Tranh Sủng Đoạt Giang Sơn
Chương 63: Mua chuộc
Nàng không giữ được con mình, vậy thì hãy dùng nó để đổi lấy thứ mà nàng vẫn luôn mong muốn.
Có điều muốn thành công, nhất định phải mua chuộc được Trịnh thái y trước.
Chuyện này khác với chuyện thủy ngân. Chuyện thủy ngân tuy họ đã sớm biết nàng trúng độc nhưng khi đó vẫn không biết độc được hạ ở đâu.
Sau này nàng biết độc ở đâu nhưng không hề nói với Trịnh thái y, ông ta cũng không cách nào biết được việc hoàng đế trúng độc là do nàng cố ý gây ra.
Nàng nói với hoàng đế “thái y từng nghi ngờ nàng bị trúng độc”, dù hoàng đế có đi hỏi Trịnh thái y thì cũng khớp.
Trong chuyện đó, Trịnh thái y hoàn toàn không hề “khi quân”.
Nhưng chuyện này, nếu nàng muốn dùng đứa bé để tính kế thì một là giả vờ không biết mình mang thai cho đến cùng, hai là nói ra mình đã có thai nhưng phải giả vờ là cái thai rất khỏe.
Hai lựa chọn này đều cần Trịnh thái y phối hợp mới đáng tin cậy.
Hay nói cách khác, lần này nàng cần Trịnh thái y phải “khi quân”.
Hơn nữa ở trong cung, thật sự rất cần một thái y là người của mình. Rất nhiều âm mưu đều nhờ thái y tra xét, nếu không có một thái y thân tín thì chỉ có thể đặt cược vận mệnh vào câu “thầy thuốc như mẹ hiền”. Nhưng trong cung nhiều cám dỗ như vậy, “tấm lòng của mẹ hiền” còn được bao nhiêu thì khó mà nói được.
Nhân lúc rảnh rỗi, nàng bèn đi sắp xếp việc này. Oanh Thời cười bảo: “Mua chuộc thái y là chuyện rất cần thiết, có điều… Trịnh thái y hơi lớn tuổi, vài năm nữa là phải cáo lão về quê rồi.”
Hạ Vân Tự nói: “Lớn tuổi cũng có cái tốt của lớn tuổi.”
Chưa kể tới việc hành nghề lâu năm thì y thuật sẽ đáng tin hơn một chút, mà người lớn tuổi nhiều khi còn dễ mua chuộc hơn.
Lần trước muốn bịt miệng từ trên xuống dưới Triêu Lộ Hiên, nàng nhờ trong nhà “ân uy kết hợp”, thật ra quan trọng nhất vẫn là chữ “uy” kia.
Người nhà nàng nhanh chóng đi thăm dò những khó khăn của từng cung nhân một, bất luận chuyện lớn bé thế nào đều ra mặt giải quyết ổn thỏa. Chữ “ân” này cũng bộc lộ bản lĩnh của Hạ gia, làm người ta phải e sợ phần nào.
Những chuyện đó không khó giải quyết nhưng muốn tìm hiểu rõ hết thì cũng mất chút công sức. Dù gì mỗi nhà đều có nỗi khó xử riêng, không ai giống ai nên phải điều tra từ đầu đến cuối.
Nhưng người lớn tuổi như Trịnh thái y thì khác.
Sống cả đời, gặp nhiều, trải nghiệm nhiều, đến giờ này chẳng còn bao nhiêu ham muốn. Muốn mua chuộc thì cũng dễ dàng thôi.
Quả nhiên, Hạ Vân Tự gửi thư về nhà, ngay hôm sau trong nhà đã có hồi âm, điều tra được tất tần tật về vị thái y già này.
Sáng hôm sau, Hạ Vân Tự triệu kiến ông ta. Nàng vừa để ông bắt mạch vừa từ tốn nói: “Trịnh thái y.”
“Có thần.”
Giọng nàng nhẹ tênh tênh: “Nếu sau này ta muốn ông bẩm với hoàng thượng ta không hề biết mình có thai, hoặc là công bố việc có thai nhưng nói cái thai rất khỏe thì ông có dám không?”
Trịnh thái y cứng người, luống cuống quỳ lạy: “Nương tử, thần không dám! Tội khi quân như vậy, thần…”
“Nghe nói cháu nội của thái y học hành rất chăm chỉ, quyết chí vào triều làm quan.” Hạ Vân Tự thản nhiên bưng chén trà lên nhấp một hớp, nhìn chằm chằm Trịnh thái y không chớp mắt. Khi nắp trà và chén trà chạm vào nhau phát ra tiếng vang nhỏ, ông giật mình một cái.
Hạ Vân Tự vờ như không thấy, tiếp tục nói: “Nhưng địa vị của người làm nghề y không cao, dù ông có làm thái y cả đời thì các danh nho trong kinh cũng không xem trọng, mà theo học một người vô danh thì ông lại không cam tâm… Cũng phải, người thầy này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ngày sau vào triều hắn sẽ đi được bao xa. Ông là ông nội, đương nhiên rất muốn hắn bái một vị danh nho làm thầy.”
Nói xong nàng đặt chén trà xuống. Khi chén trà chạm vào mặt bàn lại phát ra một tiếng vang nữa nhưng không thấy ông ta giật mình.
Ông ta nghe ra được nàng còn có lời muốn nói nên không căng thẳng như trước. Tuy vẫn còn thấp thỏm như muốn nhín thở nhưng vẫn cố trấn tĩnh chờ đợi.
Thế thì tốt. Nếu quá nhát gan thì nàng sẽ cảm thấy hơi thất vọng.
Hạ Vân Tự mỉm cười. “Trùng hợp là hai ngày trước, cha ta hiếm khi được dịp nhàn rỗi bèn đi dạo loanh quanh, vô tình gặp được cháu nội của ông tại một hiệu sách. Hai người tuy không biết thân phận của nhau nhưng lại trò chuyện rất hợp ý, sau đó cha ta sai người đi thăm dò thì mới biết ta và ông coi như là người quen “cũ”, vì thế mới đến hỏi ta.”
Nàng dừng lại một chút, hất cằm lên, mặt hiển hiện vẻ ngạo nghễ của danh môn quyền quý, từ trên cao nhìn xuống Trịnh thái y. “Tuy cha ta không có ba ngàn môn sinh như Khổng Tử nhưng học trò của ông cũng không ít. Bây giờ khắp sáu bộ, năm tự[1] chỗ nào cũng có, còn trong viện Hàn Lâm thì không sao tính hết. Ngoài cửa nhà ta chưa từng thiếu học trò từ xa đến quỳ bái sư, nhưng hiếm khi ông xem trọng một người, muốn nhận làm đồ đệ như vậy.”
Trong phòng yên tĩnh như chốn thâm sơn không người. Hạ Vân Tự nghe rất rõ hơi thở của Trịnh thái y đang chậm lại, giống như có thứ gì đó đang kẹt trong lồng ngực khiến ông ta không hít thở được.
Nàng cười càng tươi hơn, nói: “Mải lo nói chuyện mà quên mất việc chính. Thái y cứ tiếp tục bắt mạch đi, bất luận tình hình thế nào, cứ nói thẳng với ta là được.”
Trịnh thái y khẽ giật mình, sau đó ngầm hiểu ý, im lặng ngồi dậy, tiếp tục bắt mạch cho nàng.
Nàng hơi cụp mắt xuống, trông như lơ đãng nhưng thật ra vẫn quan sát Trịnh thái y. Ông ta ấp úng. “Nương tử… Có những tội một khi để người khác biết được…”
“Nói thẳng thế này nhé.” Nàng ngước mắt lên, điềm nhiên nhìn ông ta. “Có những tội một khi để người khác biết được, ta khó mà yên thân, càng không thể cứu được thái ý. Nhưng không phải nhờ ta mà cha ta mới được xưng là “quốc trượng”, những tội này không thể ảnh hưởng đến ông.”
Nàng dừng lại một nhịp: “Không thể ảnh hưởng đến ông, có nghĩa là dù ta và thái y có mất mạng thì cháu nội của thái y vẫn mãi mãi là môn sinh của ông.”
Đôi mày bạc của Trịnh thái y được giãn ra, rồi ông im lặng trong chốc lát.
Người đọc sách trong kinh không ai là không biết Hạ quốc trượng tài hoa xuất chúng nhưng lại rất khắt khe trong việc thu nhận đồ đệ. Học trò của ông nếu lười nhác hay vụng về một chút thôi là sẽ bị đuổi ngay.
Ông đang cân nhắc lại bản lĩnh của cháu nội mình.
Cần cù thì cần cù đó, còn vụng về hay không thì phải xem giao tiếp với ai. So với những người đọc sách bình thường hẳn là chỉ hơn chứ không kém, nhưng trở thành học trò của Hạ quốc trượng, nhìn đâu cũng thấy nhân tài thì khó mà nói chính xác được.
Càng khó nói chính xác thì câu đảm bảo này của nàng lại càng có giá trị.
Trịnh thái y vô thức cắn răng, ngón tay vừa đặt trên mạch của Hạ Vân Tự cũng co cứng lại. “Cái thai trong bụng nương tử rất khỏe, chỉ cần dưỡng thai như bình thường là có thể mẹ tròn con vuông.”
Mẹ tròn con vuông.
Bây giờ bất ngờ nghe được bốn chữ này, tim nàng vẫn sẽ nhói đau.
Hạ Vân Tự nhướng mày cười khẽ. “Làm phiền thái y quá.”
Giọng của Trịnh thái y trở nên vô cùng cung kính. “Nương tử khách khí rồi.”
Nàng bèn lấy một phong thư trong chiếc tủ trên đầu giường ra đưa cho ông ta. “Giờ mùi ngày mai, bảo cháu nội của ông cầm phong thư này đến gõ cửa Hạ gia.”
Chuyện quan trọng nhất coi như đã sắp xếp ổn thỏa. Qua vài ngày, nàng dần dần quyết định được sẽ phải chọn cách nào giữa hai lựa chọn.
Trước hết cứ giấu kín, không thông báo việc nàng đã có thai.
Để khi đứa bé này bất ngờ ra đi, y mới giật mình biết được thì ra nó đã từng có mặt. Tuy sẽ không đủ tình cảm ràng buộc nhưng đột ngột như vậy cũng đủ khiến người ta đau đớn hơn nhiều.
——-
Năm nay cái nóng đến chậm. Đợi qua tết Đoan Ngọ, đến gữa tháng năm thì thánh giá mới khởi hành đến hành cung tránh nóng.
Gần đây Hòa quý cơ nôn nghén rất dữ dội nhưng Hạ Vân Tự thì lại không có phản ứng gì. Không biết do là nàng âm thầm dùng thuốc an thai hay vì độc tính quá mạnh làm đứa bé ngày càng suy yếu, không đủ để khiến nàng có hiện tượng thai nghén.
Đương nhiên hoàng đế không hề hay biết những chuyện này. Những lúc nhàn rỗi, y sẽ dẫn nàng đi chèo thuyền trên hồ, hưởng thụ những niềm vui nho nhỏ.
Tuy cảnh sắc trên hồ rất đẹp nhưng ban ngày thì hơi chói nắng. Hạ Vân Tự nhân lúc chiếc thuyền lướt qua khóm sen, nhanh tay ngắt một chiếc lá, sau đó rón rén nằm xuống, úp chiếc lá trên mặt để che nắng.
Lá sen tỏa hương thoang thoảng. Trong một cái chớp mắt, ma xui quỷ khiến thế nào mà nàng lại nghĩ không biết đứa bé trong bụng có thích mùi hương nay không.
Ngay sau đó, y đưa tay lấy lá sen ra. Nàng lại trừng mắt liếc yêu: “Nắng quá, trả cho thiếp!” Y bật cười rồi đặt lá sen lên mặt nàng trở lại.
Cách lá sen, nàng nghe thấy có tiếng sột soạt nho nhỏ, sau đó lá sen lại bị giở lên lần nữa, nàng đang định trừng mắt thì y đã nhét một hạt sen vào miệng nàng.
Hạt sen đã được lột vỏ và lấy tim sen ra, ăn vào miệng có vị thanh ngọt tươi mát.
Vì thế nàng mới không tức giận mà chống tay ngồi dậy, nhìn hạt y đang bóc trên tay, rồi nhìn khóe miệng hơi bong tróc của y, nói: “Tâm sen có thể giải nhiệt, hoàng thượng đừng vứt đi mà để thần thiếp gom góp lại, mang về hầm cháo cho hoàng thượng dùng!”
Y đột nhiên cau mày, ngẩng đầu nhìn nàng: “Cũng chỉ có nàng mới nghĩ ra được…”
Người ta hầm hạt sen thì phải lấy tim sen ra bỏ đi, chưa nghe nói chuyên môn lựa tim sen để hầm, như thế đắng cỡ nào chứ.
Nhưng nàng vẫn nói rất đàng hoàng dõng dạc: “Đắng thì đắng đó, nhưng rất hiệu quả nha. Ăn vào một chén thì sáng mai những chỗ nhiệt miệng sẽ tiêu hết.”
Lúc này y mới nhớ ra miệng mình rộp lên do bị nhiệt, không khỏi vui mừng vì nàng vẫn quan tâm đến y.
Nhưng sao tim sen thì… Thôi đi vậy.
Y đặt hai cái tim sen vừa được moi ra vào tay nàng. “Tha cho trẫm đi. Cháo thì khỏi, pha một ly trà, trẫm ráng uống, được chưa?”
Nàng đảo mắt một cái, miễn cưỡng đồng ý: “Cũng được!”
Trong lúc nói chuyện, chiếc thuyền đã vòng qua một hòn đảo nhỏ ở gữa hồ. Bên kia đảo có một cái đình hóng mát, mái đình vừa đập vào mắt thì tiếng chuông bạc vui tai đã vang lên.
Hạ Vân Tự vô thức nhìn theo. Khi chiếc thuyền từ từ vòng qua, bóng dáng xinh đẹp của một nữ tử cũng đập vào mắt.
Trên người nữ tử người Hán hiếm khi có lục lạc, bất luận là y phục hay trang sức đều rất ít thấy. Nữ tử trong đình không hề mặc y phục của người Hồ mà mặc một bộ Hán phục màu xanh nhạt, có điều chiếc vòng tay có gắn lục lạc bạc và tấm mạng che mặt có gắn lục lạc vàng đều mang phong cách của dân tộc khác.
Cách phối hợp như vậy lẽ ra là không phù hợp, nhưng không hiểu sao nàng ta mặc vào lại toát ra vẻ rất tự nhiên.
Trong tiếng nhạc tưng bừng sôi động, nàng vui vẻ nhảy múa. Điệu múa này không phải kiểu thường thấy trong cung đình Đại Túc, cũng không phải kiểu múa kiếm mà Đàm Tây Vương chuẩn bị trước đó. Lúc nhạc nhanh, nó vô cùng sôi động, lúc nhạc tạm dừng, cũng thướt tha uyển chuyển hơn những điệu múa bình thường nhiều.
Xa như vậy, nhất thời không thể nhìn rõ đó là ai.
Nhưng nữ tử ngoại tộc trong cung chỉ có ba người. Hòa quý cơ đang có thai, đương nhiên không thể ở đây nhảy nhót tranh sủng. Như thế không phải Như mỹ nhân thì là Cát kinh nga.
Hạ Vân Tự thầm phỏng đoán, đồng thời quay đầu qua nhìn Hạ Huyền Thời. Thấy y mải mê nhìn đến thất thần, nàng nhanh chóng lên tiếng trước. “Thật là đẹp, đáng tiếc là nhìn không rõ. Lát nữa hoàng thượng truyền nàng ta đến Thanh Lương Điện được không? Thần thiếp cũng muốn xem điệu nhảy này.”
Lời này quá là đúng ý y. Y lúng túng hắng giọng một cái, thu mắt về. “Lát nữa trẫm còn phải phê tấu chương, muốn xem nàng gọi đến Ngọc Trúc Hiên mà xem.”
Rõ ràng nhìn đến ngây dại, sao phải cố mạnh miệng chứ?
Hạ Vân Tự cười thầm trong bụng nhưng vẫn nhoài người qua ôm lấy cánh tay y. “Xem một mình thì có gì hay đâu? Hay là thần thiếp đợi thêm một lát, tới chiều tối hoàng thượng rảnh rỗi chúng ta cùng nhau xem?”
——————
[1] Sáu bộ: Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công. Năm tự: Thái Thường Tự, Chỉ Lộc Tự, Thái Bộc Tự, Đại Lý Tự, Hồng Lư Tự. Tùy triều đại mà tên gọi hay số lượng có thể thay đổi đôi chút.
Có điều muốn thành công, nhất định phải mua chuộc được Trịnh thái y trước.
Chuyện này khác với chuyện thủy ngân. Chuyện thủy ngân tuy họ đã sớm biết nàng trúng độc nhưng khi đó vẫn không biết độc được hạ ở đâu.
Sau này nàng biết độc ở đâu nhưng không hề nói với Trịnh thái y, ông ta cũng không cách nào biết được việc hoàng đế trúng độc là do nàng cố ý gây ra.
Nàng nói với hoàng đế “thái y từng nghi ngờ nàng bị trúng độc”, dù hoàng đế có đi hỏi Trịnh thái y thì cũng khớp.
Trong chuyện đó, Trịnh thái y hoàn toàn không hề “khi quân”.
Nhưng chuyện này, nếu nàng muốn dùng đứa bé để tính kế thì một là giả vờ không biết mình mang thai cho đến cùng, hai là nói ra mình đã có thai nhưng phải giả vờ là cái thai rất khỏe.
Hai lựa chọn này đều cần Trịnh thái y phối hợp mới đáng tin cậy.
Hay nói cách khác, lần này nàng cần Trịnh thái y phải “khi quân”.
Hơn nữa ở trong cung, thật sự rất cần một thái y là người của mình. Rất nhiều âm mưu đều nhờ thái y tra xét, nếu không có một thái y thân tín thì chỉ có thể đặt cược vận mệnh vào câu “thầy thuốc như mẹ hiền”. Nhưng trong cung nhiều cám dỗ như vậy, “tấm lòng của mẹ hiền” còn được bao nhiêu thì khó mà nói được.
Nhân lúc rảnh rỗi, nàng bèn đi sắp xếp việc này. Oanh Thời cười bảo: “Mua chuộc thái y là chuyện rất cần thiết, có điều… Trịnh thái y hơi lớn tuổi, vài năm nữa là phải cáo lão về quê rồi.”
Hạ Vân Tự nói: “Lớn tuổi cũng có cái tốt của lớn tuổi.”
Chưa kể tới việc hành nghề lâu năm thì y thuật sẽ đáng tin hơn một chút, mà người lớn tuổi nhiều khi còn dễ mua chuộc hơn.
Lần trước muốn bịt miệng từ trên xuống dưới Triêu Lộ Hiên, nàng nhờ trong nhà “ân uy kết hợp”, thật ra quan trọng nhất vẫn là chữ “uy” kia.
Người nhà nàng nhanh chóng đi thăm dò những khó khăn của từng cung nhân một, bất luận chuyện lớn bé thế nào đều ra mặt giải quyết ổn thỏa. Chữ “ân” này cũng bộc lộ bản lĩnh của Hạ gia, làm người ta phải e sợ phần nào.
Những chuyện đó không khó giải quyết nhưng muốn tìm hiểu rõ hết thì cũng mất chút công sức. Dù gì mỗi nhà đều có nỗi khó xử riêng, không ai giống ai nên phải điều tra từ đầu đến cuối.
Nhưng người lớn tuổi như Trịnh thái y thì khác.
Sống cả đời, gặp nhiều, trải nghiệm nhiều, đến giờ này chẳng còn bao nhiêu ham muốn. Muốn mua chuộc thì cũng dễ dàng thôi.
Quả nhiên, Hạ Vân Tự gửi thư về nhà, ngay hôm sau trong nhà đã có hồi âm, điều tra được tất tần tật về vị thái y già này.
Sáng hôm sau, Hạ Vân Tự triệu kiến ông ta. Nàng vừa để ông bắt mạch vừa từ tốn nói: “Trịnh thái y.”
“Có thần.”
Giọng nàng nhẹ tênh tênh: “Nếu sau này ta muốn ông bẩm với hoàng thượng ta không hề biết mình có thai, hoặc là công bố việc có thai nhưng nói cái thai rất khỏe thì ông có dám không?”
Trịnh thái y cứng người, luống cuống quỳ lạy: “Nương tử, thần không dám! Tội khi quân như vậy, thần…”
“Nghe nói cháu nội của thái y học hành rất chăm chỉ, quyết chí vào triều làm quan.” Hạ Vân Tự thản nhiên bưng chén trà lên nhấp một hớp, nhìn chằm chằm Trịnh thái y không chớp mắt. Khi nắp trà và chén trà chạm vào nhau phát ra tiếng vang nhỏ, ông giật mình một cái.
Hạ Vân Tự vờ như không thấy, tiếp tục nói: “Nhưng địa vị của người làm nghề y không cao, dù ông có làm thái y cả đời thì các danh nho trong kinh cũng không xem trọng, mà theo học một người vô danh thì ông lại không cam tâm… Cũng phải, người thầy này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ngày sau vào triều hắn sẽ đi được bao xa. Ông là ông nội, đương nhiên rất muốn hắn bái một vị danh nho làm thầy.”
Nói xong nàng đặt chén trà xuống. Khi chén trà chạm vào mặt bàn lại phát ra một tiếng vang nữa nhưng không thấy ông ta giật mình.
Ông ta nghe ra được nàng còn có lời muốn nói nên không căng thẳng như trước. Tuy vẫn còn thấp thỏm như muốn nhín thở nhưng vẫn cố trấn tĩnh chờ đợi.
Thế thì tốt. Nếu quá nhát gan thì nàng sẽ cảm thấy hơi thất vọng.
Hạ Vân Tự mỉm cười. “Trùng hợp là hai ngày trước, cha ta hiếm khi được dịp nhàn rỗi bèn đi dạo loanh quanh, vô tình gặp được cháu nội của ông tại một hiệu sách. Hai người tuy không biết thân phận của nhau nhưng lại trò chuyện rất hợp ý, sau đó cha ta sai người đi thăm dò thì mới biết ta và ông coi như là người quen “cũ”, vì thế mới đến hỏi ta.”
Nàng dừng lại một chút, hất cằm lên, mặt hiển hiện vẻ ngạo nghễ của danh môn quyền quý, từ trên cao nhìn xuống Trịnh thái y. “Tuy cha ta không có ba ngàn môn sinh như Khổng Tử nhưng học trò của ông cũng không ít. Bây giờ khắp sáu bộ, năm tự[1] chỗ nào cũng có, còn trong viện Hàn Lâm thì không sao tính hết. Ngoài cửa nhà ta chưa từng thiếu học trò từ xa đến quỳ bái sư, nhưng hiếm khi ông xem trọng một người, muốn nhận làm đồ đệ như vậy.”
Trong phòng yên tĩnh như chốn thâm sơn không người. Hạ Vân Tự nghe rất rõ hơi thở của Trịnh thái y đang chậm lại, giống như có thứ gì đó đang kẹt trong lồng ngực khiến ông ta không hít thở được.
Nàng cười càng tươi hơn, nói: “Mải lo nói chuyện mà quên mất việc chính. Thái y cứ tiếp tục bắt mạch đi, bất luận tình hình thế nào, cứ nói thẳng với ta là được.”
Trịnh thái y khẽ giật mình, sau đó ngầm hiểu ý, im lặng ngồi dậy, tiếp tục bắt mạch cho nàng.
Nàng hơi cụp mắt xuống, trông như lơ đãng nhưng thật ra vẫn quan sát Trịnh thái y. Ông ta ấp úng. “Nương tử… Có những tội một khi để người khác biết được…”
“Nói thẳng thế này nhé.” Nàng ngước mắt lên, điềm nhiên nhìn ông ta. “Có những tội một khi để người khác biết được, ta khó mà yên thân, càng không thể cứu được thái ý. Nhưng không phải nhờ ta mà cha ta mới được xưng là “quốc trượng”, những tội này không thể ảnh hưởng đến ông.”
Nàng dừng lại một nhịp: “Không thể ảnh hưởng đến ông, có nghĩa là dù ta và thái y có mất mạng thì cháu nội của thái y vẫn mãi mãi là môn sinh của ông.”
Đôi mày bạc của Trịnh thái y được giãn ra, rồi ông im lặng trong chốc lát.
Người đọc sách trong kinh không ai là không biết Hạ quốc trượng tài hoa xuất chúng nhưng lại rất khắt khe trong việc thu nhận đồ đệ. Học trò của ông nếu lười nhác hay vụng về một chút thôi là sẽ bị đuổi ngay.
Ông đang cân nhắc lại bản lĩnh của cháu nội mình.
Cần cù thì cần cù đó, còn vụng về hay không thì phải xem giao tiếp với ai. So với những người đọc sách bình thường hẳn là chỉ hơn chứ không kém, nhưng trở thành học trò của Hạ quốc trượng, nhìn đâu cũng thấy nhân tài thì khó mà nói chính xác được.
Càng khó nói chính xác thì câu đảm bảo này của nàng lại càng có giá trị.
Trịnh thái y vô thức cắn răng, ngón tay vừa đặt trên mạch của Hạ Vân Tự cũng co cứng lại. “Cái thai trong bụng nương tử rất khỏe, chỉ cần dưỡng thai như bình thường là có thể mẹ tròn con vuông.”
Mẹ tròn con vuông.
Bây giờ bất ngờ nghe được bốn chữ này, tim nàng vẫn sẽ nhói đau.
Hạ Vân Tự nhướng mày cười khẽ. “Làm phiền thái y quá.”
Giọng của Trịnh thái y trở nên vô cùng cung kính. “Nương tử khách khí rồi.”
Nàng bèn lấy một phong thư trong chiếc tủ trên đầu giường ra đưa cho ông ta. “Giờ mùi ngày mai, bảo cháu nội của ông cầm phong thư này đến gõ cửa Hạ gia.”
Chuyện quan trọng nhất coi như đã sắp xếp ổn thỏa. Qua vài ngày, nàng dần dần quyết định được sẽ phải chọn cách nào giữa hai lựa chọn.
Trước hết cứ giấu kín, không thông báo việc nàng đã có thai.
Để khi đứa bé này bất ngờ ra đi, y mới giật mình biết được thì ra nó đã từng có mặt. Tuy sẽ không đủ tình cảm ràng buộc nhưng đột ngột như vậy cũng đủ khiến người ta đau đớn hơn nhiều.
——-
Năm nay cái nóng đến chậm. Đợi qua tết Đoan Ngọ, đến gữa tháng năm thì thánh giá mới khởi hành đến hành cung tránh nóng.
Gần đây Hòa quý cơ nôn nghén rất dữ dội nhưng Hạ Vân Tự thì lại không có phản ứng gì. Không biết do là nàng âm thầm dùng thuốc an thai hay vì độc tính quá mạnh làm đứa bé ngày càng suy yếu, không đủ để khiến nàng có hiện tượng thai nghén.
Đương nhiên hoàng đế không hề hay biết những chuyện này. Những lúc nhàn rỗi, y sẽ dẫn nàng đi chèo thuyền trên hồ, hưởng thụ những niềm vui nho nhỏ.
Tuy cảnh sắc trên hồ rất đẹp nhưng ban ngày thì hơi chói nắng. Hạ Vân Tự nhân lúc chiếc thuyền lướt qua khóm sen, nhanh tay ngắt một chiếc lá, sau đó rón rén nằm xuống, úp chiếc lá trên mặt để che nắng.
Lá sen tỏa hương thoang thoảng. Trong một cái chớp mắt, ma xui quỷ khiến thế nào mà nàng lại nghĩ không biết đứa bé trong bụng có thích mùi hương nay không.
Ngay sau đó, y đưa tay lấy lá sen ra. Nàng lại trừng mắt liếc yêu: “Nắng quá, trả cho thiếp!” Y bật cười rồi đặt lá sen lên mặt nàng trở lại.
Cách lá sen, nàng nghe thấy có tiếng sột soạt nho nhỏ, sau đó lá sen lại bị giở lên lần nữa, nàng đang định trừng mắt thì y đã nhét một hạt sen vào miệng nàng.
Hạt sen đã được lột vỏ và lấy tim sen ra, ăn vào miệng có vị thanh ngọt tươi mát.
Vì thế nàng mới không tức giận mà chống tay ngồi dậy, nhìn hạt y đang bóc trên tay, rồi nhìn khóe miệng hơi bong tróc của y, nói: “Tâm sen có thể giải nhiệt, hoàng thượng đừng vứt đi mà để thần thiếp gom góp lại, mang về hầm cháo cho hoàng thượng dùng!”
Y đột nhiên cau mày, ngẩng đầu nhìn nàng: “Cũng chỉ có nàng mới nghĩ ra được…”
Người ta hầm hạt sen thì phải lấy tim sen ra bỏ đi, chưa nghe nói chuyên môn lựa tim sen để hầm, như thế đắng cỡ nào chứ.
Nhưng nàng vẫn nói rất đàng hoàng dõng dạc: “Đắng thì đắng đó, nhưng rất hiệu quả nha. Ăn vào một chén thì sáng mai những chỗ nhiệt miệng sẽ tiêu hết.”
Lúc này y mới nhớ ra miệng mình rộp lên do bị nhiệt, không khỏi vui mừng vì nàng vẫn quan tâm đến y.
Nhưng sao tim sen thì… Thôi đi vậy.
Y đặt hai cái tim sen vừa được moi ra vào tay nàng. “Tha cho trẫm đi. Cháo thì khỏi, pha một ly trà, trẫm ráng uống, được chưa?”
Nàng đảo mắt một cái, miễn cưỡng đồng ý: “Cũng được!”
Trong lúc nói chuyện, chiếc thuyền đã vòng qua một hòn đảo nhỏ ở gữa hồ. Bên kia đảo có một cái đình hóng mát, mái đình vừa đập vào mắt thì tiếng chuông bạc vui tai đã vang lên.
Hạ Vân Tự vô thức nhìn theo. Khi chiếc thuyền từ từ vòng qua, bóng dáng xinh đẹp của một nữ tử cũng đập vào mắt.
Trên người nữ tử người Hán hiếm khi có lục lạc, bất luận là y phục hay trang sức đều rất ít thấy. Nữ tử trong đình không hề mặc y phục của người Hồ mà mặc một bộ Hán phục màu xanh nhạt, có điều chiếc vòng tay có gắn lục lạc bạc và tấm mạng che mặt có gắn lục lạc vàng đều mang phong cách của dân tộc khác.
Cách phối hợp như vậy lẽ ra là không phù hợp, nhưng không hiểu sao nàng ta mặc vào lại toát ra vẻ rất tự nhiên.
Trong tiếng nhạc tưng bừng sôi động, nàng vui vẻ nhảy múa. Điệu múa này không phải kiểu thường thấy trong cung đình Đại Túc, cũng không phải kiểu múa kiếm mà Đàm Tây Vương chuẩn bị trước đó. Lúc nhạc nhanh, nó vô cùng sôi động, lúc nhạc tạm dừng, cũng thướt tha uyển chuyển hơn những điệu múa bình thường nhiều.
Xa như vậy, nhất thời không thể nhìn rõ đó là ai.
Nhưng nữ tử ngoại tộc trong cung chỉ có ba người. Hòa quý cơ đang có thai, đương nhiên không thể ở đây nhảy nhót tranh sủng. Như thế không phải Như mỹ nhân thì là Cát kinh nga.
Hạ Vân Tự thầm phỏng đoán, đồng thời quay đầu qua nhìn Hạ Huyền Thời. Thấy y mải mê nhìn đến thất thần, nàng nhanh chóng lên tiếng trước. “Thật là đẹp, đáng tiếc là nhìn không rõ. Lát nữa hoàng thượng truyền nàng ta đến Thanh Lương Điện được không? Thần thiếp cũng muốn xem điệu nhảy này.”
Lời này quá là đúng ý y. Y lúng túng hắng giọng một cái, thu mắt về. “Lát nữa trẫm còn phải phê tấu chương, muốn xem nàng gọi đến Ngọc Trúc Hiên mà xem.”
Rõ ràng nhìn đến ngây dại, sao phải cố mạnh miệng chứ?
Hạ Vân Tự cười thầm trong bụng nhưng vẫn nhoài người qua ôm lấy cánh tay y. “Xem một mình thì có gì hay đâu? Hay là thần thiếp đợi thêm một lát, tới chiều tối hoàng thượng rảnh rỗi chúng ta cùng nhau xem?”
——————
[1] Sáu bộ: Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công. Năm tự: Thái Thường Tự, Chỉ Lộc Tự, Thái Bộc Tự, Đại Lý Tự, Hồng Lư Tự. Tùy triều đại mà tên gọi hay số lượng có thể thay đổi đôi chút.
Tác giả :
Lệ Tiêu