Tổng Hợp Truyện Ngắn Kinh Dị
Chương 146 Halloween - Những Điều Bạn Chưa Biết
LỄ HỘI HALLOWEEN VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT.
Phải chăng đó là nghi lễ thờ quỷ dữ hay đó là tàn tích của những lễ nghi tà giáo từ thời xa xưa? Bản thân từ “Halloween” có xuất xứ từ Thiên Chúa Giáo, đó là từ kết hợp của hai từ Hallows Eve (ngày lễ thánh hóa hay còn gọi là ngày lễ các thánh) diễn ra vào ngày đầu tiên của tháng 11, tháng cầu cho các linh hồn đã qua đời.
Nhưng cũng có tài liệu cho rằng ngay từ thế kỷ 5 trước công nguyên người Celtic ở Ai-len đã kỷ niệm ngày này vào ngày 31/10, tức là ngày cuối cùng của mùa hè như là một nghi lễ mừng năm mới.
TẠI SAO HALLOWEEN LẠI CÓ BÍ NGÔ?
Biểu tượng của ngày lễ Halloween là những trái bí ngô được khoét theo những khuôn mặt tưởng tượng.
Khi di chuyển từ Ireland và Anh quốc tới Hoa Kỳ, cư dân thấy rằng những quả bí ngô, loại nông sản đặc trưng của vùng đất này có thể dễ dàng để họ khoét ruột, khắc họa những khuôn mặt đáng sợ, láu cá vào thay vì khoai tây và củ cải đường như trước đây. Sau đó, họ để những cây nến vào trong ruột quả bí để soi sáng, dẫn đường cho những linh hồn ma quỷ vất vưởng.
Quả bí ngô còn gắn liền với câu chuyện về anh chàng hà tiện Jack-O’Lantern trong sự tích của người dân Ireland. Từ đó bí ngô gắn liền với hình ảnh biểu tượng của mùa lễ hội Halloween. Cứ vào thời điểm này, người dân sẽ treo đèn lồng bí ngô trước cửa nhà với hy vọng ma quỷ, linh hồn không quấy rầy họ.
Ngoài ra còn có câu truyện kể lại rằng, vào ngày đó những người đã chết sẽ quay về nhân gian tìm một cơ thể và nhập vào để được đầu thai vào năm sau. Đó là cách duy nhất để các linh hồn đó có thể được tái sinh. Người Celtic tin rằng ngày đó chính là ngày âm dương giao hòa, kẻ chết và người sống có thể tiếp xúc với nhau. Dĩ nhiên người sống không bao giờ muốn cơ thể của mình bị các linh hồn “cướp” mất, vì thế vào tối 30/10 tất cả các làng mạc đều dập tắt lửa và mặc những trang phục cực kỳ ghê tởm và diễu hành ầm ĩ khắp xóm để xua đuổi các linh hồn đến tìm kiếm thân xác để nhập vào.
Có một tài liệu khác cho rằng sở dĩ người Celtic dập tắt lửa nhà mình là để đến hôm sau tất cả cư dân cùng thắp sáng nhà mình bằng cùng một ngọn lửa được lấy từ trung tâm vùng Ai-len. Và cơ thể những người bị các linh hồn nhập vào sẽ bị trói vào cọc và đốt để cảnh cáo và cũng là để xua đuổi các linh hồn muốn tái sinh. Nhưng càng về sau này người ta càng tin rằng đó chỉ là những truyền thuyết mà thôi.
Ngày lễ Halloween sau đó đã du nhập sang rất nhiều nước khác nhau, nhưng mỗi nước đều biến tấu nó đi để ngày lễ Halloween là của mình. Đầu tiên phải kể đến người Roman, ngay từ những thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, người Ý xa xưa đã dùng ngày cuối tháng 10 này để tưởng nhớ nữ thần Pomona, nữ thần trái cây của họ. Biểu tượng của nữ thần Pomona là trái táo, điều này giải thích cho trò đớp những trái táo trong ngày Halloween hiện nay.
TRUYỀN THUYẾT VỀ HALLOWEEN.
Theo truyền thuyết của nước Ái Nhĩ Lan (Ireland) thì từ ngữ “Jack-ó-lanterns” đến từ một người có tên là Jack. Jack là một chàng thiếu niên đã chết nhưng linh hồn không được phép vào Thiên Đàng vì lý do: lúc sống, anh ta vốn là một người tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không hề bố thí cho ai một chút gì. Thế nhưng anh ta lại cũng không thể vào Địa Ngục vì lúc còn sống anh ta đã từng chơi đùa với ma quỷ, nên quỷ không bắt anh.
Chuyện kể rằng: một hôm có con quỷ đến quấy phá một vùng dân cư, chẳng may bị báo động, người ta đến cầu cứu các vị tu sĩ đem các vật thánh đến “yểm” và “khóa các cửa” ra vào. Thế là con quỷ bị bắt… Jack đã nhận ra đó là con quỷ thường vui đùa với mình và Jack đã tìm cách gỡ vật “yểm ma quỷ” mở đường cho quỷ chạy thoát.
Để đền ơn cứu mạng, quỷ hứa với Jack là sẽ không bắt hồn Jack về Địa Ngục. Do đó, khi Jack chết vì một tai nạn, hồn Jack bị Thiên Đường từ chối. Jack liền tìm đến Địa Ngục, nhưng quỷ không cho vào… vì lời hứa trước. Thấy Jack lạnh lùng khổ sở, quỷ bèn lấy một ít than hồng ở Địa Ngục bỏ vào trong ruột một quả bí ngô và đưa cho Jack để sưởi ấm… trên đường trở lại trần gian. Để cho không khí thông vào nuôi lửa, Jack phải đục thủng quả bí ngô.. và ánh lửa từ trong đã chiếu ra soi sáng nẻo đường lang thang của Jack. Có lẽ Jack phải cầm đèn đi lang thang trên mặt đất cho đến ngày phán xét cuối cùng của nhân loại.
NHỮNG SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ HALLOWEEN.
-Bên cạnh mèo đen, loài cú là hình ảnh phổ biến trong Halloween. Vào thời Trung Cổ ở châu Âu, cú được loài vật thân thiết với ma quỷ, phù thủy. Mỗi khi cú kêu thì đó là điềm báo ai đó sắp chết.
-Samhainophobia là tên hội chứng kỳ lạ của những người sợ ngày Halloween. Theo đó, những người này thường ở trong nhà vào ngày này và tuyệt đối không đi tới chỗ có người hóa trang.
-Điều đáng buồn là trong đêm diễn ra lễ Halloween, tỉ lệ trẻ em chết do tai nạn và mất tích nhiều hơn bất cứ ngày nào khác trong năm.
-Vào thời xa xưa, nếu người nào đó trót hóa trang thành phù thủy trong lễ hội Halloween thì phải nhất định dẫn theo một con mèo mun. Bởi lẽ, nhiều người tin rằng, mèo mun chính là đầy tớ thân cận với phù thủy. Trong lễ hội Halloween thời xưa, người ta thường đốt một đống lửa và chơi đùa, nhảy múa xung quanh. Họ làm như vậy vì mong muốn Mặt trời sẽ chiếu sáng rực rỡ trở lại sau khi mùa đông dài lạnh giá qua đi cũng như cầu mong vận may.
-Thuật ngữ “phù thủy” thường được sử dụng trong đêm Halloween và nhiều người hóa trang thành phù thủy. Thuật ngữ trên có nguồn gốc từ nghĩa “người phụ nữ khôn ngoan”.