Trần Chân
Chương 30: Trường tương tư
Lại thêm vài ngày nữa trôi qua. Tay chân tôi được tháo băng, các vết thương cũng đang kéo da non. Tôi hay ra ngoài sân ngồi một mình thẩn thờ. Đâu còn Nam hay đứng từ xa chẻ củi hay gánh nước. Anh ở nhà tôi chỉ vài tháng ngắn ngủi mà sao tôi có cảm giác anh đã tồn tại nơi đây từ rất lâu rồi.
Xuân Mai từ phòng Nam bước ra, trên tay còn ôm một đống đồ. Tôi ngó qua, phát hiện đó là quần áo trước đây Nam từng mặc nên lên tiếng: “Chị đem đồ anh Nam đi đâu đó?”
Xuân Mai tiến lại gần tôi, trả lời: “Thưa mợ, hôm nay xem như thất thứ hai của anh Nam. Em đêm đi đốt để anh ấy dưới kia có quần áo mặc.”
“Chị nói lảm nhảm gì vậy. Đến cả thi thể còn chưa tìm được thì sao chị dám bảo là anh ấy đã chết. Chị đặt hết đống đồ lên bàn cho tôi.”
Xuân Mai vâng lệnh, đặt hết tất cả lên bàn đá. Tôi từ từ ngó qua mọi thứ một lượt, phát hiện chiếc áo trước đây tôi vốn tặng Cát nhưng đã bị anh trả lại hôm trước. Tôi còn nhớ hôm đó đã kêu Xuân Mai đem đi bỏ, không ngờ bây giờ lại ở chỗ Nam.
Xuân Mai thấy tôi cứ nhìn áo ấy nên giải thích: “Hôm đó em từ phòng mợ bước ra lại gặp anh Nam ở cửa. Anh ấy biết chiếc áo này phải đem bỏ liền cảm thấy tiếc nên xin em. Em chưa xin phép mợ đã tự tiện quyết định, mong mợ thứ tội.”
Bây giờ tôi làm gì còn tâm trạng để mà trách cứ ai nữa chứ. Nếu tôi biết Nam cũng thích có áo mới như vậy, tôi đã mua vải may tặng anh một cái tặng anh. Chỉ trách bản thân mình, lúc anh ở bên cạnh sao quá đỗi vô tâm!
Tôi cầm chiếc áo lên, nâng niu như trong tay là cả một báu vật. Từ bên trong áo lại rơi ra chiếc khăn của phụ nữ. Tôi nhìn kỹ lại, cũng chính là chiếc khăn hôm chúng tôi đi tìm Tú Bình, tôi đã đưa cho anh lau mồ hôi. Chẳng lẽ anh ấy giữ bên mình từ đó đến giờ. Là anh giấu diếm quá lỹ hay là tôi vô tình? Anh dành tâm tư cho tôi nhiều như thế, tôi lại có hay biết gì đâu.
Tôi giữ lại áo và khăn, còn lại thì đưa hết cho Xuân Mai, bảo chị ấy: “Chị trả về chỗ của Nam đi. Tôi tin anh ấy nhất định còn sống, rồi sẽ có lúc quay về đây.”
Xuân Mai lưỡng lự đôi lúc rồi cũng nghe lời tôi. Chị ấy đi rồi, nơi đây lại chỉ còn tôi một mình. Tôi nhớ hình dáng của Nam lúc anh ấy làm việc. Nhớ cả những vết sẹo trên mặt anh gần như nhăn hết lại khi anh chau mày. Nếu bây giờ anh còn ở đây, nhất định anh sẽ kêu tôi về phòng để tránh gió lạnh. Những lúc ngồi ngoài sân thẩn thờ nghĩ đến Cát, tôi luôn có cảm giác có ánh mắt ai đó âm thầm theo dõi mình, phải chăng đó là Nam?
Từ lúc vắng Nam không đêm nào tôi ngủ mà khép lại cửa sổ. Tôi luôn có cảm giác một lúc nào đó, anh sẽ đứng ở nơi đó và mỉm cười với tôi, nói rằng anh đã quay về. Là người cũng được, là ma cũng được, miễn sao anh cho tôi thấy lại anh một lần là tôi mãn nguyện lắm rồi.
Giữa màn đêm tĩnh mịch, tiếng đàn tỳ bà của một thiếu phụ xa chồng ão não vang lên.
“Biện thủy lưu,
Tứ thủy lưu,
Lưu đáo qua Châu cổ độ đầu,
Ngô sơn điểm điểm sầu.
Tứ du du,
Hận du du,
Hận đáo quy thời phương thủy hưu,
Nguyệt minh nhân ý lâu.”
Người thiếu phụ xa chồng còn đàn khúc Tương tư để gửi nỗi nhớ nhung vào trong tiếng nhạc. Còn tôi, tôi nhớ Nam cách mấy cũng đâu thể thổ lộ cùng ai. Tôi cũng không biết anh đã ở trong lòng tôi tự bao giờ, cho đến lúc nhận ra cũng là khi phải nói lời vĩnh biệt…
*
* *
Giữa muôn trùng ão não cuối cùng cũng có một tin vui đến với tôi. Nhược Lan của tôi trở dạ.
Tôi vội vã chạy qua nhà chị ấy, lúc đến nơi thì thấy Hoàng phệ đang đứng trước cửa phòng, dáng vẻ nôn nóng cứ muốn xông vào bên trong.
Thấy tôi, ông ta vội vàng chạy lại, giọng điệu đầy lo lắng: “Cô đến hay quá, cô vào trong thử xem mọi chuyện thế nào. Nhược Lan đau bụng gần hai canh giờ rồi nhưng vẫn chưa thấy tin tức gì.”
Tôi nghe lời Hoàng phệ, định bước vào phòng xem thử thì cánh cửa đã mở ra. Nô tì của Nhược Lan mừng rỡ chạy lại báo tin cho ông chủ: “Chúc mừng ông chủ, bà chủ sinh đôi, gái trai đầy đủ.”
Trống ngực tôi đập liên hồi, cảm xúc hân hoan khó tả. Hoàng phệ cạnh bên thì vừa cười vừa khóc, tôi không biết thật ra ông ta đang khóc hay đang cười. Chúng tôi cùng nhau đi vào trong thăm Nhược Lan. Gương mặt chị ấy dù đầy vẻ mệt mỏi sau khi sinh con cũng không che giấu được niềm hạnh phúc. Hoàng phệ nắm lấy tay Nhược Lan, bật khóc: “Vất vả cho em rồi!”
Nhược Lan lấy tay lau nước mắt cho Hoàng phệ rồi nhìn tôi mỉm cười.
Mấy ngày sau đó hầu như tôi liên tục túc trực bên cạnh Nhược Lan, đến tối mới về nhà. Nhược Lan sau khi sinh con cũng không khác nào chị cả lúc trước, lúc nào mặt mày cũng hớn hở. Hoàng phệ đặt tên cho con trai là Hoàng Trọng Nghĩa, còn con gái là Hoàng Ngọc Hoa, ngụ ý con trai lớn lên xem trọng nghĩa khí còn con gái lớn lên xinh đẹp như ngọc như hoa. Nhược Lan ở bên cạnh tôi gần hai mươi năm, tôi lại chưa bao giờ thấy được vẻ mặt hạnh phúc của chị như lúc này.
Khi trở thành mẹ, phụ nữ sẽ thay đổi nhiều như vậy hay sao?
Tôi kể cho Nhược Lan nghe cách thức tôi thấy mẹ chị cả chăm sóc cho Thiên Quý lúc trước. Nhược Lan nhanh chóng tiếp thu hết, chăm sóc cho con chẳng khác nào một người mẹ kinh nghiệm đầy mình. Duy chỉ có lần này sinh đôi Nhược Lan không đủ sữa, Hoàng phệ đành phải ra ngoài tìm cho con thêm một vú nuôi.
Mùa đông ở Châu Lạng thật lạnh, bé con dù ở trong lồng sưởi như hai má vẫn ửng hồng lên trông thật đáng yêu. Tôi cả ngày ở bên cạnh Nhược Lan, chơi với cháu không biết mệt mỏi.
Nhược Lan nghỉ ngơi vài hôm đã đứng dậy đi tới đi lui được. Tuy vậy Hoàng phệ vẫn nhất nhất hạn chế chị ấy đi lại nhiều, sợ ảnh hưởng sức khỏe sau này. Trước nay tôi không tiếp xúc nhiều cặp vợ chồng, nhưng thấy anh chị cả và vợ chồng Nhược Lan, tôi không khỏi ngưỡng mộ.
Nhược Lan thấy tôi hằng ngày hầu như ở đây liền hỏi thăm: “Cô ở bên em suốt ngày như vậy, cậu ba không nói gì sao?”
Tôi lắc đầu: “Ảnh nói gì bây giờ. Đâu phải ảnh không biết chị em mình thân thiết đến cỡ nào..”
Nhược Lan gật gù không hỏi tiếp nữa. Giờ đây thời gian chị dành cho hai đứa con còn không đủ, làm sao có thể quan tâm quá sâu vào chuyện của tôi.
Bên ngoài những cây đào đang bắt đầu hé chòi nụ đầu tiên, báo hiệu một mùa xuân nữa sắp đến. Tôi năm nay cũng sắp mười sáu rồi sao?
Nhược Lan nhìn ra trời rồi lại hỏi tôi: “Khi nào cô và cậu về Hải Đông để ăn tết?”
“Vốn dĩ chúng em định giữa tháng chạp sẽ đi. Nhưng chị sinh như thế này nên em nghĩ lúc đó Cát sẽ đi trước, còn em sẽ xuất phát trễ hơn độ một tuần.”
“Sao cô không đi chung với cậu một lần cho tiện. Chuyện ở đây cũng đâu quan trọng lắm đâu.”
“Không quan trọng, chỉ là em muốn ở lại với hai đứa nhỏ này vài ngày chị ạ. Lần này về Hải Đông, chỉ sợ là sẽ ở luôn trong ấy không ra ngoài này nữa đâu.”
Tôi quên nói việc ấy với Nhược Lan. Chuyện đồng áng ở Châu Lạng này cũng đã đi vào ổn định. Lần này có thể chúng tôi sẽ ở luôn tại Hải Đông, quán xuyến tiếp công việc khác phụ anh chị cả. Còn việc ngoài này, nếu cần phải giải quyết thì chắc chỉ có mình Cát trở ra mà thôi. Nhược Lan nghe tôi nói mà khó tránh khỏi tâm trạng buồn bã. Tôi hôm đó cũng dùng hết lời lẽ để an ủi chị, còn hứa sẽ dịp sẽ ra đây thăm chị thường xuyên. Tôi hứa vậy thôi chứ không biết dịp ấy là cho đến khi nào.
Nhược Lan nghĩ ra gì đó, chợt nói với tôi: “Hay lần này cô tranh thủ về thăm ông bà chủ đi. Cũng gần hai năm rồi cô chưa về Diễn Đông với mọi người, chắc ông bà và cậu cả nhớ cô lắm.”
Những gì Nhược Lan nói cũng đúng với ý định của tôi. Ra khỏi tháng giêng, nhất định tôi phải xin anh cả cho về Diễn Châu thăm cha mẹ. Tôi đi làm vợ người ta, mệt mỏi quá rồi!
Giữa tháng chạp Cát phải quay về Hải Đông. Lúc ấy cũng chưa đến ngày đầy tháng của con Nhược Lan nên Cát quyết định đem quà biếu đến trước vài hôm. Vợ chồng Nhược Lan mỗi người bế một đứa ra chào, tôi thấy Cát có vẻ cũng vui lắm. Hoàng phệ hiếu khách, còn cẩn thận dặn nô bộc trong nhà chuẩn bị một bàn tiệc thật ngon để tiếp đãi Huỳnh Cát.
Chén vào chén ra, chẳng bao lâu hai người đàn ông đã say ngà ngà. Lúc này Hoàng phệ cũng không còn giữ lễ như khi tỉnh nữa, khoác vai Cát chẳng khác nào an hem thân mật: “Tôi nói cậu ba này…vợ chồng ở với nhau, ít nhất cũng nên có một mặt con để vui cửa vui nhà. Không là hôm nay, thì cậu định đợi đến khi nào nữa đây?”
Huỳnh Cát nghe xong, chép miệng: “Anh nói phải. Nếu không phải hôm nay thì còn đợi đến khi nào.”
Nhược Lan ngồi cạnh tôi sảng khoái bật cười, thỉnh thoảng còn tinh tế đá mắt với tôi một cái. Tôi ngượng ngùng đỏ mặt, không buồn trả lời chị ta. Cho đến khi Cát uống hết nổi, mới đứng dậy, tuyên bố ra về.
Hoàng phệ đỡ Cát lên xe ngựa, còn Nhược Lan đi bên cạnh tôi, thủ thỉ: “Khi hai người phát sinh chuyện đó với nhau rồi thì mọi lầm trước đây sẽ dễ dàng giải quyết. Cô còn nhớ những gì em đã chỉ cô không?”
Tôi đẩy nhẹ Nhược Lan ra, ngại ngùng gật đầu. Nhược Lan nói tiếp: “Tốt nhất là một lần trúng đích. Năm sau cho ra tiểu hài tử là mọi sự đều viên mãn.”
Nhược Lan chỉ toàn nói những lời lẽ khó nghe. Tôi phụng phịu bỏ mặc chị tiến về phía trước. Hoàng phệ đỡ tôi lên xe ngựa, mỉm cười đầy ngụ ý: “Chuyện giúp được tôi đã giúp. Còn lại phải dựa vào bản lãnh của cô rồi.”
Đến bây giờ tôi mới hiểu vì sao lại có câu “Nồi nào úp vung nấy”. Nhược Lan và Hoàng phệ quả không hổ danh là phu thê. Thì ra việc chuốt rượu Cát say cũng đều là toan tính của hai người. Tôi nhìn Cát gật gù trong xe mà không khỏi thở dài. Anh say đến mức không biết trời trăng gì, cả người nghiêng qua nghiêng lại. Gặp ngay ổ gà, xe ngựa tưng lên, đầu anh đánh cốp vào thành xe. Tôi thở dài chuyển qua ngồi cạnh anh, đặt đầu anh dựa vào vai tôi. Anh cảm nhận được sự êm êm, có vẻ ngủ ngon hơn.
Chẳng mấy chốc xe ngựa đã dừng lại cửa nhà, tôi dùng tay lay lay vai Cát: “Anh tỉnh lại đi, chúng ta tới nhà rồi.”
Cát mắt nhắm mắt mở chập choạng bước xuống xe. Mười chạy lại đỡ anh nhưng anh khoác tay đẩy hắn ra. Tôi tưởng anh định tự mình vào nhà, ai ngờ anh quay lại xe ngựa, vén màn ra, chìa một bàn tay về phía tôi: “Anh đỡ em!”
___________________
Trường Tương Tư
Bản dịch của Nguyễn Chí Viễn
Biện chạy mau,
Tứ Chảy mau,
Chảy tới châu Qua cổ độ đầu,
Non ngô điểm điểm sầu.
Nhớ rầu rầu,
Hận rầu rầu,
Hết hận khi nào gặp lại nhau,
Sáng trăng người tựa lầu.
Xuân Mai từ phòng Nam bước ra, trên tay còn ôm một đống đồ. Tôi ngó qua, phát hiện đó là quần áo trước đây Nam từng mặc nên lên tiếng: “Chị đem đồ anh Nam đi đâu đó?”
Xuân Mai tiến lại gần tôi, trả lời: “Thưa mợ, hôm nay xem như thất thứ hai của anh Nam. Em đêm đi đốt để anh ấy dưới kia có quần áo mặc.”
“Chị nói lảm nhảm gì vậy. Đến cả thi thể còn chưa tìm được thì sao chị dám bảo là anh ấy đã chết. Chị đặt hết đống đồ lên bàn cho tôi.”
Xuân Mai vâng lệnh, đặt hết tất cả lên bàn đá. Tôi từ từ ngó qua mọi thứ một lượt, phát hiện chiếc áo trước đây tôi vốn tặng Cát nhưng đã bị anh trả lại hôm trước. Tôi còn nhớ hôm đó đã kêu Xuân Mai đem đi bỏ, không ngờ bây giờ lại ở chỗ Nam.
Xuân Mai thấy tôi cứ nhìn áo ấy nên giải thích: “Hôm đó em từ phòng mợ bước ra lại gặp anh Nam ở cửa. Anh ấy biết chiếc áo này phải đem bỏ liền cảm thấy tiếc nên xin em. Em chưa xin phép mợ đã tự tiện quyết định, mong mợ thứ tội.”
Bây giờ tôi làm gì còn tâm trạng để mà trách cứ ai nữa chứ. Nếu tôi biết Nam cũng thích có áo mới như vậy, tôi đã mua vải may tặng anh một cái tặng anh. Chỉ trách bản thân mình, lúc anh ở bên cạnh sao quá đỗi vô tâm!
Tôi cầm chiếc áo lên, nâng niu như trong tay là cả một báu vật. Từ bên trong áo lại rơi ra chiếc khăn của phụ nữ. Tôi nhìn kỹ lại, cũng chính là chiếc khăn hôm chúng tôi đi tìm Tú Bình, tôi đã đưa cho anh lau mồ hôi. Chẳng lẽ anh ấy giữ bên mình từ đó đến giờ. Là anh giấu diếm quá lỹ hay là tôi vô tình? Anh dành tâm tư cho tôi nhiều như thế, tôi lại có hay biết gì đâu.
Tôi giữ lại áo và khăn, còn lại thì đưa hết cho Xuân Mai, bảo chị ấy: “Chị trả về chỗ của Nam đi. Tôi tin anh ấy nhất định còn sống, rồi sẽ có lúc quay về đây.”
Xuân Mai lưỡng lự đôi lúc rồi cũng nghe lời tôi. Chị ấy đi rồi, nơi đây lại chỉ còn tôi một mình. Tôi nhớ hình dáng của Nam lúc anh ấy làm việc. Nhớ cả những vết sẹo trên mặt anh gần như nhăn hết lại khi anh chau mày. Nếu bây giờ anh còn ở đây, nhất định anh sẽ kêu tôi về phòng để tránh gió lạnh. Những lúc ngồi ngoài sân thẩn thờ nghĩ đến Cát, tôi luôn có cảm giác có ánh mắt ai đó âm thầm theo dõi mình, phải chăng đó là Nam?
Từ lúc vắng Nam không đêm nào tôi ngủ mà khép lại cửa sổ. Tôi luôn có cảm giác một lúc nào đó, anh sẽ đứng ở nơi đó và mỉm cười với tôi, nói rằng anh đã quay về. Là người cũng được, là ma cũng được, miễn sao anh cho tôi thấy lại anh một lần là tôi mãn nguyện lắm rồi.
Giữa màn đêm tĩnh mịch, tiếng đàn tỳ bà của một thiếu phụ xa chồng ão não vang lên.
“Biện thủy lưu,
Tứ thủy lưu,
Lưu đáo qua Châu cổ độ đầu,
Ngô sơn điểm điểm sầu.
Tứ du du,
Hận du du,
Hận đáo quy thời phương thủy hưu,
Nguyệt minh nhân ý lâu.”
Người thiếu phụ xa chồng còn đàn khúc Tương tư để gửi nỗi nhớ nhung vào trong tiếng nhạc. Còn tôi, tôi nhớ Nam cách mấy cũng đâu thể thổ lộ cùng ai. Tôi cũng không biết anh đã ở trong lòng tôi tự bao giờ, cho đến lúc nhận ra cũng là khi phải nói lời vĩnh biệt…
*
* *
Giữa muôn trùng ão não cuối cùng cũng có một tin vui đến với tôi. Nhược Lan của tôi trở dạ.
Tôi vội vã chạy qua nhà chị ấy, lúc đến nơi thì thấy Hoàng phệ đang đứng trước cửa phòng, dáng vẻ nôn nóng cứ muốn xông vào bên trong.
Thấy tôi, ông ta vội vàng chạy lại, giọng điệu đầy lo lắng: “Cô đến hay quá, cô vào trong thử xem mọi chuyện thế nào. Nhược Lan đau bụng gần hai canh giờ rồi nhưng vẫn chưa thấy tin tức gì.”
Tôi nghe lời Hoàng phệ, định bước vào phòng xem thử thì cánh cửa đã mở ra. Nô tì của Nhược Lan mừng rỡ chạy lại báo tin cho ông chủ: “Chúc mừng ông chủ, bà chủ sinh đôi, gái trai đầy đủ.”
Trống ngực tôi đập liên hồi, cảm xúc hân hoan khó tả. Hoàng phệ cạnh bên thì vừa cười vừa khóc, tôi không biết thật ra ông ta đang khóc hay đang cười. Chúng tôi cùng nhau đi vào trong thăm Nhược Lan. Gương mặt chị ấy dù đầy vẻ mệt mỏi sau khi sinh con cũng không che giấu được niềm hạnh phúc. Hoàng phệ nắm lấy tay Nhược Lan, bật khóc: “Vất vả cho em rồi!”
Nhược Lan lấy tay lau nước mắt cho Hoàng phệ rồi nhìn tôi mỉm cười.
Mấy ngày sau đó hầu như tôi liên tục túc trực bên cạnh Nhược Lan, đến tối mới về nhà. Nhược Lan sau khi sinh con cũng không khác nào chị cả lúc trước, lúc nào mặt mày cũng hớn hở. Hoàng phệ đặt tên cho con trai là Hoàng Trọng Nghĩa, còn con gái là Hoàng Ngọc Hoa, ngụ ý con trai lớn lên xem trọng nghĩa khí còn con gái lớn lên xinh đẹp như ngọc như hoa. Nhược Lan ở bên cạnh tôi gần hai mươi năm, tôi lại chưa bao giờ thấy được vẻ mặt hạnh phúc của chị như lúc này.
Khi trở thành mẹ, phụ nữ sẽ thay đổi nhiều như vậy hay sao?
Tôi kể cho Nhược Lan nghe cách thức tôi thấy mẹ chị cả chăm sóc cho Thiên Quý lúc trước. Nhược Lan nhanh chóng tiếp thu hết, chăm sóc cho con chẳng khác nào một người mẹ kinh nghiệm đầy mình. Duy chỉ có lần này sinh đôi Nhược Lan không đủ sữa, Hoàng phệ đành phải ra ngoài tìm cho con thêm một vú nuôi.
Mùa đông ở Châu Lạng thật lạnh, bé con dù ở trong lồng sưởi như hai má vẫn ửng hồng lên trông thật đáng yêu. Tôi cả ngày ở bên cạnh Nhược Lan, chơi với cháu không biết mệt mỏi.
Nhược Lan nghỉ ngơi vài hôm đã đứng dậy đi tới đi lui được. Tuy vậy Hoàng phệ vẫn nhất nhất hạn chế chị ấy đi lại nhiều, sợ ảnh hưởng sức khỏe sau này. Trước nay tôi không tiếp xúc nhiều cặp vợ chồng, nhưng thấy anh chị cả và vợ chồng Nhược Lan, tôi không khỏi ngưỡng mộ.
Nhược Lan thấy tôi hằng ngày hầu như ở đây liền hỏi thăm: “Cô ở bên em suốt ngày như vậy, cậu ba không nói gì sao?”
Tôi lắc đầu: “Ảnh nói gì bây giờ. Đâu phải ảnh không biết chị em mình thân thiết đến cỡ nào..”
Nhược Lan gật gù không hỏi tiếp nữa. Giờ đây thời gian chị dành cho hai đứa con còn không đủ, làm sao có thể quan tâm quá sâu vào chuyện của tôi.
Bên ngoài những cây đào đang bắt đầu hé chòi nụ đầu tiên, báo hiệu một mùa xuân nữa sắp đến. Tôi năm nay cũng sắp mười sáu rồi sao?
Nhược Lan nhìn ra trời rồi lại hỏi tôi: “Khi nào cô và cậu về Hải Đông để ăn tết?”
“Vốn dĩ chúng em định giữa tháng chạp sẽ đi. Nhưng chị sinh như thế này nên em nghĩ lúc đó Cát sẽ đi trước, còn em sẽ xuất phát trễ hơn độ một tuần.”
“Sao cô không đi chung với cậu một lần cho tiện. Chuyện ở đây cũng đâu quan trọng lắm đâu.”
“Không quan trọng, chỉ là em muốn ở lại với hai đứa nhỏ này vài ngày chị ạ. Lần này về Hải Đông, chỉ sợ là sẽ ở luôn trong ấy không ra ngoài này nữa đâu.”
Tôi quên nói việc ấy với Nhược Lan. Chuyện đồng áng ở Châu Lạng này cũng đã đi vào ổn định. Lần này có thể chúng tôi sẽ ở luôn tại Hải Đông, quán xuyến tiếp công việc khác phụ anh chị cả. Còn việc ngoài này, nếu cần phải giải quyết thì chắc chỉ có mình Cát trở ra mà thôi. Nhược Lan nghe tôi nói mà khó tránh khỏi tâm trạng buồn bã. Tôi hôm đó cũng dùng hết lời lẽ để an ủi chị, còn hứa sẽ dịp sẽ ra đây thăm chị thường xuyên. Tôi hứa vậy thôi chứ không biết dịp ấy là cho đến khi nào.
Nhược Lan nghĩ ra gì đó, chợt nói với tôi: “Hay lần này cô tranh thủ về thăm ông bà chủ đi. Cũng gần hai năm rồi cô chưa về Diễn Đông với mọi người, chắc ông bà và cậu cả nhớ cô lắm.”
Những gì Nhược Lan nói cũng đúng với ý định của tôi. Ra khỏi tháng giêng, nhất định tôi phải xin anh cả cho về Diễn Châu thăm cha mẹ. Tôi đi làm vợ người ta, mệt mỏi quá rồi!
Giữa tháng chạp Cát phải quay về Hải Đông. Lúc ấy cũng chưa đến ngày đầy tháng của con Nhược Lan nên Cát quyết định đem quà biếu đến trước vài hôm. Vợ chồng Nhược Lan mỗi người bế một đứa ra chào, tôi thấy Cát có vẻ cũng vui lắm. Hoàng phệ hiếu khách, còn cẩn thận dặn nô bộc trong nhà chuẩn bị một bàn tiệc thật ngon để tiếp đãi Huỳnh Cát.
Chén vào chén ra, chẳng bao lâu hai người đàn ông đã say ngà ngà. Lúc này Hoàng phệ cũng không còn giữ lễ như khi tỉnh nữa, khoác vai Cát chẳng khác nào an hem thân mật: “Tôi nói cậu ba này…vợ chồng ở với nhau, ít nhất cũng nên có một mặt con để vui cửa vui nhà. Không là hôm nay, thì cậu định đợi đến khi nào nữa đây?”
Huỳnh Cát nghe xong, chép miệng: “Anh nói phải. Nếu không phải hôm nay thì còn đợi đến khi nào.”
Nhược Lan ngồi cạnh tôi sảng khoái bật cười, thỉnh thoảng còn tinh tế đá mắt với tôi một cái. Tôi ngượng ngùng đỏ mặt, không buồn trả lời chị ta. Cho đến khi Cát uống hết nổi, mới đứng dậy, tuyên bố ra về.
Hoàng phệ đỡ Cát lên xe ngựa, còn Nhược Lan đi bên cạnh tôi, thủ thỉ: “Khi hai người phát sinh chuyện đó với nhau rồi thì mọi lầm trước đây sẽ dễ dàng giải quyết. Cô còn nhớ những gì em đã chỉ cô không?”
Tôi đẩy nhẹ Nhược Lan ra, ngại ngùng gật đầu. Nhược Lan nói tiếp: “Tốt nhất là một lần trúng đích. Năm sau cho ra tiểu hài tử là mọi sự đều viên mãn.”
Nhược Lan chỉ toàn nói những lời lẽ khó nghe. Tôi phụng phịu bỏ mặc chị tiến về phía trước. Hoàng phệ đỡ tôi lên xe ngựa, mỉm cười đầy ngụ ý: “Chuyện giúp được tôi đã giúp. Còn lại phải dựa vào bản lãnh của cô rồi.”
Đến bây giờ tôi mới hiểu vì sao lại có câu “Nồi nào úp vung nấy”. Nhược Lan và Hoàng phệ quả không hổ danh là phu thê. Thì ra việc chuốt rượu Cát say cũng đều là toan tính của hai người. Tôi nhìn Cát gật gù trong xe mà không khỏi thở dài. Anh say đến mức không biết trời trăng gì, cả người nghiêng qua nghiêng lại. Gặp ngay ổ gà, xe ngựa tưng lên, đầu anh đánh cốp vào thành xe. Tôi thở dài chuyển qua ngồi cạnh anh, đặt đầu anh dựa vào vai tôi. Anh cảm nhận được sự êm êm, có vẻ ngủ ngon hơn.
Chẳng mấy chốc xe ngựa đã dừng lại cửa nhà, tôi dùng tay lay lay vai Cát: “Anh tỉnh lại đi, chúng ta tới nhà rồi.”
Cát mắt nhắm mắt mở chập choạng bước xuống xe. Mười chạy lại đỡ anh nhưng anh khoác tay đẩy hắn ra. Tôi tưởng anh định tự mình vào nhà, ai ngờ anh quay lại xe ngựa, vén màn ra, chìa một bàn tay về phía tôi: “Anh đỡ em!”
___________________
Trường Tương Tư
Bản dịch của Nguyễn Chí Viễn
Biện chạy mau,
Tứ Chảy mau,
Chảy tới châu Qua cổ độ đầu,
Non ngô điểm điểm sầu.
Nhớ rầu rầu,
Hận rầu rầu,
Hết hận khi nào gặp lại nhau,
Sáng trăng người tựa lầu.
Tác giả :
Búp Bê