã mời tôi uống canh trứng như vậy, quả đúng là một người vừa chân thành vừa hiếu khách.
Lúc này tôi cũng đang đói, liền nói cảm ơn bác gái một tiếng, sau đó cầm một chiếc bánh lên nhúng vào canh trứng mà ăn. Mới một chiếc bánh đã khiến tôi no căng bụng, bác gái còn sợ tôi khách sáo, không ngừng giục tôi ăn thêm, sau đó thấy tôi thật sự đã no quá rồi, liền lắc đầu nói: "Người có học cũng lạ thật đấy, ăn cơm mà ăn ít như mèo, may mà không phải ra đồng làm việc, nếu không chắc vừa xuống ruộng là bụng đã đói ngay rồi."
Tôi chỉ biết cười gượng
Sau khi đã ăn uống no nê, tôi và bác gái liền ngồi tán gẫu với nhau, bác gái dĩ nhiên cũng hỏi tôi tới Hạ Nam Oa làm gì.
Lý do cho chuyện này thì tôi đã nghĩ sẵn từ lâu, vì vậy bèn lập tức trá lời: "Thực ra cháu tới đó là để tìm người."
S tôi kế hết những gì mà mình đã chuẩn bị sẵn cho bác gái nghe. Nghe xong, bác gái liền cau mày, suy nghĩ một hồi lâu mới nói: "Kim Vân Sơ mà cháu nói có phải là cái cậu trắng trẻo đeo kính, về sau đến ở rể ở nhà họ Triệu không?"
Tôi không sao ngờ được ở Trần Gia Trang này cũng có người biết cha của Kim Minh Viễn, liền vội vã gật đầu: "Chính là anh ấy đấy ạ. Cháu cũng vừa mới biết tin từ đầu năm nay thôi, nghe được chuyện này, bà ngoại liền giục cháu lập tức đi tìm người. Nhưng lúc cháu chuẩn bị đi thì bà lại bị bệnh, nằm liệt giường hơn hai tháng trời, cuối cùng vẫn không qua khỏi. Trước lúc đi xa, bà dặn dò cháu mãi, nói là nhất định phải đón anh họ và con trai của anh ấy về, cho bọn họ nhận tổ quy tông."
Theo lời của lão Chương, lúc này cha của Kim Minh Viễn đã qua đời, trong nhà chỉ còn lại cậu bé mồ côi ba tuổi Kim Minh Viễn, mà không, lúc này chắc anh ta vẫn tên là Triệu Minh Viễn, về sau thì được cậu của anh ta nhận nuôi. Tôi thầm nghĩ lúc này nông thôn vẫn còn nghèo, nhà nào chẳng có tới mấy đứa con. Cậu của Kim Minh Viễn chắc cũng không muốn nuôi thêm một đứa nhóc còn nhỏ như vậy, chỉ cần chịu bỏ ra ít tiền, lo gì ông ta không nhả người.
"Vậy thì đúng rồi!" Bác gái thở vắn than dài, tỏ ra thông cảm với tôi: "Nhưng giá cháu đến sớm hơn một chút thì tốt, thầy Kim đó đã qua đời từ hai tháng trước rồi."
"Cái gì cơ ạ?" Tôi lập tức nhảy ngay từ trên chiếc giường lò xuống, giả bộ vô cùng sợ hãi và bàng hoà
Bác gái chậm rãi kể lại: "Nhà bác có một cô con gái lấy chồng ở Hạ Nam Oa, nên bác cũng từng gặp thầy Kim đó một lần. Năm 77, cậu ta kết hôn với cô con gái thứ ba của nhà họ Triệu ở Hạ Nam Oa, chưa đầy một năm thì sinh được một đứa con trai. Tiếc là người tốt thường chẳng sống lâu, hai người đó đều đoản mệnh, cả hai lần lượt qua đời, để lại đứa con mới ba tuổi. Nhà họ Triệu chỉ có mỗi mình cô ba đó, nên thôn bọn họ mới kêu anh họ của cô ba nhận nuôi đứa bé. Nhưng vợ của cái gã đó rõ là tuồng đanh đóa chua ngoa, sống chết không chịu nhận, về sau còn gây rối lên tận xã, cứ vứt đứa bé ngoài sân ủy ban rồi la lối om sòm. Cuối cùng, Bí thư Lưu phải đứng ra, kêu thôn bọn họ chia nhà cửa, đất đai của nhà họ Triệu cho cô ả, tới lúc đó cô ả mới chịu thôi." Có lẽ vì nghĩ đến số phận bi thảm của đứa bé kia, đôi mắt bác gái bắt đầu ửng đỏ lên như sắp khóc.
"Vậy phải làm sao đây?" Tôi nghiến răng nghiến lợi nói: "Mặc kệ thế nào cháu cũng phải đón đứa bé về, bọn họ muốn nhà cửa đất đai thì cho bọn họ, cháu không cần, chỉ cần trả đứa bé lại cho cháu là được."
"Ả đàn ba chua ngoa đó lòng dạ xấu lắm!" Bác gái nói: "Nếu cô ả biết cháu là cô của đứa bé, còn mất công từ thành phố tới đây để đón nó về, nhất định ả sẽ giấu thằng bé đi rồi lừa tiền của cháu. Hay là cháu đợi ông lão nhà bác về, rồi chúng ta bàn bạc với nhau một chút cùng nghĩ cách đón đứa bé về đây."
Bác gái đã bằng lòng giúp đỡ như vậy, tôi tất nhiên là cảm kích vô cùng. Nói gì đi nữa thì ở nơi này tôi cũng là người ngoài, cho dù có thật sự cầm tiền đi gặp người đàn bà đanh đá kia, cũng chưa chắc đã thuận lợi đón được đứa bé về, nói không chừng còn rút dây động rừng nữa ấy chứ.
Nói chuyện với bác gái được một lúc bên ngoài chợt có khách tới, đều là người dân trong thôn đến đây để xem chuyện lạ. Bọn họ nói nói, cười cười, ngồi kả chiếc giường lò, thậm chí có hai thím còn mang theo một ít đồ ăn tới, đều là hoa quả nhà trồng, tuy không phải là thứ đồ gì đắt đỏ, nhưng trong thời buổi mà chỉ riêng ăn no mặc ấm đã là một vấn đề như hiện giờ, hành động này quả thực là vô cùng đáng quý.
Trước khi tới đây, tôi đã làm khá nhiều giấy tờ giả, để tiện cho công việc sau này, địa chỉ trên chứng minh thư tôi viết là Bắc Kinh, cho nên mọi người vừa hỏi tôi là người ở đâu, tôi liền trả lời ngay rằng mình từ Bắc Kinh tới. Nghe vậy, mọi người trong nhà liền nháo nhào cả lên, hỏi tôi đủ thứ chuyện từ trên trời xuống dưới biển. May mà hồi học đại học tôi cũng từng ở Bắc Kinh vài năm, trả lời mấy câu hỏi này đều không có vấn đề gì, khiến mọi người đều hết sức ngưỡng mộ.
Buổi trưa tôi nghỉ ngơi trong nhà bác gái một chút, đến chiều thì theo bác gái ra ngoài đi dạo xung quanh. Đến khi trời gần tối, bác trai rốt cuộc đã về.
Mọi người trong Trần Gia Trang đa phần đều mang họ Trần, nếu không thì cũng có chút dây mơ rễ má gì đó. Trong dòng họ, bác trai đứng hàng thứ ba, nên mọi người đều gọi là chú Ba Trần. Sau khi biết chuyện này tôi liền nói chuyện với bác gái về cách xưng hô một chút, rồi cũng học theo mọi người mà gọi hai bác là chú Ba, thím Ba. Chú Ba Trần có lẽ vừa từ chợ về, trên chiếc xe bò có đặt mấy chiếc sọt rỗng, không ngừng lắc lư qua lại theo tiếng lăn lộc cộc của bánh xe bò.
Thím Ba sinh được ba cô con gái, cả ba đều đã lấy chồng, trong nhà chỉ còn lại hai chú thím, nên không khỏi có đôi phần hiu quạnh. Thấy trong nhà có khách đến, chú Ba Trần cũng hết sức nhiệt tình. Sau đó, thím Ba liền kể lại chuyện của tôi, nghe xong chú Ba không hề do dự chút nào, lập tức vỗ ngực đảm bảo: "Cháu yên tâm, chuyện này cứ để chú thímgày mai chú sẽ tới Hạ Nam Oa một chuyến, giúp cháu mang đứa bé về đây."
Thấy chú Ba Trần Nhiệt tình như vậy, trong lòng tôi hết sức ấm áp, sau khi suy nghĩ một chút, liền lục trong va li ra chai rượu tặng cho chú. Ban đầu chú Ba còn định từ chối, nhưng vừa ngửi thấy mùi rượu, cánh tay liền lập tức đơ ra, miệng chóp chép: "Rượu này thơm quá!"
Thím Ba không kìm được nhỏ giọng làu bàu: "Tôi còn đang nghĩ sao cái rương này lại nặng đến thế này, hóa ra là đựng lắm đồ như vậy..."
Tôi: "..."
Tác giả :
Tú Cẩm