Trí Tuệ Đại Tống
Quyển 1 - Chương 50: Núi lở
Thương lão đi trước, Vân Tranh cầm một cái ô lớn theo sau, che cho Tịch Nhục và Vân Nhi, nhanh chóng bước vào nhà mới, Vân Tam tới đầu tiên, chiếm lĩnh vị trí dưới cái bàn, bộ dạng không coi "chó khác" ra gì.
Con rắn trông nhà có vẻ thích nhà mới, quấn mình quanh cái cột to, chuẩn bị leo lên nóc nhà, tuần tra lãnh địa, Vân Tranh chỉ muốn đập đầu vào tường, con rắn khốn kiếp, biết vậy mình dùng bạo lực từ lâu rồi.
Thương lao nhìn cảnh này mừng lắm: - Dấu hiệu tốt, thanh long quấn trụ, trong nhà sẽ xuất hiện nhân vật lớn. Nói rồi lấy bầu rượu treo đầu gậy tu một ngụm: - Bé con, đọc sách cho tốt, tương lai có tiền đồ.
Là rắn thích leo cao, có gì lạ đâu, trước kia khi ở nhà trúc, con rắn trông nhà không việc gì thích leo lên xà nhà, vì Tịch Nhục thích đuổi nó.
- Gia gia lúc chuyển nhà, con rắn kia cứ chui vào trong chăn, đánh chết cũng không ra, buổi tối đi ngủ, cũng chui ra chui vào chăn, ở đâu có hơi ấm là nó chạy vào. Thôi không nói chuyện này nữa, thời gian qua có rất nhiều người tới trại, đều là những người có thân phận, có quan phủ chống lưng, làm cháu ứng phó vất vả, Hôm nay nhân tiện gia gia hỏi ý cháu, có muốn bán mấy kỹ nghệ này đi không?
- Không ạ. Vân Tranh trả lời dứt khoát: - Gia gia, cháu và đệ đệ tới nơi này hai bàn tay trắng, chỉ dựa vào chút kỹ thuật này kiếm sống và giúp mọi người thoát nghèo, vì thế cả nghề nhuộm và nghề mộc đều không để người ngoài biết, dù bao tiền cũng không bán.
Thương lão nhẹ lòng: - Đúng thế, tương lai con cháu chúng ta đều dựa vào nó kiếm cơn, cháu không bán, cũng không cho bất kỳ kẻ nào tiết lộ hay dám tới đây cướp đi, lão hán sẽ liều cái mạng già này với chúng.
Trong vương triều phong kiến, bách tính tạo phản đương nhiên là đại tội, nhưng quan viên khiến bách tính tạo phản cũng không có kết cục khá hơn, khi đại quân dẹp loạn tới, quan viên sẽ bị xử tội trước tiên. Cho nên quan viên biết nắm chừng mực, không mạo hiểm lấy đi hạt lương cuối cùng của bách tính, cho nên từ xưa tới nay, chỉ có thiên tai địch họa lớn mới dẫn tới đại biến.
Mưa vẫn không ngừng, Thương lão đi rồi, Vân Tranh nhíu mày nhìn vào bếp lửa, một phần nhà mới chưa quen, dù chỗ ngủ thoải mái hơn, nhưng suốt cả đêm trằn trọc.
- Tịch Nhục, nướng chút gừng, mời hương thân uống một chén, bị lạnh nguy hiểm đấy. Vân Tranh đặt sách xuống, mưa lớn như thế này là lúc tích nước tốt nhất, trồng lúa nước không thiếu được nước, cho nên hôm nay y cho nghỉ học, trẻ con lớn một chút đều ra đồng, nông gia chẳng bao giờ là đủ nhân thủ:
Thương người trách trời là tình cảm cao thượng, là tu dưỡng đạo đức mà văn nhân xưa phải có, Vân Tranh tự biết mình không tới tầm cao đó, y đơn thuần là đối xử tốt với hàng xóm láng giềng sống xung quanh.
Tịch Nhục thích cùng các thiếu gia đi làm việc thiện, Vân Nhị leo lên ngây lưng nàng bám lấy như gấu trúc, Vân Tranh thì đem thùng gừng lớn tới dưới lán cỏ, nhìn hương thân từ trên núi xuống, là lại gọi họ tới uống bát nước canh gừng nóng cho ấm người.
- Vân tướng công, lùa mì nhà tướng công mọc rất tốt, chỉ là bị tích nước một chút, lão hán giúp tướng công đào một cái hào nhỏ dẫn nước đi rồi, không vấn đề gì nữa, không cần phải lên núi.
- Vân Đại, sao canh gừng lại còn cho đường vào? Thứ này quý lắm, ài bọn trẻ sống chưa lâu không biết cuộc đời khó khăn.
- Ha ha, trên đường thấy một con chim sẻ gặp mưa, đẹp lắm, nên nhặt về cho Vân Nhị nó chơi.
Các hương dân không ai từ chối thiện ý của Vân gia, người trong trại, không cần quá khách sáo, Vân Tranh cũng không từ chối ý tốt của họ, tình quê hương, đồng bào chính là từ những chuyện nhỏ nhặt nhất này gây dựng lên.
Đậu Sa huyện vào hai mùa xuân thu luôn mưa rất nhiều, cuối thu nước mưa âm hàn, mưa mùa xuân cũng chẳng chẳng khá hơn là bao. Có câu mưa xuân như dầu mỡ, ý nói làm cho cây cối tốt tươi, nhưng mà bây giờ dầu nhiều quá rồi, núi hút quá nhiều nước không chịu nổi, nửa đêm đột nhiên có tiếng động kinh thiên động địa, rồi mặt đất rung rinh làm toàn trại khiếp sợ, nhiều người chẳng kịp mặc quần áo chạy ra, cả nam lẫn nữ, cả già lẫn trẻ đều thế.
- Hậu sơn sập rồi, người trên Hạch Đào lĩnh e là không xong, chỗ chúng ta không hề gì, lão phu đã đi xem nước sông, may là sông không bị tắc, nước chảy như hôm qua, về ngủ cả đi, nam nhân ở lại, bà nương với trẻ nhỏ vào nhà, phơi mông ra thế kia đẹp mắt quá nhỉ?
Thương lão mặc áo tơi ướt sũng chạy từ cổng trại vào, nhìn thấy toàn mông với mông liền nổi điên, trẻ con trong trại đều đọc sách cả rồi, biết lễ nghĩ liêm sỉ rồi, sao phơi m ông chạy ra ngoài thế kìa.
Vân Tranh cũng hơn ai đâu, lúc cảm nhận được động đất là bế vội Vân Nhị nhảy qua cửa sổ, bất chấp cả Vân Nhị khóc inh ỏi dưới mưa, đá văng cửa phòng Tịch Nhục, đuổi tiểu cô nương còn chưa mặc áo trên ra khỏi phòng.
Tịch Nhục vốn đang la hét chói tai thấy Vân Nhị ngồi khóc trong bùn lóc, vội vàng bế nó dậy, lấy áo của mình quấn lấy cả hai, bùn đất be bét.
Vân Tranh đứng một lúc, xác định không phải là rồng trở mình mà là núi lở, vào nhà lấy chăn bọc Tịch Nhục và Vân Nhị, y có mỗi cái quần cộc để mình trần chạy ra cửa trại.
Vừa mới tới cổng trại thì gặp tộc trưởng chạy về, nghe tộc trưởng nói như thế liền yên lòng.
- Về đi, nơi này không cần tới cháu, về ngủ ngay. Thương lão nhìn thấy Vân Tranh cũng chạy ra càng giận, không cho ý kiến, đuổi ngay về:
Về tới nhà thì Tịch Nhục đang cho Vân Nhị vào chậu gỗ tắm, vừa nãy bế nó ra khỏi nhà là ném luôn xuống đất.
- Huynh cố ý. Vân Nhị hét lên, một giây trước còn đang ngủ ngon lành, giây sau đã bị ném dưới trời mưa, cho dù vì cứu mình, nó vẫn thấy ủy khuất.
- Tắm cho sạch sẽ rồi ngủ, Hạch Đào lĩnh bị lở thôi, không liên quan tới chúng ta. Vân Tranh thông báo tình hình, lấy khăn khô lau người rồi chui vào trong chăn, bên ngoài trời rất lạnh.
- Tịch Nhục, để ta tự làm là được rồi, ngươi cũng tắm rửa lau người rồi ngủ đi, không bị lạnh. Vân Nhị thấy Tịch Nhục run lẩy bẩy thì tự mình múc nước gội đầu, sau đó lau khô người, chẳng ngủ ở giường nhỏ của mình mà chui vào giường của Vân Đại, quấn chặt chăn, bên đó ấm hơn.
Vân Tranh lẩm bẩm một câu rồi nhích vào bên trong, tránh cho nó khỏi ngã xuống giường.
Tịch Nhục mặt trắng bệch, lảo đảo rời phòng, đứng dưới mái nhà thất thần nhìn về phía hậu sơn, tuy phía đó tối om om, mưa bao phủ tất cả, nhưng nàng vẫn đứng nhìn rất lâu, ngay cả chậu nước cũng quên bỏ xuống.
Một đêm trôi qua trong yên bình, không có thêm sự kiện nào nữa, khi Vân Tranh thức dậy thì Vân Nhị vẫn ngủ tít mù khơi, mở cửa phòng nhìn ra ngoài, cơn mưa phủ kín trời đất đã nhỏ đi rất nhiều, liền khoác áo tơi, cầm một cây gậy trúc vội vàng chạy ra cửa thôn, cháo Tịch Nhục nấu còn không kịp ăn, nói gì tới để ý đến vẻ mặt hoảng hốt của nàng.
Thấy Vân Tranh đã đi xa, Tịch Nhục cắn răng tới bên chum gạo, suy nghĩ rất lâu mới múc ra ba gáo cho vào một cái túi nhỏ, khi nàng đang tính xem có nên lấy thêm một ít khi thì có người nói.
- Chút gạo đó không đủ cho mẹ và đám đệ muội của ngươi đâu, theo ta tính, ít nhất ngươi phải múc thêm năm gáo nữa, như vậy mới đủ cho họ ăn 10 ngày, lấy đi, lấy được bao nhiêu thì lấy, chỉ cần ngươi vác được thì lấy hết cũng không sao?
Tịch Nhục quay đầu lại thì thấy Vân Nhị đang ngái ngủ đứng ở cửa, lòng hoảng sợ, gầu gạo rơi xuống đất, gạo rơi tung tóe, nô tỳ mà ăn trộm của nhà chủ, dù chủ có yêu thương khoan dung tới mấy cũng không bao giờ tha thứ, lắp ba lắp bắp: - Tiểu thiếu gia, nô tỳ, nô tỳ...
- Vân Đại sẽ không trách ngươi đâu, nếu huynh ấy biết sẽ bảo ngươi đem nhiều hơn, trong nhà không có lừa, ngươi phải tự vác thôi, nhanh lên đi, xem mẹ ngươi có sao không. Đêm qua huynh ấy nói rồi, ngon núi này không lở được, ngươi không cần lo trong nhà. Vân Nhị đi tới chum gạo nhón chân nhìn vào, thúc giục Tịch Nhục:
- Nô tỳ, nô tỳ... Tịch Nhục khóc không ra tiếng, nước mắt rơi ào áo:
- Nô tỳ mà nô tỳ cái gì, trong nhà chỉ có ba chúng ta. Vân Tranh kéo tay nàng ngồi xuống, rất chững chạc đưa tay lau nước mắt cho nàng an ủi: - Đi sớm, về sớm.
Tịch Nhục gật mạnh đầu, mạnh dạn múc thêm đúng năm gầu gạo nữa, không hơn. Vân Nhị bò lên bếp, thảo thịt sấy treo lủng lẳng trên đó xuống, bảo Tịch Nhục cũng mang cả đi.
Đang cho gạo thịt vào giỏ chợt thấy Vân Nhị cầm dao cắt áo trong của mình, Tịch Nhục hoảng sợ giật lấy dao: - Tiểu thiếu gia, làm gì thế?
Vân Nhị chán nản nhìn hai bàn tay trẻ con của mình, nâng mép áo lên: - Ngươi giúp ta, trong áo ta có bạc, Vân Đại khâu vào đấy, báo hại ta ngủ đau hết cả người.
Tịch Nhục liền đoán ra đó là tiền dự phòng của tiểu thiếu gia, nàng làm sao lấy được, xúc động bế nó lên, hôn như mưa vào hai cái má phúng phính, sau đó mặc áo tơi lên, mang theo gạo chạy thật nhanh, nàng phải đi nhanh về nhanh, ở nhà còn nhiều việc phải làm, từ nay càng phải thêm chăm chỉ.
Mặc dù người bán nàng vào thanh lâu là mẹ nàng, nhưng Tịch Nhục không hận mẹ, lúc đó không bán nàng đi thì trong nhà chết đói, mẹ chết đám đệ muội cũng chết, hơn nữa nếu không vào thanh lâu đã không gặp được hai vị thiếu gia tốt nhất trên đời.
Vân Tranh về nhà thì thấy Vân Nhị đang đứng bên bếp lóng nga lóng ngóng nấu cơm, đã ngửi thấy mùi khê rồi, liền lắc đầu, lấy lót tay nhấc xuống, đặt lên viên gạch bên cạnh: - Tịch Nhục đâu, sao không nấu cơm.
- Tịch Nhục về nhà thăm mẹ rồi, nhà cô ấy ở ngay sau núi, không biết có nguy hiểm gì không, đệ bảo cô ấy mang theo ít gạo với thịt. Vân Nhị thản nhiên nói:
Vân Tranh nhíu mày, đi mở hũ gạo ra: - Đệ không bảo cô ấy mang nhiều một chút, lấy chừng đó làm sao mà đủ, lúc thế này cần lương thực.
Vân Nhị nhe răng cười, đúng như nó nghĩ: - Tịch Nhục không chịu lấy thêm.
Vân Tranh thở dài, y rất giận cha mẹ Tịch Nhục bán nàng vào thanh lâu, trước nay không bao giờ hỏi tới, sợ Tịch Nhục đau lòng, hi vọng cha mẹ nàng không sao, nếu không nha đầu này đau khổ rất lâu.
Mưa đã tạnh, mặt trời lên tới ba cây sào, Thương lão qua Vân gia, xem huynh đệ họ có ốm đau gì không, Tịch Nhục chưa về, chỉ mặt Vân Tranh mắng chửi một chập: - Người ta mua nha hoàn, hận không thể lấy xích xích trong nhà, cháu thì hay rồi, nha hoàn mà sống như đại tiểu thư, nhìn xem, quần áo trên người nó còn đẹp hơn cả khuê nữ nhà khá giả trong thôn. Không có chút tôn ti trật tự nào cả, giờ còn biết lấy cả gạo nhà chủ bỏ chạy.
Vân Tranh cúi đầu vâng dạ nghe giáo huấn, lòng thì thấp thỏm, sao mãi giờ này Tịch Nhục chưa về, ngàn vạn lần đừng để xảy ra chuyện gì: - Gia gia, liệu đường sá có gì nguy hiểm không, hôm qua núi lở, dã thú chạy ra ngoài..
Vừa nói tới đó thì Tiểu Ngưu hớt ha hớt hải chạy tới, la lớn: - Tiên sinh, tiên sinh, Tịch Nhục tỷ tỷ bị quan phủ bắt đi rồi.
Con rắn trông nhà có vẻ thích nhà mới, quấn mình quanh cái cột to, chuẩn bị leo lên nóc nhà, tuần tra lãnh địa, Vân Tranh chỉ muốn đập đầu vào tường, con rắn khốn kiếp, biết vậy mình dùng bạo lực từ lâu rồi.
Thương lao nhìn cảnh này mừng lắm: - Dấu hiệu tốt, thanh long quấn trụ, trong nhà sẽ xuất hiện nhân vật lớn. Nói rồi lấy bầu rượu treo đầu gậy tu một ngụm: - Bé con, đọc sách cho tốt, tương lai có tiền đồ.
Là rắn thích leo cao, có gì lạ đâu, trước kia khi ở nhà trúc, con rắn trông nhà không việc gì thích leo lên xà nhà, vì Tịch Nhục thích đuổi nó.
- Gia gia lúc chuyển nhà, con rắn kia cứ chui vào trong chăn, đánh chết cũng không ra, buổi tối đi ngủ, cũng chui ra chui vào chăn, ở đâu có hơi ấm là nó chạy vào. Thôi không nói chuyện này nữa, thời gian qua có rất nhiều người tới trại, đều là những người có thân phận, có quan phủ chống lưng, làm cháu ứng phó vất vả, Hôm nay nhân tiện gia gia hỏi ý cháu, có muốn bán mấy kỹ nghệ này đi không?
- Không ạ. Vân Tranh trả lời dứt khoát: - Gia gia, cháu và đệ đệ tới nơi này hai bàn tay trắng, chỉ dựa vào chút kỹ thuật này kiếm sống và giúp mọi người thoát nghèo, vì thế cả nghề nhuộm và nghề mộc đều không để người ngoài biết, dù bao tiền cũng không bán.
Thương lão nhẹ lòng: - Đúng thế, tương lai con cháu chúng ta đều dựa vào nó kiếm cơn, cháu không bán, cũng không cho bất kỳ kẻ nào tiết lộ hay dám tới đây cướp đi, lão hán sẽ liều cái mạng già này với chúng.
Trong vương triều phong kiến, bách tính tạo phản đương nhiên là đại tội, nhưng quan viên khiến bách tính tạo phản cũng không có kết cục khá hơn, khi đại quân dẹp loạn tới, quan viên sẽ bị xử tội trước tiên. Cho nên quan viên biết nắm chừng mực, không mạo hiểm lấy đi hạt lương cuối cùng của bách tính, cho nên từ xưa tới nay, chỉ có thiên tai địch họa lớn mới dẫn tới đại biến.
Mưa vẫn không ngừng, Thương lão đi rồi, Vân Tranh nhíu mày nhìn vào bếp lửa, một phần nhà mới chưa quen, dù chỗ ngủ thoải mái hơn, nhưng suốt cả đêm trằn trọc.
- Tịch Nhục, nướng chút gừng, mời hương thân uống một chén, bị lạnh nguy hiểm đấy. Vân Tranh đặt sách xuống, mưa lớn như thế này là lúc tích nước tốt nhất, trồng lúa nước không thiếu được nước, cho nên hôm nay y cho nghỉ học, trẻ con lớn một chút đều ra đồng, nông gia chẳng bao giờ là đủ nhân thủ:
Thương người trách trời là tình cảm cao thượng, là tu dưỡng đạo đức mà văn nhân xưa phải có, Vân Tranh tự biết mình không tới tầm cao đó, y đơn thuần là đối xử tốt với hàng xóm láng giềng sống xung quanh.
Tịch Nhục thích cùng các thiếu gia đi làm việc thiện, Vân Nhị leo lên ngây lưng nàng bám lấy như gấu trúc, Vân Tranh thì đem thùng gừng lớn tới dưới lán cỏ, nhìn hương thân từ trên núi xuống, là lại gọi họ tới uống bát nước canh gừng nóng cho ấm người.
- Vân tướng công, lùa mì nhà tướng công mọc rất tốt, chỉ là bị tích nước một chút, lão hán giúp tướng công đào một cái hào nhỏ dẫn nước đi rồi, không vấn đề gì nữa, không cần phải lên núi.
- Vân Đại, sao canh gừng lại còn cho đường vào? Thứ này quý lắm, ài bọn trẻ sống chưa lâu không biết cuộc đời khó khăn.
- Ha ha, trên đường thấy một con chim sẻ gặp mưa, đẹp lắm, nên nhặt về cho Vân Nhị nó chơi.
Các hương dân không ai từ chối thiện ý của Vân gia, người trong trại, không cần quá khách sáo, Vân Tranh cũng không từ chối ý tốt của họ, tình quê hương, đồng bào chính là từ những chuyện nhỏ nhặt nhất này gây dựng lên.
Đậu Sa huyện vào hai mùa xuân thu luôn mưa rất nhiều, cuối thu nước mưa âm hàn, mưa mùa xuân cũng chẳng chẳng khá hơn là bao. Có câu mưa xuân như dầu mỡ, ý nói làm cho cây cối tốt tươi, nhưng mà bây giờ dầu nhiều quá rồi, núi hút quá nhiều nước không chịu nổi, nửa đêm đột nhiên có tiếng động kinh thiên động địa, rồi mặt đất rung rinh làm toàn trại khiếp sợ, nhiều người chẳng kịp mặc quần áo chạy ra, cả nam lẫn nữ, cả già lẫn trẻ đều thế.
- Hậu sơn sập rồi, người trên Hạch Đào lĩnh e là không xong, chỗ chúng ta không hề gì, lão phu đã đi xem nước sông, may là sông không bị tắc, nước chảy như hôm qua, về ngủ cả đi, nam nhân ở lại, bà nương với trẻ nhỏ vào nhà, phơi mông ra thế kia đẹp mắt quá nhỉ?
Thương lão mặc áo tơi ướt sũng chạy từ cổng trại vào, nhìn thấy toàn mông với mông liền nổi điên, trẻ con trong trại đều đọc sách cả rồi, biết lễ nghĩ liêm sỉ rồi, sao phơi m ông chạy ra ngoài thế kìa.
Vân Tranh cũng hơn ai đâu, lúc cảm nhận được động đất là bế vội Vân Nhị nhảy qua cửa sổ, bất chấp cả Vân Nhị khóc inh ỏi dưới mưa, đá văng cửa phòng Tịch Nhục, đuổi tiểu cô nương còn chưa mặc áo trên ra khỏi phòng.
Tịch Nhục vốn đang la hét chói tai thấy Vân Nhị ngồi khóc trong bùn lóc, vội vàng bế nó dậy, lấy áo của mình quấn lấy cả hai, bùn đất be bét.
Vân Tranh đứng một lúc, xác định không phải là rồng trở mình mà là núi lở, vào nhà lấy chăn bọc Tịch Nhục và Vân Nhị, y có mỗi cái quần cộc để mình trần chạy ra cửa trại.
Vừa mới tới cổng trại thì gặp tộc trưởng chạy về, nghe tộc trưởng nói như thế liền yên lòng.
- Về đi, nơi này không cần tới cháu, về ngủ ngay. Thương lão nhìn thấy Vân Tranh cũng chạy ra càng giận, không cho ý kiến, đuổi ngay về:
Về tới nhà thì Tịch Nhục đang cho Vân Nhị vào chậu gỗ tắm, vừa nãy bế nó ra khỏi nhà là ném luôn xuống đất.
- Huynh cố ý. Vân Nhị hét lên, một giây trước còn đang ngủ ngon lành, giây sau đã bị ném dưới trời mưa, cho dù vì cứu mình, nó vẫn thấy ủy khuất.
- Tắm cho sạch sẽ rồi ngủ, Hạch Đào lĩnh bị lở thôi, không liên quan tới chúng ta. Vân Tranh thông báo tình hình, lấy khăn khô lau người rồi chui vào trong chăn, bên ngoài trời rất lạnh.
- Tịch Nhục, để ta tự làm là được rồi, ngươi cũng tắm rửa lau người rồi ngủ đi, không bị lạnh. Vân Nhị thấy Tịch Nhục run lẩy bẩy thì tự mình múc nước gội đầu, sau đó lau khô người, chẳng ngủ ở giường nhỏ của mình mà chui vào giường của Vân Đại, quấn chặt chăn, bên đó ấm hơn.
Vân Tranh lẩm bẩm một câu rồi nhích vào bên trong, tránh cho nó khỏi ngã xuống giường.
Tịch Nhục mặt trắng bệch, lảo đảo rời phòng, đứng dưới mái nhà thất thần nhìn về phía hậu sơn, tuy phía đó tối om om, mưa bao phủ tất cả, nhưng nàng vẫn đứng nhìn rất lâu, ngay cả chậu nước cũng quên bỏ xuống.
Một đêm trôi qua trong yên bình, không có thêm sự kiện nào nữa, khi Vân Tranh thức dậy thì Vân Nhị vẫn ngủ tít mù khơi, mở cửa phòng nhìn ra ngoài, cơn mưa phủ kín trời đất đã nhỏ đi rất nhiều, liền khoác áo tơi, cầm một cây gậy trúc vội vàng chạy ra cửa thôn, cháo Tịch Nhục nấu còn không kịp ăn, nói gì tới để ý đến vẻ mặt hoảng hốt của nàng.
Thấy Vân Tranh đã đi xa, Tịch Nhục cắn răng tới bên chum gạo, suy nghĩ rất lâu mới múc ra ba gáo cho vào một cái túi nhỏ, khi nàng đang tính xem có nên lấy thêm một ít khi thì có người nói.
- Chút gạo đó không đủ cho mẹ và đám đệ muội của ngươi đâu, theo ta tính, ít nhất ngươi phải múc thêm năm gáo nữa, như vậy mới đủ cho họ ăn 10 ngày, lấy đi, lấy được bao nhiêu thì lấy, chỉ cần ngươi vác được thì lấy hết cũng không sao?
Tịch Nhục quay đầu lại thì thấy Vân Nhị đang ngái ngủ đứng ở cửa, lòng hoảng sợ, gầu gạo rơi xuống đất, gạo rơi tung tóe, nô tỳ mà ăn trộm của nhà chủ, dù chủ có yêu thương khoan dung tới mấy cũng không bao giờ tha thứ, lắp ba lắp bắp: - Tiểu thiếu gia, nô tỳ, nô tỳ...
- Vân Đại sẽ không trách ngươi đâu, nếu huynh ấy biết sẽ bảo ngươi đem nhiều hơn, trong nhà không có lừa, ngươi phải tự vác thôi, nhanh lên đi, xem mẹ ngươi có sao không. Đêm qua huynh ấy nói rồi, ngon núi này không lở được, ngươi không cần lo trong nhà. Vân Nhị đi tới chum gạo nhón chân nhìn vào, thúc giục Tịch Nhục:
- Nô tỳ, nô tỳ... Tịch Nhục khóc không ra tiếng, nước mắt rơi ào áo:
- Nô tỳ mà nô tỳ cái gì, trong nhà chỉ có ba chúng ta. Vân Tranh kéo tay nàng ngồi xuống, rất chững chạc đưa tay lau nước mắt cho nàng an ủi: - Đi sớm, về sớm.
Tịch Nhục gật mạnh đầu, mạnh dạn múc thêm đúng năm gầu gạo nữa, không hơn. Vân Nhị bò lên bếp, thảo thịt sấy treo lủng lẳng trên đó xuống, bảo Tịch Nhục cũng mang cả đi.
Đang cho gạo thịt vào giỏ chợt thấy Vân Nhị cầm dao cắt áo trong của mình, Tịch Nhục hoảng sợ giật lấy dao: - Tiểu thiếu gia, làm gì thế?
Vân Nhị chán nản nhìn hai bàn tay trẻ con của mình, nâng mép áo lên: - Ngươi giúp ta, trong áo ta có bạc, Vân Đại khâu vào đấy, báo hại ta ngủ đau hết cả người.
Tịch Nhục liền đoán ra đó là tiền dự phòng của tiểu thiếu gia, nàng làm sao lấy được, xúc động bế nó lên, hôn như mưa vào hai cái má phúng phính, sau đó mặc áo tơi lên, mang theo gạo chạy thật nhanh, nàng phải đi nhanh về nhanh, ở nhà còn nhiều việc phải làm, từ nay càng phải thêm chăm chỉ.
Mặc dù người bán nàng vào thanh lâu là mẹ nàng, nhưng Tịch Nhục không hận mẹ, lúc đó không bán nàng đi thì trong nhà chết đói, mẹ chết đám đệ muội cũng chết, hơn nữa nếu không vào thanh lâu đã không gặp được hai vị thiếu gia tốt nhất trên đời.
Vân Tranh về nhà thì thấy Vân Nhị đang đứng bên bếp lóng nga lóng ngóng nấu cơm, đã ngửi thấy mùi khê rồi, liền lắc đầu, lấy lót tay nhấc xuống, đặt lên viên gạch bên cạnh: - Tịch Nhục đâu, sao không nấu cơm.
- Tịch Nhục về nhà thăm mẹ rồi, nhà cô ấy ở ngay sau núi, không biết có nguy hiểm gì không, đệ bảo cô ấy mang theo ít gạo với thịt. Vân Nhị thản nhiên nói:
Vân Tranh nhíu mày, đi mở hũ gạo ra: - Đệ không bảo cô ấy mang nhiều một chút, lấy chừng đó làm sao mà đủ, lúc thế này cần lương thực.
Vân Nhị nhe răng cười, đúng như nó nghĩ: - Tịch Nhục không chịu lấy thêm.
Vân Tranh thở dài, y rất giận cha mẹ Tịch Nhục bán nàng vào thanh lâu, trước nay không bao giờ hỏi tới, sợ Tịch Nhục đau lòng, hi vọng cha mẹ nàng không sao, nếu không nha đầu này đau khổ rất lâu.
Mưa đã tạnh, mặt trời lên tới ba cây sào, Thương lão qua Vân gia, xem huynh đệ họ có ốm đau gì không, Tịch Nhục chưa về, chỉ mặt Vân Tranh mắng chửi một chập: - Người ta mua nha hoàn, hận không thể lấy xích xích trong nhà, cháu thì hay rồi, nha hoàn mà sống như đại tiểu thư, nhìn xem, quần áo trên người nó còn đẹp hơn cả khuê nữ nhà khá giả trong thôn. Không có chút tôn ti trật tự nào cả, giờ còn biết lấy cả gạo nhà chủ bỏ chạy.
Vân Tranh cúi đầu vâng dạ nghe giáo huấn, lòng thì thấp thỏm, sao mãi giờ này Tịch Nhục chưa về, ngàn vạn lần đừng để xảy ra chuyện gì: - Gia gia, liệu đường sá có gì nguy hiểm không, hôm qua núi lở, dã thú chạy ra ngoài..
Vừa nói tới đó thì Tiểu Ngưu hớt ha hớt hải chạy tới, la lớn: - Tiên sinh, tiên sinh, Tịch Nhục tỷ tỷ bị quan phủ bắt đi rồi.
Tác giả :
Kiết Dữ 2