Trần Chân
Chương 52: Kết thúc cũng chính là sự bắt đầu
Mùa đông, năm Long Thụy Thái Bình thứ nhất (1054) (*), nước tôi đổi tên thành Đại Việt.
Thái Tông hoàng đế băng hà, thiên tử mới lên ngôi, việc đó chẳng rõ là vui hay là buồn. Nhưng chúng tôi được miễn thuế ba năm, xem ra âu cũng là chuyện tốt.
Đương kim hoàng đế từ nhỏ đã tinh thông kinh truyện, hiểu âm luật lại càng giỏi võ lược. Mười sáu tuổi thay vua cha giám quốc, mười tám tuổi được phong Đô thống Đại nguyên soái, đem quân đánh nơi đâu, thắng trận nơi ấy. Hoàng đế chẳng những chiếm trọn lòng dân, mà bá quan văn võ cũng nguyện ý trợ phò.
Và… đó cũng là người đàn ông khiến tôi lưu luyến một đời.
Mười tám tháng Chạp, tôi đặc biệt nấu vài món ăn, cho tất cả vào giỏ, mang đi cùng nến, hoa và hương. Nơi chân đồi, cây cây si đã chết tự khi nào, khô khốc. Tôi buộc lên nhành cây một đoạn vải trắng, rồi quỳ xuống nơi gốc, bày biện tất cả những thứ mình đã chuẩn bị ra.
Cha mẹ, Tự Khải, tất cả đã rời xa tôi, tròn ba năm rồi. Gió đông se thắt tâm can. Nước mắt tôi cũng chẳng còn để rơi xuống.
“Cha mẹ, Tự Khải, hôm nay con làm những món mà trước nay nhà ta thích ăn nhất cho mọi người đây. Bây giờ tay nghề con cũng khá hơn rồi, hy vọng cha mẹ thích.”
Tôi quỳ nơi đó, nhìn nén hương tàn dần, nhìn những đĩa thức ăn bắt đầu nguội lạnh. Cha mẹ dưới suối Vàng chắc chắn rất nhớ đứa con gái bất hiếu này. Chỉ có tôi đến cuối cùng vẫn là kẻ hèn nhác, không đủ can đảm đi theo mọi người.
Có tiếng bước chân hối hả vang lên sau lưng khiến tôi giật mình. Tôi vội vàng đi đến phía ấy, đưa tay đỡ lấy người phụ nữ già nua đang dò dẫm từng bước về nơi này.
“Sương à, mẹ thức dậy không thấy con đâu cả. Con lại định bỏ mẹ phải không?”
Tôi mỉm cười, dù biết bà không thể trông thấy nhưng vẫn nở nụ cười, nhẹ nhàng trấn an: “Con không có bỏ mẹ, con chỉ ra đây kiếm ít củi thôi.”
Bà run run nắm lấy tay tôi, giọng dỗi hờn: “Con hứa là không được bỏ mẹ nữa, có biết không?”
Mọi người trong thôn gọi bà là thím Hà. Thím có một đứa con gái tên Sương, trạc tuổi tôi, đã mất tích cách đây tám năm. Mọi người nói mất tích thôi, nhưng ai cũng ngầm biết cô ấy đã qua đời rồi. Tám năm trước cô ấy cãi nhau với mẹ, tức giận rời khỏi nhà, chẳng may té xuống núi chết đi. Ngày tìm được xác con, thím Hà không chịu đựng được, khóc liên tục ba ngày đêm đến mức mắt không còn nhìn được gì. Sau đó thím thành ra điên điên dại dại, hằng ngày thơ thẩn khắp nơi tìm con. Dân làng trông thấy, vừa thương, vừa tội nhưng chẳng biết giúp bằng cách nào. Mãi cho đến ba năm trước, tôi được đưa đến đây, sống dưới danh nghĩa con gái thím thì thím mới vui vẻ hơn. Mọi người biết tôi không phải con thím, nhưng cũng chẳng ai buồn phanh phui điều đó làm gì. Số mệnh thím ấy, đã quá khổ rồi!
Tôi dìu thím Hà quay về, trên đường đi thím ríu rít chẳng khác nào một đứa trẻ: “Sương, mẹ đang may cho con đôi hài, đợi đến khi có người đến nhà ta dạm hỏi, con phải mang đôi hài đó, biết không?”
“Mẹ à, sao phải cực như vậy? Hài con may được, mẹ cứ việc nghỉ ngơi cho khỏe mạnh là con vui rồi.”
“Đâu có được. Mẹ tuy mù nhưng thao tác vẫn quen. Trước nay hài của cha con con đều do mẹ may. Lần này mẹ đã gửi bà Tùng mua một khúc vải ở trong trấn về, đẹp lắm. Mẹ sẽ chuẩn bị cho con đầy đủ mọi thứ để gả chồng. À, sang năm mẹ sẽ nhờ thím Chín tìm ở làng kế bên một người tốt cho con nhé.”
Tôi nghe thím Hà nói đến việc gả chồng, không khỏi phì cười: “Mẹ à, con không lấy chồng đâu, con sẽ ở thế này với mẹ cho đến khi mẹ trăm tuổi.”
Thím Hà nghe tôi nói, đưa tay mò mẫm lên mặt tôi rồi cú đầu tôi cái cốc: “Tổ sư nhà cô. Con gái lớn rồi, hai mươi chứ ít ỏi gì nữa, không gả đi để mọi người cười vào mặt tôi à? Lấy chồng vẫn tốt hơn!”
“Lấy chồng” – tôi nghe đến điều này mà không khỏi thấy tâm tư dậy sóng. Tôi đâu phải gái ế, tôi đã gả đi từ năm mười ba tuổi rồi. Chỉ là đoạn đường hôn nhân ấy không như mong đợi. Giờ đây, tôi chỉ muốn yên ổn ở bên chăm sóc cho thím Hà cho đến ngày thím ấy nhắm mắt. Việc lấy chồng, xem ra mới phù phiếm làm sao!
“À, Sương này, dù gì thằng Tuấn cũng làm quan trong triều, hay mẹ nhờ người viết cho nó một lá thư, kêu nó tìm cho con một người tốt nhé.”
“Vâng… mọi chuyện theo ý mẹ. Bây giờ chúng ta về nhà ăn cơm đi!”
Tôi cùng thím Hà quay về ngôi nhà gỗ đơn sơ. Trên đường đi, ký ức của ba năm trước lại ùa về.
Ngày hôm đó, tôi đã nghĩ cũng là ngày mình từ giã cõi đời này. Lưỡi đao tàn bạo kia đã cận kề nơi cổ. Cuối cùng không hiểu sao, chỉ trong chớp mắt, tôi lại được đưa đến một chiếc xe ngựa đang chờ sẵn nơi ngoại thành. Trên xe, người đàn ông tiêu soái thoáng ngạc nhiên khi trông thấy tôi, sau đó lại trở về phong thái ung dung, phe phẫy quạt. Tôi không khó khăn để nhận ra anh ta, chính là Ngô Thường Kiệt.
“Nguyễn Sùng đúng thật không phải là người!” Ngô Thường Kiệt nhướng mắt nhìn tôi: “Tâm trạng từ cõi chết trở về thế nào?”
“Sao tôi lại ở đây? Cha mẹ tôi, anh trai tôi…”
“Anh trai cô quả thật đã phạm tội, việc liên lụy đến cả gia đình là khó tránh khỏi. Còn cô, thật ra tôi chỉ nghe theo lệnh của Phụng Càn vương… và tôi cũng không muốn sau này “Người ấy” sẽ hối hận.”
“Bây giờ các người cứu được tôi khỏi lưỡi đao kia, cũng không thể ngăn được tôi kết liễu cuộc đời mình.”
Tôi mệt mỏi nằm trong xe, mặc kệ mình sẽ đi về đâu. Trước mắt tôi chỉ là hình ảnh cả nhà tôi đầu lìa khỏi cổ, dòng máu tanh tưởi chảy khắp nơi, mắt không nhắm lại. Mọi người đang nhìn tôi, đang chờ tôi đến đoàn tụ ở nơi lạnh lẽo đó.
Khi tôi tỉnh lại đã thấy bàn tay mình nằm gọn trong tay của một người phụ nữ già, cũng chính là thím Hà. Bà ấy cảm nhận được tôi đã tỉnh, gương mặt nhăn nheo không giấu nỗi vui mừng: “Sương à, cuối cùng con đã quay về với mẹ rồi.”
Tôi không biết người phụ nữ này là ai, tại sao lại gọi tôi là Sương và đối với tôi lại vô cùng thân thiết nên rút tay lại, đề phòng: “Bà là ai?”
Bà ấy nghe tôi hỏi, nước mắt chảy ra, lúc này tôi mới nhận ra bà ta bị mù: “Sao con lại hỏi như vậy. Mẹ là mẹ của con mà.”
Tôi ngay lập tức hét lên: “Mẹ tôi chết rồi. Bà không phải là mẹ của tôi.”
“Sương à…”
“Tên tôi không phải Sương, tôi là…”
“Cô là Sương – Ngô Thanh Sương.” Ngô Thường Kiệt từ ngoài nghe ồn ào cũng vào trong, gặng từng tiếng với tôi rồi quay qua, thái độ nhẹ nhàng hơn với người phụ nữ kia: “Thím à, em Sương mới khỏe lại nên tinh thần có chút không ổn. Thím ra sau nấu cho em chút cháo, chuyện ở đây để cháu lo.”
Người phụ nữ đưa tay lên lau nước mắt: “Tuấn à, chăm sóc em con, thím nấu thật nhanh rồi quay lại ngay.”
Đợi người phụ nữ rời khỏi, Ngô Thương Kiệt tiến lại gần tôi, giải thích: “Đây là thím họ của tôi, thím có một người con gái tên Sương, năm năm trước đã mất, từ đó đầu óc thím cũng không được tỉnh táo. Cô chịu khó ở đây, đợi đến khi mọi chuyện êm xuôi, vương gia sẽ có sắp xếp khác cho cô.”
Trong chiều hôm đó, Ngô Thường Kiệt cũng rời đi. Nơi đây chỉ còn lại tôi và người phụ nữ mù cứ ngộ nhận tôi là con gái. Tôi không buồn tranh luận với bà ấy nữa, cả buổi chiều chỉ nằm im, chờ cho đến khi màn đêm buông xuống.
Đêm đến, khi mọi thứ chìm vào tĩnh lặng, tôi rời khỏi ngôi nhà của người phụ nữ ấy, men theo con đường đất nhỏ, dẫn đến bờ sông.
Tôi không nhớ mình đứng đó bao lâu, chỉ biết cả người tôi lạnh lẽo chẳng kém gì khí trời. Dòng sông thênh thang trước mắt, mặt nước yên ả nhưng lòng tôi trào lên từng đợt sóng ngầm. Chỉ sau một ngày tôi đã trở thành đứa trẻ mồ côi, không một nơi nương tựa, thậm chí còn là tội phạm của triều đình, phải chạy trốn đến một nơi hẻo lánh. Chỉ một ngày thôi, tôi mất tất cả. Trần Chân thật sự đã không còn tồn tại trên cõi đời này nữa rồi.
Tôi đưa chân xuống làn nước lạnh lẽo, hy vọng mọi thứ sẽ giải thoát trong thời khắc này.
Thế nhưng, một lần nữa, mọi chuyện cũng không như ý tôi. Cánh tay ai đó ôm lấy tôi, rời khỏi dòng nước ấy.
“Cô điên hả? Mới thoát khỏi cửa tử bây giờ lại đi tìm cái chết.”
Người ấy quăng tôi lên bờ, giọng đầy tức giận. Tôi giật mình kêu lên: “Nguyễn Sùng!”
“Đừng có gọi tên tôi. Tôi không nghĩ cô có thể ấu trĩ, đi tìm cái chết.”
“Gia đình tôi không còn một ai. Người tôi thương không nhớ gì đến tôi. Tôi bây giờ không nhà, không người thân, không còn gì hết… anh nói đi, tôi còn gì để tiếp tục cuộc sống này?”
“Cô vẫn còn cơ hội để lựa chọn cho tương lai. Nếu cô chết đi, xem như mọi cố gắng của chúng tôi đều phí công à? Cô có biết tôi đã đánh đổi gần như cuộc đời mình để giữ lấy mạng cho cô không?”
“Tôi không cần anh cứu tôi!”
Nguyễn Sùng nắm tay lại thành hình nắm đấm đưa đến trước mặt tôi. Tôi nhắm mắt lại, chờ đợi cho cú đấm ấy giáng vào mình. Cuối cùng anh ta đã không làm thế, cánh tay rũ xuống đầy bất lực: “Tôi không đánh phụ nữ. Xem như lần này tôi là người nhiều chuyện. Cô không muốn sống nữa tôi cũng không ép!”
Tôi hít một hơi thật sâu rồi đứng dậy, chạy về phía bờ sông. Nhưng một tiếng gọi đầy đau khổ kéo tôi trở lại: “Sương ơi… con đâu rồi, đừng bỏ mẹ nữa con ơi.”
Nguyễn Sùng cùng tôi đồng loạt nhìn người đàn bà tội nghiệp ấy. Bước đi của bà loạng choạng trong tối tăm. Giây phút ấy tôi chợt thấy lòng mình đau như cắt. Bà ấy mất con còn tôi mất mẹ, mất cả gia đình. Nỗi đau này làm sao tôi có thể không thấu hiểu được. Tôi ngước lên trời, một lần cho bao nhiêu đau khổ bấy lâu nay tuông trào.
Tôi – vẫn là không đành lòng bỏ người phụ nữ ấy ở lại một mình. Để rồi trong ba năm nay, tôi dường như đã thật sự xem bà ta như người mẹ thứ hai. Ba năm – một mái nhà đơn sơ – hai mẹ con nương tựa nhau mà sống.
Kể từ lần đó, Nguyễn Sùng chưa quay lại tìm tôi lấy một lần. Ngô Thường Kiệt cũng chỉ cho người cung cấp vài thứ cần thiết, ngoài ra cũng chẳng ghé thăm. Tôi biết tất cả họ đều lo lắng tôi bị người khác phát hiện. Và tôi cũng dần chấp nhận cuộc sống yên ả như thế này.
Chúng tôi vừa về đến nhà, đã thấy một chàng trai đang đứng lóng ngóng trước cổng. Người ấy là anh Hải cùng thôn, nhà cách tôi mấy căn.
“Cháu chào thím Hà, chào cô Sương.” Anh ta trông thấy chúng tôi liền đon đả chạy tới.
Thím Hà nhận ra giọng, cười vui vẻ: “Hải hả? Có chuyện gì không?”
“Bí nhà cháu tới mùa thu hoạch, cháu dành ra những quả ngon nhất sang biếu thím và cô Sương.”
“Cái thằng này, người cùng thôn mà ăn nói khách sáo thế. Sẵn đến ngay bữa cơm, cháu dùng luôn nhé. Con bé này nấu ăn cũng được lắm.”
Tôi chọn ra một quả bí đem đi nấu canh, ăn kèm với mấy món nữa. Bữa cơm hôm ấy cũng trôi qua yên ả như mọi ngày. Thím Hà có người sang thăm, vui vẻ vô cùng. Anh Hải vừa nói chuyện với thím ấy, thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn tôi đầy ý nhị. Những lúc ấy tôi chỉ biết cúi mặt, gắp thức ăn cho vào miệng. Tôi thừa hiểu anh ta có tình cảm với mình, điều đó chẳng làm tôi ngại ngùng, chỉ khiến tôi nặng nề hơn thôi. Nếu có dịp, tôi nhất định sẽ lên tiếng với anh ấy trước, để anh không mang hy vọng và đau khổ sau này.
Người đàn ông tôi yêu, áo gấm uy nghi ngồi trên ngôi cao tại thượng. Một lời nói ra có thể đưa người khác lên tận đỉnh vinh quang cũng có khi là tận cùng địa ngục. Người đàn ông tôi yêu, hiện giờ vây quanh là vô vàn cung tần mỹ nữ, chưa một lần nhớ đến tôi. Ấy vậy mà, chưa một ngày, nỗi nhớ trong tôi nguôi ngoai… có lẽ nó sẽ theo tôi đến cuối cuộc đời này.
Ngày mồng ba tháng giêng năm Long Thụy Thái Bình thứ hai (1055) (**), tôi đã hai mươi mốt tuổi. Ngô Thanh Sương cùng với Trần Chân năm nào khác biệt vô cùng.
Giữa đêm tôi giật mình tỉnh giấc. Tiếng sáo quen thuộc lại một lần nữa vang lên.
Hoa đào rơi ngoài trời, một nụ hôn nhẹ nhàng nơi trán ùa về giấc mơ tôi.
__________
(*) Năm 1054, niên thiệu vua Lý Thánh Tông (1054 – 1058)
(**)Năm 1055, niên thiệu vua Lý Thánh Tông (1054 – 1058)
Thái Tông hoàng đế băng hà, thiên tử mới lên ngôi, việc đó chẳng rõ là vui hay là buồn. Nhưng chúng tôi được miễn thuế ba năm, xem ra âu cũng là chuyện tốt.
Đương kim hoàng đế từ nhỏ đã tinh thông kinh truyện, hiểu âm luật lại càng giỏi võ lược. Mười sáu tuổi thay vua cha giám quốc, mười tám tuổi được phong Đô thống Đại nguyên soái, đem quân đánh nơi đâu, thắng trận nơi ấy. Hoàng đế chẳng những chiếm trọn lòng dân, mà bá quan văn võ cũng nguyện ý trợ phò.
Và… đó cũng là người đàn ông khiến tôi lưu luyến một đời.
Mười tám tháng Chạp, tôi đặc biệt nấu vài món ăn, cho tất cả vào giỏ, mang đi cùng nến, hoa và hương. Nơi chân đồi, cây cây si đã chết tự khi nào, khô khốc. Tôi buộc lên nhành cây một đoạn vải trắng, rồi quỳ xuống nơi gốc, bày biện tất cả những thứ mình đã chuẩn bị ra.
Cha mẹ, Tự Khải, tất cả đã rời xa tôi, tròn ba năm rồi. Gió đông se thắt tâm can. Nước mắt tôi cũng chẳng còn để rơi xuống.
“Cha mẹ, Tự Khải, hôm nay con làm những món mà trước nay nhà ta thích ăn nhất cho mọi người đây. Bây giờ tay nghề con cũng khá hơn rồi, hy vọng cha mẹ thích.”
Tôi quỳ nơi đó, nhìn nén hương tàn dần, nhìn những đĩa thức ăn bắt đầu nguội lạnh. Cha mẹ dưới suối Vàng chắc chắn rất nhớ đứa con gái bất hiếu này. Chỉ có tôi đến cuối cùng vẫn là kẻ hèn nhác, không đủ can đảm đi theo mọi người.
Có tiếng bước chân hối hả vang lên sau lưng khiến tôi giật mình. Tôi vội vàng đi đến phía ấy, đưa tay đỡ lấy người phụ nữ già nua đang dò dẫm từng bước về nơi này.
“Sương à, mẹ thức dậy không thấy con đâu cả. Con lại định bỏ mẹ phải không?”
Tôi mỉm cười, dù biết bà không thể trông thấy nhưng vẫn nở nụ cười, nhẹ nhàng trấn an: “Con không có bỏ mẹ, con chỉ ra đây kiếm ít củi thôi.”
Bà run run nắm lấy tay tôi, giọng dỗi hờn: “Con hứa là không được bỏ mẹ nữa, có biết không?”
Mọi người trong thôn gọi bà là thím Hà. Thím có một đứa con gái tên Sương, trạc tuổi tôi, đã mất tích cách đây tám năm. Mọi người nói mất tích thôi, nhưng ai cũng ngầm biết cô ấy đã qua đời rồi. Tám năm trước cô ấy cãi nhau với mẹ, tức giận rời khỏi nhà, chẳng may té xuống núi chết đi. Ngày tìm được xác con, thím Hà không chịu đựng được, khóc liên tục ba ngày đêm đến mức mắt không còn nhìn được gì. Sau đó thím thành ra điên điên dại dại, hằng ngày thơ thẩn khắp nơi tìm con. Dân làng trông thấy, vừa thương, vừa tội nhưng chẳng biết giúp bằng cách nào. Mãi cho đến ba năm trước, tôi được đưa đến đây, sống dưới danh nghĩa con gái thím thì thím mới vui vẻ hơn. Mọi người biết tôi không phải con thím, nhưng cũng chẳng ai buồn phanh phui điều đó làm gì. Số mệnh thím ấy, đã quá khổ rồi!
Tôi dìu thím Hà quay về, trên đường đi thím ríu rít chẳng khác nào một đứa trẻ: “Sương, mẹ đang may cho con đôi hài, đợi đến khi có người đến nhà ta dạm hỏi, con phải mang đôi hài đó, biết không?”
“Mẹ à, sao phải cực như vậy? Hài con may được, mẹ cứ việc nghỉ ngơi cho khỏe mạnh là con vui rồi.”
“Đâu có được. Mẹ tuy mù nhưng thao tác vẫn quen. Trước nay hài của cha con con đều do mẹ may. Lần này mẹ đã gửi bà Tùng mua một khúc vải ở trong trấn về, đẹp lắm. Mẹ sẽ chuẩn bị cho con đầy đủ mọi thứ để gả chồng. À, sang năm mẹ sẽ nhờ thím Chín tìm ở làng kế bên một người tốt cho con nhé.”
Tôi nghe thím Hà nói đến việc gả chồng, không khỏi phì cười: “Mẹ à, con không lấy chồng đâu, con sẽ ở thế này với mẹ cho đến khi mẹ trăm tuổi.”
Thím Hà nghe tôi nói, đưa tay mò mẫm lên mặt tôi rồi cú đầu tôi cái cốc: “Tổ sư nhà cô. Con gái lớn rồi, hai mươi chứ ít ỏi gì nữa, không gả đi để mọi người cười vào mặt tôi à? Lấy chồng vẫn tốt hơn!”
“Lấy chồng” – tôi nghe đến điều này mà không khỏi thấy tâm tư dậy sóng. Tôi đâu phải gái ế, tôi đã gả đi từ năm mười ba tuổi rồi. Chỉ là đoạn đường hôn nhân ấy không như mong đợi. Giờ đây, tôi chỉ muốn yên ổn ở bên chăm sóc cho thím Hà cho đến ngày thím ấy nhắm mắt. Việc lấy chồng, xem ra mới phù phiếm làm sao!
“À, Sương này, dù gì thằng Tuấn cũng làm quan trong triều, hay mẹ nhờ người viết cho nó một lá thư, kêu nó tìm cho con một người tốt nhé.”
“Vâng… mọi chuyện theo ý mẹ. Bây giờ chúng ta về nhà ăn cơm đi!”
Tôi cùng thím Hà quay về ngôi nhà gỗ đơn sơ. Trên đường đi, ký ức của ba năm trước lại ùa về.
Ngày hôm đó, tôi đã nghĩ cũng là ngày mình từ giã cõi đời này. Lưỡi đao tàn bạo kia đã cận kề nơi cổ. Cuối cùng không hiểu sao, chỉ trong chớp mắt, tôi lại được đưa đến một chiếc xe ngựa đang chờ sẵn nơi ngoại thành. Trên xe, người đàn ông tiêu soái thoáng ngạc nhiên khi trông thấy tôi, sau đó lại trở về phong thái ung dung, phe phẫy quạt. Tôi không khó khăn để nhận ra anh ta, chính là Ngô Thường Kiệt.
“Nguyễn Sùng đúng thật không phải là người!” Ngô Thường Kiệt nhướng mắt nhìn tôi: “Tâm trạng từ cõi chết trở về thế nào?”
“Sao tôi lại ở đây? Cha mẹ tôi, anh trai tôi…”
“Anh trai cô quả thật đã phạm tội, việc liên lụy đến cả gia đình là khó tránh khỏi. Còn cô, thật ra tôi chỉ nghe theo lệnh của Phụng Càn vương… và tôi cũng không muốn sau này “Người ấy” sẽ hối hận.”
“Bây giờ các người cứu được tôi khỏi lưỡi đao kia, cũng không thể ngăn được tôi kết liễu cuộc đời mình.”
Tôi mệt mỏi nằm trong xe, mặc kệ mình sẽ đi về đâu. Trước mắt tôi chỉ là hình ảnh cả nhà tôi đầu lìa khỏi cổ, dòng máu tanh tưởi chảy khắp nơi, mắt không nhắm lại. Mọi người đang nhìn tôi, đang chờ tôi đến đoàn tụ ở nơi lạnh lẽo đó.
Khi tôi tỉnh lại đã thấy bàn tay mình nằm gọn trong tay của một người phụ nữ già, cũng chính là thím Hà. Bà ấy cảm nhận được tôi đã tỉnh, gương mặt nhăn nheo không giấu nỗi vui mừng: “Sương à, cuối cùng con đã quay về với mẹ rồi.”
Tôi không biết người phụ nữ này là ai, tại sao lại gọi tôi là Sương và đối với tôi lại vô cùng thân thiết nên rút tay lại, đề phòng: “Bà là ai?”
Bà ấy nghe tôi hỏi, nước mắt chảy ra, lúc này tôi mới nhận ra bà ta bị mù: “Sao con lại hỏi như vậy. Mẹ là mẹ của con mà.”
Tôi ngay lập tức hét lên: “Mẹ tôi chết rồi. Bà không phải là mẹ của tôi.”
“Sương à…”
“Tên tôi không phải Sương, tôi là…”
“Cô là Sương – Ngô Thanh Sương.” Ngô Thường Kiệt từ ngoài nghe ồn ào cũng vào trong, gặng từng tiếng với tôi rồi quay qua, thái độ nhẹ nhàng hơn với người phụ nữ kia: “Thím à, em Sương mới khỏe lại nên tinh thần có chút không ổn. Thím ra sau nấu cho em chút cháo, chuyện ở đây để cháu lo.”
Người phụ nữ đưa tay lên lau nước mắt: “Tuấn à, chăm sóc em con, thím nấu thật nhanh rồi quay lại ngay.”
Đợi người phụ nữ rời khỏi, Ngô Thương Kiệt tiến lại gần tôi, giải thích: “Đây là thím họ của tôi, thím có một người con gái tên Sương, năm năm trước đã mất, từ đó đầu óc thím cũng không được tỉnh táo. Cô chịu khó ở đây, đợi đến khi mọi chuyện êm xuôi, vương gia sẽ có sắp xếp khác cho cô.”
Trong chiều hôm đó, Ngô Thường Kiệt cũng rời đi. Nơi đây chỉ còn lại tôi và người phụ nữ mù cứ ngộ nhận tôi là con gái. Tôi không buồn tranh luận với bà ấy nữa, cả buổi chiều chỉ nằm im, chờ cho đến khi màn đêm buông xuống.
Đêm đến, khi mọi thứ chìm vào tĩnh lặng, tôi rời khỏi ngôi nhà của người phụ nữ ấy, men theo con đường đất nhỏ, dẫn đến bờ sông.
Tôi không nhớ mình đứng đó bao lâu, chỉ biết cả người tôi lạnh lẽo chẳng kém gì khí trời. Dòng sông thênh thang trước mắt, mặt nước yên ả nhưng lòng tôi trào lên từng đợt sóng ngầm. Chỉ sau một ngày tôi đã trở thành đứa trẻ mồ côi, không một nơi nương tựa, thậm chí còn là tội phạm của triều đình, phải chạy trốn đến một nơi hẻo lánh. Chỉ một ngày thôi, tôi mất tất cả. Trần Chân thật sự đã không còn tồn tại trên cõi đời này nữa rồi.
Tôi đưa chân xuống làn nước lạnh lẽo, hy vọng mọi thứ sẽ giải thoát trong thời khắc này.
Thế nhưng, một lần nữa, mọi chuyện cũng không như ý tôi. Cánh tay ai đó ôm lấy tôi, rời khỏi dòng nước ấy.
“Cô điên hả? Mới thoát khỏi cửa tử bây giờ lại đi tìm cái chết.”
Người ấy quăng tôi lên bờ, giọng đầy tức giận. Tôi giật mình kêu lên: “Nguyễn Sùng!”
“Đừng có gọi tên tôi. Tôi không nghĩ cô có thể ấu trĩ, đi tìm cái chết.”
“Gia đình tôi không còn một ai. Người tôi thương không nhớ gì đến tôi. Tôi bây giờ không nhà, không người thân, không còn gì hết… anh nói đi, tôi còn gì để tiếp tục cuộc sống này?”
“Cô vẫn còn cơ hội để lựa chọn cho tương lai. Nếu cô chết đi, xem như mọi cố gắng của chúng tôi đều phí công à? Cô có biết tôi đã đánh đổi gần như cuộc đời mình để giữ lấy mạng cho cô không?”
“Tôi không cần anh cứu tôi!”
Nguyễn Sùng nắm tay lại thành hình nắm đấm đưa đến trước mặt tôi. Tôi nhắm mắt lại, chờ đợi cho cú đấm ấy giáng vào mình. Cuối cùng anh ta đã không làm thế, cánh tay rũ xuống đầy bất lực: “Tôi không đánh phụ nữ. Xem như lần này tôi là người nhiều chuyện. Cô không muốn sống nữa tôi cũng không ép!”
Tôi hít một hơi thật sâu rồi đứng dậy, chạy về phía bờ sông. Nhưng một tiếng gọi đầy đau khổ kéo tôi trở lại: “Sương ơi… con đâu rồi, đừng bỏ mẹ nữa con ơi.”
Nguyễn Sùng cùng tôi đồng loạt nhìn người đàn bà tội nghiệp ấy. Bước đi của bà loạng choạng trong tối tăm. Giây phút ấy tôi chợt thấy lòng mình đau như cắt. Bà ấy mất con còn tôi mất mẹ, mất cả gia đình. Nỗi đau này làm sao tôi có thể không thấu hiểu được. Tôi ngước lên trời, một lần cho bao nhiêu đau khổ bấy lâu nay tuông trào.
Tôi – vẫn là không đành lòng bỏ người phụ nữ ấy ở lại một mình. Để rồi trong ba năm nay, tôi dường như đã thật sự xem bà ta như người mẹ thứ hai. Ba năm – một mái nhà đơn sơ – hai mẹ con nương tựa nhau mà sống.
Kể từ lần đó, Nguyễn Sùng chưa quay lại tìm tôi lấy một lần. Ngô Thường Kiệt cũng chỉ cho người cung cấp vài thứ cần thiết, ngoài ra cũng chẳng ghé thăm. Tôi biết tất cả họ đều lo lắng tôi bị người khác phát hiện. Và tôi cũng dần chấp nhận cuộc sống yên ả như thế này.
Chúng tôi vừa về đến nhà, đã thấy một chàng trai đang đứng lóng ngóng trước cổng. Người ấy là anh Hải cùng thôn, nhà cách tôi mấy căn.
“Cháu chào thím Hà, chào cô Sương.” Anh ta trông thấy chúng tôi liền đon đả chạy tới.
Thím Hà nhận ra giọng, cười vui vẻ: “Hải hả? Có chuyện gì không?”
“Bí nhà cháu tới mùa thu hoạch, cháu dành ra những quả ngon nhất sang biếu thím và cô Sương.”
“Cái thằng này, người cùng thôn mà ăn nói khách sáo thế. Sẵn đến ngay bữa cơm, cháu dùng luôn nhé. Con bé này nấu ăn cũng được lắm.”
Tôi chọn ra một quả bí đem đi nấu canh, ăn kèm với mấy món nữa. Bữa cơm hôm ấy cũng trôi qua yên ả như mọi ngày. Thím Hà có người sang thăm, vui vẻ vô cùng. Anh Hải vừa nói chuyện với thím ấy, thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn tôi đầy ý nhị. Những lúc ấy tôi chỉ biết cúi mặt, gắp thức ăn cho vào miệng. Tôi thừa hiểu anh ta có tình cảm với mình, điều đó chẳng làm tôi ngại ngùng, chỉ khiến tôi nặng nề hơn thôi. Nếu có dịp, tôi nhất định sẽ lên tiếng với anh ấy trước, để anh không mang hy vọng và đau khổ sau này.
Người đàn ông tôi yêu, áo gấm uy nghi ngồi trên ngôi cao tại thượng. Một lời nói ra có thể đưa người khác lên tận đỉnh vinh quang cũng có khi là tận cùng địa ngục. Người đàn ông tôi yêu, hiện giờ vây quanh là vô vàn cung tần mỹ nữ, chưa một lần nhớ đến tôi. Ấy vậy mà, chưa một ngày, nỗi nhớ trong tôi nguôi ngoai… có lẽ nó sẽ theo tôi đến cuối cuộc đời này.
Ngày mồng ba tháng giêng năm Long Thụy Thái Bình thứ hai (1055) (**), tôi đã hai mươi mốt tuổi. Ngô Thanh Sương cùng với Trần Chân năm nào khác biệt vô cùng.
Giữa đêm tôi giật mình tỉnh giấc. Tiếng sáo quen thuộc lại một lần nữa vang lên.
Hoa đào rơi ngoài trời, một nụ hôn nhẹ nhàng nơi trán ùa về giấc mơ tôi.
__________
(*) Năm 1054, niên thiệu vua Lý Thánh Tông (1054 – 1058)
(**)Năm 1055, niên thiệu vua Lý Thánh Tông (1054 – 1058)
Tác giả :
Búp Bê