Trăm Năm Cô Đơn
Chương 13
Trong những năm đầy náo loạn gần đây, Ucsula có rất ít thì giờ rảnh rỗi chăm lo cho Hôsê Accađiô học để trở thành Giáo hoàng. Khi cậu cần chuẩn bị gấp để đi thi, Mêmê, em gái cậu, lớn lên giữa tính nết hà khắc của Phecnanđa và tính tình chua ngoa của Amaranta, lúc đó cũng đã đến tuổi vào trường nữ tu để được rèn giũa thành một nghệ sĩ tiểu phong cầm. Ucsula rất băn khoăn nghi ngờ hiệu quả của các phương pháp dùng để rèn giũa tinh thần học hành trễ nải của vị Giáo hoàng tương lai, nhưng cụ không đổ lỗi cho tuổi già lẫn cẫn của mình hay cho con mắt mờ những đám mây phủ hầu như không để cho cụ nhận rõ được hình thù của sự vật, mà lại qui tội cho cái mà cụ cũng không xác định được chính xác nhưng hiểu nhầm nó với một sự tiêu phí thời gian ngày càng tăng. "Năm tháng bây giờ không còn giống như năm tháng trước kia", cụ thường hay nói như vậy mà cảm thấy công việc hàng ngày như tuột khỏi tầm tay mình. Cụ nghĩ: trước kia trẻ em chậm lớn hơn nhiều. Chỉ cần cụ nhớ lại quãng thời gian đủ để Hôsê Accađiô, đứa con cả của cụ, đi theo đám digan và mọi chuyện xảy ra trước khi cậu trở về người xăm loang lổ như một con rắn và nói năng như một nhà chiêm tinh học, và cả những chuyện xảy ra trong nhà trước khi Amaranta và Accađiô bỏ nói thổ ngữ của người Anhđiêng để học nói tiếng Tây Ban Nha; chỉ cần cụ nhớ lại những buổi chiều thanh thản rực rỡ nắng trong đó Hôsê Accađiô Buênđya đáng thương phải chịu đựng dưới bóng cây dẻ, và tất cả những gì cần phải bày tỏ sự tiếc thương trước cái chết của chồng mình trước khi người ta đưa về cho cụ một ngài đại tá Aurêlianô Buênđya đang hấp hối, mặc dù cụ đã qua bao nhiêu cuộc chiến tranh và bao nhiêu đau khổ vì ngài, thế mà cụ vẫn chưa tới năm mươi tuổi. Hồi trước, sau khi cả ngày ngồi làm những chiếc kẹo nặn hình con giống, cụ vẫn còn thời gian chăm sóc các con để nhìn vào tròng mắt những đứa trẻ mà biết chúng ốm đang cần có một lọ dầu. Trái lại bây giờ khi không có việc gì làm và với Hôsê Accađiô cưỡi trên lưng, cụ lang thang từ mờ sáng đến tận đêm khuya, cái loại thời giờ xấu này đã buộc cụ phải bỏ dở công việc. Thực ra là Ucsula cưỡng lại tuổi già ngay cả khi không còn nhớ được tuổi của mình và tập tễnh đi lại khắp nơi, và việc gì cụ cũng cố dự phần, rồi trêu chọc đám khách lạ bằng những câu hỏi đại loại như hồi chiến tranh có gửi ở nhà này một bức tượng thánh Hôsê bằng thạch cao để gia đình trông nom hộ trong mùa mưa hay không. Không ai biết đích xác cụ bị mù từ khi nào. Ngay cả những năm cuối đời khi cụ đã phải nằm liệt giường thì ai cũng tưởng cụ nằm liệt giường là vì già lão thôi, chứ không ai phát hiện được cụ đã bị mù. Cụ đã nhận thấy điều đó từ trước khi sinh Hôsê Accađiô. Thoạt tiên cụ tưởng đâu là mắt chỉ đau qua loa, bèn uống vụng rượu hổ cất và lấy mật ong nhỏ vào mắt, nhưng chẳng bao lâu cụ nhận thấy rằng mắt mình ngày càng mờ đi một cách vô phương cứu chữa đến nỗi cụ không bao giờ có được khái niệm rõ ràng về đèn điện, vì khi những bóng điện đầu tiên được mắc lên thì cụ chỉ còn cảm thấy một luồng sáng lờ mờ. Cụ không nói với ai bởi vì như vậy có nghĩa là công khai thừa nhận sự bất lực của mình. Cụ lặng lẽ học phân biệt khoảng cách các vật thể, giọng nói của từng người, để tiếp tục nhìn bằng trí nhớ khi mắt đã mờ hẳn. Về sau cụ đã bất ngờ phát hiện ra tác dụng của mùi vị giúp mình xác định các vật thể trong cảnh tối tăm mờ ảo còn tốt hơn cả hình khối và màu sắc, và chúng đã giúp cụ vĩnh viễn thoát khỏi mối nhục ăn báo cô. Trong bóng tối của căn phòng cụ có thể xâu kim và thùa được khuyết áo, và biết được khi nào thì xoong sữa sắp sôi. Cụ nhớ rõ ràng vị trí của từng đồ vật trong nhà tới mức chính cụ có lúc cũng quên rằng mình đã bị mù. Có một lần, Phecnanđa làm ầm ĩ cả nhà vì chiếc nhẫn cưới biến đâu mất, thế mà Ucsula lại tìm thấy trên một chiếc giá để đồ vật trong phòng ngủ của đám trẻ. Chả là trong khi mọi người đi lại lung tung khắp nhà, cụ căng bốn giác quan của mình lặng lẽ theo dõi họ để khỏi bị bất ngờ, nên sau một thời gian cụ phát hiện ra rằng mỗi người trong gia đình này ngày nào cũng giống như ngày nào, đều lặp đi lặp lại chính những lối đi ấy, chính những công việc ấy, thậm chí còn lặp lại những câu nói giống nhau vào cùng một giờ nhất định mà không hay biết gì. Chỉ khi nào họ không tuân theo cái đường mòn chi ly ấy thì mới có thể mất cái gì đó. Vậy nên khi nghe Phecnanđa hốt hoảng la lối là bị mất chiếc nhẫn thì Ucsula nhớ ra rằng việc khác thường duy nhất mà Phecnanđa làm hôm đó là đem những chiếc chiếu của lũ trẻ ra phơi vì Mêmê đêm trước bắt được một con rệp. Vì bọn trẻ cũng tham gia vào việc dọn dẹp, nên Ucsula nghĩ rằng Phecnanđa đã để chiếc nhẫn trên chiếc giá cao, nơi duy nhất chúng không với tới được. Trái lại, Phecnanđa chỉ quanh quẩn tìm kiếm theo những chỗ hàng ngày quen đi lại, mà không biết rằng việc tìm kiếm vật bị mất đã bị thói quen thường ngày cản trở, cho nên mới phải mất công đến thế.
Việc nuôi dạy Hôsê Accađiô đã giúp Ucsula theo sát những thay đổi nhỏ nhặt trong nhà vốn là công việc nặng nhọc đối với cụ Khi nhận biết là Amaranta đang mặc quần áo cho các thánh bày ở trong phòng ngủ, cụ bèn giả vờ như đang dạy cho chú bé học phân biệt các màu sắc khác nhau.
- Nào, xem nào, - cụ nói, - chút thử nói cho cụ xem Thánh Raphaen Accanhen mặc quần áo màu gì nào?
Bằng cách đó, chú bé sẽ nói cho cụ biết điều mà mắt cụ không nhìn thấy, và từ rất sớm trước khi chú bé đi học Ucsula đã có thể phân biệt được màu sắc khác nhau của y phục các thánh đặt ở trong phòng ngủ. Thỉnh thoảng cũng xảy ra những điều bất ngờ. Một buổi chiều Amaranta đang ngồi thêu ở hành lang bày những chậu thu hải đường, thì Ucsula đụng phải.
- Cha mẹ ơi, - Amaranta phản đối, - bà đi đứng ra làm sao thế.
- Chính cô, - Ucsula nói, - mới là người ngồi không phải chỗ.
Cụ nói đúng. Từ hôm đó cụ bắt đầu nhận thấy một điều chưa ai nhận ra, đó là việc mặt trời dần dần chuyển chỗ theo từng mùa trong một năm, do vậy những người thường ngồi ở hành lang cũng dần dần thay đổi chỗ ngồi mà chính họ không hề biết. Từ bữa đó, Ucsula chỉ cần nhớ ngày tháng để biết chính xác chỗ ngồi của Amaranta. Mặc dù tay cụ ngày càng run và chân cụ ngày càng như không nhấc lên được, nhưng chưa bao giờ người ta lại thấy hình bóng quen thuộc của cụ có mặt ở nhiều nơi trong cùng một lúc đến thế. Hầu như cụ còn nhanh nhẹn như lúc cai quản mọi công việc trong nhà. Tuy nhiên, trong nỗi cô đơn không dò thấu được của tuổi già, cụ vẫn minh mẫn để ý tới mọi sự thay đổi nhỏ nhặt nhất trong gia đình, vậy nên lần đầu tiên cụ nhận rõ những sự thật mà trước đây công việc đã không cho phép nhìn thấy. Vào thời gian cụ chuẩn bị cho Hôsê Accađiô đi thi, cụ đã tóm lược lại cuộc sống của gia đình từ ngày thành lập làng Macônđô, và đã hoàn toàn thay đổi ý kiến về đám con cháu của mình. Cụ nhận thấy không phải như mình tưởng vì cuộc chiến tàn bạo mà đại tá Aurêlianô Buênđya đã đánh mất tình cảm gia đình, mà thực ra ngài chưa hề yêu mến ai, ngay cả Rêmêđiôt - người vợ của ngài, hoặc vô khối các cô gái từng một đêm chăn gối với ngài, lại càng không thể nói ngài yêu các con ngài. Cụ nhận thấy rằng ngài đã tham gia nhiều cuộc chiến tranh như vậy không phải vì sự say mê lý tưởng như mọi người nghĩ, và ngài đã từ bỏ thắng lợi trông thấy cũng không phải chỉ vì mệt mỏi như thiên hạ nghĩ, mà chính là ngài đã thắng hoặc bại đều do một nguyên nhân: đích thị là thói kiêu ngạo đầy tội lỗi. Cụ đi đến kết luận rằng đứa con mà mình đẻ ra kia là một chàng trai bất lực trước tình yêu. Một đêm, khi còn hoài thai cụ đã nghe thấy nó khóc. Ðó là một tiếng than não nuột nghe thật rõ ràng đã làm Hôsê Accađiô Buênđya thức giấc bên cạnh và bỗng thấy vui vui khi nảy ra ý nghĩ rằng nó sẽ là người cọ tài nói giọng bụng. Những người khác đoán rằng nó sẽ là nhà tiên tri, trái lại, cụ rùng mình trước ý nghĩ sáng tỏ rằng cái tiếng gầm sâu lắng kia là dấu hiệu đầu tiên của cái đuôi lợn khủng khiếp, và cầu trời hãy để cho nó chết luôn từ trong bụng. Nhưng sự minh mẫn của tuổi già lại giúp cụ nhận ra rằng tiếng khóc của đứa trẻ trong bụng mẹ không phải là dấu hiệu của tài nói giọng bụng hay khả năng tiên tri, mà là dấu hiệu không lầm lẫn được của sự bất lực đối với tình yêu, và điều này cụ cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Cái điều đánh giá không tốt đẹp gì về đứa con trai bỗng gợi nên trong lòng cụ tất cả lòng thương cảm. Trái lại, Amaranta, mà sự cứng rắn trong tình cảm của bà làm cụ cảm thấy kinh hãi, mà sự chua ngoa được dồn tụ lại trong tình cảm của bà làm cụ cảm thấy chua xót, qua sự thử thách cuối cùng đã làm cho cụ thấy rõ bà là một phụ nữ hiền dịu chưa từng thấy. Cụ hiểu ra với một sự rõ ràng đáng tiếc rằng những sự dằn vặt vô lý đối với Piêtrô Crêspi không phải là do ý muốn trả thù như mọi người vẫn nghĩ, ngay cả sự giày vò dai dẳng làm thất vọng cuộc đời đại tá Hêrinênđô Mackêt cũng không phải là do nỗi đắng cay đau buồn của bà như thiên hạ vẫn tưởng, đúng ra cả hai việc đó đều là sự đấu tranh sống còn giữa một bên là tình yêu vô hạn độ và một bên là sự hèn yếu không gì thắng nổi, và cuối cùng thì nỗi sợ hãi vô lý mà Amaranta vốn có đã thắng chính trái tim bị vò xé của mình. Ðúng vào lúc ấy Ucsula bắt đầu gọi đến Rêbêca, nhắc đến bà với tình cảm thắm thiết vốn có nay được tăng thêm bởi sự hối hận muộn màng và sự khâm phục bất ngờ do hiểu rằng chỉ có bà Rêbêca, đứa con không bú sữa cụ mà trái lại lớn lên nhờ ăn đất, đất và vôi của bốn bức tường, là đứa con trong huyết quản không mang dòng máu của cụ nhưng lại mang một dòng máu của những người xa lạ mà nắm xương tàn của họ còn rền rĩ dưới mồ, chỉ có Rêbêca, người con gái có trái tim xao động, có cái dạ dày to, người duy nhất có lòng can đảm khôn cùng là người mà Ucsula từng mong mỏi cho dòng dõi nhà mình.
- Rêbêca, - cụ nói, lần lần tay trên tường, - cả nhà đối với con bất công biết bao!
Mọi người trong nhà cứ tưởng cụ lẩm cẩm, nhất là từ khi cụ đi lại lúc nào cũng giơ tay phải lên trời như là thánh Gabrien. Tuy nhiên, Phecnanđa nhận thấy một sự minh mẫn sáng suốt ẩn trong cái bóng đen của sự lẩm cẩm kia, chẳng hạn Ucsula có thể nói ngay không chút ngập ngừng số tiền cả nhà tiêu pha trong năm vừa qua. Amaranta đã có ý nghĩ như vậy vào một ngày nọ khi bà mẹ đang bưng nồi xúp trong bếp và mặc dù không hề biết là mọi người đang lắng nghe, cụ nói rằng chiếc cối xay ngô mua của những người digan đầu tiên, chiếc cối đã từng biến mất trước khi Hôsê Accađiô sáu mươi lăm lần lang thang vòng quanh khắp thế giới vẫn còn ở nhà Pila Tecnêra, người cũng đã sống ngót nghét trăm tuổi, nhưng còn khỏe và nhanh nhẹn. Mặc dù thân xác béo quá cỡ làm lũ trẻ phát khiếp cũng như xưa kia tiếng cười từng làm kinh hoàng đàn bồ câu, Pila Tecnêra không ngạc nhiên trước sự minh mẫn của Ucsula, bởi vì kinh nghiệm của chính bà lão bắt đầu cho thấy tuổi già có đầu óc sáng láng có thể còn đáng tin cậy hơn cả phép bói bài.
Tuy nhiên, khi Ucsula nhận thấy không đủ thời gian để củng cố lòng ham thích của Hôsê Accađiô, cụ đâm ra hốt hoảng sợ hãi. Cụ bắt đầu mắc sai lầm khi cố sức nhìn bằng mắt những gì bản năng vẫn cho phép mình nhìn kỹ hơn. Một buổi sáng cụ hất cả lọ mực vào đầu cậu bé, nghĩ rằng đó là lọ nước thánh. Vì cứ muốn nhúng tay vào hết mọi chuyện nên cụ đã gây nên nhiều sự va chạm đến nỗi cáu gắt lung tung, và cố sức thoát ra khỏi đám mây đen bao quanh mình như một chiếc áo thụng bằng mạng nhện. Chính lúc đó là khi cụ nghĩ rằng sự vụng về thô kệch của mình không phải là chiến thắng đầu tiên của tuổi già và bóng tối, mà là sự thất bại của thời gian. Cụ nghĩ rằng trước đây, khi Thượng đế với tháng năm chưa đặt chính những cái bẫy mà những người Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng vào lúc đo một thước vải lụa, thì mọi việc khác xa thế này. Ngày nay không những trẻ con lớn nhanh hơn, mà ngay cả tình cảm cũng biến chuyển một cách khác. Ngay sau khi Rêmêđiôt - Người đẹp về trời thì Phecnanđa chẳng ý tứ gì cứ làu bàu khắp nơi về chuyện nàng đã mang theo cả những chiếc chăn trải giường. Khi những anh em Aurêlianô vừa mới mồ yên mả đẹp thì Aurêlianô Sêgunđô lại đã mời đến đầy nhà những khách rượu say bí tỉ kéo đàn phong cầm, mở sâm banh lốp bốp như thể không có chuyện những con chiên của Chúa vừa mới lìa đời mà là những con chó vừa chết mà thôi, làm như thể ngôi nhà của những kẻ rồ dại từng làm nhức óc biết bao người và từng sản xuất không biết bao kẹo bánh nặn hình con giống kia đã được định sẵn để biến thành bãi rác chứa đầy bọn vô lại. Trong khi xếp đồ đạc vào chiếc rương cho Hôsê Accađiô và nhớ lại những điều đó, Ucsula tự hỏi phải chăng là mình nên chọn con đường về yên nghỉ nơi chín suối để người ta lèn chặt đất lên chiếc quan tài, và bấy giờ có thể hỏi Thượng đế mà chẳng sợ hãi gì xem thực sự Ngài có nghĩ rằng con người vốn sinh ra là dã thú để phải chịu bao đau đớn trớ trêu như vậy không. Hết câu hỏi này đến câu hỏi khác làm cụ dần dần mụ cả người và muốn nhảy ra múa may quay cuồng nói huyên thuyên như người ngoại quốc. Cuối cùng cụ muốn tự cho mình một khoảnh khắc nổi loạn, cái khoảnh khắc bao lần cụ khát khao và bao lần đã cam chịu để phục tùng lý trì, cụ muốn phóng uế vào tất cả và tuôn ra cho hết cái kho từ ngữ thô tục mà cụ đã phải quết nhịn trong cả một thế kỷ luôn luôn đấu dịu.
- Tiên sư cha nhà nó! - cụ rít lên.
Amaranta, bấy giờ đang bắt đầu xếp quần áo vào rương, tưởng rằng có con bò cạp vừa cắn cụ.
- Nó ở đâu? - bà vội vàng hỏi.
- Cái gì?
- Con bò cạp ấy. - Amaranta nói thêm.
Ucsula lấy ngón tay chỉ vào ngực mình:
- Nó ở đây, - cụ trả lời. - ở đây này?
Vào lúc hai giờ chiều một ngày thứ năm, Hôsê Accađiô đi thi. Có lẽ Ucsula thường vẫn nhớ đứa chút như cụ tưởng tượng ra khi tiễn nó đi, vẻ bình thản và nghiêm nghị, không bao giờ khóc thút thít, dẫu phải chịu ngột ngạt trong bộ quần áo nhung xanh với những chiếc cúc bằng đồng và sợi dây bạc đeo vào cổ. Cậu bé rời khỏi nhà ăn để lại mùi thơm dịu mát của thứ nước hoa Phloriđa mà cụ vẫn bôi lên đầu nó để có thể lần theo dấu vết của cậu ở trong nhà. Trong lúc cả nhà đang ăn bữa trưa tiễn biệt cậu, ai cũng giấu vẻ bôi rối bằng cách làm ra vẻ vui mừng, và khen ngợi quá lời những chuyện cười về cha Antôniô Isaben. Nhưng khi người ta mang chiếc rương bọc nhung có các góc bịt bạc đi thì cảnh đó giống như vừa khiêng ra khỏi nhà một chiếc quan tài. Người duy nhất không chịu tham gia vào cuộc tiễn đưa là đại tá Aurêlianô Buênđya.
- Ðây à cái trò vớ vẩn cuối cùng trong nhà còn thiếu, - ngài lẩm bẩm. - Một ông cha đạo!
Ba tháng sau, Aurêlianô Sêgunđô và Phecnanđa đưa Mêmê đến trưởng học và trở về mang theo chim đàn tiểu phong cầm đặt vào chỗ chiếc đàn pianô tự động. Hồi ấy, Amaranta bắt đầu khâu khăn liệm cho chính mình. Cơn sốt xung quanh chuyện trồng chuối đã giảm bớt. Những người dân vốn sinh trưởng ở Macônđô bị đám dân ngoại quốc dồn vào một khu, khó nhọc lắm mới giữ được những phương tiện ít ỏi ngày xưa, nhưng lại được khích lệ vì cảm nghĩ là họ đã sống sót sau một nạn đắm tàu. Khách khứa vẫn đến ăn trưa ở nhà, nhưng trên thực tế thì thói quen cũ đã không được lập lại cho mãi đến khi Công ty chuối cuốn gói đi ít năm sau đó. Tuy nhiên, cũng đã có những thay đổi cơ bản trong truyền thống hiếu khách của gia đình, bởi vì lúc ấy là khi Phecnanđa ra nắm tay hòm chìa khoá. Ucsula lùi vào bóng tối, còn Amaranta suốt ngày luẩn quẩn với những khăn tang và vải liệm, cho nên cái em gái học làm hoàng hậu nay được quyền tự do lựa chọn thực khách và áp đặt những qui định chặt chẽ học được của cha mẹ mình. Sự nghiêm khắc của Phecnanđa làm cho cả nhà giữ được những thói quen vốn có trong một làng đã bị xáo trộn bởi những thói hư tật xấu của đám ngoại bang từng bộc lộ trong việc tiêu xài xả láng những của cải kiếm được một cách dễ dàng. Bà nói không chút úp mở rằng người tốt là những người không có liên quan gì đến Công ty chuối. Ngay cả Hôsê Accađiô Sêgunđô, anh chồng bà, cũng không thoát khỏi tính khắc nghiệt đó, bởi vì một buổi mai ầm ĩ nọ, ông ta đã giết hết những con gà chọi tuyệt vời của mình và chuẩn bị vào làm đốc công trong Công ty chuối.
- Anh đừng có mà bước chân vào nhà này nữa nếu anh mang ghẻ của bọn ngoại quốc về đây. - Phecnanđa nói.
Kỉ cương trong nhà chặt chẽ đến nỗi Aurêlianô Sêgunđô chỉ cảm thấy thoải mái khi đến nhà Pêtra Côtêt. Trước hết với lý do để bớt gánh nặng cho bà vợ, ông chuyển những buổi liên hoan, dạ hội tới đó. Sau đấy, lại viện cớ đàn súc vật sinh sản ngày một giảm, ông cho chuyển cả chuồng bò, chuồng ngựa sang đó. Cuối cùng lấy lý do là ở nhà nhân tình mát mẻ hơn, ông chuyển văn phòng nhỏ của mình sang đó để lo việc buôn bán. Khi Phecnanđa biết rằng mình là một bà goá nhưng chồng mình lại chưa chết thì đã quá muộn để cho mọi chuyện trở lại như cũ.
Aurêlianô Sêgunđô hầu như chẳng ăn cơm ở nhà và những biểu hiện bề ngoài duy nhất mà ông cố giữ, tỉ như cái việc ngủ với vợ ở nhà đã không đủ sức để thuyết phục được ai. Vì sơ ý, một lần nọ ông đã ngủ lại với Pêtra Côtêt cho mãi đến sáng bạch. Khác với điều ông chờ đợi, Phecnanđa không hề trách móc, cũng không hề than thở gì, nhưng ngay trong ngày hôm đó bà sai người mang hai chiếc rương đựng quần áo của ông sang nhà nhân tình. Bà công khai sai đầy tớ khiêng những chiếc rương đi nghênh ngang giữa đường cho mọi người thấy vì nghĩ rằng làm thư vậy thì ông chồng lầm lạc sẽ không chịu được xấu hổ và sẽ ăn năn hối hận mà trở về. Nhưng cử chỉ anh hùng đó chỉ là một bằng chứng nữa cho thấy Phecnanđa đã không hiểu những tính cách của chồng mình mà cả đến những thuần phong mỹ tục của một làng vốn không hề giống như làng của bố mẹ bà, bởi vì mọi người trông thấy đám đầy tớ khiêng những chiếc rương đi đều nói rằng đó là kết cục tất nhiên của một câu chuyện ai cũng rõ.
Aurêlianô Sêgunđô cho mở tiệc tùng, ăn uống ba ngày liền mừng được tự do. Ðiều bất lợi lớn nhất đối với bà vợ là trong khi bà bắt đầu đi vào tuổi già với những bộ quần áo màu tối, những chiếc vòng hoa kiểu cổ, và sự hãnh diện không phải lối, thì ả thân tình hình như lại đang ở vào tuổi hồi xuân, lúc nào cũng ăn vận váy áo lụa mỏng màu sặc sỡ, và đôi mắt lúc nào cũng long lên rừng rực. Aurêlianô Sêgunđô lại lao vào ả với khí thế hừng hực của thời trẻ, như trước kia, khi Pêtra Côtêt, không phải do yêu ông mà vì nhầm ông với người anh em sinh đôi và hề là đã ngủ với cả hai người cùng một lúc, với ý nghĩ rằng thượng đế đã cho mình cái may mắn được có một người đàn ông lủ sức của hai người khì ăn nằm với mình. Dực tình được khơi ai mạnh mẽ đến nỗi đã hơn một lần họ nhìn vào mắt nhau khi lắp ăn cơm, và họ chẳng nói chẳng rằng chụp lồng bàn lên mâm ơm và kéo nhau vào buồng ngủ mà lịm đi trong cái đói và ái inh Bắt chước những gì đã nhìn thấy trong những chuyến đi vụng trộm với các ả làng chơi theo lối Pháp, Aurêlianô Sêgunđô sắm cho Pêtra Côtêt một chiếc giường có trướng rủ, treo rèm nhung lên các cửa sổ và lát trần và tường phòng ngủ bằng những tấm gương khổng lồ. Bấy giờ trông ông càng có vẻ nhậu nhẹt bê tha hơn. Từ các chuyến tàu thường đến vào lúc mười một giờ, ngày nào ông cũng nhận được những hòm sâm banh và rượu mạnh Brandy. Trên đường từ nhà ga trở về gặp ai ông cũng chèo kéo nhảy cho bằng được, dù cho đó là người cùng làng hay người nước ngoài, bất kể quen hay lạ, sang trọng hay nghèo hèn. Ðến cả ngài Brao, vốn chỉ lẩm bẩm bằng tiếng nước ngoài, cũng còn bị lôi cuốn bởi những điệu bộ hấp dẫn của Aurêlianô Sêgunđô, và nhiều lần đã rượu say bí tỉ ở nhà Pêtra Côtêt, đến mức những con chó becgiê Ðức dữ tợn thường theo ngài khắp nơi cũng nhảy theo những điệu hát xứ Têchxat mà ngài lẩm nhẩm chẳng ra kiểu cách gì theo kịp cây đàn phong cầm.
- Hỡi những con bò cái hãy giạng háng ra! - Aurêlianô Sêgunđô gào lên trong cảnh hỗn loạn của đêm hội. - Hãy giạng háng ra kẻo cuộc đời thật là ngắn ngủi?
Chưa bao giờ ông có bộ mặt phấn chấn đến như vậy, và mọi người cũng chẳng cần hơn thế, và đàn gia súc của ông sinh sản cũng chưa bao giờ nhiều đến thế. Bao nhiêu là bò, lợn, gà đem giết trong các buổi tiệc tùng triền miên không dứt, đến nỗi đất trong sân trở nên xám xỉn và nhầy nhụa những tiết. Sâm nhà trở thành nơi chất đống những xương xấu lòng ruột và đủ thứ cặn bã, và người ta đã phải đốt từng gói thuốc nổ suốt cả ngày để những đám diều, quạ khỏi móc cả mắt khách khứa. Aurêlianô Sêgunđô béo phì ra, lúc nào mặt cũng đỏ tía như gà chọi, đi đứng chậm chạp vì ăn khoẻ như Hôsê Accađiô sau khi đi lang thang khắp nơi trở về. Tài phàm ăn chưa từng có, sức tiêu xài xả láng ghê gớm và lòng hiếu khách có một không hai đã làm cho uy tín của ông vượt qua mọi bến bờ vùng đầm lầy, hấp dẫn những tay phàm ăn nhất trong vùng duyên hải. Những tay ăn cự phách từ khắp nơi đổ về tham gia những cuộc ă thi ăn kỳ quặc được tổ chức ở nhà Pêtra Côtêt. Aurêlianô Sêgunđô luôn luôn là người chiến thắng, cho tới một ngày thứ bảy bất hạnh khi xuất hiện Camila Xagastumê, một người đàn bà kỳ lạ nổi danh khắp nước với cái tên "Voi cái". Cuộc thi ăn kéo dài suốt từ thứ bảy cho đến sáng thứ ba. Trong hăm bốn giờ đầu sau khi đã ngốn hết một con cừu quay cùng với sắn, khoai và chuối rán, nốe một thùng rưỡi sâm banh, Aurêlianô Sêgunđô tin chắc mình sẽ thắng. Trông ông có vẻ phấn chấn, đầy sức sống so với nữ đối thủ lặng lẽ, có phong thái lão luyện hơn, nhưng vì thế ít xúc động hơn đối với đám công chúng đủ mọi hạng người đứng ngồi chật ních khắp nhà. Trong khi Aurêlỉanô Sêgunđô nhai nhồm nhoàm, ngấu nghiến vì háo hức trước thắng lợi thì "Voi cái" xắt những miếng thịt với tài nghệ của một bác sĩ ngoại khoa và ăn chậm rãi, thậm chí còn thưởng thức sự thú vị trong khi ăn. Ðó là một người đàn bà cao lớn, béo khoẻ, nhưng vẻ dịu dàng của phụ nữ vẫn át đi cái phì lộn khổng lồ của thân hình. Nàng có bộ mặt đẹp, đôi bàn tay thon thả được chăm chút và một vẻ hấp dẫn ghê gớm làm cho Aurêlianô Sêgunđô khi trông thấy nàng bước vào đã nói nhỏ rằng ông thích thi đấu với nàng trên giường hơn là trên bàn ăn. Về sau khi thấy nàng lịch sự ăn chiếc đùi cừu, ông bình phẩm một cách nghiêm chỉnh rằng loại "Voi cái" lịch thiệp, hấp dẫn và chơi không biết chán kia có lẽ là một loại đàn bà lý tưởng. Ông đã không lầm: cái danh tiếng dữ tợn như chim ưng mà trước đây người ta gán cho "Voi cái" hoàn toàn không có cơ sở. Nàng không phải là cái cối xay thịt, cũng không phải là người đàn bà có râu trong gánh xiếc Hy Lạp như người ta vẫn nói, nàng là giám đốc một trường nhạc. Nàng bắt đầu học ăn khi đã là người mẹ trong gia đình đi tìm phương kế sao cho các con được ăn uống tốt hơn, và không phải bằng cách kích thích giả tạo mà bằng sự bình tĩnh tuyệt đối của tinh thần. Lý thuyết của nàng, được chứng tỏ trong thực tế, dựa trên nguyên tắc cho rằng người nào hoàn toàn thoải mái về mặt ý thức thì có thể ăn không ngừng cho tới khi mệt không sao ăn được nữa. Tức là vì lý do tinh thần, chứ không phải lòng ham mê thể thao đã làm cho nàng bỏ nhà trường và gia đình để đi thi tài với một người đàn ông nổi tiếng khắp nước là người có tài ăn khoẻ nhưng không theo một nguyên tắc nào. Ngay từ khi mới gặp, nàng đã nhận thấy rằng Aurêlianô Sêgunđô sẽ thua vì tính cách của ông chứ không phải vì cái dạ dày. Hết đêm đầu tiên, trong khi nàng thản nhiên như không thì Aurêlianô Sêgunđô hầu như mệt mỏi vì cười nói luôn miệng. Họ đi ngủ trong bốn giờ. Khi tỉnh dậy, mỗi người uống bốn mươi quả cam vắt nước, tám lít cà phê và ba mươi quả trứng sống. Hết đêm thứ hai, sau nhiều giờ không ngủ và sau khi đã ăn hết hai con lợn, một buồng chuối, uống bốn thùng sâm banh, nàng cảm thấy hình như Aurêlianô Sêgunđô cũng đã phát hiện ra phương pháp của mình, nhưng lại đi theo con đường ngu ngốc dưới sự hướng dẫn của một thái độ vô trách nhiệm hoàn toàn. Ðó là người đàn ông nguy hiểm hơn là nàng nghĩ. Mặc dù vậy, khi Pêtra Côtêt mang ra thêm hai chú gà tây quay thì Aurêlianô Sêgunđô cũng sắp sửa đứt mạch máu.
- Nếu ông không thể ăn nữa thì thôi, - nàng nói, - chúng ta sẽ nhận hoà.
Nàng nói chân thành và hiểu rằng mình cũng không thể ăn thêm miếng nào nữa và vì lương tâm cắn rứt trước việc làm cho đối thủ đi nhanh tới chỗ chết. Nhưng Aurêlianô Sêgunđô lại coi đó là lời thách thức mới và tiếp tục nhai món gà tây cho tới khi vượt quá xa cái khả năng ăn kinh khủng của ông. Ông lăn ra ngất đi. Ông ngã gục mặt xuống đĩa xương, sùi bọt mép, thở phì phì trong cơn hấp hối. Ðầu óc tối sầm, ông cảm thấy như mình bị ném từ trên tháp cao xuống một cái vực không đáy, và trong khoảnh khắc minh mẫn còn sót lại, ông nhận ra rằng thần chết đang đến với ông khi kết thúc cú rơi kéo dài vô tận này.
- Hãy đem ta về với Phecnanđa - ông chỉ còn kịp nói lời trăng trối cuối cùng.
Những người bạn đưa ông về đến nhà, đều nghĩ rằng ông đã giữ lời hứa với vợ là không chết trên giường của nhân tình.
Pêtra Côtêt đã đánh xi đôi ủng mà ông muốn mang khi nằm trong quan tài, và đang tìm người mang đi thì có người đến cho hay rằng Aurêlianô Sêgunđô đã qua khỏi cơn nguy hiểm. Quả nhiên, ông lại bình phục sau gần một tuần, và mười lăm ngày sau đó đã lại tổ chức một bữa tiệc linh đình mừng được cải tử hoàn sinh. Ông tiếp tục đến ở nhà Pêtra Côtêt, nhưng ngày nào ông cũng về thăm Phecnanđa và thỉnh thoảng ở lại ăn cơm với gia đình, giống như thể định mệnh đã thay đổi tình huống, đặt ông vào vị trí là chồng của nhân tình và là nhân tình của người vợ đích thực vậy.
Ðó cũng là một điều nhẹ nhõm đối với Phecnanđa. Trong cảnh chán chường bị bỏ rơi, trò giải trí duy nhất của bà là dạo những bản nhạc trên cây đàn tiểu phong cầm vào giờ nghỉ trưa và đọc thư của các con. Trong những bức thư chi tiết gửi cho chúng đều đặn mười lăm ngày một lần, không có một dòng nào là sự thật. Bà giấu giếm nỗi đau khổ của mình. Bà không cho chúng biết nỗi buồn của một ngôi nhà mà mặc dù có những bóng đèn chiếu trên những chậu thu hải đường, mặc dù có cái ngột ngạt của các buổi chiều, mặc dù có những loạt pháo hội hè từ ngoài đường vọng vào, nó vẫn ngày càng giống với ngôi nhà thời thuộc địa của cha mẹ bà. Phecnanđa lững lỡ đi lại giữa ba bóng ma sống và một bóng ma đã chết của Hôsê Accađiô Buênđya, cái bóng ma này thỉnh thoảng lại tới ngồi chăm cllú trước cửa phòng trong lúc bà chơi cây đàn tiểu phong cầm. Ðại tá Aurêlianô Buênđya là một cái bóng. Từ cái lần cuối cùng ngài ra phố để cùng với đại tá Hêrinênđô Mackêt trù liệu một cuộc chiến tranh không tương lai, hầu như ngài không ra khỏi buồng ngoại trừ việc đi tiểu tiện dưới gốc cây dẻ. Ngài cũng không tiếp ai ngoài bác phó cạo thường tới ba tuần một lần. Ngài nhấm nháp bất cứ thứ gì mà Ucsula mang cho mỗi ngày một lần, và mặc dù vẫn tiếp tức say sưa làm những con cá vàng như cũ, nhưng ngài không bán nữa khi biết rằng thiên hạ không mua không để làm đồ trang sức mà để làm di vật lịch sử. Ngài cũng đem tất cả những con búp bê của Rêmêđiôt, mặc dù chúng vẫn được trang trí trong phòng ngủ từ ngày ngài cười vợ, ra ngoài sân chất thành đống rồi châm lửa đốt. Ucsula vốn cảnh giác nên nhận ra được những việc làm của con trai, nhưng cũng không ngăn cản được ngài.
- Sao tim mày sắt đá thế? - cụ hỏi.
- Ðây không phải là chuyện trái tim? - ngài nói. - Trong phòng đầy những gián là gián.
Amaranta vẫn khâu đồ liệm của mình. Phecnanđa không hiểu vì sao bà trẻ vẫn thường viết thư cho Mêmê, còn gửi cả quà cho nó, trái lại thậm chí không hề nói tới Hôsê Accađiô. "Ðến chết không cũng chẳng hiểu tại sao", Amaranta trả lời khi Phecnanđa hỏi qua Ucsula, và câu trả lời ấy đã để lại trong tim bà một ẩn số không bao giờ được làm sáng tỏ. Amaranta người cao dong dỏng, vẻ đĩnh đạc, lúc nào cũng ăn mặc đường hoàng, với một thái độ cao nhã trước thời gian và những kỷ niệm đắng cay. Amaranta dường như mang trên trán dấu chữ thập tro trinh tiết. Thực ra thì bà mang dấu thánh trên tay, trên dải băng đen mà cả khi đi ngủ bà vẫn mang theo, và đó là dải băng do bà tự giặt và là lấy. Suốt đời bà lúc nào cũng khâu vá khăn tang, vải liệm. Có thể nói rằng ban ngày bà khâu, ban đêm lại tháo ra, và bằng cách ấy không phải bà muốn đánh bại sự cô đơn, mà hoàn toàn ngược lại, bà muốn duy trì nó.
Lo lắng lớn nhất của Phecnanđa trong những năm bị bỏ rơi là nếu Mêmê về nghỉ những mùa hè đầu tiên mà lại không gặp Aurêlianô Sêgunđô ở nhà thì sao? Câu chuyện chết hụt vì ăn no đã kết thúc nỗi lo sợ đó. Khi Mêmê trở về, bố mẹ cô đã thoả quận với nhau không những để cho cô gái tin rằng Aurelianô Sêgunđô vẫn là người chồng thuần hậu của mẹ cô mà còn để cho cô gái không cảm thấy nỗi buồn tẻ trong nhà. Năm nào cũng vậy, Aurêlianô Sêgunđô đóng vai người cha mẫu mực trong vòng hai tháng. Ông bày ra các buổi vui chơi có kem và ánh ngọt cùng với tiếng đàn rộn rã của cô sinh viên hồ hởi và hiếu động. Tính cách của cô từ lúc đó đã rõ ràng không giống mẹ mấy. Có lẽ đó chỉ là hình bóng của Amaranta khi còn chưa giết mùi cay đắng và lúc nào cũng nhảy nhót múa hát làm ồn nhà cửa vào những năm bà mười hai hay mười bốn tuổi, tức là trước khi những khát khao thầm kín đối với Piêtrô Crêspi đã làm thay đổi hẳn chiều hướng của trái tim. Nhưng khác với Amaranta, khác với tất cả mọi người, Mêmê chưa thể hiện dấu iệu cô đơn của gia đình, dường như cô hoàn toàn hoà hợp với thế giới ngay cả khi cô ngồi một mình trong phòng khách luyện đàn một cách hết sức chăm chỉ. Rõ ràng là cô thích thú với ngôi nhà, vì cả năm cô mong ngóng cái hồ hởi của đám trẻ đón mình về và cô cũng không khác cha ở cái thiên hướng thích vui chơi và lòng hiếu khách lạ thường. Dấu hiệu đầu tiên của sự kế thừa di hại đó được lộ ra vào mùa hè thứ ba, khi Mêmê trở về với bốn bà xơ và sáu mươi tám cô bạn cùng lớp. Cô tự nhiên nảy ra nghĩ mời họ về nhà chơi một tuần và chẳng báo trước gì hết.
- Thế có khổ không - Phecnanđa than thở. - Cái con bé này cũng gớm ghiếc hệt như bố nó ở nhà đã phải đi mượn giường, mượn võng của hàng xóm, ắp xếp làm chín đợt ăn cơm, định giờ vào nhà tắm và kiếm cho được bốn mươi chiếc ghế dựa để cho các cô gái mặc đồng phục anh đi giày con trai không nhảy nhót suốt ngày khắp nhà. Lời mời đã biến thành một thất bại, bởi vì các cô học trò ồn ào vừa ăn sáng xong thì lại đã bắt đầu ăn trưa theo từng đợt, và lại tiếp tục ăn bữa tối, và trong suốt cả tuần chỉ đi chơi được có một buổi. Tối đến, các bà xơ mệt phờ, không còn sức đâu mà đi lại, chứ đừng nói gì đến hò hét những mệnh lệnh trong khi đám nữ sinh trẻ không hề biết mệt mỏi vẫn hát ầm ĩ ở ngoài sân. Một bận, đám con gái tí nữa thì đạp cả lên cụ Ucsula vốn cứ muốn làm một việc gì đó chính ngay ở chỗ cụ không thể làm được. Lại một hôm khác các bà xơ làm um lên về chuyện ngài đại tá Aurêlianô Buênđya đứng đái ngay dưới gốc dẻ chẳng thèm để ý đến các cô gái đang tụ tập ở sân. Amaranta suýt nữa thì làm mọi người phát hoảng, vì một bà xơ bước vào bếp lúc bà đang tra muối vào nồi súp, và câu hỏi duy nhất mà người nữ tu sĩ kia bật ra là cái nắm bột tràng đó là thứ gì. "Thạch tín đấy", Amaranta trả lời.
Cái đêm mới đến, các cô gái đã làm ồn ào lên vì chuyện đi vào nhà vệ sinh trước lúc đi ngủ, thế mà mãi đến một giờ sáng vẫn còn có người đứng chờ ngoài nhà tiểu. Phecnanđa bèn mua bảy mươi hai chiếc bô, nhưng việc đó chỉ làm cho câu chuyện phức tạp vào ban đêm được chuyển sang buổi sáng, bởi vì từ lúc rạng đông các cô gái đã xếp hàng trước nhà vệ sinh mỗi người cầm bô của mình để đến lượt rửa bô. Mặc dù có vài cô bị sốt và mấy cô bị muỗi đốt mẩn ngứa, hầu hết các cô gái đều tỏ rõ sức chịu đựng vững vàng trước những khó khăn ghê gớm nhất, và ngay cả vào những giờ nóng bức nhất, các cô vẫn ríu rít ngoài vườn. Cuối cùng khi các cô đã ra đi thì các bồn hoa đều tan hoang, đồ đạc gãy vỡ lung tung và tường nhà đầy những hình vẽ và chữ viết, nhưng Phecnanđa tha thứ cho mọi sự đổ vỡ để đổi lấy cái nhẹ nhõm khi họ ra đi. Bà đem trả giường, ghế và đem cất bảy mươi hai chiếc bô vào phòng của Menkyađêt. Căn phòng bỏ không vốn trước đây là của con người mang cuộc sống tinh thần của cả nhà, từ đó trở đi được gọi là phòng để bô. Ðối với đại tá Aurêlianô Buênđya, đó là cái tên đúng nhất, bởi vì trong khi mọi người vẫn thán phục trước việc căn buồng của Menkyađêt không bị hư hại và chẳng có bụi bặm gì thì ngài lại thấy nó biến thành một cái chuồng phân. Dù sao vấn đề ai đúng ai sai đối với ngài cũng không quan trọng. Sở dĩ ngài biết được số phận của căn buồng là vì Phecnanđa cứ đi lại làm cản trở công việc của ngài suốt cả một buổi chiều để xếp mấy chục chiếc bô vào đó.
Vào những ngày ấy, lại thấy Hôsê Accađiô Sêgunđô có mặt ở nhà. Ông ta bước đi vội vã ngoài hành lang, chẳng chào hỏi ai, và ngồi lì trong xưởng nói chuyện với đại tá. Dù không nhìn thấy ông, nhưng Ucsula chỉ nghe tiếng gót giày nện của thầy cai là đủ để cụ ngạc nhiên nhận thấy cái khoảng cách không gì cứu vãn được đã ngăn chia giữa ông và gia đình, ngay cả với người anh em sinh đôi ngày bé vẫn cùng chơi trò trốn tìm ngây thơ và nay thì chẳng còn lại nét nào giống nhau. Ông dong dỏng cao, trịnh trọng, vẻ trầm tư, buồn buồn và trên gương mặt xanh xao để lộ một tia sáng thê thảm. Ðó là người đàn ông giống Santa Sôphia đê la Piêđat, bà mẹ ông hơn cả. Ucsula đã đổ tội cho ý hướng muốn quên ông đi khi bàn chuyện nhà chuyện cửa, nhưng khi cụ cảm thấy ông một lần nữa lại có mặt ở nhà và nhận ra rằng ngài đại tá tiếp ông trong nhiều giờ ngay tại xưởng kim hoàn của ngài, thì cụ lập tức kiểm lại những ký ức xa xưa của mình rồi càng khẳng định hơn nữa mềm tin cho rằng vào một thời điểm nào đó của tuổi thơ ông đã đổi tên mình cho người anh em sinh đôi, bởi vì ông chứ không phải người kia đã là người được gọi là Aurêlianô. Không một ai hay biết những chi tiết nhỏ nhặt trong đời riêng của ông. Có những thời kỳ người ta được biết ông không ở một chỗ nào cho thực cụ thể, có lúc ông nuôi gà chọi ở nhà Pila Tecnêra, và thỉnh thoảng ông ngủ lại đấy, nhưng hầu hết các đêm ông ngủ lại tại các phòng ngủ của bọn gái làng chơi. Ông sống lang bạt kỳ hồ, không mảy may xúc cảm, không mảy may ham muốn, như thể một ngôi sao rực sáng trong vũ trụ của Ucsula.
Thực ra, Hôsê Accađiô Sêgunđô không phải là người của gia đình này và cũng sẽ chẳng bao giờ là người của một gia đình nào khác, kể từ buổi sáng sớm xa xưa kia, cái buổi sáng sớm đại tá Hêrinênđô Mackêt dẫn ông vào trại lính không phải để xem buổi hành hình mà là để cho đến chết ông sẽ không bao giờ quên cái nụ cười buồn thảm có pha chút mai mỉa của kẻ bị hành hình. Ðó không chỉ là kỷ niệm xưa nhất mà còn là kỷ niệm duy nhất thời niên thiếu của ông. Còn kỷ niệm khác, kỷ niệm về một cụ già mặc chiếc áo khoác cổ lỗ, đội chiếc mũ cánh quạ ngồi ngay trước cửa sổ rực sáng kể những điều kỳ diệu, ông vẫn không xác định được nó thuộc về thời kỳ nào. Ðó là một kỷ niệm mờ ảo, hoàn toàn không cần thiết cho những sự dạy dỗ hay cho nỗi hoài nhớ, nó trái với kỷ niệm của kẻ bị hành hình mà trên thực tế kỷ niệm này đã định hướng cho đời ông, và nó trở về trong trí nhớ của ông ngày một trong sáng hơn giữa lúc ông đã già dặn, cứ như thể sự diễn tiến của thời gian đưa ông từ từ tới đó Ucsula định lợi dụng ông để ông khiến cho đại tá Aurêlianô Buênđya từ bỏ xưởng kim hoàn, nơi ngài tự giam hãm mình. "Chắt hãy thuyết phục ông trẻ đi xem phim đi", cụ nói với ông. "Dẫu rằng nó không thính phim ảnh thì ít ra nó cũng có dịp được thở hít không khí trong lành chứ". Song cũng chẳng bao lâu cụ nhận ra rằng ông cũng y hệt như ngài đại tá, chẳng đếm xỉa gì đến những lời van nài của mình, và nhận ra rằng ông cũng đã bị bọc kín bởi sự chai lì trước mọi tình cảm âu yếm. Mặc dù cụ không biết và không một ai biết hai người bàn bạc cái gì trong những lúc trò chuyện rất lâu tại xưởng kim hoàn, cụ đã hiểu rằng đó là hai thành viên duy nhất của gia đình dường như gắn bó với nhau bởi những mối đồng cảm sâu sắc.
Thực ra, ngay cả Hôsê Accađiô Sêgunđô càng không thể lôi được ngài đại tá ra khói nơi ngài tự giam hãm mình. Việc các cô nữ sinh, bạn của Mêmê, ồn ĩ kéo đến nhà đã vượt qua những giới hạn của sự bình tâm của ngài đại tá. Viện cớ phòng ngủ của hai vợ chồng mình hiện có quá nhiều gián đã cắn nát những con búp bê đẹp mắt của Rêmêđiôt- ngài bèn mắc võng ngay tại xưởng kim hoàn, rồi từ đó ngài ở lý trong xưởng, chỉ ra ngài khi cần phải ra. Ucsula không tìm được dịp nói chuyện với ngài. Cụ biết rõ rằng ngài không nhìn mâm cơm mà chỉ để nó ở đầu bàn lớn trong lúc ngài làm xong con cá vàng và cũng chẳng để ý đến bát xúp đã đóng váng và thịt sào đã nguội lạnh. Ngài ngày một khó tính hơn kể từ dạo đại tá Hêrinênđô Mackêt từ chối không giúp ngài một tay để khơi dậy một cuộc chiến đẫm máu không tương lai. Ngài tự giam mình kỹ hơn, dường như ngài còn cài then lòng mình lại và do đó gia đình nghĩ về ngài như một người đã chết. Người ta không thấy bóng dáng ngài nữa mãi cho tới khi ngài bước ra cửa chính để xem đám xiếc đang diễu qua, đó là ngày mười một tháng mười. Ðối với đại tá Aurêlianô Buênđya, đó là một ngày như tất cả những ngày trong những năm cuối cùng của đời mình. Vào lúc năm giờ sáng, tiếng kêu loạn xạ của cóc nhái cũng như tiếng trùng rền rĩ ở ngoài bốn bức tường làm ngài thức dậy. Cơn mưa dầm kéo suốt từ ngày thứ bảy, và ngài không cần phải nghe tiếng mưa rơi rả rích trên những tàu lá ngoài vườn hoa, bởi vì bằng mọi cách ngài cảm nhận ra cơn mưa ngay từ trong cái rét thấu xương mình. Như mọi bận, ngài đã mặc chiếc áo khoác nỉ với chiết quần lót ống dài dệt bằng sợi bông thô và dẫu nó bám đầy bụi cũ kỹ chính ngài vẫn gọi nó là "chiếc quần lót của kẻ mạnh". Ngài mặc quần dài ống hẹp nhưng không đóng cúc quần và cũng không dùng chiếc cúc vàng vốn thường dùng để đóng kín cổ áo sơ mi lại, bởi vì ngài vẫn có ý đi vào nhà tắm. Sau đó ngài đội chiếc áo khoác nỉ lên đầu như một chiếc mũ chùm đầu, lấy ngón tay chải bộ râu rậm chảy xuống, rồi đi tiểu tiện ngay ở ngoài sân. Còn lâu mát trời mới dậy và do đó Hôsê Accađiô Buênđya vẫn đang ngủ vật vờ trong túp lều lá cọ mục vì mưa dầm. Ngài không nhìn thấy cụ như chẳng bao giờ ngài nhìn thấy và cũng không nghe thấy câu nói không thể hiểu được mà bóng ma cha ngài nói với ngài khi cụ giật mình thức dậy vì dòng nước đái nóng bỏng rơi lộp bộp trên đôi giày cụ. Ngài chưa vào nhà tắm vội không phải vì lạnh và vì ẩm mà vì sương mù dày đặc của tháng mười. Khi trở về xưởng kim hoàn ngài ngửi thấy mùi nồng khét của các bếp nấu do Santa Sôphia đê la Piêđat đang nhóm, và ngài đứng ở nhà bếp đợi cho đến khi cà phê sôi để mang một tách cà phê không pha đường về phòng mình. Như tất cả mọi buổi sáng, Santa Sôphia đê la Piêđat hỏi ngài hôm nay là ngày thứ mấy, ngài trả lời rằng hôm nay là thứ tư ngày mười một tháng mười. Vì nhìn người đàn bà bạo dạn rạng rỡ trong ánh lửa, mà ngay cả trong lúc ấy cũng như bất cứ thời điểm nào khác trong đời mình ngài thấy bà hiển hiện một cách trọn vẹn, và do đó ngay lập tức ngài nhớ lại một ngày mười một tháng mười, đang lúc chiến tranh ác liệt, một niềm tin chắc khá thô bạo nói rằng người con gái ngủ với ngài đã chết khiến ngài thức dậy. Thực thế, cô gái đã chết và ngài không bao giờ quên cái ngày ấy bởi vì chính cô ta trước đó một giờ đã hỏi ngài hôm nay là thứ mấy. Mặc dù đã có sự gợi nhớ ấy, ngay lần này ngài cũng chưa ý thức đầy đủ về các điềm báo đã từ bỏ ngài đến mức độ nào, rồi trong lúc cà phê sôi, hoàn toàn vì tò mò chứ không vẩn một chút hoài nhớ nhỏ nhặt nào, ngài vẫn tiếp tục nghĩ về người đàn bà, mà tên của cô ta ngài không bao giờ biết, mà gương mặt cô ta ngài chưa từng nhìn rõ, bởi vì người đàn bà ấy đã va vấp trong bóng tối để lần mò cho tới chiếc võng ngài nằm. Tuy nhiên, trong nỗi trông trải của biết bao cô gái đã đến với cuộc đời ngài bằng chính hình thức ấy, ngài đã không nhớ rằng cô ta chính là người trong phút giây gặp gỡ lần đầu đầy cảm kích ấy đã suýt chết chìm trong nước mắt, và chưa đầy một giờ trước khi chết còn hứa sẽ yêu ngài mãi mãi, yêu ngài cho đến khi chết. Ngài không nghĩ đến cô ta nữa, cũng sẽ không nghĩ đến bất kỳ ai ở nơi nào, sau khi ngài đã bước vào xưởng kim hoàn, châm đèn sáng để đếm những con cá vàng trong hộp sắt tây. Mười con cả thảy, kể từ độ quyết định sẽ không bán chúng nữa, ngài chỉ làm hai con mỗi ngày, và khi nào đủ số hai mươi nhăm con ngài lại đem nung chảy ra để làm lại từ đầu. Ngài cặm cụi làm việc suốt buổi sáng, hoàn toàn tập trung tư tưởng vào công việc không hề nghĩ ngợi gì hết, không hề hay biết rằng vào lúc mười giờ trời bắt đầu đổ mưa, rồi có ai đó đi qua trước cửa xưởng kim hoàn gào mọi người đóng các cửa lại kẻo nước ngập nhà, và ngài hoàn toàn không còn biết đến chính mình nữa, cho tới khi Ucsula bước vào xưởng mang theo suất cơm trưa cho ngài và tắt đèn.
- Trời ơi, mưa chi mà dữ thế, - Ucsula nói.
- Mưa tháng mười mà! - ngài nói.
Lúc nói câu ấy, ngài vẫn không rời mắt khỏi con cá vàng đầu tiên làm trong ngày, bởi vì ngài cố khảm con ngươi vàng vào đôi mắt nó. Chỉ khi làm xong, và đặt nó vào thùng sắt tây lúc ấy ngài mới xì xụp húp xúp. Sau đó ngài ăn, rất chậm rãi, miếng thịt xào với hành, cơm trắng cùng với những lát chuối rán, tất cả những món ăn này đều để chung trong một cái đĩa to. Cái lối ăn ngon miệng của ngài không bị đảo lộn trong hoàn cảnh tất đẹp nhất cũng như trong những hoàn cảnh khó khăn ác liệt nhất. Khi sắp ăn xong, ngài cảm thấy muốn được nghỉ ngơi.
Theo một quan niệm khoa học, ngài không bao giờ làm việc, đọc sách, tắm táp và kể cả nhập phòng nếu chưa được hai giờ cho bộ máy tiêu hoá làm việc và đó là một niềm tin rất bền vừng đến mức đôi lúc ngài để chậm việc thực hiện các trận đánh nhằm tránh cho quân sĩ khỏi mắc bệnh sung huyết. Vậy là ngài lên võng nằm, dùng con dao nhíp gỡ cục sáp đút nút tai, rồi sau đó mấy phút ngài đã ngủ khì. Ngài mơ thấy mình đi vào một ngôi nhà trống, tường trắng và nỗi lo lắng mình là người đầu tiên bước vào ngôi nhà này khiến ngài băn khoăn. Trong giấc mơ ấy, ngài nhớ là đêm trước mình đã mơ thấy như thế và không chỉ đêm trước đó mà tất cả các đêm trong những năm cuối cùng của đời mình ngài từng mơ thấy như vậy rồi. Ngài biết rằng hình ảnh ấy bị xoá nhoà khỏi trí nhớ khi mình thức dậy, bởi vì giấc mơ lặp đi lặp lại ấy có đặc tính chí được nhớ lại trong chính giấc mơ. Quả nhiên, sau đó một lát, khi bác phó cạo gõ cửa xưởng kim hoàn, đại tá Aurêlianô Buênđya đã thức dậy với cảm giác mình vô tình ngủ thiếp đi trong mấy phút ngắn ngủi và rằng mình chưa kịp mơ thấy gì hết.
- Hôm nay không cắt tóc đâu, - ngài nói với bác phó cạo. - Xin hẹn bác vào ngày thứ sáu nhé.
Bộ râu lốm đốm những sợi trắng của ngài đã ba ngày chưa cạo, nhưng ngài cảm thấy chưa cần thiết phải cạo, nếu như ngày thứ sáu tới ngài sẽ cắt tóc thì sẽ làm luôn một thể. Mồ hôi nhớp nhúa của giấc ngủ trưa không hề mong muốn đã làm tấy đỏ những vết sẹo bị mò cắn ở nách ngài. Trời đã tạnh mưa nhưng mặt trời vẫn chưa hiện ra. Ðại tá Aurêlianô Buênđya nấc một cú ợ hơi đến to và cú ợ hơi này đã trả lại nơi đầu lưỡi ngài cái vị chua của bát xúp vừa ăn. Và nó như một mệnh lệnh của cơ thể buộc ngài phải khoác chiếc áo khoác lên vai và đi ra cầu tiêu ngay. Ngài ngồi trong cầu tiêu quá thời gian cần thiết, ngồi chồm hỗm trên đám phân lầy nhầy trào ra khỏi miệng chiếc thùng gỗ hứng ở dưới, cho đến khi thói quen nhắc ngài nhớ là đã đến giờ làm việc buổi chiều. Trong lúc ngồi đợi, ngài lại nhớ rằng hôm nay là ngày thứ tư và rằng Hôsê Accađiô Sêgunđô chưa có mặt ở xưởng kim hoàn vì hôm nay là ngày trả lương tại các đồn điền của Công ty chuối. Cái kỷ niệm này như tất cả các kỷ niệm khác trong những năm cuối đời, ngài mang theo nó không phải để nhớ lại những năm tháng chiến tranh. Ngài nhớ rằng đại tá Hêrinênđô Mackêt có một lần đã hứa với mình rằng sẽ tìm cho mình một con ngựa có ngôi sao trắng ở ngay trán và rằng đã lâu rồi vẫn không thấy đại tá nhắc lại chuyện này. Sau đó ngài lại nghĩ đến những câu chuyện tản mạn khác, nhưng ngài nhớ lại chúng không theo một trình tự nào. Vì để khỏi nghĩ đến những chuyện khác, ngài đã học để suy nghĩ về chúng trong nỗi giá lạnh của đời mình, để những kỷ niệm không thể tránh được ấy có trở lại vẫn không khiến ngài phải mủi lòng. Khi trở về xưởng kim hoàn, do thấy bầu trời đã khô ráo, ngài quyết định lúc này mà đi tắm thì tuyệt, nhưng Amaranta đã cản trở ngài. Vậy là ngài bắt tay vào làm con cá vàng thứ hai trong ngày. Trong lúc ngài đang móc đuôi vào con cá thì mặt trời ló ra rất mạnh đến mức ánh sáng gầm lên thành tiếng như tiếng một chiếc tàu đánh cá. Bầu trời được trận mưa kéo dài ba ngày làm cho thanh sạch nay lại đông đặc kiến cánh bay. Lập tức ngài lại thấy mình buồn đái, rồi ngài cố nhịn cho đến khi làm xong con cá vàng. Ngài bước ra sân vào lúc bốn giờ mười lăm, nghe thấy từ xa vọng đến tiếng kèn đồng, tiếng trống inh ỏi và tiếng reo vui đùa của trẻ nhỏ, và lần đầu tiên kể từ ngày còn là một chàng thanh niên tới nay, ngài đã giẫm lên cạm bẫy của nỗi hoài nhớ một cách có ý thức, rồi ngài sống lại buổi chiều kỳ diệu của những người digan mà cha ngài đã dẫn ngài đi xem nước đá. Santa Sôphia đê la Piêđat bỏ dở những công việc đang làm trong nhà bếp, chạy ra cửa chính:
- Xiếc! - bà gào lên.
Ðáng lẽ đi ra gốc cây dẻ, đại tá Aurêlianô Buênđya lại đi ra cổng cánh, rồi lẫn vào đám người tò mò đang đứng xem gánh xiếc diễu hành qua. Ngài nhìn thấy một người đàn bà mặc quần áo màu vàng cưỡi trên bành một con voi. Ngài nhìn thấy một chú lạc đà một bướu buồn bã. Ngài nhìn thấy một chú gấu cầm chiếc muôi gõ vào một cái xoong theo nhịp phách của âm nhạc. Ngài nhìn thấy những anh hề đang làm xiếc leo dây đi sau cùng. Một lần nữa người ta lại nhìn thấy trên gương mặt ngài nỗi cô đơn đáng thương của ngài khi đoàn xiếc đã đi qua và trên đường cái chỉ còn lại khoảng không rực sáng, bầu không khí lại đen đặc những con kiến cánh bay và nhột số kẻ tò mò thò đầu rúc vào vực thẳm không cùng của sự mơ hồ. Lúc ấy ngài mới đi trở lại gốc cây dẻ, rồi trong lúc đái, ngài cố tiếp tục nghĩ đến gánh xiếc, nhưng ngài không bắt gặp kí ức nữa. Ngài giơ hai cánh tay lên ôm lấy đầu mình, giống như một chú gà con, rồi ngài đứng yên, trán tì vào thân cây dẻ. Gia đình không hay biết chuyện đó. Mãi đến ngày hôm sau, vào lúc mười một giờ sáng, khi Santa Sôphia đê la Piêđat đi vào sân sau để đổ rác, bà rợn tóc gáy thấy đám diều hâu đang sà xuống, sà xuống.
Việc nuôi dạy Hôsê Accađiô đã giúp Ucsula theo sát những thay đổi nhỏ nhặt trong nhà vốn là công việc nặng nhọc đối với cụ Khi nhận biết là Amaranta đang mặc quần áo cho các thánh bày ở trong phòng ngủ, cụ bèn giả vờ như đang dạy cho chú bé học phân biệt các màu sắc khác nhau.
- Nào, xem nào, - cụ nói, - chút thử nói cho cụ xem Thánh Raphaen Accanhen mặc quần áo màu gì nào?
Bằng cách đó, chú bé sẽ nói cho cụ biết điều mà mắt cụ không nhìn thấy, và từ rất sớm trước khi chú bé đi học Ucsula đã có thể phân biệt được màu sắc khác nhau của y phục các thánh đặt ở trong phòng ngủ. Thỉnh thoảng cũng xảy ra những điều bất ngờ. Một buổi chiều Amaranta đang ngồi thêu ở hành lang bày những chậu thu hải đường, thì Ucsula đụng phải.
- Cha mẹ ơi, - Amaranta phản đối, - bà đi đứng ra làm sao thế.
- Chính cô, - Ucsula nói, - mới là người ngồi không phải chỗ.
Cụ nói đúng. Từ hôm đó cụ bắt đầu nhận thấy một điều chưa ai nhận ra, đó là việc mặt trời dần dần chuyển chỗ theo từng mùa trong một năm, do vậy những người thường ngồi ở hành lang cũng dần dần thay đổi chỗ ngồi mà chính họ không hề biết. Từ bữa đó, Ucsula chỉ cần nhớ ngày tháng để biết chính xác chỗ ngồi của Amaranta. Mặc dù tay cụ ngày càng run và chân cụ ngày càng như không nhấc lên được, nhưng chưa bao giờ người ta lại thấy hình bóng quen thuộc của cụ có mặt ở nhiều nơi trong cùng một lúc đến thế. Hầu như cụ còn nhanh nhẹn như lúc cai quản mọi công việc trong nhà. Tuy nhiên, trong nỗi cô đơn không dò thấu được của tuổi già, cụ vẫn minh mẫn để ý tới mọi sự thay đổi nhỏ nhặt nhất trong gia đình, vậy nên lần đầu tiên cụ nhận rõ những sự thật mà trước đây công việc đã không cho phép nhìn thấy. Vào thời gian cụ chuẩn bị cho Hôsê Accađiô đi thi, cụ đã tóm lược lại cuộc sống của gia đình từ ngày thành lập làng Macônđô, và đã hoàn toàn thay đổi ý kiến về đám con cháu của mình. Cụ nhận thấy không phải như mình tưởng vì cuộc chiến tàn bạo mà đại tá Aurêlianô Buênđya đã đánh mất tình cảm gia đình, mà thực ra ngài chưa hề yêu mến ai, ngay cả Rêmêđiôt - người vợ của ngài, hoặc vô khối các cô gái từng một đêm chăn gối với ngài, lại càng không thể nói ngài yêu các con ngài. Cụ nhận thấy rằng ngài đã tham gia nhiều cuộc chiến tranh như vậy không phải vì sự say mê lý tưởng như mọi người nghĩ, và ngài đã từ bỏ thắng lợi trông thấy cũng không phải chỉ vì mệt mỏi như thiên hạ nghĩ, mà chính là ngài đã thắng hoặc bại đều do một nguyên nhân: đích thị là thói kiêu ngạo đầy tội lỗi. Cụ đi đến kết luận rằng đứa con mà mình đẻ ra kia là một chàng trai bất lực trước tình yêu. Một đêm, khi còn hoài thai cụ đã nghe thấy nó khóc. Ðó là một tiếng than não nuột nghe thật rõ ràng đã làm Hôsê Accađiô Buênđya thức giấc bên cạnh và bỗng thấy vui vui khi nảy ra ý nghĩ rằng nó sẽ là người cọ tài nói giọng bụng. Những người khác đoán rằng nó sẽ là nhà tiên tri, trái lại, cụ rùng mình trước ý nghĩ sáng tỏ rằng cái tiếng gầm sâu lắng kia là dấu hiệu đầu tiên của cái đuôi lợn khủng khiếp, và cầu trời hãy để cho nó chết luôn từ trong bụng. Nhưng sự minh mẫn của tuổi già lại giúp cụ nhận ra rằng tiếng khóc của đứa trẻ trong bụng mẹ không phải là dấu hiệu của tài nói giọng bụng hay khả năng tiên tri, mà là dấu hiệu không lầm lẫn được của sự bất lực đối với tình yêu, và điều này cụ cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Cái điều đánh giá không tốt đẹp gì về đứa con trai bỗng gợi nên trong lòng cụ tất cả lòng thương cảm. Trái lại, Amaranta, mà sự cứng rắn trong tình cảm của bà làm cụ cảm thấy kinh hãi, mà sự chua ngoa được dồn tụ lại trong tình cảm của bà làm cụ cảm thấy chua xót, qua sự thử thách cuối cùng đã làm cho cụ thấy rõ bà là một phụ nữ hiền dịu chưa từng thấy. Cụ hiểu ra với một sự rõ ràng đáng tiếc rằng những sự dằn vặt vô lý đối với Piêtrô Crêspi không phải là do ý muốn trả thù như mọi người vẫn nghĩ, ngay cả sự giày vò dai dẳng làm thất vọng cuộc đời đại tá Hêrinênđô Mackêt cũng không phải là do nỗi đắng cay đau buồn của bà như thiên hạ vẫn tưởng, đúng ra cả hai việc đó đều là sự đấu tranh sống còn giữa một bên là tình yêu vô hạn độ và một bên là sự hèn yếu không gì thắng nổi, và cuối cùng thì nỗi sợ hãi vô lý mà Amaranta vốn có đã thắng chính trái tim bị vò xé của mình. Ðúng vào lúc ấy Ucsula bắt đầu gọi đến Rêbêca, nhắc đến bà với tình cảm thắm thiết vốn có nay được tăng thêm bởi sự hối hận muộn màng và sự khâm phục bất ngờ do hiểu rằng chỉ có bà Rêbêca, đứa con không bú sữa cụ mà trái lại lớn lên nhờ ăn đất, đất và vôi của bốn bức tường, là đứa con trong huyết quản không mang dòng máu của cụ nhưng lại mang một dòng máu của những người xa lạ mà nắm xương tàn của họ còn rền rĩ dưới mồ, chỉ có Rêbêca, người con gái có trái tim xao động, có cái dạ dày to, người duy nhất có lòng can đảm khôn cùng là người mà Ucsula từng mong mỏi cho dòng dõi nhà mình.
- Rêbêca, - cụ nói, lần lần tay trên tường, - cả nhà đối với con bất công biết bao!
Mọi người trong nhà cứ tưởng cụ lẩm cẩm, nhất là từ khi cụ đi lại lúc nào cũng giơ tay phải lên trời như là thánh Gabrien. Tuy nhiên, Phecnanđa nhận thấy một sự minh mẫn sáng suốt ẩn trong cái bóng đen của sự lẩm cẩm kia, chẳng hạn Ucsula có thể nói ngay không chút ngập ngừng số tiền cả nhà tiêu pha trong năm vừa qua. Amaranta đã có ý nghĩ như vậy vào một ngày nọ khi bà mẹ đang bưng nồi xúp trong bếp và mặc dù không hề biết là mọi người đang lắng nghe, cụ nói rằng chiếc cối xay ngô mua của những người digan đầu tiên, chiếc cối đã từng biến mất trước khi Hôsê Accađiô sáu mươi lăm lần lang thang vòng quanh khắp thế giới vẫn còn ở nhà Pila Tecnêra, người cũng đã sống ngót nghét trăm tuổi, nhưng còn khỏe và nhanh nhẹn. Mặc dù thân xác béo quá cỡ làm lũ trẻ phát khiếp cũng như xưa kia tiếng cười từng làm kinh hoàng đàn bồ câu, Pila Tecnêra không ngạc nhiên trước sự minh mẫn của Ucsula, bởi vì kinh nghiệm của chính bà lão bắt đầu cho thấy tuổi già có đầu óc sáng láng có thể còn đáng tin cậy hơn cả phép bói bài.
Tuy nhiên, khi Ucsula nhận thấy không đủ thời gian để củng cố lòng ham thích của Hôsê Accađiô, cụ đâm ra hốt hoảng sợ hãi. Cụ bắt đầu mắc sai lầm khi cố sức nhìn bằng mắt những gì bản năng vẫn cho phép mình nhìn kỹ hơn. Một buổi sáng cụ hất cả lọ mực vào đầu cậu bé, nghĩ rằng đó là lọ nước thánh. Vì cứ muốn nhúng tay vào hết mọi chuyện nên cụ đã gây nên nhiều sự va chạm đến nỗi cáu gắt lung tung, và cố sức thoát ra khỏi đám mây đen bao quanh mình như một chiếc áo thụng bằng mạng nhện. Chính lúc đó là khi cụ nghĩ rằng sự vụng về thô kệch của mình không phải là chiến thắng đầu tiên của tuổi già và bóng tối, mà là sự thất bại của thời gian. Cụ nghĩ rằng trước đây, khi Thượng đế với tháng năm chưa đặt chính những cái bẫy mà những người Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng vào lúc đo một thước vải lụa, thì mọi việc khác xa thế này. Ngày nay không những trẻ con lớn nhanh hơn, mà ngay cả tình cảm cũng biến chuyển một cách khác. Ngay sau khi Rêmêđiôt - Người đẹp về trời thì Phecnanđa chẳng ý tứ gì cứ làu bàu khắp nơi về chuyện nàng đã mang theo cả những chiếc chăn trải giường. Khi những anh em Aurêlianô vừa mới mồ yên mả đẹp thì Aurêlianô Sêgunđô lại đã mời đến đầy nhà những khách rượu say bí tỉ kéo đàn phong cầm, mở sâm banh lốp bốp như thể không có chuyện những con chiên của Chúa vừa mới lìa đời mà là những con chó vừa chết mà thôi, làm như thể ngôi nhà của những kẻ rồ dại từng làm nhức óc biết bao người và từng sản xuất không biết bao kẹo bánh nặn hình con giống kia đã được định sẵn để biến thành bãi rác chứa đầy bọn vô lại. Trong khi xếp đồ đạc vào chiếc rương cho Hôsê Accađiô và nhớ lại những điều đó, Ucsula tự hỏi phải chăng là mình nên chọn con đường về yên nghỉ nơi chín suối để người ta lèn chặt đất lên chiếc quan tài, và bấy giờ có thể hỏi Thượng đế mà chẳng sợ hãi gì xem thực sự Ngài có nghĩ rằng con người vốn sinh ra là dã thú để phải chịu bao đau đớn trớ trêu như vậy không. Hết câu hỏi này đến câu hỏi khác làm cụ dần dần mụ cả người và muốn nhảy ra múa may quay cuồng nói huyên thuyên như người ngoại quốc. Cuối cùng cụ muốn tự cho mình một khoảnh khắc nổi loạn, cái khoảnh khắc bao lần cụ khát khao và bao lần đã cam chịu để phục tùng lý trì, cụ muốn phóng uế vào tất cả và tuôn ra cho hết cái kho từ ngữ thô tục mà cụ đã phải quết nhịn trong cả một thế kỷ luôn luôn đấu dịu.
- Tiên sư cha nhà nó! - cụ rít lên.
Amaranta, bấy giờ đang bắt đầu xếp quần áo vào rương, tưởng rằng có con bò cạp vừa cắn cụ.
- Nó ở đâu? - bà vội vàng hỏi.
- Cái gì?
- Con bò cạp ấy. - Amaranta nói thêm.
Ucsula lấy ngón tay chỉ vào ngực mình:
- Nó ở đây, - cụ trả lời. - ở đây này?
Vào lúc hai giờ chiều một ngày thứ năm, Hôsê Accađiô đi thi. Có lẽ Ucsula thường vẫn nhớ đứa chút như cụ tưởng tượng ra khi tiễn nó đi, vẻ bình thản và nghiêm nghị, không bao giờ khóc thút thít, dẫu phải chịu ngột ngạt trong bộ quần áo nhung xanh với những chiếc cúc bằng đồng và sợi dây bạc đeo vào cổ. Cậu bé rời khỏi nhà ăn để lại mùi thơm dịu mát của thứ nước hoa Phloriđa mà cụ vẫn bôi lên đầu nó để có thể lần theo dấu vết của cậu ở trong nhà. Trong lúc cả nhà đang ăn bữa trưa tiễn biệt cậu, ai cũng giấu vẻ bôi rối bằng cách làm ra vẻ vui mừng, và khen ngợi quá lời những chuyện cười về cha Antôniô Isaben. Nhưng khi người ta mang chiếc rương bọc nhung có các góc bịt bạc đi thì cảnh đó giống như vừa khiêng ra khỏi nhà một chiếc quan tài. Người duy nhất không chịu tham gia vào cuộc tiễn đưa là đại tá Aurêlianô Buênđya.
- Ðây à cái trò vớ vẩn cuối cùng trong nhà còn thiếu, - ngài lẩm bẩm. - Một ông cha đạo!
Ba tháng sau, Aurêlianô Sêgunđô và Phecnanđa đưa Mêmê đến trưởng học và trở về mang theo chim đàn tiểu phong cầm đặt vào chỗ chiếc đàn pianô tự động. Hồi ấy, Amaranta bắt đầu khâu khăn liệm cho chính mình. Cơn sốt xung quanh chuyện trồng chuối đã giảm bớt. Những người dân vốn sinh trưởng ở Macônđô bị đám dân ngoại quốc dồn vào một khu, khó nhọc lắm mới giữ được những phương tiện ít ỏi ngày xưa, nhưng lại được khích lệ vì cảm nghĩ là họ đã sống sót sau một nạn đắm tàu. Khách khứa vẫn đến ăn trưa ở nhà, nhưng trên thực tế thì thói quen cũ đã không được lập lại cho mãi đến khi Công ty chuối cuốn gói đi ít năm sau đó. Tuy nhiên, cũng đã có những thay đổi cơ bản trong truyền thống hiếu khách của gia đình, bởi vì lúc ấy là khi Phecnanđa ra nắm tay hòm chìa khoá. Ucsula lùi vào bóng tối, còn Amaranta suốt ngày luẩn quẩn với những khăn tang và vải liệm, cho nên cái em gái học làm hoàng hậu nay được quyền tự do lựa chọn thực khách và áp đặt những qui định chặt chẽ học được của cha mẹ mình. Sự nghiêm khắc của Phecnanđa làm cho cả nhà giữ được những thói quen vốn có trong một làng đã bị xáo trộn bởi những thói hư tật xấu của đám ngoại bang từng bộc lộ trong việc tiêu xài xả láng những của cải kiếm được một cách dễ dàng. Bà nói không chút úp mở rằng người tốt là những người không có liên quan gì đến Công ty chuối. Ngay cả Hôsê Accađiô Sêgunđô, anh chồng bà, cũng không thoát khỏi tính khắc nghiệt đó, bởi vì một buổi mai ầm ĩ nọ, ông ta đã giết hết những con gà chọi tuyệt vời của mình và chuẩn bị vào làm đốc công trong Công ty chuối.
- Anh đừng có mà bước chân vào nhà này nữa nếu anh mang ghẻ của bọn ngoại quốc về đây. - Phecnanđa nói.
Kỉ cương trong nhà chặt chẽ đến nỗi Aurêlianô Sêgunđô chỉ cảm thấy thoải mái khi đến nhà Pêtra Côtêt. Trước hết với lý do để bớt gánh nặng cho bà vợ, ông chuyển những buổi liên hoan, dạ hội tới đó. Sau đấy, lại viện cớ đàn súc vật sinh sản ngày một giảm, ông cho chuyển cả chuồng bò, chuồng ngựa sang đó. Cuối cùng lấy lý do là ở nhà nhân tình mát mẻ hơn, ông chuyển văn phòng nhỏ của mình sang đó để lo việc buôn bán. Khi Phecnanđa biết rằng mình là một bà goá nhưng chồng mình lại chưa chết thì đã quá muộn để cho mọi chuyện trở lại như cũ.
Aurêlianô Sêgunđô hầu như chẳng ăn cơm ở nhà và những biểu hiện bề ngoài duy nhất mà ông cố giữ, tỉ như cái việc ngủ với vợ ở nhà đã không đủ sức để thuyết phục được ai. Vì sơ ý, một lần nọ ông đã ngủ lại với Pêtra Côtêt cho mãi đến sáng bạch. Khác với điều ông chờ đợi, Phecnanđa không hề trách móc, cũng không hề than thở gì, nhưng ngay trong ngày hôm đó bà sai người mang hai chiếc rương đựng quần áo của ông sang nhà nhân tình. Bà công khai sai đầy tớ khiêng những chiếc rương đi nghênh ngang giữa đường cho mọi người thấy vì nghĩ rằng làm thư vậy thì ông chồng lầm lạc sẽ không chịu được xấu hổ và sẽ ăn năn hối hận mà trở về. Nhưng cử chỉ anh hùng đó chỉ là một bằng chứng nữa cho thấy Phecnanđa đã không hiểu những tính cách của chồng mình mà cả đến những thuần phong mỹ tục của một làng vốn không hề giống như làng của bố mẹ bà, bởi vì mọi người trông thấy đám đầy tớ khiêng những chiếc rương đi đều nói rằng đó là kết cục tất nhiên của một câu chuyện ai cũng rõ.
Aurêlianô Sêgunđô cho mở tiệc tùng, ăn uống ba ngày liền mừng được tự do. Ðiều bất lợi lớn nhất đối với bà vợ là trong khi bà bắt đầu đi vào tuổi già với những bộ quần áo màu tối, những chiếc vòng hoa kiểu cổ, và sự hãnh diện không phải lối, thì ả thân tình hình như lại đang ở vào tuổi hồi xuân, lúc nào cũng ăn vận váy áo lụa mỏng màu sặc sỡ, và đôi mắt lúc nào cũng long lên rừng rực. Aurêlianô Sêgunđô lại lao vào ả với khí thế hừng hực của thời trẻ, như trước kia, khi Pêtra Côtêt, không phải do yêu ông mà vì nhầm ông với người anh em sinh đôi và hề là đã ngủ với cả hai người cùng một lúc, với ý nghĩ rằng thượng đế đã cho mình cái may mắn được có một người đàn ông lủ sức của hai người khì ăn nằm với mình. Dực tình được khơi ai mạnh mẽ đến nỗi đã hơn một lần họ nhìn vào mắt nhau khi lắp ăn cơm, và họ chẳng nói chẳng rằng chụp lồng bàn lên mâm ơm và kéo nhau vào buồng ngủ mà lịm đi trong cái đói và ái inh Bắt chước những gì đã nhìn thấy trong những chuyến đi vụng trộm với các ả làng chơi theo lối Pháp, Aurêlianô Sêgunđô sắm cho Pêtra Côtêt một chiếc giường có trướng rủ, treo rèm nhung lên các cửa sổ và lát trần và tường phòng ngủ bằng những tấm gương khổng lồ. Bấy giờ trông ông càng có vẻ nhậu nhẹt bê tha hơn. Từ các chuyến tàu thường đến vào lúc mười một giờ, ngày nào ông cũng nhận được những hòm sâm banh và rượu mạnh Brandy. Trên đường từ nhà ga trở về gặp ai ông cũng chèo kéo nhảy cho bằng được, dù cho đó là người cùng làng hay người nước ngoài, bất kể quen hay lạ, sang trọng hay nghèo hèn. Ðến cả ngài Brao, vốn chỉ lẩm bẩm bằng tiếng nước ngoài, cũng còn bị lôi cuốn bởi những điệu bộ hấp dẫn của Aurêlianô Sêgunđô, và nhiều lần đã rượu say bí tỉ ở nhà Pêtra Côtêt, đến mức những con chó becgiê Ðức dữ tợn thường theo ngài khắp nơi cũng nhảy theo những điệu hát xứ Têchxat mà ngài lẩm nhẩm chẳng ra kiểu cách gì theo kịp cây đàn phong cầm.
- Hỡi những con bò cái hãy giạng háng ra! - Aurêlianô Sêgunđô gào lên trong cảnh hỗn loạn của đêm hội. - Hãy giạng háng ra kẻo cuộc đời thật là ngắn ngủi?
Chưa bao giờ ông có bộ mặt phấn chấn đến như vậy, và mọi người cũng chẳng cần hơn thế, và đàn gia súc của ông sinh sản cũng chưa bao giờ nhiều đến thế. Bao nhiêu là bò, lợn, gà đem giết trong các buổi tiệc tùng triền miên không dứt, đến nỗi đất trong sân trở nên xám xỉn và nhầy nhụa những tiết. Sâm nhà trở thành nơi chất đống những xương xấu lòng ruột và đủ thứ cặn bã, và người ta đã phải đốt từng gói thuốc nổ suốt cả ngày để những đám diều, quạ khỏi móc cả mắt khách khứa. Aurêlianô Sêgunđô béo phì ra, lúc nào mặt cũng đỏ tía như gà chọi, đi đứng chậm chạp vì ăn khoẻ như Hôsê Accađiô sau khi đi lang thang khắp nơi trở về. Tài phàm ăn chưa từng có, sức tiêu xài xả láng ghê gớm và lòng hiếu khách có một không hai đã làm cho uy tín của ông vượt qua mọi bến bờ vùng đầm lầy, hấp dẫn những tay phàm ăn nhất trong vùng duyên hải. Những tay ăn cự phách từ khắp nơi đổ về tham gia những cuộc ă thi ăn kỳ quặc được tổ chức ở nhà Pêtra Côtêt. Aurêlianô Sêgunđô luôn luôn là người chiến thắng, cho tới một ngày thứ bảy bất hạnh khi xuất hiện Camila Xagastumê, một người đàn bà kỳ lạ nổi danh khắp nước với cái tên "Voi cái". Cuộc thi ăn kéo dài suốt từ thứ bảy cho đến sáng thứ ba. Trong hăm bốn giờ đầu sau khi đã ngốn hết một con cừu quay cùng với sắn, khoai và chuối rán, nốe một thùng rưỡi sâm banh, Aurêlianô Sêgunđô tin chắc mình sẽ thắng. Trông ông có vẻ phấn chấn, đầy sức sống so với nữ đối thủ lặng lẽ, có phong thái lão luyện hơn, nhưng vì thế ít xúc động hơn đối với đám công chúng đủ mọi hạng người đứng ngồi chật ních khắp nhà. Trong khi Aurêlỉanô Sêgunđô nhai nhồm nhoàm, ngấu nghiến vì háo hức trước thắng lợi thì "Voi cái" xắt những miếng thịt với tài nghệ của một bác sĩ ngoại khoa và ăn chậm rãi, thậm chí còn thưởng thức sự thú vị trong khi ăn. Ðó là một người đàn bà cao lớn, béo khoẻ, nhưng vẻ dịu dàng của phụ nữ vẫn át đi cái phì lộn khổng lồ của thân hình. Nàng có bộ mặt đẹp, đôi bàn tay thon thả được chăm chút và một vẻ hấp dẫn ghê gớm làm cho Aurêlianô Sêgunđô khi trông thấy nàng bước vào đã nói nhỏ rằng ông thích thi đấu với nàng trên giường hơn là trên bàn ăn. Về sau khi thấy nàng lịch sự ăn chiếc đùi cừu, ông bình phẩm một cách nghiêm chỉnh rằng loại "Voi cái" lịch thiệp, hấp dẫn và chơi không biết chán kia có lẽ là một loại đàn bà lý tưởng. Ông đã không lầm: cái danh tiếng dữ tợn như chim ưng mà trước đây người ta gán cho "Voi cái" hoàn toàn không có cơ sở. Nàng không phải là cái cối xay thịt, cũng không phải là người đàn bà có râu trong gánh xiếc Hy Lạp như người ta vẫn nói, nàng là giám đốc một trường nhạc. Nàng bắt đầu học ăn khi đã là người mẹ trong gia đình đi tìm phương kế sao cho các con được ăn uống tốt hơn, và không phải bằng cách kích thích giả tạo mà bằng sự bình tĩnh tuyệt đối của tinh thần. Lý thuyết của nàng, được chứng tỏ trong thực tế, dựa trên nguyên tắc cho rằng người nào hoàn toàn thoải mái về mặt ý thức thì có thể ăn không ngừng cho tới khi mệt không sao ăn được nữa. Tức là vì lý do tinh thần, chứ không phải lòng ham mê thể thao đã làm cho nàng bỏ nhà trường và gia đình để đi thi tài với một người đàn ông nổi tiếng khắp nước là người có tài ăn khoẻ nhưng không theo một nguyên tắc nào. Ngay từ khi mới gặp, nàng đã nhận thấy rằng Aurêlianô Sêgunđô sẽ thua vì tính cách của ông chứ không phải vì cái dạ dày. Hết đêm đầu tiên, trong khi nàng thản nhiên như không thì Aurêlianô Sêgunđô hầu như mệt mỏi vì cười nói luôn miệng. Họ đi ngủ trong bốn giờ. Khi tỉnh dậy, mỗi người uống bốn mươi quả cam vắt nước, tám lít cà phê và ba mươi quả trứng sống. Hết đêm thứ hai, sau nhiều giờ không ngủ và sau khi đã ăn hết hai con lợn, một buồng chuối, uống bốn thùng sâm banh, nàng cảm thấy hình như Aurêlianô Sêgunđô cũng đã phát hiện ra phương pháp của mình, nhưng lại đi theo con đường ngu ngốc dưới sự hướng dẫn của một thái độ vô trách nhiệm hoàn toàn. Ðó là người đàn ông nguy hiểm hơn là nàng nghĩ. Mặc dù vậy, khi Pêtra Côtêt mang ra thêm hai chú gà tây quay thì Aurêlianô Sêgunđô cũng sắp sửa đứt mạch máu.
- Nếu ông không thể ăn nữa thì thôi, - nàng nói, - chúng ta sẽ nhận hoà.
Nàng nói chân thành và hiểu rằng mình cũng không thể ăn thêm miếng nào nữa và vì lương tâm cắn rứt trước việc làm cho đối thủ đi nhanh tới chỗ chết. Nhưng Aurêlianô Sêgunđô lại coi đó là lời thách thức mới và tiếp tục nhai món gà tây cho tới khi vượt quá xa cái khả năng ăn kinh khủng của ông. Ông lăn ra ngất đi. Ông ngã gục mặt xuống đĩa xương, sùi bọt mép, thở phì phì trong cơn hấp hối. Ðầu óc tối sầm, ông cảm thấy như mình bị ném từ trên tháp cao xuống một cái vực không đáy, và trong khoảnh khắc minh mẫn còn sót lại, ông nhận ra rằng thần chết đang đến với ông khi kết thúc cú rơi kéo dài vô tận này.
- Hãy đem ta về với Phecnanđa - ông chỉ còn kịp nói lời trăng trối cuối cùng.
Những người bạn đưa ông về đến nhà, đều nghĩ rằng ông đã giữ lời hứa với vợ là không chết trên giường của nhân tình.
Pêtra Côtêt đã đánh xi đôi ủng mà ông muốn mang khi nằm trong quan tài, và đang tìm người mang đi thì có người đến cho hay rằng Aurêlianô Sêgunđô đã qua khỏi cơn nguy hiểm. Quả nhiên, ông lại bình phục sau gần một tuần, và mười lăm ngày sau đó đã lại tổ chức một bữa tiệc linh đình mừng được cải tử hoàn sinh. Ông tiếp tục đến ở nhà Pêtra Côtêt, nhưng ngày nào ông cũng về thăm Phecnanđa và thỉnh thoảng ở lại ăn cơm với gia đình, giống như thể định mệnh đã thay đổi tình huống, đặt ông vào vị trí là chồng của nhân tình và là nhân tình của người vợ đích thực vậy.
Ðó cũng là một điều nhẹ nhõm đối với Phecnanđa. Trong cảnh chán chường bị bỏ rơi, trò giải trí duy nhất của bà là dạo những bản nhạc trên cây đàn tiểu phong cầm vào giờ nghỉ trưa và đọc thư của các con. Trong những bức thư chi tiết gửi cho chúng đều đặn mười lăm ngày một lần, không có một dòng nào là sự thật. Bà giấu giếm nỗi đau khổ của mình. Bà không cho chúng biết nỗi buồn của một ngôi nhà mà mặc dù có những bóng đèn chiếu trên những chậu thu hải đường, mặc dù có cái ngột ngạt của các buổi chiều, mặc dù có những loạt pháo hội hè từ ngoài đường vọng vào, nó vẫn ngày càng giống với ngôi nhà thời thuộc địa của cha mẹ bà. Phecnanđa lững lỡ đi lại giữa ba bóng ma sống và một bóng ma đã chết của Hôsê Accađiô Buênđya, cái bóng ma này thỉnh thoảng lại tới ngồi chăm cllú trước cửa phòng trong lúc bà chơi cây đàn tiểu phong cầm. Ðại tá Aurêlianô Buênđya là một cái bóng. Từ cái lần cuối cùng ngài ra phố để cùng với đại tá Hêrinênđô Mackêt trù liệu một cuộc chiến tranh không tương lai, hầu như ngài không ra khỏi buồng ngoại trừ việc đi tiểu tiện dưới gốc cây dẻ. Ngài cũng không tiếp ai ngoài bác phó cạo thường tới ba tuần một lần. Ngài nhấm nháp bất cứ thứ gì mà Ucsula mang cho mỗi ngày một lần, và mặc dù vẫn tiếp tức say sưa làm những con cá vàng như cũ, nhưng ngài không bán nữa khi biết rằng thiên hạ không mua không để làm đồ trang sức mà để làm di vật lịch sử. Ngài cũng đem tất cả những con búp bê của Rêmêđiôt, mặc dù chúng vẫn được trang trí trong phòng ngủ từ ngày ngài cười vợ, ra ngoài sân chất thành đống rồi châm lửa đốt. Ucsula vốn cảnh giác nên nhận ra được những việc làm của con trai, nhưng cũng không ngăn cản được ngài.
- Sao tim mày sắt đá thế? - cụ hỏi.
- Ðây không phải là chuyện trái tim? - ngài nói. - Trong phòng đầy những gián là gián.
Amaranta vẫn khâu đồ liệm của mình. Phecnanđa không hiểu vì sao bà trẻ vẫn thường viết thư cho Mêmê, còn gửi cả quà cho nó, trái lại thậm chí không hề nói tới Hôsê Accađiô. "Ðến chết không cũng chẳng hiểu tại sao", Amaranta trả lời khi Phecnanđa hỏi qua Ucsula, và câu trả lời ấy đã để lại trong tim bà một ẩn số không bao giờ được làm sáng tỏ. Amaranta người cao dong dỏng, vẻ đĩnh đạc, lúc nào cũng ăn mặc đường hoàng, với một thái độ cao nhã trước thời gian và những kỷ niệm đắng cay. Amaranta dường như mang trên trán dấu chữ thập tro trinh tiết. Thực ra thì bà mang dấu thánh trên tay, trên dải băng đen mà cả khi đi ngủ bà vẫn mang theo, và đó là dải băng do bà tự giặt và là lấy. Suốt đời bà lúc nào cũng khâu vá khăn tang, vải liệm. Có thể nói rằng ban ngày bà khâu, ban đêm lại tháo ra, và bằng cách ấy không phải bà muốn đánh bại sự cô đơn, mà hoàn toàn ngược lại, bà muốn duy trì nó.
Lo lắng lớn nhất của Phecnanđa trong những năm bị bỏ rơi là nếu Mêmê về nghỉ những mùa hè đầu tiên mà lại không gặp Aurêlianô Sêgunđô ở nhà thì sao? Câu chuyện chết hụt vì ăn no đã kết thúc nỗi lo sợ đó. Khi Mêmê trở về, bố mẹ cô đã thoả quận với nhau không những để cho cô gái tin rằng Aurelianô Sêgunđô vẫn là người chồng thuần hậu của mẹ cô mà còn để cho cô gái không cảm thấy nỗi buồn tẻ trong nhà. Năm nào cũng vậy, Aurêlianô Sêgunđô đóng vai người cha mẫu mực trong vòng hai tháng. Ông bày ra các buổi vui chơi có kem và ánh ngọt cùng với tiếng đàn rộn rã của cô sinh viên hồ hởi và hiếu động. Tính cách của cô từ lúc đó đã rõ ràng không giống mẹ mấy. Có lẽ đó chỉ là hình bóng của Amaranta khi còn chưa giết mùi cay đắng và lúc nào cũng nhảy nhót múa hát làm ồn nhà cửa vào những năm bà mười hai hay mười bốn tuổi, tức là trước khi những khát khao thầm kín đối với Piêtrô Crêspi đã làm thay đổi hẳn chiều hướng của trái tim. Nhưng khác với Amaranta, khác với tất cả mọi người, Mêmê chưa thể hiện dấu iệu cô đơn của gia đình, dường như cô hoàn toàn hoà hợp với thế giới ngay cả khi cô ngồi một mình trong phòng khách luyện đàn một cách hết sức chăm chỉ. Rõ ràng là cô thích thú với ngôi nhà, vì cả năm cô mong ngóng cái hồ hởi của đám trẻ đón mình về và cô cũng không khác cha ở cái thiên hướng thích vui chơi và lòng hiếu khách lạ thường. Dấu hiệu đầu tiên của sự kế thừa di hại đó được lộ ra vào mùa hè thứ ba, khi Mêmê trở về với bốn bà xơ và sáu mươi tám cô bạn cùng lớp. Cô tự nhiên nảy ra nghĩ mời họ về nhà chơi một tuần và chẳng báo trước gì hết.
- Thế có khổ không - Phecnanđa than thở. - Cái con bé này cũng gớm ghiếc hệt như bố nó ở nhà đã phải đi mượn giường, mượn võng của hàng xóm, ắp xếp làm chín đợt ăn cơm, định giờ vào nhà tắm và kiếm cho được bốn mươi chiếc ghế dựa để cho các cô gái mặc đồng phục anh đi giày con trai không nhảy nhót suốt ngày khắp nhà. Lời mời đã biến thành một thất bại, bởi vì các cô học trò ồn ào vừa ăn sáng xong thì lại đã bắt đầu ăn trưa theo từng đợt, và lại tiếp tục ăn bữa tối, và trong suốt cả tuần chỉ đi chơi được có một buổi. Tối đến, các bà xơ mệt phờ, không còn sức đâu mà đi lại, chứ đừng nói gì đến hò hét những mệnh lệnh trong khi đám nữ sinh trẻ không hề biết mệt mỏi vẫn hát ầm ĩ ở ngoài sân. Một bận, đám con gái tí nữa thì đạp cả lên cụ Ucsula vốn cứ muốn làm một việc gì đó chính ngay ở chỗ cụ không thể làm được. Lại một hôm khác các bà xơ làm um lên về chuyện ngài đại tá Aurêlianô Buênđya đứng đái ngay dưới gốc dẻ chẳng thèm để ý đến các cô gái đang tụ tập ở sân. Amaranta suýt nữa thì làm mọi người phát hoảng, vì một bà xơ bước vào bếp lúc bà đang tra muối vào nồi súp, và câu hỏi duy nhất mà người nữ tu sĩ kia bật ra là cái nắm bột tràng đó là thứ gì. "Thạch tín đấy", Amaranta trả lời.
Cái đêm mới đến, các cô gái đã làm ồn ào lên vì chuyện đi vào nhà vệ sinh trước lúc đi ngủ, thế mà mãi đến một giờ sáng vẫn còn có người đứng chờ ngoài nhà tiểu. Phecnanđa bèn mua bảy mươi hai chiếc bô, nhưng việc đó chỉ làm cho câu chuyện phức tạp vào ban đêm được chuyển sang buổi sáng, bởi vì từ lúc rạng đông các cô gái đã xếp hàng trước nhà vệ sinh mỗi người cầm bô của mình để đến lượt rửa bô. Mặc dù có vài cô bị sốt và mấy cô bị muỗi đốt mẩn ngứa, hầu hết các cô gái đều tỏ rõ sức chịu đựng vững vàng trước những khó khăn ghê gớm nhất, và ngay cả vào những giờ nóng bức nhất, các cô vẫn ríu rít ngoài vườn. Cuối cùng khi các cô đã ra đi thì các bồn hoa đều tan hoang, đồ đạc gãy vỡ lung tung và tường nhà đầy những hình vẽ và chữ viết, nhưng Phecnanđa tha thứ cho mọi sự đổ vỡ để đổi lấy cái nhẹ nhõm khi họ ra đi. Bà đem trả giường, ghế và đem cất bảy mươi hai chiếc bô vào phòng của Menkyađêt. Căn phòng bỏ không vốn trước đây là của con người mang cuộc sống tinh thần của cả nhà, từ đó trở đi được gọi là phòng để bô. Ðối với đại tá Aurêlianô Buênđya, đó là cái tên đúng nhất, bởi vì trong khi mọi người vẫn thán phục trước việc căn buồng của Menkyađêt không bị hư hại và chẳng có bụi bặm gì thì ngài lại thấy nó biến thành một cái chuồng phân. Dù sao vấn đề ai đúng ai sai đối với ngài cũng không quan trọng. Sở dĩ ngài biết được số phận của căn buồng là vì Phecnanđa cứ đi lại làm cản trở công việc của ngài suốt cả một buổi chiều để xếp mấy chục chiếc bô vào đó.
Vào những ngày ấy, lại thấy Hôsê Accađiô Sêgunđô có mặt ở nhà. Ông ta bước đi vội vã ngoài hành lang, chẳng chào hỏi ai, và ngồi lì trong xưởng nói chuyện với đại tá. Dù không nhìn thấy ông, nhưng Ucsula chỉ nghe tiếng gót giày nện của thầy cai là đủ để cụ ngạc nhiên nhận thấy cái khoảng cách không gì cứu vãn được đã ngăn chia giữa ông và gia đình, ngay cả với người anh em sinh đôi ngày bé vẫn cùng chơi trò trốn tìm ngây thơ và nay thì chẳng còn lại nét nào giống nhau. Ông dong dỏng cao, trịnh trọng, vẻ trầm tư, buồn buồn và trên gương mặt xanh xao để lộ một tia sáng thê thảm. Ðó là người đàn ông giống Santa Sôphia đê la Piêđat, bà mẹ ông hơn cả. Ucsula đã đổ tội cho ý hướng muốn quên ông đi khi bàn chuyện nhà chuyện cửa, nhưng khi cụ cảm thấy ông một lần nữa lại có mặt ở nhà và nhận ra rằng ngài đại tá tiếp ông trong nhiều giờ ngay tại xưởng kim hoàn của ngài, thì cụ lập tức kiểm lại những ký ức xa xưa của mình rồi càng khẳng định hơn nữa mềm tin cho rằng vào một thời điểm nào đó của tuổi thơ ông đã đổi tên mình cho người anh em sinh đôi, bởi vì ông chứ không phải người kia đã là người được gọi là Aurêlianô. Không một ai hay biết những chi tiết nhỏ nhặt trong đời riêng của ông. Có những thời kỳ người ta được biết ông không ở một chỗ nào cho thực cụ thể, có lúc ông nuôi gà chọi ở nhà Pila Tecnêra, và thỉnh thoảng ông ngủ lại đấy, nhưng hầu hết các đêm ông ngủ lại tại các phòng ngủ của bọn gái làng chơi. Ông sống lang bạt kỳ hồ, không mảy may xúc cảm, không mảy may ham muốn, như thể một ngôi sao rực sáng trong vũ trụ của Ucsula.
Thực ra, Hôsê Accađiô Sêgunđô không phải là người của gia đình này và cũng sẽ chẳng bao giờ là người của một gia đình nào khác, kể từ buổi sáng sớm xa xưa kia, cái buổi sáng sớm đại tá Hêrinênđô Mackêt dẫn ông vào trại lính không phải để xem buổi hành hình mà là để cho đến chết ông sẽ không bao giờ quên cái nụ cười buồn thảm có pha chút mai mỉa của kẻ bị hành hình. Ðó không chỉ là kỷ niệm xưa nhất mà còn là kỷ niệm duy nhất thời niên thiếu của ông. Còn kỷ niệm khác, kỷ niệm về một cụ già mặc chiếc áo khoác cổ lỗ, đội chiếc mũ cánh quạ ngồi ngay trước cửa sổ rực sáng kể những điều kỳ diệu, ông vẫn không xác định được nó thuộc về thời kỳ nào. Ðó là một kỷ niệm mờ ảo, hoàn toàn không cần thiết cho những sự dạy dỗ hay cho nỗi hoài nhớ, nó trái với kỷ niệm của kẻ bị hành hình mà trên thực tế kỷ niệm này đã định hướng cho đời ông, và nó trở về trong trí nhớ của ông ngày một trong sáng hơn giữa lúc ông đã già dặn, cứ như thể sự diễn tiến của thời gian đưa ông từ từ tới đó Ucsula định lợi dụng ông để ông khiến cho đại tá Aurêlianô Buênđya từ bỏ xưởng kim hoàn, nơi ngài tự giam hãm mình. "Chắt hãy thuyết phục ông trẻ đi xem phim đi", cụ nói với ông. "Dẫu rằng nó không thính phim ảnh thì ít ra nó cũng có dịp được thở hít không khí trong lành chứ". Song cũng chẳng bao lâu cụ nhận ra rằng ông cũng y hệt như ngài đại tá, chẳng đếm xỉa gì đến những lời van nài của mình, và nhận ra rằng ông cũng đã bị bọc kín bởi sự chai lì trước mọi tình cảm âu yếm. Mặc dù cụ không biết và không một ai biết hai người bàn bạc cái gì trong những lúc trò chuyện rất lâu tại xưởng kim hoàn, cụ đã hiểu rằng đó là hai thành viên duy nhất của gia đình dường như gắn bó với nhau bởi những mối đồng cảm sâu sắc.
Thực ra, ngay cả Hôsê Accađiô Sêgunđô càng không thể lôi được ngài đại tá ra khói nơi ngài tự giam hãm mình. Việc các cô nữ sinh, bạn của Mêmê, ồn ĩ kéo đến nhà đã vượt qua những giới hạn của sự bình tâm của ngài đại tá. Viện cớ phòng ngủ của hai vợ chồng mình hiện có quá nhiều gián đã cắn nát những con búp bê đẹp mắt của Rêmêđiôt- ngài bèn mắc võng ngay tại xưởng kim hoàn, rồi từ đó ngài ở lý trong xưởng, chỉ ra ngài khi cần phải ra. Ucsula không tìm được dịp nói chuyện với ngài. Cụ biết rõ rằng ngài không nhìn mâm cơm mà chỉ để nó ở đầu bàn lớn trong lúc ngài làm xong con cá vàng và cũng chẳng để ý đến bát xúp đã đóng váng và thịt sào đã nguội lạnh. Ngài ngày một khó tính hơn kể từ dạo đại tá Hêrinênđô Mackêt từ chối không giúp ngài một tay để khơi dậy một cuộc chiến đẫm máu không tương lai. Ngài tự giam mình kỹ hơn, dường như ngài còn cài then lòng mình lại và do đó gia đình nghĩ về ngài như một người đã chết. Người ta không thấy bóng dáng ngài nữa mãi cho tới khi ngài bước ra cửa chính để xem đám xiếc đang diễu qua, đó là ngày mười một tháng mười. Ðối với đại tá Aurêlianô Buênđya, đó là một ngày như tất cả những ngày trong những năm cuối cùng của đời mình. Vào lúc năm giờ sáng, tiếng kêu loạn xạ của cóc nhái cũng như tiếng trùng rền rĩ ở ngoài bốn bức tường làm ngài thức dậy. Cơn mưa dầm kéo suốt từ ngày thứ bảy, và ngài không cần phải nghe tiếng mưa rơi rả rích trên những tàu lá ngoài vườn hoa, bởi vì bằng mọi cách ngài cảm nhận ra cơn mưa ngay từ trong cái rét thấu xương mình. Như mọi bận, ngài đã mặc chiếc áo khoác nỉ với chiết quần lót ống dài dệt bằng sợi bông thô và dẫu nó bám đầy bụi cũ kỹ chính ngài vẫn gọi nó là "chiếc quần lót của kẻ mạnh". Ngài mặc quần dài ống hẹp nhưng không đóng cúc quần và cũng không dùng chiếc cúc vàng vốn thường dùng để đóng kín cổ áo sơ mi lại, bởi vì ngài vẫn có ý đi vào nhà tắm. Sau đó ngài đội chiếc áo khoác nỉ lên đầu như một chiếc mũ chùm đầu, lấy ngón tay chải bộ râu rậm chảy xuống, rồi đi tiểu tiện ngay ở ngoài sân. Còn lâu mát trời mới dậy và do đó Hôsê Accađiô Buênđya vẫn đang ngủ vật vờ trong túp lều lá cọ mục vì mưa dầm. Ngài không nhìn thấy cụ như chẳng bao giờ ngài nhìn thấy và cũng không nghe thấy câu nói không thể hiểu được mà bóng ma cha ngài nói với ngài khi cụ giật mình thức dậy vì dòng nước đái nóng bỏng rơi lộp bộp trên đôi giày cụ. Ngài chưa vào nhà tắm vội không phải vì lạnh và vì ẩm mà vì sương mù dày đặc của tháng mười. Khi trở về xưởng kim hoàn ngài ngửi thấy mùi nồng khét của các bếp nấu do Santa Sôphia đê la Piêđat đang nhóm, và ngài đứng ở nhà bếp đợi cho đến khi cà phê sôi để mang một tách cà phê không pha đường về phòng mình. Như tất cả mọi buổi sáng, Santa Sôphia đê la Piêđat hỏi ngài hôm nay là ngày thứ mấy, ngài trả lời rằng hôm nay là thứ tư ngày mười một tháng mười. Vì nhìn người đàn bà bạo dạn rạng rỡ trong ánh lửa, mà ngay cả trong lúc ấy cũng như bất cứ thời điểm nào khác trong đời mình ngài thấy bà hiển hiện một cách trọn vẹn, và do đó ngay lập tức ngài nhớ lại một ngày mười một tháng mười, đang lúc chiến tranh ác liệt, một niềm tin chắc khá thô bạo nói rằng người con gái ngủ với ngài đã chết khiến ngài thức dậy. Thực thế, cô gái đã chết và ngài không bao giờ quên cái ngày ấy bởi vì chính cô ta trước đó một giờ đã hỏi ngài hôm nay là thứ mấy. Mặc dù đã có sự gợi nhớ ấy, ngay lần này ngài cũng chưa ý thức đầy đủ về các điềm báo đã từ bỏ ngài đến mức độ nào, rồi trong lúc cà phê sôi, hoàn toàn vì tò mò chứ không vẩn một chút hoài nhớ nhỏ nhặt nào, ngài vẫn tiếp tục nghĩ về người đàn bà, mà tên của cô ta ngài không bao giờ biết, mà gương mặt cô ta ngài chưa từng nhìn rõ, bởi vì người đàn bà ấy đã va vấp trong bóng tối để lần mò cho tới chiếc võng ngài nằm. Tuy nhiên, trong nỗi trông trải của biết bao cô gái đã đến với cuộc đời ngài bằng chính hình thức ấy, ngài đã không nhớ rằng cô ta chính là người trong phút giây gặp gỡ lần đầu đầy cảm kích ấy đã suýt chết chìm trong nước mắt, và chưa đầy một giờ trước khi chết còn hứa sẽ yêu ngài mãi mãi, yêu ngài cho đến khi chết. Ngài không nghĩ đến cô ta nữa, cũng sẽ không nghĩ đến bất kỳ ai ở nơi nào, sau khi ngài đã bước vào xưởng kim hoàn, châm đèn sáng để đếm những con cá vàng trong hộp sắt tây. Mười con cả thảy, kể từ độ quyết định sẽ không bán chúng nữa, ngài chỉ làm hai con mỗi ngày, và khi nào đủ số hai mươi nhăm con ngài lại đem nung chảy ra để làm lại từ đầu. Ngài cặm cụi làm việc suốt buổi sáng, hoàn toàn tập trung tư tưởng vào công việc không hề nghĩ ngợi gì hết, không hề hay biết rằng vào lúc mười giờ trời bắt đầu đổ mưa, rồi có ai đó đi qua trước cửa xưởng kim hoàn gào mọi người đóng các cửa lại kẻo nước ngập nhà, và ngài hoàn toàn không còn biết đến chính mình nữa, cho tới khi Ucsula bước vào xưởng mang theo suất cơm trưa cho ngài và tắt đèn.
- Trời ơi, mưa chi mà dữ thế, - Ucsula nói.
- Mưa tháng mười mà! - ngài nói.
Lúc nói câu ấy, ngài vẫn không rời mắt khỏi con cá vàng đầu tiên làm trong ngày, bởi vì ngài cố khảm con ngươi vàng vào đôi mắt nó. Chỉ khi làm xong, và đặt nó vào thùng sắt tây lúc ấy ngài mới xì xụp húp xúp. Sau đó ngài ăn, rất chậm rãi, miếng thịt xào với hành, cơm trắng cùng với những lát chuối rán, tất cả những món ăn này đều để chung trong một cái đĩa to. Cái lối ăn ngon miệng của ngài không bị đảo lộn trong hoàn cảnh tất đẹp nhất cũng như trong những hoàn cảnh khó khăn ác liệt nhất. Khi sắp ăn xong, ngài cảm thấy muốn được nghỉ ngơi.
Theo một quan niệm khoa học, ngài không bao giờ làm việc, đọc sách, tắm táp và kể cả nhập phòng nếu chưa được hai giờ cho bộ máy tiêu hoá làm việc và đó là một niềm tin rất bền vừng đến mức đôi lúc ngài để chậm việc thực hiện các trận đánh nhằm tránh cho quân sĩ khỏi mắc bệnh sung huyết. Vậy là ngài lên võng nằm, dùng con dao nhíp gỡ cục sáp đút nút tai, rồi sau đó mấy phút ngài đã ngủ khì. Ngài mơ thấy mình đi vào một ngôi nhà trống, tường trắng và nỗi lo lắng mình là người đầu tiên bước vào ngôi nhà này khiến ngài băn khoăn. Trong giấc mơ ấy, ngài nhớ là đêm trước mình đã mơ thấy như thế và không chỉ đêm trước đó mà tất cả các đêm trong những năm cuối cùng của đời mình ngài từng mơ thấy như vậy rồi. Ngài biết rằng hình ảnh ấy bị xoá nhoà khỏi trí nhớ khi mình thức dậy, bởi vì giấc mơ lặp đi lặp lại ấy có đặc tính chí được nhớ lại trong chính giấc mơ. Quả nhiên, sau đó một lát, khi bác phó cạo gõ cửa xưởng kim hoàn, đại tá Aurêlianô Buênđya đã thức dậy với cảm giác mình vô tình ngủ thiếp đi trong mấy phút ngắn ngủi và rằng mình chưa kịp mơ thấy gì hết.
- Hôm nay không cắt tóc đâu, - ngài nói với bác phó cạo. - Xin hẹn bác vào ngày thứ sáu nhé.
Bộ râu lốm đốm những sợi trắng của ngài đã ba ngày chưa cạo, nhưng ngài cảm thấy chưa cần thiết phải cạo, nếu như ngày thứ sáu tới ngài sẽ cắt tóc thì sẽ làm luôn một thể. Mồ hôi nhớp nhúa của giấc ngủ trưa không hề mong muốn đã làm tấy đỏ những vết sẹo bị mò cắn ở nách ngài. Trời đã tạnh mưa nhưng mặt trời vẫn chưa hiện ra. Ðại tá Aurêlianô Buênđya nấc một cú ợ hơi đến to và cú ợ hơi này đã trả lại nơi đầu lưỡi ngài cái vị chua của bát xúp vừa ăn. Và nó như một mệnh lệnh của cơ thể buộc ngài phải khoác chiếc áo khoác lên vai và đi ra cầu tiêu ngay. Ngài ngồi trong cầu tiêu quá thời gian cần thiết, ngồi chồm hỗm trên đám phân lầy nhầy trào ra khỏi miệng chiếc thùng gỗ hứng ở dưới, cho đến khi thói quen nhắc ngài nhớ là đã đến giờ làm việc buổi chiều. Trong lúc ngồi đợi, ngài lại nhớ rằng hôm nay là ngày thứ tư và rằng Hôsê Accađiô Sêgunđô chưa có mặt ở xưởng kim hoàn vì hôm nay là ngày trả lương tại các đồn điền của Công ty chuối. Cái kỷ niệm này như tất cả các kỷ niệm khác trong những năm cuối đời, ngài mang theo nó không phải để nhớ lại những năm tháng chiến tranh. Ngài nhớ rằng đại tá Hêrinênđô Mackêt có một lần đã hứa với mình rằng sẽ tìm cho mình một con ngựa có ngôi sao trắng ở ngay trán và rằng đã lâu rồi vẫn không thấy đại tá nhắc lại chuyện này. Sau đó ngài lại nghĩ đến những câu chuyện tản mạn khác, nhưng ngài nhớ lại chúng không theo một trình tự nào. Vì để khỏi nghĩ đến những chuyện khác, ngài đã học để suy nghĩ về chúng trong nỗi giá lạnh của đời mình, để những kỷ niệm không thể tránh được ấy có trở lại vẫn không khiến ngài phải mủi lòng. Khi trở về xưởng kim hoàn, do thấy bầu trời đã khô ráo, ngài quyết định lúc này mà đi tắm thì tuyệt, nhưng Amaranta đã cản trở ngài. Vậy là ngài bắt tay vào làm con cá vàng thứ hai trong ngày. Trong lúc ngài đang móc đuôi vào con cá thì mặt trời ló ra rất mạnh đến mức ánh sáng gầm lên thành tiếng như tiếng một chiếc tàu đánh cá. Bầu trời được trận mưa kéo dài ba ngày làm cho thanh sạch nay lại đông đặc kiến cánh bay. Lập tức ngài lại thấy mình buồn đái, rồi ngài cố nhịn cho đến khi làm xong con cá vàng. Ngài bước ra sân vào lúc bốn giờ mười lăm, nghe thấy từ xa vọng đến tiếng kèn đồng, tiếng trống inh ỏi và tiếng reo vui đùa của trẻ nhỏ, và lần đầu tiên kể từ ngày còn là một chàng thanh niên tới nay, ngài đã giẫm lên cạm bẫy của nỗi hoài nhớ một cách có ý thức, rồi ngài sống lại buổi chiều kỳ diệu của những người digan mà cha ngài đã dẫn ngài đi xem nước đá. Santa Sôphia đê la Piêđat bỏ dở những công việc đang làm trong nhà bếp, chạy ra cửa chính:
- Xiếc! - bà gào lên.
Ðáng lẽ đi ra gốc cây dẻ, đại tá Aurêlianô Buênđya lại đi ra cổng cánh, rồi lẫn vào đám người tò mò đang đứng xem gánh xiếc diễu hành qua. Ngài nhìn thấy một người đàn bà mặc quần áo màu vàng cưỡi trên bành một con voi. Ngài nhìn thấy một chú lạc đà một bướu buồn bã. Ngài nhìn thấy một chú gấu cầm chiếc muôi gõ vào một cái xoong theo nhịp phách của âm nhạc. Ngài nhìn thấy những anh hề đang làm xiếc leo dây đi sau cùng. Một lần nữa người ta lại nhìn thấy trên gương mặt ngài nỗi cô đơn đáng thương của ngài khi đoàn xiếc đã đi qua và trên đường cái chỉ còn lại khoảng không rực sáng, bầu không khí lại đen đặc những con kiến cánh bay và nhột số kẻ tò mò thò đầu rúc vào vực thẳm không cùng của sự mơ hồ. Lúc ấy ngài mới đi trở lại gốc cây dẻ, rồi trong lúc đái, ngài cố tiếp tục nghĩ đến gánh xiếc, nhưng ngài không bắt gặp kí ức nữa. Ngài giơ hai cánh tay lên ôm lấy đầu mình, giống như một chú gà con, rồi ngài đứng yên, trán tì vào thân cây dẻ. Gia đình không hay biết chuyện đó. Mãi đến ngày hôm sau, vào lúc mười một giờ sáng, khi Santa Sôphia đê la Piêđat đi vào sân sau để đổ rác, bà rợn tóc gáy thấy đám diều hâu đang sà xuống, sà xuống.
Tác giả :
Gabriel García Márquez