Trại Hoa Đỏ
Chương 12: Những lời khai bí ẩn
Bách nhìn dãy hành lang vắng ngắt rồi cẩn trọng đóng chặt cửa lại. Giờ này cả phòng đã về hết. Sau một ngày họp hành và làm những công việc trả nợ cho buổi chiều vắng mặt hôm qua, giờ Bách mới có thời gian kiểm tra lại những ghi chép tại Trại Hoa Đỏ. Cuốn sổ tay của anh kín đặc chữ. Trung tá Phả đã lấy lời khai của bảy người cả thảy. Trừ Diên Vĩ và người phụ nữ tên Ráy, những người còn lại đều phải thông qua phiên dịch. Trái với dự đoán của anh, trung tá Phả làm việc rất nghiêm túc và nhiệt tình. Bách chỉ phải hỏi thêm vài câu và ghi lại nguyên xi cuộc thẩm vấn. Tuy nhiên, những cuộc nói chuyện này cho anh những cảm giác kỳ lạ, mà bây giờ, khi mở cuộn băng ghi âm ra nghe lại Bách vẫn chưa hết bàng hoàng.
RÁY Trung tá Phả: Quan hệ giữa chị và người quá cố?
Ráy: Người cùng bản.
Trung tá Phả: Chị thấy cô Di là người như thế nào?
Ráy: Hiền lành, tốt tính.
Trung tá Phả: Chị ta có thù oán với ai trong bản không? Hay có lý do nào khiến ai ghét chị ta không?
Ráy: Không ai có thể giết được Di. Chị ta tốt tính, lại sống một mình.
Trung tá Phả: Chị có thấy nguyên nhân nào khiến chị ta tự tử không, hoặc sáng nay chị ta có hành động bất thường nào khiến chị để ý thấy?
Ráy: Không, Tôi không thấy lý do gì để Di treo cổ tự tử. Cô ấy có một đứa con trai bị mất tích cách đây vài năm, nhưng tôi không cho rằng vì thế mà tự nhiên cô ấy tự tử. Sáng nay Di vẫn cho gấu và khỉ ăn như bình thường.
Trung tá Phả: Từ lúc 11 giờ đến 13 giờ 30 chị ở đâu và làm những gì?
Ráy: Tôi chuẩn bị cơm trưa cho cả trang trại, sau đó ăn trưa, rửa bát. Mọi khi Di vẫn phụ tôi việc này nhưng đến quãng trưa, tôi không nhớ chính xác giờ, chỉ biết mặt trời đã làm nóng chỏm mũi tôi, thì không thấy cô ta đâu. Tôi hơi bực mình, cả giờ ăn trưa cô ta cũng biến mất.
Bách: Hình như sáng nay Di có phát hiện ra một điều gì đó đặc biệt?
Ráy: Tôi không biết. Cô ta không nói gì với tôi cả.
Bách: Chị nói rằng đến gần giữa trưa mới thấy cô ta biến mất nhưng có người nói với tôi rằng cô ta đã vắng mặt cả buổi sáng. Lúc đó chị đang làm gì?
Ráy lộ rõ vẻ lúng túng xong lấy lại bình tĩnh ngay lập tức.
Ráy: Tôi…lúc đó tôi đi hái lá thuốc, có lẽ Di cũng đi hái thuốc. Chúng tôi vẫn giữ thói quen này vào buổi sáng. Trang trại giờ rộng lớn hơn bản trước kia, tôi không thể biết được mọi người đi đâu và làm những gì.
Bách: Sao vừa rồi chị nói rằng sáng nay vẫn thấy cô ta cho gấu và khỉ ăn?
Ráy: Có thể tôi nhầm với ngày hôm qua.
Bách: Chị hái thuốc ở đâu?
Ráy: Trong rừng, tất nhiên là trong rừng.
Bách: Sau đó chị để thuốc ở đâu?
Ráy: Hôm nay tôi không tìm được loại thuốc mà dưới xuôi người ta đặt, nên không hái được gì.
Bách: Còn A Cách, thời gian đó anh ta ở đâu?
Ráy: Vì không có Di phụ bếp nên tôi phải nhờ A Cách một lúc, nhưng hôm nay cậu ấy cũng không ăn cơm trưa. Cậu ấy nói rằng hơi mệt nên về lán nghỉ sớm.
Bách: Hình như, trước khi chết, Di có nói rằng cô ta rất sợ ma rừng ám hại.
Ráy: Đúng thế, chừng nào còn có mặt ở Trại Hoa Đỏ, anh không nên đi lại lung tung, cho dù anh là cảnh sát đi chăng nữa. Ma rừng sẽ bắt hồn của bất kỳ kẻ nào phạm thượng.
Giọng của Ráy bất thần đổi khác.
Ta cũng đã nhìn thấy bóng đen bao phủ quanh khuôn mặt anh. Thật may mắn, anh vừa thoát khỏi tử thần.
Bách: Sao chị biết?
Ráy: Ta nhìn thấy bóng đen đang đứng ngay sau lưng anh. Hãy cẩn thận. Xung quanh anh đầy rẫy những ám khí.
Nghe lại đến đây, Bách thấy lanh toát người dù không khí đang oi nồng như sắp bão. Giọng điệu chị ta âm âm hệt tiếng người máy, mà không phải, như âm thanh đang phát ra từ một chiếc giếng rất sâu.
BÀ GIÀ CỔ QUÁI Trung tá Phả: Bà cho biết tên?
Bà già: Tôi không nhớ.
Trung tá Phả: Bà có đoán ra lý do nào khiến Di treo cổ tự vẫn không?
Bà già cổ quái chợt rú lên rồi lăn lộn trên nền đất.
Bà già: Treo cổ, treo cổ. Các cháu của tôi. Đúng là nghiệp chướng, nghiệp chướng. Chúng nó chết rồi, các ông đừng tìm nữa. Một đứa treo cổ, một đứa tan nát da thịt. Các con tôi.
Bà già cười ré lên một cách điên loạn khiến cuộc thẩm vấn phải kết thúc.
Tiếng khóc trộn lẫn tiếng cười của bà ta khiến Bách thấy ghê tai. Anh phải ấn tạm dừng chiếc máy ghi âm để lấy lại bình tĩnh. Hai đứa cháu duy nhất của bà ta chết thảm trong vòng một tháng, khó người nào có thể tỉnh táo được. Tuy nhiên, dung mạo và cách thể hiện nỗi đau của bà ta thật khác thường. Nó khiến anh cảm thấy mình đang trộn vào không khí chết chóc của Trại Hoa Đỏ chứ không phải đang ngồi giữa phòng làm việc trong thành phố.
NGƯỜI VỢTrung tá Phả: Bà Miến, bà sống ở đây lâu rồi, hãy kể lại những gì mà bà biết về cô Di.
Bà Miến thoáng chút rùng mình, môi bà ta run run như sắp khóc, rồi lại như sợ sệt một điều gì đó.
Bà Miến: Tôi… biết Di từ hồi nó mới đẻ.
Bà ta khóc thật. Khóc không ngừng được một cách kỳ lạ, như thể Di là con đẻ của bà ta vậy, nhưng rút cuộc không kể thêm được điều gì.
Trung tá Phả: Hai vợ chồng bà không có con?
Bà Miến vẻ hoảng hốt, mím môi lại.
Bà Miến: Có, nhưng…chết rồi.
Trung tá Phả: Bị ma rừng bắt?
Bà ta bật khóc.
Bà Miến: Xin ông đừng nhắc đến nó nữa.
Trung tá Phả: Thôi được rồi, đó là chuyện riêng. Còn sáng nay bà có nhìn thấy Di không?
Bà Miến: Không, tôi không gặp nó.
Bách: Còn Ráy?
Bà Miến: Có, sáng nay tôi có nhìn thấy Ráy.
Bách: Từ lúc mấy giờ đến mấy giờ?
Bà Miến: Từ 9 giờ đến trưa.
Bách: Không đúng, Ráy nói rằng sáng nay chị ta đi hái lá từ sáng sớm. Nghĩa là sáng nay bà đi đâu nên mới không biết điều đó.
Bà ta trở nên hoảng loạn đến độ cuộc thẩm vấn phải tạm dừng lại.
Trung tá Phả: Thôi được rồi, Vậy sáng nay bà đi đâu?
Bà Miến: Tôi cũng đi hái thuốc.
Trung tá Phả: Đi với ai?
Bà Miến: Tôi…đi một mình.
Trung tá Phả: Còn chồng bà?
Bà Miến: Ở nhà trồng cây.
Trung tá Phả: Bà đi hái thuốc từ mấy giờ đến mấy giờ. Hái được những lá thuốc gì?
Bà Miến lại tỏ ra sợ hãi một cách kỳ quặc.
Bà Miến: Tôi…không biết mấy giờ. Chỉ biết đi vào buổi sáng. Tôi mệt quá…tôi đi về có được không.
Bách: Chỉ trong vòng một tháng mà trong bản có những ba người chết, trong đó có hai người treo cổ tự tử, bà thấy điều đó có kỳ lạ không?
Bà Miến lại bật khóc.
Bà Miến: Tôi không biết. Cho tôi về đi, tôi đau đầu quá.…Bách lại ấn nút tạm dừng. Cuộc thẩm vấn vẫn còn tiếp tục một đoạn nữa, nhưng Bách cho tua lại đoạn băng vừa rồi. Anh trầm ngâm. Thái độ của bà già này quả là rất kỳ lạ, đúng như những lời kể của Diên Vĩ.
NGƯỜI CHỒNG Trung tá Phả: A Bằng, sáng nay ông ở đâu?
Làm những gì?
A Bằng: Tôi trồng cây cả buổi sáng.
Trung tá Phả: Còn buổi trưa, quãng từ 11 giờ đến 13 giờ 30?
A Bằng: Buổi trưa tôi ăn rồi nghỉ trong nhà.
Trung tá Phả: Sáng nay, vợ ông có cùng trồng cây với ông không?
A Bằng: Không, bà ấy đi hái thuốc trong rừng.
Trung tá Phả: Từ mấy giờ đến mấy giờ?
A Bằng: Từ sáng đến lúc gần ăn cơm trưa.
Trung tá Phả: Sáng nay ông có thấy điều gì bất thường ở cô Di không?
A Bằng: Không…không.
Bách: Hình như Di đã phát hiện ra điều gì đó?
A Bằng: Tôi… không biết.
Người đàn ông già nua này trả lời hoàn toàn tỉnh táo và điềm đạm, nhưng giọng nói của ông ta pha chút giận dữ và bằng trực giác, Bách cảm thấy ông ta còn giấu giếm một điều gì đó, đặc biệt là khi nhắc đến cái chết của Di.
A CÁCHTrung tá Phả: Tại sao trưa nay anh lại không ăn trưa như mọi người?
A Cách: Tôi bi mệt.
Trung tá Phả: Anh mệt thế nào? Lúc chiều vẫn thấy anh xách hai tay hai xô nước.
A Cách: Tôi bị nhức đầu thôi, sau đó khoẻ rồi.
Trung tá Phả: Di có vướng mắc gì về chuyện tình cảm không?
A Cách: Không. Chị ta sống một mình từ lâu rồi.
Bách: Cách đây ít lâu hình như có một cô gái cũng treo cổ tự tử chết.
Mắt A Cách đỏ lên, bàn tay anh ta run run.
A Cách: Đúng vậy.
Bách: Và sau đó em trai cô gái cũng bị rơi xuống vực. Nghe nói anh rất thân với gia đình cô ta. Anh có biết họ gặp phải chuyện gì không?
A Cách: Tôi không biết. Đừng nhắc đến chuyện đau buồn đó nữa.
Bách: Anh biết chuyện gì đó phải không?
A Cách: Tôi không biết gì hết. Người chết rồi là hết, còn gì để nói nữa.
Bách: Nếu anh biết chuyện gì đó…A Cách: Các ông cút đi…Anh ta trở nên nổi giận và tuôn ra mộto tràng nhanh đến nỗi người phiên dịch phải lắc đầu.
TRƯỞNG BẢNTrung tá Phả: Tại sao ông trưởng bản không đi cùng mọi người?
Trưởng bản: Tôi là linh hồn của bản, tôi sinh ra ở đây, chết đi linh hồn sẽ che chở cho dân bản.
Trung tá Phả: Vậy ông phải biết rõ cái chết của cô Di?
Trưởng bản: Người ở bản này chết nhiều, mất tích nhiều. Trước đây bản đông, giờ còn có ngần này.
Trung tá Phả: Ông không đoán được lý do cô Di tự vẫn sao? Biết đâu cô ta lại mang bầu chẳng hạn?
Trưởng bản: Không, Di không phải người như thế. Khi con trai nó mất tích, nó vẫn rất cứng cỏi. Tôi không nghĩ nó có lý do phải tự tử.
Trung tá Phả: Nếu không phải cô ta tự tử thì là có người ám hại?
Trưởng bản: Tôi không biết. Đó là việc của các ông, tôi phải hỏi các ông mới phải.
Bách: Ông có tin vào chuyện ma rừng không?
Bách còn nhớ rõ đôi mắt đục lờ của trưởng bản lúc đó nhướng lên, hai bàn tay nhăn nheo ngả màu nâu đồng dâng lên ngang mặt như đang đỡ một đồ lễ linh thiêng.
Trưởng bản: Có ma rừng.
Bách: Ở đâu?
Trưởng bản chỉ thẳng ngón tay có móng dài cáu đen vào đầu Bách khiến anh hơi lùi lại, sau đó chỉ sang trán trung tá Phả và cuối cùng tự chĩa vào thái dương mình.
Ở đây.
Người phiên dịch sau vài giây lặng người mới cất lời dịch lại.
Ma rừng có mặt trong tất cả đầu óc con người.
Trung tá Phả: Thế là thế nào?
Trong giây lát, cả Bách và trung tá Phả quên mất công việc nghiêm túc đang làm, cả hai như bị thôi miên theo những lời huyền bí của người đang ngồi trước mặt.
Trưởng bản: Ma rừng, ngự yên trong thẳm sâu của rừng già, nhưng người ta đã lôi kéo nó vào đây.( Ông ta vẫn chỉ vào thái dương mình) Nó bị người ta lôi kéo. Nó bị người ta chỉ huy làm những việc tàn ác, rồi nó quay sang hành hạ chính người đã lôi kéo nó.
Bách lặng người, ngay cả khi nghe lại đoạn băng này đến hai lần, anh vẫn chưa hiểu những lời lẽ rối rắm của ông già. Giọn g điệu ông ta có vẻ triết lý nhưng lại trúc trắc một cách tối nghĩa.
DIÊN VĨTrung tá Phả: Cô là người đầu tiên phát hiện ra thi thể nạn nhân, tại sao cô lại ra tận đó vào giữa buổi trưa, liệu có phải là tình cờ không?
Diên Vĩ: Chị Di hẹn tôi ra đó. Chị ấy nói rằng muốn chỉ cho tôi xem một thứ.
Trung tá Phả: Chị ta nói đó là thứ gì?
Diên Vĩ: Tôi vẫn chưa biết, chị ấy nhất quyết không muốn nói ra điều đó ở trang trại. Di có vẻ tin tưởng tôi và muốn tôi ra tận nơi. Chị ta có nhắc đến từ “chết”, nhưng tôi không chắc đó có phải là một xác chết hay không.
Trung tá Phả: Chị ta có vội vã không?
Diên Vĩ: Không, vì thế tôi mới không nghĩ đó là một xác chết.
Trung tá Phả: Lúc đó là mấy giờ?
Diên Vĩ: Tôi không để ý giờ giấc. Từ hồi đến trang trại tôi hầu như không bao giờ mang đồng hồ, nhưng lúc đó Ráy đã mang đồ ăn trưa lên nhà, thì chắc độ hơn 11 giờ.
Trung tá Phả: Khi cô và Di gặp nhau có ai ở đó không?
Diên Vĩ: Không, chúng tôi ở trên lầu, nhưng…tôi nhớ ra rồi… có hai vợ chồng A Bằng vẫn còn làm nốt đám cây trong bồn hoa.
Trung tá Phả: Nghĩa là họ đã nghe hết câu chuyện giữa hai người.
Diên Vĩ: Tôi không nghĩ thế, cả hai đứng tít bên dưới, rất xa.
Trung tá Phả: Nhiều người có khả năng đọc được khuôn miệng của người khác ở khoảng cách rất xa.
Diên Vĩ: Không, họ không biết tiếng Việt, với lại họ đứng xa đến nỗi chính tôi cũng không nhìn rõ mặt. Nhưng…có một chuyện rất lạ. Lúc ấy tôi đứng quay lưng về phía họ, và khi tôi nhận ra Di coa vẻ đang sợ sệt một điều gì đó, tôi ngoảnh lại thì cả hai có vẻ giật mình rồi lúng túng quay vội đi. Nhưng ngay cả chuyện này tôi cũng không chắc lắm, mọi khi họ cũng vẫn có hành động như thế mỗi khi nhìn thấy tôi.
Trung tá Phả: Cô phát hiện ra xác chết lúc mấy giờ?
Diên Vĩ: Tôi chỉ có thể áng chừng là 1 giờ hoặc hơn 1 giờ.
Trung tá Phả: Chị Di đã hẹn cô ngay lúc đó, sao mãi sau cô mới ra.
Diên Vĩ: Con trai tôi bị đau bụng, tôi phải ở lại bên cạnh nó một lúc.
Trung tá Phả: Chỗ cô phát hiện ra Di đã treo cổ có phải cũng là chỗ mà Di hứa sẽ cho cô xem…thứ gì đó.
Diên Vĩ: Đúng thế.
Trung tá Phả: Chúng tôi đã kiểm tra rất kỹ quanh khu vực đó nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy gì, chỗ ấy cũng không khó để tìm kiếm, chỉ có vách đá và cái hang đá choèn choèn thôi. Nếu như…thứ đó ở tít dưới vực thì đành chịu.
Trung tá Phả nhìn Vĩ với vẻ thoáng nghi ngờ. Trước khi rời khỏi Trại Hoa Đỏ, trung tá Phả có nói một câu với Bách vẻ băn khoăn:
- Tôi cũng chịu không sao hiểu nổi vụ này. Cậu nói đúng, có thể đây là một vụ án mạng, vì sau cuộc thẩm vấn ngày hôm qua thì chúng ta chưa tìm thấy lý do nào khiến cho nạn nhân phải tự vẫn. Nhưng nếu có người muốn giết chị ta thì lại càng vô lý hơn. Đây không phải là một vụ giết người để tranh chấp gia sản, tình ái hay thanh trừng chính trị.
- Trừ phi chị ta đã nhìn thấy một cái gì đó và điều đó khiến chị ta phải chết thảm. – Bách lên tiếng.
- Là cái gì? Theo cậu thì là cái gì mới được chứ? Tôi thật điên cái đầu. Mà cậu tin lời con bé xinh đẹp ấy à? Tôi thấy mông lung lắm.
- Chẳng nhẽ cô ấy bịa ra để làm gì? – Bách phản bác.
- Tôi không biết. – Trung tá Phả nhún vai.
- Thiếu gì lý do, phụ nữ là rất kỳ quặc. Có hôm vợ tôi tự nghĩ ra rằng mình bị một cái u trong bụng và bắt tôi rước lên tận trung ương để khám. Sau đó bác sỹ kê cho một loạt các toa thuốc bổ và khuyên bà ấy nên tập thể dục mỗi ngày để tiêu mỡ.
Trung tá Phả lại bắt đầu có những liên tưởng chẳng hề ăn nhập hệt lúc so sánh anh với cậu em buôn sắp thép. Anh tuyệt nhiên không tin rằng Vĩ lại bịa ra một câu chuyện liên quan đến sinh tử. Trung tá Phả hứa hẹn ngay hôm nay sẽ nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ này nếu thấy cần thiết thì cho điều tra lại cũng như xét nghiệm kỹ dấu vân tay và các dấu vết quanh nút buộc dây treo cổ nạn nhân. Bách gật đầu dù anh tin chắc rằng sau đó tập hồ sơ sẽ lại bám đầy bụi cùng một loạt giấy tờ lưu khác trong hộc chứa.
Bách đọc lại các ghi chép tổng quát của anh về những lời khai và toàn bộ vụ việc.
Ráy: Một người phụ nữ bí ẩn, luôn miệng nhắc đến ma rừng và việc chị ta biết rằng mình vừa suýt chết trên đường đến Trại Hoa Đỏ vẫn chưa lý giải được. Có thể chị ta chỉ tình cờ nói thế để hù doạ. Tuy nhiên, Ráy có những khoảng thời gian vắng mặt không rõ ràng, đặc biệt chị ta lúng túng và trả lời sai lệch khi được hỏi về những việc đã làm vào buổi sáng. Sáng hôm đó chị ta đã làm gì, chắc chắn không phải là đi hái thuốc rồi. Còn buổi trưa, cũng là khoảng thời gian Di ra chỗ hẹn và treo cổ lên vách đá( hẵng cứ tạm kết luận là tự treo cổ đã), Ráy nói rằng về lán nghỉ trưa, nhưng trang trại rộng lớn, lại vắng vẻ, nếu chị ta có lẻn ra ngoài thì cũng không ai để ý.
Bà già cổ quái: Cả trang trại không ai nhớ nổi tên bà ta, bà ta không giao tiếp, thái độ bất bình thường chứng tỏ đầu óc không tỉnh táo. Bà ta sức yếu, không thể tự đi ra ngoài một quãng xa chứ đứng nói có thể siết cổ một người nào đó rồi kéo lên cao buộc vào vách đá. Trừ phi bà ta thôi miên nạn nhân bằng bùa ngải.
Bách gạch đỏ ngay câu này khi đọc lại. Một cảnh sát hình sự không được phép ghi chép những điều phi thực tế. Tuy nhiên ngay lúc đó anh lại liên tưởng đến hình nộm bằng cỏ khô trong chiếc hòm đựng quần áo của Di. Nó lấm lem vài vết đen, là thứ gì vậy? Trông giống hệt máu khô. Thật kinh khiếp,mọi thứ ở vùng ấy thật kỳ dị. Thằng Sương có ý gì khi tư vấn cho Lưu mua mảnh đất. Bách lại viết thêm một câu nữa ngay dưới lời tóm tắt. Người này có hai đứa cháu chết bất đắc kỳ tử chỉ trong vòng một tháng. Một người cũng treo cổ. Chưa rõ lý do. Lý do?
Bà Miến: Bà ta trả lời vòng vo về quãng thời gian buổi sáng. Tại sao thế? Lẽ ra thời điểm nghi vấn phải vào buổi trưa mới phải, nhưng nhiều người ở đây lại lúng túng về những việc họ đã làm lúc sáng. Hay họ đã làm gì để Di nhìn thấy? Ai cũng thấy rõ là người này tỏ ra suy sụp khi bị hỏi dồn về cái chết của Di. Đã xác định bà ta có hái lá buổi sáng thật, lá thuốc tươi còn xếp đầy trước hiên. Sau khi ăn trưa bà ta cũng về lán nghỉ trưa, nhưng ngoài ông chồng chứng thực một cách thiếu khách quan thì không ai làm chứng cho điều đó. Bà ta không đủ sức khoẻ để kéo một phụ nữ nặng 50 cân lên vách đá, nhưng nếu có sự hợp tác của ông chồng nữa thì cũng có thể được.
A Bằng: Người đàn ông này rất bình thản khi trả lời, nhưng rõ ràng ông ta muốn giấu giếm một điều gì đó. Và tại sao hai vợ chồng ông ta luôn sợ sệt và lúng túng khi nhìn thấy Vĩ?
A Cách: Anh ta có nhiều điểm khả nghi. A Cách là người nhanh nhẹn nhất bản để có thể siết cổ một người phụ nữ rồi nhanh chóng buộc xác nạn nhân lên vách đá. Anh ta hoàn toàn vắng mặtvào buổi trưa với lý do không hợp lý. Vĩ cũng nói rằng A Cách có liên quan nhiều nhất đến vụ treo cổ tự tử của cô gái lần trước. Thái độ bất hợp tác của anh ta cũng cho thấy A Cách có điều gì muốn giấu giếm.
Trưởng bản: Nhân vật này cũng thật kỳ dị. Vẫn chưa hiểu ông ta muốn ám chỉ điều gì về ma rừng. Chỉ nội việc ông ta bằng lòng ở lại với đám thần dân vắng hoe cũng đã là kỳ lạ. Ông ta cũng về lán nghỉ trưa như mọi người sau khi ăn cơm. Diên Vĩ: Là người đầu tiên có mặt tại hiện trường, lời khai trước sau đều thống nhất như một. Tuy nhiên, có những ám chỉ không lành mạnh về lời nguyền, tiếng sáo, người đàn bà bí ẩn trong căn nhà cổ, hồn ma của con chó rừng, những giấc mơ báo mộng với người đàn bà áo đen rỉ máu từ trên thái dương.
Có thể do bị những người kỳ dị ở Trại Hoa Đỏ nhồi sọ những điều nhảm nhí ấy mà người phụ nữ yếu đuối như Diên Vĩ dễ nảy sinh tưởng tượng.
Tuy nhiên, sự việc Di đã hứa chỉ cho Vĩ xem một “thứ gì đó” và hẹn cô bức tượng hình người cụt đầu chắc chắn là sự thật, không phải do cô ta tưởng tượng. Bách tuyệt đối tin tưởng vào điều đó.
Thầy mo: Chỉ lấy được thông tin qua lời kể của Vĩ(điều này không lưu trong hồ sơ của trung tá Phả). Thầy mo có số tài sản giàu có một cách đáng ngờ, đã làm Vĩ mất đứa con trong bụng. Lão vẫn còn lảng vảng quanh trang trại? Đây là nhân vật đáng nghi nhất, lão giết gã điên kia để trả thù. Căn cứ vào thói dâm đãng của gã và những gì đã làm với Vĩ thì rất có thể lão đã xâm hại Di và cô gái kia khiến cho cả hai người phụ nữ phải tự tử, hoặc sau đó lão siết cổ nạn nhân rồi mới treo lên.
Bách đọc hết đoạn này thì thấy cần phải chú thích thêm một câu nữa.
Tuy nhiên, Di tự giác ra bức tượng cụt đầu vì muốn chỉ cho Vĩ xem một “thứ gì đó” cơ mà. Vật đó rõ ràng không phải là hũ vàng của lão thầy mo mà liên quan đến một “vật thể chết”. Ai chết, liệu có phải là một xác chết không? Chắc chắn không phải là một xác chết rồi. Suy nghĩ của trung tá Phả cũng trùng lặp với phỏng đoán của mình. Thế thì là cái gì?
Bách cảm thấy mình lại quay về điểm xuất phát, hệt như hôm anh bị lạc đường khi tìm đến lễ khánh thành của Trại Hoa Đỏ. Lúc đó Bách đã mừng rỡ khi nhìn thấy bức tượng hình người cụt đầu loé lên trong ánh chớp, và bây giờ, rối như tơ vò vì một xác chết treo lủng lẳng ngay dưới chân bức tượng. Anh vã mồ hôi, viết thêm một dòng nữa.
Tất cả những người được thẩm vấn, đều có thể nhanh chóng lẻn ra khỏi lán lúc giờ nghỉ trưa, đến chỗ bức tượng hình người cụt đầu để hạ sát nạn nhân mà không bị ai nhìn thấy, cũng không ai có thể chứng thực cho thời gian có mặt ở trang trại của họ vào khoảng đó. Vậy ai là kẻ giết người?
Muốn xác định được kẻ thủ ác cần phải tìm ra căn nguyên hành vi. Nhưng người duy nhất nhìn thất “ thứ gì đó” đã vĩnh viễn câm lặng trong một thân cây khoét rỗng. Kẻ đó giết Di vì lý do gì? Nếu vì sợ Di đã phát hiện ra “thứ gì đó” thì rất có thể đấy chính là tang vật liên quan đến một tội ác khác. Liệu cái chết của Di có liên quan gì đến hai cái chết kia không? Mà hai người sống cô độc trong căn nhà tồi tàn cùng một bà cô già thì có lý do gì để bị giết? Chẳng có lý do gì. Một người điên không thể tự ý thức được hành động, lời nói của mình và hai người phụ nữ hiền lành ở một vùng đất nghèo xác xơ khô cằn sỏi đá thì ai muốn giết họ mới được chứ. Nếu họ chết thì kẻ kia sẽ được cái gì?
Bách cảm thấy đầu nóng hầm hập và ong ong như thể sắp tẩu hoả nhập ma. “Mình cũng đến phát điên vì vụ này”, anh lẩm bẩm, “Thôi về nhà tắm cái đã và ngủ một giấc mới được”.
Bách vẫn có bài thuốc duy nhất là tắm và ngủ để chữa trị cho mọi căn bệnh về tinh thần và thể xác cho dù anh biết chắc đêm hôm nay sẽ không tài nào chợp mắt được.
RÁY Trung tá Phả: Quan hệ giữa chị và người quá cố?
Ráy: Người cùng bản.
Trung tá Phả: Chị thấy cô Di là người như thế nào?
Ráy: Hiền lành, tốt tính.
Trung tá Phả: Chị ta có thù oán với ai trong bản không? Hay có lý do nào khiến ai ghét chị ta không?
Ráy: Không ai có thể giết được Di. Chị ta tốt tính, lại sống một mình.
Trung tá Phả: Chị có thấy nguyên nhân nào khiến chị ta tự tử không, hoặc sáng nay chị ta có hành động bất thường nào khiến chị để ý thấy?
Ráy: Không, Tôi không thấy lý do gì để Di treo cổ tự tử. Cô ấy có một đứa con trai bị mất tích cách đây vài năm, nhưng tôi không cho rằng vì thế mà tự nhiên cô ấy tự tử. Sáng nay Di vẫn cho gấu và khỉ ăn như bình thường.
Trung tá Phả: Từ lúc 11 giờ đến 13 giờ 30 chị ở đâu và làm những gì?
Ráy: Tôi chuẩn bị cơm trưa cho cả trang trại, sau đó ăn trưa, rửa bát. Mọi khi Di vẫn phụ tôi việc này nhưng đến quãng trưa, tôi không nhớ chính xác giờ, chỉ biết mặt trời đã làm nóng chỏm mũi tôi, thì không thấy cô ta đâu. Tôi hơi bực mình, cả giờ ăn trưa cô ta cũng biến mất.
Bách: Hình như sáng nay Di có phát hiện ra một điều gì đó đặc biệt?
Ráy: Tôi không biết. Cô ta không nói gì với tôi cả.
Bách: Chị nói rằng đến gần giữa trưa mới thấy cô ta biến mất nhưng có người nói với tôi rằng cô ta đã vắng mặt cả buổi sáng. Lúc đó chị đang làm gì?
Ráy lộ rõ vẻ lúng túng xong lấy lại bình tĩnh ngay lập tức.
Ráy: Tôi…lúc đó tôi đi hái lá thuốc, có lẽ Di cũng đi hái thuốc. Chúng tôi vẫn giữ thói quen này vào buổi sáng. Trang trại giờ rộng lớn hơn bản trước kia, tôi không thể biết được mọi người đi đâu và làm những gì.
Bách: Sao vừa rồi chị nói rằng sáng nay vẫn thấy cô ta cho gấu và khỉ ăn?
Ráy: Có thể tôi nhầm với ngày hôm qua.
Bách: Chị hái thuốc ở đâu?
Ráy: Trong rừng, tất nhiên là trong rừng.
Bách: Sau đó chị để thuốc ở đâu?
Ráy: Hôm nay tôi không tìm được loại thuốc mà dưới xuôi người ta đặt, nên không hái được gì.
Bách: Còn A Cách, thời gian đó anh ta ở đâu?
Ráy: Vì không có Di phụ bếp nên tôi phải nhờ A Cách một lúc, nhưng hôm nay cậu ấy cũng không ăn cơm trưa. Cậu ấy nói rằng hơi mệt nên về lán nghỉ sớm.
Bách: Hình như, trước khi chết, Di có nói rằng cô ta rất sợ ma rừng ám hại.
Ráy: Đúng thế, chừng nào còn có mặt ở Trại Hoa Đỏ, anh không nên đi lại lung tung, cho dù anh là cảnh sát đi chăng nữa. Ma rừng sẽ bắt hồn của bất kỳ kẻ nào phạm thượng.
Giọng của Ráy bất thần đổi khác.
Ta cũng đã nhìn thấy bóng đen bao phủ quanh khuôn mặt anh. Thật may mắn, anh vừa thoát khỏi tử thần.
Bách: Sao chị biết?
Ráy: Ta nhìn thấy bóng đen đang đứng ngay sau lưng anh. Hãy cẩn thận. Xung quanh anh đầy rẫy những ám khí.
Nghe lại đến đây, Bách thấy lanh toát người dù không khí đang oi nồng như sắp bão. Giọng điệu chị ta âm âm hệt tiếng người máy, mà không phải, như âm thanh đang phát ra từ một chiếc giếng rất sâu.
BÀ GIÀ CỔ QUÁI Trung tá Phả: Bà cho biết tên?
Bà già: Tôi không nhớ.
Trung tá Phả: Bà có đoán ra lý do nào khiến Di treo cổ tự vẫn không?
Bà già cổ quái chợt rú lên rồi lăn lộn trên nền đất.
Bà già: Treo cổ, treo cổ. Các cháu của tôi. Đúng là nghiệp chướng, nghiệp chướng. Chúng nó chết rồi, các ông đừng tìm nữa. Một đứa treo cổ, một đứa tan nát da thịt. Các con tôi.
Bà già cười ré lên một cách điên loạn khiến cuộc thẩm vấn phải kết thúc.
Tiếng khóc trộn lẫn tiếng cười của bà ta khiến Bách thấy ghê tai. Anh phải ấn tạm dừng chiếc máy ghi âm để lấy lại bình tĩnh. Hai đứa cháu duy nhất của bà ta chết thảm trong vòng một tháng, khó người nào có thể tỉnh táo được. Tuy nhiên, dung mạo và cách thể hiện nỗi đau của bà ta thật khác thường. Nó khiến anh cảm thấy mình đang trộn vào không khí chết chóc của Trại Hoa Đỏ chứ không phải đang ngồi giữa phòng làm việc trong thành phố.
NGƯỜI VỢTrung tá Phả: Bà Miến, bà sống ở đây lâu rồi, hãy kể lại những gì mà bà biết về cô Di.
Bà Miến thoáng chút rùng mình, môi bà ta run run như sắp khóc, rồi lại như sợ sệt một điều gì đó.
Bà Miến: Tôi… biết Di từ hồi nó mới đẻ.
Bà ta khóc thật. Khóc không ngừng được một cách kỳ lạ, như thể Di là con đẻ của bà ta vậy, nhưng rút cuộc không kể thêm được điều gì.
Trung tá Phả: Hai vợ chồng bà không có con?
Bà Miến vẻ hoảng hốt, mím môi lại.
Bà Miến: Có, nhưng…chết rồi.
Trung tá Phả: Bị ma rừng bắt?
Bà ta bật khóc.
Bà Miến: Xin ông đừng nhắc đến nó nữa.
Trung tá Phả: Thôi được rồi, đó là chuyện riêng. Còn sáng nay bà có nhìn thấy Di không?
Bà Miến: Không, tôi không gặp nó.
Bách: Còn Ráy?
Bà Miến: Có, sáng nay tôi có nhìn thấy Ráy.
Bách: Từ lúc mấy giờ đến mấy giờ?
Bà Miến: Từ 9 giờ đến trưa.
Bách: Không đúng, Ráy nói rằng sáng nay chị ta đi hái lá từ sáng sớm. Nghĩa là sáng nay bà đi đâu nên mới không biết điều đó.
Bà ta trở nên hoảng loạn đến độ cuộc thẩm vấn phải tạm dừng lại.
Trung tá Phả: Thôi được rồi, Vậy sáng nay bà đi đâu?
Bà Miến: Tôi cũng đi hái thuốc.
Trung tá Phả: Đi với ai?
Bà Miến: Tôi…đi một mình.
Trung tá Phả: Còn chồng bà?
Bà Miến: Ở nhà trồng cây.
Trung tá Phả: Bà đi hái thuốc từ mấy giờ đến mấy giờ. Hái được những lá thuốc gì?
Bà Miến lại tỏ ra sợ hãi một cách kỳ quặc.
Bà Miến: Tôi…không biết mấy giờ. Chỉ biết đi vào buổi sáng. Tôi mệt quá…tôi đi về có được không.
Bách: Chỉ trong vòng một tháng mà trong bản có những ba người chết, trong đó có hai người treo cổ tự tử, bà thấy điều đó có kỳ lạ không?
Bà Miến lại bật khóc.
Bà Miến: Tôi không biết. Cho tôi về đi, tôi đau đầu quá.…Bách lại ấn nút tạm dừng. Cuộc thẩm vấn vẫn còn tiếp tục một đoạn nữa, nhưng Bách cho tua lại đoạn băng vừa rồi. Anh trầm ngâm. Thái độ của bà già này quả là rất kỳ lạ, đúng như những lời kể của Diên Vĩ.
NGƯỜI CHỒNG Trung tá Phả: A Bằng, sáng nay ông ở đâu?
Làm những gì?
A Bằng: Tôi trồng cây cả buổi sáng.
Trung tá Phả: Còn buổi trưa, quãng từ 11 giờ đến 13 giờ 30?
A Bằng: Buổi trưa tôi ăn rồi nghỉ trong nhà.
Trung tá Phả: Sáng nay, vợ ông có cùng trồng cây với ông không?
A Bằng: Không, bà ấy đi hái thuốc trong rừng.
Trung tá Phả: Từ mấy giờ đến mấy giờ?
A Bằng: Từ sáng đến lúc gần ăn cơm trưa.
Trung tá Phả: Sáng nay ông có thấy điều gì bất thường ở cô Di không?
A Bằng: Không…không.
Bách: Hình như Di đã phát hiện ra điều gì đó?
A Bằng: Tôi… không biết.
Người đàn ông già nua này trả lời hoàn toàn tỉnh táo và điềm đạm, nhưng giọng nói của ông ta pha chút giận dữ và bằng trực giác, Bách cảm thấy ông ta còn giấu giếm một điều gì đó, đặc biệt là khi nhắc đến cái chết của Di.
A CÁCHTrung tá Phả: Tại sao trưa nay anh lại không ăn trưa như mọi người?
A Cách: Tôi bi mệt.
Trung tá Phả: Anh mệt thế nào? Lúc chiều vẫn thấy anh xách hai tay hai xô nước.
A Cách: Tôi bị nhức đầu thôi, sau đó khoẻ rồi.
Trung tá Phả: Di có vướng mắc gì về chuyện tình cảm không?
A Cách: Không. Chị ta sống một mình từ lâu rồi.
Bách: Cách đây ít lâu hình như có một cô gái cũng treo cổ tự tử chết.
Mắt A Cách đỏ lên, bàn tay anh ta run run.
A Cách: Đúng vậy.
Bách: Và sau đó em trai cô gái cũng bị rơi xuống vực. Nghe nói anh rất thân với gia đình cô ta. Anh có biết họ gặp phải chuyện gì không?
A Cách: Tôi không biết. Đừng nhắc đến chuyện đau buồn đó nữa.
Bách: Anh biết chuyện gì đó phải không?
A Cách: Tôi không biết gì hết. Người chết rồi là hết, còn gì để nói nữa.
Bách: Nếu anh biết chuyện gì đó…A Cách: Các ông cút đi…Anh ta trở nên nổi giận và tuôn ra mộto tràng nhanh đến nỗi người phiên dịch phải lắc đầu.
TRƯỞNG BẢNTrung tá Phả: Tại sao ông trưởng bản không đi cùng mọi người?
Trưởng bản: Tôi là linh hồn của bản, tôi sinh ra ở đây, chết đi linh hồn sẽ che chở cho dân bản.
Trung tá Phả: Vậy ông phải biết rõ cái chết của cô Di?
Trưởng bản: Người ở bản này chết nhiều, mất tích nhiều. Trước đây bản đông, giờ còn có ngần này.
Trung tá Phả: Ông không đoán được lý do cô Di tự vẫn sao? Biết đâu cô ta lại mang bầu chẳng hạn?
Trưởng bản: Không, Di không phải người như thế. Khi con trai nó mất tích, nó vẫn rất cứng cỏi. Tôi không nghĩ nó có lý do phải tự tử.
Trung tá Phả: Nếu không phải cô ta tự tử thì là có người ám hại?
Trưởng bản: Tôi không biết. Đó là việc của các ông, tôi phải hỏi các ông mới phải.
Bách: Ông có tin vào chuyện ma rừng không?
Bách còn nhớ rõ đôi mắt đục lờ của trưởng bản lúc đó nhướng lên, hai bàn tay nhăn nheo ngả màu nâu đồng dâng lên ngang mặt như đang đỡ một đồ lễ linh thiêng.
Trưởng bản: Có ma rừng.
Bách: Ở đâu?
Trưởng bản chỉ thẳng ngón tay có móng dài cáu đen vào đầu Bách khiến anh hơi lùi lại, sau đó chỉ sang trán trung tá Phả và cuối cùng tự chĩa vào thái dương mình.
Ở đây.
Người phiên dịch sau vài giây lặng người mới cất lời dịch lại.
Ma rừng có mặt trong tất cả đầu óc con người.
Trung tá Phả: Thế là thế nào?
Trong giây lát, cả Bách và trung tá Phả quên mất công việc nghiêm túc đang làm, cả hai như bị thôi miên theo những lời huyền bí của người đang ngồi trước mặt.
Trưởng bản: Ma rừng, ngự yên trong thẳm sâu của rừng già, nhưng người ta đã lôi kéo nó vào đây.( Ông ta vẫn chỉ vào thái dương mình) Nó bị người ta lôi kéo. Nó bị người ta chỉ huy làm những việc tàn ác, rồi nó quay sang hành hạ chính người đã lôi kéo nó.
Bách lặng người, ngay cả khi nghe lại đoạn băng này đến hai lần, anh vẫn chưa hiểu những lời lẽ rối rắm của ông già. Giọn g điệu ông ta có vẻ triết lý nhưng lại trúc trắc một cách tối nghĩa.
DIÊN VĨTrung tá Phả: Cô là người đầu tiên phát hiện ra thi thể nạn nhân, tại sao cô lại ra tận đó vào giữa buổi trưa, liệu có phải là tình cờ không?
Diên Vĩ: Chị Di hẹn tôi ra đó. Chị ấy nói rằng muốn chỉ cho tôi xem một thứ.
Trung tá Phả: Chị ta nói đó là thứ gì?
Diên Vĩ: Tôi vẫn chưa biết, chị ấy nhất quyết không muốn nói ra điều đó ở trang trại. Di có vẻ tin tưởng tôi và muốn tôi ra tận nơi. Chị ta có nhắc đến từ “chết”, nhưng tôi không chắc đó có phải là một xác chết hay không.
Trung tá Phả: Chị ta có vội vã không?
Diên Vĩ: Không, vì thế tôi mới không nghĩ đó là một xác chết.
Trung tá Phả: Lúc đó là mấy giờ?
Diên Vĩ: Tôi không để ý giờ giấc. Từ hồi đến trang trại tôi hầu như không bao giờ mang đồng hồ, nhưng lúc đó Ráy đã mang đồ ăn trưa lên nhà, thì chắc độ hơn 11 giờ.
Trung tá Phả: Khi cô và Di gặp nhau có ai ở đó không?
Diên Vĩ: Không, chúng tôi ở trên lầu, nhưng…tôi nhớ ra rồi… có hai vợ chồng A Bằng vẫn còn làm nốt đám cây trong bồn hoa.
Trung tá Phả: Nghĩa là họ đã nghe hết câu chuyện giữa hai người.
Diên Vĩ: Tôi không nghĩ thế, cả hai đứng tít bên dưới, rất xa.
Trung tá Phả: Nhiều người có khả năng đọc được khuôn miệng của người khác ở khoảng cách rất xa.
Diên Vĩ: Không, họ không biết tiếng Việt, với lại họ đứng xa đến nỗi chính tôi cũng không nhìn rõ mặt. Nhưng…có một chuyện rất lạ. Lúc ấy tôi đứng quay lưng về phía họ, và khi tôi nhận ra Di coa vẻ đang sợ sệt một điều gì đó, tôi ngoảnh lại thì cả hai có vẻ giật mình rồi lúng túng quay vội đi. Nhưng ngay cả chuyện này tôi cũng không chắc lắm, mọi khi họ cũng vẫn có hành động như thế mỗi khi nhìn thấy tôi.
Trung tá Phả: Cô phát hiện ra xác chết lúc mấy giờ?
Diên Vĩ: Tôi chỉ có thể áng chừng là 1 giờ hoặc hơn 1 giờ.
Trung tá Phả: Chị Di đã hẹn cô ngay lúc đó, sao mãi sau cô mới ra.
Diên Vĩ: Con trai tôi bị đau bụng, tôi phải ở lại bên cạnh nó một lúc.
Trung tá Phả: Chỗ cô phát hiện ra Di đã treo cổ có phải cũng là chỗ mà Di hứa sẽ cho cô xem…thứ gì đó.
Diên Vĩ: Đúng thế.
Trung tá Phả: Chúng tôi đã kiểm tra rất kỹ quanh khu vực đó nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy gì, chỗ ấy cũng không khó để tìm kiếm, chỉ có vách đá và cái hang đá choèn choèn thôi. Nếu như…thứ đó ở tít dưới vực thì đành chịu.
Trung tá Phả nhìn Vĩ với vẻ thoáng nghi ngờ. Trước khi rời khỏi Trại Hoa Đỏ, trung tá Phả có nói một câu với Bách vẻ băn khoăn:
- Tôi cũng chịu không sao hiểu nổi vụ này. Cậu nói đúng, có thể đây là một vụ án mạng, vì sau cuộc thẩm vấn ngày hôm qua thì chúng ta chưa tìm thấy lý do nào khiến cho nạn nhân phải tự vẫn. Nhưng nếu có người muốn giết chị ta thì lại càng vô lý hơn. Đây không phải là một vụ giết người để tranh chấp gia sản, tình ái hay thanh trừng chính trị.
- Trừ phi chị ta đã nhìn thấy một cái gì đó và điều đó khiến chị ta phải chết thảm. – Bách lên tiếng.
- Là cái gì? Theo cậu thì là cái gì mới được chứ? Tôi thật điên cái đầu. Mà cậu tin lời con bé xinh đẹp ấy à? Tôi thấy mông lung lắm.
- Chẳng nhẽ cô ấy bịa ra để làm gì? – Bách phản bác.
- Tôi không biết. – Trung tá Phả nhún vai.
- Thiếu gì lý do, phụ nữ là rất kỳ quặc. Có hôm vợ tôi tự nghĩ ra rằng mình bị một cái u trong bụng và bắt tôi rước lên tận trung ương để khám. Sau đó bác sỹ kê cho một loạt các toa thuốc bổ và khuyên bà ấy nên tập thể dục mỗi ngày để tiêu mỡ.
Trung tá Phả lại bắt đầu có những liên tưởng chẳng hề ăn nhập hệt lúc so sánh anh với cậu em buôn sắp thép. Anh tuyệt nhiên không tin rằng Vĩ lại bịa ra một câu chuyện liên quan đến sinh tử. Trung tá Phả hứa hẹn ngay hôm nay sẽ nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ này nếu thấy cần thiết thì cho điều tra lại cũng như xét nghiệm kỹ dấu vân tay và các dấu vết quanh nút buộc dây treo cổ nạn nhân. Bách gật đầu dù anh tin chắc rằng sau đó tập hồ sơ sẽ lại bám đầy bụi cùng một loạt giấy tờ lưu khác trong hộc chứa.
Bách đọc lại các ghi chép tổng quát của anh về những lời khai và toàn bộ vụ việc.
Ráy: Một người phụ nữ bí ẩn, luôn miệng nhắc đến ma rừng và việc chị ta biết rằng mình vừa suýt chết trên đường đến Trại Hoa Đỏ vẫn chưa lý giải được. Có thể chị ta chỉ tình cờ nói thế để hù doạ. Tuy nhiên, Ráy có những khoảng thời gian vắng mặt không rõ ràng, đặc biệt chị ta lúng túng và trả lời sai lệch khi được hỏi về những việc đã làm vào buổi sáng. Sáng hôm đó chị ta đã làm gì, chắc chắn không phải là đi hái thuốc rồi. Còn buổi trưa, cũng là khoảng thời gian Di ra chỗ hẹn và treo cổ lên vách đá( hẵng cứ tạm kết luận là tự treo cổ đã), Ráy nói rằng về lán nghỉ trưa, nhưng trang trại rộng lớn, lại vắng vẻ, nếu chị ta có lẻn ra ngoài thì cũng không ai để ý.
Bà già cổ quái: Cả trang trại không ai nhớ nổi tên bà ta, bà ta không giao tiếp, thái độ bất bình thường chứng tỏ đầu óc không tỉnh táo. Bà ta sức yếu, không thể tự đi ra ngoài một quãng xa chứ đứng nói có thể siết cổ một người nào đó rồi kéo lên cao buộc vào vách đá. Trừ phi bà ta thôi miên nạn nhân bằng bùa ngải.
Bách gạch đỏ ngay câu này khi đọc lại. Một cảnh sát hình sự không được phép ghi chép những điều phi thực tế. Tuy nhiên ngay lúc đó anh lại liên tưởng đến hình nộm bằng cỏ khô trong chiếc hòm đựng quần áo của Di. Nó lấm lem vài vết đen, là thứ gì vậy? Trông giống hệt máu khô. Thật kinh khiếp,mọi thứ ở vùng ấy thật kỳ dị. Thằng Sương có ý gì khi tư vấn cho Lưu mua mảnh đất. Bách lại viết thêm một câu nữa ngay dưới lời tóm tắt. Người này có hai đứa cháu chết bất đắc kỳ tử chỉ trong vòng một tháng. Một người cũng treo cổ. Chưa rõ lý do. Lý do?
Bà Miến: Bà ta trả lời vòng vo về quãng thời gian buổi sáng. Tại sao thế? Lẽ ra thời điểm nghi vấn phải vào buổi trưa mới phải, nhưng nhiều người ở đây lại lúng túng về những việc họ đã làm lúc sáng. Hay họ đã làm gì để Di nhìn thấy? Ai cũng thấy rõ là người này tỏ ra suy sụp khi bị hỏi dồn về cái chết của Di. Đã xác định bà ta có hái lá buổi sáng thật, lá thuốc tươi còn xếp đầy trước hiên. Sau khi ăn trưa bà ta cũng về lán nghỉ trưa, nhưng ngoài ông chồng chứng thực một cách thiếu khách quan thì không ai làm chứng cho điều đó. Bà ta không đủ sức khoẻ để kéo một phụ nữ nặng 50 cân lên vách đá, nhưng nếu có sự hợp tác của ông chồng nữa thì cũng có thể được.
A Bằng: Người đàn ông này rất bình thản khi trả lời, nhưng rõ ràng ông ta muốn giấu giếm một điều gì đó. Và tại sao hai vợ chồng ông ta luôn sợ sệt và lúng túng khi nhìn thấy Vĩ?
A Cách: Anh ta có nhiều điểm khả nghi. A Cách là người nhanh nhẹn nhất bản để có thể siết cổ một người phụ nữ rồi nhanh chóng buộc xác nạn nhân lên vách đá. Anh ta hoàn toàn vắng mặtvào buổi trưa với lý do không hợp lý. Vĩ cũng nói rằng A Cách có liên quan nhiều nhất đến vụ treo cổ tự tử của cô gái lần trước. Thái độ bất hợp tác của anh ta cũng cho thấy A Cách có điều gì muốn giấu giếm.
Trưởng bản: Nhân vật này cũng thật kỳ dị. Vẫn chưa hiểu ông ta muốn ám chỉ điều gì về ma rừng. Chỉ nội việc ông ta bằng lòng ở lại với đám thần dân vắng hoe cũng đã là kỳ lạ. Ông ta cũng về lán nghỉ trưa như mọi người sau khi ăn cơm. Diên Vĩ: Là người đầu tiên có mặt tại hiện trường, lời khai trước sau đều thống nhất như một. Tuy nhiên, có những ám chỉ không lành mạnh về lời nguyền, tiếng sáo, người đàn bà bí ẩn trong căn nhà cổ, hồn ma của con chó rừng, những giấc mơ báo mộng với người đàn bà áo đen rỉ máu từ trên thái dương.
Có thể do bị những người kỳ dị ở Trại Hoa Đỏ nhồi sọ những điều nhảm nhí ấy mà người phụ nữ yếu đuối như Diên Vĩ dễ nảy sinh tưởng tượng.
Tuy nhiên, sự việc Di đã hứa chỉ cho Vĩ xem một “thứ gì đó” và hẹn cô bức tượng hình người cụt đầu chắc chắn là sự thật, không phải do cô ta tưởng tượng. Bách tuyệt đối tin tưởng vào điều đó.
Thầy mo: Chỉ lấy được thông tin qua lời kể của Vĩ(điều này không lưu trong hồ sơ của trung tá Phả). Thầy mo có số tài sản giàu có một cách đáng ngờ, đã làm Vĩ mất đứa con trong bụng. Lão vẫn còn lảng vảng quanh trang trại? Đây là nhân vật đáng nghi nhất, lão giết gã điên kia để trả thù. Căn cứ vào thói dâm đãng của gã và những gì đã làm với Vĩ thì rất có thể lão đã xâm hại Di và cô gái kia khiến cho cả hai người phụ nữ phải tự tử, hoặc sau đó lão siết cổ nạn nhân rồi mới treo lên.
Bách đọc hết đoạn này thì thấy cần phải chú thích thêm một câu nữa.
Tuy nhiên, Di tự giác ra bức tượng cụt đầu vì muốn chỉ cho Vĩ xem một “thứ gì đó” cơ mà. Vật đó rõ ràng không phải là hũ vàng của lão thầy mo mà liên quan đến một “vật thể chết”. Ai chết, liệu có phải là một xác chết không? Chắc chắn không phải là một xác chết rồi. Suy nghĩ của trung tá Phả cũng trùng lặp với phỏng đoán của mình. Thế thì là cái gì?
Bách cảm thấy mình lại quay về điểm xuất phát, hệt như hôm anh bị lạc đường khi tìm đến lễ khánh thành của Trại Hoa Đỏ. Lúc đó Bách đã mừng rỡ khi nhìn thấy bức tượng hình người cụt đầu loé lên trong ánh chớp, và bây giờ, rối như tơ vò vì một xác chết treo lủng lẳng ngay dưới chân bức tượng. Anh vã mồ hôi, viết thêm một dòng nữa.
Tất cả những người được thẩm vấn, đều có thể nhanh chóng lẻn ra khỏi lán lúc giờ nghỉ trưa, đến chỗ bức tượng hình người cụt đầu để hạ sát nạn nhân mà không bị ai nhìn thấy, cũng không ai có thể chứng thực cho thời gian có mặt ở trang trại của họ vào khoảng đó. Vậy ai là kẻ giết người?
Muốn xác định được kẻ thủ ác cần phải tìm ra căn nguyên hành vi. Nhưng người duy nhất nhìn thất “ thứ gì đó” đã vĩnh viễn câm lặng trong một thân cây khoét rỗng. Kẻ đó giết Di vì lý do gì? Nếu vì sợ Di đã phát hiện ra “thứ gì đó” thì rất có thể đấy chính là tang vật liên quan đến một tội ác khác. Liệu cái chết của Di có liên quan gì đến hai cái chết kia không? Mà hai người sống cô độc trong căn nhà tồi tàn cùng một bà cô già thì có lý do gì để bị giết? Chẳng có lý do gì. Một người điên không thể tự ý thức được hành động, lời nói của mình và hai người phụ nữ hiền lành ở một vùng đất nghèo xác xơ khô cằn sỏi đá thì ai muốn giết họ mới được chứ. Nếu họ chết thì kẻ kia sẽ được cái gì?
Bách cảm thấy đầu nóng hầm hập và ong ong như thể sắp tẩu hoả nhập ma. “Mình cũng đến phát điên vì vụ này”, anh lẩm bẩm, “Thôi về nhà tắm cái đã và ngủ một giấc mới được”.
Bách vẫn có bài thuốc duy nhất là tắm và ngủ để chữa trị cho mọi căn bệnh về tinh thần và thể xác cho dù anh biết chắc đêm hôm nay sẽ không tài nào chợp mắt được.
Tác giả :
Di Li