Trí Tuệ Đại Tống
Quyển 5 - Chương 2: Đều thăm dò
Vân Tranh đang xem rồng, chính xác là long mạch, Hàn Lâm nhìn những ngọn núi trụi lụi ở Quan Trung lại nói Lạc Long lĩnh là nơi long hành phiêu hốt, thần long thấy đầu chẳng thấy đuôi, núi non uốn lượn nhấp nhô là rồng ẩn.
Nhìn toét mắt ra mà Vân Tranh chẳng thấy chỗ hoang vu này giống rồng chỗ nào, y biết Kinh Triệu phủ có cái địa danh Long Thủ Nguyên, còn về người ta nói cái gì mà "ngư dược diên phi, thị vi sanh long, thô ngoan ung thũng, thung thát đê phục, như khô bổn tử ngư, thị vi tử long", những lời này khỏi tìm hiểu nữa, nghe đã ù đầu như tiếng nước ngoài.
Hàn Lâm âm u n ói: - Người đọc sách có cách nói:" Nhất vận nhị mệnh tam phong thủy tứ công đức ngũ độc thư", lần này ngươi cần vận khí hộ mệnh cực lớn đấy, vụ án núi Không Động liên lụy tới hơn một trăm bốn mươi quan viên, là đại án hàng đầu từ khi lập quốc tới nay, mà quan viên thì có muôn vàn mối quan hệ chằng chịt, chỗ dựa ở kinh sư cũng có, tình cảnh của ngươi thật không biết phải dùng lời nào hình dung nữa.
- Dù mục đích ban đầu của ta không phải thế, nhưng kết quả tính ra cũng là vì nước trừ họa, vì dân trừ hại, ta chẳng thẹn với lòng, chẳng lẽ để đám sâu mọt đó sống hại nước mới là đúng sao, hừ, cứ đụng tới lão tử xem.
Vân Tranh có chút khó chịu, lũ người vô dụng đó không diệt nổi đạo phỉ núi Không Động, giờ mình làm rồi, chúng lại coi mình như kẻ phá hoại, thôi kệ, lão tử cũng nhiều phiền toái lắm rồi, chấy nhiều chẳng sợ ngứa nữa.
Trời cao, đồng rộng, bầy ngựa kết bầy mà đi, tuy đuôi trụi lụi, nhưng xuyên qua châu qua phủ, vẫn mang tới chấn động lớn cho người Quan Trung.
Quan Trung vào tháng ba đã xanh mướt một màu, chiến mã thi thoảng cúi đầu gặm cỏ non mới mọc, tới bên sông uống nước, khi mục nhân quát lớn mới tiếp tục đi.
Chuyến đi tìm long mạch của Vân Tranh sắp kết thúc, chẳng phải để tìm thấy long mạch tốt phù hộ mình, tìm thấy long mạch cũng chẳng có thi thể mà chôn, vì y chính là tổ tông của mình, nói nghe có kỳ quái, nhưng sự thực là vậy.
Thời gian có trôi về phía trước hay chảy về sau với Vân Tranh mà nói chẳng khác biệt mấy, vì tới hướng nào cũng là bầu trời mênh mông thôi.
- Trời xanh xanh Đất vàng vàng Một giấc mộng Đại Quan Trung..
Từ khi bước vào địa giới Vị Hà, đừng nói là Hàn Lâm, dù ngốc nghếch như Hàm Ngưu cũng nhận ra sự khác thường của Vân Tranh. Bất thường ở mức độ thông thuộc của y với nơi này, thông thuộc tới mức quái lạ, địa danh lớn thì không chỗ nào y không biết, nhưng tới nơi cụ thể thì y chẳng nhận ra, đó là hiện tượng của người đã rời xa quá lâu.
Hàn Lâm mắt cứ nhìn chằm chằm từng phản ứng của Vân Tranh, tuy tiểu tử này lại cái cái đeo mặt nạ đáng ghét kia lên rồi, nhưng ông ta vẫn nhạy bén nhận ra, y hẳn là người Quan Trung, nhất là khi Vân Tranh một mình ngồi trên sườn núi tu rượu ừng ực, càng khẳng định phán đoán của mình.
Minh chứng rõ nhất là lần đầu tới Kinh Triệu phủ, vậy mà Vân Tranh khi đi qua một cái quán gần quan đạo, đột nhiên hít hít nhảy xuống ngựa ngồi xuống ghế dài, dùng giọng điệu kỳ quái hô: - Cho một hồ lô đầu, ít hơn ba thứ lòng là lão tử úp cả bát lên mặt ngươi.
Chưởng quầy nghe thấy cười toe toét vâng dạ, giọng này là của khách quen, cũng thô tục đáp một câu: - Khách quan thấy thiếu, tiểu nhân đốt mẹ nó tiệm đi rồi, không dám làm ăn nữa.
Một cái bát sứ to, cắt nửa bát lòng hình như cái hồ lô, hỏa kế múc nước canh sôi đổ vào, thêm ít mỡ lợn.
Mùi vị này đây, Vân Tranh thuần thục bóc tỏi cho vào bát, vốn bẻ bánh ra cho vào bát ngâm một lúc rồi ăn là ngon nhất, Vân Tranh lo cái quán này đổ nước canh khách khác không ăn hết vào nồi đun, cho nên chỉ ăn lòng, không húp nước.
Vớt hết lòng cho vào mồm, thở ra một cái hơi dài, hơi lạnh mùa xuân biến mất trong nhịp hô hấp này, ném một đồng lên bàn, chửi bới: - Nấu nướng chẳng ra cái mẹ gì cả, lần sau còn thế này lão tử châm lửa đốt quán. Đó là trình tự tiêu chuẩn, trả tiền phải chửi mấy câu, ý nói mình sẽ quay lại.
- Dạ dạ... Chưởng quầy bị chửi quen rồi, vừa thu tiền vừa không ngừng xin lỗi: - Lần sau khách quan tới xem tiểu điếm có tiến bộ không?
Cách giao tiếp quái đản này làm Hàn Lâm khẳng định chín phần, Vân Tranh là người Quan Trung, cái kiểu cách này người ngoài không học được.
Bát thủy cuốn Trường An, trăm dặm bất dạ thành, cảnh đó nay không còn, khai nguyên thịnh thế buồm trắng kín mặt sông kéo dài trăm dặm, bây giờ lác đác vài chiếc thuyền con thả lưới bắt cá. Thành Trường An đã trong tầm mắt rồi, nhưng chẳng có sự nguy nga tráng lệ, chẳng uy nghiêm thấm đậm lịch sử, chỉ có tang thương và hoài niệm.
Phú Bật ngồi trong lán của dịch quán ngoài thành, những thành lớn thường hai dịch quán, cái bên ngoài giành cho nhân viên công vụ không kịp vào thành trước khi đóng cổng, cũng là nơi đưa tiễn đón tiếp, xa xa thấy đại đội chiến mã xuất hiện ở cổ đạo, không hiểu vì sao đi rất chậm, nhưng nhìn bầy ngựa kéo dài hết tầm mắt, mang tới cho ông ta tự tin cực lớn.
Tường xiêu vách nát Kinh Triệu phủ, đó là câu vè của người Tống về Trường An, ở nơi này cứ nhìn kỹ vào trong bụi cỏ là thấy từng đống đổ nát, tường thành Trường An không biết hủy trong khói lửa chiến tranh đã bao lần, xây đi xây lại bao lần, tiếc là mỗi lần xây lại là Trường An lại nhỏ hơn một chút, muốn cảm giác được thịnh cảnh thời Đường chỉ có thể tìm trong giấc mộng xa xăm.
Phủ Bật là tướng soái một phương, ngang hàng với Trương Phương Bình, Vân Tranh báo danh vào dịch trạm, đi qua cửa là thế một người trung niên gầy gò với đôi mắt như ưng đánh giá mình, vội khom người thi lễ.
- Thiếu niên hào kiệt, quả không lừa ta.
- Minh công quá khen rồi. Vân Tranh khom người lần nữa:
- Vạn dặm xa xôi, nay vượt muôn ngàn gian khó trở về, đáng mừng đáng mừng.
- Thân mang vương mệnh, không dám kêu khổ, chỉ mong Đại Tống đời đời xương thịnh.
Bản thân cũng thấy chua ê hết răng, nhưng đây là lễ nghi thăm hỏi tiêu chuẩn của quan văn, Phú Bật dùng lễ về nhà, mà không phải là đón quân khải hoàn, là thăm dò xem Vân Tranh coi bản thân là quan văn hay quan võ.
- Chỉ có rượu nhạt, làm lễ tẩy trần, cát vàng mênh mang, không phụ ý quân tử đường xa.
- Đa tạ minh công, ti chức vinh hạnh.
Phú Bật có được đáp án xác thực, lòng khoan khoái mời Vân Tranh nhập tiệc, trong phòng yên tĩnh, ngoài hai tiểu tỳ mười ba mười bốn xinh xắn mặc váy xanh hầu hạ thì không có ai khác.
Thức ăn không nhiều, một nồi thịt dê, một bát canh, một đĩa hẹ xào, một con cá chép, thế là Phú Bật phá lệ, nếu Vân Tranh ở ngoài kia nói mình đại thắng trở về, Vân Tranh không có đãi ngộ này.
Đích thân gắp thức ăn cho Vân Tranh, Phú Bật liếc mắt hỏi: - Chiến mã vì công hay vì tư?
- Bẩm minh công, ti chức nhận nhiệm vụ đả thông thương đạo, hành trình tới Thanh Đường là dừng, nay thương đạo đã thông, tơ lụa đất Thục được bán tới Thanh Đường, công vụ đã hoàn thành, về phần chiến mã do Giáp Tử doanh khó nhọc mà có, đó là vì tư. Đây là điều trọng điểm Vân Tranh không định lui bước, chiến mã là tư là sở hữu của y, ai muốn thì phải trả giá đàng hoàng, kể cả có trở mặt với Phú Bật thì cũng có Trương Phương Bình đứng ra giao thiệp, Phú Bật không lý do gì đi làm khó một tên bộ quân ngu hầu:
- Đất Thục đường xá gập ghênh, không thích hợp chiến mã tung hoành, ba nghìn chiến mã để ở đó đáng tiếc lắm thay. Phú Bật tựa cười tựa không nói:
- Ti chức vốn không định mang chiến mã nhập Thục, mà muốn an bài hết ở đây rồi mới về nhà. Vân Tranh đâu dại mà mang theo thứ họa hại này về tới tận Thục chứ:
Nhìn toét mắt ra mà Vân Tranh chẳng thấy chỗ hoang vu này giống rồng chỗ nào, y biết Kinh Triệu phủ có cái địa danh Long Thủ Nguyên, còn về người ta nói cái gì mà "ngư dược diên phi, thị vi sanh long, thô ngoan ung thũng, thung thát đê phục, như khô bổn tử ngư, thị vi tử long", những lời này khỏi tìm hiểu nữa, nghe đã ù đầu như tiếng nước ngoài.
Hàn Lâm âm u n ói: - Người đọc sách có cách nói:" Nhất vận nhị mệnh tam phong thủy tứ công đức ngũ độc thư", lần này ngươi cần vận khí hộ mệnh cực lớn đấy, vụ án núi Không Động liên lụy tới hơn một trăm bốn mươi quan viên, là đại án hàng đầu từ khi lập quốc tới nay, mà quan viên thì có muôn vàn mối quan hệ chằng chịt, chỗ dựa ở kinh sư cũng có, tình cảnh của ngươi thật không biết phải dùng lời nào hình dung nữa.
- Dù mục đích ban đầu của ta không phải thế, nhưng kết quả tính ra cũng là vì nước trừ họa, vì dân trừ hại, ta chẳng thẹn với lòng, chẳng lẽ để đám sâu mọt đó sống hại nước mới là đúng sao, hừ, cứ đụng tới lão tử xem.
Vân Tranh có chút khó chịu, lũ người vô dụng đó không diệt nổi đạo phỉ núi Không Động, giờ mình làm rồi, chúng lại coi mình như kẻ phá hoại, thôi kệ, lão tử cũng nhiều phiền toái lắm rồi, chấy nhiều chẳng sợ ngứa nữa.
Trời cao, đồng rộng, bầy ngựa kết bầy mà đi, tuy đuôi trụi lụi, nhưng xuyên qua châu qua phủ, vẫn mang tới chấn động lớn cho người Quan Trung.
Quan Trung vào tháng ba đã xanh mướt một màu, chiến mã thi thoảng cúi đầu gặm cỏ non mới mọc, tới bên sông uống nước, khi mục nhân quát lớn mới tiếp tục đi.
Chuyến đi tìm long mạch của Vân Tranh sắp kết thúc, chẳng phải để tìm thấy long mạch tốt phù hộ mình, tìm thấy long mạch cũng chẳng có thi thể mà chôn, vì y chính là tổ tông của mình, nói nghe có kỳ quái, nhưng sự thực là vậy.
Thời gian có trôi về phía trước hay chảy về sau với Vân Tranh mà nói chẳng khác biệt mấy, vì tới hướng nào cũng là bầu trời mênh mông thôi.
- Trời xanh xanh Đất vàng vàng Một giấc mộng Đại Quan Trung..
Từ khi bước vào địa giới Vị Hà, đừng nói là Hàn Lâm, dù ngốc nghếch như Hàm Ngưu cũng nhận ra sự khác thường của Vân Tranh. Bất thường ở mức độ thông thuộc của y với nơi này, thông thuộc tới mức quái lạ, địa danh lớn thì không chỗ nào y không biết, nhưng tới nơi cụ thể thì y chẳng nhận ra, đó là hiện tượng của người đã rời xa quá lâu.
Hàn Lâm mắt cứ nhìn chằm chằm từng phản ứng của Vân Tranh, tuy tiểu tử này lại cái cái đeo mặt nạ đáng ghét kia lên rồi, nhưng ông ta vẫn nhạy bén nhận ra, y hẳn là người Quan Trung, nhất là khi Vân Tranh một mình ngồi trên sườn núi tu rượu ừng ực, càng khẳng định phán đoán của mình.
Minh chứng rõ nhất là lần đầu tới Kinh Triệu phủ, vậy mà Vân Tranh khi đi qua một cái quán gần quan đạo, đột nhiên hít hít nhảy xuống ngựa ngồi xuống ghế dài, dùng giọng điệu kỳ quái hô: - Cho một hồ lô đầu, ít hơn ba thứ lòng là lão tử úp cả bát lên mặt ngươi.
Chưởng quầy nghe thấy cười toe toét vâng dạ, giọng này là của khách quen, cũng thô tục đáp một câu: - Khách quan thấy thiếu, tiểu nhân đốt mẹ nó tiệm đi rồi, không dám làm ăn nữa.
Một cái bát sứ to, cắt nửa bát lòng hình như cái hồ lô, hỏa kế múc nước canh sôi đổ vào, thêm ít mỡ lợn.
Mùi vị này đây, Vân Tranh thuần thục bóc tỏi cho vào bát, vốn bẻ bánh ra cho vào bát ngâm một lúc rồi ăn là ngon nhất, Vân Tranh lo cái quán này đổ nước canh khách khác không ăn hết vào nồi đun, cho nên chỉ ăn lòng, không húp nước.
Vớt hết lòng cho vào mồm, thở ra một cái hơi dài, hơi lạnh mùa xuân biến mất trong nhịp hô hấp này, ném một đồng lên bàn, chửi bới: - Nấu nướng chẳng ra cái mẹ gì cả, lần sau còn thế này lão tử châm lửa đốt quán. Đó là trình tự tiêu chuẩn, trả tiền phải chửi mấy câu, ý nói mình sẽ quay lại.
- Dạ dạ... Chưởng quầy bị chửi quen rồi, vừa thu tiền vừa không ngừng xin lỗi: - Lần sau khách quan tới xem tiểu điếm có tiến bộ không?
Cách giao tiếp quái đản này làm Hàn Lâm khẳng định chín phần, Vân Tranh là người Quan Trung, cái kiểu cách này người ngoài không học được.
Bát thủy cuốn Trường An, trăm dặm bất dạ thành, cảnh đó nay không còn, khai nguyên thịnh thế buồm trắng kín mặt sông kéo dài trăm dặm, bây giờ lác đác vài chiếc thuyền con thả lưới bắt cá. Thành Trường An đã trong tầm mắt rồi, nhưng chẳng có sự nguy nga tráng lệ, chẳng uy nghiêm thấm đậm lịch sử, chỉ có tang thương và hoài niệm.
Phú Bật ngồi trong lán của dịch quán ngoài thành, những thành lớn thường hai dịch quán, cái bên ngoài giành cho nhân viên công vụ không kịp vào thành trước khi đóng cổng, cũng là nơi đưa tiễn đón tiếp, xa xa thấy đại đội chiến mã xuất hiện ở cổ đạo, không hiểu vì sao đi rất chậm, nhưng nhìn bầy ngựa kéo dài hết tầm mắt, mang tới cho ông ta tự tin cực lớn.
Tường xiêu vách nát Kinh Triệu phủ, đó là câu vè của người Tống về Trường An, ở nơi này cứ nhìn kỹ vào trong bụi cỏ là thấy từng đống đổ nát, tường thành Trường An không biết hủy trong khói lửa chiến tranh đã bao lần, xây đi xây lại bao lần, tiếc là mỗi lần xây lại là Trường An lại nhỏ hơn một chút, muốn cảm giác được thịnh cảnh thời Đường chỉ có thể tìm trong giấc mộng xa xăm.
Phủ Bật là tướng soái một phương, ngang hàng với Trương Phương Bình, Vân Tranh báo danh vào dịch trạm, đi qua cửa là thế một người trung niên gầy gò với đôi mắt như ưng đánh giá mình, vội khom người thi lễ.
- Thiếu niên hào kiệt, quả không lừa ta.
- Minh công quá khen rồi. Vân Tranh khom người lần nữa:
- Vạn dặm xa xôi, nay vượt muôn ngàn gian khó trở về, đáng mừng đáng mừng.
- Thân mang vương mệnh, không dám kêu khổ, chỉ mong Đại Tống đời đời xương thịnh.
Bản thân cũng thấy chua ê hết răng, nhưng đây là lễ nghi thăm hỏi tiêu chuẩn của quan văn, Phú Bật dùng lễ về nhà, mà không phải là đón quân khải hoàn, là thăm dò xem Vân Tranh coi bản thân là quan văn hay quan võ.
- Chỉ có rượu nhạt, làm lễ tẩy trần, cát vàng mênh mang, không phụ ý quân tử đường xa.
- Đa tạ minh công, ti chức vinh hạnh.
Phú Bật có được đáp án xác thực, lòng khoan khoái mời Vân Tranh nhập tiệc, trong phòng yên tĩnh, ngoài hai tiểu tỳ mười ba mười bốn xinh xắn mặc váy xanh hầu hạ thì không có ai khác.
Thức ăn không nhiều, một nồi thịt dê, một bát canh, một đĩa hẹ xào, một con cá chép, thế là Phú Bật phá lệ, nếu Vân Tranh ở ngoài kia nói mình đại thắng trở về, Vân Tranh không có đãi ngộ này.
Đích thân gắp thức ăn cho Vân Tranh, Phú Bật liếc mắt hỏi: - Chiến mã vì công hay vì tư?
- Bẩm minh công, ti chức nhận nhiệm vụ đả thông thương đạo, hành trình tới Thanh Đường là dừng, nay thương đạo đã thông, tơ lụa đất Thục được bán tới Thanh Đường, công vụ đã hoàn thành, về phần chiến mã do Giáp Tử doanh khó nhọc mà có, đó là vì tư. Đây là điều trọng điểm Vân Tranh không định lui bước, chiến mã là tư là sở hữu của y, ai muốn thì phải trả giá đàng hoàng, kể cả có trở mặt với Phú Bật thì cũng có Trương Phương Bình đứng ra giao thiệp, Phú Bật không lý do gì đi làm khó một tên bộ quân ngu hầu:
- Đất Thục đường xá gập ghênh, không thích hợp chiến mã tung hoành, ba nghìn chiến mã để ở đó đáng tiếc lắm thay. Phú Bật tựa cười tựa không nói:
- Ti chức vốn không định mang chiến mã nhập Thục, mà muốn an bài hết ở đây rồi mới về nhà. Vân Tranh đâu dại mà mang theo thứ họa hại này về tới tận Thục chứ:
Tác giả :
Kiết Dữ 2