Triều Thiên Nhất Côn [Luận Anh Hùng]
Chương 80: Lục Long Tam Cô
Khi đám người trong chùa đang ở bên cạnh tượng Vi Đà Kim Cang, bên cạnh hồ sen đối phó với kẻ tập kích, hai “thầy trò” La Bạch Ái rốt cuộc đang ở đâu?
Hóa ra La Bạch Ái đang cùng với cao tăng Tam Khô trong chùa Lục Long nói thiền luận kinh.
Tam Khô là thiền tăng nổi tiếng ở bản địa, đạo hạnh cao thâm, trí năng ngút trời, được khen là danh tăng “cầm trăng tay vốc nước, chơi hoa áo đầy hương” (1).
Nghe nói y vốn không có danh hiệu, lúc y mới vào tá túc ở chùa Lục Long, người khác hỏi y từ đâu đến, y không trả lời ngay, chỉ nhìn hoa cỏ trước viện, nói:
- Hoa cỏ sẽ phải khô.
Lúc ấy chủ trì Lục Dung đại sư nghe được, đặc biệt ra nghênh tiếp y, cùng y đàm phật luận kinh, sau một buổi lại hết sức sùng bái khâm phục, còn thỉnh giáo danh hiệu của y. Y chỉ nói:
- Biển khô đá mòn, cần gì danh hiệu.
Lúc đó còn có một vị danh nhân khác được tiếp đón, chính là Lạc Dương Ôn Vãn. Ôn Vãn lập tức hỏi tiếp một câu phật kệ:
- Sinh tử chuyện lớn, thời gian như tên, vô thường cấp tốc, thời không đợi người, nếu đã như vậy, qua cửa công đức, ngày sáng đêm tối, có trật tự riêng, cha con vợ chồng, nên có thứ tự, bốn phương tám hướng, đều có vị trí, vạn vật hữu tình, đều có tên gọi, hoa chim sâu cá, chim trời cá nước, không gì ngoại lệ, sao chỉ mình ngài?
Đại sư lại khép mắt chắp tay, chỉ nói:
- Ngươi đuổi thời gian, ta không đuổi. Lòng ta ung dung, dầu hết đèn khô.
Ôn Vãn lập tức giác ngộ.
Rất nhiều người tại cửa thiền tham thiền mấy chục năm, vẫn không đạt được một chút tin tức, không đổi được một cái ngộ. Nhưng thời cơ vừa đến, có câu “hút mổ đồng thời”, tức là con gà con đang từ trong trứng nở ra, gà mẹ vừa lúc mổ phá vỏ trứng, sẽ hoàn toàn không tốn công sức. Đây chính là chỗ hiếm có phật môn tâm pháp tương truyền.
Bởi vì y vừa vào Lục Long đã nói ba lần “khô”, người khác liền gọi y là “Tam Khô” đại sư.
Tam Khô rất giỏi điểm hóa người khác, giúp người khác giác ngộ.
Y rất nổi danh ở khu vực.
Y cũng từng rời khỏi chùa Lục Long tự, dạo chơi tứ hải, sau khi trở lại càng nổi danh hơn.
Có lẽ, trước khi đến chùa Lục Long, y đã rất nổi danh?
Chỉ có điều, y đối với chuyện quá khứ, một chữ cũng không đề cập tới, cũng không ai biết lai lịch của y.
La Bạch Ái vốn cũng không biết vị Tam Khô đại sư này là người rất trầm mặc, ít nói, hiền lành.
Hắn luôn cho rằng “đại sư” trên đời, bình thường phải niệm rất nhiều kinh, thường xuyên lao thao bất tuyệt với người khác, khi răn dạy người có cả một kho sách nói hoài không hết.
Nhưng sự thật lại không phải.
Tam Khô thường thường không lên tiếng, luôn luôn không nói một lời.
Y giống như căn bản không thích dạy người, không thích trò chuyện.
Khi nào y cao hứng nói chuyện thì mới lên tiếng.
Lúc y bắt buộc phải nói chuyện, đôi khi chỉ thở dài một tiếng, hoặc trừng mắt nhìn người khác một cái, nhướng mày chớp mắt, ho lên một tiếng, xem như đã nói chuyện rồi.
Mặc dù, phần lớn mọi người đều không biết y đã nói gì? Nói những lời gì?
La Bạch Ái đương nhiên cũng không hiểu, nhưng cảm thấy rất vui vẻ.
Bản thân hắn chính là một người rất vui vẻ, hắn đối với những chuyện không hiểu cảm thấy rất vui vẻ.
Cho nên khi quần hiệp đang ở dưới cây bồ đề, bên cạnh ao sen chống địch, hắn lại đi trêu chọc đại sư này nói chuyện.
Hắn rất thích tìm đại sư nói chuyện, nhưng chưa chắc đại sư cũng thích nói chuyện với hắn.
Có một lần, hắn thấy trong miếu có rất nhiều khách hành hương, rộn ràng tới bái phật dâng hương, tăng chúng trong chùa đều bận rộn thu xếp, lại thấy đại sư đang thẫn thờ ngồi dưới cây bồ đề, hoàn toàn không có phản ứng, ngay cả một đứa bé té ngã bên cạnh y, oa oa khóc lớn, đại sư cũng không có động tĩnh.
La Bạch Ái liền tiến tới đỡ đứa trẻ dậy, dỗ dành nó, cho đến khi mẫu thân đến đưa nó đi, đại sư vẫn ngồi xếp bằng bất động.
La Bạch Ái liền hỏi:
- Đại sư bị bệnh à?
Đại sư đáp:
- Không có.
La Bạch Ái hỏi:
- Đại sư ngủ à?
Đại sư đáp:
- Tĩnh tọa.
La Bạch Ái hỏi:
- Đại sư không nhìn thấy có người ngã sao?
Đại sư đáp:
- Người sống trên đời, ai không từng té ngã? Té ngã thì sẽ tự bò dậy.
La Bạch Ái hỏi:
- Đại sư không thấy hôm nay khách hành hương rất nhiều sao?
Tam Khô đáp:
- Không.
La Bạch Ái hỏi:
- Vậy đại sư thấy gì?
Tam Khô đáp:
- Lão nạp chỉ thấy có hai người tới.
La Bạch Ái hỏi:
- Hai người nào?
Tam Khô đáp:
- Một tên danh, một tên lợi. Bọn họ thắp hương bái phật, chẳng qua là vì cái này.
La Bạch Ái suy nghĩ một chút, rất hoài nghi:
- Sao nghe quen vậy, hình như vị tiền nhân nào đã từng nói rồi?
Tam Khô:
- …
La Bạch Ái nói:
- Tôi cảm thấy ông nói ít đi, cũng nhìn ít đi.
Tam Khô hỏi:
- Ít đi cái gì?
La Bạch Ái đáp:
- Tôi thấy được bốn người, một người danh, một người lợi, còn có một người quyền, một người thế.
- …
La Bạch Ái nói:
- Không, còn có… còn có một người, là lộc, à, lại thêm một người nữa, gọi là gì nhỉ? À, là dục…
La Bạch Ái lại giáo huấn Tam Khô đại sư:
- Ông nói chuyện ít đi, cũng nói quá đơn giản.
Tam Khô cảm thấy phiền muộn, không để ý tới La Bạch Ái nữa.
Nhưng La Bạch Ái trước khi rời đi, còn “điểm hóa” Tam Khô một câu:
- Có người ngã trước mặt ông, ông không đi đỡ, lỡ may té chết người thì sao? Ngay cả người cũng không cứu được, bản thân lại giống như khúc gỗ, vậy coi là phật gì? Tham thiền có tác dụng gì?
Chưa hết, hắn còn tươi cười hỏi đại sư:
- Tôi nói có đúng không? Đại sư?
Lúc bắt đầu, Tam Khô đại sư không để ý đến người thiếu niên nửa điên nửa khùng này.
Nhưng đại sư không để ý tới hắn, hắn lại để ý tới đại sư.
Người khác hỏi hắn vì sao lại thích tìm đại sư quấy rầy, hắn cười hì hì nói:
- Không có gì, ta là thật tâm lĩnh giáo đại sư.
Khi sư phụ Ban Sư của hắn cũng hỏi như thế, hắn mới nghiêm túc trả lời:
- Tôi cảm thấy có duyên với đại sư.
- Có duyên như vậy.
Ban Sư nghe được lại rất không vui, nói:
- Ngươi lại không bái y làm thầy sao?
Không ngờ La Bạch Ái lập tức lắc đầu như trống bỏi:
- Vậy thì khác. Ông và y không giống nhau.
- Cái gì không giống nhau?
- Duyên pháp giữa tôi và đại sư, đó là tôi quả thật học được không ít đạo lý từ y.
La Bạch Ái lắc đầu nói:
- Nhưng y cũng học được không ít sự lý từ tôi. Hai chúng tôi là trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau, cùng có lợi…
Ban Sư nghe được liền cao hứng:
- Vẫn là ta dạy cho ngươi khá nhiều. Ta vốn học thức uyên bác, võ công cao cường mà.
- Cũng không phải.
Đồ đệ nghiêm túc nói:
- Ông khá may mắn.
- Ta may mắn?
Ban Sư không hiểu:
- Nếu ta may mắn còn thu nhận loại đồ đệ như ngươi sao?
- Ông đương nhiên may mắn, ông chỉ là thân ở trong phúc lại không biết phúc mà thôi.
La Bạch Ái nói:
- Tôi dạy cho ông, còn nhiều hơn ông dạy cho tôi.
Ban Sư giận đến méo miệng, mắt cũng bắt đầu trợn trắng.
Đồ đệ của hắn còn rất cảm khái nói thêm một câu:
- Thật ra là nhiều hơn rất nhiều… không được, tôi còn phải dạy ông làm thế nào theo đuổi người yêu, dạy ông làm sao nói chuyện yêu đương.
- Ngươi… ngươi!
Lần này Ban Sư giận đến cả mũi cũng méo:
- Ngươi dạy ta… nói chuyện yêu đương?
- Đúng.
La Bạch Ái đến gần bên cạnh Ban Sư, nói một cách mờ ám:
- Ông đừng nói với tôi ông chưa bao giờ động xuân tâm, chưa từng có ý định tìm cho tôi một sư mẫu.
Ban Sư muốn đánh hắn.
La Bạch Ái chợt vươn người nhìn thẳng vào sư phụ hắn, nói:
- Ông nhìn tôi đây!
Ban Sư đánh được một nửa, đành phải thu chiêu.
- Tại sao ta phải nhìn ngươi?
La Bạch Ái hiên ngang lẫm liệt, quang minh lỗi lạc nói:
- Ông nhìn vào mắt tôi. Nếu như ông thật sự từ trước đến giờ chưa từng nghĩ đến chuyện này và chuyện đó, ông hãy nhìn vào mắt tôi.
Ban Sư không nhìn hắn, nhưng cũng không đánh hắn, chỉ tức giận phất tay áo bỏ đi.
La Bạch Ái le lưỡi một cái, lẩm bẩm:
- Ô kê bạch phượng hoàn (2). Đại khái lần này nói đúng rồi… xem ra, ta nên suy nghĩ cẩn thận cho chung thân đại sự của sư phụ.
Tam Khô đại sư không để ý tới hắn, lý do tuyệt đối đầy đủ.
Có lần hắn lại đổi tên cho danh tăng Tam Khô này.
Đó là một lần chúng tăng tụ tập, mọi người muốn đổi một cái tên cho tháp Minh Hiếu, chùa Lục Long, bởi vì những tháp gọi là “Minh Hiếu”, “Lục Long” quả thật rất nhiều, không được đặc biệt. Ít nhất, cũng nên phân rõ là Lục Long “tháp” hay là “chùa”, Minh Hiếu “chùa” hay là “tháp”.
Tam Khô đại sư lại ra sức phản bác, cho rằng không cần đổi tên.
Mọi người đều hỏi y tại sao.
Y nói:
- Phật pháp chân chính, là bách tính thường dùng nhưng không biết, lúc phát tâm liền thành chánh giác (3). Cần gì chính danh? Khác hẳn độc thoát, không trói buộc bởi sự vật.
Mọi người đều cho là đúng, nhao nhao nói Tam Khô phật pháp cao thâm.
Nhưng La Bạch Ái ngồi nghe bên cạnh bỗng lên tiếng:
- Lục Long, Minh Hiếu tháp chùa không cần đặt tên, tôi rất tán thành, nhưng đại sư lại nên đổi tên.
Mọi người hiếu kì, đều hỏi muốn thay Tam Khô đổi danh hiệu gì?
- Tam Cô.
La Bạch Ái dương dương đắc ý nói:
- Đổi tên thành Tam Cô, như thế vừa khớp.
Chúng tăng nhao nhao quát mắng hắn, lần này La Bạch Ái đúng là xúc phạm chúng tăng.
Nhưng hắn đắc ý như cũ.
Hắn còn nói ra lý do đường hoàng:
- Đại sư gọi là Tam Khô, bản ý là biển khô đá mòn, dầu hết đèn khô, người đi tâm khô. Tôi gọi y là Tam Cô, càng phù hợp hơn, bởi vì y thấy người ngã mà không đỡ, thấy kẻ ác nắm quyền mà không trừ, thấy người chưa tỉnh ngộ mà không điểm hóa, không phải cô niệm, cô tức, cô vọng thì là gì? Huống hồ, đại sư ô kê bạch phượng hoàn hình dáng đẹp, rất tuấn tú, giống như cô nhiều hơn giống như lão.
Mọi người đều mắng tiểu tử hồ đồ này không biết phật lý, chưa vào phật môn sao dám nói năng bừa bãi, ngay cả Tam Khô trên mặt cũng lộ ra vẻ khó chịu.
La Bạch Ái trố mắt, chỉ vào đại sư hỏi vặn lại:
- Không phải y dạy người đừng quá coi trọng hư danh sao? Không phải y luôn nói danh như y phục trang sức, cởi xuống là hết sao? Sao vừa nói đến đã nhăn mặt rồi?
Lần này ngay cả Lục Dung đại sư cũng muốn hạ lệnh đuổi hắn đi.
Lại là Tam Khô đại sư lên tiếng:
- Cũng được. Dù sao cũng là danh tướng (4), gọi cái gì thì là cái đó, gọi cái gì cũng không phải là cái đó.
Lục Dung không hiểu, chắp tay hỏi:
- Ý của đại sư là…
Trên mặt Tam Khô lại hiện lên một chút ý cười, y dùng tay chỉ vào một con chó đang phơi bụng dưới ánh nắng xuân, nói:
- Ngươi gọi nó là mèo, nó vẫn không phải mèo. Ngươi không gọi nó là chó, nó vẫn là chó. Nhưng nó và đồng loại có thể không gọi là chó, mà gọi là người, còn gọi chúng ta mới là chó. Chúng ta bị người khác gọi là chó, nếu như là người thì vẫn là người.
Bất kể nghe hiểu được hay không, chúng tăng đều chắp tay niệm:
- A Di Đà Phật.
Phật là niệm, nhưng sau này Tam Khô đại sư trong chùa Lục Long thật sự bị người ta gọi là “Tam Cô đại sư”.
Chú thích:
(1) Trích từ bài thơ Xuân Sơn Nguyệt Dạ của Vu Lương Sử.
Xuân sơn đa thắng sự,
Thưởng ngoạn dạ vong quy.
Cúc thuỷ nguyệt tại thủ,
Lộng hoa hương mãn y.
Hứng lai vô viễn cận,
Dục khứ tích phương phi.
Nam vọng minh chung xứ,
Lâu đài thâm thuý vi.
Dịch nghĩa:
Núi xuân lắm thắng cảnh
Thưởng ngoạn đêm rồi mà quên về nhà
Múc trăng trong nước vào bàn tay
Đùa nghịch với những đoá hoa hương thấm đầy vào áo
Hứng đến thì không nghĩ đến xa gần
Muốn về lại tiếc hoa thơm cỏ lạ
Nhìn về phía nam có tiếng chuông ngân
Lâu đài sâu trong đồi núi xanh rờn
Dịch thơ: (Hải Đà)
Đêm Trăng Trên Núi Xuân
Núi xuân nhiều cảnh đẹp
Xem mãi tối quên đường
Cầm trăng tay vốc nước
Chơi hoa áo đầy hương
Mặc gần xa vẫn thích
Bỏ đi cảnh tiếc thương
Phương nam hồi chuông vọng
Cây xanh ẩn cung tường.
(2) Tên một loại thuốc, xem thông tin ở đây:
(3) Phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tức là phát tâm thành Phật. Hiện tiền chúng sanh có giác tri, nhưng là vọng giác vọng tri. Nếu giác ngộ được muôn Pháp đều không, trọn không có gì, chẳng đắm nơi có gọi là Chánh giác.
(4) Lời của phật giáo. Tai có thể nghe người gọi tên, mắt có thể thấy người gọi tướng.
Hóa ra La Bạch Ái đang cùng với cao tăng Tam Khô trong chùa Lục Long nói thiền luận kinh.
Tam Khô là thiền tăng nổi tiếng ở bản địa, đạo hạnh cao thâm, trí năng ngút trời, được khen là danh tăng “cầm trăng tay vốc nước, chơi hoa áo đầy hương” (1).
Nghe nói y vốn không có danh hiệu, lúc y mới vào tá túc ở chùa Lục Long, người khác hỏi y từ đâu đến, y không trả lời ngay, chỉ nhìn hoa cỏ trước viện, nói:
- Hoa cỏ sẽ phải khô.
Lúc ấy chủ trì Lục Dung đại sư nghe được, đặc biệt ra nghênh tiếp y, cùng y đàm phật luận kinh, sau một buổi lại hết sức sùng bái khâm phục, còn thỉnh giáo danh hiệu của y. Y chỉ nói:
- Biển khô đá mòn, cần gì danh hiệu.
Lúc đó còn có một vị danh nhân khác được tiếp đón, chính là Lạc Dương Ôn Vãn. Ôn Vãn lập tức hỏi tiếp một câu phật kệ:
- Sinh tử chuyện lớn, thời gian như tên, vô thường cấp tốc, thời không đợi người, nếu đã như vậy, qua cửa công đức, ngày sáng đêm tối, có trật tự riêng, cha con vợ chồng, nên có thứ tự, bốn phương tám hướng, đều có vị trí, vạn vật hữu tình, đều có tên gọi, hoa chim sâu cá, chim trời cá nước, không gì ngoại lệ, sao chỉ mình ngài?
Đại sư lại khép mắt chắp tay, chỉ nói:
- Ngươi đuổi thời gian, ta không đuổi. Lòng ta ung dung, dầu hết đèn khô.
Ôn Vãn lập tức giác ngộ.
Rất nhiều người tại cửa thiền tham thiền mấy chục năm, vẫn không đạt được một chút tin tức, không đổi được một cái ngộ. Nhưng thời cơ vừa đến, có câu “hút mổ đồng thời”, tức là con gà con đang từ trong trứng nở ra, gà mẹ vừa lúc mổ phá vỏ trứng, sẽ hoàn toàn không tốn công sức. Đây chính là chỗ hiếm có phật môn tâm pháp tương truyền.
Bởi vì y vừa vào Lục Long đã nói ba lần “khô”, người khác liền gọi y là “Tam Khô” đại sư.
Tam Khô rất giỏi điểm hóa người khác, giúp người khác giác ngộ.
Y rất nổi danh ở khu vực.
Y cũng từng rời khỏi chùa Lục Long tự, dạo chơi tứ hải, sau khi trở lại càng nổi danh hơn.
Có lẽ, trước khi đến chùa Lục Long, y đã rất nổi danh?
Chỉ có điều, y đối với chuyện quá khứ, một chữ cũng không đề cập tới, cũng không ai biết lai lịch của y.
La Bạch Ái vốn cũng không biết vị Tam Khô đại sư này là người rất trầm mặc, ít nói, hiền lành.
Hắn luôn cho rằng “đại sư” trên đời, bình thường phải niệm rất nhiều kinh, thường xuyên lao thao bất tuyệt với người khác, khi răn dạy người có cả một kho sách nói hoài không hết.
Nhưng sự thật lại không phải.
Tam Khô thường thường không lên tiếng, luôn luôn không nói một lời.
Y giống như căn bản không thích dạy người, không thích trò chuyện.
Khi nào y cao hứng nói chuyện thì mới lên tiếng.
Lúc y bắt buộc phải nói chuyện, đôi khi chỉ thở dài một tiếng, hoặc trừng mắt nhìn người khác một cái, nhướng mày chớp mắt, ho lên một tiếng, xem như đã nói chuyện rồi.
Mặc dù, phần lớn mọi người đều không biết y đã nói gì? Nói những lời gì?
La Bạch Ái đương nhiên cũng không hiểu, nhưng cảm thấy rất vui vẻ.
Bản thân hắn chính là một người rất vui vẻ, hắn đối với những chuyện không hiểu cảm thấy rất vui vẻ.
Cho nên khi quần hiệp đang ở dưới cây bồ đề, bên cạnh ao sen chống địch, hắn lại đi trêu chọc đại sư này nói chuyện.
Hắn rất thích tìm đại sư nói chuyện, nhưng chưa chắc đại sư cũng thích nói chuyện với hắn.
Có một lần, hắn thấy trong miếu có rất nhiều khách hành hương, rộn ràng tới bái phật dâng hương, tăng chúng trong chùa đều bận rộn thu xếp, lại thấy đại sư đang thẫn thờ ngồi dưới cây bồ đề, hoàn toàn không có phản ứng, ngay cả một đứa bé té ngã bên cạnh y, oa oa khóc lớn, đại sư cũng không có động tĩnh.
La Bạch Ái liền tiến tới đỡ đứa trẻ dậy, dỗ dành nó, cho đến khi mẫu thân đến đưa nó đi, đại sư vẫn ngồi xếp bằng bất động.
La Bạch Ái liền hỏi:
- Đại sư bị bệnh à?
Đại sư đáp:
- Không có.
La Bạch Ái hỏi:
- Đại sư ngủ à?
Đại sư đáp:
- Tĩnh tọa.
La Bạch Ái hỏi:
- Đại sư không nhìn thấy có người ngã sao?
Đại sư đáp:
- Người sống trên đời, ai không từng té ngã? Té ngã thì sẽ tự bò dậy.
La Bạch Ái hỏi:
- Đại sư không thấy hôm nay khách hành hương rất nhiều sao?
Tam Khô đáp:
- Không.
La Bạch Ái hỏi:
- Vậy đại sư thấy gì?
Tam Khô đáp:
- Lão nạp chỉ thấy có hai người tới.
La Bạch Ái hỏi:
- Hai người nào?
Tam Khô đáp:
- Một tên danh, một tên lợi. Bọn họ thắp hương bái phật, chẳng qua là vì cái này.
La Bạch Ái suy nghĩ một chút, rất hoài nghi:
- Sao nghe quen vậy, hình như vị tiền nhân nào đã từng nói rồi?
Tam Khô:
- …
La Bạch Ái nói:
- Tôi cảm thấy ông nói ít đi, cũng nhìn ít đi.
Tam Khô hỏi:
- Ít đi cái gì?
La Bạch Ái đáp:
- Tôi thấy được bốn người, một người danh, một người lợi, còn có một người quyền, một người thế.
- …
La Bạch Ái nói:
- Không, còn có… còn có một người, là lộc, à, lại thêm một người nữa, gọi là gì nhỉ? À, là dục…
La Bạch Ái lại giáo huấn Tam Khô đại sư:
- Ông nói chuyện ít đi, cũng nói quá đơn giản.
Tam Khô cảm thấy phiền muộn, không để ý tới La Bạch Ái nữa.
Nhưng La Bạch Ái trước khi rời đi, còn “điểm hóa” Tam Khô một câu:
- Có người ngã trước mặt ông, ông không đi đỡ, lỡ may té chết người thì sao? Ngay cả người cũng không cứu được, bản thân lại giống như khúc gỗ, vậy coi là phật gì? Tham thiền có tác dụng gì?
Chưa hết, hắn còn tươi cười hỏi đại sư:
- Tôi nói có đúng không? Đại sư?
Lúc bắt đầu, Tam Khô đại sư không để ý đến người thiếu niên nửa điên nửa khùng này.
Nhưng đại sư không để ý tới hắn, hắn lại để ý tới đại sư.
Người khác hỏi hắn vì sao lại thích tìm đại sư quấy rầy, hắn cười hì hì nói:
- Không có gì, ta là thật tâm lĩnh giáo đại sư.
Khi sư phụ Ban Sư của hắn cũng hỏi như thế, hắn mới nghiêm túc trả lời:
- Tôi cảm thấy có duyên với đại sư.
- Có duyên như vậy.
Ban Sư nghe được lại rất không vui, nói:
- Ngươi lại không bái y làm thầy sao?
Không ngờ La Bạch Ái lập tức lắc đầu như trống bỏi:
- Vậy thì khác. Ông và y không giống nhau.
- Cái gì không giống nhau?
- Duyên pháp giữa tôi và đại sư, đó là tôi quả thật học được không ít đạo lý từ y.
La Bạch Ái lắc đầu nói:
- Nhưng y cũng học được không ít sự lý từ tôi. Hai chúng tôi là trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau, cùng có lợi…
Ban Sư nghe được liền cao hứng:
- Vẫn là ta dạy cho ngươi khá nhiều. Ta vốn học thức uyên bác, võ công cao cường mà.
- Cũng không phải.
Đồ đệ nghiêm túc nói:
- Ông khá may mắn.
- Ta may mắn?
Ban Sư không hiểu:
- Nếu ta may mắn còn thu nhận loại đồ đệ như ngươi sao?
- Ông đương nhiên may mắn, ông chỉ là thân ở trong phúc lại không biết phúc mà thôi.
La Bạch Ái nói:
- Tôi dạy cho ông, còn nhiều hơn ông dạy cho tôi.
Ban Sư giận đến méo miệng, mắt cũng bắt đầu trợn trắng.
Đồ đệ của hắn còn rất cảm khái nói thêm một câu:
- Thật ra là nhiều hơn rất nhiều… không được, tôi còn phải dạy ông làm thế nào theo đuổi người yêu, dạy ông làm sao nói chuyện yêu đương.
- Ngươi… ngươi!
Lần này Ban Sư giận đến cả mũi cũng méo:
- Ngươi dạy ta… nói chuyện yêu đương?
- Đúng.
La Bạch Ái đến gần bên cạnh Ban Sư, nói một cách mờ ám:
- Ông đừng nói với tôi ông chưa bao giờ động xuân tâm, chưa từng có ý định tìm cho tôi một sư mẫu.
Ban Sư muốn đánh hắn.
La Bạch Ái chợt vươn người nhìn thẳng vào sư phụ hắn, nói:
- Ông nhìn tôi đây!
Ban Sư đánh được một nửa, đành phải thu chiêu.
- Tại sao ta phải nhìn ngươi?
La Bạch Ái hiên ngang lẫm liệt, quang minh lỗi lạc nói:
- Ông nhìn vào mắt tôi. Nếu như ông thật sự từ trước đến giờ chưa từng nghĩ đến chuyện này và chuyện đó, ông hãy nhìn vào mắt tôi.
Ban Sư không nhìn hắn, nhưng cũng không đánh hắn, chỉ tức giận phất tay áo bỏ đi.
La Bạch Ái le lưỡi một cái, lẩm bẩm:
- Ô kê bạch phượng hoàn (2). Đại khái lần này nói đúng rồi… xem ra, ta nên suy nghĩ cẩn thận cho chung thân đại sự của sư phụ.
Tam Khô đại sư không để ý tới hắn, lý do tuyệt đối đầy đủ.
Có lần hắn lại đổi tên cho danh tăng Tam Khô này.
Đó là một lần chúng tăng tụ tập, mọi người muốn đổi một cái tên cho tháp Minh Hiếu, chùa Lục Long, bởi vì những tháp gọi là “Minh Hiếu”, “Lục Long” quả thật rất nhiều, không được đặc biệt. Ít nhất, cũng nên phân rõ là Lục Long “tháp” hay là “chùa”, Minh Hiếu “chùa” hay là “tháp”.
Tam Khô đại sư lại ra sức phản bác, cho rằng không cần đổi tên.
Mọi người đều hỏi y tại sao.
Y nói:
- Phật pháp chân chính, là bách tính thường dùng nhưng không biết, lúc phát tâm liền thành chánh giác (3). Cần gì chính danh? Khác hẳn độc thoát, không trói buộc bởi sự vật.
Mọi người đều cho là đúng, nhao nhao nói Tam Khô phật pháp cao thâm.
Nhưng La Bạch Ái ngồi nghe bên cạnh bỗng lên tiếng:
- Lục Long, Minh Hiếu tháp chùa không cần đặt tên, tôi rất tán thành, nhưng đại sư lại nên đổi tên.
Mọi người hiếu kì, đều hỏi muốn thay Tam Khô đổi danh hiệu gì?
- Tam Cô.
La Bạch Ái dương dương đắc ý nói:
- Đổi tên thành Tam Cô, như thế vừa khớp.
Chúng tăng nhao nhao quát mắng hắn, lần này La Bạch Ái đúng là xúc phạm chúng tăng.
Nhưng hắn đắc ý như cũ.
Hắn còn nói ra lý do đường hoàng:
- Đại sư gọi là Tam Khô, bản ý là biển khô đá mòn, dầu hết đèn khô, người đi tâm khô. Tôi gọi y là Tam Cô, càng phù hợp hơn, bởi vì y thấy người ngã mà không đỡ, thấy kẻ ác nắm quyền mà không trừ, thấy người chưa tỉnh ngộ mà không điểm hóa, không phải cô niệm, cô tức, cô vọng thì là gì? Huống hồ, đại sư ô kê bạch phượng hoàn hình dáng đẹp, rất tuấn tú, giống như cô nhiều hơn giống như lão.
Mọi người đều mắng tiểu tử hồ đồ này không biết phật lý, chưa vào phật môn sao dám nói năng bừa bãi, ngay cả Tam Khô trên mặt cũng lộ ra vẻ khó chịu.
La Bạch Ái trố mắt, chỉ vào đại sư hỏi vặn lại:
- Không phải y dạy người đừng quá coi trọng hư danh sao? Không phải y luôn nói danh như y phục trang sức, cởi xuống là hết sao? Sao vừa nói đến đã nhăn mặt rồi?
Lần này ngay cả Lục Dung đại sư cũng muốn hạ lệnh đuổi hắn đi.
Lại là Tam Khô đại sư lên tiếng:
- Cũng được. Dù sao cũng là danh tướng (4), gọi cái gì thì là cái đó, gọi cái gì cũng không phải là cái đó.
Lục Dung không hiểu, chắp tay hỏi:
- Ý của đại sư là…
Trên mặt Tam Khô lại hiện lên một chút ý cười, y dùng tay chỉ vào một con chó đang phơi bụng dưới ánh nắng xuân, nói:
- Ngươi gọi nó là mèo, nó vẫn không phải mèo. Ngươi không gọi nó là chó, nó vẫn là chó. Nhưng nó và đồng loại có thể không gọi là chó, mà gọi là người, còn gọi chúng ta mới là chó. Chúng ta bị người khác gọi là chó, nếu như là người thì vẫn là người.
Bất kể nghe hiểu được hay không, chúng tăng đều chắp tay niệm:
- A Di Đà Phật.
Phật là niệm, nhưng sau này Tam Khô đại sư trong chùa Lục Long thật sự bị người ta gọi là “Tam Cô đại sư”.
Chú thích:
(1) Trích từ bài thơ Xuân Sơn Nguyệt Dạ của Vu Lương Sử.
Xuân sơn đa thắng sự,
Thưởng ngoạn dạ vong quy.
Cúc thuỷ nguyệt tại thủ,
Lộng hoa hương mãn y.
Hứng lai vô viễn cận,
Dục khứ tích phương phi.
Nam vọng minh chung xứ,
Lâu đài thâm thuý vi.
Dịch nghĩa:
Núi xuân lắm thắng cảnh
Thưởng ngoạn đêm rồi mà quên về nhà
Múc trăng trong nước vào bàn tay
Đùa nghịch với những đoá hoa hương thấm đầy vào áo
Hứng đến thì không nghĩ đến xa gần
Muốn về lại tiếc hoa thơm cỏ lạ
Nhìn về phía nam có tiếng chuông ngân
Lâu đài sâu trong đồi núi xanh rờn
Dịch thơ: (Hải Đà)
Đêm Trăng Trên Núi Xuân
Núi xuân nhiều cảnh đẹp
Xem mãi tối quên đường
Cầm trăng tay vốc nước
Chơi hoa áo đầy hương
Mặc gần xa vẫn thích
Bỏ đi cảnh tiếc thương
Phương nam hồi chuông vọng
Cây xanh ẩn cung tường.
(2) Tên một loại thuốc, xem thông tin ở đây:
(3) Phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tức là phát tâm thành Phật. Hiện tiền chúng sanh có giác tri, nhưng là vọng giác vọng tri. Nếu giác ngộ được muôn Pháp đều không, trọn không có gì, chẳng đắm nơi có gọi là Chánh giác.
(4) Lời của phật giáo. Tai có thể nghe người gọi tên, mắt có thể thấy người gọi tướng.
Tác giả :
Ôn Thụy An