Trần Chân
Chương 5: Mợ ba nhà họ Huỳnh
Sau ba ngày ở tại nhà mẹ, cuối cùng tôi và Cát cũng lên thuyền quay về Hải Đông. Lần này theo tôi chỉ còn mỗi Nhược Lan chứ không phải ba nàng hầu như trước nữa. Cát sau khi chia tay với Tú Bình thì càng lúc càng buồn hơn. Chỉ có mỗi Xuân Mai trước sau vẫn giữ vẻ mặt không cảm xúc.
Chúng tôi vẫn ở hai phòng khác nhau. Hằng ngày anh Cát theo anh cả ra các xưởng dệt, ruộng trồng dâu để học cách làm ăn. Tôi thì ở lại nhà, ngoan ngoãn tập tành nội trợ, quán xuyến chuyện gia đình cùng với chị cả. Có khi tôi và Cát gặp nhau ở buổi cơm chiều, có khi gặp nhau vào buổi tối lúc anh về nhà sớm… tổng lại, một tuần cũng không quá ba lần.
Nhược Lan ngày nào cũng càm ràm tôi về chuyện này. Chị ấy khuyên tôi nên chủ động nói chuyện cùng Cát để giảm dần khoảng cách giữa chúng tôi. Những khi như vậy tôi cũng chỉ cười xuề xòa: “Chị à, hôn nhân là chuyện cả đời chứ đâu phải một ngày một bữa. Em đây không gấp thì chị gấp gì.”
Nhưng không phải chỉ mình Nhược Lan quan tâm đến chuyện của tôi và Cát, chị cả cũng cực kỳ quan tâm đến chuyện này. Một hôm, trong lúc đang phụ chị làm bánh nếp, chị đề cập đến chuyện của tôi: “Chân à, chú ba vẫn chưa chịu dọn về phòng em sao?”
Tôi thật thà trả lời: “Chưa chị ạ, chắc anh ấy vẫn chưa quen với sự có mặt của em trong nhà này.” Nhưng tôi vẫn vẽ vời thêm lí do biện hộ Cát: “Nhưng anh ấy đi làm về khuya như vậy, tính em ngủ cũng không yên nên nếu nằm chung giường với em chắc anh ấy ngủ không ngon được đâu. Em thấy anh ở riêng vậy cũng tốt.”
Chị cả nghe tôi giãi bày, tức giận gõ gầu tôi: “Tốt gì mà tốt. Vợ chồng là phải ngủ chung, dù ban đầu không yêu nhau nhưng khi đã nằm cạnh nhau, quen hơi rồi sợ gì không phát sinh tình cảm. Đến lúc đó thậm chí bắt xa nhau một đêm thôi cũng chịu không nổi rồi.”
Tôi xoa xoa đầu, trêu chị cả: “Giống như anh cả và chị có đúng không?”
“Cái cô này..” Chị định gõ tôi thêm một cái nhưng tôi nhanh trí tránh kịp. Có lẽ chị nghĩ đến anh nên ánh mắt ngập tràn hạnh phúc, nhỏ nhẹ bảo tôi: “Trước sau gì thì hai đứa cũng phải nghĩ đến việc sinh con nối dõi cho nhà họ Huỳnh, đâu thể tránh mãi được. Nghe lời chị, chốc nữa bánh chín, đích thân em mang đến xưởng dệt cho chú ba một ít đi. Tình cảm vợ chồng phải bồi đắp từ những việc đơn giản nhất em ạ!”
Tôi nghe theo lời chị cả, bánh vừa chín tôi liền lựa đĩa đẹp nhất do đích thân tôi làm bỏ vào giỏ để mang đến cho Cát. Dọc đường Nhược Lan lẽo đẽo theo tôi, năn nỉ tôi đưa giỏ bánh cho chị ấy xách nhưng tôi nhất quyết không đưa. Phải cho anh Cát thấy tôi bõ công dưới trời nắng nóng đem bánh đến cho anh thì anh mới cảm động chứ.
Nhưng trái với dự tính của tôi, Cát đón tôi bằng một ánh mắt thăm dò: “Cô đến đây làm gì?”
Tôi không biết anh ấy có bị gì trong đầu không mà còn hỏi tôi câu đó. Rõ ràng tôi là mợ ba, tay bưng tay xách cái giỏ đồ ăn đi giữa trưa đến đây, chẳng lẽ lại cho tên Mười ăn. Nếu anh ngốc như vậy, hẳn anh cả chỉ anh làm ăn chắc khó khăn lắm. Nhưng gác qua chuyện đó, tôi giơ giỏ bánh ra trước mặt, cố gắng nặn ra nụ cười tươi như hoa đào mỗi độ xuân sang: “Anh à, em mang bánh đến cho anh nè.”
Huỳnh Cát ngạc nhiên nhìn tôi rồi chau mày: “Ai biểu cô làm mấy chuyện này. Mai mốt cứ giao cho Xuân Mai là được. Cô không cần đến đây nữa đâu.”
Tôi cười hề hề: “Hì, được rồi được rồi, mai mốt em không đến nữa. Nhưng lần này nể mặt em, anh ăn một cái đi.”
Cát càng từ chối tôi càng chịu khó dày mặt. Cuối cùng anh ấy cũng chịu đem bánh ra bàn để chuẩn bị ăn. Nhưng vừa mở nắp giỏ ra, anh đã đau khổ nhìn tôi: “Cô nói cái này là cái gì?”
“Bánh nếp” Tôi tự hào vỗ ngực: “Do chính tay em làm.”
“Cô lại đây nhìn thử xem cái này có phải bánh nếp hay không?” Cát chán nản đề nghị. Tôi cũng thật thà tiến lại gần nhìn vô… dường như có gì đó hiểu lầm. Rõ ràng lúc tôi lấy bánh từ trong xửng hấp chúng nhìn còn đẹp mắt lắm, nhưng không hiểu sao đem đến đây tất cả quện vào nhau như một mớ bòng bong không hình thù. Tôi đành nhìn Cát cười trừ: “Ừm… chỉ là hình thức thôi mà… trông nó xấu vậy thôi chứ ăn cũng được lắm. Em nếm thử rồi, anh cứ tin ở em.”
Lại một lần nữa Huỳnh Cát nể mặt tôi gấp một ít bánh nếp bỏ vào miệng, rồi nhanh chóng phun ra không một chút thương tình: “Nhà mình dư muối à? Tôi nuốt không nổi đâu, cô cứ giữ lại mà ăn đi.”
Nói rồi Cát trở lại làm việc, mặc tôi đứng đó với đĩa bánh thảm hại của mình. Có lẽ tay nghề tôi chưa tới, mặc dù làm y hệt chị cả nhưng mọi thứ vẫn không suôn sẻ lắm. Nhược Lan từ phía sau tiến đến trấn an tôi: “Cô hai đã đã rất cố gắng rồi, chỉ tại cậu không không biết thưởng thức thôi. Để chút nữa về nhà em ăn hết phần này.”
Tôi nghe chị Lan nói mà thầm cảm ơn trong lòng, ít ra bên cạnh tôi luôn có chị. Dù tôi tốt hay xấu, có làm chuyện điên rồ gì nữa thì chị ấy vẫn luôn ở cạnh cổ vũ tôi. Về nhà họ Huỳnh làm dâu, nếu không có chị Lan ở cạnh an ủi vỗ về chắc tôi đã tủi thân bỏ về nhà mẹ đẻ lâu rồi. Mặc dù trong lòng buồn lắm nhưng tôi vẫn cố gắng mỉm cười với Nhược Lan: “Em không sao đâu, lần đầu vô bếp dĩ nhiên không tránh khỏi việc thức ăn khó nuốt. Nhưng chị cứ chờ xem, mai mốt tay nghề em khá hơn, bảo đảm anh Cát không thể nào không khen em.”
Vậy là trưa đó, chúng tôi một chủ một tớ lại lỉnh kỉnh dắt nhau về. Giỏ thức ăn kia dĩ nhiên tôi đưa cho Nhược Lan xách rồi.
Đi được nửa đường tôi lại đổi ý, không muốn về nhà sớm. Dù gì đã đến Hải Đông này mấy tháng rồi nhưng tôi cũng chưa ra ngoài lần nào. Hẹn ngày không bằng đúng ngày, tôi kéo Nhược Lan đi lân la khắp chốn, tò mò quan sát mọi thứ diễn ra xung quanh mình.
Người ở Hải Đông có vẻ trắng hơn người Diễn Châu, sau khi quan sát một hồi lâu tôi rút ra kết luận đó. Tôi nhìn những cô gái trên đường, không khỏi trầm trồ ngưỡng mộ. Họ da trắng, tóc dài, mặt mũi thanh tú, cơ thể nở nang, mỗi bước đi đều thắm đẵm hương vị… hương vị gì nhỉ? Thôi tôi tạm gọi là hương vị thiếu nữ đi, tôi không thể ngưng dõi mắt theo bọn họ thì thử hỏi những người đàn ông kia làm sao có thể làm lơ.
Nhược Lan đi cạnh tôi, thỉnh thoảng lại khẽ hắng giọng: “Cô hai, nhìn người ta ít thôi, không khéo họ lại nghĩ cô có ý đồ nữa.”
Tôi cười trừ: “Chị này, hình như người ở đây đẹp hơn quê mình thì phải. Mấy cô gái vùng nay quả thật rất xinh đẹp. Không biết em ở đây vài năm thì có đẹp được như họ không?”
Nhược Lan cũng nhìn tôi cười trừ. Ừ thì tôi hiểu ý chị mà. Dáng người tôi nhỏ bé, đôi mắt tuy to nhưng chỉ có một mí, cặp mày nhạt nhạt, mũi không cao, điểm nhấn duy nhất có lẽ là đôi môi chúm chím như đánh son và gò má lúc nào cũng ửng hồng. Trước giờ người khác gặp tôi, chỉ thốt lên: “Đứa bé dễ thương quá” chứ tuyệt nhiên chưa có ai khen tôi rằng: “Cô gái này đẹp quá”. Nhiều khi tôi tủi thân lắm, nhưng mẹ hay an ủi tôi rằng sau khi làm lễ trưởng thành chắc chắn tôi sẽ đẹp hơn. Nhưng lễ trưởng thành đi qua, lễ thành hôn đi tới, bây giờ tôi an nhiên làm mợ ba nhà họ Huỳnh rồi mà vẫn chưa thấy mình đẹp hơn như lời mẹ nói tí nào.
Tôi cùng Nhược Lan đi đến nơi mà theo tôi là tinh túy của miền Hải Đông, chính là khu ăn uống trong chợ. Là vùng biển nên các loại tôm của cá mực không thiếu món nào. Đây là mực hấp gừng, kia là tôm nướng, đằng đó là ốc luộc sả…toàn những món ngon mà tôi thích. Hàng bánh thì nào là bánh chuối, bánh nếp, bánh chưng,… Tôi cùng Nhược Lan gom hết tiền mang theo trong người mua đủ loại bánh chất đầy cả chiếc giỏ Nhược Lan đang cầm. Thỉnh thoảng có những bà lão bán bánh hỏi tôi: “Nhìn cô lạ quá, cô là con gái nhà ai vùng này hay từ nơi khác đến?” Tôi cười trừ lấy lệ, không biết nói thật tôi là con dâu nhà họ Huỳnh thì có ảnh hưởng gì không, mà lỡ nói dối thì cũng ngại nên trả lời một câu chung chung: “Cháu mới dọn đến đây hơn một tháng thôi” rồi co giò chạy mất.
Tôi về đến nhà thì thấy có hai xe chất đầy hàng dựng trước cổng nhà, mọi người đang nhốn nháo chuyển đồ vào trong. Nào là lồng đèn, giấy đỏ, đôi liễn,… tôi ngớ người một hồi, mới sực nhớ hôm nay đã là cuối tháng bảy, còn nửa tháng nữa là đến trung thu. Vậy là tết tôi đón tết trung thu đầu tiên ở Hải Đông, trong lòng cảm thấy phấn khích vô cùng. Tôi chạy ùa vào trong, bất chấp Nhược Lan ở phía sau gọi theo í ới.
Vừa thấy dáng tôi vào trong, chị cả đã mắng: “Con bé này, chạy đâu mà gấp gáp dữ vậy. Lỡ té rồi làm sao?”
Tôi không sợ hãi mà còn vui vẻ hỏi: “Chị ơi, nhà mình đang chuẩn bị trung thu hả?”
Chị cả đang dở tay cắt giấy đỏ để dán lên lồng đèn, mỉm cười: “Ừm, năm nào nhà mình cũng tổ chức trung thu rất lớn, từ lúc cha mẹ còn sống đã như vậy rồi.”
“Giống nhà em quá, cha mẹ em năm nào cũng tổ chức trung thu.” Tôi luyên thuyên cùng chị cả “Chị cho em phụ với, mấy cái thủ công này em làm khá lắm.”
Nói rồi tôi ngay lập tức ngồi xuống cạnh chị cả, cùng chị cắt những hình thù cá chép, ngôi sao còn Nhược Lan cùng một số cô hầu khác thì quét bột hồ dán lên lồng đèn. Ngày hôm đó tôi ngồi đến tận khuya, lúc trở về phòng lưng cứng như có đá đè. Nhược Lan xoa xoa bóp bóp cho tôi, miệng liên tục nhắc về những khi còn ở Diễn Châu. Đêm đó tôi ngủ rất ngon, thậm chí còn mơ giấc mơ đẹp, trong mơ thấy tôi vẫn còn nhỏ, ngồi vào lòng cha cùng ăn ăn bánh trung thu và uống trà. Nhưng không hiểu sao sáng dậy trên gối lại có vệt nước mắt!
*
* *
Ngày hôm sau tôi vẫn phụ chị cả cắt dán giấy đỏ.
Ngày thứ ba đèn lồng được treo lên khắp nhà.
Ngày thứ tư không còn việc gì để làm, tôi chống cằm ngồi chờ thời gian trôi qua để mau đến trung thu.
Ngày thứ năm, chị cả thấy tôi không còn việc gì để làm bèn chỉ tôi làm bánh trung thu. Cắm cúi cả buổi sáng, đến trưa thành quả của tôi cũng ra đời. Dĩ nhiên anh Cát cũng sẽ có phần. Lần này tôi cẩn thận ăn thử trước khi đem đến cho anh. Cũng cuốc bộ giữa trưa, nhưng tôi không tự tay cầm giỏ bánh nữa. Tôi đưa Nhược Lan cầm, đợi gần đến xưởng dệt tôi mới nhận lại, đỏng đảnh xách vào xưởng. Mấy người thợ trong đó thấy tôi, nhận ra liền cúi đầu chào “Mợ ba”. Tôi thấy tâm trạng vui vẻ, lấy mấy đĩa bánh ra mời mọi người dùng. Lần này có sự nhúng tay của chị cả nên dĩ nhiên là ngon rồi. Nhưng tôi vẫn không thấy anh cả và chồng tôi đâu nên hỏi chú Thiệu quản đốc. Chú còn chưa kịp nuốt hết miếng bánh, ngạc nhiên nhìn tôi: “Sáng nay có người truyền tin về chuyến hàng chuyển lên kinh gặp vấn đề, ông chủ và cậu ba lên kinh gấp rồi.”
Chuyến hàng ở kinh đô gặp sự cố. Không biết sự cố đó là gì, có nghiêm trọng lắm không. Anh Cát mới học việc làm ăn của gia đình mà lại xảy ra chuyện như vậy, không biết có ảnh hưởng không. Tôi lững thững trở về, trong lòng không khỏi lo lắng.
Lúc tôi đi ngoài đường có một đoàn người đi ngang, làm huyên náo cả khu chợ. Tôi và Nhược Lan cũng nép vào hai bên vệ đường, chờ cho đến khi đoàn quân ấy đi qua hết mới đi tiếp về nhà được. Đoàn quân không đông lắm, chỉ khoảng vài trăm người, đi chừng nửa nén nhang đã biến mất theo hướng về kinh đô. Tôi tò mò hỏi tên tiểu nhị cũng đang đứng xem đoàn người cạnh tôi: “Anh trai à, anh có biết đoàn binh đó của ai không?”
Tên tiểu nhị vênh ngực lên, tỏ vẻ đầy hiểu biết giải thích cho tôi: “Đoàn binh đó là của Thái tử, mấy năm nay vẫn ở biên giới giữa nước ta với Chiêm Thành. Lần này có lẽ về cung để mừng thọ hoàng thượng”.
“Sao anh biết đó là của thái tử?” Tôi nghi hoặc hỏi hắn ta.
Hắn nhìn tôi vẻ bực dọc nhưng cũng trả lời: “Sao lại không biết. Thái tử mặc áo giáp có vân màu vàng. Đoàn binh đi theo người thì cột một mảnh vải màu xanh dương ở cổ. Một năm ngài đi ngang đây hai lần, lần thứ nhất là về mừng thọ hoàng thượng ngày hai mươi chín tháng bảy; lần thứ hai là là về trong dịp Tết nguyên đán. Mấy năm nay thông lệ điều như vậy, làm sao tôi lại không biết được.”
Tôi à ừ mấy tiếng như đã thông suốt vấn đề. Tên tiểu nhị dè biểu nhìn tôi: “Hỏi nhiều vậy, có vào quán ăn gì không?”
Tôi đâu có hỏi nhiều, chỉ là anh ta tự nói nhiều thôi. Nhưng tôi cũng khách sáo lắc đầu, dúi vào tay anh một cái bánh trung thu: “Tôi không ăn đâu, nhưng anh cầm lấy cái này ăn đi nhé!”
Nói xong tôi lập tức bỏ đi trong sự ngơ ngác của tên tiểu nhị.
Đoàn binh vừa qua khí thế thật hào hùng.
Tôi chợt nghĩ đến một người. Không biết anh ta có ở trong đoàn người đó hay không…
*
* *
Đúng như lời tên tiểu nhị nói, ngày hai mười chín tháng bảy là thọ của hoàng thượng. Những khúc vải đẹp nhất, dệt tỉ mỉ nhất nhà tôi chuyển vào cung là mừng thọ người. Tính ra thì hoàng thượng và tôi có coi như anh rể - em dâu cùng nhà hay không?
Trước đó anh cả gửi thư về, báo rằng trên đường vận chuyển có khoảng hai mươi khúc vải bị hư, may mà thủ kho ở kinh đô phát hiện báo sớm. Hai ngày sau đó, chị cả bận rộn đi đi lại lại giữa các kho vải của nhà tôi để chọn ra gần ba mươi khúc vải khác để thay thế chỗ vải hư hại đó. Tất cả hàng này là để mừng thọ hoàng thượng, may mà không chậm trễ.
Lúc nhận được thư thứ hai từ anh cả, chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Nguyên phi nói rằng hoàng thượng rất thích những thước lụa này, đặc biệt ân chuẩn cho cả gia đình tôi vào hoàng cung tham dự tết trung thu.
Còn năm ngày nữa là đến mười bốn, đường lên kinh cũng mất hai ngày đi xe ngựa, vậy nên chị cả và tôi chỉ còn ba ngày để chuẩn bị tất cả quần áo, vật dụng cần thiết. Lần này, nơi đến là hoàng cung chứ không phải tiệc tùng bình thường, nhà tôi lại là bên ngoại của Nguyên phi nên càng không thể qua loa sơ sài. Chị cả dắt tôi đến hiệu may nổi tiếng nhất Hải Đông, yêu cầu may gấp cho tôi và chị mỗi người hai bộ yếm đẹp nhất. Ngoài ra chị còn định ghé tiệm kim hoàn để mua trang sức, nhưng tôi nhớ ra lúc tôi xuất giá cha có chuẩn bị cho tôi tận hai rương trang sức, vừa có hàng trong nước, vừa có hàng của Đại Tống, Chiêm Thành. Tôi xởi lởi bày ra hết cho chị cả chọn. Chị ưng ý nhất là chuỗi ngọc trai nhập từ Đại Tống, tôi hào phóng tặng luôn, nhưng chị cũng trả lễ tôi bằng một miếng ngọc như ý hai mươi năm, tôi sợ chị ngại nên cũng nhận lấy.
Còn về phần tôi, tôi không quen đeo trang sức rườm rà, nhưng trên người nhất định phải có hoa tai và trâm cài tóc. Trong đó tôi đặc biệt thích đôi hoa tai ngọc bích cha tặng lúc tôi làm lễ trưởng thành. Tôi định đeo đôi hoa tai ấy trong ngày dự tiệc tại hoàng cung nhưng lục tung hết đống trang sức chỉ thấy còn lại một chiếc. Tôi bực mình gọi Nhược Lan vào hỏi: “Chị Lan, sao em không tìm thấy chiếc bông còn lại?”
Nhược Lan ngẩn ra nhìn tôi: “Cô à, lần trước về nhà, trong cái đêm trời sắp mưa cô đi ra ngoài, khi trở về chỉ còn một chiếc bông. Em hỏi chiếc kia đâu thì cô chỉ nói mất rồi. Sao bây giờ cô lại hỏi em?”
Tôi nhớ lại đêm hôm ấy, có khi nào hoa tai tôi rơi mất khi người ấy bế tôi lên?
Chúng tôi vẫn ở hai phòng khác nhau. Hằng ngày anh Cát theo anh cả ra các xưởng dệt, ruộng trồng dâu để học cách làm ăn. Tôi thì ở lại nhà, ngoan ngoãn tập tành nội trợ, quán xuyến chuyện gia đình cùng với chị cả. Có khi tôi và Cát gặp nhau ở buổi cơm chiều, có khi gặp nhau vào buổi tối lúc anh về nhà sớm… tổng lại, một tuần cũng không quá ba lần.
Nhược Lan ngày nào cũng càm ràm tôi về chuyện này. Chị ấy khuyên tôi nên chủ động nói chuyện cùng Cát để giảm dần khoảng cách giữa chúng tôi. Những khi như vậy tôi cũng chỉ cười xuề xòa: “Chị à, hôn nhân là chuyện cả đời chứ đâu phải một ngày một bữa. Em đây không gấp thì chị gấp gì.”
Nhưng không phải chỉ mình Nhược Lan quan tâm đến chuyện của tôi và Cát, chị cả cũng cực kỳ quan tâm đến chuyện này. Một hôm, trong lúc đang phụ chị làm bánh nếp, chị đề cập đến chuyện của tôi: “Chân à, chú ba vẫn chưa chịu dọn về phòng em sao?”
Tôi thật thà trả lời: “Chưa chị ạ, chắc anh ấy vẫn chưa quen với sự có mặt của em trong nhà này.” Nhưng tôi vẫn vẽ vời thêm lí do biện hộ Cát: “Nhưng anh ấy đi làm về khuya như vậy, tính em ngủ cũng không yên nên nếu nằm chung giường với em chắc anh ấy ngủ không ngon được đâu. Em thấy anh ở riêng vậy cũng tốt.”
Chị cả nghe tôi giãi bày, tức giận gõ gầu tôi: “Tốt gì mà tốt. Vợ chồng là phải ngủ chung, dù ban đầu không yêu nhau nhưng khi đã nằm cạnh nhau, quen hơi rồi sợ gì không phát sinh tình cảm. Đến lúc đó thậm chí bắt xa nhau một đêm thôi cũng chịu không nổi rồi.”
Tôi xoa xoa đầu, trêu chị cả: “Giống như anh cả và chị có đúng không?”
“Cái cô này..” Chị định gõ tôi thêm một cái nhưng tôi nhanh trí tránh kịp. Có lẽ chị nghĩ đến anh nên ánh mắt ngập tràn hạnh phúc, nhỏ nhẹ bảo tôi: “Trước sau gì thì hai đứa cũng phải nghĩ đến việc sinh con nối dõi cho nhà họ Huỳnh, đâu thể tránh mãi được. Nghe lời chị, chốc nữa bánh chín, đích thân em mang đến xưởng dệt cho chú ba một ít đi. Tình cảm vợ chồng phải bồi đắp từ những việc đơn giản nhất em ạ!”
Tôi nghe theo lời chị cả, bánh vừa chín tôi liền lựa đĩa đẹp nhất do đích thân tôi làm bỏ vào giỏ để mang đến cho Cát. Dọc đường Nhược Lan lẽo đẽo theo tôi, năn nỉ tôi đưa giỏ bánh cho chị ấy xách nhưng tôi nhất quyết không đưa. Phải cho anh Cát thấy tôi bõ công dưới trời nắng nóng đem bánh đến cho anh thì anh mới cảm động chứ.
Nhưng trái với dự tính của tôi, Cát đón tôi bằng một ánh mắt thăm dò: “Cô đến đây làm gì?”
Tôi không biết anh ấy có bị gì trong đầu không mà còn hỏi tôi câu đó. Rõ ràng tôi là mợ ba, tay bưng tay xách cái giỏ đồ ăn đi giữa trưa đến đây, chẳng lẽ lại cho tên Mười ăn. Nếu anh ngốc như vậy, hẳn anh cả chỉ anh làm ăn chắc khó khăn lắm. Nhưng gác qua chuyện đó, tôi giơ giỏ bánh ra trước mặt, cố gắng nặn ra nụ cười tươi như hoa đào mỗi độ xuân sang: “Anh à, em mang bánh đến cho anh nè.”
Huỳnh Cát ngạc nhiên nhìn tôi rồi chau mày: “Ai biểu cô làm mấy chuyện này. Mai mốt cứ giao cho Xuân Mai là được. Cô không cần đến đây nữa đâu.”
Tôi cười hề hề: “Hì, được rồi được rồi, mai mốt em không đến nữa. Nhưng lần này nể mặt em, anh ăn một cái đi.”
Cát càng từ chối tôi càng chịu khó dày mặt. Cuối cùng anh ấy cũng chịu đem bánh ra bàn để chuẩn bị ăn. Nhưng vừa mở nắp giỏ ra, anh đã đau khổ nhìn tôi: “Cô nói cái này là cái gì?”
“Bánh nếp” Tôi tự hào vỗ ngực: “Do chính tay em làm.”
“Cô lại đây nhìn thử xem cái này có phải bánh nếp hay không?” Cát chán nản đề nghị. Tôi cũng thật thà tiến lại gần nhìn vô… dường như có gì đó hiểu lầm. Rõ ràng lúc tôi lấy bánh từ trong xửng hấp chúng nhìn còn đẹp mắt lắm, nhưng không hiểu sao đem đến đây tất cả quện vào nhau như một mớ bòng bong không hình thù. Tôi đành nhìn Cát cười trừ: “Ừm… chỉ là hình thức thôi mà… trông nó xấu vậy thôi chứ ăn cũng được lắm. Em nếm thử rồi, anh cứ tin ở em.”
Lại một lần nữa Huỳnh Cát nể mặt tôi gấp một ít bánh nếp bỏ vào miệng, rồi nhanh chóng phun ra không một chút thương tình: “Nhà mình dư muối à? Tôi nuốt không nổi đâu, cô cứ giữ lại mà ăn đi.”
Nói rồi Cát trở lại làm việc, mặc tôi đứng đó với đĩa bánh thảm hại của mình. Có lẽ tay nghề tôi chưa tới, mặc dù làm y hệt chị cả nhưng mọi thứ vẫn không suôn sẻ lắm. Nhược Lan từ phía sau tiến đến trấn an tôi: “Cô hai đã đã rất cố gắng rồi, chỉ tại cậu không không biết thưởng thức thôi. Để chút nữa về nhà em ăn hết phần này.”
Tôi nghe chị Lan nói mà thầm cảm ơn trong lòng, ít ra bên cạnh tôi luôn có chị. Dù tôi tốt hay xấu, có làm chuyện điên rồ gì nữa thì chị ấy vẫn luôn ở cạnh cổ vũ tôi. Về nhà họ Huỳnh làm dâu, nếu không có chị Lan ở cạnh an ủi vỗ về chắc tôi đã tủi thân bỏ về nhà mẹ đẻ lâu rồi. Mặc dù trong lòng buồn lắm nhưng tôi vẫn cố gắng mỉm cười với Nhược Lan: “Em không sao đâu, lần đầu vô bếp dĩ nhiên không tránh khỏi việc thức ăn khó nuốt. Nhưng chị cứ chờ xem, mai mốt tay nghề em khá hơn, bảo đảm anh Cát không thể nào không khen em.”
Vậy là trưa đó, chúng tôi một chủ một tớ lại lỉnh kỉnh dắt nhau về. Giỏ thức ăn kia dĩ nhiên tôi đưa cho Nhược Lan xách rồi.
Đi được nửa đường tôi lại đổi ý, không muốn về nhà sớm. Dù gì đã đến Hải Đông này mấy tháng rồi nhưng tôi cũng chưa ra ngoài lần nào. Hẹn ngày không bằng đúng ngày, tôi kéo Nhược Lan đi lân la khắp chốn, tò mò quan sát mọi thứ diễn ra xung quanh mình.
Người ở Hải Đông có vẻ trắng hơn người Diễn Châu, sau khi quan sát một hồi lâu tôi rút ra kết luận đó. Tôi nhìn những cô gái trên đường, không khỏi trầm trồ ngưỡng mộ. Họ da trắng, tóc dài, mặt mũi thanh tú, cơ thể nở nang, mỗi bước đi đều thắm đẵm hương vị… hương vị gì nhỉ? Thôi tôi tạm gọi là hương vị thiếu nữ đi, tôi không thể ngưng dõi mắt theo bọn họ thì thử hỏi những người đàn ông kia làm sao có thể làm lơ.
Nhược Lan đi cạnh tôi, thỉnh thoảng lại khẽ hắng giọng: “Cô hai, nhìn người ta ít thôi, không khéo họ lại nghĩ cô có ý đồ nữa.”
Tôi cười trừ: “Chị này, hình như người ở đây đẹp hơn quê mình thì phải. Mấy cô gái vùng nay quả thật rất xinh đẹp. Không biết em ở đây vài năm thì có đẹp được như họ không?”
Nhược Lan cũng nhìn tôi cười trừ. Ừ thì tôi hiểu ý chị mà. Dáng người tôi nhỏ bé, đôi mắt tuy to nhưng chỉ có một mí, cặp mày nhạt nhạt, mũi không cao, điểm nhấn duy nhất có lẽ là đôi môi chúm chím như đánh son và gò má lúc nào cũng ửng hồng. Trước giờ người khác gặp tôi, chỉ thốt lên: “Đứa bé dễ thương quá” chứ tuyệt nhiên chưa có ai khen tôi rằng: “Cô gái này đẹp quá”. Nhiều khi tôi tủi thân lắm, nhưng mẹ hay an ủi tôi rằng sau khi làm lễ trưởng thành chắc chắn tôi sẽ đẹp hơn. Nhưng lễ trưởng thành đi qua, lễ thành hôn đi tới, bây giờ tôi an nhiên làm mợ ba nhà họ Huỳnh rồi mà vẫn chưa thấy mình đẹp hơn như lời mẹ nói tí nào.
Tôi cùng Nhược Lan đi đến nơi mà theo tôi là tinh túy của miền Hải Đông, chính là khu ăn uống trong chợ. Là vùng biển nên các loại tôm của cá mực không thiếu món nào. Đây là mực hấp gừng, kia là tôm nướng, đằng đó là ốc luộc sả…toàn những món ngon mà tôi thích. Hàng bánh thì nào là bánh chuối, bánh nếp, bánh chưng,… Tôi cùng Nhược Lan gom hết tiền mang theo trong người mua đủ loại bánh chất đầy cả chiếc giỏ Nhược Lan đang cầm. Thỉnh thoảng có những bà lão bán bánh hỏi tôi: “Nhìn cô lạ quá, cô là con gái nhà ai vùng này hay từ nơi khác đến?” Tôi cười trừ lấy lệ, không biết nói thật tôi là con dâu nhà họ Huỳnh thì có ảnh hưởng gì không, mà lỡ nói dối thì cũng ngại nên trả lời một câu chung chung: “Cháu mới dọn đến đây hơn một tháng thôi” rồi co giò chạy mất.
Tôi về đến nhà thì thấy có hai xe chất đầy hàng dựng trước cổng nhà, mọi người đang nhốn nháo chuyển đồ vào trong. Nào là lồng đèn, giấy đỏ, đôi liễn,… tôi ngớ người một hồi, mới sực nhớ hôm nay đã là cuối tháng bảy, còn nửa tháng nữa là đến trung thu. Vậy là tết tôi đón tết trung thu đầu tiên ở Hải Đông, trong lòng cảm thấy phấn khích vô cùng. Tôi chạy ùa vào trong, bất chấp Nhược Lan ở phía sau gọi theo í ới.
Vừa thấy dáng tôi vào trong, chị cả đã mắng: “Con bé này, chạy đâu mà gấp gáp dữ vậy. Lỡ té rồi làm sao?”
Tôi không sợ hãi mà còn vui vẻ hỏi: “Chị ơi, nhà mình đang chuẩn bị trung thu hả?”
Chị cả đang dở tay cắt giấy đỏ để dán lên lồng đèn, mỉm cười: “Ừm, năm nào nhà mình cũng tổ chức trung thu rất lớn, từ lúc cha mẹ còn sống đã như vậy rồi.”
“Giống nhà em quá, cha mẹ em năm nào cũng tổ chức trung thu.” Tôi luyên thuyên cùng chị cả “Chị cho em phụ với, mấy cái thủ công này em làm khá lắm.”
Nói rồi tôi ngay lập tức ngồi xuống cạnh chị cả, cùng chị cắt những hình thù cá chép, ngôi sao còn Nhược Lan cùng một số cô hầu khác thì quét bột hồ dán lên lồng đèn. Ngày hôm đó tôi ngồi đến tận khuya, lúc trở về phòng lưng cứng như có đá đè. Nhược Lan xoa xoa bóp bóp cho tôi, miệng liên tục nhắc về những khi còn ở Diễn Châu. Đêm đó tôi ngủ rất ngon, thậm chí còn mơ giấc mơ đẹp, trong mơ thấy tôi vẫn còn nhỏ, ngồi vào lòng cha cùng ăn ăn bánh trung thu và uống trà. Nhưng không hiểu sao sáng dậy trên gối lại có vệt nước mắt!
*
* *
Ngày hôm sau tôi vẫn phụ chị cả cắt dán giấy đỏ.
Ngày thứ ba đèn lồng được treo lên khắp nhà.
Ngày thứ tư không còn việc gì để làm, tôi chống cằm ngồi chờ thời gian trôi qua để mau đến trung thu.
Ngày thứ năm, chị cả thấy tôi không còn việc gì để làm bèn chỉ tôi làm bánh trung thu. Cắm cúi cả buổi sáng, đến trưa thành quả của tôi cũng ra đời. Dĩ nhiên anh Cát cũng sẽ có phần. Lần này tôi cẩn thận ăn thử trước khi đem đến cho anh. Cũng cuốc bộ giữa trưa, nhưng tôi không tự tay cầm giỏ bánh nữa. Tôi đưa Nhược Lan cầm, đợi gần đến xưởng dệt tôi mới nhận lại, đỏng đảnh xách vào xưởng. Mấy người thợ trong đó thấy tôi, nhận ra liền cúi đầu chào “Mợ ba”. Tôi thấy tâm trạng vui vẻ, lấy mấy đĩa bánh ra mời mọi người dùng. Lần này có sự nhúng tay của chị cả nên dĩ nhiên là ngon rồi. Nhưng tôi vẫn không thấy anh cả và chồng tôi đâu nên hỏi chú Thiệu quản đốc. Chú còn chưa kịp nuốt hết miếng bánh, ngạc nhiên nhìn tôi: “Sáng nay có người truyền tin về chuyến hàng chuyển lên kinh gặp vấn đề, ông chủ và cậu ba lên kinh gấp rồi.”
Chuyến hàng ở kinh đô gặp sự cố. Không biết sự cố đó là gì, có nghiêm trọng lắm không. Anh Cát mới học việc làm ăn của gia đình mà lại xảy ra chuyện như vậy, không biết có ảnh hưởng không. Tôi lững thững trở về, trong lòng không khỏi lo lắng.
Lúc tôi đi ngoài đường có một đoàn người đi ngang, làm huyên náo cả khu chợ. Tôi và Nhược Lan cũng nép vào hai bên vệ đường, chờ cho đến khi đoàn quân ấy đi qua hết mới đi tiếp về nhà được. Đoàn quân không đông lắm, chỉ khoảng vài trăm người, đi chừng nửa nén nhang đã biến mất theo hướng về kinh đô. Tôi tò mò hỏi tên tiểu nhị cũng đang đứng xem đoàn người cạnh tôi: “Anh trai à, anh có biết đoàn binh đó của ai không?”
Tên tiểu nhị vênh ngực lên, tỏ vẻ đầy hiểu biết giải thích cho tôi: “Đoàn binh đó là của Thái tử, mấy năm nay vẫn ở biên giới giữa nước ta với Chiêm Thành. Lần này có lẽ về cung để mừng thọ hoàng thượng”.
“Sao anh biết đó là của thái tử?” Tôi nghi hoặc hỏi hắn ta.
Hắn nhìn tôi vẻ bực dọc nhưng cũng trả lời: “Sao lại không biết. Thái tử mặc áo giáp có vân màu vàng. Đoàn binh đi theo người thì cột một mảnh vải màu xanh dương ở cổ. Một năm ngài đi ngang đây hai lần, lần thứ nhất là về mừng thọ hoàng thượng ngày hai mươi chín tháng bảy; lần thứ hai là là về trong dịp Tết nguyên đán. Mấy năm nay thông lệ điều như vậy, làm sao tôi lại không biết được.”
Tôi à ừ mấy tiếng như đã thông suốt vấn đề. Tên tiểu nhị dè biểu nhìn tôi: “Hỏi nhiều vậy, có vào quán ăn gì không?”
Tôi đâu có hỏi nhiều, chỉ là anh ta tự nói nhiều thôi. Nhưng tôi cũng khách sáo lắc đầu, dúi vào tay anh một cái bánh trung thu: “Tôi không ăn đâu, nhưng anh cầm lấy cái này ăn đi nhé!”
Nói xong tôi lập tức bỏ đi trong sự ngơ ngác của tên tiểu nhị.
Đoàn binh vừa qua khí thế thật hào hùng.
Tôi chợt nghĩ đến một người. Không biết anh ta có ở trong đoàn người đó hay không…
*
* *
Đúng như lời tên tiểu nhị nói, ngày hai mười chín tháng bảy là thọ của hoàng thượng. Những khúc vải đẹp nhất, dệt tỉ mỉ nhất nhà tôi chuyển vào cung là mừng thọ người. Tính ra thì hoàng thượng và tôi có coi như anh rể - em dâu cùng nhà hay không?
Trước đó anh cả gửi thư về, báo rằng trên đường vận chuyển có khoảng hai mươi khúc vải bị hư, may mà thủ kho ở kinh đô phát hiện báo sớm. Hai ngày sau đó, chị cả bận rộn đi đi lại lại giữa các kho vải của nhà tôi để chọn ra gần ba mươi khúc vải khác để thay thế chỗ vải hư hại đó. Tất cả hàng này là để mừng thọ hoàng thượng, may mà không chậm trễ.
Lúc nhận được thư thứ hai từ anh cả, chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Nguyên phi nói rằng hoàng thượng rất thích những thước lụa này, đặc biệt ân chuẩn cho cả gia đình tôi vào hoàng cung tham dự tết trung thu.
Còn năm ngày nữa là đến mười bốn, đường lên kinh cũng mất hai ngày đi xe ngựa, vậy nên chị cả và tôi chỉ còn ba ngày để chuẩn bị tất cả quần áo, vật dụng cần thiết. Lần này, nơi đến là hoàng cung chứ không phải tiệc tùng bình thường, nhà tôi lại là bên ngoại của Nguyên phi nên càng không thể qua loa sơ sài. Chị cả dắt tôi đến hiệu may nổi tiếng nhất Hải Đông, yêu cầu may gấp cho tôi và chị mỗi người hai bộ yếm đẹp nhất. Ngoài ra chị còn định ghé tiệm kim hoàn để mua trang sức, nhưng tôi nhớ ra lúc tôi xuất giá cha có chuẩn bị cho tôi tận hai rương trang sức, vừa có hàng trong nước, vừa có hàng của Đại Tống, Chiêm Thành. Tôi xởi lởi bày ra hết cho chị cả chọn. Chị ưng ý nhất là chuỗi ngọc trai nhập từ Đại Tống, tôi hào phóng tặng luôn, nhưng chị cũng trả lễ tôi bằng một miếng ngọc như ý hai mươi năm, tôi sợ chị ngại nên cũng nhận lấy.
Còn về phần tôi, tôi không quen đeo trang sức rườm rà, nhưng trên người nhất định phải có hoa tai và trâm cài tóc. Trong đó tôi đặc biệt thích đôi hoa tai ngọc bích cha tặng lúc tôi làm lễ trưởng thành. Tôi định đeo đôi hoa tai ấy trong ngày dự tiệc tại hoàng cung nhưng lục tung hết đống trang sức chỉ thấy còn lại một chiếc. Tôi bực mình gọi Nhược Lan vào hỏi: “Chị Lan, sao em không tìm thấy chiếc bông còn lại?”
Nhược Lan ngẩn ra nhìn tôi: “Cô à, lần trước về nhà, trong cái đêm trời sắp mưa cô đi ra ngoài, khi trở về chỉ còn một chiếc bông. Em hỏi chiếc kia đâu thì cô chỉ nói mất rồi. Sao bây giờ cô lại hỏi em?”
Tôi nhớ lại đêm hôm ấy, có khi nào hoa tai tôi rơi mất khi người ấy bế tôi lên?
Tác giả :
Búp Bê