Trí Tuệ Đại Tống
Quyển 6 - Chương 7: Ôn Tuyền quan (1)
Dù biết rằng đại quân của Dương Văn Quảng sắp tới Cổ Lâu trại nhưng Vân Tranh không vì đây là một người mà mình ngưỡng mộ mà nhường nhịn, khi hành quân, chú trọng một thứ là vô lý.
Thôi Đạt đã không còn béo như trước kia nữa, mấy tháng qua chạy đi chạy lại giữa Thành Đô và Quế Châu tới hai lượt, muốn béo cũng không nổi.
Vũ Thắng quân tuy có thói quen ăn của địch, nhưng lần này ra trận theo lệnh triều đình, nên việc gì phải làm theo quy củ, Thôi Đạt là người lo hậu cần.
Hắn là một trong số ít người biết Vũ Thắng quân muốn gì, đại quân của Vân Tranh đi trước chinh phạt, hắn theo sau nhanh chóng vận chuyển chiến lợi phẩm mang về Thục hoặc mấy ấp lớn đổi thành tiền, đó là thủ đoạn Vũ Thắng quân dựa vào để sống, không được phép có sai sót.
Thủ hạ của Thôi Đạt cũng có hai trăm quân tốt của Vũ Thắng quân, quá nửa là lão binh sống sót trở về từ chiến trường, bọn họ giúp Thôi Đạt đảm bảo an toàn cho vật tư.
Tương Âm là một trạm mà Thôi Đạt cẩn thận lựa chọn, nó nằm ở hạ du Tương Thủy, tiến về phía trước là Động Đình Hồ sóng nước bao la, tới phía tây chưa tới một trăm năm mươi dặm là Nhạc Châu, men Kinh giang bắc thượng tới được phủ Giang Lăng. Giang Lăng tây khống chế Ba Thục, bắt nối Tương Hán, là nơi trọng yếu Trung Nguyên thông Lĩnh Nam, xưng là trọng trấn đông nam.
Tuy lập trạm ở Nhạc Châu, Giang Lăng thì thuận tiện hơn, nhưng bất kể Vân Tranh hay Tô Tuân đều phản đối, dù là bí mật ai cũng biết, Vũ Thắng quân cũng không nên làm quá trắng trợn.
Chiến lực của Vũ Thắng quân không cao, cho nên dựa dẫm nhiều vào vũ khí, vũ khí trang bị của Vũ Thắng quân vốn cực nhiều, chưa kể lương thảo, thế nên vật tư bọn họ mang theo còn nhiều hơn cả toàn quân của Địch Thanh, khó trách người ta nhầm Vũ Thắng quân mới là cấm quân, còn quân của Dương Văn Quảng là sương quân.
Nhìn y phục mà đối đãi thì không chỉ có thương nhân mà quan viên hồ đồ của Đại Tống cũng thế.
Nếu viên quan Cổ Lâu Trại kia mà biết lai lịch Dương Văn Quảng, nhất định sợ chết khiếp, chính vì cho rằng họ là sương quân nên mới ngông nghênh như vậy.
Chiến tranh ăn nhau ở hậu cần, đó là tín niệm của Vân Tranh, y chẳng hi vọng gì được triều đình hỗ trợ nhiều, càng không đặt lòng tin vào đám quan cung ứng hậu cần địa phương, tin vào đám người đó chưa tới được Quế Châu đã chết đói, dùng ngón chân mà nghĩ cũng biết hậu cần cung cấp cho sương quân sẽ thế nào, bình thường sương quân trong địa hạt còn ăn chẳng đủ no, hi vọng gì bọn họ lương tâm thức tỉnh quan tâm tới sương quân nới khác tới.
Cái gì chưa nói, Vũ Thắng quân chắc chắn là đội quân lễ độ nhất Đại Tống, dọc đường hành bất kể gặp phải đãi ngộ thế nào cũng tươi cười, vì Vân Tranh đã dặn:" Ngươi có thể chửi tổ tiên mười tám đời nhà chúng trong lòng, ngoài mặt thì phải cười, đám vương bát đản đó thành sự không đủ, bại sự có dư, chúng ta không cần dựa vào bọn chúng, nhưng cũng đừng để bọn chúng làm hỏng việc của chúng ta."
Chẳng khó từ ngày đầu tướng chủ tới Giáp Tử doanh thì họ đã quen đóng kịch rồi, cho nên Bành Cửu tươi cười đón thương tào Nhạc Châu, thương tào lên thuyền không thấy tướng chủ Vũ Thắng quân đâu, mặt tối sầm: - Tương chủ của các ngươi uy phong quá nhỉ.
Bành Cửu vội giải thích: - Bẩm thượng quan, tướng chủ ti chức đi tới cuối thuyền thị sát, nhất thời không về được, cho nên ti chức mới bạo gan ra đón, có chỗ nào thất lễ xin thượng quan thông cảm.
- Không gặp chủ quan, chớ mong lấy lương thảo.
Bành Cửu mặt nhăn nhó: - Ngài vạn vạn lần đừng như thế, tướng chủ nhà ti chức nóng tính lắm, lại là tòng lục phẩm xá nhân, người ta là quan văn, chỉ là xui xẻo một chút mới phải tới đây quản lý đám thô nhân ti chức.
- Á. Thượng tào nghe tới đối phương là quan văn thì thay đổi thái độ ngay: - Không biết quý tướng chủ là?
- Tướng chủ họ Vân tên Tranh, tự Trường Sinh, môn hạ Bành Lễ tiên sinh đất Thục, đồng môn Lữ Giới Phổ, sau lại bái Bảo Chương cát thị chế Lỗ Thanh Nguyên tiên sinh làm tọa sư.
Thương tào toát mồ hôi, toàn là nhân vật không phải quan lớn cũng là bậc hồng nho, khom lưng nói: - Té ra là đệ tử danh gia, thất kính, nếu đã thế ngươi nhận số lương thảo này là được.
Bành Cửu không vì thế mà vênh mặt, càng lễ phép dùng ấn của Vân Tranh đóng dấu nhận lương, tiễn thương tào đi. Khi mở mấy cái bao tải ra nhìn qua, bên trong chỉ có nửa gạo thô, nửa vỏ chấu, chẳng trách dân phu bê lên thuyền nhẹ như không.
Nhìn thương tào vội vàng rời đi, Bành Cửu chẳng truy cứu, chẳng tranh biện.
- Ngu hầu, thứ này làm sao mà ăn nổi. Một quân tốt vốc một nắm "gạo", bộ dạng cực kỳ tức giận.
Bành Cửu co chân đá một phát: - Con bà ngươi mới ăn no bụng vài ngày đã kén chọn rồi, có điều thứ này không phải để chúng ta ăn, làm sạch đem nuôi ngựa, chúng ta có đủ gạo trắng ăn tới Quế Châu, còn đến Quế Châu rồi, muốn ăn no phải dựa vào đao trong tay.
Quân tốt cười nịnh: - Vậy chúng ta có được đánh cướp không?
- Cướp của Nông Trí Cao thì không thành vấn đề, coi hắn như cường đạo là được, còn bách tính thì tuyệt đối không thể, ngươi biết quân pháp của chúng ta rồi, muốn qua mặt được Tiếu Lâm là không thể.
Tiếp nhận xong "lương thực", đội thuyền lại lên đường, Vân Tranh vì giữ chiến lực cho quân sĩ, chỉ cần hai bên bờ có thể hành quân là lệnh toàn quân xuống thuyền, cũng là để cho chiến mã thích ứng với khí hậu phương nam.
Khi đại quân tới được Toàn Châu thì nghe tin dữ, Quảng Nam tây lộ kiềm hạt Trần Thự sợ Địch Thanh độc chiếm chiến công, trái lệnh tự ý dẫn 8000 binh tốt đánh địch, vì quân kỷ không nghiêm, tướng lệnh không uy, binh bại ở Kim Thành Dịch, chết hơn 2000, toàn quân tan rã.
Còn Nông Trí Cao đánh bại Trần Thự xong tiếp tục rút lui nhanh hơn, quyết đoán bỏ qua Quế Châu, Liễu Châu giàu có, gom binh lực ở một dải Ung Châu, quân Tống rút kinh nghiệm của Trần Thự, cẩn thận tiến binh thu phục Quế Châu, Liễu Châu, đồng thời đẩy tiền tuyến tới Ung Châu, án binh bất động, đợi Địch Thanh tới.
Thế là kế hoạch đón đầu Nông Trí Cao của Vân Tranh tại Quế Châu phá sản.
Khi Vân Tranh đang đóng quân ở Tân Châu tính toán chiến lược mới thì nhận được yêu cầu của Quảng Nam kinh lược an phủ sứ Dư Tĩnh, cố thủ Ôn Tuyền quan, ngăn quân Hoàng Sư Mật từ Nghi Châu rút về, Vân Tranh mừng lắm nếu như đánh bại được quân của Hoàng Sư Mật coi như chặt một cánh tay của Nông Trí Cao, công lao vừa vặn để phân chia, mục tiêu còn thích hợp hơn Nông Trí Cao.
Hoàng Sư Mật vốn là người Hán, vì tham gia khoa cử thất bại, phẫn nộ quy phục Nông Trí Cao, nghiến răng nghiến lợi muốn báo thù đồng tộc, nội loạn Ung Châu do kẻ này tạo ra.
Dưới sự kích động của đám Hoàng Sư Mật và ca ca là Hoàng Vĩ, Nông Trí Cao mới không đánh Giao Chỉ vốn có thù giết cha, lại dốc quân toàn quốc xâm phạm Đại Tống.
Là người Quảng Châu nên Hoàng Sư Mật muốn "áo gấm về quê", thỏa mãn hư vinh, may mà Quảng Châu cuối cùng cũng trụ được.
Vân Tranh hận nhất là loại người này, ngược lại đối với Nông Trí Cao lại không thấy mấy thù hận.
Ôn Tuyền quan, một cái quan ải chẳng đáng nói, tường thành cao có một trượng, hào nước chẳng có, lần trước Nông Trí Cao xâm nhập đã phá hỏng bảy tám phần, nhà cửa ruộng vườn tan hoang cả, bách tính không còn lấy một mống, khi Vũ Thắng quân tiến vào dọn dẹp đất đá, còn khiêng ra ba trăm bộ xương.
Phương nam nóng nực, một năm nắng trải mưa dầm đủ biến thi thể thành xương trắng, núi đồi xung quanh cũng toàn là chó hoang mắt đỏ ngầu và quạ đen bay kín trời.
Thôi Đạt đã không còn béo như trước kia nữa, mấy tháng qua chạy đi chạy lại giữa Thành Đô và Quế Châu tới hai lượt, muốn béo cũng không nổi.
Vũ Thắng quân tuy có thói quen ăn của địch, nhưng lần này ra trận theo lệnh triều đình, nên việc gì phải làm theo quy củ, Thôi Đạt là người lo hậu cần.
Hắn là một trong số ít người biết Vũ Thắng quân muốn gì, đại quân của Vân Tranh đi trước chinh phạt, hắn theo sau nhanh chóng vận chuyển chiến lợi phẩm mang về Thục hoặc mấy ấp lớn đổi thành tiền, đó là thủ đoạn Vũ Thắng quân dựa vào để sống, không được phép có sai sót.
Thủ hạ của Thôi Đạt cũng có hai trăm quân tốt của Vũ Thắng quân, quá nửa là lão binh sống sót trở về từ chiến trường, bọn họ giúp Thôi Đạt đảm bảo an toàn cho vật tư.
Tương Âm là một trạm mà Thôi Đạt cẩn thận lựa chọn, nó nằm ở hạ du Tương Thủy, tiến về phía trước là Động Đình Hồ sóng nước bao la, tới phía tây chưa tới một trăm năm mươi dặm là Nhạc Châu, men Kinh giang bắc thượng tới được phủ Giang Lăng. Giang Lăng tây khống chế Ba Thục, bắt nối Tương Hán, là nơi trọng yếu Trung Nguyên thông Lĩnh Nam, xưng là trọng trấn đông nam.
Tuy lập trạm ở Nhạc Châu, Giang Lăng thì thuận tiện hơn, nhưng bất kể Vân Tranh hay Tô Tuân đều phản đối, dù là bí mật ai cũng biết, Vũ Thắng quân cũng không nên làm quá trắng trợn.
Chiến lực của Vũ Thắng quân không cao, cho nên dựa dẫm nhiều vào vũ khí, vũ khí trang bị của Vũ Thắng quân vốn cực nhiều, chưa kể lương thảo, thế nên vật tư bọn họ mang theo còn nhiều hơn cả toàn quân của Địch Thanh, khó trách người ta nhầm Vũ Thắng quân mới là cấm quân, còn quân của Dương Văn Quảng là sương quân.
Nhìn y phục mà đối đãi thì không chỉ có thương nhân mà quan viên hồ đồ của Đại Tống cũng thế.
Nếu viên quan Cổ Lâu Trại kia mà biết lai lịch Dương Văn Quảng, nhất định sợ chết khiếp, chính vì cho rằng họ là sương quân nên mới ngông nghênh như vậy.
Chiến tranh ăn nhau ở hậu cần, đó là tín niệm của Vân Tranh, y chẳng hi vọng gì được triều đình hỗ trợ nhiều, càng không đặt lòng tin vào đám quan cung ứng hậu cần địa phương, tin vào đám người đó chưa tới được Quế Châu đã chết đói, dùng ngón chân mà nghĩ cũng biết hậu cần cung cấp cho sương quân sẽ thế nào, bình thường sương quân trong địa hạt còn ăn chẳng đủ no, hi vọng gì bọn họ lương tâm thức tỉnh quan tâm tới sương quân nới khác tới.
Cái gì chưa nói, Vũ Thắng quân chắc chắn là đội quân lễ độ nhất Đại Tống, dọc đường hành bất kể gặp phải đãi ngộ thế nào cũng tươi cười, vì Vân Tranh đã dặn:" Ngươi có thể chửi tổ tiên mười tám đời nhà chúng trong lòng, ngoài mặt thì phải cười, đám vương bát đản đó thành sự không đủ, bại sự có dư, chúng ta không cần dựa vào bọn chúng, nhưng cũng đừng để bọn chúng làm hỏng việc của chúng ta."
Chẳng khó từ ngày đầu tướng chủ tới Giáp Tử doanh thì họ đã quen đóng kịch rồi, cho nên Bành Cửu tươi cười đón thương tào Nhạc Châu, thương tào lên thuyền không thấy tướng chủ Vũ Thắng quân đâu, mặt tối sầm: - Tương chủ của các ngươi uy phong quá nhỉ.
Bành Cửu vội giải thích: - Bẩm thượng quan, tướng chủ ti chức đi tới cuối thuyền thị sát, nhất thời không về được, cho nên ti chức mới bạo gan ra đón, có chỗ nào thất lễ xin thượng quan thông cảm.
- Không gặp chủ quan, chớ mong lấy lương thảo.
Bành Cửu mặt nhăn nhó: - Ngài vạn vạn lần đừng như thế, tướng chủ nhà ti chức nóng tính lắm, lại là tòng lục phẩm xá nhân, người ta là quan văn, chỉ là xui xẻo một chút mới phải tới đây quản lý đám thô nhân ti chức.
- Á. Thượng tào nghe tới đối phương là quan văn thì thay đổi thái độ ngay: - Không biết quý tướng chủ là?
- Tướng chủ họ Vân tên Tranh, tự Trường Sinh, môn hạ Bành Lễ tiên sinh đất Thục, đồng môn Lữ Giới Phổ, sau lại bái Bảo Chương cát thị chế Lỗ Thanh Nguyên tiên sinh làm tọa sư.
Thương tào toát mồ hôi, toàn là nhân vật không phải quan lớn cũng là bậc hồng nho, khom lưng nói: - Té ra là đệ tử danh gia, thất kính, nếu đã thế ngươi nhận số lương thảo này là được.
Bành Cửu không vì thế mà vênh mặt, càng lễ phép dùng ấn của Vân Tranh đóng dấu nhận lương, tiễn thương tào đi. Khi mở mấy cái bao tải ra nhìn qua, bên trong chỉ có nửa gạo thô, nửa vỏ chấu, chẳng trách dân phu bê lên thuyền nhẹ như không.
Nhìn thương tào vội vàng rời đi, Bành Cửu chẳng truy cứu, chẳng tranh biện.
- Ngu hầu, thứ này làm sao mà ăn nổi. Một quân tốt vốc một nắm "gạo", bộ dạng cực kỳ tức giận.
Bành Cửu co chân đá một phát: - Con bà ngươi mới ăn no bụng vài ngày đã kén chọn rồi, có điều thứ này không phải để chúng ta ăn, làm sạch đem nuôi ngựa, chúng ta có đủ gạo trắng ăn tới Quế Châu, còn đến Quế Châu rồi, muốn ăn no phải dựa vào đao trong tay.
Quân tốt cười nịnh: - Vậy chúng ta có được đánh cướp không?
- Cướp của Nông Trí Cao thì không thành vấn đề, coi hắn như cường đạo là được, còn bách tính thì tuyệt đối không thể, ngươi biết quân pháp của chúng ta rồi, muốn qua mặt được Tiếu Lâm là không thể.
Tiếp nhận xong "lương thực", đội thuyền lại lên đường, Vân Tranh vì giữ chiến lực cho quân sĩ, chỉ cần hai bên bờ có thể hành quân là lệnh toàn quân xuống thuyền, cũng là để cho chiến mã thích ứng với khí hậu phương nam.
Khi đại quân tới được Toàn Châu thì nghe tin dữ, Quảng Nam tây lộ kiềm hạt Trần Thự sợ Địch Thanh độc chiếm chiến công, trái lệnh tự ý dẫn 8000 binh tốt đánh địch, vì quân kỷ không nghiêm, tướng lệnh không uy, binh bại ở Kim Thành Dịch, chết hơn 2000, toàn quân tan rã.
Còn Nông Trí Cao đánh bại Trần Thự xong tiếp tục rút lui nhanh hơn, quyết đoán bỏ qua Quế Châu, Liễu Châu giàu có, gom binh lực ở một dải Ung Châu, quân Tống rút kinh nghiệm của Trần Thự, cẩn thận tiến binh thu phục Quế Châu, Liễu Châu, đồng thời đẩy tiền tuyến tới Ung Châu, án binh bất động, đợi Địch Thanh tới.
Thế là kế hoạch đón đầu Nông Trí Cao của Vân Tranh tại Quế Châu phá sản.
Khi Vân Tranh đang đóng quân ở Tân Châu tính toán chiến lược mới thì nhận được yêu cầu của Quảng Nam kinh lược an phủ sứ Dư Tĩnh, cố thủ Ôn Tuyền quan, ngăn quân Hoàng Sư Mật từ Nghi Châu rút về, Vân Tranh mừng lắm nếu như đánh bại được quân của Hoàng Sư Mật coi như chặt một cánh tay của Nông Trí Cao, công lao vừa vặn để phân chia, mục tiêu còn thích hợp hơn Nông Trí Cao.
Hoàng Sư Mật vốn là người Hán, vì tham gia khoa cử thất bại, phẫn nộ quy phục Nông Trí Cao, nghiến răng nghiến lợi muốn báo thù đồng tộc, nội loạn Ung Châu do kẻ này tạo ra.
Dưới sự kích động của đám Hoàng Sư Mật và ca ca là Hoàng Vĩ, Nông Trí Cao mới không đánh Giao Chỉ vốn có thù giết cha, lại dốc quân toàn quốc xâm phạm Đại Tống.
Là người Quảng Châu nên Hoàng Sư Mật muốn "áo gấm về quê", thỏa mãn hư vinh, may mà Quảng Châu cuối cùng cũng trụ được.
Vân Tranh hận nhất là loại người này, ngược lại đối với Nông Trí Cao lại không thấy mấy thù hận.
Ôn Tuyền quan, một cái quan ải chẳng đáng nói, tường thành cao có một trượng, hào nước chẳng có, lần trước Nông Trí Cao xâm nhập đã phá hỏng bảy tám phần, nhà cửa ruộng vườn tan hoang cả, bách tính không còn lấy một mống, khi Vũ Thắng quân tiến vào dọn dẹp đất đá, còn khiêng ra ba trăm bộ xương.
Phương nam nóng nực, một năm nắng trải mưa dầm đủ biến thi thể thành xương trắng, núi đồi xung quanh cũng toàn là chó hoang mắt đỏ ngầu và quạ đen bay kín trời.
Tác giả :
Kiết Dữ 2