Triệu Công Tử Rất Đáng Ghét!
Chương 6: Đấu giá từ thiện
Biên tập: Ney
Sau khi về nhà, Triệu công tử nói với tôi: “Hôm nay ông Tiền bảo anh mặc quần áo này là có thường thức lắm, trước kia lão chưa bao giờ nói thế cả.”
Bởi vì ông chủ Tiền là một trong số những em vợ của Tổng thống mà, đâu cần phải nịnh bợ Triệu công tử.
Mà đó cũng là vì hôm nay Triệu công tử mặc đồ tôi cho. Triệu công tử suốt ngày nghi ngờ tôi vừa keo kiệt vừa ác độc, toàn cho gã dùng đồ bỏ thì tiếc mà giữ lại không muốn xài, nhất là chuyện ăn mặc. Gã nghĩ gì vậy? Nếu như một tý lợi nhuận sau chót cũng không có nữa, thì tại sao tôi lại phải ở chung với cái kẻ cũng là đàn ông như tôi ấy? Hơn nữa lại còn chịu nhịn để gã chiếm một nửa chỗ của tôi?
Từ giàu sang nghèo thì khó, tôi chẳng qua chỉ dạy gã biết tiết kiệm thôi.
Tôi bảo với Triệu công tử: “Nên là không phải em không thiết mặc quần áo này mới cho anh, chẳng qua do anh mặc đẹp quá ấy.”
Nói thật lòng đấy, đẹp hơn quần áo của gã thật. Biết đến khi nào gã mới học được cách ăn mặc của Triệu tứ gia đây?
Triệu tứ gia có tuổi như thế nhưng không mặc cũng vẫn đẹp trai kìa, Triệu công tử thì hãy còn phải dựa vào quần áo.
Triệu công tử nói: “Ha ha, anh cảm thấy em mặc cái áo khoác kia mới là đẹp, mà chưa thấy em mặc bao giờ.”
Cuộc đời tôi đã gần như chẳng còn hy vọng rồi, đừng làm tôi tắt ngóm như đèn cầy gặp bão nữa được không.
Triệu công tử nói: “Cái áo đó đâu rồi? Lấy ra mặc đi.”
Tôi quyên tặng cái áo đó rồi. Bữa trước ở trên đường có mấy học sinh kêu gọi quyên góp, họ bảo muốn tổ chức tiệc đấu giá từ thiện, cực kỳ có ý nghĩa, quả là nơi đến tốt nhất cho chiếc áo khoác quý giá của Triệu công tử.
Triệu công tử hỏi: “Không phải em vứt đi rồi chứ?” Gã mắng tôi, “Mẹ nó, đặt làm mất năm trăm đồng đại dương đấy! Đơn chờ của lão thợ may đó xếp còn cao hơn cả anh, một năm chỉ làm có ba chiếc, ông đây đã phải xếp hàng những hai năm. Nếu em dám vứt đi, ông đánh em chết!”
Tôi nói: “Biết là đắt quý rồi nên em mới không dám giặt ở nhà, em mang đi tiệm giặt rồi.”
Triệu công tử bán tín bán nghi: “Em có mặc đâu mà giặt cái gì?”
Tôi nói: “Tuần trước mấy hôm anh không ở nhà trời trở lạnh, em có mặc đi làm.”
Triệu công tử nói: “Tối nay anh phải tham gia dạ tiệc, em đi cùng anh. Em mặc cái áo đó đi, gọi điện cho tiệm đưa quần áo đến.”
Tôi nói: “Em mặc cái áo đó cũng không dễ phối hợp với đồ khác của anh cho lắm.”
Triệu công tử bảo: “Không sao, anh mặc bộ này của em, rất đẹp trai.”
Tôi hỏi: “Dạ tiệc gì? Em không thích những thứ…”
“Biết em không thích bọn anh bàn mấy chuyện làm ăn rồi. Nhưng hôm nay là tiệc đấu giá từ thiện, em còn muốn lấy cớ gì không đi nữa?” Triệu công tử không kìm được mắng tôi, “Em nhì nhằng quá đấy, mẹ nó, em còn dám nói thêm một chữ thì ông sẽ hầm con chó ghẻ kia của em đấy. Mẹ! Không muốn nuôi chó nữa thì bảo một câu, đừng có nửa đêm nhét vào chăn ông, tý nữa là ông sợ chết ngắc. Có phải em muốn dọa chết ông để bỏ trốn với cái thằng cháu nhà quê của ông chủ Tiền phải không?”
Triệu công tử lúc nào cũng nghĩ phức tạp mọi chuyện lên như thế. Ở trong thâm tâm của gã, tôi không chỉ bủn xỉn, độc ác, mà còn gặp ai yêu người nấy.
Nhưng lần này gã hiểu lầm thật, tôi không hề hâm mộ hay thích thú gì cháu ông chủ Tiền hết. Tôi chỉ gục ngã trước phong độ của ông chủ Tiền mà thôi.
Mà cũng không vội mấy cái này, mặc dù tôi không kiên nhẫn nuôi Hamm – một con cún nhỏ vừa đáng yêu vừa quấn người quá đáng của tôi – thêm nữa, nhưng cũng không muốn thấy nó bị hầm. Vì thế, tôi không thể để Triệu công tử biết chiếc áo khoác đó đã bị tôi quyên góp. Thậm chí tôi còn tưởng tượng khi gã nhìn thấy chiếc áo khoác đó trên kệ trưng bày, thì sẽ nhìn tôi bằng con mắt như thế nào nữa.
… Gã sẽ nhìn tôi bằng ánh mắt của tên trộm cướp giết người như ngóe lúc bị bắt được đưa tin trên trang nhất báo ngày hôm qua, sau đó gã sẽ giết chó như ngóe.
Ôi Hamm đáng thương của tôi.
Tôi đề nghị Triệu công tử đi ngủ trưa, để tôi có cơ hội đi lấy lại chiếc áo khoác đó.
Triệu công tử không chịu: “Anh không ngủ, tý nữa anh có hẹn công chuyện với người ta rồi.”
Tôi quan tâm nói: “Việc đi dạo cửa hàng với Kim Tiên Nhi có thể lùi lại đến tối mai mà, tối mai đối diện cửa hàng bách hóa có chiếu phim mới. Anh cũng đâu có hẹn gì khác.”
Triệu công tử gọi điện thoại mắng trợ lý của gã: “Mẹ nó! Cậu lại báo lịch trình của tôi cho Khâu Nhất Tâm nữa! Ông đây mới là người trả lương cho cậu đấy!”
Cho tiền cho một người chính là để người ta làm việc cho bạn; nhưng cho một người điều mà họ mong muốn, là có thể khiến họ đầu hàng trước tôi.
Câu nói này chính Triệu tứ gia đã dạy tôi. Cho nên năm đó tôi mới lanh lẹ lục tìm ra tờ kết quả học tập bình quân 25 điểm[0] trên trường của Triệu công tử, đổi lấy một tờ đăng ký lớp học piano.
[0] Thang điểm của TQ là 100, bình quân 25/100 là chỉ được khoảng 2,5 như bên mình.
Triệu công tử đúng là không nhìn lầm tôi. Vì đạt được mục đích, tôi tuyệt đối không chừa thủ đoạn nào.
Triệu công tử mắng xong trợ lý của gã, tắt máy, mắng tôi: “Ông sắp phải… đi… đi. Đi cái mẹ nó! Kéo rèm lên! Ban ngày ban mặt!” =:)))))
Ngủ trưa đương nhiên là ngủ ban ngày rồi.
Triệu công tử đã ngoan ngoãn ngủ trưa. Tôi nhét Hamm vào lòng gã ngủ cùng gã rồi rón rén ra cửa, chạy thẳng đến cửa hàng bách hóa. Mấy học sinh đó nói hôm nay sẽ hoạt động ở đấy, tôi không thể để Triệu công tử phát hiện ra tôi cũng ở chỗ này được.
Đám học sinh đó còn nhớ tôi, thấy tôi liền chào hỏi: “Ngài Khâu đến dạo tiệm đó ạ?”
Tôi nói: “Tôi đến là nhờ cậu giúp đỡ. Chiếc áo khoác hôm đó tôi quyên góp là của bạn tôi, tôi sẵn lòng lấy những món khác để đổi lại nó.”
Cậu học sinh kia khó xử nói: “Dĩ nhiên là được, nhưng đồ không ở chỗ chúng tôi mà ngài phải vào trong kho hàng lấy. Để chút nữa tôi đi cùng ngài qua đó giải thích cũng được, nhưng đợi chúng tôi quyên góp xong đã, chắc khoảng bốn giờ.”
Mỗi lần Triệu công tử ngủ trưa là tỉnh lúc ba rưỡi, tiệc tối thì bắt đầu lúc năm rưỡi.
Tôi xem giờ, đã hai rưỡi, đi sang kho hàng là ba giờ. Mặc dù tôi có để lại lời nhắn báo với Triệu công tử tôi đến cửa hàng mua đồ, nhưng tốt nhất nên nhanh chóng lấy được áo khoác về trước khi Triệu công tử tỉnh giấc.
Tôi đến kho hàng một mình, nói mục đích của mình với người phụ trách. Tôi có thể dùng một chiếc đồng hồ bỏ túi để đổi chiếc áo khoác xấu xí đó về.
Cám ơn trời đất, ngoài Triệu công tử ra không ai nhận ra được chiếc áo khoác đó trị giá năm trăm đồng đại dương hết. Thậm chí còn không có ai cho rằng nó đáng tiền.
Lúc người phụ trách kho hàng đi tìm cái áo khoác đó, tôi nghe thấy tiếng nói vọng đến từ địa ngục: “Chuyện ông giao cậu chẳng làm được cái nào ra hồn, nếu không phải nể mặt cậu là cháu ngoại của chú Đại Lực, thì từ lâu ông đã…”
Tại sao Triệu công tử cũng đến đây? Tôi vội vàng tìm một chỗ nấp vào.
“Thật sự xin lỗi Triệu công tử, tôi không cố ý đâu. Tại cậu bảo tôi đến kho tìm bừa một ít đồ không dùng nữa quyên góp đi mà. Tôi thấy mấy cái tranh đó để ở trong rương, tưởng đã vứt đi lâu rồi nên…”
Triệu công tử tức giận mắng cậu ta: “Cậu có bị ngu hay không? Mấy thứ đó vứt đi còn không ai nhặt, mẹ sư cậu lại cầm đi quyên góp thì ai mua?”
“Thật sự xin lỗi, thật sự xin lỗi… Bởi vì nó được đóng khung nên trông có tý cảm giác tây tây, dù tôi cũng không biết vẽ cái gì… Tôi nghĩ không thể không có thành ý được, nên mới…”
“Vẽ ông đây đó!”
“Ấy thật sự xin lỗi cậu, tôi không nhận ra… Tôi không có ý đó… Triệu công tử đừng đánh tôi mà, đừng đánh tôi…”
Hử? Chẳng lẽ bọn họ đang nói đến những bức tranh tôi vẽ hồi đi học vẽ ư? Lúc ấy có một thầy giáo dạy mỹ thuật người phương Tây rất thích tác phẩm của tôi, ông đã tổ chức cho tôi một triển lãm nho nhỏ. Các bạn học đều bảo ngắm chẳng hiểu gì.
Điều này khá tốt, nghệ thuật có thể bị đại đa số người ngắm hiểu chỉ có thể mang đến tiền tài cho tôi lúc còn sống, chứ không thể đem lại danh tiếng cho tôi sau khi tôi chết.
Sau đó tranh được một thương nhân giàu có mua hết, thương nhân giàu có này là một đối tác của Triệu tứ gia, thành công dựa vào đầu tư. Người này tuyên bố tác phẩm nghệ thuật nào gã nhìn càng không hiểu thì càng muốn mua. Quả là có trình độ, chẳng trách gã lại trở thành thương nhân giàu có.
Kim Tiên Nhi cũng ở đây: “Triệu công tử bớt giận, lấy lại được đồ là tốt rồi. Tối nay Khâu tiên sinh có đi cùng không?”
Triệu công tử mắng Kim Tiên Nhi: “Liên quan quái gì đến cậu! Cậu không được mặc bộ đồ đỏ kia!”
Kim Tiên Nhi hỏi lại: “Bộ đỏ ngài nói là bộ nào?”
Triệu công tử: “Không được mặc đồ đỏ!”
Kim Tiên Nhi nói: “Nhưng mà tôi không có tiền mua quần áo mới.”
Triệu công tử nói: “Mẹ! Tôi có tiền! Cầm đi! Nhưng nếu cậu dám lấy tiền của ông mua đồ tặng Nhất Tâm thì ông lột da cậu!”
Kim Tiên Nhi: “Ồ vâng, tôi nhớ rồi. Thế Khâu tiên sinh có thích chén trà tôi tặng không?”
Tôi rất thích. Bộ chén đó Kim Tiên Nhi đích thân làm ra, tay và giọng của cậu ta thật là khéo, đồ làm ra có thể bày bán ở cửa hàng cũng được.
Triệu công tử cười gằn một tiếng, nói với người trong kho: “Được rồi, trả tranh lại cho tôi, tôi quyên góp bộ chén trà này. Đầu To, lấy đồ ra.”
“Cậu Triệu à tên tôi là Hách Đạt…”
“Nói nhảm ít thôi, mi lại muốn ăn đòn à?”
Kim Tiên Nhi nói: “Nhưng đây là quà tôi tặng Khâu tiên sinh.”
Triệu công tử kiêu ngạo nói: “Chính em ấy bảo tôi vứt đi đấy. Thứ vớ vẩn gì đâu. Cậu có biết cốc em ấy uống nước trị giá bao nhiêu tiền không? Chỉ cốc súc miệng của em ấy đã viền toàn vàng rồi.”
Với tôi mà nói thì việc súc miệng mỗi ngày đều là một việc khó khăn, tôi luôn phải nhắm hai mắt khi súc miệng.
Kim Tiên Nhi tốt tính đáp: “Vậy bây giờ tôi mua lại nó.”
Triệu công tử: “Nhưng bây giờ tôi phải quyên góp nó!”
Người phụ trách lúc trước quay lại: “Khâu tiên sinh đâu? Khâu tiên sinh ơi!”
Triệu công tử: “Mẹ nó! Đây là áo của ông mà!”
Người phụ trách: “Không phải đâu Triệu công tử, đây là đồ ngài Khâu quyên góp cho tiệc từ thiện đấu giá của chúng tôi, nhưng ngài ấy vừa lại tới bảo đổi chiếc đồng hồ bỏ túi này… Ngài Khâu đi rồi ạ?”
Sao anh không nói tỉ mỉ thêm tý nữa cơ chứ? Chi bằng nói luôn cách hầm chó một thể luôn đi?
Triệu công tử: “Mẹ nó! Đây là đồng hồ bỏ túi của ông!”
Đồng hồ đeo tay đẹp hơn đồng hồ bỏ túi, đối với người trẻ mà đặc biệt là Triệu công tử mà nói, gã thật sự đừng nên học theo cách ăn mặc của Triệu tứ gia. Nếu gã thật sự muốn học, thì hãy học Triệu tứ gia ăn chay. Thuở nhỏ Triệu tứ gia được một con chó cứu, đến bây giờ cũng không ăn thịt chó.
Triệu công tử: “Khâu Nhất Tâm em ra đây cho ông! Ông biết ngay em ra ngoài không phải để mua khoai lang nướng mà!”
Trấn an Triệu công tử là một việc rất dễ dàng. Nếu như tôi từng bảo là không dễ dàng, thế thì có lẽ tôi đang khiêm tốn với người khác mà thôi.
Tôi xuất hiện trước mặt bọn họ. Từ từ nhìn về phía chén trà nằm trên bàn.
Thế nhưng triệu công tử ít nhiều gì cũng có chút kinh nghiệm, gã phản bác phủ đầu: “Áo với đồng hồ bỏ túi của ông sao lại ở đây?”
Tôi đáp: “Có thể tụi nó đi tìm mấy bức tranh kia của em một xíu.”
Triệu công tử nói: “Đầu To làm đó, anh đã bảo phải đuổi việc cậu ta từ lâu rồi!”
Tôi nói: “Lúc tranh của em được ông chủ Tôn mua Hách Đạt hãy còn ở quê cậu ta.”
Điều Hách Đạt mong muốn chính là ông chủ của y có thể gọi y bằng tên, mà không phải là gọi biệt danh của mình. Tôi làm được điều ấy, nên Hách Đạt mới “bán đứng” sự trung thành và lịch trình của Triệu công tử cho tôi.
Triệu công tử nói: “Mẹ nó, có mối ngon làm ra tiền thì toàn để cho người ngoài. Em nói mấy thứ linh tinh này sau này có thể bán được nhiều tiền lắm. Màu cũng là do ông đây mua, người trên tranh cũng là ông, khi em bán em có hỏi qua ông hay không? Tiền cũng chả chia cho ông một đồng!”
Nếu tôi nhớ không lầm, số tiền đó đã cầm đi đền tiền cái chặn giấy của anh Hai rồi. Hồi còn nhỏ Triệu công tử làm vỡ cái chặn giấy cổ của anh Hai gã, trả nhỏ giọt cũng được nhiều năm rồi mà đến nay còn chưa trả hết. Cứ mỗi tháng tôi lấy lương, thì việc đầu tiên làm chính là đền tiền cho anh Hai.
Không phải Triệu công tử không có tiền đền, mà gã đích thị là keo kiệt. Sẵn sàng tiêu năm trăm đồng dại dương làm một chiếc áo khoác xấu xí mà cũng không muốn trả tiền. Người khác chỉ biết tôi làm nhiều công việc như vậy, chứ đâu ai biết tôi “chết trong lòng” đâu.
Lần trước, lúc gã bưng chiếc bình hoa anh Hai mới mua mà tim tôi suýt nữa nhảy ra khỏi lồng ngực. Thế mà gã lại còn nghi ngờ tôi yêu anh Hai.
Nếu tôi yêu anh Hai, thì tôi đã lấy thân gán nợ từ lâu rồi.
Người tôi yêu là anh Năm cơ, tôi không cho phép người khác hiểu lầm tình yêu của tôi.
Triệu công tử thật đáng ghét!
Triệu công tử nói: “Đầu To, cầm hết áo, đồng hồ bỏ túi với tranh về, chúng ta đi.”
Tôi bỏ chén trà Kim Tiên Nhi làm lại vào hộp, bê lên.
Kim Tiên Nhi cười khẽ: “Nếu như anh Khâu không thích thì quyên góp đi cũng được. Làm việc thiện cũng là tích đức giúp tôi mà, nói không chừng đời sau tôi có thể có rất nhiều phúc.”
Kim Tiên Nhi sống quả là khổ, tôi và cậu ta đều xuất thân khó khăn, tôi đồng cảm với cậu ta. Haiz, vì cuộc sống mà cậu ta còn phải chịu đựng Triệu công tử tính tình thất thường nữa, nghe lại càng giống tôi hơn.
Triệu công tử hãy còn đang mắng: “Mẹ nó! Vừa rồi em không nói như thế!”
Tôi lại đặt chén trà lên bàn, nói với người phụ trách: “Tôi quyên góp bộ chén trà này, Kim tiên sinh tự tay làm ra, tôi nghĩ có thể đấu giá được giá cao.”
Triệu công tử gào lên: “Đầu To!”
Trợ lý vội vàng tiến lên nói: “Triệu công tử quyên góp chiếc áo này, là ông Nius Baruch Fimke tự tay may!”
Đúng, chính là người này đã lừa Triệu công tử năm trăm đồng đại dương.
Thật ra tôi tính tạo cho Kim Tiên Nhi một sự ngạc nhiên, tôi định mua lại bộ chén trà này ở buổi đấu giá. Tôi cho rằng nếu không phải bị Triệu công tử cản bước, tôi có thể dùng sự lãng mạn của mình theo đuổi được hết phần đông thanh niên tài giỏi đẹp trai trong thành phố này luôn ấy chứ.
Gần đyâ, tôi phát hiện ra một điều là Kim Tiên Nhi cũng khá được. Tình yêu của tôi đối với Kim Tiên Nhi rất mới lạ. Cậu ta ghét tôi, nhưng tôi lại yêu cậu ta, giống như hí kịch vậy, tôi thậm chí còn cảm thấy mình cứ như Rhett Butler.
[1] Rhett Butler: Nhân vật trong tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell. Nhân vật này được nhận xét là tỉnh táo trước thời cuộc lúc bấy giờ, không tôn thờ đạo đức, lễ giáo. Gã là một con người lãng mạn, trông có vẻ phóng khoáng mà kỳ thực sống khá nội tâm. Mọi người nhấn vào link để hiểu thêm về nhân vật này nha, vì thực sự rất khó để giới thiệu được tác phẩm kinh điển này trong vài dòng ấy T.T
Song kế hoạch lại xảy ra sự cố nho nhỏ, chiếc áo kia của Triệu công tử tôi cũng phải mua về. Nếu không gã sẽ hầm con chó.
Hơn nữa chén trà mà Kim Tiên Nhi tự tay chế tạo đã ở một mức giá mà tôi rất khó trả. Cậu ta quả thật rất nổi tiếng.
Cuối cùng, bộ chén trà đó bị một quý cô mua với giá ba trăm hai mươi đồng. Cô ấy chỉ có một yêu cầu, đó là dùng bộ chén này trong một buổi trà chiều chung với Kim Tiên Nhi.
Cuối cùng tôi cũng hiểu rõ nguyên nhân tại sao Kim Tiên Nhi từng chế nhạo tôi không biết kiếm tiền rồi. Ngày ngày tôi mất tiền để ăn với Triệu công tử, mà tôi vẫn phải đền tiền giúp gã nữa kìa.
Một lát sau đó, rốt cuộc cũng đã tới chiếc áo của Triệu công tử, giá khởi điểm là năm đồng đại dương.
Triệu công tử tức miệng mắng to: “Ông…”
Tôi nhanh tay lẹ mắt nhét quýt vào miệng gã: “Ăn đi.”
Gã ăn quýt, tức giận bất bình: “Bộ chén lởm kia giá khởi điểm những một trăm!”
Kế đó, hội trường đấu giá chìm trong yên lặng.
Hamm sắp bị hầm trong yên lặng rồi.
Tôi không thể làm gì khác hơn đành giơ biển: “Sáu đồng.”
Triệu công tử: “Mẹ…”
Tôi đã chuẩn bị một đĩa quýt từ sớm, lập tức nhét tiếp một múi quýt vào miệng gã.
Không ai đấu giá tranh chiếc áo này với tôi hết. Tất cả mọi người đều nhìn tôi bằng ánh mắt “thứ này mà cũng bỏ sáu đồng đại dương ra mua, quả nhiên tiêu tiền của Triệu công tử không biết xót”.
Tôi đau lòng, thật sự rất đau lòng. Chiếc áo khoác căn bản không mặc được ra ngoài này đã ngốn của chúng tôi mất năm trăm lẻ sáu đồng đại dương.
Triệu công tử đúng là đáng ghét vô địch!
Sau khi về nhà, Triệu công tử nói với tôi: “Hôm nay ông Tiền bảo anh mặc quần áo này là có thường thức lắm, trước kia lão chưa bao giờ nói thế cả.”
Bởi vì ông chủ Tiền là một trong số những em vợ của Tổng thống mà, đâu cần phải nịnh bợ Triệu công tử.
Mà đó cũng là vì hôm nay Triệu công tử mặc đồ tôi cho. Triệu công tử suốt ngày nghi ngờ tôi vừa keo kiệt vừa ác độc, toàn cho gã dùng đồ bỏ thì tiếc mà giữ lại không muốn xài, nhất là chuyện ăn mặc. Gã nghĩ gì vậy? Nếu như một tý lợi nhuận sau chót cũng không có nữa, thì tại sao tôi lại phải ở chung với cái kẻ cũng là đàn ông như tôi ấy? Hơn nữa lại còn chịu nhịn để gã chiếm một nửa chỗ của tôi?
Từ giàu sang nghèo thì khó, tôi chẳng qua chỉ dạy gã biết tiết kiệm thôi.
Tôi bảo với Triệu công tử: “Nên là không phải em không thiết mặc quần áo này mới cho anh, chẳng qua do anh mặc đẹp quá ấy.”
Nói thật lòng đấy, đẹp hơn quần áo của gã thật. Biết đến khi nào gã mới học được cách ăn mặc của Triệu tứ gia đây?
Triệu tứ gia có tuổi như thế nhưng không mặc cũng vẫn đẹp trai kìa, Triệu công tử thì hãy còn phải dựa vào quần áo.
Triệu công tử nói: “Ha ha, anh cảm thấy em mặc cái áo khoác kia mới là đẹp, mà chưa thấy em mặc bao giờ.”
Cuộc đời tôi đã gần như chẳng còn hy vọng rồi, đừng làm tôi tắt ngóm như đèn cầy gặp bão nữa được không.
Triệu công tử nói: “Cái áo đó đâu rồi? Lấy ra mặc đi.”
Tôi quyên tặng cái áo đó rồi. Bữa trước ở trên đường có mấy học sinh kêu gọi quyên góp, họ bảo muốn tổ chức tiệc đấu giá từ thiện, cực kỳ có ý nghĩa, quả là nơi đến tốt nhất cho chiếc áo khoác quý giá của Triệu công tử.
Triệu công tử hỏi: “Không phải em vứt đi rồi chứ?” Gã mắng tôi, “Mẹ nó, đặt làm mất năm trăm đồng đại dương đấy! Đơn chờ của lão thợ may đó xếp còn cao hơn cả anh, một năm chỉ làm có ba chiếc, ông đây đã phải xếp hàng những hai năm. Nếu em dám vứt đi, ông đánh em chết!”
Tôi nói: “Biết là đắt quý rồi nên em mới không dám giặt ở nhà, em mang đi tiệm giặt rồi.”
Triệu công tử bán tín bán nghi: “Em có mặc đâu mà giặt cái gì?”
Tôi nói: “Tuần trước mấy hôm anh không ở nhà trời trở lạnh, em có mặc đi làm.”
Triệu công tử nói: “Tối nay anh phải tham gia dạ tiệc, em đi cùng anh. Em mặc cái áo đó đi, gọi điện cho tiệm đưa quần áo đến.”
Tôi nói: “Em mặc cái áo đó cũng không dễ phối hợp với đồ khác của anh cho lắm.”
Triệu công tử bảo: “Không sao, anh mặc bộ này của em, rất đẹp trai.”
Tôi hỏi: “Dạ tiệc gì? Em không thích những thứ…”
“Biết em không thích bọn anh bàn mấy chuyện làm ăn rồi. Nhưng hôm nay là tiệc đấu giá từ thiện, em còn muốn lấy cớ gì không đi nữa?” Triệu công tử không kìm được mắng tôi, “Em nhì nhằng quá đấy, mẹ nó, em còn dám nói thêm một chữ thì ông sẽ hầm con chó ghẻ kia của em đấy. Mẹ! Không muốn nuôi chó nữa thì bảo một câu, đừng có nửa đêm nhét vào chăn ông, tý nữa là ông sợ chết ngắc. Có phải em muốn dọa chết ông để bỏ trốn với cái thằng cháu nhà quê của ông chủ Tiền phải không?”
Triệu công tử lúc nào cũng nghĩ phức tạp mọi chuyện lên như thế. Ở trong thâm tâm của gã, tôi không chỉ bủn xỉn, độc ác, mà còn gặp ai yêu người nấy.
Nhưng lần này gã hiểu lầm thật, tôi không hề hâm mộ hay thích thú gì cháu ông chủ Tiền hết. Tôi chỉ gục ngã trước phong độ của ông chủ Tiền mà thôi.
Mà cũng không vội mấy cái này, mặc dù tôi không kiên nhẫn nuôi Hamm – một con cún nhỏ vừa đáng yêu vừa quấn người quá đáng của tôi – thêm nữa, nhưng cũng không muốn thấy nó bị hầm. Vì thế, tôi không thể để Triệu công tử biết chiếc áo khoác đó đã bị tôi quyên góp. Thậm chí tôi còn tưởng tượng khi gã nhìn thấy chiếc áo khoác đó trên kệ trưng bày, thì sẽ nhìn tôi bằng con mắt như thế nào nữa.
… Gã sẽ nhìn tôi bằng ánh mắt của tên trộm cướp giết người như ngóe lúc bị bắt được đưa tin trên trang nhất báo ngày hôm qua, sau đó gã sẽ giết chó như ngóe.
Ôi Hamm đáng thương của tôi.
Tôi đề nghị Triệu công tử đi ngủ trưa, để tôi có cơ hội đi lấy lại chiếc áo khoác đó.
Triệu công tử không chịu: “Anh không ngủ, tý nữa anh có hẹn công chuyện với người ta rồi.”
Tôi quan tâm nói: “Việc đi dạo cửa hàng với Kim Tiên Nhi có thể lùi lại đến tối mai mà, tối mai đối diện cửa hàng bách hóa có chiếu phim mới. Anh cũng đâu có hẹn gì khác.”
Triệu công tử gọi điện thoại mắng trợ lý của gã: “Mẹ nó! Cậu lại báo lịch trình của tôi cho Khâu Nhất Tâm nữa! Ông đây mới là người trả lương cho cậu đấy!”
Cho tiền cho một người chính là để người ta làm việc cho bạn; nhưng cho một người điều mà họ mong muốn, là có thể khiến họ đầu hàng trước tôi.
Câu nói này chính Triệu tứ gia đã dạy tôi. Cho nên năm đó tôi mới lanh lẹ lục tìm ra tờ kết quả học tập bình quân 25 điểm[0] trên trường của Triệu công tử, đổi lấy một tờ đăng ký lớp học piano.
[0] Thang điểm của TQ là 100, bình quân 25/100 là chỉ được khoảng 2,5 như bên mình.
Triệu công tử đúng là không nhìn lầm tôi. Vì đạt được mục đích, tôi tuyệt đối không chừa thủ đoạn nào.
Triệu công tử mắng xong trợ lý của gã, tắt máy, mắng tôi: “Ông sắp phải… đi… đi. Đi cái mẹ nó! Kéo rèm lên! Ban ngày ban mặt!” =:)))))
Ngủ trưa đương nhiên là ngủ ban ngày rồi.
Triệu công tử đã ngoan ngoãn ngủ trưa. Tôi nhét Hamm vào lòng gã ngủ cùng gã rồi rón rén ra cửa, chạy thẳng đến cửa hàng bách hóa. Mấy học sinh đó nói hôm nay sẽ hoạt động ở đấy, tôi không thể để Triệu công tử phát hiện ra tôi cũng ở chỗ này được.
Đám học sinh đó còn nhớ tôi, thấy tôi liền chào hỏi: “Ngài Khâu đến dạo tiệm đó ạ?”
Tôi nói: “Tôi đến là nhờ cậu giúp đỡ. Chiếc áo khoác hôm đó tôi quyên góp là của bạn tôi, tôi sẵn lòng lấy những món khác để đổi lại nó.”
Cậu học sinh kia khó xử nói: “Dĩ nhiên là được, nhưng đồ không ở chỗ chúng tôi mà ngài phải vào trong kho hàng lấy. Để chút nữa tôi đi cùng ngài qua đó giải thích cũng được, nhưng đợi chúng tôi quyên góp xong đã, chắc khoảng bốn giờ.”
Mỗi lần Triệu công tử ngủ trưa là tỉnh lúc ba rưỡi, tiệc tối thì bắt đầu lúc năm rưỡi.
Tôi xem giờ, đã hai rưỡi, đi sang kho hàng là ba giờ. Mặc dù tôi có để lại lời nhắn báo với Triệu công tử tôi đến cửa hàng mua đồ, nhưng tốt nhất nên nhanh chóng lấy được áo khoác về trước khi Triệu công tử tỉnh giấc.
Tôi đến kho hàng một mình, nói mục đích của mình với người phụ trách. Tôi có thể dùng một chiếc đồng hồ bỏ túi để đổi chiếc áo khoác xấu xí đó về.
Cám ơn trời đất, ngoài Triệu công tử ra không ai nhận ra được chiếc áo khoác đó trị giá năm trăm đồng đại dương hết. Thậm chí còn không có ai cho rằng nó đáng tiền.
Lúc người phụ trách kho hàng đi tìm cái áo khoác đó, tôi nghe thấy tiếng nói vọng đến từ địa ngục: “Chuyện ông giao cậu chẳng làm được cái nào ra hồn, nếu không phải nể mặt cậu là cháu ngoại của chú Đại Lực, thì từ lâu ông đã…”
Tại sao Triệu công tử cũng đến đây? Tôi vội vàng tìm một chỗ nấp vào.
“Thật sự xin lỗi Triệu công tử, tôi không cố ý đâu. Tại cậu bảo tôi đến kho tìm bừa một ít đồ không dùng nữa quyên góp đi mà. Tôi thấy mấy cái tranh đó để ở trong rương, tưởng đã vứt đi lâu rồi nên…”
Triệu công tử tức giận mắng cậu ta: “Cậu có bị ngu hay không? Mấy thứ đó vứt đi còn không ai nhặt, mẹ sư cậu lại cầm đi quyên góp thì ai mua?”
“Thật sự xin lỗi, thật sự xin lỗi… Bởi vì nó được đóng khung nên trông có tý cảm giác tây tây, dù tôi cũng không biết vẽ cái gì… Tôi nghĩ không thể không có thành ý được, nên mới…”
“Vẽ ông đây đó!”
“Ấy thật sự xin lỗi cậu, tôi không nhận ra… Tôi không có ý đó… Triệu công tử đừng đánh tôi mà, đừng đánh tôi…”
Hử? Chẳng lẽ bọn họ đang nói đến những bức tranh tôi vẽ hồi đi học vẽ ư? Lúc ấy có một thầy giáo dạy mỹ thuật người phương Tây rất thích tác phẩm của tôi, ông đã tổ chức cho tôi một triển lãm nho nhỏ. Các bạn học đều bảo ngắm chẳng hiểu gì.
Điều này khá tốt, nghệ thuật có thể bị đại đa số người ngắm hiểu chỉ có thể mang đến tiền tài cho tôi lúc còn sống, chứ không thể đem lại danh tiếng cho tôi sau khi tôi chết.
Sau đó tranh được một thương nhân giàu có mua hết, thương nhân giàu có này là một đối tác của Triệu tứ gia, thành công dựa vào đầu tư. Người này tuyên bố tác phẩm nghệ thuật nào gã nhìn càng không hiểu thì càng muốn mua. Quả là có trình độ, chẳng trách gã lại trở thành thương nhân giàu có.
Kim Tiên Nhi cũng ở đây: “Triệu công tử bớt giận, lấy lại được đồ là tốt rồi. Tối nay Khâu tiên sinh có đi cùng không?”
Triệu công tử mắng Kim Tiên Nhi: “Liên quan quái gì đến cậu! Cậu không được mặc bộ đồ đỏ kia!”
Kim Tiên Nhi hỏi lại: “Bộ đỏ ngài nói là bộ nào?”
Triệu công tử: “Không được mặc đồ đỏ!”
Kim Tiên Nhi nói: “Nhưng mà tôi không có tiền mua quần áo mới.”
Triệu công tử nói: “Mẹ! Tôi có tiền! Cầm đi! Nhưng nếu cậu dám lấy tiền của ông mua đồ tặng Nhất Tâm thì ông lột da cậu!”
Kim Tiên Nhi: “Ồ vâng, tôi nhớ rồi. Thế Khâu tiên sinh có thích chén trà tôi tặng không?”
Tôi rất thích. Bộ chén đó Kim Tiên Nhi đích thân làm ra, tay và giọng của cậu ta thật là khéo, đồ làm ra có thể bày bán ở cửa hàng cũng được.
Triệu công tử cười gằn một tiếng, nói với người trong kho: “Được rồi, trả tranh lại cho tôi, tôi quyên góp bộ chén trà này. Đầu To, lấy đồ ra.”
“Cậu Triệu à tên tôi là Hách Đạt…”
“Nói nhảm ít thôi, mi lại muốn ăn đòn à?”
Kim Tiên Nhi nói: “Nhưng đây là quà tôi tặng Khâu tiên sinh.”
Triệu công tử kiêu ngạo nói: “Chính em ấy bảo tôi vứt đi đấy. Thứ vớ vẩn gì đâu. Cậu có biết cốc em ấy uống nước trị giá bao nhiêu tiền không? Chỉ cốc súc miệng của em ấy đã viền toàn vàng rồi.”
Với tôi mà nói thì việc súc miệng mỗi ngày đều là một việc khó khăn, tôi luôn phải nhắm hai mắt khi súc miệng.
Kim Tiên Nhi tốt tính đáp: “Vậy bây giờ tôi mua lại nó.”
Triệu công tử: “Nhưng bây giờ tôi phải quyên góp nó!”
Người phụ trách lúc trước quay lại: “Khâu tiên sinh đâu? Khâu tiên sinh ơi!”
Triệu công tử: “Mẹ nó! Đây là áo của ông mà!”
Người phụ trách: “Không phải đâu Triệu công tử, đây là đồ ngài Khâu quyên góp cho tiệc từ thiện đấu giá của chúng tôi, nhưng ngài ấy vừa lại tới bảo đổi chiếc đồng hồ bỏ túi này… Ngài Khâu đi rồi ạ?”
Sao anh không nói tỉ mỉ thêm tý nữa cơ chứ? Chi bằng nói luôn cách hầm chó một thể luôn đi?
Triệu công tử: “Mẹ nó! Đây là đồng hồ bỏ túi của ông!”
Đồng hồ đeo tay đẹp hơn đồng hồ bỏ túi, đối với người trẻ mà đặc biệt là Triệu công tử mà nói, gã thật sự đừng nên học theo cách ăn mặc của Triệu tứ gia. Nếu gã thật sự muốn học, thì hãy học Triệu tứ gia ăn chay. Thuở nhỏ Triệu tứ gia được một con chó cứu, đến bây giờ cũng không ăn thịt chó.
Triệu công tử: “Khâu Nhất Tâm em ra đây cho ông! Ông biết ngay em ra ngoài không phải để mua khoai lang nướng mà!”
Trấn an Triệu công tử là một việc rất dễ dàng. Nếu như tôi từng bảo là không dễ dàng, thế thì có lẽ tôi đang khiêm tốn với người khác mà thôi.
Tôi xuất hiện trước mặt bọn họ. Từ từ nhìn về phía chén trà nằm trên bàn.
Thế nhưng triệu công tử ít nhiều gì cũng có chút kinh nghiệm, gã phản bác phủ đầu: “Áo với đồng hồ bỏ túi của ông sao lại ở đây?”
Tôi đáp: “Có thể tụi nó đi tìm mấy bức tranh kia của em một xíu.”
Triệu công tử nói: “Đầu To làm đó, anh đã bảo phải đuổi việc cậu ta từ lâu rồi!”
Tôi nói: “Lúc tranh của em được ông chủ Tôn mua Hách Đạt hãy còn ở quê cậu ta.”
Điều Hách Đạt mong muốn chính là ông chủ của y có thể gọi y bằng tên, mà không phải là gọi biệt danh của mình. Tôi làm được điều ấy, nên Hách Đạt mới “bán đứng” sự trung thành và lịch trình của Triệu công tử cho tôi.
Triệu công tử nói: “Mẹ nó, có mối ngon làm ra tiền thì toàn để cho người ngoài. Em nói mấy thứ linh tinh này sau này có thể bán được nhiều tiền lắm. Màu cũng là do ông đây mua, người trên tranh cũng là ông, khi em bán em có hỏi qua ông hay không? Tiền cũng chả chia cho ông một đồng!”
Nếu tôi nhớ không lầm, số tiền đó đã cầm đi đền tiền cái chặn giấy của anh Hai rồi. Hồi còn nhỏ Triệu công tử làm vỡ cái chặn giấy cổ của anh Hai gã, trả nhỏ giọt cũng được nhiều năm rồi mà đến nay còn chưa trả hết. Cứ mỗi tháng tôi lấy lương, thì việc đầu tiên làm chính là đền tiền cho anh Hai.
Không phải Triệu công tử không có tiền đền, mà gã đích thị là keo kiệt. Sẵn sàng tiêu năm trăm đồng dại dương làm một chiếc áo khoác xấu xí mà cũng không muốn trả tiền. Người khác chỉ biết tôi làm nhiều công việc như vậy, chứ đâu ai biết tôi “chết trong lòng” đâu.
Lần trước, lúc gã bưng chiếc bình hoa anh Hai mới mua mà tim tôi suýt nữa nhảy ra khỏi lồng ngực. Thế mà gã lại còn nghi ngờ tôi yêu anh Hai.
Nếu tôi yêu anh Hai, thì tôi đã lấy thân gán nợ từ lâu rồi.
Người tôi yêu là anh Năm cơ, tôi không cho phép người khác hiểu lầm tình yêu của tôi.
Triệu công tử thật đáng ghét!
Triệu công tử nói: “Đầu To, cầm hết áo, đồng hồ bỏ túi với tranh về, chúng ta đi.”
Tôi bỏ chén trà Kim Tiên Nhi làm lại vào hộp, bê lên.
Kim Tiên Nhi cười khẽ: “Nếu như anh Khâu không thích thì quyên góp đi cũng được. Làm việc thiện cũng là tích đức giúp tôi mà, nói không chừng đời sau tôi có thể có rất nhiều phúc.”
Kim Tiên Nhi sống quả là khổ, tôi và cậu ta đều xuất thân khó khăn, tôi đồng cảm với cậu ta. Haiz, vì cuộc sống mà cậu ta còn phải chịu đựng Triệu công tử tính tình thất thường nữa, nghe lại càng giống tôi hơn.
Triệu công tử hãy còn đang mắng: “Mẹ nó! Vừa rồi em không nói như thế!”
Tôi lại đặt chén trà lên bàn, nói với người phụ trách: “Tôi quyên góp bộ chén trà này, Kim tiên sinh tự tay làm ra, tôi nghĩ có thể đấu giá được giá cao.”
Triệu công tử gào lên: “Đầu To!”
Trợ lý vội vàng tiến lên nói: “Triệu công tử quyên góp chiếc áo này, là ông Nius Baruch Fimke tự tay may!”
Đúng, chính là người này đã lừa Triệu công tử năm trăm đồng đại dương.
Thật ra tôi tính tạo cho Kim Tiên Nhi một sự ngạc nhiên, tôi định mua lại bộ chén trà này ở buổi đấu giá. Tôi cho rằng nếu không phải bị Triệu công tử cản bước, tôi có thể dùng sự lãng mạn của mình theo đuổi được hết phần đông thanh niên tài giỏi đẹp trai trong thành phố này luôn ấy chứ.
Gần đyâ, tôi phát hiện ra một điều là Kim Tiên Nhi cũng khá được. Tình yêu của tôi đối với Kim Tiên Nhi rất mới lạ. Cậu ta ghét tôi, nhưng tôi lại yêu cậu ta, giống như hí kịch vậy, tôi thậm chí còn cảm thấy mình cứ như Rhett Butler.
[1] Rhett Butler: Nhân vật trong tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell. Nhân vật này được nhận xét là tỉnh táo trước thời cuộc lúc bấy giờ, không tôn thờ đạo đức, lễ giáo. Gã là một con người lãng mạn, trông có vẻ phóng khoáng mà kỳ thực sống khá nội tâm. Mọi người nhấn vào link để hiểu thêm về nhân vật này nha, vì thực sự rất khó để giới thiệu được tác phẩm kinh điển này trong vài dòng ấy T.T
Song kế hoạch lại xảy ra sự cố nho nhỏ, chiếc áo kia của Triệu công tử tôi cũng phải mua về. Nếu không gã sẽ hầm con chó.
Hơn nữa chén trà mà Kim Tiên Nhi tự tay chế tạo đã ở một mức giá mà tôi rất khó trả. Cậu ta quả thật rất nổi tiếng.
Cuối cùng, bộ chén trà đó bị một quý cô mua với giá ba trăm hai mươi đồng. Cô ấy chỉ có một yêu cầu, đó là dùng bộ chén này trong một buổi trà chiều chung với Kim Tiên Nhi.
Cuối cùng tôi cũng hiểu rõ nguyên nhân tại sao Kim Tiên Nhi từng chế nhạo tôi không biết kiếm tiền rồi. Ngày ngày tôi mất tiền để ăn với Triệu công tử, mà tôi vẫn phải đền tiền giúp gã nữa kìa.
Một lát sau đó, rốt cuộc cũng đã tới chiếc áo của Triệu công tử, giá khởi điểm là năm đồng đại dương.
Triệu công tử tức miệng mắng to: “Ông…”
Tôi nhanh tay lẹ mắt nhét quýt vào miệng gã: “Ăn đi.”
Gã ăn quýt, tức giận bất bình: “Bộ chén lởm kia giá khởi điểm những một trăm!”
Kế đó, hội trường đấu giá chìm trong yên lặng.
Hamm sắp bị hầm trong yên lặng rồi.
Tôi không thể làm gì khác hơn đành giơ biển: “Sáu đồng.”
Triệu công tử: “Mẹ…”
Tôi đã chuẩn bị một đĩa quýt từ sớm, lập tức nhét tiếp một múi quýt vào miệng gã.
Không ai đấu giá tranh chiếc áo này với tôi hết. Tất cả mọi người đều nhìn tôi bằng ánh mắt “thứ này mà cũng bỏ sáu đồng đại dương ra mua, quả nhiên tiêu tiền của Triệu công tử không biết xót”.
Tôi đau lòng, thật sự rất đau lòng. Chiếc áo khoác căn bản không mặc được ra ngoài này đã ngốn của chúng tôi mất năm trăm lẻ sáu đồng đại dương.
Triệu công tử đúng là đáng ghét vô địch!
Tác giả :
Your唯